Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.9 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN PHƯỚC
TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM

GIÁO ÁN

Trường: THCS Lê Văn Tám.
Tổ:
Khoa Học Tự Nhiên.
Giáo Án: Hướng nghiệp 9
Giáo viên: Nguyễn Ngọc Thành.

NĂM HỌC: 2015 - 2016


Ngày soạn: 07/9/2015
Thời gian tiến hành: 11/9/2015
Chủ Điểm Tháng 9:
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 1: BẦU CÁN BỘ LỚP
Hoạt động 2: THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ HỌC SINH CUỐI CẤP THCS
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC :
- Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất
phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này;
- Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát
huy truyền thống của lớp của trường;
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
- Giúp cho h/s hiểu được nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS;
- Tự xác định trách nhiệm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của h/s cuối cấp
THCS;
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP:


Trao đổi, thảo luận nhiệm vụ của h/s cuối cấp THCS.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1. Phương tiện :
- Bản tổng kết hoạt động của h/s lớp 8 và phương hướng h/đ năm học mới;
Phiếu bầu;
- Một số tiết mục Văn nghệ.
2. Tổ chức:
- Cán bộ lớp (tạm cử đầu năm) họp phân công chuẩn bị cụ thể (viết tổng kết
và phương hướng điều khiển chương trình, thư kí, trang trí lớp, một số tiết mục
văn nghệ );
- GVCN góp ý vào bản tổng kết: Mỗi h/s chuẩn bị ý kiến.
- Lựa chọn bầu cán bộ mới;
- Kê bàn ghế, bàn cho thư kí ghi biên bản;
- Tìm hiểu về Công ước quyền Trẻ em của Liên hợp Quốc (câu hỏi ).
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: BẦU CÁN BỘ LỚP
1. Khởi động:
- Người dẫn chương trình (DCT) cho lớp hát bài “Bốn phương trời” ;
- DCT tuyên bố lý do;
- DCT giới thiệu thành phần tham dự (GVCN, toàn thể 24 h/s);
- DCT giới thiệu chương trình hoạt động
+ Thảo luận về bản tổng kết năm học 2014-2015 và bản phương hướng năm
học 2015 – 2016.
+ Tìm hiểu công ước về QTE của LHQ;


2. Thảo luận:
- DCT - mời lớp trưởng cũ lên đọc tổng kết và phương hướng năm học
2014-2015. Bổ sung ý kiến vào bản phương hướng năm học (nếu không có ý
kiến thì thông qua);

- DCT: Mời các bạn thảo luận đóng góp ý kiến vào bản tổng kết năm học bổ
sung
- Trước khi tiến hành bầu cán bộ lớp, chúng ta cùng tìm hiểu sơ bộ về công
ước quyền trẻ em của LHQ .
3. Câu hỏi thảo luận:
- Câu1 : Bạn có phải là trẻ em không?
Trả lời: Phải, vì trẻ em là những người từ 18 tuổi trở xuống (theo Luật quốc
tế ); theo Luật của Việt Nam thì trẻ em từ 16 tuổi trở xuống;16 đến 18 tuổi là
tuổi vị thành niên
- Câu 2: Bạn có biết hiện nay trẻ em đang bị nguy cơ nào đe dọa?
Trả lời: Thất học; bị bỏ rơi; bị suy dinh dưỡng; bị lạm dụng tình dục; bị lợi
dụng sức lao động; bị lôi kéo vào các tệ nạn XH
- DCT: Thời gian có hạn nên những điều khoản và tinh thần CB của công
ước quyền trẻ em được tìm hiểu cụ thể xuyên suốt trong các hoạt động tiếp của
năm học
4 Bầu cán bộ lớp: Yêu cầu lựa chọn BCS lớp nhiệt tình, năng động sáng tạo
để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường trong năm học qua. Mời các
bạn đề cử những bạn đủ tiêu chuẩn đó với các chức danh sau (giới thiệu đưa tay
biểu quyết từng bạn – thư kí ghi vào biên bản ):
+Lớp trưởng:
+Lớp phó PTHT:
+Lớp phó VTM:
+Lớp phó LĐ:
+Cờ đỏ (2 bạn ):
+Tổ trưởng của các tổ:
Hoạt động 2:
THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HỌC SINH CUỐI CẤP
2. Câu hỏi thảo luận:
- Câu 1: Bạn có biết theo công ước QT về quyền trẻ em có mấy nhóm
quyền? Bạn thấy mình có những nhóm quyền gì? (4 nhóm quyền: quyền được

sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia. Tự
kể về quyền của mình );
- Câu 2: Là học sinh lớp 9 bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ
gì? (Phát huy truyền thống của trường, hoàn thành các chương trình học các
môn lớp 9, có kết quả rèn luyện đạo đức tốt, thực hiện tốt nội quy của trường
lớp …);
- Câu 3: Bạn thấy việc thực hiện tốt các nhiệm vụ có tầm quan trọng như thế
nào?
- Câu 4 Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đề ra, cần có những biện pháp
gì?


- Sau khi các bạn đã thảo luận xong, DCT có thể chốt lại nội dung trả lời của
từng câu hỏi hoặc chốt lại;
- DCT hướng dẫn cho tất cả các bạn cùng tham gia, cho các bạn chọn hàng
ngang bất kỳ để giải sau 4 hoăc 5hàng sẽ cho giải hàng dọc, xong BGK nx cho
điểm - phát thưởng.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Mời 1 - 2 bạn phát biểu cảm nghĩ của mình qua hoạt động vừa tham gia;
- Mời GVCN nhận xét, dặn dò phần chuẩn bị cho hoạt động sau.
- DCT cảm ơn ý kiến GVCN
- Tuyên bố kết thúc hoạt động.
- Hát tập thể.
- GVCN dặn dò chuẩn bị văn nghệ, phần thưởng, tìm một số câu hỏi thảo
luận theo chủ đề hoạt động tiếp theo.


Ngày soạn: 16/10/2015
Thời gian tiến hành: 22/10/2015
Chủ Điểm Tháng 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

Hoạt động 1: LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT
Hoạt động 4: THI TÀI NĂNG VĂN NGHỆ
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Nắm vững các chỉ tiêu thi đua của lớp và xây dựng chỉ tiêu phấn đấu
của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao;
- Xây dựng các biện pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Đưa các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của
lớp, các bịên pháp thực hiện;
- Các tổ và cá nhân tham gia đăng kí thi đua;
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
2. Hình thức:
- Bản đăng kí thi đua học tập tốt.
- Mỗi tổ 1 tiết mục văn nghệ “hát về Mẹ và Cô giáo”
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện: Bản đăng kí thi đua của cá nhân, tổ một số tiết mục văn
nghệ.
2. Tổ chức:
- GVCN:
+ Yêu cầu thực hiện hoạt động;
+ Thời gian hoạt động: tuần 3 tháng 10;
+ Giao nhiệm vụ cho lớp chuẩn bị và thực hiện;
- Học sinh: Lớp trưởng chủ trì hội ý với Ban cán sự lớp để thống nhất
nội dung và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể sau:
+ Mỗi tổ xây dựng bản đăng kí thi đua của tổ mình và đề ra chỉ tiêu cho
tổ.
+ Lớp trưởng và lớp phó học tập dự thảo chương trình của lớp;
+ Phó văn thể mỹ phân công các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ;

+ Phân công thư kí:
+ Phân công trang trí: Tổ trực nhật
+ Lớp trưởng báo cáo với GVCN về kết quả chuẩn bị cho hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động
- Cho lớp hát tập thể.
- DCT tuyên bố lý do: Học tập và rèn luyện là 2 quá trình được thực hiện


xuyên suốt trong từng cấp học. Nhưng làm thế nào để đạt kết quả cao, đặc biệt là
đối với học sinh ở lớp cuối cấp, hôm nay lớp ta sẽ tổ chức thảo luận nhằm đưa ra
phương hướng phấn đấu để trở thành tập thể học sinh xuất sắc. Xen kẻ với hoạt
động đó là các tiết mục văn nghệ giữa các tổ với những bài hát múa, thể hiện
lòng biết ơn đến mẹ và các cô nhân ngày phụ nữ việt nam 20.10. Đó là lí do của
buổi hoạt động hôm nay.
- Giới thiệu thành phần tham dự (Khách mời, GVCN, tập thể lớp);
- Giới thiệu chương trình hoạt động gồm 2 phần chính:
+ Lễ đăng kí thi đua học tập tốt.
+ Văn nghệ :Thi giữa các tổ.
2. Thảo luận:
a) Lễ đăng kí thi đua:
- DCT: Mời các tổ lên đăng kí thi đua của tổ (Bản đăng kí phải nêu rõ
chỉ tiêu học tập như: đi học chuyên cần, học và làm bài đầy đủ, phát biểu ý kiến
xây dựng bài kết quả học tập đạt giỏi – khá – TB – Yếu là? Biện pháp thực hiện
để đạt được chỉ tiêu như thảo luận, đôi bạn cùng tiến …);
- Sau khi đọc xong nộp bản đăng ký thi đua cho lớp trưởng theo dõi;
- Mời lớp phó học tập đọc bản dự thảo thi đua của lớp;
- DCT: Tóm lược chỉ tiêu cơ bản và nhấn mạnh để cả lớp cùng thực
hiện;
- Thảo luận: Mời các bạn cho biểu quyết các chỉ tiêu – thống nhất ghi

biên bản đông thời nêu các biện pháp thực hiện.
b) Văn nghệ: Thi hát về mẹ và cô
- DCT: Lần lược giới thiệu từng tổ lên biểu diển các tiết mục văn nghệ
đã chuẩn bị và mời GVCN tham gia BGK đánh giá nhận xét kết quả.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Mời 1- 2 bạn phát biểu cảm nghĩ của mình qua buội hoạt động.
- Mời GVCN nhận xét – Dặn dò chuẩn bị cho hoạt động lần sau
- Tuyên bố kết thúc hoạt động./.


Ngày soạn: 06/11/2015
Thời gian tiến hành: 12/11/2015
Chủ Điểm Tháng 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 2:THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNGĐẠO
Hoạt động 4: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO
VIỆT NAM 20/11
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa về giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
của dân tộc Việt Nam.
- Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động tập thể.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân, tổ, lớp.
- Kế hoạch thi đua.
- Biện pháp thực hiện.
- Một số tác phẩm viết về người giáo viên.
- Sáng tác tự biên, tự diễn của học sinh.
2. Hình thức hoạt động:

- Thi trả lời câu hỏi, thảo luận.
- Liên hoan văn nghệ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Phương tiện:
2. Tổ chức:
- GVCN:
+ Chuẩn bị giáo án trình chiếu, các câu hỏi
+ Thời gian hoạt động: tuần 2 tháng 11;
+ Phó văn thể mỹ phân công các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ;
+ Phân công thư kí:
+ Phân công trang trí: Tổ trực nhật.
+ Phần thưởng: Thủ quỷ lớp
+ Lớp trưởng báo cáo với GVCN về kết quả chuẩn bị cho hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động: Hát tập thể
2. Giới thiệu chủ điểm: Tôn sư trọng đạo (Slides 2)
Chủ đề: Thảo luận về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, Văn nghệ chào
mừng ngày nhà giáo Việt Nam (Slides 3)
3. Giới thiệu chương trình sinh hoạt:
- Hát về thầy cô và mái trường


- Thi hiểu biết
- Giải đáp ô chữ (Slides 4)
4. Chương trình sinh hoạt của hoạt động, (từ Slides 5 đến Slides 24).
- Các đội lần lược bốc thăm thứ tự lên trình bày các tiết mục văn nghệ đã
chuẩn bị đội nào bốc trúng số 1 thì trình bày đầu tiên đội nào bốc trúng số 2 và 3
thì trình bày sau phần thi hiểu biết, đội nào bốc trúng số 4 thì trình bày sau phần
thi giải ô chữ, điểm của phần thi này tố đa 30 điểm. 1 đội trình bày thì 3 đội còn
lại hội ý cho điểm với than điểm 10 cho mỗi tiết mục nộp cho thầy giáo chủ

nhiệm tổng hợp.
Các đội bốc thăm và trình bày tiết mục văn nghệ đầu tiên sau đó 3 đội
còn lại cho điểm.
- Phần thi hiểu biết. Thể lệ: Phần thi hiểu biết gồm 10 câu hỏi. Mỗi đội
sẽ được cộng 10 điểm cho mỗi câu trả lời đúng, sai không có điểm, các đội hội ý
và trả lời trên giấy nộp cho thầy sau 10 giây.
+ Câu hỏi 1: “…Non sông Việt Nam có trỡ nên tươi đẹp không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đìa vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu
được hay không chính là nhờ phần lớp vào công học tập của các em.
Câu nói trên của ai?
Đáp án: Bác Hồ.
+ Câu hỏi 2: Bạn hãy tìm 2 câu ca dao tục ngữ nói về sự kính trọng và
lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo?
Đáp án:
1. Không thầy đố mày làm nên.
2. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
3. Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy...
+ Câu hỏi 3: Bạn hãy cho biết thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai
trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thư Bác Hồ gửi ngành
Giáo Dục vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: Tháng 9/1945 và 16/10/1968.
+ Câu 4: Nghe bài hát sau.
Tên bài hát này là gì ?
Đáp án: Bông hồng tặng cô
+ Câu 5: Ngày lễ Hiến chương các nhà giáo được tổ chức đầu tiên vào
năm nào?
+ Câu hỏi 6: Điền từ còn thiếu vào chổ trống. Đây là khẩu hiệu trở thành
phương châm của ngành giáo dục nước ta mà thầy cô và học sinh cùng phấn đấu
vì mục tiêu này.

Dù khó khăn đến đâu cũng phải: dạy tốt, học tốt.
+ Câu 7: Ngày 20 tháng 11 năm 2014 kỷ niệm lần thứ bao nhiêu năm


ngày nhà giáo Việt Nam?
Đáp án: 32 năm
+ Câu 8: “Ông can đảm ghé vai gánh vác cả ba trọng trách làm một thầy
giáo, một thầy thuốc, một nhà thơ ở cương vị nào ông cũng làm hết mình và nêu
một tấm gơng sáng cho đời.
Ông là ai trong số các tác giả Văn học lớp 9?
Đáp án: Nguyễn Đình Chiểu.
+ Câu 9: Ca khúc “Bụi phấn” do ai sáng tác?
Đáp án: Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc
+ Câu 10: Điền từ còn thiếu vào câu nối của Bác.
Người có Tài mà không có Đức là người vô dụng.
Người có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó
- Văn nghệ của 2 tổ bốc thăm trúng số 2 và 3, sau đó ban giám khảo cho
điểm.
- Thi giải ô chữ.
+ Thể lệ: Trên ô chữ chúng ta có 9 hàng ngang, mỗi hàng ngang là một
đơn vị kiến thức mà các đội phải tìm ra, 9 hàng ngang khi mở ra chúng ta sẽ có
13 chữ cái được ghép lại thành từ chìa khoá. Đội có số điểm thấp nhất ở phần thi
hiểu biết được quyền trả lời ô chữ trước. Mỗi đội có 2 lượt lựa chọn, mỗi lượt là
1 hàng ngang. Nếu trả lời đúng đội đó sẽ được 10đ, nếu trả lời sai thì 3 đội còn
lại có quyền trả lời, đúng được cộng điểm sai bị trừ ½ số điểm của câu hỏi đó.
Sau khi các đội lựa chọn hết 1 lượt thì mới có quyền trả lời từ chìa khóa. Nếu
trả lời đúng từ chìa khóa thì được 40đ, nếu sai thì đội đó mất quyền chơi tiếp.
Từ chìa khóa tìm ra sau lượt chọn thứ 2 được 30đ.và nếu sau 2 lược chọn mà các
đội không trả lời được từ chìa khóa thì có gợi ý trả lời đúng sau gợi ý được 20
điểm.

Lần lược các đội chon ô chữ và trả lời.
5. Tổng kết họa động giáo viên chủ nhiệm công bố kết quả và phát
thưởng tổng kết hoạt động (Slides 25)
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Mời 1- 2 bạn phát biểu cảm nghĩ của mình qua buội hoạt động.
- Mời GVCN nhận xét - Dặn dò chuẩn bị cho hoạt động lần sau
- Tuyên bố kết thúc hoạt động./.


Ngày soạn: 12/12/2015
Thời gian tiến hành: 17/12/2015
Chủ Điểm Tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 1: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG
Hoạt động 2: THI VĂN NGHỆ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG CÁCH
MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất
nước.
- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương, đất nước, phát triển
tình cảm thẩm mĩ.
- Tích cực tham gia họat động văn nghệ của trường, của lớp.
- Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.
- Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền
thống đó.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Ca ngợi quê hương, đất nước.
- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng.
- Ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt nam anh hùng.

- Thảo luận về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước.
- Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc
lập, tự do.
- Các gương chiến đấu tiêu biểu.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi hát giữa các tổ.
- Thi hỏi – đáp.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Phương tiện:
- Những bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi quê hương, đất nước, quân
đội ta, về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh…
- Trang phục.
- Phần thưởng.
- Những câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước.
- Những tài liệu tham khảo cần thiết.
- Đáp án cho những câu hỏi.
- Phương tiện làm tín hiệu xin trả lời.
2. Tổ chức:
- Thời gian hoạt động: tuần 2 tháng 12;
- Phó văn thể mỹ phân công các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ;
- Phân công thư kí, ban giám khảo.
- Phân công trang trí: Tổ trực nhật.


- Phần thưởng: Thủ quỷ lớp
- Lớp trưởng báo cáo với GVCN về kết quả chuẩn bị cho hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động: Hát tập thể
2. Tuyên bố lý do: Để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay, dân tộc
ta đã trãi qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Trong các cuộc

kháng chiến đó, có biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hi sinh tuổi
thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ đã tiễn con ra trận mà không có ngày trở
về với mẹ, có biết bao người thương binh đã để lại 1 phần máu thịt của mình nơi
chiến trường .....Những con người ưu tú đã có khắp mọi miền Tổ quốc và có ở
địa phương chúng ta. Hôm nay, trong buổi sinh hoạt này, chúng ta sẽ kể lại cho
nhau nghe về những con người cao cả đó qua cuộc thi tìm hiểu về các anh hùng
liệt sĩ của quê hương đất nước. Đó là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay.
- Giới thiệu GV chủ nhiệm.
- Cùng 24 đội viên của chi đội.
- Giới thiệu ban giám khảo và thư ký.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
3. Văn nghệ của tổ: 1 sau đó BGK chấm điểm cho tiết mục văn nghệ.
4. Thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước.
- Phần 1: Khởi động, phần này có 6 câu hỏi.
+ Mỗi đội sẽ lựa chọn lần lượt trả lời trên giấy và nộp câu trả lời sau 10
giây.
+ Đội nào trả lời đúng 1 câu được 10 điểm, trả lời sai không được điểm
nào
+ Đội nào có số điểm cao nhất thì có quyền ưu tiên trong vòng 2.
Câu 1: Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm
nào?
Trả lời: Ngày 22 tháng 12 năm 1944.
Câu 2: Ai là người anh hùng đã đặt mìn trên cầu Công Lý định giết bộ
trưởng quốc phòng Mỹ Mac Namara ?
Trả lời: Nguyễn Văn Trỗi.
Câu 3: Người con giái miền đất đỏ “Người con gái trẻ ấy, giặc đem ra
bãi bắn….” đó là ai?
Trả lời: Võ Thị Sáu.
Câu 4: Người Đoàn viên ôm bom nhảy vào xe giặc Pháp là ai?
Trả lời: Ngô Mây

Câu 5: Hai câu thơ sau nói về ai?
“Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân mình, nhắm mắt còn ôm”
Trả lời: Tô Vĩnh Diện.


Câu 6: Bạn hãy ghi đầy đủ họ tên người anh hùng của xã Tiên Phong
trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ.
Trả lời: Lê Duy Đình.
- Phần văn nghệ của tổ 2,3. sau đó BGK chấm điểm.
- Phần 2: Giải ô chữ: Có 12 hàng ngang mỗi đội sẽ lần lượt chọn từ hàng
ngang mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm sai các đội còn lại được quyền bổ sung
đúng được số điểm của câu hỏi sai bị trừ ½ số điểm của câu hỏi. Mỗi hàng
ngang có chứa 1 từ của ô chìa khóa. Các đội có thể mở từ chìa khóa khi các đội
chọn xong lược thứ nhất, trả lời đúng từ khoá được 40điểm. Sai bị loại khỏi
cuộc chơi. Sau lược thứ 2 trả lời đúng từ chìa khóa được 30 điểm. Nếu sau 3
lược chọn các đội không có câu trả lời từ chìa khóa thì sẽ có gợi ý trả lời đúng
được 20 điểm.
1

P H A N Đ

2

H Ồ C H

3

H


4

L Ê V Ă N T Á M

5

L Ý T Ự T R Ọ N G

6

H U Ỳ N H T H Ú C K H Á N G

7

Đ

8

N G U Y Ễ N B Á N G Ọ C

9

L Ê H Ồ N G

1
0

T R Ầ N N G Ọ C S Ư Ơ N G

1

1

B A Đ

1
2

A N H H Ù N G N Ú P

Chìa khóa

Ì

N H G

Í M I

I

Ó T

N H

I M L A M

I

V Õ

Ệ N B


I

Ê N P H Ủ
P H O N G

Ì N H

N

G

U

Y

Ê

N

G

I

Á

P

Hàng ngang thứ 1: (Có 12 chữ cái): Đây là tên của một người anh hùng
lấy thân mình lấp lỗ châu mai ?

Hàng ngang thứ 2: (Có 9 chữ cái): Đây là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Việt Nam ?
Hàng ngang thứ 3: (Có 6 chữ cái): Đây là một cứ điểm quan trọng trong
chiến dịch Điện Biên Phủ?
Hàng ngang thứ 4: (Có 8 chữ cái): Tên một cậu bé có biệt danh là ngọn
đuốt sống?


Hàng ngang thứ 5: (Có 9 chữ cái): Đây là người anh hùng mà thực dân
pháp kính nể gọi anh bằng ông nhỏ?
Hàng ngang thứ 6: (Có 14 chữ cái): Cụ là niềm tự hào của nhân dân
Huyện ta?
Hàng ngang thứ 7: (Có 11 chữ cái): Đây là 1 chiến thắng quân sự lớn
nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
Hàng ngang thứ 8: (Có 12 chữ cái): Đây là người anh hùng nhỏ tuổi, hi
sinh khi còn là học sinh lớp 4, lấy thân mình che chở cho 2 em?
Hàng ngang thứ 9: (Có 11 chữ cái): Đây là tổng bí thư của Đảng cộng
sản Đông Dương?
Hàng ngang thứ 10: (Có 13 chữ cái): Anh là người anh hùng của xã Tiên
Thọ mà ngôi trường cấp 2 xã Tiên Thọ mang tên?
Hàng ngang 11:(Có 6 chữ cái): Đây là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn
độc lập?
Hàng ngang 12:(Có 10 chữ cái): Tên của 1 người anh hùng quân đội,
người con của núi rừng Tây Nguyên?
Từ chìa khóa: Ông là người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam?
- Phần văn nghệ của tổ 4 sau đó BGK chấm điểm.
GVCN tổng hợp điểm các phần thi và công bố kết quả và trao thưởng
cho các đội.
5. Tổng kết họat động.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG

- Mời 1- 2 bạn phát biểu cảm nghĩ của mình qua buổi hoạt động.
- Mời GVCN nhận xét - Dặn dò chuẩn bị cho hoạt động lần sau
- Tuyên bố kết thúc hoạt động./.


Ngày soạn: 15/01/2015
Thời gian tiến hành: 29/01/2015
Chủ Điểm Tháng 1,2: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Hoạt động 1:TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
Hoạt động 4: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân
tươi đẹp cho quê hương đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách bỉêu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn
khả năng văn nghệ của lớp.
- Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân
tươi đẹp cho quê hương, đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn
khả năng văn nghệ của lớp.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Những nét chính của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời
sống kinh tế, văn hoá, xã hội… từ 1986 đến nay.
- Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm…ca ngợi Đảng, ca ngộ mùa xuân và
quê hương đất nước.
2. Hình thức hoạt động:
- Trao đổi, thảo luận.
- Trình diễn văn nghệ.
- Trò chơi văn nghệ.

III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Phương tiện:
- Tư liệu sách báo…liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do
Đảng lãnh đạo.
- Thực tiễn đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà HS được trải
nghiệm, được nhận thức qua các thông tin khác.
- Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa, trò chơi văn nghệ liên quan
đến chủ đề “Mừng Đảng, mừng xuân”
- Một số nhạc cụ .
- Trang phục, dụng cụ hoá trang.
2. Tổ chức:
- Yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới
của đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…


- Yêu cầu HS đọc các Điều 12,13,17 Công ước Liên hợp quốc về quyền
trẻ em, liên hệ vận dụng để tham gia hoạt động.
- Chuẩn bị câu hỏi thảo luận.
- Chuẩn bị đáp án cho câu hỏi.
- Thống nhất chương trình hoạt động có biểu diễn văn nghệ và các trò
chơi văn nghệ.
- Cử người dẫn chương trình.
- Giao cho các đội văn nghệ chuẩn bị một số tiết mục biểu diễn.
- Yêu cầu các cá nhân và các tổ đăng kí tiết mục tham gia.
- Chuẩn bị các trò chơi văn nghệ.
- Chuẩn bị quà tặng.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động: Hát tập thể
2. Tuyên bố lý do: Sau chiến tranh, nước Việt Nam ta dần củng cố nền

kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này mình nghĩ tất cả chúng ta đều nhân ra. Vậy
hôm nay chúng ta hãy cùng nhau thi tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của
quê hương đất nước ta và cùng nhau tham gia chương trình văn nghệ mừng
đảng, mừng xuân.
- Giới thiệu chương trình.
- Giới thiệu khách dự.
- Giới thiệu GV chủ nhiệm.
- Cùng 24 đội viên của chi đội.
- Giới thiệu ban giám khảo và thư ký.
3. Thảo luận các câu hỏi về sự đổi mới của quê hương, đất nước.
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi.
Câu hỏi 1: Sự đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm
nào?
Câu hỏi 2: Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế của nước ta hiện
nay.
Câu hỏi 3: Trong thời kì bao cấp nước ta trước đay có những thành phần
kinh tế nào?
Câu hỏi 4: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước
về mặt văn hoá hiện nay?
Câu hỏi 5: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước
trong mọi mặt như thế nào?
Câu hỏi 6: Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện
tượng tiêu cực hiện nay cần phải đấu tranh, loại bỏ?
Câu hỏi 7: Bạn hãy kể tên những anh hùng liệt sĩ ở quê hương (địa
phương) mà bạn được nghe kể chuyện hoặc sưu tầm được.
Câu hỏi 8: Bạn hãy kể một câu chuyện về gương sáng đảng viên ở quê
hương.
Câu hỏi 9: Truyền thống cách mạng tiêu biểu ở xã bạn là gì? Quê hương
bạn có những đổi mới gì?



- Trong quá trình hoạt động, xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
4. Tổng kết họat động.
Thư ký tổng kết các phần thi và trao quà cho các đội.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Mời 1- 2 bạn phát biểu cảm nghĩ của mình qua buổi hoạt động.
- Mời GVCN nhận xét - Dặn dò chuẩn bị cho hoạt động lần sau
- Tuyên bố kết thúc hoạt động./.


Ngày soạn: 08/3/2015
Thời gian tiến hành: 12/3/2015
Chủ Điểm Tháng 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Hoạt động 1: TOẠ ĐÀM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN VÀ LÍ TƯỞNG CỦA
THANH NIÊN HIỆN NAY
Hoạt động 3: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY THÀNH LẬP
ĐOÀN 26-3
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Nhận thức được mục đích, lí tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn
viên, thanh niên hiện nay.
- Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn.
- Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng
trong hàng ngũ của Đoàn.
- Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn…; củng cố thêm
nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 và lí tưởng của đoàn viên, thanh
niên hiện nay.
- Có kĩ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn.
- Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người đoàn viên, sống
lạc quan, gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- HS phát biểu ý kiến của mình về mục đích, lí tưởng, nhiệm vụ của
Đoàn về vai trò, nhiệm vụ của người đoàn viên, thanh niên hiện nay. nhận thức
về truyền thống vẻ vang của Đoàn. ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3…
- Thảo luận các vấn đề trên và rút ra được những bài học bổ ích về đạo
đức, tư cách người đoàn viên, về con đường phấn đấu để trở thành đoàn viên…
- Các bài hát về Đoàn.
- Tên các bài hát, tên tác giả bài hát về Đoàn.
2. Hình thức hoạt động:
- Tổ chức diễn đàn và thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
Thi văn nghệ theo chủ đề mừng ngày thành lập Đoàn 26-3.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Phương tiện:
- Những tài liệu, tư liệu liên quan nói về vai trò, nhiệm vụ của Đoàn và lí
tưởng của thanh niên.
- Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Hỏi đáp lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Các câu hỏi dùng cho toạ đàm, thảo luận:
- Các bài hát mừng ngày 26-3.


- Nghe một đoạn bài hát, nói tên bài, tên tác giả bài hát đó.
- Hãy kể tên những bài hát có chữ “Đoàn” mà bạn biết?
- Hát một câu hoặc một bài hát có chữ “Thanh niên”, nói tên bài hát và
tác giả bài hát đó.
2. Tổ chức:
- Yêu cầu mỗi HS tìm đọc Điều lệ Đoàn; sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về
Đoàn để tham gia hoạt động; tìm đọc Điều 12, 13, 15 Công ước Liên hiễp quốc

về Quyền trẻ em.
- Phân công người điều khiển chương trình toạ đàm, thảo luận.
- Phân công trang trí.
- Thành lập các đội dự thi.
- Yêu cầu các tổ tập hợp, sưu tầm thêm các bài hát liên quan tới chủ đề
hoạt động.
- Xây dựng thêm các câu hỏi, câu đố.
- Phân công người dẫn chương trình.
- Cử ban giám khảo.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động: Hát tập thể
2. Tuyên bố lý do:
- Giới thiệu chương trình.
- Giới thiệu khách dự.
- Giới thiệu GV chủ nhiệm.
- Cùng 24 đội viên của chi đội.
- Giới thiệu ban giám khảo và thư ký.
3. Thảo luận các câu hỏi về sự đổi mới của quê hương, đất nước.
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi.
Câu 1: Đoàn thanh niên là gì? ( là tổ chức chính trị –xã hội của TNVN).
Câu 2: ĐTNCSHCM do ai sáng lập? (do Đảng CSVN và Chủ tịch HCM
sáng lập).
Câu 3: Hãy cho biết ý nghĩa của huy hiệu Đoàn? (biểu thị sức mạnh của
TNVN, tính sung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc).
Câu 4: Mục đích lý tưởng của ĐTNCSHCM là gì? (gồm những TNT
Tiến, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH, dân giàu, nước mạnh.)
Câu 5: Tính chất của ĐTNCSHCM? (tính chính trị, tính tiên tiến, tính
quần chúng).
Câu 6: Chức năng của ĐTNCSHCM là gì? (là đội dự bị tin cây của

Đảng, là trường học XHCN của TN, là người đại diện chăm lo và bảo vệ hợp
pháp của tuổi trẻ). Sau mỗi câu trả lời DCT chốt lại những vấn đề chính.
Câu 7: Vai trò, vị trí và mối quan hệ của Đoàn trong XH như thế nào?
(Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt


động trong khuôn khổ Hiến pháp Và pháp luật của nước cộng hoà XHCN Việt
Nam).
- Trong quá trình hoạt động, xen kẽ các tiết mục văn nghệ, theo chủ đề
đã phân công, lần lược các tổ lên trình bày.
- Mỗi tổ cử 1 bạn cùng vứi giáo viên chủ nhiệm làm BGK chấm các tiết
mục văn nghệ.
5. Tổng kết họat động.
Thư ký tổng kết các phần thi và trao quà cho các đội.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Mời 1- 2 bạn phát biểu cảm nghĩ của mình qua buổi hoạt động.
- Mời GVCN nhận xét - Dặn dò chuẩn bị cho hoạt động lần sau
- Tuyên bố kết thúc hoạt động./.


Ngày soạn: 04/4/2015
Thời gian tiến hành: 09/4/2015
Chủ Điểm Tháng 4: HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Hoạt động 2: HỘI VUI HỌC TẬP
Hoạt động 3: SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI
PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30-4
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kì
thi học kì.

- Biết thêm được những cách thức mới trong học tập, trong ôn thi học kì.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập.
- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể.
- Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Kiến thức của một số môn học mà kết qủ đạt được chưa cao; hoặc kiến
thức của những môn học do lớp quyết định chọn để đưa vào hoạt động ôn tập.
Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày Giải phóng hoàn toàn
miền nam, thống nhất đất nước; ca ngợi những tấm gương hi sinh quên mình của
những cá nhân và tập thể, của các binh chủng quân đội.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập, tình huống ứng xở, sự kiện lịch
sử của dân tộc.
- Hoạt động theo đội, nhóm.
- Biểu diễn văn nghệ.
- Trình bày tiểu phẩm.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện:
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống...phục vụ cho việc ôn
tập do lớp lựa chọn và xây dựng.
- Phần thưởng.
- Một số bài hát phục vụ cho hoạt động.
2. Tổ chức:
- Phân công trang trí.
- Thành lập các đội dự thi.
- Xây dựng thêm các câu hỏi, câu đố.

- Phân công người dẫn chương trình.
- Cử ban giám khảo.


- Định hướng cả lớp vào việc chuẩn bị nội dung hoạt động Hội vui học
tập.
- Tập hợp số học sinh khá giỏi để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, tình
huống...
- Xin ý kiến thêm ở GV bộ môn để hoàn thiện các câu hỏi, bài tập, tình
huống...
- Mỗi tổ 1 tiết mục văn nghệ chủ đề về ngày giải phóng hoàn toàn miền
nam thống nhất đất nước.
- Chuẩn bị phần thưởng.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động: Hát tập thể
2. Tuyên bố lý do:
- Giới thiệu chương trình.
- Giới thiệu khách dự.
- Giới thiệu GV chủ nhiệm.
- Cùng 24 đội viên của chi đội.
- Giới thiệu ban giám khảo và thư ký.
3. Thi trả lời các câu hỏi:
Dẫn chương trình nêu lần lược các câu hỏi đội nào có tín hiệu trả lời
trước đúng mỗi câu được 10 điểm sai các đội còn lại được bổ sung.
Câu 1: Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm có bao nhiêu câu? Hãy đọc
thuộc 2 câu đầu và 2 câu cuối của tác phẩm?
Đáp Án: Gồm có 3254 câu
- Hai câu đầu: Trăm năm trong cỏi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
- Hai câu cuối:

Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh
Câu 2: Đổ nước vôi ngoài không khí, một thời gian trên mặt nước vôi có
một lớp váng cứng, vì sao? Viết phương trình phản ứng?
Đáp Án: Vì vôi tác dụng với khí CO 2 trong không khí tạo thành đá vôi
CaCO3, nên có lớp váng trên mặt.
Phương trình phản ứng:
Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3 + H2O
Câu 3: Con sông nào trên thế giới chảy qua xích đạo 2 lần?
Đáp Án: Sông Công-gô
Câu 4: Trứng của loài chim nào lớn nhất?
Đáp Án: Trứng chim đà điểu
Câu 5: Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới do ai chế tạo?
Đáp Án: Ôâ-vin và Uyn-bơ-rai (người Mỹ)
Câu 6: Một bóng đèn ghi 200V – 50W, bóng đèn được mắc vào một
hiệu điện thế 200V. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua là bao nhiêu?
Đáp Án: 0,25A, vì P = U.I


⇒ I=

p
50
=
= 0,25 A
U 200

Câu 7: Tam giác có độ dài 3 cạnh là: 55,132,143 là tam giác gì?
Đáp Án: Tam giác vuông
Câu 8: Vòng chung kết bóng đá thế giới 2016 sẽ tổ chức ở quốc gia nào?

Đáp Án: Không được tổ chức và đến năm 2018 mới được tổ chức lại.
Câu 9: Bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” nhạc và lời của ai? Em hãy hát một
đoạn của bài hát đó.
Đáp Án: - Thơ Thanh Hải
- Nhạc Trần Hoàn
Câu 10: Tứ giác nào vừa nội tiếp và vừa ngoại tiếp được đường tròn?
Đáp Án: Hình vuông
Câu 11: Nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào thời
gian nào?
Đáp Án: 11-2006
Câu 12: Ai là người đầu tiên sử dụng kí hiệu
để biểu diễn căn bậc hai
của một số?
Đáp Án: Stiphen – nhà toán học người Đức.
Câu 13: Bình chữa cháy đựng khí gì? Giải thích?
Đáp Án: Khí CO2, vì nó nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi
nên có tác dụng ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí.
Câu 14: Trong Đông Xuân 1950-1951, quân ta mở ba chiến dịch lớn,
tiêu diệt hơn 1 vạn tên địch. Em hãy cho biết đó là ba chiến dịch nào?
Đáp Án: Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo, Chiến dịch đường số 18
(Hoàng Hoa Thám), chiến dịch Hà – Nam - Ninh (Quang Trung)
Câu 15: Trong vỏ trái đất, nguyên tố hoá học nào chiếm thành phần hoá
học lớn nhất?
Đáp Án: Nguyên tố Ô xi
Câu 16: Tìm số lớn nhất có 2 chữ số chia hết cho 2, 3 và 5.
Đáp Án: Số 90
Câu 17: "Làm cách mạng không thành công thì cũng thành danh" là câu
nói nổi tiếng của ai?
Đáp Án: Nguyễn Thái Học
4. Phần văn nghệ: Sau 5 câu hỏi là phần trình diễn văn nghệ cảu tổ 1 và

sau 10 cau hỏi là phần văn nghệ của tổ 2. Sau 15 câu hỏi là phần văn nghệ của tổ
3, kết thúc là phần văn nghệ của tổ 4 sau mỗi tiết mục văn nghệ BGK sẽ cho
điểm với thang điểm 10 cho mỗi tiết mục/GK.
5. Tổng kết họat động.
Thư ký tổng kết các phần thi công bố kết quả và trao quà cho các đội.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Mời 1- 2 bạn phát biểu cảm nghĩ của mình qua buổi hoạt động.
- Mời GVCN nhận xét - Dặn dò chuẩn bị cho hoạt động lần sau
- Tuyên bố kết thúc hoạt động./.




×