Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Quyền bề mặt theo luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.72 KB, 2 trang )

Quyền bề mặt:
Trước đây, trong luật 2005, quyền khác đối với tài sản được quy định rất hạn chế,
chung chung, trong đó tập trung chủ yếu vào quyền sử dụng bất động sản liền kề
( trong luật 2015 là quyền đối với bất động sản liền kề). Sau 10 năm áp dụng, năm
2015, bộ luật dân sự được sửa đổi thêm vào hai quyền là quyền hưởng dụng và
quyền bề mặt. Đây là hai điểm mới đáng chú ý trong luật Dân Sự 2015, hôm nay
xin trình bày về quyền bề mặt để hiểu rõ hơn một trong những điểm mới đặc biệt
này.
1.
Khái niệm: điều 276 chỉ rõ quyền bề mặt là quyền của một chủ thể với mặt đất,
lòng đất, mặt nước và không gian trên mặt đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về
người khác.
Việc ghi nhận quyền bề mặt trong Bộ luật dân sự năm 2015 có tác động tích cực để
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các loại tài sản trong xã hội không bị đóng băng
mà luôn được tham gia lưu thông kinh tế, được sử dụng một cách hiệu quả và tiết
kiệm. Ví dụ, khi một doanh nghiệp muốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ổn định thì
thì phải có đất để xây dựng mặt bằng, để có thể có quyền sử dụng đất thì doanh
nghiệp phải đầu tư nguồn vốn rất lớn; Trường hợp xác lập hợp đồng thuê đất thì thì
quan hệ giữa người thuê đất và chủ thể có quyền sử dụng đất là quan hệ trái quyền,
bên cho thuê đất có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và bồi thường cho bên
thuê để lấy lại đất bất cứ thời điểm nào. Trường hợp này bên thuê đất phải chấp
nhận rủi ro, không mang tính ổn định nên bên thuê không muốn đầu tư nhiều trên
đất. Nhưng nếu doanh nghiệp và chủ thể có quyền sử dụng đất thỏa thuận xác lập
quyền bề mặt thì trong thời hạn thỏa thuận, doanh nghiệp được toàn quyền như
một chủ sở hữu xây dựng công trình trên đất, canh tác, sử dụng và sở hữu tất cả tài
sản tạo ra trên đất, được chuyển nhượng, cho thuê, mua bán, cầm cố như một chủ
sở hữu đích thực. Trường hợp này chủ thể có quyền sử dụng đất trao toàn bộ quyền
bề mặt cho doanh nghiệp và quyền này là vật quyền, được pháp luật bảo vệ, chủ
thể có quyền sử dụng đất không được tự ý đơn phương chấm dứt quan hệ quyền
trên bề mặt trước thời hạn nếu chủ thể quyền bề mặt không đồng ý. Do đó chủ thể
quyền bề mặt ổn định hơn rất nhiều, họ có thể yên tâm đầu tư trên đất. Với chính




sách đó có thể giảm thiểu chi phí rất nhiều cho doanh nghiệp và khuyến khích đầu
tư xã hội trên đất của người khác.
Bên cạnh đó, với quy định này, sẽ giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực
tiễn mà hiện nay chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết như xử lý tài sản trên đất
trong trường hợp thu hồi đất khi hết thời hạn thuê đất; tranh chấp trong quản lý, sử
dụng nhà chung cư ...
Việc ghi nhận quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản là quyền
bề mặt của Bộ luật Dân sự năm 2015 có vai trò quan trọng trong hoàn thiện thể chế
kinh tế và thúc đẩy giao lưu dân sự trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường.
Qua đó, bảo đảm tốt hơn cho tài sản là hàng hóa trong giao lưu dân sự được tối đa
hóa giá trị không chỉ bởi chủ sở hữu mà còn bởi cả người không phải là chủ sở
hữu; hạn chế được rủi ro pháp lý, giữ được sự ổn định của các quan hệ dân sự và
các quan hệ khác có liên quan./.



×