TRƯỜNG THCS LIÊN HÒA
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THEO ĐẶC
TRƯNG THỂ LOẠI
BỘ MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học: 2013 – 2014.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Vai trò, ý nghĩa của việc bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất
lượng giảng dạy
Giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng trong phát triển nguồn
nhân lực. Giáo dục với chủ thể là đội ngũ nhà giáo là con đường
ngắn nhất và khoa học nhất để truyền thụ tri thức cho học sinh một
cách cơ bản có hệ thống và hiệu quả. Đội ngũ nhà giáo là lực lượng
nòng cốt thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo, là người xây dựng
cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị tri thức
và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng
tạo. Vì vậy, vai trò của đội ngũ nhà giáo rất quan trọng, công việc
của họ sẽ để lại dấu ấn trong tương lai. Khi nói về vai trò của đội
ngũ nhà giáo, tại Hội nghị giáo dục ở Úc năm 1993, các đại biểu đã
đưa ra nhận định: người giáo viên sẽ là người có trách nhiệm làm
thay đổi thế giới. Đảng ta cũng xác định “Giáo viên là nhân tố quyết
định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”.
Giáo viên là khâu quan trọng nhất quyết định quá trình dạy
và học. Sản phẩm của người thầy giáo là chất lượng học sinh.
Thầy giỏi thì trò sẽ giỏi. Vì vậy, chất lượng giáo dục ở trường
luôn luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý giáo dục nói
chung cũng như đối với người người giáo viên trực tiếp giảng
dạy. Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn đặc biệt
thể loại thơ Nôm Đường luật ở trường THCS ? Đây là câu hỏi
không mới nhưng câu trả lời thì luôn là đề tài “nóng” của giáo
viên dạy Ngữ văn ở tổ chúng tôi.
2.Đặc điểm thơ Nôm Đường luật Việt Nam
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt
Nam. Đó là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường
luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả
những bài theo thể Đường luật phá cách). Để dạy tốt những tác phẩm
này, người dạy cần phải nắm rõ bản chất, đặc trưng của thể thơ. Tuy
nhiên, những đặc thù của thơ Nôm Đường luật vẫn chưa được thực sự
coi trọng trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay.
Hiện nay, một số tác phẩm thơ Nôm Đường luật được đưa
vào giảng dạy cho học sinh Trung học cơ sở. Ở độ tuổi này,
các em rất khó có thể tiếp nhận hết chiều sâu của tác phẩm. Vì
ở lớp 6 các em mới học kiểu văn bản tự sự và biểu cảm, phù
hợp với từ duy và tình cảm lứa tuổi, khi chuyển sang thể loại
thơ Nôm Đường luật, một thể loại văn học xuất hiện cách thời
đại các em rất lâu nên sự tiếp nhận với các em là rất khó khăn.
Mặt khác, nhiều giáo viên chưa ý thức hết được tầm quan
trọng của thể loại nên khi dạy thơ Nôm Đường luật thường dạy
như thơ hiện đại. Chính vì vậy mà hiệu quả giảng dạy thơ
Nôm Đường luật chưa cao. Trước thực trạng trên, việc đưa ra
được các biện pháp dạy học các văn bản thơ Nôm Đường luật
là yêu cầu vô cùng quan trọng.
Đặc trưng của thơ Nôm Đường luật
Ngoài những đặc điểm chung của văn học trung đại, đặc
điểm của thơ Nôm Đường luật nói một cách ngắn gọn và bản
chất nhất là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố
Đường luật”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo
nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi một
yếu tố có những giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ
khác nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối, có thể tách ra
để nhận diện đặc điểm của thể loại. Tuy nhiên, trong một bài
thơ Nôm Đường luật thường có cả hai yếu tố trên. Tất nhiên
mức độ đậm nhạt không giống nhau trong từng bài thơ. Giáo
viên cần thấy được giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mĩ
của từng yếu tố đồng thời thấy được sự hòa quyện, xuyên thấm
của hai yếu tố này trong việc làm nên giá trị chung của bài thơ.
Quan điểm dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại là đề tài
thuộc chuyên ngành phương pháp giảng dạy Văn. Dạy học thơ
Nôm Đường luật theo đúng đặc trưng thi pháp thể loại là rất cần
thiết vì chính đặc trưng thể loại của mỗi bài thơ sẽ quy định cách
dạy và học cho giáo viên và học sinh. Dạy học thơ Nôm Đường luật
ở THCS càng phải bám sát hơn đặc trưng thể loại để có thể khắc
phục được những hạn chế đó và khai thác hết giá trị thẩm mĩ của
các bài thơ. Bám sát đặc trưng thể loại cũng có nghĩa là ta phải chỉ
ra được cái tiếp thu cũng như sáng tạo của tác giả. Từ đó chỉ ra đặc
điểm phong cách của tác giả. Đồng thời để tiếp cận tác phẩm, ta có
thể tiến hành liên hệ tác phẩm với hiện thực xã hội và đặt tác phẩm
trong mối tương quan với tác phẩm khác cùng thể loại trước, trong
và sau đó. Mỗi thể loại có một phương pháp riêng, không có
phương pháp nào chung cho mọi thể loại. Chính vì vậy, người dạy
cần phải nắm chắc được đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật
nói chung và đặc điểm của các bài thơ Nôm Đường luật cụ thể để từ
đó có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh có thể cảm thụ
được cái hay cái đẹp của thể thơ này.
Vị trí của thơ Nôm Đường luật trong chương trr inh Ngữ
Văn Trung học cơ sở
Trong phân phối chương trir nh, thời lượng dành cho các văn
bản thơ Nôm Đường luật đều là 1 tiết, chiếm 3 tiết/140 tổng số
tiết trong chương trình, 3 tiết/7 tiết thơ Trung đại Việt Nam.
Việc dạy học thơ Nôm Đường luật có vị trí khá quan trọng trong
việc tìm hiểu về thơ Trung đại Việt Nam nói chung, giúp học
sinh tiếp cận được cái hay, cái đẹp của thể thơ này nói riêng
cũng như hiểu về xã hội, con người Việt Nam lúc bấy giờ. Thơ
Nôm Đường luật được giảng dạy duy nhất ở lớp 7 và đều là các
văn bản hay, đã được tuyển chọn. Tuy nhiên, các soạn giả chủ
yếu nhằm mục đích đặt việc tìm hiểu thơ Nôm Đường luật trong
việc tìm hiểu đặc điểm văn bản trữ tình nói chung để phục vụ
việc giảng dạy phần Tập làm văn biểu cảm; đặt thơ Nôm Đường
luật trong nhóm các bài thơ Trung Đại nói chung chứ chưa tách
ra để tìm hiểu kỹ thể loại thơ này so với các thể thơ Trung đại
khác. Các soạn giả chưa chú ý nhiều đến đặc trưng thể loại nên
gây nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu các bài thơ này.
Gần đây, vào năm học 2010-2011, Bộ giáo dục và Đào tạo
có ban hành cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ
năng mới. Thơ Nôm Đường luật nói riêng và các văn bản khác
nói chung được chú trọng hơn về đặc điểm thể loại. Điều này
đã giúp giáo viên có những định hướng cụ thể để lựa chọn
phương pháp giảng dạy thích hợp phục vụ cho việc dạy tốt thể
loại thơ này.
3. Đặc điểm đội ngũ của tổ KHXH:
Thuận lợi:
100% GV trong Tổ có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội
ngũ GV có tư tưởng ổn định, đoàn kết và thống nhất cao.
Đội ngũ GV đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình, ham học hỏi, có ý
thức tự rèn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
luôn quan tâm đến chất lượng của HS.
Đa số GV sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học
hiện đại, áp dụng tốt CNTT
Khó khăn:
Đội ngũ giáo viên trẻ, số giáo viên hợp đồng là 6/18đ/c, giáo
viên mới hết tập sự là 5/18đ/c nên chưa có kinh nghiệm công tác
và giảng dạy do đó gặp nhiều khó khăn trong khâu lập kế kế
hoạch, xây dựng mục tiêu học tập, hướng dẫn học sinh tự học,
biện pháp giáo dục HS cá biệt.
Việc rèn luyện kỹ năng cho HS qua giờ dạy còn hạn chế
nên chưa phát huy hết tính sáng tạo của HS.
1. II. THỰC TẾ VIỆC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ
LOẠI Ở TRƯỜNG THCS LIÊN HÒA:
Trong chương trình Ngữ Văn THCS hiện nay, những tác
phẩm thơ Nôm Đường luật chứa đựng nhiều tiềm năng giáo dục
học sinh những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta thuở trước.
Khai thác những giá trị bền vững, những hạt nhân tư tưởng nhân
văn trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật chính là biện pháp
hữu hiệu để hạn chế khoảng cách tiếp nhận giữa tác phẩm và
bạn đọc là học sinh THCS. Những giá trị nhân văn chứa đựng
trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THCS chủ yếu là
tir nh yêu quê hương, đất nước và t ir nh yêu thương con người.
Nói đến thơ Nôm Đường luật mọi người nhớ ngay đến
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú
Xương, Bà Huyện Thanh Quan…và đặc biệt là Hồ Xuân
Hương- Bà chúa thơ Nôm- người có công đưa thể thơ Nôm
Đường luật khởi sắc trở lại vào nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu
thế kỉ XIX.
Thơ Hồ Xuân Hương bình dị mà sắc sảo. Bà thường tìm
cách phá vỡ những nét chuẩn mực, đặc trưng của thơ ca phong
kiến, dám chọc giận cả những vị “chính nhân quân tử” qua đó
đề cao, bảo vệ vẻ đẹp cũng như quyền sống, quyền hạnh phúc
của người phụ nữ. Sức mạnh của thơ Hồ Xuân Hương là ở khả
năng liên tưởng rộng rãi, phong phú từ những sự vật bình
thường (ví dụ chiếc bánh trôi nước) đến những yếu tố cao quý
(ví dụ như vẻ đẹp của người phụ nữ). Đặc biêt, tình yêu
thương con người, sự cảm thông với những số phận bất hạnh
trong cuộc sống được thể hiện rất rõ trong thơ Hồ Xuân
Hương nhất là bài thơ Bánh trôi nước. Bài thơ nói về người
phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một
món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể
thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm
súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương.
Nhưng trên hết, giáo viên phải hướng dẫn học sinh hiểu bản lĩnh
cao cả luôn tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ. Bản lĩnh ấy làm
hiện lên một vẻ đẹp mà không một thế lực nào, một sức mạnh
nào có thể làm hoen ố, mai một. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của
người phụ nữ: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn sáng ngời
tấm lòng son sắt, thủy chung. Tuy nhiên để giảng dạy tốt thơ Hồ
Xuân Hương, làm nổi bật tư tưởng chủ đạo của bà được thể hiện
trong lối thơ Vịnh vật để các em học sinh lớp 7 có thể cảm nhận
được không phải là điều dễ làm. Đặc biệt khi các đ/c giáo viên
trong tổ hầu hết là giáo viên mới, kinh nghiệm giảng dạy còn non
trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của Thơ Nôm Đường luật
cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy
của cả thầy và trò, trong thời gian qua chúng tôi thường xuyên
tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm, cùng nhau xây dựng giáo án
cho kiểu bài cụ thể. Và trong buổi chuyên đề này chúng tôi
mạnh dạn đưa ra những đề xuất, phương pháp và hướng xây
dựng giáo án để thực nghiệm hai giờ dạy học khác nhau ở
cùng một bài: Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương do
hai đ/c Ngô Thị Duyên và Nguyễn Thị Duyên giảng dạy nhưng
hướng tới hai đối tượng giáo dục khác nhau là đối tượng học
sinh khá giỏi( lớp 7B) và học sinh có lực học Trung bình- khá(
lớp 7C)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Giúp hoc sinh nắm được:
- Sơ giản về tác giả HXH
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ
“Bánh trôi nước”.
- Tính chất đa nghĩa cuả ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc-hiểu , phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
Nội dung- tiến trình bài học
HS
HS đại trà.
HS khá giỏi
Kiến thức
- Đảm bảo kiến thức đạt
- Đảm bảo kiến thức đạt
theo chuẩn kiến thức và kĩ theo chuẩn kiến thức và kĩ
năng
năng
- Mở rộng thêm một số
kiến thức nâng cao (trên
chuẩn)
Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng về
quan sát phát hiện ra kiến
thức, làm việc theo nhóm
- Rèn cho HS kĩ năng về
quan sát phát hiện ra kiến
thức, làm việc theo nhóm
- Rèn kĩ viết đoạn văn biểu
cảm.
NỘI DUNG- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
HS
Phương pháp
HS đại trà.
HS khá giỏi
- Vận dụng các phương
Vận dụng các phương
pháp trong đó phổ biến là pháp trong đó vấn đáp,
đàm thoại, vấn đáp và
thảo luận nhóm, ….
giảng giải.
NỘI DUNG- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Sau khi xác định được nội dung chính và trọng tâm của bài,
chúng tôi xây dựng bài dạy để phân hóa học sinh như sau:
HS
NỘI DUNG- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
HS đại trà.
HS khá giỏi
Phần kiểm tra
bài cũ
Nêu nội dung và nghệ thuật của Đọc một khúc ngâm mà em
văn bản “Sau phút chia li”.
thích nhất trongvăn bản “Sau
phút chia li”.
Vì sao em thích khúc ngâm đó.
Giới thiệu tác
giả
Cung cấp cho học sinh kiến
thức trong SGK và một vài nét
về cuộc đời và một vài tác
phẩm tiêu biểu
Cung cấp cho học sinh kiến
thức trong SGK. Mở rộng kiến
thức về con người,sự nghiệp,
phong cách thơ, giá trị thơ…
Phát hiện thể
thơ
Bài thơ thuộc thể thơ nào. Nhắc
lại đặc điểm của thể thơ.
Mở rộng kiến thức về đề tài,
liên hệ với các tác phẩm khác
của chính tác giả.
Bài thơ thuộc thể thơ nào. Vì
sao em biết.
Mở rộng kiến thức về đề tài,
liên hệ với các tác giả, tác phẩm
cùng thời đại.
NỘI DUNG- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
HS
HS đại trà.
HS khá giỏi
Phát hiện
các lớp
nghĩa
Chỉ ra các lớp nghĩa trong Chỉ ra các lớp nghĩa trong
bài thơ.
bài thơ và xác định lớp
nghĩa chủ đạo.
Lớp nghĩa
thứ nhất
(hình ảnh
bánh trôi
nước)
Trình tự phát hiện các chi Hoạt động nhóm, tự tìm ra
tiết miêu tả, các biện pháp kiến thức cơ bản.
nghệ thuật… qua hệ thống
câu hỏi dẫn dắt của GV
HS
HS đại trà.
HS khá giỏi
Lớp nghĩa
thứ hai (vẻ
đẹp và thân
phận người
phụ nữ)
Khai thác dụng ý của tác
gỉa khi đặt từ “mà” ở đầu
câu thơ thứ tư để nhận biết
sức nặng của câu thơ cuối.
Khai thác dụng ý của tác
gải khi đặt từ “mà” ở đầu
câu thơ thứ tư để nhận biết
sức nặng của câu thơ cuối.
Đồng thời nâng cao cho hs
khái niệm “nhãn tự” của
bài thơ được thể hiện ở từ
“son”.
Phần luyện
tập
Yêu cầu HS làm các bài
tập ở phần luyện tập trong
SGK.Nâng cao: Hs đọc
diễn cảm bài thơ.
Hướng dẫn HS về nhà làm
các bài tập ở phần luyện
tập trong SGK. Nâng cao:
yêu cầu HS viết đoạn văn
nêu cảm nhận về bài thơ.
Để bài dạy thêm sinh động chúng tôi đã ứng dụng CNTT cung
cấp cho HS bức họa chân dung nữ sĩ HXH, giới thiệu một số
tác phẩm của tác giả và một số hình ảnh minh họa khác: