Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN dạy học văn bản đàn ghi ta của lorca (thanh thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.61 KB, 59 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“DẠY HỌC VĂN BẢN “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA” (THANH
THẢO) THEO HƢỚNG KHAI THÁC CHẤT THƠ CỦA TÁC
PHẨM”


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) được lựa chọn và đưa vào chương
trình ngữ văn 12, tập I từ năm 2008 đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu văn học, giáo viên và học sinh. Đây là một bài thơ hay và độc đáo cả về
phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, là một thi phẩm xuất sắc nhất
của Thanh Thảo đồng thời là một sáng tác tiêu biểu cho xu hướng cách tân thơ Việt trong
giai đoạn văn học sau 1975. Tác phẩm được viết theo khuynh hướng thơ tượng trưng,
siêu thực với cách biểu đạt mới lạ. Nhưng để cảm hiểu được cái hay, cái mới của bài thơ
này lại là một thách thức không nhỏ với người dạy và người học.Chính vì vậy, việc giảng
dạy của giáo viên, học tập của học sinh về bài thơ trên không dễ thành công. Đối với học
sinh, bài thơ trên khó học bởi lối biểu đạt và cách sử dụng ngôn từ hết sức lạ của Thanh
thảo khiến các em lúng túng trong cách giải mã ngôn từ, dẫn đến khó liên tưởng, tưởng
tượng nhiều chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm. Đối với giáo viên, bài thơ trên khó dạy ở
chỗ: đây là bài thơ có lối sử dụng hình ảnh táo bạo, ngôn ngữ giàu giá trị biểu trưng có
khả năng mở ra nhiều tầng bậc ý nghĩa và liên tưởng phong phú. Nhiều giáo viên đã dạy
bài thơ này như dạy một truyện vì mải mê hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của hình
tượng Lorca mà quên mất đây là bài thơ của Thanh Thảo, là tấc lòng tri âm, tiếng nói
cảm thông sâu sắc, sự đánh giá cao của Thanh Thảo với Lorca….. Việc xác định chủ đề
tư tưởng bài thơ và các tầng ý nghĩa của các hình ảnh thơ không hề đơn giản và không dễ
thống nhất nếu không đưa ra được cách cắt nghĩa, lí giải phù hợp. Thực tế cho thấy đã có
nhiều cách hiểu xa rời văn bản thậm chí sai lệch về giá trị đích thực của bài thơ.


1.2. Cơ sở thực tiễn
Việc giảng dạy môn văn trong nhà trường phổ thông trung học hiện nay còn nhiều
vấn đề cần suy ngẫm. Một trong những vấn đề nổi cộm là làm thế nào đưa môn văn về
đúng vị trí và vai trò của nó- là một môn học khoa học xã hội và nhân văn giàu tính thẩm
mĩ về nghệ thuật ngôn từ. Nghĩa là quan tâm đến sự tác động của chất thơ đến cảm xúc
thẩm mĩ của học sinh. Bởi chất thơ làm nên cái đẹp, lí tưởng, thơ mộng, bay bổng của
cuộc sống và tâm hồn con người. Biết phát hiện ở đối tượng khách quan phần nên thơ của
nó, cung cấp cho nó một dáng hình, một các giải thích, một lí tưởng đẹp. Đó chính là
nhiệm vụ chung của nghệ thuật và trực tiếp của thi ca. Chất thơ của một tác phẩm văn
học không phải là vấn đề dễ xác định nói như nhà văn Nguyễn Tuân “Định nghĩa về chất
thơ cho thật chính xác và toàn thập tôi thấy cũng khó như định nghĩa chất uymua”.
Nhưng khó không có nghĩa là không thể có cách hiểu cụ thể về chất thơ bởi tác phẩm văn
chương không phải là một cái gì thần bí , siêu việt, văn học gắn liền với cuộc sống và là
sản phẩm tinh thần của người nghệ sỹ thì hành trình khám phá chất thơ trong tác phẩm


văn học thực chất là tìm hiểu cái đẹp làm xúc động lòng người đó cũng chính là bản chất
của văn chương muôn đời. Khám phá chất thơ của tác phẩm văn học trước hết phải bắt
đầu từ ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản thơ văn. Bởi ngôn ngữ chính là chất liệu, là
phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà
nhà văn, nhà thơ sử dụng để sáng tạo ra tác phẩm, nói như Maiacôpxki:
Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài
Và cũng chính từ những kí hiệu đầy bí ẩn ấy giúp cho chúng ta khám phá những
tầng bậc ý nghĩa sâu xa và định hướng đúng đắn giá trị đích thực của một tác phẩm văn
học. Thực tế trong rất nhiều giờ dạy văn hiện nay, giáo viên chưa thật sự chú trọng đến
điều này.Việc đọc văn bản chỉ được tiến hành trong một khoảng thời gian rất hạn hẹp
hoặc chỉ cho học sinh đọc lấy lệ. Điều này thể hiện rõ trong các khâu thiết kế giáo án cho

giờ dạy. Giáo viên chủ yếu giúp các em có kiến thức, biết khai thác tác phẩm theo đặc
trưng thể loại mà không chú ý nhiều đến chất văn, chất thơ được thể hiện qua tác phẩm.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi nghiên cứu đề tài: Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của
Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm. Với mong muốn có
những đóng góp cho việc học tập và giảng dạy tác phẩm được thành công hơn.
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định giá trị về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Đề xuất cách thức dạy bài thơ này có hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu chất thơ của tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)
- Hướng dẫn học sinh đọc, vận dụng chất thơ trong quá trình đọc- hiểu bài thơ “Đàn
ghi ta của Lorca”.
- Thiết kế giáo án theo những nội dung trên để thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận về nội dung chất thơ của tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca”
- Nghiên cứu, phân tích giáo án và giờ dạy của đồng nghiệp về văn bản Đàn ghi ta
của Lorca (Thanh Thảo) (Ngữ văn 12- tập I) tại trường THPT Mỹ Hào – Tỉnh
Hưng Yên


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ SKKN của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc vận dụng
chất thơ của tác phẩm trong quá trình dạy đọc- hiểu bài thơ
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, khái quát, lựa chọn lại những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
- Khảo sát thực tiễn dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca ở lớp 12 theo sách giáo
khoa ( Ban cơ bản)
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (điều tra, phỏng vấn, phương pháp chuyên

gia….)


CHƢƠNG 1
VAI TRÒ CỦA CHẤT THƠ TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH
1.1. Quan niệm về chất thơ trong tác phẩm văn học
Trong sáng tác văn học nghệ thuật, chất thơ được xem như một đặc tính quan trọng
đem lại sự cuốn hút kì diệu cho hình tượng nghệ thuật và tác phẩm. Chất thơ biểu hiện ở
cái đẹp của ngôn ngữ và âm điệu, cái đẹp của cảm xúc và ý tưởng… Chất thơ chính là sự
khám phá cuộc sống bằng nghệ thuật đa dạng, độc đáo đem lại vẻ đẹp và xúc động tâm
hồn cho người đọc. Thông thường người ta cho rằng chất thơ là một thuộc tính chỉ riêng
thơ mới có. Nhưng thực ra chất thơ có thể tìm thấy trong cả những thể loại văn học khác
như văn xuôi ( tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn….), kịch… Chất thơ được tạo nên từ
những hình ảnh đẹp, giàu sức biểu cảm, từ những ngôn từ giàu nhạc điệu, bay bổng thanh
thoát….Vậy là “ cái chất trữ tình bay bổng, diệu kì của hình ảnh , âm điệu, ngôn
ngữ…vốn là của thơ ca, đến một lúc nào đó lại có thể tìm thấy trong hầu hết các thể loại”
Tác phẩm văn chương chính là sự thẩm thấu của nhà văn về cái đẹp trong cuộc sống
và nghệ thuật. Người ta thường nói đến chất thơ trong tác phẩm văn học và trong đời
sống, khi nói đến chất thơ là nói đến nhân tố thuộc nội dung, chất thơ có thể nằm đây đó
trong cuộc sống ở những mặt kết tinh tiêu biểu, hoặc ở trong văn xuôi. Nhưng nói như thi
hào Huy Gô, chất thơ bộc lộc một cách diễn cảm, mầu sắc qua cấu trúc của ngôn ngữ thi
ca.
Trong đời sống hàng ngày, khi nói đến chất thơ thường có thói quen nghĩ đến cái gì
đẹp, thơ mộng, lí tưởng, bay bổng như một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, sơn thủy
hữu tình, một người con gái đẹp, một tâm hồn lãng mạn. Người ta ít nghĩ hơn đến chất
thơ trong những cảnh đời lam lũ, mệt nhọc hay những cảnh tượng bề bộn, tăm tối. Quan
niệm trên dường như đã trở thành một thói quen trong cảm nghĩ của nhiều người, tuy có
phần đúng nhưng chưa đủ. Cần thấy rằng có đối tượng nên thơ và đối tượng không nên
thơ, biết phát hiện ở đối tượng khách quan phần nên thơ của nó, cung cấp cho nó một
dáng hình, một cách giải thích, một lí tưởng đẹp. Đó là nhiệm vụ chung của nghệ thuật và

trực tiếp của thi ca.
Khác với chất thơ trong đời sống thường được quan niệm như một cái gì đẹp, thơ
mộng, tồn tại khách quan, chất thơ trong nghệ thuật bao gồm sự thống nhất giữa những
phẩm chất của đối tượng khách quan với cảm hứng sáng tạo chủ quan của nhà thơ. Thực
tế khách quan được chọn lọc ở những mặt kết tinh tiêu biểu, ở những chi tiết, hình ảnh
chân thực là tiền đề trực tiếp để tạo nên chất thơ, chính hiện thực phong phú đó có tác
dụng gây cảm xúc và góp phần biểu hiện thành cảm xúc thẩm mỹ. Nhưng nhân tố quan


trọng hơn cả để tạo nên chất thơ chính là phần cảm xúc và suy nghĩ chủ quan của người
nghệ sĩ. Những hình tượng thơ ca chân chính đều chứa đựng một lí tưởng đẹp, một sức
tưởng tượng phong phú và những cảm xúc lắng đọng sâu sắc. Chất thơ là một phẩm chất
tổng hợp được tạo nên từ nhiểu nhân tố. Những nhân tố này cũng có thể có trong nội
dung cấu tạo của các thể loại khác, nhưng ở thơ biểu hiện tập trung hơn và được hòa hợp,
liên kết một cách vững chắc tạo nên những phẩm chất mới.
Xác định chất thơ là một vấn đề khó, rất khó. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân
nhận xét “Định nghĩa về chất thơ cho thật chính xác và toàn thập, tôi thấy nó cúng khó
như định nghĩa cho chất uymua (humour). Nhưng khi chúng ta quan niệm “thơ không
phải là cái gì thần bí, siêu việt, thơ gắn liền với cuộc sống, với tâm hồn con người và
năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ thì việc tìm hiểu chất thơ lại là cần thiết và quan
trọng để làm cơ sở lí luận đi vào địa hạt thơ ca.”
Chất thơ trong tác phẩm văn học trước hết gắn liền với sự rung động và cảm xúc
trực tiếp. Nếu xem bản chất giàu cảm xúc là một năng lực tinh thần thuộc về bản chất của
người nghệ sĩ thì điều đó trước hết phải có ở người thi sĩ, Nói như Xuân Diệu :
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió.
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc với muôn dây”
Cảm xúc là nhân tố quan trọng tạo nên hình tượng. Có nhiều cách để tạo nên cảm
xúc như qua miêu tả hình ảnh, hoặc qua liên tưởng, so sánh hoặc qua nghệ thuật sử dụng
ngôn ngữ. Nhưng điều quyết định chính là ở tấm lòng vì “thơ là tiếng lòng” (Ngô Giang

Tiệp- đời Thanh) “Thơ từ trái tim đi và trở về với trái tim” (Worthworth).
Chất thơ trước hết là ở tấm lòng nhưng chất thơ cũng bắt nguồn từ hiện thực cuộc
sống muôn màu. Một bức tranh thiên nhiên, một khung cảnh lao động của con người,
hay một cảnh đời lam lũ…. Cũng là tiền đề làm nên vẻ đẹp nên thơ của tác phẩm văn
học. Trong tác phẩm văn học nhất là trong thơ có nhiều câu được cấu tạo nên chủ yếu
bằng cảm xúc, bằng thuần túy chất liệu của tâm hồn
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Tố Hữu)


Tuy nhiên, những cảm nghĩ của nhà thơ phải lấy điểm tựa ở phần hiện thực được
chọn lọc. Trong thơ rất cần đến những bức tranh về đời sống hiện thực.Tuy nhiên hiện
thực đời sống đi vào trong thơ không theo diện mà theo điểm. Những hình ảnh tiêu biểu
nhất được chọn lọc để miêu tả và sẽ được liên kết trong nhận thức và liên tưởng của
người đọc thành những bức tranh giàu sức sống, sinh động và chân thực. Đó là phần tiêu
biểu của hiện thực, cái tính chất được chọn lựa, chắt lọc ra từ đời sống và sẽ trực tiếp tạo
thành chất thơ. Do đó, chất liệu và hình ảnh của đời sống hiện thực chỉ có giá trị thơ khi
nó có tính chất tiêu biểu, điển hình và có khă năng gây xúc cảm. Đó là một quy luật chi
phối rõ rệt đến việc sáng tạo hình ảnh trong thơ. Có thể chỉ một hình ảnh vẫn có sức gợi
cảm mạnh mẽ khi nó kết tinh được nhiều sự sống. Cuộc sống được nói lên bằng hình ảnh
và tâm trạng cũng bộc lộc kín đáo đằng sau những hình ảnh được miêu tả như có vẻ
khách quan. Hiện thực ở những nét tinh chất đều có tác dụng gây cảm xúc mạnh mẽ và có
khẳ năng nói lên nhiều mặt tiêu biểu của đời sống. Chính đó là tiền đề của chất thơ và
nhiều khi bản thân nó là chất thơ cô đọng.
Chất thơ gắn liền với trí tưởng tượng, trí tưởng tượng là năng lực của tư duy góp phần
rất tích cực vào hoạt động nhận thức của con người, đặc biệt là nhận thức nghệ thuật. Trí
tưởng tượng là một đường dây nối liền những hiện tượng tưởng như riêng rẽ, cách biệt nhau

thành một nguồn mạch thống nhất. Trí tưởng tượng chắp cánh cho tâm hồn bay lên vượt
khỏi những giới hạn xác định của một địa điểm và thời điểm cụ thể mà trở về với quá khứ,
sống trong ước mơ với tương lai. Trí tưởng tượng là một động lực tinh thần quyết định giờ
phút nhổ neo cho con thuyền tìm về những mảnh đất xa xôi và những bến bờ xa lạ, ở đấy
một giấc mơ có khả năng trở thành một sự thực. Tưởng tượng cũng chính là them vào cái có
thật phần nên có và sẽ có, là sự chuẩn bị tích cực cho một hành động sáng tạo và bản thân
nó là một sự sáng tạo.
Nói đến thơ ca là nói đến sức tưởng tượng. Nhà thơ Sóng Hồng đã chỉ ra đặc điểm
quan trọng này của thơ “Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”.
Apooline đã có lí khi nhận xét: “Cái lĩnh vực phong phú, ít được biết đến nhất, cái lĩnh
vực có một chiều rộng không ngờ là tưởng tượng, vì vậy không có gì lạ nếu người ta đã
dành danh hiệu nhà thơ chủ yếu cho những người đi tìm những niềm vui mới rải rác trên
những không gian đồ sộ của tưởng tượng”
Chất thơ cũng gắn liền với cái đẹp. Thơ không phải chỉ nói đến cái đẹp trong cuộc
sống mà nói về cuộc sống với một lí tưởng đẹp. Không phải ngẫu nhiên Etgapô cho rằng:
“Cái đẹp là địa hạt hợp pháp của thơ ca”. Còn Bô-đơ-le xem thơ là “ước mong của con
người vươn tới một cái cao đẹp cao thượng”. Chúng ta có thể kể thêm nhiều quan niệm
khác và cách nói nhiều khi thiếu mức độ và quá đi như quan niệm của Seli “Thơ ca biến
mọi vật thành đẹp, nó làm tăng vẻ đẹp của những cài gì đẹp nhất, nó đem lại vẻ đẹpcho


những cái gì xấu xí nhất”.Cái đẹp là phẩm chất và cũng là quy luật chung của sự nhận
thức và sáng tạo trong nghệ thuật.
Toàn bộ những phẩm chất trên hợp thành chất thơ trong sáng tạo của nghệ thuật.
Chất thơ của mỗi nhà thơ được hình thành với những đặc điểm riêng do trình độ và năng
lực tinh thần, do hoàn cảnh từng cá nhân qui định. Có thể thông qua thành phần cấu tạo
của chất thơ mà tìm hiểu những mặt nhất định của phong cách thơ của từng tác giả. Cái
đẹp trong thơ là sự thống nhất thẩm mĩ giữa những phẩm chất của thực tại khách quan
với cái đẹp trong tâm hồn người nghệ sỹ. Do đó, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về
chất thơ trong văn học nhưng có thể tổng hợp các ý kiến đó trong cách hiểu sau: “Với trí

tưởng tượng phong phú và những rung động sâu xa của tâm hồn, nhà thơ phản ánh hiện
thực xã hội và tâm trạng con người thông qua hệ thống những cảm nghĩ và những hình
ảnh tiêu biểu cho đời sống trên cơ sở của ngôn ngữ gợi cảm chọn lọc và giàu nhịp điệu”.
Chất thơ trong tác phẩm văn học tạo nên nguồn cảm hứng lãng mạn, khẳng định “cái tôi”
đầy tình cảm, cảm xúc hướng tới lí tưởng. Chính cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con
người vượt lên hiện thực khổ đau, đen tối, gian khổ để hướng tới một tương lai tươi sáng.
Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà còn còn trong
nhiều thể loại văn học khác để người ta có thể nói tới chất thơ của nó.
1.1.1. Chất thơ trong thơ trữ tình
Người ta thường nói đến chất thơ trong tác phẩm văn học nhưng chất thơ biểu hiện
đậm đặc và sâu sắc nhất là trong thơ trữ tình. Có lẽ đó là điều dễ hiểu bởi “Từ thời cổ đại
đến nay, văn chương nhân loại có các loại thơ: thơ sử thi, thơ bi kịch, thơ tự sự, thơ trữ tình,
thơ trào phúng, phúng thích, thơ thế sự, thơ quảng bá ý tưởng, tuyên truyền, quảng cáo, thơ
thoại trong kịch... Mỗi khi bàn về thơ, người ta chỉ bàn về thơ trữ tình, mặc nhiên coi nó là
tiêu biểu của thơ…” Điểm mấu chốt để phân biệt thơ trữ tình với những thể thơ khác là ở
mục đích và phương thức biểu đạt riêng. Thơ trữ tình không chỉ có mục đích “ viết ra nhằm
biểu đạt tình cảm ,cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với xung quanh” mà còn để bày
tỏ về chính mình trong những “rung động cụ thể, cảm tính, hình ảnh, giàu màu sắc nhạc
tính”
Nếu nói văn học phản ánh hiện thực thì hiện thực trong thơ trữ tình chủ yếu là hiện
thực tâm hồn của chính nhà thơ, người tạo ra văn bản. Hay nói cách khác chất thơ trong
thơ trữ tình trước hết được thể hiện ở cảm xúc trực tiếp của chủ thể tác giả- người sáng
tác ra văn bản thơ. Những cung bậc tình cảm của nhà thơ dù là một niềm vui hồ hởi hay
một nỗi buồn sâu lắng, thiết tha, dù kéo dài triền miên, trĩu nặng tâm hồn hay thoáng qua
trong giây lát đều gắn liền với một cái gì đó của đời sống bên ngoài nhưng sâu xa hơn là
tiếng nói thầm kín của trái tim và tâm hồn người nghệ sĩ. Phải thâm nhập vào thế giới tâm
hồn của chủ thể, hình dung được trạng thái xúc cảm của tác giả trong quá trình hình thành


văn bản chứ không phải nhìn vào nội dung được nói tới của bài thơ ấy sau khi nó đã hoàn

thành. Muốn thế phải thâm nhập vào tiếng nói của chủ thể để cảm thông, lắng nghe, hình
dung… và phải đọc lên cho cảm xúc hiện ra trong hình ảnh, nhịp điệu. Thơ trữ tình chính
là những nỗi niềm tâm sự riêng của tác giả. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung
tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Có nhiều cuộc đời thi sĩ gắn liền với đời
thơ như hình với bóng, những sự kiện, hành động và tâm tình trong cuộc đời riêng cũng
in lại đậm nét trong thơ. Nói như Hàn Mặc Tử:
Người thơ phong vận như thơ ấy
Garxia Lorca cũng nói một cách cảm động về mối quan hệ giữa nhà thơ và đời thơ
“Mỗi bài thơ mà hôm nay tôi trao vào tay bạn đọc thân mến là nảy sinh cùng với
mầm mống trên cái cây xao động của cuộc đời đang nở hoa. Coi thường quyển sách này
sẽ là tàn nhẫn bởi vì nó gắn liền khăng khít với bản thân cuộc đời tôi. Ở ngay sự yếu đuối
của nó, sự nghèo nàn mà tôi thừa nhận vẫn có một sức mạnh của nó trong số những sức
mạnh khác mà chỉ có tôi mới phát hiện được”.
Sự thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ và cái tôi trữ tình trong sáng tác là một hiện
tượng khá phổ biến. Thơ trữ tình từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Hồ Xuân
Hương, Cao Bá Quát, Tú Xương, Phan Bội Châu, Tố Hữu ….đều biểu hiện rõ nét sự
thống nhất trên. Thái độ bất bình với những xấu xa và lố lăng của xã hội, nụ cười mỉa mai
và trào lộng đều có những liên hệ khá trực tiếp với cuộc đời riêng của Tú Xương, nhà nho
yêu nước, long đong chuyện thi cử, và cái nghèo năm tháng quẩn quanh. Tuy nhiên cần
lưu ý là không thể đồng nhất cái tôi của nhà thơ trong đời sống với cái tôi trữ tình trong
tác phẩm. Có những trường hợp cái tôi trữ tình trong thơ khác biệt đến xa lạ với con
người thuộc cuộc sống thực của nhà thơ. Có thể kể ra đây ví dụ: Veclen con người lang
thang trong các quán rượu đắm chìm trong những mộng tưởng xa lạ, với Vélen- nhà thơ
có những vần thơ tỉnh táo ca ngợi Ba- lê công xã. Do đó: Cái tôi trữ tình không phải bao
giờ cũng là cái tôi của tác giả sáng tác ra bài thơ, nhưng nó lại là cơ sở trực tiếp nhất sáng
tạo nên thi ca. Đi vào thế giới của chủ thể chính là đi vào bản chất, cốt lõi của thơ vậy.
Nếu nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình là thế giới tâm hồn chủ
thể tác giả thì yếu tố biểu đạt nội dung đó không gì hiệu quả hơn là giọng điệu. Giọng
điệu vốn là yếu tố thể hiện linh hồn, phong cách… trong tác phẩm văn học nói chung.
Riêng với thơ, thì giọng điệu còn là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên chất

thơ trong thơ trữ tình, cũng là yếu tố giúp ta nhận ra cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
Nói về sức mạnh biểu cảm của yếu tố âm nhạc trong thơ, một nhà mĩ học Bun-gari từng nói: “Trong thơ ca, nhạc tính xuyên thấm không chỉ hình thức, không chỉ âm
thanh mà cả tư tưởng chủ đạo, và không một ai lại có thể bằng các khái niệm logic trình


bày cho hết được ấn tượng của mình trước một tự thuật trữ tình. Ý nghĩa, hình ảnh, tâm
trạng…chỉ trở thành năng sản đối với thơ ca khi chúng có màu sắc nhạc tính”.
1.1.2. Chất thơ trong thơ mang dáng dấp tượng trưng, siêu thực
Chủ nghĩa tượng trưng (Tiếng Pháp : le symbolism) ra đời ngay từ thời kì cuối thế kỉ
XIX với những tên tuổi lớn như Bô-đơ-le, Vec-len, Rim-bô, Ma-lac-me….. Các nhà
tượng trưng nhấn mạnh: Mọi nghệ thuật đều mang tính tượng trưng và nhấn mạnh cái
tượng trưng bao giờ cũng gắn với cái kinh nghiệm, cái trần thế gắn với thế giới khác bằng
sự trải nghiệm cá nhân thể hiện qua chiều sâu của tâm hồn, của nhận thức và của cái vĩnh
cửu. Hình tượng trong thơ tượng trưng mang tính chất đa nghĩa, bất định vì nó ghi lại
cảm xúc của con người trong sự tồn tại của “ khu vực bí ẩn” như cách nói của Ma-lac-mê
hay như cách diễn đạt của Mê-tec-linh. Thơ tượng trưng yêu cầu thơ “trước hết phải có
nhạc tính” (Vec-len). “Quan niệm tượng trưng như là hình tượng có khả năng không chỉ
biểu đạt những sự tương hợp của các khách thể và hiện tượng mà trước hết có khả năng
truyền đạt “nội dung thể nghiệm của ý thức” (Bê-Lưi). Về cấu trúc, thơ tượng trưng hay
thơ siêu thực đều không sử dụng hình thức tuyến tính mà chuyển sang hình thức bề nổi có
thể cảm nhận bằng kĩ thuật in ấn hay hình thức âm thanh , đi vào cấu trúc không gian với
cách thức biểu hiện là không vần (non ver), và cách thức đảo lộn ngữ pháp cổ điển, cắt
rời câu chữ để tạo một trật tự mới, tạo ra loại ngôn ngữ mang màu sắc mới trên cơ sở các
ngữ căn sẵn có.
Chủ nghĩa siêu thực (tiếng Pháp: le surealisme) xuất hiện vào năm 1922, trước hết
là tiếng nói phản kháng của lịch sử. Các giá trị đạo đức và tinh thần truyền thống đang
đứng trước nguy cơ tan vỡ hoặc sụp đổ; các cá nhân mà nhậy cảm nhất là văn nghệ sỹ bị
đặt trước một thực tế trần trụi phũ phàng. Họ không còn cách nào khác là chạy trốn vào
các giấc mơ, đi tìm một hiện thực khác, cao hơn (siêu thực) nằm ngoài, nằm bên tren cái
hiện thực đang tồn tại. Chủ nghĩa siêu thực đề ra một hệ thống quan điểm mỹ học gồm:

Đề cao, chú trọng khai thác cái ngẫu hứng, cái bất ngờ trong thế giới vô thức; Đề cao vai
trò của cái hỗn độn , phi logic, phi luận lí vì vậy các nhà siêu thực đã không ngần ngại gạt
borỏ mọi quy tắc ngữ pháp, không tuân thủ các quy tắc về cú pháp, không sử dụng các
dấu chấm câu, gạt bỏ mọi nguyên tắc logic của lí tính; Các nhà siêu thực chủ trương phá
vỡ sự ngăn cách giữa khách thể và chủ thể.
Nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa tượng trưng như đã nói ở trên là sự tương giao,
tương hợp. Baudelaire quan niệm: Vũ trụ là một thể thống nhất, trong đó tất cả đều tương
ứng với nhau. Có sự tương ứng giữa tự nhiên và cái siêu nhiên, có sự tương ứng giữa thế
giới này với thế giới đằng sau đầy bí ẩn, đặc biệt là sự tương ứng giữa các giác quan
“Mùi hương, màu sắc và âm thanh tương giao cùng nhau”, “Có những mùi hương mát
như da thịt trẻ con, ngọt ngào như tiếng sáo, xanh mượt như cỏ non” (Baudelaire - Tương


ứng). Tìm ra những câu, những đoạn thể hiện sự tương hợp này trong thơ Việt Nam
không khó. Vì thực ra, thuyết tương giao giữa vũ trụ và con người của chủ nghĩa tượng
trưng lại rất gần với tư tưởng “vũ trụ vạn vật nhất thể” trong triết lý phương Đông.. Đó là
một sự tương giao tổng thể. Tương giao giữa thiên nhiên, con người, thơ, hoạ và nhạc,
hương, vị... và cả mọi giác quan: “Gió đi chới với trong khung trắng/ Lộ nửa vần thơ nửa
điệu ca”, “Nàng hé môi ra. Bay điệu nhạc/ Mát như xuân mà ngọt tợ hương” Một sự
tương giao đan xéo, bện chặt với nhau khó lòng tách biệt, ta chỉ có thể nhận ra sự “HIỆN
HÌNH” này bằng trực giác. Còn rất nhiều bài, nhiều đoạn như thế trong thơ Bích Khê nói
lên sự ảnh hưởng của nguyên tắc mỹ học và đặc điểm của thơ tượng trưng. Văn học Việt
Nam hiện đại đã tiếp thu quan niệm mỹ học nói trên của hai trường phái thơ tượng trưng,
siêu thực chặng đường đầu vào những năm 30 của thế kỉ XX.
Chủ nghĩa tượng trưng đề cao âm nhạc trong thơ vì họ quan niệm âm nhạc là nghệ
thuật cao siêu nhất. Thật ra, ở phương Đông, truyền thống “trung thi hữu nhạc” cũng đã
xuất hiện từ lâu, song yếu tố nhạc trong thơ phương Đông truyền thống chỉ xuất hiện bên
cạnh các yếu tố khác. Còn trong thơ lãng mạn, từ yếu tố nhạc truyền thống, các nhà thơ
đã ảnh hưởng chủ nghĩa tượng trưng nên có xu hướng biến mỗi từ trong thơ thành một
bán âm của nhạc.

Một đặc điểm nổi bật của thơ tượng trưng, siêu thực là những biểu tượng đa nghĩa
được tác giả xây dựng dựa trên sự liên thông về ý nghĩa với nhau. Văn học Việt Nam
hiện đại sau năm 1975, từ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ như
Thanh Thảo, Y Phương đến các cây bút trẻ sau này như Nguyễn Việt Chiến, Vi Thuỳ
Linh, Nguyễn Vĩnh Tiến… đều có ảnh hưởng ít nhiều màu sắc tượng trưng. Chính lối
viết này đã thu hút được người đọc bởi khả năng biểu cảm và tính đa nghĩa của hình
tượng. Điều đó lí giải tại sao ngôn ngữ thơ mang mầu sắc tượng trưng lại chiếm một số
số lượng lớn trong các thi phẩm ở giai đoạn này. Nhà thơ Thanh Thảo là một đại diện
tiêu biểu cho khuynh hướng này và cũng là nhà thơ sử dụng khá thành công ngôn ngữ thơ
tượng trưng. Những biểu tượng đã thành kinh điển trong thế giới nghệ thuật như: áo
choàng đỏ, ghi ta, vầng trăng, đáy giếng đã được làm mới, được gia cố, trang bị thêm
những ý nghĩa mới để trở thành những biểu tượng mới lạ. thể hiện khả năng biểu đạt của
ngôn ngữ thơ tượng trưng: Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt (gợi hình ảnh dũng sĩ đấu bò
tót của Tây Ban Nha), tiếng ghi ta nâu (gợi sức sống của nghệ thuật luôn gắn bó với cuộc
sống ), giọt nước mắt vầng trăng (gợi sự thương cảm của nhân loại với người nghệ sĩ
Lorca sau khi ông bị sát hại…)
Lối diễn đạt khác lạ bằng những cú pháp mới gợi chất tượng trưng
Thơ Việt Nam ở những giai đoạn trước thường có những kiểu cú pháp thơ đơn giản như:
Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta (Nguyễn Đình Thi); Em là


con gái Bắc Giang/ Rét thì mặc rét, nước làng em lo (Tố Hữu). Đặc điểm chung của
những kiểu cú pháp này là khả năng cắt nghĩa, thuyết minh, tường minh nghĩa hàm ẩn
nhằm đạt hiệu quả thẩm mĩ. Hiệu quả thẩm mĩ đó được hiểu là sức cổ vũ, tuyên truyền
nhằm kêu gọi tinh thần yêu nước, gắn kết khối đoàn kết dân tộc.
Trong giai đoạn sau 1975, với sự xuất hiện của tinh thần tự vấn, ý thức về cái tôi
công dân hướng đến những câu hỏi nội tâm. Đó vừa là những bi kịch tâm trạng của mỗi
cá nhân, cũng là niềm trăn trở của một thời đại mới. Kéo theo nó là một cú pháp thơ bình
đẳng trong sự hô ứng, cú pháp không cần đến liên kết từ:
Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng
(Đàn ghi ta của Lorca - Thanh Thảo)
Đó là kiểu cú pháp gợi nhiều đáp án. Người đọc có thể lí giải theo nhiều cách sau:
nước mắt của vầng trăng, nước mắt và vầng trăng, nước mắt trong vầng trăng, nước mắt
từ vầng trăng…
Màu sắc tượng trưng trong thơ sau 1975 tuy không một lần nữa tạo ra sự “sốc”, hay
choáng như tượng trưng của Thơ mới thuở nào nhưng cũng đủ tạo nên hiệu ứng nghệ
thuật. Người làm thơ đã thực sự chuyên tâm với chữ và tự biết làm sang cho những con
chữ của mình từ hướng đi ấy.
1.1.3. Tác động tích cực của chất thơ trong tác phẩm văn chương đến hứng thú tiếp
nhận và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh trong quá trình dạy học
1.1.3.1. Cảm xúc thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương
Cảm xúc thẩm mĩ là cảm xúc mang tính nhân văn, là dạng xúc cảm cao cấp chỉ có
ở con người.Chúng là những rung cảm của con người trước cái đẹp.Tác phẩm văn
chương là sản phẩm tinh thần của con người.Chúng là sản phẩm nghệ thuật độc đáo bằng
ngôn từ, chúng kết tinh tư tưởng, tình cảm, cách nhìn nhận khám phá đời sống của nhà
văn. Vì thế trong tác phẩm văn chương cảm xúc thẩm mĩ được thể hiện tập trung nhất, cô
đọng, sâu sắc và mãnh liệt nhất. Và vì thế cảm xúc thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương
có khả năng tác động mạnh đến cảm xúc thẩm mĩ của người tiếp nhận.
Tác phẩm văn chương là nơi kết tinh, hội tụ cái đẹp trong đời sống, trong thế
giới tự nhiên. Bên cạnh đó trong quá trình sáng tác nghệ thuật các nhà văn không chỉ
sáng tạo, không chỉ thể hiện tài năng, sự nhạy cảm của bản thân trong tác phẩm mà hơn ai
hết họ đem đến cho tác phẩm của mình một tâm hồn giàu cảm xúc, một trực giác nhạy
bén. Bằng những rung động và cảm xúc mãnh liệt trước cuộc sống người nghệ sĩ sáng tạo
ra tác phẩm văn chương, xây dựng hình tượng văn học, tạo nên mỗi dòng thơ, trang viết


day dứt, xúc động lòng người. Điều ấy tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn cho tác phẩm, khiến
cho tác phẩm văn chương nhanh chóng có được tiếng nói đồng cảm, đồng tình, đồng điệu
với người đọc. Nếu nhà văn có tư tưởng mới lạ,có cánh khám phá đời sống tinh tế, sâu

sắc nhưng tác phẩm ấy không được viết bằng cảm xúc chân thành mãnh liệt của người
nghệ sĩ thì tác phẩm ấy sẽ thật khô khan, nhạt nhẽo khó đến được với đông đảo người tiếp
nhận, khó lay động được những cảm xúc sâu sa trong lòng người đọc.
Chính vì thế tác phẩm văn chương có thể khơi dậy ở người đọc những cảm xúc xã
hội tích cực, thỏa mãn ở người đọc cái nhu cầu nếm trải sự sống. Chúng có khả năng tác
động, khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ ở con người. Tác phẩm văn chương không chỉ phản ánh
cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống theo một quy tắc nhất định mà chúng còn sáng tạo
ra cái đẹp mới. Bên cạnh việc thõa mãn nhu cầu về cái đẹp, tác phẩm văn học còn là
trường học của những năng lực sáng tạo thẩm mĩ, là nơi bồi dưỡng cảm xúc, thị hiếu
thẩm mĩ của con người. Trong quá trình rèn luyện và sáng tạo nghệ thuật thị giác và thính
giác cùng các giác quan thẩm mĩ của con người ngày càng tinh tế nhạy bén. Các năng lực
quan sát, cảm nhận, khái quát ngày càng phát triển. Tác phẩm văn học cũng như nghệ
thuật nói chung là nơi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ của con người, nơi giữ gìn và phát
triển chất nghệ sĩ vốn có trong tâm hồn, khơi dậy và tiếp sức cho những rung động về cái
đẹp, nơi giữ cho tâm hồn con người không chai sạn đi mà luôn mới mẻ, nhạy cảm với cái
đẹp. Do đó mà cũng không bao giờ nguội lạnh, thờ ơ với số phận con người, luôn căm
phẫn, đau đớn, xót xa vì cái xấu cái ác, tha thiết yêu thương hướng về cái tốt cái đẹp. Tác
phẩm văn học chân chính trong khi bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ của con người thêm phong
phú, đồng thời cũng làm cho nó trở lên lành mạnh và cao đẹp. Nó có khả năng cải tao,
nâng cao lí tưởng thẩm mĩ và thị hiếu thẩm mĩ cho con người. Tác phẩm văn chương có
khả năng trực tiếp tiến hành giáo dục thẩm mĩ cho HS trong quá trình dạy học.
Cái đẹp trong tác phẩm văn chương là một khách thể thẩm mĩ hoàn hảo, cảm xúc
thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương mãnh liệt, sâu sắc vì thế tác phẩm văn chương có thể
thỏa mãn nhu cầu thẫm mĩ, phát triển cảm xúc thẩm mĩ, nâng cao năng lực thẩm mĩ, thị
hiếu thẩm mĩ cho con người.
1.1.3.2. Tác động tích cực của chất thơ trong tác phẩm văn chương đến hứng thú tiếp
nhận và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh trong quá trình dạy học
Ngày nay trong khoa học nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học, lí luận văn học
hiện đại chúng ta đề cập đến khái niệm: hứng thú, cảm xúc thẩm mĩ, năng lực văn... thực
chất là nhu cầu đồng cảm trong văn chương giữa người sáng tác với người đọc, giữa

người dạy văn với học sinh. Đây là một đòi hỏi da diết, mạnh mẽ và sâu sắc , chẳng thế


mà Nguyễn Du từng phải thốt lên: “ Bất tri tam bách dư niên hậu.Thiên hạ hà nhân khấp
Tố Như”. Trong dạy học văn vấn đề đồ ng cảm, hay cộng hưởng cảm xúc có hay không
là dấu hiệu của khả năng xóa bỏ được ngăn cách trong cảm thụ. Đặt ra vấn đề về nhận
thức một giờ dạy văn, tác phẩm văn chương không phải là một thông tin thẩm mỹ, tình
cảm mà chỉ còn là một vấn đề về lịch sử, chính trị, luân lí, đạo đức, giờ văn chỉ tác động
đến lí trí mà không lay động đến tâm hồn, không rung động học sinh. Trong giờ văn HS
lạnh lùng thờ ơ với số phận các nhân vật, xa lạ với những rung động của nhà văn trước
những số phận, trước những cuộc đời con người. Vô hình chung giờ văn trở thành gánh
nặng đối với tâm lí của người học. Sức mạnh của văn học bị tước bỏ một cách vô ý thức
từ năm học này đến năm học khác, từ thầy cô này đến thầy cô khác. Và dĩ nhiên, học văn
không còn là một niềm say mê, hứng thú đối với học sinh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào
để văn chương trong nhà trường trở về đúng vị trí của nó là một bộ một khoa học xã hội
và nhân văn, một môn học về nghệ thuật ngôn từ.
Hứng thú tiếp nhận và cảm xúc thẩm mĩ mà chất thơ trong tác phẩm văn học mang
lại cho HS tập trung thể hiện ở hứng thú nhận thức, hứng thú đánh giá và hứng thú
thưởng thức cái đẹp mà văn chương mang lại cho tâm hồn các em. Điều đó thể hiện ở sự
rung động của các em trước vẻ đẹp của tác phẩm văn học, các em nhận ra và biết rung
động với vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên, rung động trước những số phận con
người, những câu chuyện giàu tính nhân văn ….. Theo thống kê phần lớn HS trong các
lớp học không chuyên, các em có thể dễ dàng phát hiện ra cái đẹp trong nghệ thuật, các
em cảm thấy rung động trước những kiếp người đau khổ, rung cảm trước những bản nhạc
trữ tình, những bức tranh muôn màu về thiên nhiên và cuộc sống con người. Nhìn một
ngôi nhà đẹp, một hành vi, cử chỉ đẹp tâm hồn các em bỗng tràn đầy cảm xúc thẩm mĩ.
Nhìn chung, các em thường rung động, xúc cảm trước những vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo
tác động trực tiếp vào thị giác, thính giác. Tuy nhiên, có nhiều HS không dễ phát hiện ra
cái đẹp trong nghệ thuật, các em có thể nhận ra nó hay, nó đẹp nhưng không dễ tự phân
tích, chỉ ra cụ thể cái hay,cái đẹp tinh tế tiềm ẩn trong nghệ thuật đặc biệt trong một tác

phẩm văn chương. Bên cạnh đó,có những em rất nhậy cảm, rất tinh tế, hay xúc động
trước những tác động của cái đẹp trong nghệ thuật và tác phẩm văn chương. Các em có
thể đọc một câu chuyện hay sau đó kể lại và nói về những cái hay, cái đẹp trong tác phẩm
khiến hứng thú của bản thân lan truyền cảm xúc sang người đối thoại. Biểu hiện về sự
rung cảm nghệ thuật, hứng thú của HS trước các tác phẩm văn chương rất khác nhau.
Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi tâm lí học chỉ ra rằng nếu có khách thể thẩm mĩ
tác động nhưng chủ thể thẩm mĩ không có năng lực cảm thụ tiếp nhận các kích thích đó
như năng lực của các giác quan thẩm mĩ, vốn văn hóa chung, văn hóa thẩm mĩ, vốn kinh
nghiệm sống, trình độ học vấn thì cũng không thể có hứng thú và xúc động thẩm mĩ.


Tác động tích cực của chất thơ trong tác phẩm văn chương đến hứng thú tiếp nhận
và cảm xúc thẩm mĩ của HS được thể hiện trước hết qua lớp vỏ âm thanh của ngôn ngữ.
Vì tác phẩm văn chương vẫn được hiểu như là một hệ thống cấu tạo nhiều tầng lớp. Con
đường tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm bao giờ cũng là một quá trình đi từ những kí hiệu
ngôn ngữ, từ lớp âm thanh - nhịp điệu, từ vựng- ngữ nghĩa, đề tài, chủ đề và tư tưởng
cảm xúc. Nói như Hemingway: tảng băng có phần nổi bên trên và phần chìm xuống
dưới. Dạy văn không thể chỉ dừng lại ở chỗ “độc diễn” mà cần có sự “cộng hưởng cảm
xúc” biến tác phẩm văn chương từ chỗ là một đối tượng thẩm mĩ trở thành một nguồn
sống khơi động quá trình chuyển biến và chuyển hóa tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của HS.
Sức hấp dẫn của một giờ văn nói chung và giờ dạy thơ trữ tình nói riêng ở chỗ người GV
cần làm bật lên “chất thơ‟ trong tâm hồn của người nghệ sĩ được thể hiện qua tác phẩm
văn chương. Chất thơ trong tác phẩm văn học chính là cái đẹp của nghệ thuật “chứa đựng
trong hệ thống ngôn ngữ, hệ thống kí hiệu”. Do đó, cảm xúc thẩm mĩ mà chất thơ mang
lại cho học sinh trước hết thông qua kĩ năng đọc văn bản. Tại sao khẳng định như vậy vì
văn hóa đọc là hoạt động gắn với công dân, với xã hội, gắn bó với thói quen, tập tục,
phông tri thức văn hóa trong cảm nhận trong giao tiếp của mỗi người và toàn xã hội. Kĩ
năng đọc của HS liên quan đến đọc đúng vần, đúng ngữ điệu rồi đến giai điệu hay giọng
điệu của từng đoạn và của cả văn bản là tiền đề cho việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của
hình tượng trong tác phẩm văn học. Phương pháp đọc sáng tạo được sử dụng hầu như

thường trực trong tiết dạy học ngay từ khi vào bài đến lúc kết thúc tiết dạy. Trung tâm
của phương pháp đọc sáng tạo là đọc diễn cảm, là đọc để diễn tả sự cảm thụ chứ không
chỉ dừng lại ở mức thể hiện cảm xúc, mà có cả sự hiểu biết của người đọc, sự tri âm với
tác giả. ….đọc diễn cảm thực chất là sự cộng hưởng giữa tâm hồn và cảm xúc, hiểu biết
của người đọc với tác phẩm thông qua hệ thống kí hiệu nghệ thuật ở văn bản. Điều đó
cho thấy chất thơ của tác phẩm văn học được gợi lên ngay từ những con chữ tưởng như
vô hình, nó kích thích sự tưởng tượng của HS về hình tượng văn học qua kênh thính giác,
khơi dậy năng lực văn chương ở người dạy và người học. Hiệu quả cảm thụ chỉ có được
khi khoảng cách giữa nhà văn, người dạy và người học được xóa bỏ dần. Hay nói một
cách khác, đọc thành công trong một giờ dạy văn sẽ là con đường rút ngắn khoảng cách
giữa tác giả và học sinh.
Chất thơ trong tác phẩm văn học còn mang đến cho HS có cơ hội được nâng cao sự
trải nghiệm của bản thân. Có thể lấy ra đây một ví dụ về sự trải nghiệm của HS khi đọc
khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử. Trong khổ thơ trên “anh” là đối
tượng được nói tới xét trên bề mặt văn bản, vậy chủ thể trữ tình phải là em. Nhưng thực
chất xúc cảm trên là của tác giả, nhà thơ mượn cô gái để bày tỏ cảm xúc của mình. Đây là
hình thức chuyển cảm xúc của chủ thể cho khách thể. Cách bày tỏ cảm xúc của tác giả
cũng thật tế nhị và đằm thắm: mở đầu bài thơ là một câu hỏi giản dị như một lời nói


thường “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”, biết bao nhiêu sắc thái biểu cảm trong câu nói
thường ấy
Một lời mời chào?
Một lời trách móc?
Một nỗi nhớ mong?
Một câu hỏi?
Một khát khao, ao ước, chờ đợi?
Thôn Vĩ có gì khiến nhà thơ có nhiều nỗi niềm đến vậy? Có một từ “ai” phiếm chỉ
thấp thoáng sau bức tranh thiên nhiên kia đã làm cho ánh nắng, sắc trời của thôn Vĩ trở
nên trong xanh, huyền diệu…và đại từ phiếm chỉ „ai” theo suốt hành trình của bài thơ

khiến cho cảnh, người thôn Vĩ vốn đã đẹp lung linh, lại thêm huyền hoặc, bí ẩn. Trong
đó đẹp nhất, lắng đọng nhất là tình yêu của chủ thể, là tác giả. Một tình yêu đơn phương
với người con gái xứ Huế cùng với tấm bưu ảnh mà nàng gửi cho nhà thơ là nguồn cảm
hứng và thi tứ cho bài thơ này. Đọc có vang lên được cái giọng điệu tha thiết mà diết
gióng ấy mới cảm hiểu được cõi thơ, cõi tình trong thơ Hàn. Cái đẹp trong khổ thơ đầu
của thi phẩm ở sự hòa quyện giữa cái đẹp khách thể là khu vườn thôn Vĩ với cái đẹp
trong những rung cảm nghệ thuật tinh tế của nhà thơ. Điều đó, dẫn dắt học sinh nhập định
vào thế giới đặc biệt của thơ Hàn Mặc Tử, hồn thơ của một con người trẻ tuổi, tình yêu
cuộc sống đang dào dạt, trào dâng…..và sự giày vò, giằng xé của bệnh tật trong đớn đau,
quằn quại. Học sinh được rung cảm trước cái đẹp của cuộc đời, được chia sẻ niềm yêu
sống của thi nhân, và cũng được xót xa nỗi đau của con người.
Chất thơ, sức mạnh của văn học nằm chính ở những điều đó. Nhiệm vụ của người
dạy văn là khơi gợi, đánh thức hứng thú và những cảm xúc thẩm mĩ của HS. Bên cạnh
việc thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp, tác phẩm văn học còn là trường học của những năng
lực sáng tạo thẩm mĩ, là nơi bồi dưỡng cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ của con người. Trong
quá trình rèn luyện và sáng tạo nghệ thuật thị giác và thính giác cùng các giác quan thẩm
mĩ của con người ngày càng tinh tế nhạy bén. Các năng lực quan sát, cảm nhận, khái quát
ngày càng phát triển. Tác phẩm văn học cũng như nghệ thuật nói chung là nơi nuôi
dưỡng cảm xúc thẩm mĩ của con người, nơi giữ gìn và phát triển chất nghệ sĩ vốn có
trong tâm hồn, khơi dậy và tiếp xúc cho những rung động về cái đẹp, nơi giữ cho tâm hồn
con người không chai sạn đi mà luôn mới mẻ, nhạy cảm với cái đẹp.
1.2. Đánh giá thực trạng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” ở trƣờng THPT
chƣơng trình sách giáo khoa ngữ văn (Ban cơ bản)


Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” được lựa chọn và đưa vào chương trình ngữ văn 12 từ
năm 2008 đến nay đã được 6 năm nhưng vẫm là một thi phẩm khó gây nhiều tranh luận
trong giới chuyên môn, thu hút được sự quan tâm của GV và HS. Có thể khẳng định với lối
thơ tượng trưng, siêu thực “Đàn ghi ta của Lorca” dường như khá mới mẻ so với dòng thơ
lãng mạn, hiện thực và cách mạng vốn quen thuộc với HS ở bậc THPT. Do đó để cảm hiểu

được vẻ đẹp của thi phẩm này cũng đòi hỏi tư duy thơ sáng tạo và mới mẻ hơn. Nhưng trên
thực tế phần lớn GV chưa thật sự đào sâu và khám phá hết nét mới lạ và độc đáo của tác
phẩm nên thực trạng dạy học bài thơ theo hướng khái thác chất thơ của tác phẩm chưa thật
sự đạt kết quả tốt. Theo chúng tôi, có một số lí do sau dẫn đến khó tiếp nhận bài thơ trong
quá trình dạy học.
1.2.1. Về thể loại thơ
Thanh Thảo viết về con người và nghệ thuật của Lorca bằng một loại hình thơ
không dễ nắm bắt và ít được làm quen trong chương trình phổ thông- loại hình thơ tượng
trưng, siêu thực. Phần lớn lấy chất liệu trong thơ Lorca để xây dựng biểu tượng. Quy luật
tồn tại liên văn bản của tác phẩm văn học (đặc biệt ở thi phẩm này) Thanh Thảo đòi hỏi
người đọc thơ phải đi tìm và giải mã cuộc đời và sáng tác của Lorca, có được vốn liếng
tri thức cơ bản về con người và sáng tác của Lorca, rồi mới có cơ sở tiến tới giải mã nghệ
thuật bài thơ của Thanh Thảo.
Quy luật tiếp nhận văn học gắn với loại hình, loại thể đòi hỏi người đọc phải có
hiểu biết về loại hình thơ tượng trưng, kinh nghiệm đọc thơ tượng trưng mới mong thâm
nhập được vào thế giới nghệ thuật của bài thơ.
1.2.2. Về phía giáo viên
Xuất phát từ bản thân là một GV dạy ngữ văn và của đồng nghiệp khi tìm hiểu và
nghiên cứu thiết kế giáo án bài thơ này, chúng tôi đều phải đối diện với những khó khăn:
Những hiểu biết hạn chế về chủ nghĩa tượng trưng siêu thực trong thơ, hiểu biết hạn chế
về Lorca và thế giới nghệ thuật cũng như những cách tân sáng tạo trong thơ ông. Phần
lớn những tiết giảng bài thơ này mà tôi trực tiếp dự giảng đều khai thác vẻ đẹp bài thơ
theo hướng cắt ngang theo kết cấu tác phẩm để từ đó làm bật lên hình tượng Lorca. Một
số giáo viên đã dạy bài thơ này như dạy một tác phẩm truyện vì mải mê hướng dẫn học
sinh tìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng Lorca mà quên mất đây là bài thơ của Thanh Thảo,
là tấc lòng tri âm, tiếng nói cảm thông sâu sắc, sự đánh giá cao của Thanh Thảo với
Lorca. Có giáo viên lại “tung hỏa mù” theo kiểu lại đưa ra hàng loạt các ý kiến, cách hiểu
khác nhau mà không hề hướng cho học sinh.
Nhưng thực tế, nét độc đáo trong thi phẩm này là sự đan cài và nhiều khi là song
trùng 3 hình tượng: Cây đàn ghi ta, hình tượng Lorca và hình tượng cái tôi nội cảm của



nhà thơ. Vẻ đẹp của những hình tượng ấy được thể hiện qua ngôn ngữ và hình ảnh giàu
chất thơ, chất nhạc. Điều đó cho thấy thực trạng dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca
trong trường THPT hiện nay tuy đã hướng HS hiểu đúng bài thơ nhưng chưa thấy được
chất thơ trong hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật- vốn là vẻ đẹp không thể thiếu trong
một tác phẩm văn chương.
1.2.3. Về phía học sinh
Khi học bài thơ này nhiều em cảm thấy xa lạ và khó hiểu. Không có nhiều HS hiểu
cặn kẽ về giá trị của bài thơ (thường chỉ nắm bắt được tinh thần chung, đại khái nhất là
những hình ảnh tượng trưng, siêu thực, những câu thơ có nhiều chỗ “cong” thì chưa hiểu
đúng hoặc suy luận vô căn cứ. Có thể nói đây là điều có thể lí giải được vì thực tế HS không
có nhiều tài liệu liên quan đến Thanh Thảo, Lorca và thơ ông nên nhận thức của các em rất
thụ động. phần lớn những tri thức các em có được đều do GV cung cấp và hướng dẫn nên
các em thiếu không gian để tìm hiểu. Vì vậy thờ ơ và xa lạ là điều dễ hiểu. nhưng có một
thực tế khác mà chúng ta phải quan tâm là sau khi học xong bài thơ, GV yêu cầu các em làm
bài tập liên quan đến các vấn đề trong tác phẩm như: Phân tích hình tượng đàn ghi ta và
Lorca. HS cảm thấy rất lúng túng và thông thường các em sẽ phân tích hai hình tượng này
tách bạch. Do đó khi đọc bài làm của HS, tôi có cảm giác hụt hẫng và mất đi tất cả cái hay,
cái “dư ba” mà tác phẩm này mang lại cho người đọc đó là sự ám ảnh khôn nguôi về người
nghệ sĩ đã gửi linh hồn vào cây đàn ghi ta- cây đàn chính là sinh mệnh của Lorca.
Điều đó, chỉ ra cho người dạy tác phẩm này cần phải định hướng về sự tiếp cận văn
hóa của bài thơ. Nên chăng chúng ta cần quay trở về cái gốc của văn chương muôn thủa
chính là chất thơ trong tác phẩm văn học. Chỉ có khai thác chất thơ như một nội dung văn
hóa thẩm mĩ của văn bản mới là con đường gần nhất đưa người đọc tiệm cận với tâm hồn
thi nhân và vẻ đẹp của “Đàn ghi ta của Lorca”.


CHƢƠNG 2
CÁCH THỨC VẬN DỤNG CHẤT THƠ TRONG

“ĐÀN GHI TA CỦA LORCA” VÀO DẠY HỌC BÀI THƠ
2.1. Biểủ hiện của chất thơ trong Đàn ghi ta của Lorca
Đàn ghi ta của Lorca là một bài thơ hay, khó, mới mẻ, vẫn đang là một thách thức
với cả người học và người dạy. Đi tìm chất thơ của thi phẩm là công việc cần thiết để
phát hiện và cảm nhận được nguồn cảm hứng thẩm mĩ thi ca của một nhà thơ tài hoa về
một người nghệ sĩ bậc thầy. Chất thơ trong Đàn ghi ta của Lorca cũng là chiếc chìa khóa
giúp người dạy và người học bài thơ này mở ra cánh cửa bí mật đến gần hơn với đời
sống riêng “vạm vỡ” và “tươi xanh” của tác phẩm trên thi đàn thơ hiện đại Việt Nam.
2.2. Một thế giới hình tượng, hình ảnh đa sắc màu văn hóa trong tư duy thơ của
Thanh Thảo
Đàn ghi ta của Lorca – một sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo, một khả
năng nhập cảm sâu sắc vào thế giới nghệ thuật thơ Lorca, một suy nghiệm thâm trầm về
nỗi đau và niềm hạnh phúc của những cuộc đời đã dâng hiến trọn vẹn cho cái đẹp. Lor ca
là một nhà thơ nổi tiếng, ông còn là tiếng nói, là niềm vui nỗi buồn của đất nước mình.
Nhờ những vần thơ tài hoa của ông mang đậm chất dân gian, mà người ta nghe thấy tiếng
hoàng hôn than khóc ánh bình minh, tiếng đôi thằn lằn thì thầm bên tảng đá ven sông,
tiếng cát lạo sạo dưới chân cặp người yêu bên nhau. Cũng nhờ tiếng thơ của ông, đất
nước TBN hiện lên với chiều dài lịch sử với những sắc màu độc đáo nồng nhiệt. Nhưng
vẫn phảng phất đâu đó những nỗi buồn. Nhân cách cao đẹp và số phận oan khốc của
Lorca đã khiến Thanh Thảo ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc, tạo được sự đồng cảm giữa
người sáng tác và người đọc, gợi được những nét đặc trưng của văn hóa TBN, nơi nuôi
dưỡng tâm hồn của Lorca.
a. Hình tƣợng cây đàn trong thơ Lorca và trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”
Hình tượng trung tâm của tác phẩm là hình tượng đàn ghi ta và Lorca.Vì đàn ghi ta
chính là thơ Lorca, là bản mệnh của Lorca. Đọc thơ Lorca ta thương bắt gặp hình tượng
một chàng kĩ sĩ đi mải miết, vô định dưới vầng trăng khi đỏ, khi rạng ngời, khi u tối, khi
nồng nàn, khi buốt lạnh…Ta cũng thường ngập mình trong phong vị, hương sắc riêng
không thể nào quên được của miền quê Gra-na đa thuộc xứ Anđa-lu-xi-a, ở đó có những
chàng hiệp sĩ đấu bò tót khoác trên mình tấm áo choàng đỏ, có những cô gái Digan nước
da nâu gợi tình tràn trề sức sống, có những vườn cam, những rặng ôliu xanh màu xanh

huyền hoặc. Đặc biệt ở đó luôn vang vọng tiếng đàn ghi ta âm thanh nức nở, thở than làm


vỡ toang cốc rượu bình minh, tựa tiếng hát của một con tim bị tử thương bởi năm đầu
kiếm sắc, không gì có thể bắt nó im tiếng (ý thơ trong bài Đàn ghi ta….) Thanh Thảo quả
đã nhập thần vào thế giới thơ Lorca để lẩy ra và đưa vào bài thơ của mình những biểu
tượng ám ảnh bồn chồn của chính thi hào Tây Ban Nha. Nhưng vấn đề không đơn giản
chỉ là sự trích dẫn tất cả những biểu tượng kia đã được tổ chức lại xung quang biểu tượng
trung tâm là cây đàn mà xét theo “nguồn gốc”, vốn cũng là một biểu tượng đặc biệt trong
thơ Lorca “người mê dân ca, chàng hát rong thời trung cổ” “con sơn ca xứ An-đa-lu-xia”. Cây đàn từ chỗ mang hàm nghĩa nói về một định hướng sáng tạo gắn thơ với dòng
nhạc dân gian, rộng ra nói về một tình yêu vô bờ và khắc khoải đối với quê hương. Đến
Thanh Thảo nó đã nhập vào làm một với hình tượng Lorca, hay nói cách khác nó đã trở
thành hình tượng “song trùng” với hình tượng Lorca. Cây đàn cất lên tiếng lòng của
Lorca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là tinh thần thơ Lorca, là linh hồn và cao hơn là
cả số phận của nhà thơ vĩ đại này, cho sáng tạo nghệ thuật.Bởi thế có một sự hòa điệu
“song trùng” giữa thế giới nghệ thuật của Lorca với thế giới nghệ thuật thơ thanh
Thảo.Tác giả muốn làm sống dậy hình tượng người con của một đất nước, một dân tộc
yêu nghệ thuật, ưa chuộng cuộc sống tự do, phóng khoáng.
Những hình ảnh biểu tượng vốn có trong thơ Lorca được làm mới để chuyên chở
những cảm nhận về chính thơ Lorca và về thân phận của các nhà thơ trong thời hoành
hành của bạo lực.Có thể khẳng định có một thế giới đa sắc màu văn hóa trong Đàn ghi ta
của Lorca. Câu thơ “những tiếng đàn bọt nước” đem lại sự cảm thụ vừa bằng thính giác,
vừa bằng thị giác, mà sáng tạo các hình ảnh thị giác là điều mà các nhà siêu thực thường
quan tâm. Khác với quan niệm thông thường khi cảm nhận thơ thường chỉ nhấn mạnh âm
vận, nhạc điệu, nhạc tính với bút pháp quen thuộc là tả và tự sự trữ tình, Thanh Thảo sử
dụng các hình tượng nghệ thuật mang tính tượng trưng và siêu thực. Tiếng đàn thì ai cũng
có lần được nghe, cũng như bọt nước được tạo ra qua các cơn mưa thì ai cũng từng thấy
nhưng kết hợp lại thành “tiếng đàn bọt nước” thì lại tạo ra một cách nhìn khác lạ.Trong
cái quen thuộc hiện ra cái xa lạ. Nếu kết nối câu thơ “những tiếng đàn bọt nước với
những câu thơ khác về tiếng đàn trong bài thơ “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” “tiếng

ghi ròng ròng máu chảy” thì tiếng đàn với những âm thanh tuôn trào sôi động không chỉ
là âm thanh mà còn là tiếng kêu cứu của con người, của cái đẹp trong thời khắc bị đẩy tới
chỗ tuyệt diệt. Không có gì khó hiểu khi dưới ngòi bút Thanh Thảo , tiếng đàn cũng có
màu (nâu, xanh), có hình thù (tròn), có sinh mệnh (ròng ròng máu chảy), bởi tiếng đàn
chính là sự cảm nhận của nhà thơ nay về tiếng đàn xưa. Theo đó, tiếng đàn không còn là
tiếng đàn cụ thể nữa, nó là sự sống muôn màu hiện hình trong thơ Lorca và là sinh quyển
văn hóa, sinh quyển chính trị xã hội bao quanh cuộc đời, sự nghiệp Lorca.
b.Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”


Một hình ảnh mang đậm bản sắc của TBN chính là hình ảnh áo choàng đỏ.
Hình ảnh “áo choàng đỏ” nhắc nhở môn đấu bò tót, một hoạt động văn hóa khiến TBN
nổi tiếng thế giới. Nhưng đây không phải đấu trường giữa đấu sĩ với bò tót mà là đấu
trường đặc biệt giữa khát vọng đấu tranh dân chủ của công dân Lorca với nền chính trị
độc tài của khát vọng cách tân nghệ thuật trong chàng nghệ sĩ Lorca với nền nghệ thuật
già nua. Màu áo đỏ gắt tráng lệ, bỗng biến thành bê bết đỏ, màu đỏ đau thương đã nhốm
máu thi nhân, đã hủy diệt cái đẹp. Màu đỏ gắt của tấm áo choàng, không nghi ngờ gì, là
sáng tạo của Thanh Thảo. Đây là hình ảnh có sự kết hợp giữa cái thực là truyền thống đấu
bò tót của Tây Ba Nha, mà theo đó các hiệp sĩ đấu bò bao giờ cũng mặc áo choàng đỏ để
chọc tức con bò hoang, để lôi nó vào cuộc chiến. Nhưng cái khác thường là cái màu “đỏ
gắt” là màu máu tươi, lại gắn với cụm từ Tây Ban Nha ở đầu câu thì sẽ thấy tình hình
chính trị với những cuộc đàn áp khốc liệt của chính quyền độc tài ở đây về tinh thần đấu
tranh quyết liệt của nhân dân cách mạng vùng lên. Như vậy có thể hiểu, cả Tây Ban Nha
đang trở thành một đấu trường, không phải giữa người với bò mà giữa người với người,
giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do bị bóp nghẹt và thể chế chính trị hà khắc. Cả TBN
phải đổ máu phải đổ máu để giàng lại những quyền cơ bản của con người. Cuộc đấu tranh
đó đang diễn ra từng giờ, từng phút, diễn ra hàng ngày như tính chất đơn điệu của nền
chính trị TBN.
Nhìn theo góc độ nào cũng chỉ thấy con người tự do, nhà cách tân nghệ thuật mong
manh, đơn độc đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn, trong niềm cảm thông của nhà thơ

Việt Nam- Thanh Thảo.
c. Hình ảnh“Vầng trăng”, “yên ngựa”, “cô gái Di-gan”
Ngoài ra các hình ảnh: “Vầng trăng”, “yên ngựa”, “cô gái Di-gan” cũng gợi một
không gian văn hóa đậm đà bản sắc TBN. Hình tượng Lorca nổi bật trên cái nền văn hóa
đó thật cao quý. Đó là một chàng kị sĩ lang thang đơn độc, một ca sĩ dân gian TBN hát
nghêu ngao. Bởi Lorca không chỉ đơn độc trong sáng tạo nghệ thuật, mà còn đơn độc trong
mục đích đấu tranh chân chính. Đất nước TBN với nền chính trị độc tài, vẫn không ngừng
ngêu ngao những âm thanh cùng mục đích với Lorca. Dù nỗi bất hạnh của cuộc đời ai cũng
cảm thấy nhưng tất cả như muốn ngóng chờ địa vị đó ở Lorca. Vì thế TBN trở nên kinh
hoàng khi nghe tin Lorca bị giết hại. Hình ảnh Lorca bị điệu về bãi bắn với cây đàn, chàng
đã như người mộng du.
Cùng với bầu trời đồng cỏ, dòng sông tạo một ấn tượng đau xót về hình ảnh một con
người chân chính đang chập chờn đi vào cõi chết. Chàng nghệ sĩ đi đến cái chết mà tâm
hồn và tiếng đàn của chàng vẫn say đắm trong cái đẹp của cuộc sống và nghệ thuật.
Chàng thả hồn vào tiếng ghita nâu, tiếng ghita lá xanh biết mấy. Màu nâu của vỏ đàn,
màu của đất, màu xanh của tình yêu và cuộc sống. Bởi lẽ đối với người TBN thì loại nhạc


cụ này tự nhiên như hơi thở như nỗi buồn mênh mang, mà bất cứ người TBN nào cũng
đã hấp thụ cùng sữa mẹ, nó cũng hệt như tiếng hát ru con mà Lorca được những người
phụ nữ láng giềng hát cho nghe thủa ấu thơ. Chàng đối diện với tiếng ghita tròn bọt nước
vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy, đối diện với họng súng quân thù. Mà tâm hồn
còn mải miết hướng về bầu trờ cô gái ấy, hướng về tình yêu và cuộc sống dân chủ tươi
đẹp không màng cái chết cận kề. Lá bùa ném trôi vào xoáy nước khép lại cuộc đời người
chiến sĩ chống phát xít kiên cường. Những người yêu dấu của đất nước TBN như tiếng
đàn với âm thanh Lila thơm sắc hoa tử đinh hương thì mãi lan tỏa trên dòng sông cuộc
sống vĩnh hằng. Cùng một cách nhìn như vậy, độc giả sẽ thấy những thi liệu của thơ
Lorca (mà truy nguyên, một phần không nhỏ vốn là thi liệu của những bài dân ca An-đulu-xi-a) như hình ảnh người kĩ sĩ lang thang, yên ngựa, vầng trăng đã thực sự tái sinh lần
nữa trong một hình hài mới và gây được những ấn tượng mới.
d. Hình tượng Lorca- người chiến sĩ kiên cường, người nghệ sỹ cách tân trong khung

cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha và hình tượng Lorca trong cảm xúc của Thanh
Thảo
Lấy cảm hứng từ cuộc đời thật của nhà cách mạng- nhà nghệ sỹ Lorca.. Với tính
cách trung thực yêu tự do, yêu cái đẹp và một tâm hồn tràn đầy khát vọng về cuộc sống
tươi sáng cho nhân dân mình. Việc Lorca đến với cuộc đấu tranh chống áp bức là tất yếu.
Năm 1936 - ông và một số người cùng chí hướng trong đó có cả các đảng viên cộng
sản thành lập liên đoàn trí thức chống Phát xít. Ngày 16/07/1936 ông trở về quê hương,
để dự hội thánh. Đó cũng là những ngày bùng lên cuộc nội chiến giữa lực lượng dân chủ
Tây Ban Nha với lực lượng Phát xít phản động. Trên đường đi ông bị bọn phản động
chặn bắt. Rồi bị xử bắn tại mảnh đất gần quê hương vào một sáng 8/1936 cạnh gốc cây
Olive. Cái chết của Lorca là sự kiện gây chấn động lớn không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn
với toàn thế giới, không chỉ lúc bấy giờ mà còn âm vang tới nhiều năm sau.
Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó để tỏ sự ngưỡng mộ đau xót bằng
hình ảnh biểu tượng nghệ thuật Lorca qua một hình ảnh quen thuộc và độc đáo đàn Ghita, khổ
2 và 3 đã tập trung khắc họa ấn tượng về cái chết bi phẫn của Lorca.
Đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với thế lực tàn ác của bọn Phát xít.
Đối lập giữa tiếng đàn, tiếng hát yêu đời vô tư, với hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng,
hiện thực đẫm máu. Áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta
ròng ròng máu chảy. Trên tất cả là sự đổi lập giữa tình yêu cái đẹp với những thế lực dã
man tàn bạo.


Trong bài thơ của mình Thanh Thảo đã xây dựng nên hình tượng Lorca đậm chất
thơ – người chiến hiện lên hào hùng, bi tráng với tư cách một người chiến sĩ, một người
nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ
Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ba Nha áo choàng đỏ gắt
li-la-li-la-li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng,

trên yên ngựa mỏi mòn…..
Lorca hiện lên trong bài thơ trong một không gian TBN rất đặc thù, nhất là không
gian miền quê An-đa-lu-xia yêu dấu của nhà thơ với vầng trăng lạnh, với hình ảnh những
đấu sĩ bò tót khoác trên mình tấm áo choàng đỏ gắt, những cô gái Digan nước da nâu tràn
trề sức sống…Đi giữa không gian ấy chỉ mình chàng đơn độc trong cuộc hành trình mải
miết. Nhưng không chỉ có vậy, hình ảnh giàu tính biểu tượng trong dòng thơ tượng trưng
của Thanh Thảo con gợi người đọc liên tưởng đến đấu trường chính trị nóng bỏng của
TBN lúc bấy giờ. Cuộc nội chiến ở đất nước này kéo dài từ năm 1936- 1939 giũa các phe
phái chính trị, Tây Ban Nha ngạt thở dưới chế độ độc tài Franco tàn bạo. Không khí
chính trị và không khí thời đại ngột ngạt cản trở sự phát triển, kìm hãm tự do dân chủ của
mỗi con người mà Lorca phải đối mặt. Tác giả Thanh Thảo đã khắc họa Lorca một người
chiến sĩ đơn độc trong hành trình đấu tranh cho công lý. Chàng đi lang thang vô định nơi
chân trời góc bể, trên hành trình ấy chàng không che giấu khỏi nỗi buồn và sự mệt mỏi.
Từ đầu đến cuối cuộc hành trình chàng vẫn cô độc không một người sẻ chia nhưng chàng
vấn kiên định và mải miết với lí tưởng của mình. Sự đơn độc của người nghệ sĩ khẳng
định tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của Lorca so với những con người cùng thời đại, khẳng
định lòng dũng cảm và bản lĩnh của Lorca. Trong cuộc đời thực Lorca đã ngã xuống dưới
họng súng của kẻ thù, người chiến sĩ dũng cảm đã bị sát hại. Tất cả khẳng định bi kịch
của Lorca, bi kịch của con người luôn khao khát tự do, công lí, tiến bộ nhưng sớm bị vùi
dập, bị hủy diệt.
Chất thơ của hình tượng Lorca có lẽ được thể hiện sâu sắc nhất ở phương diện ông
không chỉ là người chiến sĩ dũng cảm đấu tranh cho công lí mà còn là người nghệ sĩ thiên
tài. Chỉ với một tập thơ “Nhà thơ ở New York” ông đã trở thành nhà thơ lớn của Tây Ban
Nha hiện đại. Có thể khẳng định rằng Lorca là người nghệ sĩ thực thụ theo đúng nghĩa
của từ này, bởi ông không chỉ làm thơ, mà còn thạo nhạc dân gian, một tay ghi ta cừ khôi,
ông thường đi khắp xứ Tây Ban Nha như một gã Digan đơn độc mà hát lên những bài thơ


của mình như những khúc Romance Ball. Bởi vậy ông như một nghệ sĩ kép: thi sĩ kiêm
nhạc sĩ. Thơ Lorca đậm chất dân gian nhưng ông vẫn là nhà thơ cách tân. Thơ ông khó

đọc nhưng nó lại được đón nhận bởi hàng triệu người. Trong bài thơ này tiếng đàn chính
là biểu tượng cho những sáng tạo nghệ thuật của Lorca, là những cống hiến cho nghệ
thuật của Lorca.
Câu thơ “không ai chôn cất tiếng đàn” có lẽ được bật ra trong tâm thức của Thanh
Thảo khi ông nghĩ tới lời thỉnh cầu của Lorca trong bài Ghi nhớ- lời thỉnh cầu đã được
dùng làm lời đề từ cho bài thơ Đàn ghi ta của Lorca. Ở đây có một sự đồng điệu tuyệt vời
giữa ý nguyện của Lorca – một ý nguyện thể hiện chất nghệ sĩ bẩm sinh hoàn hảo của
nhà thơ với liên tưởng của Thanh Thảo về sức sống của nghệ thuật. “không ai chôn cất
tiếng đàn” và dù muốn chôn cũng không được ! Đây là tiếng đàn, một giá trị tinh thần,
chứ không phải một cây đàn vật thể. Tiếng đàn ấy trường cửu cùng tự nhiên và hơn thế
bản thân nó chính là tự nhiên.
2.3. Sự đồng điệu về tâm hồn giữa cái tôi trữ tình và đối tượng trữ tình
Chúng ta đều biết rằng, đặc trưng của thơ là sự thể hiện của cái “tôi” trữ tình. Cái tôi
trữ tình khiến cho hình tượng nghệ thuật giàu sức thuyết phục hơn, đồng thời cũng qua cái
“tôi” trữ tình, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm sẽ được bộc lộ mạnh mẽ hơn. Có thể khẳng
định rằng: Cái “tôi” trữ tình là sự hiện diện bộ mặt tinh thần của nhà thơ trong những tác
phẩm thơ ca, đó chính là cái “tôi” nhà thơ đã được nghệ thuật hóa, được thể hiện dưới
những sắc thái thẩm mỹ phong phú hơn với chất lượng tư tưởng nghệ thuật cao hơn. Cái
“tôi” trữ tình là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên phong cách nhà thơ. Có một
điều đặc biệt trong thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” đó là sự đồng điệu về tâm hồn giữa
chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình.
Thơ Thanh Thảo bên cạnh những vần thơ giản dị cất lên từ những cảm xúc chân
thành của lòng mình còn là những vần thơ mang tính khám phá với những suy tư trăn trở
về con người, về cuộc đời.Theo tác giả hành trình thơ chính là hành trình đi tìm “chất
thật” trong mỗi con người
Ta đã ném thơ mình vào thác xiết
Đã trộn trong ta hàng nghìn số phận
Như bột nhào như vôi vữa
Mong một ngày hiện rõ
Chất thật mỗi con người

(Đêm trên cát viết)


Đọc thơ Thanh Thảo khó tìm thấy một câu thơ ám ảnh, xuất thần mà cái hay toát lên
từ cảm xúc giàu chất thơ của một người nghệ sĩ, từ cả bài thơ chứ không phải là một câu
thơ riêng lẻ. Cái hay của thơ Thanh Thảo vừa lạ vừa quen. Lạ vì lối nhìn mang tính phát
hiện và cách diễn tả độc đáo của riêng nhà thơ.Quen vì cảm nghĩ của nhà thơ gần gũi với
cảm nghĩ của ta, dường như nhà thơ nói hộ ta những điều sâu kín trong tâm hồn mà ta
không diễn tả được. Vì vậy, dễ hiểu vì sao Thanh thảo tìm đến lối thơ tượng trưng, siêu
thực để gửi gắm cái “tôi” giàu nội cảm của mình.
Đàn ghi ta của Lorca không chỉ là bức tranh văn hóa đa sắc màu của thế giới hình
tượng, hình ảnh thơ mà còn là bản hòa tấu tuyệt vời của hai tâm hồn đồng điệu. Ta bắt
gặp ở đây, trong con người của hai nghệ sĩ lớn chất lãng mạn của tâm hồn, nỗi lo âu đầy
ám ảnh, dự cảm về nghệ thuật và số phận của người nghệ sĩ, vượt lên trên tất cả là khát
vọng cách tân nghệ thuật trên hành trình sáng tạo.
Ai đã từng đọc Lorca đều biết ông sinh ra và lớn lên ở một miền quê rộng lớn ở
miền Nam Tây Ban Nha- vùng đất An-đa-lu –xi-a, là một nhà thơ hiện đại nhưng Lorca
rất yêu nhạc dân gian và nghệ thuật của ông – như nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá “rất
giàu chất nhạc dân gian An-đa-lu –xi-a” [dẫn theo SGK ngữ văn 12 nâng cao, tr.124], và
ngay cả đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình người nghệ sĩ ấy vẫn không quên sứ
mạng cao cả khi gửi gắm tâm nguyện “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Có thể
nói, Lorca là người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn với tình yêu quê hương xứ sở sâu nặng.
Hình ảnh một người nghệ sĩ Lorca lãng mạn của xứ sở Tây Ban Cầm đi vào thơ Thanh
Thảo như một “kỵ sĩ văn chương đơn độc”, một “ca sĩ dân gian tự do”.
Đi lang thang về miền đơn độc
Với vầng trăng chếnh choáng
Trên yên ngựa mỏi mòn
Không còn là Lorca hào hùng như dũng sĩ đấu bò tót mà thay vào đó là một Lorca
đơn độc, mệt mỏi. Chàng hiện ra như một “kỵ sĩ” lang thang trên sa mạc cô đơn. Dường
như giữa cuộc chiến đấu với nền chính trị độc tài và một nền nghệ thuật già nua, bảo thủ

Lorca đã không có được những cộng sự đắc lực, Lorca đi về miền đơn độc là hình ảnh về
sự bất lực của người nghệ sĩ giàu khát vọng nhưng cô đơn và lẻ loi. Vầng trăng “chếnh
choáng” hay khát vọng tiến bộ của Lorca phải “chếnh choáng” trước sức mạnh của thứ
nghệ thuật già nua, lạc hậu hay cũng chính là Lorca đang “chếnh choáng”trước đòn thù
của các thế lực phản động….âm điệu câu thơ càng lúc càng trùng xuống cùng với hình
ảnh “Lorca trên yên ngựa mỏi mòn”. Người kĩ sĩ văn chương đã kiệt sức trong một cuộc
chiến không cân sức. Lorca đã nỗ lực và kiên trì trong cuộc đấu tranh cho những giá trị
nhân văn, tiến bộ trong cuộc đời và nghệ thuật. Dư âm của nỗi buồn bất lực, của những


×