Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Kế hoạch Marketing tái tung Café sữa vip của Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 78 trang )

CHIẾN LƢỢC TÁI TUNG SẢN
PHẨM CAFÉ SỮA VIP
CỦA CÔNG TY TNHH TM – DV
TÂN HIỆP PHÁT

Tác giả:
Đinh Thị Thanh Mai
Hà Lê Việt Dũng
Nguyễn Thị Phương Thanh

TP.HCM, ngày 12 tháng 06 năm 2010


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI – DỊCH VỤ TÂN
HIỆP PHÁT:

1.1.

Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994
bởi Ông Trần Quý Thanh, tiền thân là nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành có
chức năng sản xuất, kinh doanh bia rượu, nước giải khát.
Trụ sở chính tại số 219 quốc lộ 13, xã Vĩnh Phúc, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương. Với quy mô nhà máy rộng hơn 110.000m2, cùng các thiết bị dây chuyền, công
nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bật nhất Đông Nam Á. Cơ sở hạ tầng bao gồm
diện tích xây dựng: văn phòng (6037m2), kho (45.552m2) với các trang thiết bị phục


vụ sản xuất và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường.
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát đã đề ra định hướng phát
triển “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng bằng ngày mai” cùng
phương châm “Thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng”.
Định hướng trên được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tập đoàn và cũng là
động lực chính để vươn đến hoài bão đưa công ty TNHH Tân Hiệp Phát “trở thành tập
đoàn cung cấp thức uống tầm cỡ Châu Á”.
Từ khi thành lập đến nay, với trên 15 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất, phục vụ
các tầng lớp người tiêu dùng Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát đã
được khách hàng tin cậy và đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ,
là đơn vị đạt liên tục 10 năm liền (1999 – 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng
cao do người tiêu dùng bình chọn”, do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
Đầu năm 2007, Công ty Tân Hiệp Phát chính thức được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy
chứng nhận số 78822 công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công ty cho
tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mang tên công ty tại Việt Nam (Quyết định số
1105/QĐ – SHTT cấp ngày 24/01/2007).

Share knowledge together

2/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Công ty không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và cho ra đời nhiều
sản phẩm mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, hiện nay, công ty
đã có 30 sản phẩm khác nhau.
Trong nhiều năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong đầu tư xây dựng nâng cấp

cơ sở sản xuất, mua sắm trang thiết bị mới phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng
sản phẩm. Và đã được nhiều tổ chức, cơ quan nhà nước tặng bằng khen, giấy khen, kỷ
niệm chương… về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ khách hàng.
Tháng 1/2007, Công ty được cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske
Veritas (Hà Lan) đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9000: 2001, 14001 và vệ
sinh an toàn thực phẩm HACCP.
Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường là một bộ phận quan trọng gắn liền với phương án
sản xuất kinh doanh của Công ty Tân Hiệp Phát, phương án bảo vệ môi trường của
công ty đã được Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường Tỉnh Bình Dương kiểm tra và
công nhận. Công ty cũng là đơn vị có nhà máy xử lý nước thải được chọn là mô hình
tiêu biểu cho toàn Tỉnh Bình Dương.
Về nhân sự, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH Thương mại - Dịch
vụ Tân Hiệp Phát có trên 2000 người, bao gồm các chuyên gia nước ngoài, kỹ sư,
chuyên viên, nhân viên và công nhân. Trong đó, có 720 nhân viên được đào tạo nghiệp
vụ chuyên môn tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước và 90% nhân viên có
kinh nghiệm làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn đang hoạt động tại Việt Nam.
Cùng với đội ngũ công nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất: hơn 300 kỹ sư,
chuyên viên, nhân viên có trình độ nghiệp vụ, tay nghề cao được chuyên gia nước
ngoài huấn luyện thực tế trong quá trình lắp đặt, vận hành các dây chuyền công nghệ.
Bên cạnh đó, một trong những chương trình hành động truyền thống của Tân Hiệp
Phát hơn 13 năm qua là gắn với các hoạt động thể thao. Tân Hiệp phát là đơn vị đồng
hành với nhiều chương trình, hoạt động thể dục thể thao trên cả nước như Cúp bóng đá
vô địch quốc gia V - League, Cúp xe đạp truyền hình HTV, Cúp bóng đá quốc tế
NumberOne, dự án đầu tiên đưa người Việt Nam chinh phục đỉnh Everest hay gần đây
nhất là việc tặng thưởng cho các vận động viên đoạt huy chương vàng tại Seagame 24
năm nay.
Share knowledge together

3/78



Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

 Danh hiệu đạt đƣợc qua các năm:
Nhà máy được thành lập vào tháng 2 năm 1994, là một đơn vị trực thuộc Công ty
Đông Hải, quân khu 7. Ngay từ khi thành lập, Nhà máy đã xác định: "Chất lượng sản
phẩm là sự thành công". Chính vì vậy, Nhà máy đã nhập những dây chuyền công nghệ
tiên tiến nhất, các thiết bị máy móc hiện đại và nguyên liệu từ các nước như: Đức, Mỹ,
Úc...
Nhờ đó, các sản phẩm của Bến Thành đã tạo được uy tín về chất lượng đối với
người tiêu dùng. Bia Bến Thành là sản phẩm đầu tiên của Nhà máy. Chỉ trong một thời
gian ngắn, sản phẩm này đã được người tiêu dùng chấp nhận và có mặt ở hầu hết các
thị trường: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, Bắc Trung Bộ, Cao
Nguyên, miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với khẩu hiệu:
"Chất lượng toàn diện".
Nhà máy đã không ngừng phát triển vươn lên. Từ một đơn vị nhỏ và được xem là
"sinh sau đẻ muộn" trong ngành kinh doanh nước giải khát, trong tình hình cạnh tranh
quyết liệt, Nhà máy đã nhanh chóng tạo được vị thế trên thị trường. Sản phẩm đảm bảo
chất lượng, giá cả cạnh tranh, giao nhận kịp thời, tiện lợi, quản lý khoa học và năng
suất lao động cao.
Tất cả hợp thành một triết lý kinh doanh: "Hôm nay hơn ngày hôm qua, nhưng
không bằng ngày mai" đã nói lên sự phát triển không ngừng của Nhà máy.
Ngày 3-4-2000 là dấu mốc quan trọng: Nhà máy đón nhận chứng chỉ Hệ thống
Quản lý Chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002 do Công ty Chứng nhận Quốc
tế Det Norske Veritas cấp. Đây là một bằng chứng cho sự nỗ lực, phấn đấu của toàn
thể ban giám đốc và cán bộ, công nhân viên Nhà máy. Bên cạnh đó, nó còn chứng tỏ
không có sự cách biệt giữa sản phẩm bia Bến Thành với các loại bia khác trong và
ngoài nước.

Song song với sản phẩm bia Bến Thành đã được nhiều người ưa chuộng, Nhà máy
đã cho ra đời những sản phẩm mới. Tháng 6-2001, Nhà máy giới thiệu sản phẩm nước
tăng lực dạng chai 240 ml và dạng lon 250 ml nhãn hiệu Number One. Tháng 4-2002
sản phẩm nước giải khát Number One Cam đã được tung ra thị trường và tháng 6 năm
2002 nước giải khát Number One Cola cũng được đưa vào phục vụ người tiêu dùng.
Share knowledge together

4/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Các sản phẩm của Nhà máy liên tục đoạt được các danh hiệu: Huy chương Vàng
Hội chợ quốc tế Cần Thơ, Hội chợ triển lãm thương mại Quốc tế Quang Trung, Hội
chợ Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh... Tháng 4-2002, bia Bến Thành đạt thêm 2 Huy
chương Vàng sản phẩm chất lượng cao và 2 Huy chương Vàng sản phẩm và phong
cách tiếp thị độc đáo tại Hội chợ Quang Trung. Trong năm 2002, bia Bến Thành tiếp
tục được bầu chọn là sản phẩm hàng chất lượng cao trong 4 năm liền (1999-2002).
Năm 2002, bia Bến Thành còn đoạt danh hiệu là một trong ba sản phẩm chất lượng
hàng đầu trong nước của ngành bia do người Việt Nam sản xuất và sản phẩm nước giải
khát Number One là một trong ba sản phẩm nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam năm
2002 sau các mặt hàng Coca Cola và Pepsi.
Một hoạt động rất đáng ghi nhận của Nhà máy là hoạt động tài trợ, với quan điểm:
"Nếu một đơn vị kinh doanh muốn phát triển thì bản thân đơn vị này phải tồn tại trong
môi trường phồn vinh và lành mạnh toàn diện, nhất là về mặt an sinh phúc lợi". Các
hoạt động tài trợ của Nhà máy trải dài và bao quát trong một bình diện rộng lớn về địa
bàn cũng như về mục tiêu thể hiện ở các loại hình tài trợ sau: Thương mại công
nghiệp; văn hoá văn nghệ; thể thao và từ thiện.

Cho đến nay, thương hiệu Number One đã in sâu trong tiềm thức, khắc ghi vào tình
cảm của người tiêu dùng. Thị trường bia, nước giải khát tại Thành phố Hồ Chí Minh
và một số tỉnh khác trên cả nước trở nên quen thuộc với các sản phẩm của Nhà máy.
Đây chỉ mới là thành quả bước đầu. Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên
Nhà máy tự khẳng định còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để ngày càng có nhiều sản
phẩm mới phục vụ cho người tiêu dùng.

Share knowledge together

5/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

1.2.

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2009:

Trong năm 2009 vừa qua, có thể nói là năm tăng trưởng mạnh của trà xanh và trà thảo
mộc. Các chủng loại sản phẩm từ nước trái cây cũng có tăng đáng kể. Do xu hướng
tiêu dùng hiện nay khách hàng muốn tìm kiếm các sản phẩm từ thiên nhiên, có lợi cho
sức khỏe.

Hình 1.1: Phần trăm doanh thu so với cùng kỳ năm 2008
(Phòng Điều hành kinh doanh 1/2010)
Hai mặt hàng là trà xanh và trà thảo mộc Dr Thanh được tiêu thụ mạnh. Trà xanh tăng
trưởng 17.2% và trà thảo mộc Dr Thanh tăng trưởng đến 18.7%. Về tăng lực
NumberOne trong năm nay giảm 7.6%. Các mặt hàng khác của công ty như Fruit tea,

đậu nành, trà Barley, nước tinh khiết cũng lần lượt giảm từ 5.8% đến 17.3%. Có thể
nhận thấy mặc dù trên thị trường có hai công ty lớn là Coca Cola và Pepsi tranh giành
nhau từng miếng bánh thị phần trong từng phân khúc. Nhưng công ty Tân Hiệp Phát
đã đoán đúng xu hướng thị trường và tung ra Trà xanh O0 và Trà thảo mộc Dr Thanh.

Share knowledge together

6/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Hai sản phẩm này hiện đang rất thành công trên thị trường, với sản lượng tiêu thụ lên
đến vài triệu lít, đem lại lợi nhuận rất lớn cho công ty.
Như vậy trong năm 2009 vừa qua, mặc dù chỉ có 2 nhãn tăng được thị phần nhưng cho
thấy sự thành công trong từng bước đi chiến lược của công ty Tân Hiệp Phát. Bởi đội
ngũ nhân lực tốt, cơ chế quản lý phù hợp, hệ thống phân phối mạnh, chính sách R&D,
marketing dồi dào…Chắc chắn trong những năm tới công ty sẽ có những bước đột phá
mới để thể hiện mình là một trong những công ty đầu ngành nước giải khát tại thị
trường Việt Nam và Châu Á.
1.3.

Thị phần, vị thế của công ty:

Chiếm lĩnh thị trường nước giải khát hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola và Pepsi
Cola (chiếm hơn 60% thị phần cả nước), còn lại thị trường của các đơn vị sản xuất
trong nước như Tân Hiệp Phát, TRIBECO, BIDRICO. Do áp lực cạnh tranh trên thị
trường, khiến các doanh nghiệp không ngừng tung ra các sản phẩm mới và thay đổi

chiến lược sản xuất; trong đó có việc giảm tỷ trọng sản xuất nước giải khát có gas.

Hình 1.2: Thị phần các công ty nƣớc giải khát tại Việt Nam
( Phòng Marketing 2009 )
Trong những năm tới, xu hướng tiêu dùng thay đổi, khách hàng tìm kiếm những sản
phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, có lợi cho sức khỏe thay thế dần cho các sản phẩm
nước uống có gas trước kia. Như vậy việc công ty Tân Hiệp Phát đã lựa chọn hướng
phát triển theo ngành hàng nước giải khát không gas. Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
và tiêu chí có lợi cho sức khỏe được công ty đặt lên hàng đầu đã và đang dần dần được
Share knowledge together

7/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

người tiêu tin dùng và ủng hộ. Không xa nữa, con đường vững bước cùng nhau chung
tay chinh phục khách hàng của công ty Tân Hiệp Phát sẽ sớm thành hiện thực nếu
công ty tiếp tục có những bước đi đúng đắn như nhãn hàng O0, Dr Thanh.
Ngành hàng nước giải khát có gas đang dần bão hòa và ngày càng bị nước không gas
chiếm lĩnh thị phần, vì nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nước giải khát từ thiên nhiên
có lợi sức khỏe hiện đang là xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng. Thế nên công ty
Tân Hiệp Phát đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển, nâng cao hình ảnh
thương hiệu của mình trong ngành hàng đang có sức hút và cạnh tranh mạnh mẽ này.
Con số 17.36% thị phần mà Tân Hiệp Phát đạt được cho đến bây giờ, sẽ không chỉ
dừng lại ở đó, mà sẽ tiếp tục tăng lên theo xu hướng thị trường.
1.4.


Một số dòng sản phẩm và sản phẩm hiện có trên thị trƣờng:

Hiện nay công ty đang kinh doanh hai ngành hàng gồm bia và nước giải khát. Thời
gian đầu dòng sản phẩm bia Bến Thành cũng được nhiều khách hàng lựa chọn. Công
ty về sau còn mở rộng thêm bia Gold, bia tươi. Và nhãn hiệu Bia tươi đóng chai đầu
tiên tại Việt Nam, cái tên Laser xuất hiện trên các phương tiện truyền thông rất hay và
rầm rộ nhưng vì không chủ động được kênh phân phối nên sản phẩm này hiện nay
công ty đã ngưng sản xuất ra thị trường.
Riêng về ngành hàng nước giải khát, năm 2001 công ty tung ra thị trường sản phẩm
nước tăng lựa đóng chai NumberOne. Phá vỡ nhận thức khách hàng khi nghĩ nước
tăng lực là phải đóng lon. Với chiến dịch truyền thông, quảng bá và những chiến lược
phát triển thích hợp, nhãn hàng NumberOne thật sự thành công vang dội, đi vào lịch sử
như là bước ngoặc phát triển của công ty. Từ thành công đó, công ty tiếp tục mở rộng
dòng sản phẩm của mình dưới thương hiệu NumberOne dòng tăng lực gồm
NumberOne, NumberOne dâu, NumberOne Chino. Dòng sữa đậu nành có Soya hương
dâu. Dòng nước tinh khiết. Dòng sản phẩm trà có O0, Barley, Fruit tea, Bí Đao, Dr
Thanh. Trong đó có O0 và Dr Thanh hiện rất thành công trong hai năm trở lại đây,
được ưa chuộng và sản lượng bán rất lớn. Và vào cuối năm 2009, công ty cũng đã cho
ra đời sản phẩm cà phê sữa VIP để cạnh tranh trong ngành hàng cà phê dùng nhanh.

Share knowledge together

8/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Phổ sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát


Trà xanh

Vị chanh 240ml
Chai
Thủy
tinh

Trà bí đao

Trà Barley

Trà trái
cây

Bí đao
220ml

Trà thảo mộc

Dr Thanh có
đường220ml

Mật ong 220ml

Dr Thanh không
đường220ml

Nƣớc ép


Bổ sung
khoáng
chất

Tăng lực

Bí đao
500ml

Barley
500ml

Mật ong 500ml
Chai
nhựa

Táo 330ml

Dr Thanh có
đường 330ml

Dâu 330ml

NumberOne 220ml

Đậu nành 220ml

Gold 330ml

Me 220ml


NumberOne dâu tây 220ml

Bến Thành
330ml

Chanh dây 220ml

NumberOne Chino 220ml

Đậu xanh Soya 220ml
Đậu nành Soya dâu, bắp
220ml
Đậu nành Soya 220ml

Laser
330ml

Không đường
hương lài
500ml

Cam 500ml
Me 500ml

Dr Thanh không
đường 330ml

Bia


Cam 220ml

Mãng cầu 220ml
Vị chanh 500ml

Sữa đậu nành

Chanh muối
500ml

Nước
khoáng

NumberO
ne 500ml

NumberOne 350ml

Chanh dây 500ml
Mãng cầu 500ml
Khóm 500ml
Táo 500ml
Ổi 500ml

Vị chanh 330ml

Bí đao
500ml

Chanh dây 330ml


NumberOne 330ml

Gold 330ml

Mãng cầu 330ml

Lon
thiếc

Cam 330ml
Me 330ml
Vị chanh 220ml
Hộp
giấy

Barley
220ml

Mật ong 220ml

Dr Thanh có
đường 220ml

Đậu nành 180ml

Cam 180ml

Đậu xanh Soya 180ml
Đậu nành Soya dâu, bắp

180ml

Dr Thanh không
đường 220ml

Đậu nành Soya 180ml

Nguồn: Phòng Điều hành kinh doanh 2009

Share knowledge together

8/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Share knowledge together

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

9/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

2.

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

BỐI CẢNH THỊ TRƢỜNG NƢỚC GIẢI KHÁT KHÔNG


CỒN HIỆN TẠI:

2.1.

Tình hình thị trƣờng nƣớc giải khát không cồn hiện tại:

Theo những số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí
Minh, trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt hàng nước giải khát hầu như
không bị tác động. Các nhãn hàng nước giải khát vẫn có doanh số tăng trưởng khoảng
300%/ năm. Đồ uống cũng là mặt hàng duy nhất giữ phong độ quảng bá thương hiệu
trong lúc các ngành hàng khác đều cắt giảm tối đa chi phí.
Các công ty nước giải khát trong nước đang chuyển dịch mạnh sang sản xuất các sản
phẩm nước trái cây thiên nhiên và nước uống bổ dưỡng, giảm tỷ trọng nước uống có
gas.
Trong những năm gần đây có sự cạnh tranh sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong
nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chiếm lĩnh thị trường nước giải
khát hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola và Pepsi Cola (chiếm hơn 60% thị phần cả
nước), còn lại thị trường của các đơn vị sản xuất trong nước như Tân Hiệp Phát,
TRIBECO, BIDRICO… Do áp lực cạnh tranh trên thị trường, khiến các doanh nghiệp
không ngừng tung ra các sản phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất; trong đó có
việc giảm tỷ trọng sản xuất nước giải khát có gas.
Thị trường xuất khẩu nước giải khát, đặc biệt là các loại nước ép hoa quả, nước uống
bổ dưỡng đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Giá trị xuất khẩu
nước uống bổ dưỡng chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nước giải khát. Ngành
nước giải khát đã chiếm được một thị phần lớn tại các thị trường cao cấp như: Hà Lan,
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Singapor, Trung Quốc. Các doanh nghiệp nước giải
khát có nhiều sản phẩm xuất khẩu phải kể đến như: Công ty CP thực phẩm Đồng Giao,
Công ty Yến sào Khánh Hòa, Công ty CP Nước giải khát TRIBECO…
Nhìn chung, các công ty có công suất lớn trong nước hoặc có vốn đầu tư nước ngoài

đều đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hóa như Tân Hiệp Phát, TRIBECO,
Dona Newtower… Tuy nhiên, tại nhiều địa phương vẫn còn nhiều cơ sở nước giải
Share knowledge together

10/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

khát quy mô nhỏ, đầu tư chắp vá, thiếu đồng bộ, dẫn đến không đảm bảo chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Theo các chuyên gia trong ngành nước giải khát: Trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu sản
xuất hiện nay, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư với quy mô lớn, thiết bị công
nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kết hợp với việc xây dựng nguồn
nguyên liệu từ khâu khai thác đến khâu bảo quản. Tìm ra những phân khúc còn trống
và đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng sẽ giúp cho ngành nước giải khát Việt Nam
trong những năm tiếp theo không những tăng nhanh về sản lượng mà còn xuất khẩu
nhiều hơn ra thị trường nước ngoài.
2.1.1. Dung lƣợng thị trƣờng nƣớc giải khát không cồn: (lƣợng tiêu thụ trong
năm 2009)

Hình 2.1 Thị trƣờng ngành nƣớc không cồn tính theo dung lƣợng thị trƣờng
( Phòng Marketing, 2009 )
(Trong đó: Cold Tea: Trà ướp lạnh; Milk: Sữa; CSD: nước uống có gas; Coffee: cà
phê; Fruit Juice – Asian drink : nước uống nguồn gốc hoa quả trái cây.)

Share knowledge together


11/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Trong khi đó Cold Tea tăng trưởng một cách ngoạn mục và nắm giữ vị trí số 1 thị
trường (tiêu biều là nhãn hàng Trà xanh Không độ của công ty Tân Hiệp Phát) –
1645.3 triệu lít
Tiếp theo là mặt hàng Milk – 697.8 triệu lít
Thị trường CSD hiện nay vẫn đứng thứ ba về dung lượng thị trường 542.6 triệu lít
Thị trường coffee chỉ đứng 7 trên thị trường với 114.7 triệu lít
2.1.2. Giá trị thị trƣờng nƣớc giải khát không cồn:

Hình 2.2 Thị trƣờng ngành nƣớc giải khát không cồn tính theo giá trị thị trƣờng

(Phòng Marketing, 2009)
(Trong đó: Cold Tea: Trà ướp lạnh; Milk: Sữa; CSD: nước uống có gas; Coffe: cà
phê; Fruit Juice – Asian drink : nước uống nguồn gốc hoa quả trái cây.)
Đứng đầu là CSD - 289.3 triệu đô la
Thứ hai là Milk – 273.6 triệu đô la
Thứ ba là Fruit juice – 235.4 triệu đô la
Mặt hàng Coffee chỉ đứng thứ 5 – 173.2 triệu đô la
2.1.3. Nhận xét chung về thị trƣờng nƣớc giải khát không cồn:

Share knowledge together

12/78



Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Theo nhận định của GS. Phạm Song, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam “Việt Nam là
một trong những thị trường tiêu thụ nước giải khát không cồn có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất thế giới.
Trung bình mỗi năm, một người Việt Nam mới chỉ uống khoảng 3 lít nước giải khát
đóng chai không cồn, trong khi mức bình quân của người Philippines là 50 lít/năm.
Theo dự báo đến năm 2012, tổng lượng đồ uống bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50%
so với năm 2007.
Thị trường tăng trưởng trung bình từ 20 - 30% mỗi năm. Đây là thị trường hấp dẫn
cho các công ty nước giải khát tiếp tục khai phá. Vẫn còn nhiều ngách thị trường và
lượng khách hàng tiềm năng xuất hiện liên tục.
CSD vẫn tăng qua các năm tuy nhiên mức tăng là rất ít và có chiều hướng ngày
càng ít hơn do người tiêu dung có xu hướng đổi sang sử dụng Cold Tea và Milk
(những thức uống tốt cho sức khỏe và có nguồn gốc từ thiên nhiên).
Cold Tea có mức tăng ngoạn mục cả về dung lượng lẫn giá trị thị trường. Trở thành
một trong mười sản phẩm tăng trưởng cao nhất Việt Nam năm 2007- 2008. Đây sẽ là
mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trong nhiều năm tới và sẽ dẫn đầu về
việc chiếm lĩnh thị phần nước giải khát. Là đối thủ đe dọa gián trực tiếp tới CSD và có
khả năng thay thế hoàn toàn nước uống CSD trong thời gian 10 đến 20 năm tới ở thị
trường Việt Nam.
Thị trường các Milk và Asian Drink (bao gồm các loại thức uống được chiết xuất
từ các loại hoa quả có nguồn gốc từ châu Á) cũng có những bước tăng trưởng đều đặn
qua các năm. Trong đó so với năm 2003, dung lượng thị trường các loại sữa tăng gần
300% và thị trường Asian Drink tăng gần 200%.
Thị trường coffee vẫn tăng đều trong từng năm như vẫn chưa thật sự cao. Nhưng
giá trị thị trường mang lại đối với ngành hàng này quả thật khá hấp dẫn (173.2 triệu đô

la)
2.1.4. Tình hình cạnh tranh trong ngành:
Tình hình cạnh tranh trong ngành trong thời gian tới sẽ càng gay gắt thêm. Bởi số
lượng các doanh nghiệp tham gian sản xuất nước giải khát liên tục tăng qua các năm.
Share knowledge together

13/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Hình 2.3: Số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất trong thị trƣờng ngành
( Phòng Marketing, 2009 )

Hình 2.4 Sản lƣợng dự kiến của ngành nƣớc ( Phòng Marketing, 2009 )
2.1.5. Xu hƣớng phát triển của ngành nƣớc giải khát không cồn:
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, hiện nay, đa số
người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và có xu hướng lựa chọn cho mình
Share knowledge together

14/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe và có

thể tránh được những căn bệnh khá phổ biến trong thời đại ngày nay như chứng béo
phì hay bệnh tim mạch…
Những sản phẩm này không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn thân thiện với môi trường.
Triển vọng phát triển của lĩnh vực đồ uống Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Sản
lượng dự kiến tăng mạnh trong những năm tới sẽ là cơ hội và thách thức không nhỏ
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đòi hỏi lớn kéo theo không chỉ nhu cầu về vốn,
mà việc cập nhật kịp thời các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực
sản xuất, chất lượng sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp, nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường… đối với các doanh nghiệp đồ uống Việt.
Năm 2009, tại thị trường Việt Nam đã chính thức khai phá ngành hàng cà phê dùng
nhanh với bốn công ty đầu ngành tham gia. Từ Calpis (Ajinomoto Việt Nam) với
Birdy, công ty Nestlé Việt Nam với sản phẩm NESCAFÉ lon, Tân Hiệp Phát với VIP
cà phê sữa, Vinamilk Việt Nam với Vinamilkcafé lon cũng đang dần làm nóng thị
trường. Và trong năm 2010, thị trường cà phê dùng nhanh hứa hẹn sẽ có nhiều công ty
bước chân vào tranh giành thị phần, khẳng định vị thế của mình trong ngành hàng này.
2.2.

Mô tả ngành hàng café đóng lon, chai tại thị trƣờng thành phố Hồ Chí

Minh:
2.2.1. Các công ty tham gia vào ngành hàng:
Ngay từ đầu năm 2008, công ty đồ uống lớn nhất Nhật Bản, Calpis, cho biết những
mặt hàng chủ lực của công ty này như nước uống đóng chai và đóng hộp sẽ sớm có
mặt tại thị trường Việt Nam. Calpis đã sử dụng hệ thống bán hàng sẵn có của công ty
con là Ajinomoto tại Việt Nam để đưa sản phẩm cà phê đóng lon hiệu Birdy có dung
tích 70ml, gồm 2 loại Birdy Robusta Black và Birdy Robusta với giá bán khoảng
6.000 đồng Việt Nam chính thức vào thị trường. Mặc dù mức giá này cao hơn từ 1020% so với sản phẩm cùng loại được bán tại Việt Nam, nhưng Calpis hy vọng doanh
số hàng năm sẽ đạt khoảng vài trăm triệu yên (vài triệu USD). Hiện nay, sản phẩm này
được sản xuất tại Thái Lan, nhưng Calpis đang lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy
tại Việt Nam, dự tính sẽ chính thức đi vào sản xuất năm 2010. Quy mô đầu tư chưa


Share knowledge together

15/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

được ấn định nhưng dự tính vào khoảng vài tỷ yên. Ngoài cà phê lon, Calpis cũng sẽ
mở rộng một số mặt hàng khác như các loại nước, nước giải khát có sữa.
Là sản phẩm cà phê đóng lon đầu tiên tại Việt Nam, Birdy với những chiến dịch
truyền thông, quảng bá thích hợp đã để lại được hình ảnh khá tốt và ấn tượng với
người tiêu dùng. Không để Birdy độc chiếm thị trường, vào đầu tháng 11/2009, công
ty Nestlé Việt Nam đã chính thức tung ra thị trường sản phẩm Nescafe đóng lon được
sản xuất trên quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Sản phẩm Nescafe lon có dung tích
180ml, đóng trong thùng carton 30 lon và có mức giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là
7000 đồng/lon.
Cuộc cạnh tranh của thị trường cafe lon uống liền tại Việt Nam hứa hẹn sẽ rất sôi động
khi ngoài sản phẩm cafe lon nhập khẩu và Nescafe sản xuất tại Việt Nam thì cũng có
những công ty đang có thế mạnh trong lĩnh vực nước giải khát đang chuẩn bị tung ra
sản phẩm cafe uống liền trong những tháng cuối năm 2009.
Không để chờ đợi lâu, ngay từ những ngày đầu sản phẩm cà phê Birdy xuất hiện tại thị
trường Việt Nam. Công ty Tân Hiệp Phát, một trong những công ty dẫn đầu mặt hàng
nước giải khát tại Việt Nam đã bắt đầu các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuẩn
bị đưa ra thị trường sản phẩm cà phê dùng nhanh để cạnh tranh, khai thác thị trường.
Và vào ngày 15/11/2009 công ty Tân Hiệp Phát chính thức tung ra mặt hàng cà phê
sữa Vip thơm ngon trong chai nhựa tiện dụng. Được sản xuất từ 100% cà phê Buôn
Mê Thuột thượng hạng với công nghệ hàng đầu châu Âu, sản phẩm mới này mang đến

sự sảng khoái cho người dùng mà còn giúp tinh thần hưng phấn, tỉnh táo để tập trung
cao độ, thể hiện phong độ VIP. Tân Hiệp Phát Group đưa đến người sử dụng sự hài
lòng và tự hào về một hương vị Việt trong sản phẩm Cafe VIP. Tân Hiệp Phát vẫn tiếp
tục nỗ lực chiếm vị trí dẫn đầu trong ngành hàng cà phê đóng chai uống liền và chiếm
thị phần trong tổng sản lượng cà phê.
Cùng vào thời điểm đó, công ty Vinamilk Việt Nam cũng nhanh chóng tung ra thị
trường sản phẩm của mình mang tên Vinamilkcafé lon. Bao gồm 2 loại: cà phê sữa và
cà phê đen và mức giá bán lẻ đến với người tiêu dùng 7,000đ/lon 170ml. Được làm từ
nguồn café 100% nguyên chất, với bí quyết giữ gìn hương vị đậm đà đặc trưng của
café phin, Vinamilkcafé lon – cho tinh thần sảng khoái tức thì và năng lượng dồi dào
Share knowledge together

16/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

để chúng ta không ngừng lại trước cuộc sống. “Bật nắp ngay và sống đúng chất” là
điều mà Vinamilkcafé lon muốn gửi đến khách hàng của mình.
Như vậy kể từ khi Ajinomoto Việt Nam khai phá thị trường cà phê dùng nhanh với
nhãn hiệu Birdy vào đầu năm 2009. Tiếp sau đó là sự xuất hiện của Nescafe, VIP,
Vinamilkcafé lon của các công ty lớn như Nestlé Việt Nam, Tân Hiệp Phát, Vinamilk
Việt Nam. Chỉ trong vòng một năm đã có đến bốn công ty hàng đầu bước chân vào
ngành hàng cà phê dùng nhanh này. Điều đó đã đánh dấu sự hứa hẹn của một thị
trường có sức hút và đầy tiềm năng.
2.2.2. Thị phần, vị thế của các công ty tham gia vào ngành hàng:
Đúng là chỉ trong vòng một năm đã có đến bốn công ty lớn chen chân vào ngành hàng
cà phê dùng nhanh này. Đi cùng với sản phẩm của mình, mỗi công ty đều có những

cách thức tiếp cận và quảng bá khác nhau. Birdy và Nescafe phát sóng quảng cáo trên
truyền hình, báo, internet, quảng cáo ngoài trời…cũng rất được nhiều người chút ý
đến. Còn cà phê sữa VIP được Tân Hiệp Phát truyền thông rầm rộ trên rất nhiều
phương tiện như truyền hình, báo, tạp chí, radio, internet…đặc biệt rất mạnh về quảng
cáo ngoài trời. Vinamilkcafé lon thì ít thấy hơn, hầu như chỉ thấy intermet tại trang chủ
và các trang bán sản phẩm khác.
Mỗi công ty đều có hệ thống phân phối khá mạnh, đội ngũ quản lý giỏi, có chính sách
bán hàng tốt, hỗ trợ nhà phân phối. Phối hợp đến các nhà phân phối, các điểm bán để
thực hiện các chương trình kéo – đẩy nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, gia
tăng hình ảnh thương hiệu, tăng doanh số…

Share knowledge together

17/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Bảng 2.1: Sản lƣợng bán của một số mặt hàng cà phê dùng nhanh năm 2009
Mặt hàng

Vinamilkcafé

Birdy

Nescafe lon

VIP


32.658

21.806

23.355

17.613

SL tiêu thụ

22.653

10.452

18.643

8.263

Mặt hàng

Birdy

Nescafe lon

VIP

979.740

654.180


560.520

SL

ra

thị

trƣờng

SL

ra

thị

trƣờng
SL tiêu thụ

lon

Vinamilkcafé
lon

Đơn vị

30sp/thùng
VIP:
24/thùng


Đơn vị

528.390
lon/chai

543.672

250.848

447.432

198.312

Nguồn: Phòng Điều hành kinh doanh 3/2010
2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến ngành hàng:
2.2.3.1.

Yếu tố công nghệ:

Triển vọng phát triển của lĩnh vực đồ uống Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn kéo
theo không chỉ nhu cầu về vốn, mà việc cập nhật kịp thời các công nghệ mới, tiên tiến,
hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản
phẩm cho phù hợp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường… đối với các doanh
nghiệp đồ uống Việt.
Để giải quyết “bài toán” công nghệ, thông tin thị trường quốc tế cũng như thiết lập đối
tác hợp tác phát triển, Drinktec là nơi sẽ mang đến những cơ hội hữu ích cho doanh
nghiệp đồ uống Việt Nam.
Đây là triển lãm quốc tế có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong lĩnh vực
đồ uống và thực phẩm lỏng, 4 năm mới tổ chức một lần. Là nơi cập nhật, trưng bày,

trình diễn, hướng dẫn các công nghệ hiện đại, tiên tiến, mới nhất từ việc sản xuất cho

Share knowledge together

18/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

đến đóng gói, đóng chai, phân phối các sản phẩm đồ uống và thực phẩm lỏng cũng
như các phụ gia khác.
Drinktec 2009 đã có khoảng 1.500 nhà trưng bày đến từ trên 60 quốc gia tham trưng
bày các công nghệ, kỹ thuật và sản phẩm… phù hợp với đa dạng nhu cầu của các
doanh nghiệp trên diện tích sàn của triển lãm là 132.000 m2. Drinktec 2009 đã thu hút
đến gần 70.000 khách thăm quan từ trên 160 nước.
Nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại trong ngành nước giải khát – bia đã được các doanh
nghiệp Việt Nam đã cập nhật và đang vận hành phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh đều xuất phát từ các chuyến đi khảo sát, tham quan hoặc tham gia
triển lãm quốc tế, trong đó có việc tham gia Drinktec những lần trước.
2.2.3.2.

Điều kiện kinh tế:

Đời sống xã hội ngày càng phát triển, Việt Nam chính thức gia nhập hiệp hội kinh tế
thế giới WTO mở ra nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
GDP mỗi năm tăng dần, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Nhu cầu cho
cuộc sống ngày càng đòi hỏi phải được đáp ứng tốt hơn.
Mặt hàng cà phê hiện nay cũng đã chia thành nhiều phân khúc khác nhau, đáp ứng

riêng cho từng đối tượng khách hàng của mình. Mức chi trả của người tiêu dùng cho
mặt hàng cà phê hiện đang tăng dần. Đặc biệt tại các trung tâm thành phố lớn như
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội thì mức tiêu thụ cà phê là rất lớn. Các
quán cà phê mọc lên như nấm, cạnh tranh lẫn nhau. Từ phong cách cà phê nhạc sống,
sân vườn, cà phê sách, cà phê văn phòng…cũng đủ thấy được sự phong phú trong hình
thức.
2.2.3.3. Yếu tố văn hóa:
Có câu nói “Cà phê không phải là thú thanh thản như trà, càng không mạnh mẽ bạo
liệt như rượu. Người thưởng thức nhẹ nhàng cho rằng cà phê là gạch nối giữa niềm vui
và nỗi buồn. Với ai đang muộn phiền, cà phê càng day dứt như một bản nhạc có nhiều
dấu lặng. Còn niềm vui có thể lắng nghe âm thanh tí tách của từng giọt cà phê…”
Uống cà phê không như một nhu cầu giải khát sinh học mà từ lâu nó đã trở thành một
"thú thưởng thức" mang nhiều tính cách cá nhân.Cũng ngần đó loại cà phê nhưng mỗi
người lại đến với cà phê theo mỗi cách khác nhau.
Share knowledge together

19/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Những người đàn ông có tuổi, người mang nhiều tâm sự hoặc sống hướng nội không
thích những chốn ồn ào, sôi động. Riêng những người bạn trẻ là sinh viên, học sinh
hoặc những người mới đi làm thường tìm đến những góc quán vui nhộn, sang trọng và
trẻ trung họ thường đi thành nhóm và nói chuyện rất sôi nổi bên tách cà phê. Đối với
dân văn phòng thì điểm đến quen thuộc và thường xuyên nhất có lẽ vẫn là cà phê wifi
phủ khắp khuôn viên quán cộng với không khí dễ chịu, thoải mái là điểm thu hút
nhất…Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều phong cách thưởng thức cà phê khác

nhau. Họ đến để tìm cho mình một “gu” riêng, phù hợp với tính cách và con người họ.
Từ các quán cà phê giải khát đơn thuần với nhóm nhu cầu này thì các quán cà phê cóc,
cà phê bình dân là lựa chọn hàng đầu bởi sự dễ dàng tìm mua cũng như giá ở mức
thấp. Nhu cầu thư giãn hay làm việc trong không gian xanh thì các quán cà phê sân
vườn luôn được lựa chọn. Nhu cầu tìm kiếm phong cách, cái lạ; với loại hình này thì
các quán cà phê với thiết kế mới lạ luôn làm khách hàng tìm tới. Nhu cầu đọc sách:
nhu cầu thiết yếu của đại bộ phần người dân Sài Gòn hiện nay đã góp phần du nhập
một loại hình cà phê khá mới vào Việt Nam, đó là Cà Phê Sách. Nhu cầu thưởng thức
âm nhạc, tìm kiếm sự thể hiện, đẳng cấp hay đến nhu cầu tiện lợi…
Cá tính và độc đáo là "tính cách" của quán hay cũng chính là tính cách của những
người đến đây. Họ tìm đến quán vì họ nhận thấy "gu" của quán hợp với gu của mình.
Do đó quán là điểm gặp gỡ thường xuyên của những người có cùng sở thích, đam mê.
Mặt hàng cà phê uống liền, dùng nhanh hiện nay vẫn chưa thật sự tạo riêng cho mình
một bước đi mới, một “gu” có sức hút đối với những khách hàng khó tính. Sẽ có cơ
hội phát triển, nếu các công ty đang tham gia vào ngành hàng này cố gắng truyền
thông, quảng bá làm thay đổi thói quen. Bên cạnh đó, sự cải tiến sản phẩm cho phù
hợp cũng là yếu tố mấu chốt cho sự thành công.
2.2.3.4. Xu hƣớng tiêu dùng:
Như đã nói, mặc dù đời đống ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Phong cách làm việc công nghiệp sẽ dần hình hành. Công việc bận rộn tại công
trường, phòng ốc. Những sản phẩm cà phê dùng nhanh giúp tỉnh táo để làm việc
chắc chắn sẽ không xa lạ. Thời gian làm việc thật sự căng và hối hả, đòi hỏi người

Share knowledge together

20/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh


Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

nhân viên tập trung cao, dành nhiều thời gian cho công việc vì thế việc lựa chọn pha
một tách cà phê hòa tan tại văn phòng hay sử dụng café đóng lon, chai là tất yếu.

3. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
NHÃN HIỆU

CÔNG TY

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM

BIRDY

Ajinomoto Việt Nam

NESCAFÉ

Nestle Việt Nam

VINAMILK CAFÉ

Vinamilk

Là café đóng lon
xuất hiện đầu tiên tại Việt
Nam.
Dung tích:
170ml/lon.

Quy cách đóng gói:
lon thiếc.
Gồm hai loại: café
Robusta và Robusta Black.
Giá bán: 7.000
đồng/lon
Phân phối: sử dụng
hệ thống phân phối sẵn có
của công ty con Ajinomoto
Việt Nam.
Dung tích:
180ml/lon.
Quy cách đóng gói:
lon thiếc.
Chỉ có một loại café
sữa.
Giá bán: 7.000
đồng/lon.
Phân phối: tại các
siêu thị, cửa hàng tạp hóa.
Dung tích:
180ml/lon.
Quy cách đóng gói:
lon thiếc.
Chỉ có một loại café
sữa.

Share knowledge together

21/78



Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Giá bán: 7.000
đồng/lon.
Hiện nay không dễ
dàng tìm thấy sản phẩm tại
các siêu thị, cửa hàng tạp
hóa trong thành phố
HIGHLAND COFFEE

Highland coffee

Dung tích:
200ml/lon
Quy cách đóng gói:
lon thiếc.
Gồm hai loại: café
đen và café sữa.
Giá bán: 9.900
đồng/lon
Phân phối tại các
siêu thị và cửa hàng tạp
hóa.

3.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
Là các nhãn hiệu café hòa tan trên thị trường như: G7, Nescafe, Vinacafe,……..


4.GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CAFÉ SỮA VIP VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CAFÉ SỮA VIP HIỆN NAY
3.3. Sản phẩm café sữa VIP:
Với tiêu chí đa dạng hóa sản phẩm, mỗi giờ một loại thức uống. Với tham vọng dẫn
đầu ngành hàng cà phê uống liền đóng chai. Ngày 15/11/2009 vừa qua, Tân Hiệp Phát
tung ra thị trường sản phẩm Cafe VIP - cà phê sữa thơm ngon trong chai nhựa tiện
dụng. Giá bán lẻ trên thị trường từ 7000đ – 8000đ, cạnh tranh trực tiếp với các sản
phẩm cùng loại như Birdy, NESCAFÉ, Vinamilkcafé lon.
Hướng đến đối tượng khách hàng là nam/nữ có độ tuổi từ 18 – 35.
Được sản xuất từ 100% cà phê Buôn Mê Thuột thượng hạng với công nghệ hàng đầu
Châu Âu. Sản phẩm mới này mang đến sự sảng khoái cho người dùng mà còn giúp
tinh thần hưng phấn, tỉnh táo để tập trung cao độ, thể hiện phong độ VIP.

Share knowledge together

22/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Hình 4.1: Chai cà phê sữa VIP
Sản phẩm cà phê sữa VIP được công ty thực hiện các chương trình truyền thông,
quảng bá rất rầm rộ trên toàn quốc trong 3 tháng đầu tung sản phẩm. Quảng cáo liên
tục trên các kênh truyền hình lớn trên cả nước, radio, web (on line), trên báo và các tạp
chí lớn trên toàn quốc, quảng cáo trên thang máy tại các tòa nhà lớn ở thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội. Ngoài ra đội ngũ bán hàng của công ty cũng tiến hành roadshow,
dán poster cà phê sữa VIP và trưng bày kệ đặc trưng của Tân Hiệp Phát tại các điểm

bán của công ty trên toàn quốc…
3.4.

Chiến lƣợc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu café sữa VIP:

3.4.1. Xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu tổng thể:
3.4.1.1.

Phân tích tình hình cơ hội:

Thật sự trong năm 2009 vừa qua, trong chiến lược phát triển của công ty, Tân Hiệp
Phát đã có nhiều dự án quan trọng để thực hiện. Mặt hàng cà phê uống liền cũng đã
được công ty chú ý đến từ trước và đang thực hiện kế hoạch. Nhưng sự xuất hiện của
nhãn hàng Birdy – cà phê lon uống liền đã làm cho công ty phải thay đổi kế hoạch.

Share knowledge together

23/78


Thanh Mai-Việt Dũng- Phương Thanh

Điểm mạnh:
Đội ngũ nhân viên tốt, hợp tác của
chuyên viên nước ngoài về kinh
doanh, marketing
Nhà máy sản xuất – bao bì với
công nghệ hiện đại
Đã có chuẩn bị ý tưởng, lên kế
hoạch

Đã có thương hiệu mạnh trên thị
trường
Ngân sách marketing, quảng bá
mạnh
Hệ thống kênh phân phối mạnh
Có đối tác chiến lược tốt (G7)

Cơ hội:
Birdy khai phá thị trường, sản
phẩm ra sau => có thời gian chuẩn
bị kĩ lưỡng để giành lợi thế
Xu hướng người tiêu dùng hiện nay
thích cái mới và dễ chấp nhận hơn
Chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh ở
ngành hàng cà phê dùng nhanh

Chiến lược tái tung SP Café sữa Vip

Điểm yếu:
Chưa có giám đốc thương hiệu để
quản lý
Sử dụng kế quả của các công ty
nghiên cứu thị trường nhưng ít có
hoạt động kiểm chứng thực
nghiệm
Hệ thống kênh hiện vẫn có một số
mâu thuẫn ( bán phá giá, phá
vùng)
Dùng tiền cho quảng bá, quảng
cáo dàn trải, chưa thật sự hiệu quả


Thách thức:
Văn hóa tiêu dùng cà phê cũ
Dần dần sẽ xuất hiện thêm nhiều
đối thủ (trong và ngoài nước)
Sản phẩm thay thế (cà phê hòa
tan,..)

Hình 4.2: Phân tích SWOT thâm nhập ngành hàng cà phê dùng nhanh

Share knowledge together

24/78


×