1
Phương pháp nâng cao chất lượng môn làm quen với
chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn
I. Phần mở đầu
Cùng với các bộ môn trong trường mầm non thì bộ môn " làm quen
với chữ cái" hết sức quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi nó
giúp trẻ bước đầu làm quen và tập phát âm 29 chữ cái của "Tiếng việt". Nó
hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn "Tiếng Việt" ở trường phổ thông.
Việc dạy trẻ thông qua các trò chơi, học tập, phù hợp với tính chất hoạt
động của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ hoạt động trí tuệ được
phát triển, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe đọc,
nói Tiếng Việt.
Nhiệm vụ chính của chúng ta là cho trẻ nhận biết và phát âm đúng 29
chữ cái.
Muốn thực hiện được nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đó. Khi trẻ
dạy môn học này tôi đã sử dụng phương pháp "Học mà chơi, chơi mà học"
là chính.
Song ở lứa tuổi này nhận thức của trẻ là nhận thức cảm tính và tư
duy trực quan hình tượng nên tôi thấy rằng ngoài nhiệm vụ cho trẻ nhận
2
biết và phát âm vần, phải giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, hai nhiệm vụ này cần
tiến hành song song.
II. phần nội dung
1. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái
- Nhằm phát triển ngôn ngữ nói mạch lac cho trẻ học tốt môn Tiếng
Việt trong trường phổ thông.
2. Lý do chọn đề tài
Nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non là công việc hết sức vất vả và khó
khăn nhất là môn " làm quen với chữ cái. Đối với tôi dạy 1 tiết làm quen
với chữ cái, cần thiết phải sử dụng đồ chơi đẹp, mầu sắc hấp dẫn đúng mức
để đạt được nhiệm vụ dạy trẻ nhận biết và phát âm 29 chữ cái". Sau thời
gian giảng dạy, tôi thấy cần phải tỉma những hình ảnh mới lạ, hấp dẫn để
nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ cái. Giúp trẻ 5 tuổi chuẩn bị
vào trường phổ thông.
3. Các bước tiến hành
Bản thân tôi xác định tầm quan trọng của bộ môn, do vậy tôi không
ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo tài liệu, sưu tầm bài hát,
thơ, câu đố để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn luôn bám sát sự chỉ đạo của
nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp, dùng hình thức lồng và
ghép tích cực các môn khác như: Toán, môi trường xung quanh, tạo hình,
3
âm nhạc, văn học. Ví dụ: Với tiết tập tô chữ cái o, a cho trẻ hát bài thơ
"chữ cái o, a đếm số bóng bay trong tranh tô mầu, chùm bóng bay"
Đối với tiết làm quen với chữ cái mới: Muốn dạy một tiết giao tiếp
chữ cái mới thành công thì người giáo viên phải có phương pháp hấp dẫn
mang tính nghệ thuật để trẻ truyền lại sự hứng thú và say mê, muốn được
như vậy trước hết cô giáo phải luôn thay đổi cách thức làm đồ dùng, đồ
chơi như: Làm tranh đẹp có đủ màu sắc hấp dẫn, dùng vật thật, đồ chơi sẵn
có ở lớp, chữ cái trong bông hoa, giọt nước, quả cam, những đồ chơi đó
được ép cho biến.
Ngoài việc nghiên cứu làm đồ chơi, câu đố, cho trẻ trong tiết học,
việc sử dụng các trò chơi trong sách hấp dẫn đã nhàm chán và không đạt
kết quả cao.
Do vậy tôi phải thường xuyên tìm tòi, sưu tầm bài hát, bài thơ hoặc
trò chơi mới lạ để thu hút trẻ mà vẫn đạt được yêu cầu tiết học.
Ví dụ: Cho trẻ luyện phát âm chính xác bằng cách đọc thơ hoặc hát.
Muốn cho trẻ phát âm chữ ô và chữ a, chữ l. Tôi cho trẻ vừa làm chú
ếch nhảy vừa hát
"Mưu rơi, lộp độp
Nó kêu ồm ộp"
Hoặc với chữ cái n, l trẻ hay nói nghọng. Do đó muốn luyện âm cho
trẻ có hiệu quả thì đưa chò chơi dân gian ca dao tục ngữ:
4
Ví dụ: Trò chơi
"Nu na nu nống
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp
Lòng nàng lâng lâng"
Hay trong trò chơi. Xếp chữ, tôi cho trẻ xếp chữ bằng cách khác
nhau. Chính vì sự tìm tòi và sáng tạo về đồ dùng, đồ chơi và phương pháp
giảng dạy nên mỗi tiết dạy "làm quen với chữ cái" mỗi trẻ học rất nhanh
phát âm và nhận biết chữ tốt
* Đối với tiết tập tô chữ cái
- Để dạy được tốt chữ cái không phải là dễ vì thông qua đó trẻ
củng cố nhận biết và phát âm chữ cái thông qua các trò chơi.
- Đối với tiết: "tập tô chữ cái" đồ dùng cũng là hết sức quan trọng,
đồ dùng phải đẹp bền, hấp dẫn trẻ, ngoài ra còn phục vụ cho người, hình
thức trò chơi trong tiết học để gây hứng thú và say mê cho trẻ.
Ví dụ: Trong trò chơi: "Gà con tìm mẹ, làm những chú gà bằng những vật
liệu khác nhau như: len, bìa, đất nặn Cố gắn chữ cái cần học vào những
chú gà con đi tìm mẹ bằng những lời ca dao, bài hát phù hợp với trò chơi.
Đối với trẻ 5 tuổi đặc điểm tâm lý rất thích âm nhạc và nhờ có âm nhạc nên
học sôi nổi và gây hứng thú cho trẻ để bù lại cái khó và cứng nhắc của bộ
môn "làm quen với chữ cái" nên mỗi trò chơi tôi lại gắn vào một bài hát
5
vào trong trò chơi. Thì lấy chữ tôi đã dụng những trò liên tưởng "cô gái Hà
Lan" thay vào đi lấy sữa trẻ sẽ đi lấy chữ cái qua chướng ngại vật và về để
vào đúng chỗ cuả đội mình, qua trò chơi trẻ rất hứng thú và say mê học.
Vừa học vừa hỗ trợ cho cơ thể vận động.
Hay trong trò chơi "Gắn lá hoa trên cành" cô chuẩn bị những bông
hoa đẹp có gắn chữ cái để trẻ gắn hoa trên cành thông qua các trò chơi trẻ
biết giữ gìn chăm sóc các cây hoa.
Ngoài việc cải tiến đồ dùng dạy học đẹp và hấp dẫn các trò chơi của
tiết học luôn luôn thay đổi và sáng tạo. Một điều quan trọng để giúp tôi
thành công trong môn làm quen với chữ cái là hình thức tích chất tiết học
của giáo viên, nếu đồ dùng đẹp, hấp dẫn rồi dùng đồ chơi thay đổi liên tục
sáng tạo mà hình thức tính chất tiết học khi được quan tâm đến thì kết quả
tiết học không đạt cao như yêu cầu.
Do đó ngoài hai vấn đề trên thì tôi phải đưa ra những hình ảnh của
giờ học lôgic sự chuyển tiếp từ phần nọ qua phần kia từ trò chơi kia sang
trò chơi nọ phải hấp dẫn liên tục vì vậy tôi làm ra những phương pháp và
hình thức chọn đồ chơi trong các tiết học cũng khác nhau.
Với một tiết "ô, v chữ cái" tôi thường dùng từ hai đến 3.
Ví dụ: Tôi cho trẻ đi chơi trong vườn cổ tích và tìm ra những điều lý thú
trong trò chơi hay tôi tìm câu đố để trẻ tìm ra những chữ cái cần học và trẻ
rất say sưu, hứng thú đến với chữ ô.
6
"Quả gì cong cong
Xếp thành một nải
Nải xếp thành buồng
Ăn ngon ngọt lắm."
"Quả chuối"
Xen giữa trò chơi động là tìm chữ trong quả, trò chơi này trẻ ngồi và
tìm chữ gắn trong các loại quả dò nhanh, tiếp theo là trò chơi động "Gà con
tìm mẹ" như trong câu chuyện cổ tích những chú gà con tìm mẹ có những
chữ cái giống mình với những bức tranh hình ảnh sống động. Cô cho trẻ và
nối với chữ cái khác nhau. Ngoài ra như nghệ thuật ngữ điệu giọng nói của
cô cũng phải luôn xuống trầm bổng để thu hút trẻ qua đó kết quả giờ học sẽ
cao.
Đối với bài tập tô trẻ cần biết tô chữ cái để học củng cố kết thúc với
loại tiết này yêu cầu trẻ phải ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút tô trong
giờ tập tô để trách nhàm chán cô lồng ghép vào đó những bài thơ, bài hát,
câu đó, mẩu chuyện nhỏ, trẻ sẽ phấn khởi, hứng thú tô và trong bài tập tô
có tranh chùm nho hoặc tranh cây khế cô cho trẻ tô màu.
4. Kết quả đối chứng
Sau thời gian dài thực hiện hình thức đổi mới giáo dục kết hợp với
các phương pháp "học mà chơi, chơi mà học" chất lượng so với những năm
trước đạt cao hơn, trẻ đã phát âm đúng với những chữ cái nhanh nhớ lâu.
7
5. Bài học kinh nghiệm
Để thực hiện có hiệu quả phương pháp này cô giáo vẫn nắm vững
phương pháp giảng dạy bộ môn "làm quen với chữ cái" phải thường xuyên
thay đổi nghệ thuật và thủ thuật lên lớp của từng loại tiết sử dụng các hình
thức tích hợp, lồng ghép không quá lạm dụng, lan tràn thường xuyên cho
trẻ học ở mọi lúc, mọi nơi trẻ sẽ tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, thể
hiện tiết học sáng tạo hơn.
Đồ dùng của cô phải bền đẹp, rõ ràng giới thiệu ngắn gọn, súc tích có
sự lôi cuốn lòng ham mê sáng tạo của trẻ.
Trong hoạt động làm quen với chữ cái muốn đạt kết quả tốt cần có sự
phối hợp giữa nhà trường và gia đình cùng quan tâm gợi ý hướng dẫn trẻ.
6. Kết luận
Thực hiện tốt việc cho trẻ " làm quen với chữ cái" giúp trẻ mầm non
phát triển tốt về mặt ngôn ngữ nói và viết từ đó trẻ sẽ phát triển tốt các mặt
khác từng bước thực hiện được môi trường giáo dục đề ra, giúp trẻ 5 tuổi
chuẩn bị vào trường phổ thông.
Xác nhận của nhà trường
Ngày 26 tháng 5 năm 2009
Người viết sáng kiến
8
Phạm Thị Túc Sùng Thị Hà