Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

GIÁO ÁN HĐNGLL THÁNG 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.94 KB, 7 trang )

Trường THCS Kim Đồng
Chủ điểm tháng 10
-----Tiết 4 :

Kế hoạch hoạt động NGLL 9

CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
HỘI THI “EM LÀ NHÀ KHOA HỌC”

Ngày soạn : 20/10/2016
Ngày t.hiện : 24/10/2016

I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Phát triển được khả năng trí tuệ, vận dụng tri thức đã học để giải thích một số
hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội, trong đời sống.
- Từ đó càng yêu thích các môn học, hăng say học tập, có thái độ đúng đắn với tri
thức khoa học.
- Thể hiện tài năng xử lí các tình huống khoa học trong cuộc sống hằng ngày.
- Rèn luyện các kĩ năng tham gia và hoạt động. Biết vận dụng các kiến thức đã học
vào thực tiễn.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Kiến thức một số môn trong lĩnh vực tự nhiên.
- Một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên và trong đời sống, các bài toán
vui, các câu đố khoa học.
2. Hình thức hoạt động :
- Hoạt động Hội thi “Em là nhà khoa học” tổ chức với nhiều hình thức khác nhau
như: Chung sức, ai nhanh hơn, khám phát…
- Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Về phương tiện:


- Câu hỏi về một số hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, trong đời sống , trong xã
hội, một số bài toán vui, câu đố khoa học.
- Dụng cụ thí nghiệm.
- Gợi ý một số câu hỏi và đáp án.
- Máy chiếu, ti vi.
- Phần thưởng.
2. Về tổ chức :
- Lớp xếp thành 4 đội (mỗi tổ một đội) “ Các nhà khoa học trẻ”
• Đội Pitago
• Đội Newton
• Đội Mendeleev
• Đội Anhxtanh
- Mời giáo viên dạy môn học trên làm cố vấn cho hoạt động, cung cấp câu hỏi,
các câu đố khoa học một cách đa dạng giúp cho hoạt động phong phú hơn.
- Mỗi học sinh sưu tầm các tài liệu, câu đố khoa học để tham gia hoạt động.
- Phân công nhiệm vụ :
+ Thiết kế nội dung trình chiếu: Phạm Ngọc Thạch
+ Điều khiển chương trình: Nguyễn Phan Hoàng Diễm
+ Thư kí: Nguyễn Anh Thy
+ Các tiết mục văn nghệ: Thiên Ân và Đoàn Trần Thúy Nga
+ Trang trí: HS nam
GV: Phạm Thị Lệ Khương

Tổ: Toán - Lý


Trường THCS Kim Đồng
Kế hoạch hoạt động NGLL 9
+ Phần thưởng: Nguyễn Huỳnh Như và Lương Gia Bảo Trân
** Nhờ Ban hoạt động lên lớp cuản nhà trường hỗ trợ thiết bị âm thanh; máy chiếu

và Hội trường.
IV. Tiến hành hoạt động:
1/ Ổn định tổ chức :
Trân trọng kính mời quí thầy cô giáo và các bạn học sinh ổn định để bước vào tiết
Hoạt động ngoài giờ lên lớp do lớp 9/4 thực hiện. Xin trân trọng kính mời.
Để tạo khí thế vui tươi cho tiết hoạt động, mời quí thầy cô và các bạn lắng nghe bài
hát BỤI PHẤN do bạn Thiên Ân trình bày.
2/ Tuyên bố lí do :
Kính thưa quí thầy cô giáo, cùng các bạn thân mến!
Học tốt là yêu cầu cơ bản của mỗi học sinh chúng ta. Có phương pháp học tập
đúng đắn thì kết quả học tập càng cao càng tiến bộ, để tạo tiền đề cho việc nâng cao chất
lượng, thực hiện tốt các chỉ tiêu học tập đã đề ra.
Hôm nay, được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, Ban Hoạt động ngoài
giờ lên lớp và cô giáo chủ nhiệm, lớp 9/4 chúng em tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên
lớp với Chủ đề “Em là nhà khoa học” . Đó chính là lí do của tiết sinh hoạt hôm nay.
3/ Giới thiệu đại biểu :
Về dự tiết sinh hoạt với chúng em hôm nay, thay mặt Ban tổ chức em xin trân
trọng kính giới thiệu :……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
cùng các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo phụ trách công tác
Đoàn, Đội , 29 thầy cô là giáo viên chủ nhiệm và các bạn là Lớp trưởng, Chi đội trưởng
của các lớp có mặt trong buổi sinh hoạt hôm nay. Xin nhiệt liệt chào mừng quí thầy cô
giáo cùng các bạn tham dự buổi sinh hoạt.
+ Ban cố vấn : Là các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn và giáo viên chủ nhiệm
+ Thư kí : Bạn Trần Quốc Anh
+ Các đội chơi mang tên những nhà khoa học trẻ, đó là :
• Đội Pitago
• Đội Newton
• Đội Mendeleev
• Đội Anhxtanh

4/ Giới thiệu chương trình: có ba vòng thi
• Vòng 1: Chung sức
• Vòng 2: Khám phá
• Vòng 3: Em là nhà khoa học
Vòng 1: “CHUNG SỨC”
Thể lệ: Có 2 câu hỏi. Mỗi đội có 3 phút để thảo luận cho từng câu hỏi và ghi câu
trả lời vào bảng nhóm, sau đó cử một bạn diện lên trả lời.Mỗi câu trả lời đúng được 10
điểm.
Câu 1: Tại sao có quả bong bóng bay lên được rất cao và cũng có quả bong bóng
không bay được?
Gợi ý: Bong bóng được bơm vào khí hiđro hoặc khí heli thì sẽ bay được. Vì khí
hiđro và khí heli có khối lượng riêng nhẹ hơn không khí. Còn nếu bong bóng được thổi
GV: Phạm Thị Lệ Khương

Tổ: Toán - Lý


Trường THCS Kim Đồng
Kế hoạch hoạt động NGLL 9
thường chứa nhiều khí CO2 thì không bay được. Vì khí CO2 có khống lượng riêng năng
hơn không khí.
Câu 2: Có một ly nước đá đầy. Hỏi sau khi đá trong ly tan ra thì nước có bị tràn ra
ngoài không? Vì sao?
Gợi ý: Khối lương đá bằng khối lượng nước chiếm chỗ nên khi đá tan ra nước
không tràn ly.
Vòng 2 : “KHÁM PHÁ”
Thể lệ: Phần thi có 4 gói câu hỏi. Mỗi gói có 3 câu hỏi, gồm: 1 câu 10 điểm, 1 câu
20 điểm và 1 câu 30 điểm. Mỗi đội có 1 lượt chọn gói câu hỏi. Thời gian trả lời mỗi câu
hỏi là 10 giây. Nếu trả lời sai thì 3 đội còn lại sẽ bấm chuông giành quyền trả lời (đội
bấm chuông nhanh nhất được trả lời).Đội giành được quyền trả lời đúng sẽ nhận được số

nửa điểm của câu hỏi đó.
Gói 1:
Câu 1: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bỗng cả trái đất lên” Là câu nói nổi
tiếng của nhà khoa học nào?
Đáp án: Acsimet
Câu 2: Sử dụng điện thoại khi đang sạt pin nguy hiểm như thế nào ?
Đáp án: Sẽ bị điện giật, điện thoại dễ bị cháy nổ dẫn đến tai nan.
Câu 3: Tìm tổng khối lượng của chó, mèo, thỏ trong hình sau?

Đáp án: 27 kg
Gói 2:
Câu 1: Trong các nhà khoa học dưới đây nhà bác học nào tên là Galile?

A.

B.

C.
Đáp án: B

D.

Câu 2: Vì sao khi có sấm chớp, không được đứng dưới gốc cây?
Đáp án: Vì Sét thường đánh vào những vật cao như cây cối cao, nhà cửa, trụ
điện…nên nếu ta đứng dưới gốc cây thì sẽ bị sét đánh hay bị nhiễm điện.
Câu 3: Tìm số còn thiếu trong hình dưới đây?

GV: Phạm Thị Lệ Khương

Tổ: Toán - Lý



Trường THCS Kim Đồng

Kế hoạch hoạt động NGLL 9

Đáp án: 6
Gói 3:
Câu 1: Tại sao vit bơi được dưới nước còn gà thì không?
Đáp án: Lông vịt không thấm nước nên giúp vịt luôn nổi trên mặt nước, còn lông
gà thấm nước. Và chân vịt có màng để quạt nước giúp cho vịt bơi được, còn chân gà
không có màng.
Câu 2: Điền chữ cái thích hợp vào dấu *, biết khi đọc theo chiều kim đồng hồ thì
đây là tên của một nhà bác học. (có 6 chữ cái)

Đáp án: NEWTON
Câu 3:

Đáp án: 100
Gói 4:
Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ dấu ‘?’

Đáp án: 34
Câu 2: Tại sao con dơi bay trong đêm tối lại không đâm vào tường hoặc vật?
Gợi ý : Do dơi có khả năng nhận âm thanh dội vào tai chứ không phải mắt.
Câu 3: Vì sao bánh xe có hình tròn?
Đáp án: Vì bánh xe hình tròn thì diện tích tiếp xúc là ít nhất, dẫn đến ma sát là ít
nhất, thêm 1 điều nữa là với vật thể hình tròn thì cấu trúc là bền vững nhất, lực phân bố
đều, nên bánh xe hình tròn. Chỉ có hình tròn là khoảng cách từ tâm (đặt trục xe) đến
điểm bất kỳ trên hình tròn là bằng nhau, vì vậy khi di chuyển thì xe mới không dao động.

Kết thúc vòng 1 và vòng 2 thư kí tổng kết điểm.
GV: Phạm Thị Lệ Khương

Tổ: Toán - Lý


Trường THCS Kim Đồng
Kế hoạch hoạt động NGLL 9
Để thay đổi không khí, mới thầy cô và các bạn lớp lắng nghe bài hát Quê hương
Việt Nam do nhóm nhạc Thạch, Nga, Diễm, Đạt trình bày.
Vòng 3 : “EM LÀ NHÀ KHOA HỌC”
Người dẫn chương trình cho HS bắt thăm, học sinh nào bắt được thăm "được chơi"
thì được lên tham gia chơi chính.
Thể lệ: Người chơi chính chọn câu hỏi, cả lớp suy nghĩ trả lời vào bảng con, úp
bảng con xuống. Người chơi chính trả lời, nếu trả lời đúng số điểm sẽ được tính bằng số
điểm của câu hỏi và cộng thêm số điểm của người bị loại (mỗi người bị loại người chơi
chính được thêm 1 điểm).Điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm, thời gian suy nghĩ là
10 giây.
Câu 1: Trái Đất quay theo hướng nào?
A. Từ Tây sang Đông
B. Từ Đông sang Tây
Đáp án: A
Câu 2: Con vật nào dưới đây là bò sát?

A.

B.

C. Cả hai con đều là bò sát


Đáp án: B
Câu 3: Đâu là mặt trăng?

A.

B.

C. Tất cả đều không phải

Đáp án: B
Câu 4:

Con vật nào dưới đây là khủng long?

A.
Đáp án: A

B.

C. Cả A và B

Câu 5: Kết quả khi nhân tất cả các con số trên điện thoại bàn là bao nhiêu ?
A. 362880
B. 2016
C. 0
Đáp án: C
Câu 6: Nhà bác học Vật Lý nào đưa ra lý thuyết với nội dung Trái Đất chuyển
động quay quanh Mặt Trời đầu tiên?
GV: Phạm Thị Lệ Khương


Tổ: Toán - Lý


Trường THCS Kim Đồng
A. Copernic
Đáp án : A

B. Edison

Kế hoạch hoạt động NGLL 9
C.Galile
D. Newton

Câu 7 : Đâu là một loại đá?

A.
Đáp án: B

B.

C. Cả hai đều là đá

Câu 8: Đây là hiện tượng gì?
Theo thứ tự : Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng cùng nằm thành một hàng thẳng,
Trái Đất là "vật cản" ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng.
Đáp án: Nguyệt Thực
Kết thúc vòng 3, thư kí tổng kết điểm.
4/ Ban Giám Khảo làm việc
- Công bố điểm của từng đội - Vị thứ
- Người điều khiển Mời giáo viên chủ nhiệm trao phần thưởng cho các đội chơi.

V. Ý kiến :
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến nhận xét việc tổ chức hoạt động, giao
nhiệm vụ cho HS chuẩn bị hoạt động tháng 11.
VI. Kết thúc hoạt động :
- Kính thưa quí thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến !
Sau gần 1 giờ tổ chức hoạt động, chương trình tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đến
đây là kết thúc. Một lần nữa thay mặt tập thể lớp 9/4 xin kính chúc quí thầy cô giáo mạnh
khỏe, chúc các bạn học sinh gặt hái nhiều thành quả trong học tập.
Xin chân thành cảm ơn !
Cả lớp cùng hát vang bài ca
“NHƯ CÓ BÁC TRONG NGÀY VUI ĐẠI THẮNG”

GV: Phạm Thị Lệ Khương

Tổ: Toán - Lý


Trường THCS Kim Đồng

Tổ: Toán – Lý

GV: Phạm Thị Lệ Khương

Kế hoạch hoạt động NGLL 9

GV: Phạm Thị Lệ Khương

Tổ: Toán - Lý




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×