Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vận dụng kế toán môi trường vào công ty cổ phần hóa dầu quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528 KB, 13 trang )

Vận dụng kế toán môi trường trong việc xác định và ghi nhận chi phí tại
Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội
Applying environmental accounting in determining and recording expenses in
Military Petrochemical Joint Stock Company - MIPEC
Ths. Phạm Vũ Hà Thanh
Khoa Tài chính – kế toán, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Km10 đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, để
phù hợp với xu thế chung cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các doanh
nghiệp cần thiết phải theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết song song hiệu
quả kinh tế với hiệu quả xã hội và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi
trường. Điều này buộc các doanh nghiệp phải xét đến kế toán môi trường trong quá trình
hạch toán kế toán. Trên cơ sở tổng thuật tài liệu, nghiên cứu trong và ngoài nước, qua
khảo sát thực trạng kế toán tại Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội, bài viết trình bày kết
quả nghiên cứu vận dụng kế toán môi trường trong phạm vi chi phí và giá thành một số
sản phẩm hóa dầu tiêu biểu tại Công ty. Trên cơ sở đó, bài viết làm rõ những ưu điểm và
hạn chế trong xử lý và cung cấp thông tin môi trường để từ đó đề xuất mô hình và giải
pháp vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp.
Từ khóa: kế toán môi trường, phát triển bền vững, cung cấp thông tin môi trường
Abstract: In the scene of international economic integration and globalization, in order to
meet the general trends and create competitive advantages in the global market, it is
essential for enterprises to pursue sustainable development goals, resolve both economic
and social efficiency in parallel and implement of environmental corporate responsibility.
This forces them to consider the environmental accounting in their accounting process.
On the basis of the overview of internal and external researches and studies, combines
with field research at Military Petrochemical Joint Stock Company - MIPEC, this report
presents the research results in applying environmental accounting within the scope of
expense and production cost of some typical petrochemical products in MIPEC. On this
basis, the article clarifies the advantages and limitations in processing and providing
environmental information so that proposes models and solutions for applying
environmental accounting in business.


Key words: environmental accounting, substainable development, providing
environmental information
Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


1. Giới thiệu
Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp
không ngừng thúc đẩy và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, một mặt ảnh hưởng
tích cực đến nhận thức của người dân và doanh nghiệp, mặt khác các tác động tiêu cực
đến môi trường đang gia tăng đáng báo động, dẫn đến yêu cầu đối với các doanh nghiệp
là phải cung cấp cho các bên liên quan các thông tin môi trường của doanh nghiệp. Việc
tích hợp thông tin môi trường bằng ngôn ngữ kế toán cho ta công cụ kế toán môi trường
nhằm giải quyết những vấn đề môi trường là một hướng thực tế và cũng được sử dụng
như một công cụ giao tiếp với các bên liên quan quan tâm đến những tác động tài chính
và vật chất của doanh nghiệp đối với môi trường xung quanh.
Trên thế giới, kế toán môi trường (KTMT) đã được bàn đến từ năm 1960, các tài
khoản kế toán môi trường đầu tiên đã được Na Uy xây dựng vào những năm 1970. Kể từ
những năm 1990, Liên hợp quốc, Liên minh Châu Âu, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OEDC), Ngân hàng thế giới và các tổ chức khác đã và đang nỗ lực chuẩn hóa Kế toán
môi trường theo khuôn khổ (Ngô Thị Hoài Nam, 2011). Tuy nhiên ở các nước đang phát
triển khu vực Châu Á, Châu Phi, kế toán môi trường chưa được áp dụng rộng rãi. Đối với
các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán môi trường vẫn là vấn đề khá mới mẻ. Trong hai
năm 2004-2005 triển khai đánh giá kế toán môi trường cho bốn doanh nghiệp ở Huế, Phú
Yên, Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội đã triển khai hoạt động nghiên cứu thử
nghiệm kế toán môi trường cho công ty Sứ Thanh Trì, công ty Machino do Viện Khoa
học và công nghệ môi trường – Đại học Bách khoa thực hiện. Vì vậy việc tiếp tục nghiên
cứu vận dụng kế toán môi trường ở từng doanh nghiệp cụ thể là thực sự cần thiết nhằm
đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có thể nhân rộng
và từng bước đưa kế toán môi trường vào thực tiễn của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tại Việt Nam, ngành hóa dầu là một ngành sản xuất quan trọng, là ngành kinh tế

mũi nhọn đóng góp nhiều vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sẽ tiếp
tục đóng vai trò là ngành kinh tế then chốt, phát triển trong tương lai. Do đặc thù sản xuất
kinh doanh của ngành, đây cũng là ngành có ảnh hưởng lớn đến môi trường nhưng lại
chưa có thông tin đánh giá chính xác những tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh
đến môi trường. Nhận thức được những đòi hỏi cấp thiết của việc xem xét đến yếu tố môi
trường trong quá trình xử lý thông tin kế toán của ngành hóa dầu, nghiên cứu này được
thực hiện tại Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội nhằm tìm hiểu, đánh giá nguyên nhân
khách quan, chủ quan, những hạn chế trong xử lý và cung cấp thông tin môi trường ảnh
hưởng đến vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp.
Trong đó, nghiên cứu tập trung làm rõ các nội dung sau: i. Phân tích quá trình sản
xuất sản phẩm của doanh nghiệp và chia quá trình sản xuất thành từng giai đoạn gắn với
Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


các trung tâm phát sinh chi phí; ii. Tổ chức kế toán chi phí (thu nhập) môi trường trên cơ
sở kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo dòng vật tư; iii. So sánh kết quả
KTMT với kết quả của kế toán tài chính truyền thống; iv. Đề xuất xây dựng mô hình, kiến
nghị về điều kiện thực hiện KTMT trong doanh nghiệp.
2. Tổng quan về kế toán môi trường
Kế toán môi trường theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC, 2005) được hiểu là loại
kế toán nhằm đạt được sự phát triển bền vững, duy trì quan hệ tốt với cộng đồng, bảo vệ
môi trường. Còn theo Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUNC, 1997), kế toán môi
trường là việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin về môi trường và các khoản thu từ
môi trường. Những định nghĩa trên cho thấy mục đích của kế toán môi trường là cung cấp
cho các nhà hoạch định chính sách những thông tin chính xác hơn để xác định liệu sự phát
triển có theo hướng bền vững hay không, đồng thời cung cấp cho các nhà quản trị doanh
nghiệp những thông tin về tình hình sử dụng vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, nước sạch,
chi phí về xử lý chất thải ra ngoài môi trường, chi phí tìm kiếm tài nguyên thay thế…
Kế toán môi trường ở cấp độ doanh nghiệp bao gồm cả kế toán quản trị và kế toán
tài chính môi trường.

Kế toán quản trị môi trường (Environment Management Accounting – EMA)
trong sách “Các nguyên tắc và trình tự kế toán quản lý môi trường” của Ban phát triển
bền vững của Liên hiệp quốc - UNDSD xuất bản năm 2002 được định nghĩa là việc nhận
dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ:
thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu
(bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan
đến môi trường. Theo đó EMA được chia làm bốn loại chi phí, một loại doanh thu liên
quan đến môi trường.
i. Chi phí xử lý chất thải (C1), bao gồm những chi phí khấu hao, nhân sự, nguyên
vật liệu dùng để xử lý, vứt bỏ, lau dọn chất thải, phế thải thông qua các hợp đồng có liên
quan; các khoản phí thuế phục vụ cho việc xử lý rác thải, vệ sinh, chi phí cấp phép và
thuế môi trường, kể cả các khoản dự phòng cho các chi phí sửa chữa, đền bù do ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh.
ii. Chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường (C2), bao gồm các khoản chi hàng
năm cho việc phòng ngừa rác thải và khí thải, chi phí cho dịch vụ thuê ngoài để quản lý
môi trường; chi phí cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ làm sạch, công nghệ xử lý
chất thải, nguyên vật liệu mới thân thiện với môi trường.
iii.Giá trị thu mua của các phế thải (C3) là tất cả các phế thải từ việc sử dụng
nguyên vật liệu thô, bao bì, nguyên vật liệu phụ, nguyên liệu hoạt động, năng lượng, nước

Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


trong quá trình sản xuất kinh doanh không đi vào giá trị sản phẩm được đánh giá thông
qua cân đối dòng nguyên vật liệu được định theo giá trị thu mua.
iv. Chi phí xử lý phế thải (C4), bao gồm giờ công lao động, khấu hao các thiết bị
dùng để xử lý phế thải, bao gồm cả các nguyên vật liệu tiêu hao trong số lượng nguyên
vật liệu có dùng trong sản xuất nhưng không tại ra thành phẩm và trở thành phế thải.
v. Các khoản thu nhập liên quan đến môi trường (C5), bao gồm các khoản thực thu
từ nguyên vật liệu được tái chế, các khoản trợ cấp, các khoản thưởng bằng tiền mặt cho

các hoạt động môi trường.
Kế toán tài chính môi trường (Environment Fianancial Accounting – EFA) trong
tài liệu hướng dẫn về EMA xuất bản năm 2005 của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC)
được định nghĩa là việc thu thập, xử lý, kiểm tra và phân tích các thông tin liên quan đến
chi phí và lợi ích bảo vệ môi trường nhằm cung cấp thông tin cho bên ngoài như Chính
phủ, Ủy ban chứng khoán… EFA bị chi phối bởi các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán,
các quy định pháp lý về kế toán hạch toán; thông quan kế toán tài chính môi trường, các
bên liên quan sẽ đánh giá được việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Giống như kế toán tài chính thông thường, EFA bao gồm các nội dung:
i. Thu thập thông tin trên cơ sở hệ thống thông tin đầu vào của kế toán tài chính
bao gồm cả những thông tin có sử dụng thước đo vật lý bên cạnh thông tin sử dụng thước
đo tiền tệ. Do chưa có chứng từ kế toán riêng biệt, mà những thông tin về môi trường luôn
xuất hiện và tồn tại, có thể nhìn thấy trực tiếp hoặc là thông tin ẩn, vì vậy EFA đòi hỏi
người làm kế toán phải liên tục theo dõi, cập nhật và tính toán dựa trên thông tin từ các
chứng từ kế toán tài chính thông thường, kèm với thông tin kỹ thuật của quá trình sản
xuất, kinh doanh.
ii. Hệ thống tài khoản, sổ sách, báo cáo tài chính hiện nay có nhiều quan điểm khác
về việc ghi nhận và trình bày những thông tin môi trường mà kế toán môi trường cung
cấp. Thực tế thì những thông tin này đều nằm trong những thông tin kế toán tài chính
thông thường, sau khi được bóc tách, nó trở thành thông tin kế toán môi trường liên quan.
Tuy nhiên dù dưới góc độ của bất kỳ quan điểm quản lý nào, những tài khoản môi trường,
hay hệ thống sổ sách báo cáo tài chính môi trường cũng phải đảm bảo tuân thủ những quy
định chung và có tính chất, nội dung như trong kế toán tài chính thông thường.
iii. Sử dụng các phương pháp kế toán chi phí môi trường. Kế toán chi phí có nhiều
phương pháp khác nhau, nghiên cứu này tập trung giải quyết vấn đề theo phương pháp kế
toán theo dòng vật liệu (Material flow accounting - MFA). MFA được xây dựng dựa trên
khái niệm cơ bản về sự cần bằng của vật chất và năng lượng, trong đó chi phí môi trường
sẽ được xác định dựa trên dòng chảy (cân đối) vật liệu và được tiếp cận dựa trên một mô
hình đơn giản về mối tương quan giữa kinh tế và môi trường: Lượng vật liệu đưa vào sản
Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86



xuất (đầu vào) xác định bằng tổng của lượng sản phẩm hoàn thành thu được và lượng chất
thải thu được từ sản xuất (đầu ra). MFA sử dụng phân tích đầu –cuối (end-to-end) phân
tích với nguyên tắc của quản lý không chỉ liên quan đến dòng chảy của vật liệu mà còn
liên quan đến các tổ chức của công ty, trong đó công ty cũng có thể được định nghĩa như
một hệ thống dòng vật liệu (SERI, 2003).
Nhà cung cấp

Khách hàng

Nhập kho

Sản xuất

Xuất kho

Vật liệu

1

Vật liệu mất mát

Hệ thống
tiêu hủy

2
Tiêu hủy

1 – Sản phẩm, bao bì

2 – Chất thải (rắn, nước thải, khí thải, Nhiệt/Tiếng ồn, Phế thải

Sơ đồ 1.Công ty như một hệ thống dòng vật liệu
Nhìn từ góc độ kinh tế, kế toán môi trường dựa vào MFA dựa trên thực tế phát sinh
của các chi phí vật liệu, được coi là chi phí lớn nhất trong sản xuất của công ty; do vậy có
thể loại trừ những sai lệch thông tin bằng cách liên kết định lượng dữ liệu, vật chất và tiền
tệ vào dòng vật liệu. Quá trình đưa dòng vật liệu vào công ty sẽ trở nên minh bạch hơn và
có khả năng xem xét dòng vật liệu nào mà giá trị của nó khi ra khỏi công ty như là chất
thải không tạo ra sản phẩm. Nhìn từ góc độ sinh thái, từ kết quả của MFA có thể hệ thống
hóa và giảm các chi phí nhờ giảm lượng nguyên vật liệu và năng lượng sử dụng, dẫn tới
lợi ích cho môi trường. MFA chỉ ra xu hướng mà chi phí cá thể có thể cắt giảm được hoặc
sử dụng hiệu quả hơn, nhờ đó có thể thu được lợi ích môi trường ngay cả trong những nơi
mà công ty không chú ý tới. Kế toán môi trường theo MFA gồm 5 bước thực hiện:

Sơ đồ 2. Các bước thực hiện MFA
Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


3. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực tế
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát thực tế tại đơn vị nghiên cứu
là trụ sở chính và nhà máy sản xuất của công ty Cổ phần hóa dầu Quân đội. Công ty có
quan tâm đến vấn đề môi trường và đã thực hiện một số hoạt động mang tính chất môi
trường, như xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất, thanh toán với cơ
quan Nhà nước tiền lệ phí môi trường, các khoản phí vệ sinh. Hàng năm thực hiện quan
trắc chất lượng môi trường xung quanh khu vực sản xuất. Dưới quan điểm của doanh
nghiệp thì ngoài việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là mang tính chất bảo vệ môi
trường thì các hoạt động khác chỉ đơn thuần là phục vụ sản xuất và quản lý doanh nghiệp.
Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn là quy trình sản xuất sản phẩm mỡ 1-13; một sản phẩm

hóa dầu tiêu biểu của với đầy đủ các bước và các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của quá trình
sản xuất sản phẩm hóa dầu. Nguyên vật liệu dùng để sản xuất bao gồm nguyên liệu gốc
chiếm tỷ trọng 88%, còn lại 12% là nguyên liệu phụ gia tạo độ nhớt, độ kiềm chống oxy
hóa và tạo cấp giúp tạo ra nhiều tính chất cho sản phẩm. Thời gian trung bình để sản xuất
một mẻ mỡ là 2 ngày cho 3,5 tấn sản phẩm. Quy trình tiêu chuẩn để sản xuất mỡ gồm 7
bước với 4 lần gia nhiệt. Công ty sử dụng hệ thống bảo ôn để gia nhiệt phía bên ngoài bồn
quấy mỡ cũng như quanh đường ống dẫn nhiên liệu và thành phẩm. Nguyên vật liệu được
gia nhiệt bằng dầu FO với mức nhiệt cao nhất phải đạt 1800C. Như vậy dầu FO là nguyên
nhiên liệu không cấu thành nên sản phẩm và phát sinh chi phí môi trường. Độ hao hụt tối
đa trong quá trình sản xuất là 5% chủ yếu do nguyên liệu bám dính, bị cháy, bị bắn ra
ngoài. Cuối quá trình sản xuất, mỡ hao hụt sẽ được gom thành mỡ phế phẩm, xử lý tái sử
dụng hoặc làm chất đốt cho nhà máy.
Nghiên cứu tài liệu sơ cấp và thứ cấp
Các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu bao gồm hệ thống sổ sách, báo cáo, chế độ,
chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty; sách báo, tài liệu nghiên cứu, website của
các cơ quan tổ chức có liên quan đến các vấn đề môi trường và kế toán môi trường.
4. Thực tiễn vận dụng kế toán môi trường
Nghiên cứu này đã tiến hành vận dụng kế toán môi trường, kết hợp EFA theo dòng
vật liệu áp cho quy trình sản xuất mỡ 1-13 để bóc tách, nhận diện và hướng dẫn ghi nhận
bốn khoản chi phí môi trường và một khoản thu nhập liên quan đến môi trường theo lý
thuyết EMA.
Thu thập thông tin ban đầu
Các thông tin ban đầu về vật chất sử dụng là những thông tin về thực trạng môi
trường ảnh hưởng đến hoạt động và việc vận dụng kế toán môi trường tại công ty. Trong
Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


đó có ảnh hưởng nhiều nhất là môi trường nước. Quá trình sản xuất mỡ đòi hỏi sử dụng
một lượng nước là 20m3 cho một mẻ nhằm pha loãng nguyên liệu gốc (60%) và rửa các
bể quấy, bể chứa nguyên liệu ở cuối quá trình (40%). Trong quá trình gia nhiệt, một tỷ lệ

lớn nước sẽ bay hơi, trung bình 98,54% được coi là thất thoát về nước trong sản xuất.
Nước thải sản xuất được dẫn qua đường ống đến cống thải, phần cặn sẽ được vớt lại và xử
lý, phần nước được đổ ra bể chứa nước thải chung của công ty.
Chất thải rắn (5% hao hụt) phát sinh từ sản xuất mỡ được vớt cặn từ nước thải sản
xuất sẽ được xử lý, kiểm tra chất lượng. Kế toán đánh giá lại giá trị sử dụng và quyết định
tái sử dụng cho mẻ sản xuất tiếp theo hoặc là chất đốt cho nhà máy. Ngoài ra chất thải rắn
sinh hoạt của công ty cũng rất nhỏ, được tập trung tại khu vực riêng biệt, được xe thu gom
rác vận chuyển đến nơi xử lý rác thải chung của thành phố.
Quá trình sản xuất sử dụng nhiều máy móc thiết bị như máy quấy, máy bơm dầu,
máy sục khí, dây chuyền đóng phuy sản phẩm và các phương tiện vận chuyển… gây ảnh
hưởng về tiếng ồn, tuy nhiên mức độ ồn lớn nhất không quá 80dBA.
Khí thải từ các phương tiện vận chuyển sử dụng xăng có phát sinh nhưng vẫn trong
ngưỡng cho phép theo quy định.
Công ty đã thực hiện trang bị bảo hộ lao động cho tất cả công nhận viên và thực hiện
mua bảo hiểm xã hội cho công nhân viên. Tuy vậy việc khám sức khỏe định kỳ cho người
lao động chưa được thực hiện tại công ty.
Quy trình sản xuất mỡ kéo dài sử dụng nhiều máy móc thiết bị công suất lớn kéo
theo tiêu hao về điện năng cho sản xuất cũng lớn. Bên cạnh chi phí cho điện năng ngày
càng tăng do giá điện tăng, việc xác định các tổn thất về điện rất khó có thể đánh giá cụ
thể trong khi đây cũng là khoản mục làm phát sinh các chi phí (thất thoát về điện năng)
hoặc thu nhập (tiết kiệm điện năng) môi trường.
Xác định sơ đồ dòng vật liệu và năng lượng
Nghiên cứu chỉ ra sơ đồ dòng vật chất và năng lượng dưới đây đã cho thấy tất cả cấu
trúc luồng vật liệu đặc trưng quy trình hoạt động sản xuất của công ty từ nguồn nguyên
liệu đầu vào đến dòng thải ra.
Trong đó, luồng nguyên liệu đi một cách có hệ thống qua từng giai đoạn sản xuất
trong công ty được biểu hiện bằng mũi tên nét liền đậm. Luồng năng lượng và vật chất
không đi vào sản phẩm được biểu hiện bằng mũi tên nét rời thanh. Những thất thoát
nguyên liệu trên đường dịch chuyển cho đến khi thành chất thải, phế liệu ra khỏi công ty
được biểu hiện bằng mũi tên nét rời đậm. Các hình khối thể hiện các trung tâm định lượng

chính bên trong mà ở đó nguyên liệu được vận chuyển vào nhà máy chế biến, các chất
thải được thu gom và xử lý.

Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


Hệ thống

Nhà
cung cấp

Điện, Nhiệt, dầu
FO

Kho chứa
NVL

gia nhiệt
Nước

Bể chứa

Bể quấy

NVL SX

M1

Hệ thống xử lý


Phuy sản

nước thải

phẩm

Xử

Thu gom mỡ

Khách

lý/Tái sử

phế phẩm

hàng

dụng

Sơ đồ 3. Sơ đồ về dòng vật chất và năng lượng quy trình sản xuất sản phẩm mỡ
Xác định lượng đầu vào và đầu ra
Căn cứ vào sơ đồ dòng nguyên liệu và năng lượng và các thông tin thu thập ban đầu,
nghiên cứu đưa ra cân đối dòng vật liệu của quy trình sản xuất mỡ 1-13 được thể hiện qua
sơ đồ sau:

Sơ đồ 4. Sơ đồ cân đối dòng vật liệu quy trình sản xuất mỡ
Ngoài các thông tin trên, tại công ty có phát sinh một số khoản mục chi phí hiện
đang được hạch toán vào chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp có yếu tố
môi trường, bao gồm: chi phí nhân công vệ sinh thuê ngoài, phí đổ rác thải, lệ phí và thuế

môi trường, chi phí bảo hộ lao động, chi cho thiết bị phòng chống cháy, chi phí trồng cây
Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


xanh, chi phí cải tạo hệ thống xử lý nước thải, chi phí nhân công chăm sóc cây xanh, chi
phí khấu hao hệ thống xử lý nước thải, chi phí mua hóa chất xử lý nước thải, tiền quan
trắc chất lượng môi trường.
Nhận diện và phân loại chi phí, thu nhập môi trường tại công ty
Trên cơ sở phân tích các thông tin của kế toán, phân tích các yếu tố đầu vào và đầu
ra của dòng vật liệu và năng lượng của quy trình sản xuất mỡ tại công ty, tác giả tiến hành
vận dụng kế toán môi trường, bóc tách và tính toán lại các khoản chi phí và thu nhập liên
quan đến môi trường, phân loại các khoản mục phát sinh vào năm nhóm theo quan điểm
EMA của Ban phát triển bền vững Liên hiệp quốc; đồng thời đưa ra đề xuất danh mục các
chi phí môi trường tại công ty theo từng yếu tố môi trường như sau:
Yếu tố môi
Loại chi phí
Theo dõi
trường

Chi phí môi trường

Đề
hiệu
theo
xuất
dõi
thêm
C1 Chi phí mua hóa chất xử lý nước thải
X
Nước thải

C1 Khấu hao hệ thống xử lý nước thải
X
C1 CP cải tạo hệ thống xử lý nước thải
X
C2 Tiền quan trắc chất lượng môi trường
X
C1 Lệ phí, thuế môi trường
X
C4 Nước bay hơi
X
C1 CP nhân công vệ sinh thuê ngoài
X
Chất thải rắn
C2 Phí đổ rác thải
X
C3 Giá trị của phế phẩm mỡ tái sử dụng
X
C1 CP cho trồng cây xanh
X
Môi trường
không khí
C1 CP trả cho nhân công chăm sóc cây
X
C1 Khấu hao vườn hoa cây cảnh
X
C2 CP bảo hộ lao động
X
Ảnh hưởng sức
khỏe nhân
C2 CP thiết bị phòng chống cháy

X
công
C1 CP BHXH, BHYT cho nhân công SX
X
C5 Giảm CP do tiết kiệm điện
X
Điện quốc gia
Bảng 1: Danh mục phân loại chi phí môi trường tại công ty
Phân tích, đánh giá và so sánh với kết quả của kế toán tài chính thông thường
Một là, kế toán môi trường một mặt đã bóc tách được bốn loại chi phí môi trường
một cách đầy đủ cho công ty, mặt khác giúp công ty có thể đánh giá được cơ cấu chi phí
môi trường, đánh giá được đã tiêu tốn cho chi phí nào nhất và cơ cấu đó có hợp lý hay
Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


không trong điều kiện sản xuất của công ty. Theo đánh giá của công ty khi chưa áp dụng
kế toán môi trường cho rằng chi phí xử lý chất thải chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải chịu
khấu hao của hệ thống xử lý nước thải và chất thải, tuy nhiên điều này lại cho kết quả
ngược lại khi vận dụng kế toán môi trường. Kết quả vận dụng chỉ ra rằng chi phí xử lý
chất thải và giá trị thu mua của các phế thải chiếm tỷ trọng lớn nhất ảnh hưởng do đặc thù
sản xuất sản phẩm mỡ. Điều này hoàn toàn chưa được công ty đánh giá và quan tâm đúng
mức về các hao hụt nguyên liệu sau sản xuất cũng làm tăng các tổn thất sản xuất, nói cách
khác làm tăng chi phí sản xuất cho công ty.
Dùng số liệu kế toán của 2 năm 2009 và 2010, nghiên cứu đưa ra bảng so sánh tỷ
trọng của các khoản mục chi phí môi trường sau khi vận dụng EMA và EFA như sau:

Biểu đồ 1. Tỷ trọng chi phí môi trường trong hai năm
Hai là, theo kế toán truyền thống, chi phí môi trường chiếm tỷ trọng rất thấp trong
tổng chi phí tại nhà máy sản xuất. Các chi phí môi trường thường được ghi nhận hoặc
phân bổ vào chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp là chủ yếu. Lợi ích

thu được chỉ mang tính chất định tính đó là việc đảm bảo đầu ra sản xuất đạt yêu cầu chất
lượng theo tiêu chuẩn và không gây hại đến môi trường xung quanh. Lợi ích này thường
không dễ thấy và theo đánh giá của công ty thì không ảnh hưởng đến các quyết định kinh
doanh của ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên khi sử dụng kế toán môi trường để phân tích
lại cho ta thấy bức tranh chi phí hoàn toàn khác. Ngoài những chi phí đã được kế toán ghi
nhận, sau khi bóc tách còn phát sinh thêm những chi phí chưa được ghi nhận tại bất cứ
khoản mục nào. Do vậy tỷ lệ chi phí môi trường cũng tăng lên đáng kể trong tổng chi phí
của công ty.

Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


Biểu đồ 2. Tỷ lệ % chi phí môi trường theo 2 phương pháp
Ba là, vận dụng kế toán môi trường giúp các nhà quản lý công ty nhìn thấy rõ nơi
phát sinh chi phí kể cả đối với những chi phí ẩn, chi phí nào phân bổ vào giá thành sản
phẩm, chi phí nào phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng…, từ đó có
thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp và triệt để. Chi phí môi trường phát sinh
từ hầu hết tất cả các hoạt động của công ty, trong đó được phân bổ chủ yếu cho các chi
phí sản xuất sản phẩm, vì vậy có ảnh hưởng lớn đến việc tính giá thành sản phẩm. Mặc dù
hao hụt trong sản xuất là rất thấp, song từ kết quả kế toán môi trường tính toán đặt ra bài
toán mới cho doanh nghiệp là: Liệu những chi phí môi trường về nguyên vật liệu bỏ ra có
hợp lý không, có thể điều chỉnh để giảm mất mát, hao hụt được không? Thực tế là lượng
nguyên vật liệu càng được sử dụng tối ưu thì lợi ích thu được không chỉ cho doanh nghiệp
mà còn cho cả xã hội khi góp phần duy trì lượng nguyên liệu khoáng sản có trong tự
nhiên.

Biểu đồ 3. Tỷ lệ phân bổ chi phí môi trường

Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86



Bốn là, thông qua việc xác định dòng luân chuyển của vật tư để tạo đầu ra là sản
phẩm và đầu ra không là sản phẩm (phế thải thu hồi), kế toán có thể cung cấp căn cứ cho
các báo cáo về phí tổn trong quá trình sản xuất. Theo đó phần chi phí tính vào giá thành
sản phẩm chỉ bao gồm phần vật tư tạo ra sản phẩm. Phần phế thải thu hồi được tập hợp
riêng và được định giá trên cơ sở giá gốc (giá trị thu mua). Dưới quan điểm của kế toán
môi trường, phần chi phí này cho ta thấy một sự chuyển hóa từ chi phí cá thể của doanh
nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh sang chi phí bên ngoài gán cho
người tiêu dùng hay cộng đồng phải thanh toán. Do vậy, những khoản mục này cần phải
được doanh nghiệp xem xét, đánh giá là một khoản trọng yếu, đưa ra phương án khắc
phục nhằm giảm thiểu chi phí của phế thải, tiến tới giảm chi phí xã hội và tăng hiệu quả
hoạt động của nền kinh tế.
5. Những hạn chế trong cung cấp thông tin môi trường và giải pháp vận dụng
Kế toán môi trường là sự phát triển tất yếu của kế toán để đáp ứng các yêu cầu mà
xã hội đặt ra. Tuy nhiên sự ràng buộc chính đến thành công của quá trình vận dụng
thường do sự cứng nhắc hoặc không thể điều hành được trong các quá trình thay đổi của
tổ chức. Những hạn chế trong cung cấp thông tin môi trường ảnh hưởng tới việc vận dụng
kế toán môi trường trong các doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:
Một là, phương pháp hạch toán truyền thống không thể bóc tách được các chi phí
môi trường một cách đầy đủ và chính xác, đặc biệt là đối với các chi phí môi trường ẩn.
Việc áp dụng kế toán môi trường là cần thiết nhưng lại đòi hỏi cần phải thay đổi một cách
đồng bộ từ chính sách của Nhà nước đến cách thức thực hiện cho toàn bộ các doanh
nghiệp trên thị trường. Như vậy cần có các thể chế, quy định và hướng dẫn cụ thể hơn về
những vấn đề liên quan đến môi trường, những chi phí tuân thủ trong tương lai để khuyến
khích áp dụng kế toán môi trường trong quá trình phân tích, đầu tư và ra quyết định của
doanh nghiệp.
Hai là, việc vận dụng kế toán môi trường còn bị phụ thuộc vào các yếu tố như mô
hình tổ chức của công ty, khả năng tổ chức nội bộ của công ty, năng lực làm việc của
nhân viên… Chính vì vậy cần vận dụng kế toán môi trường một cách đồng bộ trên tất cả
các khía cạnh. Công ty cần có những khóa đào tạo hoặc cử cán bộ đến học tập những kiến

thức về môi trường và hạch toán môi trường; thay đổi mô hình tổ chức như có thể phân
công thêm phòng ban hoặc nhân viên chịu trách nhiệm quản lý, giám sát môi trường…
Ba là, chưa có lộ trình cho việc vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp.
Việc xây dựng khung lộ trình sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn và phù
hợp cho từng giai đoạn nhằm vận dụng kế toán môi trường một cách hiệu quả nhất. Công
ty có thể dựa trên khung lộ trình vận dụng kế toán môi trường chuẩn gồm tám bước để
xây dựng lộ trình cho phù hợp với điều kiện của công ty.
Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86


6. Kết luận
Qua kết quả phân tích và đánh giá việc vận dụng kế toán môi trường trong việc xác
định và ghi nhận chi phí cho sản phẩm mỡ 1-13 tại Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội, có
thể thấy kế toán môi trường đã cung cấp cho doanh nghiệp một cách tiếp cận mới về chi
phí và việc thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội. Kết quả vận
dụng cũng cho thấy doanh nghiệp cần phải nhận thức một cách sâu sắc về các chi phí môi
trường không chỉ đơn giản là chịu đựng chúng mà phải xác định, phân tích và quản lý
được các chi phí này.
Việc vận dụng kế toán môi trường tại Việt Nam trước hết phải đạt được mục tiêu
cung cấp cái nhìn toàn diện và đầy đủ về chi phí và các vấn đề môi trường dưới góc độ
kinh tế; đồng thời là công cụ để doanh nghiệp thực hiện được việc phân tích và tích hợp
yếu tố môi trường vào sản xuất kinh doanh.
Tài liệu tham khảo
[1]
Ngô Thị Hoài Nam, 2011, Kế toán môi trường là gì?, Bản tin khoa học trường Cao
đẳng thương mại số 11, quý II/2011.
[2]
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, Tài liệu hướng
dẫn quy trình ứng dụng hạch toán quản lý môi trường.
[3]

International Federation of Accountants (IFAC), 2005, International document
guidance: Environment Management Accounting, Page 12-14, New York
[4]
International Union for Conservation of Nature (IUCN), 1997, Environmental
Accounting: What’s It all about?, Switzerland
[5]
Sustainable Europe Research Institute (SERI), 2003, Material Flow Accounting and
Analysis, The Internet Encyclopaedia of Ecological Economics.
[6]
UNDSD, 2001, Environmental Management Accounting Procedures and Principals.
New York.

Phạm Vũ Hà Thanh – 0936 1986 86



×