Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần ô tô trường hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
----------

NGUYỄN THỊ HỒNG

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƢỜNG HẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai, Năm 2016


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
----------

NGUYỄN THỊ HỒNG
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƢỜNG HẢI
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.PHAN ĐỨC DŨNG

Đồng Nai, Năm 2016



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Hoàn thiện tổ chức KTTN tại công ty Cổ
phần ô tô Trường Hải”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tạo điều kiện của
giáo viên hướng dẫn, tập thể lãnh đạo công ty, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên
viên; tập thể Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Kế toán, giảng viên, cán bộ các
phòng, ban chức năng Trường Đại học Lạc Hồng. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành về sự giúp đỡ đó.
Để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn, Tác giả xin kính gửi lời cảm ơn chân
thành đến Thầy PGS.TS Phan Đức Dũng, giảng viên khoa kế toán – kiểm toán của
Trường Đại học Kinh Tế - Luật đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả tìm ra
hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, xử lý và phân tích số liệu …để giải quyết vấn
đề. Nhờ đó mà tác giả mới có thể hoàn thành đề tài này.
Đồng thời tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô khoa
sau Đại học – Trường Đại học Lạc Hồng đã hỗ trợ giúp đỡ tác giả trong suốt hai
năm học vừa qua.
Và tác giả xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần ô tô Trường
Hải, cùng tất cả các anh, chị đồng nghiệp đã tận tình hợp tác, chia sẻ thông tin trong
việc tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát, cũng như giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập dữ liệu và tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài đang nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn động viên,
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học cũng như trong suốt quá
trình làm luận văn.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng
góp xây dựng của quý Thầy, Cô và các anh chị học viên.
Trân trọng
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng



iii

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài: “ Hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại
công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của Thầy PGS.TS Phan Đức Dũng.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác.
Đồng Nai, tháng 07 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng


iv

TÓM TẮT
Tác giả đã giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
và ý ngh a thực ti n của đề tài.
Về mặt lý luận: Đề tài đã hệ thống lại lý thuyết về các trung tâm trách
nhiệm, hệ thống dự toán, hệ thống phương pháp cung cấp các thông tin thực
hiện, hệ thống các phương pháp kiểm soát và đánh giá kết quả, hiệu quả của
các trung tâm trách nhiệm, đánh giá trách nhiệm quản lý của từng trung tâm
trách nhiệm… Bên cạnh đó đề tài cũng trình bày các lý thuyết như: Lý thuyết
đại diện, lý thuyết chủ sở hữu, lý thuyết dự phòng, lý thuyết công nghệ thông
tin.
Về mặt thực ti n: Qua tìm hiểu thông tin từ dữ liệu thứ cấp và dữ liệu

sơ cấp, đề tài đã phản ánh thực trạng công tác KTTN tại Công ty Cổ phần ô
tô Trường Hải như đặc điểm tổ chức, phân cấp quản lý, các chỉ tiêu sử dụng
đánh giá trung tâm trách nhiệm, khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
chỉ tiêu đến hệ thống KTTN. Từ đó đánh giá những mặt đạt được và những
mặt còn hạn chế trong công tác tổ chức KTTN.
Căn cứ vào thực trạng công tác KTTN, đề tài đã đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị giúp hoàn thiện, tổ chức mô hình kế toán trách nhiệm phù
hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty Cổ phần ô tô Trường Hải, nhằm
cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị đánh giá hiệu quả và trách nhiệm
quản lý của các trung tâm trách nhiệm góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh.


v

MỤC LỤC
Trang bìa phụ .............................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................................ ii
Lời cam đoan ........................................................................................................................... iii
Tóm tắt ....................................................................................................................................... iv
Mục lục ...................................................................................................................................... v
Danh mục các thuật ngữ viết tắt .............................................................................................. ix
Danh mục các bảng ....................................................................................................................xi
Danh mục các biểu ....................................................................................................................xii
Danh mục các sơ đồ ....................................................................................................... xiii
Phần mở đầu............................................................................................................................. 1
1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 1
2 Tổng quan đề tài .................................................................................................................... 2
2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 2
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 4

3 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 9
5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 10
6 Ý ngh a khoa học của luận văn ........................................................................................... 10
CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ................................ 13
1.1

Bản chất, vai trò và nhiệm vụ của kế toán trách nhiệm ............................................... 13

1.1.1

Bản chất của kế toán trách nhiệm ............................................................................. 13

1.1.2

Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp ........................... 16

1.2
1.2.1

Sự phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm ....................................... 17
Sự phân cấp quản lý ................................................................................................. 17

1.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong sự phân cấp quản lý ..................................................... 17
1.3

Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý sản
xuất kinh doanh ............................................................................................................ 18

1.3.1


Về phân cấp quản lý ................................................................................................. 18


vi

Các trung tâm trách nhiệm ....................................................................................... 20

1.3.2

Đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm ............................................................ 22

1.4
1.4.1

Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí ................................................................ 22

1.4.2

Đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu ....................................................... 23

1.4.3

Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận............................................................ 25

1.4.4

Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư ............................................................ 27

1.4.4.1


Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI – Return on investment) ........................... 27

1.4.4.2

Chỉ tiêu lợi nhuận còn lại ( RI – Residual income) ............................................ 27

Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu kế toán trách nhiệm ................................ . 28

1.5
1.5.1

Lý thuyết đại diện (Agency theory) ......................................................................... 28

1.5.2

Lý thuyết chủ sở hữu (Proprietary Theory) .............................................................. 29

1.5.3

Lý thuyết phân tích chi phí - lợi ích (Cost Benefit Analysis – CBA) ...................... 30

1.5.4

Lý thuyết công nghệ thông tin (Information Technology ) ...................................... 31

1.5.5

Lý thuyết dự phòng .................................................................................................. 32
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................... 32


CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƢỜNG HẢI ..................................................................... 34
Khái quát về Công ty cổ phần ô tô Trường Hải ............................................................ 34

2.1
2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ô tô Trường Hải ................ 34

2.1.1.1

Thông tin chung về công ty cổ phần ô tô Trường Hải ....................................... 34

2.1.1.2

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ô tô Trường Hải ........... 34

2.1.2

Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty .............................................. 35

2.1.2.1 Chức năng của Công ty ....................................................................................... 35
2.1.2.2 Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty ............................................. 36
2.1.3

Đặc điểm kinh doanh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải ..................................... 38
Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải........... 40

2.2


Đặc điểm cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý tại công ty CP Ô tô

2.2.1

Trường Hải ................................................................................................................... 40
2.2.2

Thực trạng công tác tổ chức kế toán tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải .............. 44

2.2.2.1

Tổ chức bộ máy kế toán tài chính tại tại công ty CP Ô tô Trường Hải ............. 44

2.2.2.2

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty ............................................................. 47


vii

2.2.3

Thực trạng vận dụng các phương pháp kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần
Ô tô Trường Hải ........................................................................................................... 48

2.2.3.1

Hệ thống định mức dự toán .............................................................................. 48


2.2.3.2

Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán ..................................................... 48

2.2.4

Thực trạng kế toán trách nhiệm các trung tâm trách nhiệm tại công ty cổ phần ô
tô Trường Hải ............................................................................................................... 49

2.3

2.2.4.1

Trung tâm đầu tư ............................................................................................... 49

2.2.4.2

Trung tâm lợi nhuận .......................................................................................... 51

2.2.4.3

Trung tâm doanh thu ......................................................................................... 55

2.2.4.4

Trung tâm chi phí ............................................................................................. 57

Thực trạng mức độ ảnh hưởng của kế toán trách nhiệm đối với công ty Cổ phần Ô tô
Trường Hải thông qua quá trình khảo sát thống kê mô tả .......................................... .60


2.3.1 Kết quả khảo sát phần 1: Thông tin chung ................................................................ 60
2.3.2

Kết quả khảo sát phần 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến việc
hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp .......................................... 65

2.3.2.1

Kiểm định Cronbach's Alpha ............................................................................ 65

2.3.2.2

Phân tích kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các thông tin liên quan

đến trung tâm trách nhiệm .......................................................................................... 65
2.4

Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty .................................... 67

2.4.1

Ưu điểm ..................................................................................................................... 67

2.4.2

Nhược điểm .............................................................................................................. 68
Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................................... 71

CHƢƠNG 3 - CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƢỜNG HẢI ............................... 72

3.1

Quan điểm hoàn thiện kế toán trách nhiệm.................................................................. 72

3.1.1

Phù hợp với mô hình quản lý ................................................................................... 72

3.1.2

Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của công ty .............................................. 72

3.1.3

Phù hợp và hài hòa giữa chi phí và lợi ích ............................................................... 72

3.2

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần ô tô
Trường Hải .................................................................................................................. 733

3.2.1

Về việc phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm ........................... 73

3.2.2

Nâng cao năng lực hệ thống nhân sự ........................................................................ 73

3.3


Giải pháp hoàn thiện các chỉ tiêu được sử dụng tại trung tâm ..................................... 75


viii

3.3.1

Về hệ thống dự toán ................................................................................................. 75

3.3.2

Giải pháp hoàn thiện các chỉ tiêu và báo cáo đánh giá thành quả tại các trung tâm
trách nhiệm ................................................................................................................... 75

3.3.2.1

Hoàn thiện các chỉ tiêu tại trung tâm chi phí ..................................................... 75

3.3.2.2

Hoàn thiện các chỉ tiêu tại trung tâm doanh thu ................................................ 77

3.3.2.3

Hoàn thiện chỉ tiêu báo cáo đánh giá thành quả tại trung tâm lợi nhuận .......... 80

3.3.2.4

Hoàn thiện chỉ tiêu báo cáo đánh giá thành quả trách nhiệm tại trung tâm đầu tư ....... 81


3.4

Một số kiến nghị ........................................................................................................... 82

3.4.1

Đối với Nhà nước ...................................................................................................... 82

3.4.2

Đối với tổng công ty ................................................................................................. 82

3.4.3

Đối với các cơ sở đào tạo ......................................................................................... 83

Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 85
Tài liệu Tham khảo
Phụ lục


ix

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT


DIỄN GIẢI

1

BC

Báo cáo

2

CNKV

Chi nhánh khu vực

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CP

Cổ phần

5

CPNCTT


Chi phí nhân công trực tiếp

6

CPNVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

7

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

8

DL

Du lịch

9

DN

Doanh nghiệp

10

DT


Doanh thu

11

DV

Dịch vụ

12

DVPT

Dịch vụ phát triển

14

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

15

ĐT - XDCB

Đầu tư – xây dựng cơ bản

16

ĐT KD KCN


Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp

17

ĐT XD DV KCN

Đầu tư xây dựng dịch vụ khu công nghiệp

18



Giám đốc

19

HC – NS

Hành chính – nhân sự

21

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

22

HĐQT


Hội đồng quản trị

23

HTTD

Hỗ trợ tín dụng

24

KCN

Khu công nghiệp

25

KD

Kinh doanh

26

KL

Khối lượng

27

KT


Kế toán

28

KTNB

Kiểm toán nội bộ

29

KTQT

Kế toán quản trị

30

KTT

Kế toán trưởng


x

31

KTTC

Kế toán tài chính

32


KTTN

Kế toán trách nhiệm

33

LN

Lợi nhuận

34

NM

Nhà máy

35

NM SX&LR

Nhà máy sản xuất và lắp ráp

38

ROImm

Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn

39


SL

Số lượng

40

SP

Sản phẩm

41

SR

Showroom

42

SX

Sản xuất

43

SXKD

Sản xuất kinh doanh

44


TC – KT

Tài chính – Kế toán

45

TCT

Tổng công ty

46

TGĐ

Tổng giám đốc

47

THACO

Công ty cổ phần ô tô Trường Hải

48

TK

Tài khoản

49


TM

Thương mại

50

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

51

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

52

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

53

TS

Tài sản

54


TSBQ

Tài sản bình quân

55

VCSH BQ

Vốn chủ sở hữu bình quân

56

VKD

Vốn kinh doanh

58

VPTQ

Văn phòng tổng quản


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng báo cáo thành quả của trung tâm chi phí ............................................. 23
Bảng 1.2: Báo cáo thành quả doanh thu trong trường hợp nhà quản trị trung tâm
doanh thu không được quyền định giá bán. ....................................................... 24

Bảng 1.3: Báo cáo kết quả kinh doanh của trung tâm lợi nhuận. ................................. 26
Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông mới sau khi thực hiện đầu tư .............................................. 41
Bảng 2.2: Bảng tính EVA và ROI tại Thaco qua các năm............................................ 51
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận tại
công ty cổ phần ô tô Trường Hải qua các năm 2011 - 2015. ............................. 52
Bảng 2.4. Doanh số bán hàng năm 2014....................................................................... 56
Bảng 2.5: chi phí giá thành tại Thaco qua các năm ...................................................... 58
Bảng 2.6: Reliability Statistics ...................................................................................... 61
Bảng 2.7: Item-Total Statistics ...................................................................................... 61
Bảng 2.8: Vị trí hiện nay của anh (chị) trong công ty................................................... 62
Bảng 2.9: Nhóm tuổi của anh, chị ................................................................................. 62
Bảng 2.10: Kinh nghiệm cuả anh (chị) trong kế toán - tài chính ................................ 63
Bảng 2.11: Trình độ đào tạo của anh chị ...................................................................... 63
Bảng 2.12: L nh vực nào anh chị đang quản lý trong công ty ...................................... 64
Bảng 2.13: Anh chị chịu trách nhiệm về bộ phận mình trước ai .................................. 64
Bảng 2.14: Trách nhiệm của anh, chị Về nội dung nào trong công ty.......................... 65
Bảng 3.1: Phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng hoạt động ................................... 76


xii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1: Chi phí bán hàng qua các năm 2010 – 2015.................................................. 58
Biểu 2.2: Chi phí quản lý tại Thaco qua các năm 2010 – 2015 . .................................. 58
Biểu 2.3: Chi phí tài chính tại Thaco qua các năm 2010 – 2015 . ................................ 59


xiii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Kế toán trách nhiệm mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý .................... 19
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty ....................................................................... 37
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức phân cấp quản lý theo từng trung tâm của công ty ............... 40
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức kế toán tại Thaco ................................................................ 44
Sơ đồ 3.1: Kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC .................................................... 76


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1

Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Kế toán

trách nhiệm xuất phát từ sự phân quyền trách nhiệm của nhà quản trị. Cơ sở của sự
phân quyền phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị, thái độ, quy mô, đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh và các yếu tố khác. Từ khi được hình thành đến nay,
kế toán trách nhiệm đã được vận dụng và có những đóng góp đáng kể vào sự thành
công của nhiều doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế … trên khắp thế giới. Càng
ngày, kế toán trách nhiệm càng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các
doanh nghiệp trên thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh
nghiệp là một tất yếu khách quan. Bởi vậy doanh nghiệp hoặc là phải hoàn thiện
mình để tiến lên phía trước chiến thắng trong cạnh tranh hoặc là doanh nghiệp sẽ tụt
hậu, trượt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản nếu
không biết phát huy những tiềm năng và nắm bắt kịp thời sự thay đổi trên thương
trường. Trong bối cảnh chung này các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam cũng
không ngoại lệ, cần thiết phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản lý kinh tế đặc
biệt là công tác kế toán trong doanh nghiệp.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cơ sở hạ
tầng giao thông được cải thiện, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đặc
biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Nhu cầu
đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng ô tô đang phát triển nhanh chóng. Công nghiệp
ô tô đang là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 mục tiêu phát triển là: xây dựng ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước,
đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh cao, tham gia
xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và
nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong
chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới (Ngày 16 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 1168/QĐ-TTg).


2
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống
kế toán của doanh nghiệp, là khâu quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài
chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế để cạnh tranh và tạo lợi thế trong kinh doanh, chiếm l nh được thị trường thì
việc tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, hệ thống hóa và xử lý thông tin, phân
tích và cung cấp thông tin để phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp để từ đó tổ
chức tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh có ý ngh a to lớn trong việc nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh ô tô tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc
Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng, công tác kế toán đã được thực
hiện theo quy định nhưng mới chỉ dừng lại ở KTTC. Dưới góc độ KTQT chưa được
nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ có hệ thống và khoa học, để từ đó có thể tổ
chức tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh ô tô. Hơn nữa chưa có đề tài nào nghiên cứu về KTTN trong doanh
nghiệp sản xuất Ô tô. Xuất phát từ lý luận và thực ti n của hoạt động sản xuất và lắp

ráp ô tô tại Việt Nam, trên cơ sở yêu cầu bức thiết đặt ra trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế của ngành công nghiệp ô tô, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện
tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải”. Với những
phân tích trên cho thấy đề tài có tính cấp thiết cả về lý thuyết lẫn thực ti n.
2 Tổng quan đề tài
2.1

Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài

Đã có nghiều công trình nghiên cứu để quản trị công ty hiệu quả, cần có về
thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh đã
thúc đẩy sự hình thành kế toán trách nhiệm. Thông qua các công trình nghiên cứu
trước cho thấy, KTTN được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác phẩm
"Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting" của Ailman,
H.B.(1950). Từ đó đến nay, vấn đề KTQT được quan tâm nhiều với những quan
điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan and
S.mark Young (2012) khẳng định: KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu
thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng


3
nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách
nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có
thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý.
Nhóm tác giả Weygandt, Kieso và Kimmel (2010) cho rằng KTTN là một bộ
phận của KTQT mà liên quan đến việc kiểm soát, báo cáo về thu nhập và chi phí
trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hằng ngày
về các vấn đề đó.
Nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar-chant (1990)

lại xác định: KTTN là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về
những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng
còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi.
Tác giả Martin (2007) đã trình bày về kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ
giữa kế toán trách nhiệm với cơ cấu tổ chức, kế toán trách nhiệm với kế toán chi
phí, kế toán trách nhiệm với ngân sách, kế toán trách nhiệm với kiểm soát chi phí.
Kế toán trách nhiệm có mối quan hệ chặt chẽ với phân cấp quản lý và với kế toán
chi phí. Nguyên tắc để thiết lập một hệ thống kế toán trách nhiệm là phải phân chia
tổ chức thành các bộ phận, đơn vị theo từng chức năng cụ thể; phân công trách
nhiệm cho các bộ phận đã được phân chia; yêu cầu các bộ phận này phải lập các
báo cáo và thực hiện giám sát từng cấp quản lý.
Tác giả Shih, Michael SH (1997) đã thực hiện quá trình điều tra làm thế nào
các công ty thiết kế hệ thống đánh giá hiệu năng cho các nhà quản lý cây trồng qua
công trình “Responsibility Accounting and Controllability: Determinants of
Performance Evaluation Systems for Plant Managers in Canada”

đã đi vào

nghiên cứu thực nghiệm về kế toán trách nhiệm.
OECD phê chuẩn Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty (1999), lần đầu tiên trên
thế giới có một bộ nguyên tắc quản trị công ty chung trở thành chuẩn mực quốc tế
cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên
quan khác trên toàn thế giới. Bộ Nguyên tắc này tập trung vào các vấn đề quản trị
bắt nguồn từ việc tách rời quyền sở hữu và quyền kiểm soát: Đảm bảo cơ sở cho
một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả; Quyền của cổ đông và các chức năng sở


4
hữu chính; Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; Vai trò của các bên có quyền lợi liên
quan; Công bố thông tin và tính minh bạch; và Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị.

Trong những năm gần đây các nghiên cứu lại tập trung vào kế toán trách
nhiệm xã hội, nghiên cứu của Sajad Gholami và các cộng sự (2012) “Social
Responsibility Accounting: From Theory to Practice” được đăng trên tạp chí
“Journal of Basic and Applied Scientific Research”. Nghiên cứu này đã chỉ ra bên
cạnh các mục tiêu về tài chính, các doanh nghiệp phải chú trọng đến trách nhiệm
đối với xã hội vì những hành vi phi đạo đức sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt
động của đơn vị.
Như vậy, kế toán trách nhiệm là công cụ kiểm soát rất hiệu quả đã được các
tác giả ngoài nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Đây là những nội dung
rất bổ ích cho việc kế thừa để vận dụng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong
điều kiện thực ti n ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nói các công trình nghiên cứu
được giới thiệu, trình bày trên đây tập trung chủ yếu ở tầm v mô, hoặc có tính khái
quát mà chưa đưa ra cụ thể về tổ chức kế toán trách nhiệm trong loại hình công ty ô
tô, trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững.
2.2

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Tại Việt Nam kế toán trách nhiệm là vấn đề được các nhà nghiên cứu, các
doanh nghiệp cũng rất quân tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KTTN.
Do trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu và để có tính thời sự của vấn đề nghiên
cứu nên nhóm tác giả chỉ đi vào nghiên cứu và trình bày các kết quả nghiên cứu về
kế toán trách nhiệm của những năm gần đây ở Việt Nam.
Kiểm soát chi phí luôn là vấn đề hàng đầu của các nhà quản trị, chính vì vậy
có nhiều tác giả đã nghiên cứu mô hình kế toán quản trị chi phí như: Tác giả Phạm
Thị Thủy (2007), nghiên cứu “ Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”. tác giả đã xây dựng mô hình kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, trong đó
tăng cường kiểm soát chi phí thông qua việc phân loại chi phí, lập dự toán chi phí,
phân tích biến động của chi phí. Đồng thời tác giả cũng đề cập đến giá chuyển

nhượng giữa các bộ phận, đặc biệt là tác giả đã đề xuất coi các chi nhánh là trung
tâm lợi nhuận chứ không phải là trung tâm doanh thu. Tuy nhiên lại gộp trung tâm


5
doanh thu là trung tâm LN như vậy sẽ khó khăn trong việc kiểm soát và đánh giá
trách nhiệm của từng bộ phận.
Đề tài quản trị chi phí cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Tác giả Nguy n Quốc Thắng (2010) nghiên cứu về “ Tổ chức
kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp thuộc ngành giống
cây trồng Việt Nam” và tác giả Nguy n Hoản nghiên cứu về “ Tổ chức kế toán quản
trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam” các tác giả đã
nghiên cứu về các nội dung của kế toán quản trị, cụ thể là chi phí, giá thành, định
mức sản xuất… Tuy nhiên, Chi phí mới chỉ là một phần trong kế toán quản trị, Các
vấn đề về vốn đầu tư, doanh thu, lợi nhuận chưa được các tác giả nghiên cứu sâu.
Đề tài của tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010) “Tổ chức kế toán quản trị với việc
tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt
Nam” đã nghiên cứu đến việc tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong các doanh
nghiệp xây lắp. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp nhỏ và chỉ được trình bày ở góc độ
phân công, phân nhiệm chứ chưa đi vào cụ thể, chi tiết và đầy đủ mà một hệ thống
kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp xây lắp cần phải xây dựng.
Bài viết của tác giả Phạm Văn Đăng (2011), “Một số vấn đề kế toán trách
nhiệm ở công ty niêm yết” , đăng trên tạp chí “nghiên cứu khoa học kiểm toán”.
Tác giả cho rằng, giám sát, đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp dưới đối với
công việc được giao, để có những hành động điều chỉnh kịp thời, nhằm cải tiến
những hoạt động chưa đạt hiệu quả, đó là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp
niêm yết. Từ đó, tác giả đã trình bày những nghiên cứu về mặt lý luận của hệ thống
báo cáo kế toán trách nhiệm nói chung, đặc điểm, vai trò...ứng dụng cho từng cấp
quản trị (quản trị cấp cao, cấp trung, cấp thấp). Nhưng để đánh giá trách nhiệm quản
trị của các cấp cần phải có các báo cáo thành quả trách nhiệm của từng cấp quản lý

thí tác giả lại chưa đề cập tới.
Đề tài của tác giả Nguy n Linh Giang (2011), “Tổ chức kế toán trách nhiệm
tại công ty sản xuất Việt - Hàn”, đề tài của tác giả Trần Thị Tuyết Mai (2012), “ Kế
toán trách nhiệm tại công ty dược và trang thiết bị y tế Bình Định”, tác giả Tôn Nữ
Xuân Hương (2012), “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược
Danapha”, tác giả Huỳnh Thị Kim Hồng (2013) cũng đã nghiên cứu “ Kế toán


6
trách nhiệm tại công ty cổ phần thủy sản Hoài Nhơn”, tác giả Võ Thị Thức (2011)“
Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà
Nội” tại Trường ĐH kinh tế Tp Hồ Chí Minh. Tác giả Nguy n Văn Phượng (2011)
“ Hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại tổng công ty điện lực miền trung”, tác
giả Nguy n Trung Ngh a (2012), “ Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần
du lịch Đà Nẵng”. Nhìn chung các tác giả đã nghiên cứu đến việc tổ chức, phân cấp
quản lý, xây dựng các trung tâm trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất. Tuy
nhiên, các bài luận văn mới chỉ được trình bày ở góc độ phân công, phân nhiệm chứ
chưa đi vào cụ thể, chi tiết và đầy đủ mà một hệ thống kế toán trách nhiệm trong
doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng.
Đề tài của tác giả Nguy n Thị Minh Phương (2013) “Xây dựng mô hình kế
toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất Sữa Việt Nam” đã nghiên cứu
việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho
các nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm quản lý của từng bộ
phận trong đặc thù loại hình doanh nghiệp sản xuất Sữa tại Việt Nam. Đây là một
trong những tài liệu có giá trị về nghiên cứu và tổ chức hệ thống kế toán trách
nhiệm trong doanh nghiệp đặc thù. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu nghiên cứu theo
phương pháp định tính nên chưa chỉ rõ được mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm
trong doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của KTTN cũng được tác giả Nguy n Xuân Trường (2014) đề
cập “Kế toán trách nhiệm – vũ khí của công ty lớn” đăng trên “Doanh nhân

360.com.vn”. Tác giả đã nêu được sự quan trọng của việc thiết lập các trung tâm
trách nhiệm trong một tổ chức, vận dụng vào thực tế. Từ đó cho chúng ta thấy được
sự cần thiết của kế toán trách nhiệm đối với các công ty lớn, nó giúp phát huy tối đa
nguồn lực trong doanh nghiệp. Song tác giả cũng chưa đưa ra được cách thực hiện
cụ thể vào các doanh nghiệp.
Tác giả Nguy n Hữu Phú (2014) nghiên cứu “ Tổ chức kế toán trách nhiệm
trong các tổng công ty xây dựng thuộc bộ giao thông vận tải” đã đề xuất các định
hướng, xác lập và vận hành mô hình kế toán trách nhiệm và đề xuất sử dụng mô
hình KM – star để đánh giá thành quả trong các tổng công ty xây dựng. Tuy nhiên,


7
đề tài cũng mới chỉ dừng lại ở góc độ đề xuất, chưa đưa công cụ thống kê hiện đại
để đánh giá mức độ các yếu tố của KTTN trong các Tổng công ty xây dựng.
Bài viết của tác giả Đàm Phương Lan (2014) “ Kế toán trách nhiệm và ứng
dụng kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thái
Nguyên” đăng trên tạp chí “ Khoa học và công nghệ” cho rằng, kế toán trách nhiệm
là một công cụ được các nhà quản trị đánh giá cao và không thể thiếu trong nền
kinh tế hiện đại. Việc vận dụng kế toán trách nhiệm thực tế vào công ty được coi
như một vũ khí giúp phát huy tối đa nguồn lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty. Tác giả tập trung vào ba khía cạnh: Một là tổ chức các trung tâm trách
nhiệm và phân quyền quản lý theo nhóm trách nhiệm. Hai là tổ chức lập dự toán tại
các trung tâm trách nhiệm. Ba là tổ chức hệ thống báo cáo, đánh giá thành quả tại
các trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên trong các khía cạnh mà tác giả đưa ra chưa đi
sâu, cụ thể đến các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm.
Bài viết của tác giả Thái Anh Tuấn (2014) “ Vận dụng kế toán trách nhiệm
trong trường Đại học” đăng trên tạp chí “Tài chính” Tác giả đã đưa ra nhiều các
quan điểm khác nhau về kế toán trách nhiệm. Từ đó tác giả cho rằng Kế toán trách
nhiệm là một công cụ hữu hiệu cần được vận dụng trong quá trình kiểm soát chi phí
và tác giả cũng nêu được cách thức vận dụng như thế nào? Tuy nhiên tác giả chủ

yếu chú trọng đến kiểm soát chi phí mà chưa đề cập sâu đến các trung tâm khác.
Trong khi đó, nhà nước thực hiện chính sách cổ phần hóa một số Trường Đại học tự
thu, tự chi, nguồn vốn chủ yếu là tư nhân nên trung tâm đầu tư , trung tâm doanh
thu cũng tương đối quan trọng đối với các Trường Đại học.
Tác giả Lưu Đức Tuyên (2014), “ Bàn về kế toán trách nhiệm”, đăng trên
“trang thông tin điện tử, hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam” tác giả đã trình
bày mối liên hệ chặt chẽ giữa kế toán trách nhiệm với cơ cấu tổ chức theo các cấp
quản lý, với các trung tâm trách nhiệm và mối liên hệ với các chỉ tiêu đánh giá như:
CTR (Capital Turnover Ratio - tỷ lệ vốn trên doanh thu), ROS (Rate of Return on
Sales- tỷ lệ hoàn vốn trên doanh thu), ROI (Return on Investment- tỷ lệ hoàn vốn
đầu tư), NIBT (Net Income Before taxes): Thu nhập thuần trước thuế, NIAT (Net
Income After taxes): Thu nhập thuần sau thuế, NI (Net income): Thu nhập thuần Sự
chuyển giá, RI (Residual Income-phần thu nhập còn lại). Tuy nhiên, tác giả mới đưa


8
ra được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với các bộ phận trách nhiệm. Còn vận dụng
như thế nào? Chi tiết, cụ thể việc vận dụng các chỉ tiêu cho các đơn vị, bộ phận thì
tác giả lại chưa đề cập tới.
Tác giả Hồ Thị Mỹ Hạnh (2015) “Kế toán trách nhiệm và mối quan hệ với cấu
trúc tổ chức của doanh nghiệp”, đăng trên tạp chí “ Tài chính”. Tác giả đã nêu lên
mối quan hệ giữa vấn đề phân cấp quản lý trong hệ thống kế toán trách nhiệm với
cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Tác giả cũng đưa ra 2 mô hình, 1 mô hình cho
công ty xăng dầu Nghệ An ( mô hình vừa và nhỏ), 1 mô hình cho tập đoàn xăng dầu
( Doanh nghiệp lớn). Song cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý đó chỉ là một phần
trong hệ thống kế toán trách nhiệm. Mối quan hệ giữa tổ chức quản lý doanh nghiệp
với các trung tâm trách nhiệm chưa được tác giả đề cập.
Tác giả Trần Trung Tuấn (2015), “Nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các
doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam” tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu ảnh
hưởng mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm tới thành quả trong các doanh nghiệp

sản xuất xi măng Việt Nam. Đồng thời, đưa ra mối quan hệ đồng biến của kế toán
trách nhiệm (RA) với thành quả trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Từ đó,
tác giả đưa phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) và thẻ điểm cân
bằng (BSC) áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Tuy
nhiên, bài viết vẫn còn có những hạn chế như: Tập trung vào phân tích chi phí là
chủ yếu. Trong khi đó, một hệ thống KTTN thường có các trung tâm như: Trung
tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Mỗi
trung tâm đều là mắt xích quan trọng và có mối liên hệ với nhau. Nếu chỉ chú trọng
đến trung tâm chi phí là chưa đủ.
Tác giả Hoàng Thị Hương (2016) “ Kế toán trách nhiệm và thực tiễn vận dụng
vào Việt Nam” đăng trên tạp chí “ Tài chính” Tác giả cho rằng: Kế toán trách nhiệm
được coi là một trong những công cụ tài chính hữu ích cho việc kiểm soát và điều
hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Từ đó, tác giả
đưa ra mô hình kế toán trách nhiệm theo các trung tâm trách nhiệm áp dụng cho
Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng. Nhưng tác giả cũng chỉ nêu lên trách
nhiệm của các bộ phận, chưa đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách
nhiệm, đồng thời cũng chưa đưa ra các báo cáo thành quả trách nhiệm.


9
Nhìn chung các nghiên cứu trong nước về tổ chức kế toán trách nhiệm trong
những năm gần đây bắt đầu đã đi vào cụ thể một số loại hình doanh nghiệp. Đã hệ
thống hóa được những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh
nghiệp và đã đề cập đến các mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp với loại
hình doanh nghiệp như tổng công ty, công ty cổ phần. Đây cũng chính là những nội
dung mà đề tài kế thừa và tham khảo trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các doanh
nghiệp, các l nh vực khác nhau nhưng chưa đề cập nhiều đến ngành công nghiệp ô
tô ở Việt Nam. Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô là ngành Công nghiệp quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam hiện nay và Công ty cổ phần ôtô Trường Hải hiện là công ty

đứng đầu tại thị trường Việt Nam về sản xuất, lắp ráp và phân phối ôtô. Việc nghiên
cứu về tổ chức KTTN trong loại hình này là vấn đề hết sức cần thiết đang đặt ra.
3

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Hoàn thiện tổ chức KTTN tại công ty Cổ phần Ô tô Trường

Hải, từ đó cung cấp thông tin giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh
chính xác và hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể:
- Đề tài dựa trên nền tảng kiến thức về kế toán quản trị đã được đào tạo ở bậc
cao học và tìm hiểu từ các công trình nghiên cứu trước để: Hệ thống hóa lý luận về
kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
- Tìm hiểu thực trạng của kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần ô tô Trường
Hải, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong công tác đánh giá trách
nhiệm tại công ty.
- Đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện kế toán trách nhiệm theo đặc thù của
công ty, giúp bộ máy quản trị tại công ty đánh giá được một cách đúng đắn thành
quả của các bộ phận trong việc hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu đi sâu vào những vấn đề lý luận về tổ
chức kế toán trách nhiệm trong DN từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện tổ chức
kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải. Phạm vi nghiên cứu: Đề


10
tài chỉ đi sâu nghiên cứu trong hệ thống kế toán trách nhiệm của một DN cụ thể đó
là công ty CP Ô tô Trường Hải.
5


Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu là phương pháp định tính kết hợp

với định lượng. Vận dụng cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, từ đó nghiên cứu
thực trạng về KTTN tại công ty cổ phần ô tô Trường Hải. Đề tài sử dụng các
phương pháp như: Phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích …
Về các phương pháp cụ thể, đề tài sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu là
chủ yếu với cách thức phỏng vấn để thực hiện việc nghiên cứu kế toán trách nhiệm
tại Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp
khác như: thu thập thông tin, phân tích số liệu, phương pháp thống kê định lượng,
định tính,... nhằm mục đích phục vụ công tác nghiên cứu đạt kết quả tốt.
Phương pháp thu thập số liệu: Gồm phương pháp quan sát và phương pháp
nghiên cứu đề tài.
6

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài trình bày mô hình KTTN về mặt lý thuyết như: Lý

thuyết về các trung tâm trách nhiệm như: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu,
trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Nội dung các trung tâm trách nhiệm, hệ
thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá của từng trung tâm đến xây dựng hệ thống
báo cáo KTTN cho từng trung tâm. Đồng thời, luận văn trình bày hệ thống dự toán,
hệ thống phương pháp cung cấp các thông tin thực hiện, hệ thống các phương pháp
kiểm soát và đánh giá kết quả, hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm, đánh giá
trách nhiệm quản lý của từng trung tâm trách nhiệm. Bên cạnh đó luận văn cũng
trình bày hệ thống lý thuyết tổ chức quản lý, mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và
KTTN làm căn cứ và cơ sở lý thuyết cho việc hoàn thiện tổ chức KTTN cho các
doanh nghiệp cụ thể.
Về mặt thực ti n: Những nội dung được trình bày trong đề tài là sự tổng kết
các quan điểm của nhiều tác giả, tìm hiểu thực trạng KTTN tại các doanh nghiệp,

tìm các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình KTTN, mức độ quan tâm của các nhà quản
trị đến hệ thống KTTN. Qua đó hoàn thiện, tổ chức mô hình kế toán trách nhiệm
phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô ở Việt


11
nam, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị đánh giá hiệu quả và trách
nhiệm quản lý của các trung tâm trách nhiệm góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Hoàn thiện mô hình KTTN ở doanh nghiệp ô tô từ việc xác định các trung
tâm trách nhiệm, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá đến thiết lập
hệ thống báo cáo trách nhiệm cho phù hợp đảm bảo tính kiểm soát và hiệu quả
trong quản lý.


×