Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

báo cáo ( N ơi, down cái nè)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 126 trang )

Báo cáo thực hành
Các dạng năng lượng
học sinh:
1, Nguyễn Hằng Mây
2, Nguyễn Ngọc Phương Nghi
3, Văn Hải Linh.
4, Nguyễn Hoàng Vũ
5, Trần Trường Giang
6, Mai Nhật Hương
7, Đặng Quốc Bảo
8, Tăng Minh Đức
1
Lời nói đầu:
Năng lượng là khái niệm quan trọng trong
vật lý, dù không cơ bản như khối lượng. Lịch
sử của khái niệm này bắt đầu từ cơ học cổ
điển, đến điện từ học, rồi trải qua cuộc cách
mạng về việc đồng nhất với khái niệm nhiệt
lượng trong nhiệt động lực học và đến giờ là
quan niệm hiện đại của thuyết tương đối và
thuyết lượng tử.
Năng lượng, theo công thức liên hệ đến khối
lượng toàn phần E = mc² trong lý thuyết
tương đối của Albert Einstein, là một thước
đo khác của lượng vật chất. Nó là khối lượng
nhân với một hằng số có đơn vị là vận tốc
bình phương. Do vậy đơn vị đo năng lượng,
trong hệ đo lường quốc tế, là kg (m/s)².
A, Các dạng năng lượng cơ bản:
2
1, Công năng:


* đặc điểm:
Công cơ học, gọi tắt là công, là năng lượng được thực hiện khi có một lực tác dụng lên vật
thể làm vật thể và điểm đặt của lực chuyển dời. Công cơ học thu nhận bởi vật thể được
chuyển hóa thành sự thay đổi công năng của vật thể, khi nội năng của vật thể này không
đổi.
Công được xác định bởi tích vô hướng của véctơ lực và véctơ đường đi:
A=F.s
ở đây
• A là công, trong SI tính theo J.
• F là véc-tơ lực không biến đổi trên quãng đường di chuyển, trong SI tính theo N
• s là véc-tơ quãng đường thẳng mà vật đã di chuyển, trong SI tính theo m
• "." là nhân vô hướng
Khi quãng đường cong và/hoặc lực biến thiên trên đường đi, công được tính theo tích phân
đường:
với
• A là công
• C là đường cong mà vật đã đi
• là véc-tơ lực
• là véc-tơ vị trí
• "." là nhân vô hướng
Trong SI, đơn vị đo của công là đơn vị đo năng lượng Jule, viết tắt là "J" (1J = 1N x 1m).
I. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
1. Định nghĩa
Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng và thế năng của vật
được gọi là cơ năng của vật trong trọng trường (gọi tắt là cơ năng của vật)
Kí hiệu cơ năng của vật là , theo định nghĩa ta có thể viết
3

(27.1)
2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

Xét một vật khối lượng chuyển động trong trọng trường từ vị trí đến vị trí .
Trong quá trình chuyển động đó, công của trọng lực được xác định bởi hiệu thế
năng tại và tại (xem (26.5):
(27.2)
Nếu trong quá trình đó, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì theo (25.1) công của trọng
lực cũng được tính bằng độ biến thiên động năng của vật từ đến :
(27.3)


Cho bằng nhau hai giá trị của trong (27.2) và (27.3) ta được:


Theo định nghĩa cơ năng (27.1) vế trái của công thức trên biểu thị cơ năng của vật tại
, vế phải biểu thị cơ năng của vật tại .
(27.4)
Vì và là hai vị trí bất kì của vật trong quá trình chuyển động, nên từ hệ thức (27.4) có
thể phát biểu định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường:

Định luật bảo toàn cơ năng:
Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng
của vật là một đại lượng bảo toàn.
(hằng số)
4
(27.5)
3. Hệ quả
Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường:
- Nếu động năng giảm thì thế năng tăng (động năng chuyển hoá thành thế năng) và ngược
lại:
- Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
II. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi

Tương tự như trên có thể chứng minh rằng:
Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn
hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và
thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn.
(27.6)
Chú ý quan trọng: Định luật bảo toàn cơ năng chỉ nghiệm đúng khi vật chuyển động chỉ
chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi, ngoài ra nếu vật còn chịu thêm tác dụng của
lực cản, lực ma sát … thì cơ năng của vật sẽ biến đổi. Công của các lực cản, lực ma sát …
sẽ bằng độ biến thiên của cơ năng.
2, Động năng:
Bài học này xét dạng năng lượng mà một vật có được đo nó đang chuyển động. Dạng năng
lượng ấy gọi là động năng.
Khi một vật có động năng thì vật đó có thể tác dụng lực lên vật khác và lực này sinh công.
Công thức tính động năng
1. Ta hãy xét một vật khối lượng chuyển động dưới tác dụng của một lực . Để đơn
giản, ta giả thiết lực không đổi và vật đó chuyển động theo giá của lực .
Trong một khoảng thời gian xác định dưới tác dụng của lực , giả sử vật đó đi được
quãng đường và có vận tốc biến thiên từ đến .
Vì lực không đổi nên gia tốc chuyển động của vật không đổi, nghĩa là vật chuyển động
thẳng biến đổi đều.
Với chuyển động này, ta có công thức:
5
Thay , ta được

Tích ở vế phải của công thức trên chính là công của lực trong chuyển động dời
của vật:
Vậy (25.1)
2. Ta xét trường hợp đặc biệt của công thức (25.1). Vật bắt đầu từ trạng thái nghỉ ,
dưới tác dụng của lực , đạt tới trạng thái có vận tốc . Khi đó (25.1) trở thành
(25.2)

Như vậy, khi lực tác dụng lên vật sinh công, vật nhận được năng lượng và chuyển từ trạng
thái nghỉ sang trạng thái chuyển động.
Vế trái của (25.2) biểu thị năng lượng mà vật thu được trong quá trình sinh công của lực
và được gọi là động năng của vật.
Kết quả này đã tìm được trong một ví dụ đơn giản. người ta chứng minh rằng nó vẫn đúng
cho trường hợp tổng quát.
Động năng của một vật khối lượng đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng (kí
hiệu ) mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức:
(25.3)
Ta có đơn vị của động năng là jun (J).
Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng
Trong trường hợp vật đang chuyển động dưới tác dụng của lực từ vị trí có động năng
đến vị trí có động năng , thì công do lực sinh ra được tính theo công
thức:

6
Hệ quả: Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng của vật tăng (tức là vật
thu thêm công – hay vật sinh công âm). Ngược lại, khi lực tác dụng lên vật sinh công âm
thì động năng của vật giảm (tức là vật sinh công dương).
Trong cơ học cổ điển, động năng của một vật rắn có thể được tính dựa trên các công thức
dưới đây.
Chuyển động tịnh tiến
Động năng của một vật chuyển động tịnh tiến và không quay (hay chuyển động của chất
điểm) là
E
đ
= ½.m.v
2
với
• m: khối lượng,

• v: vận tốc của vật
Có thể liên hệ động năng với động lượng qua biểu thức:
E
đ
= p
2
/2m
với:
• p: động lượng
• m: khối lượng
Chuyển động quay
Động năng của một vật vừa chuyển động tịnh tiến, vừa quay là:
E
đ
= E
t
+ E
q
với E
t
là động năng tịnh tiến
E
t
= ½.m.v
2
và E
q
là động năng quay
E
q

= ½.I.ω
2
ở đây:
7
• m: khối lượng,
• v: vận tốc chuyển động tịnh tiến,
• I: mômen quán tính và
• ω: vận tốc góc
Có thể liên hệ động năng quay với mômen động lượng qua biểu thức:
E
q
= L
2
/2I
với:
• L: mômen động lượng
• I: mômen quán tính
Lý thuyết tương đối hẹp
Động năng của một vật rắn chuyển động tịnh tiến không quay trong lý thuyết tương đối
hẹp là hiệu của năng lượng toàn phần với năng lượng nghỉ:
.
Với:
• m: khối lượng
• v: vận tốc chuyển động tịnh tiến
• c: tốc độ ánh sáng
Khi vận tốc chuyển động của vật là rất nhỏ (so với c), có thể thu được động năng tịnh tiến
cổ điển qua xấp xỉ với chuỗi Taylor:
.
Cơ học lượng tử cổ điển
Giá trị kỳ vọng của động năng cổ điển của một hạt nhỏ (như electron) chuyển động tịnh

tiến trong cơ học lượng tử, ký hiệu là , mà hạt này được mô tả hàm sóng là:
8
với
• m là khối lượng của hạt
• là toán tử Laplace
• là hằng số Planck rút gọn
Công thức trên là phiên bản lượng tử hóa của công thức động năng cổ điển:
với:
• p: động lượng
• m: khối lượng
Nguồn gốc từ động năng hệ Trái Đất - Mặt Trăng
Trường hấp dẫn không đều trên bề mặt Trái Đất gây ra bởi Mặt Trăng, cộng với trường lực
quán tính ly tâm không đều tạo nên bề mặt hình elipsoit của thủy quyển Trái Đất (và ở mức
độ yếu hơn, của khí quyển Trái Đất và thạch quyển Trái Đất). Hình elipsoit này cố định so
với đường nối Mặt Trăng và Trái Đất, trong khi Trái Đất tự quay quanh nó, dẫn đến mực
nước biển trên một điểm của bề mặt Trái Đất dâng lên hạ xuống trong ngày, tạo ra hiện
tượng thủy triều.
Sự nâng hạ của nước biển có thể làm chuyển động các máy phát điện trong các nhà máy
điện thủy triều. Về lâu dài, hiện tượng thủy triều sẽ giảm dần mức độ, do tiêu thụ dần động
năng tự quay của Trái Đất, cho đến lúc Trái Đất luôn hướng một mặt về phía Mặt Trăng.
Thời gian kéo dài của hiện tượng thủy triều cũng nhỏ hơn so với tuổi thọ của Mặt Trời.
3, Thế năng:
Trong cơ học, thế năng là trường thế vô hướng của trường véctơ lực bảo toàn. Cũng như
mọi trường thế vô hướng, thế năng có giá trị tùy theo quy ước thế năng của điểm lấy mốc.
Đôi khi, khái niệm hiệu thế năng thường được dùng khi so sánh thế năng giữa hai điểm,
hoặc nói về thế năng của một điểm khi lấy điểm kia là mốc có thế năng bằng 0.
Với mọi trường véctơ lực bảo toàn, tích phân đường của véctơ lực E từ vị trí r
0
đến r:
9

đều có giá trị không phụ thuộc vào đường đi cụ thể từ r
0
đến r.
Như vậy tại mỗi điểm r đều có thể đặt giá trị gọi là thế năng:
với φ(r
0
) là giá trị thế năng quy ước ở mốc r
0
.
Vì lực nhân quãng đường là công cơ học, tức năng lượng, thế năng là một dạng năng
lượng. Trong hệ đo lường quốc tế, thế năng được đo bằng Jule (viết tắt là J).
Thế năng hấp dẫn
Lực hấp dẫn là một lực bảo toàn, và thế năng trong trường hợp này gọi là thế năng hấp
dẫn.
Ví dụ, tại một điểm nhỏ trên bề mặt hành tinh lớn, có thể coi lực hấp dẫn lên vật thể (trọng
lực) không đổi:
F = m g
với g là véctơ gia tốc trọng trường tại bề mặt, m là khối lượng vật. Lúc đó nếu lấy mốc thế
năng của vật tại bề mặt bằng 0 thì thế năng tại độ cao h so với bềm mặt (h rất nhỏ so với
bán kính của hành tinh) là:
φ = m h |g|
Thế năng tĩnh điện
Lực tĩnh điện là một lực bảo toàn, và thế năng trong trường hợp này là thế năng tĩnh điện.
Lực tĩnh điện F là:
F = q E
với q là điện tích của hạt mang điện, E là cường độ điện trường.
10
Trong khi đó, điện thế, V, lại là trường thế vô hướng ứng với trường véc tơ cường độ điện
trường:
Suy ra:

φ = q V
nghĩa là thế năng tĩnh điện bằng điện thế nhân với điện tích.
Thế năng đàn hồi
Lực đàn hồi của lò xo lý tưởng là lực bảo toàn, và thế năng trong trường hợp này gọi là thế
năng đàn hồi.
Nếu lò xo tuân theo định luật Hooke với lực đàn hồi, F, tỷ lệ với biến dạng, x:
|F| = k x
Thì thế năng đàn hồi của lò xo là:
φ = k x
2
/2
nếu lấy mốc thế năng bằng 0 khi lò xo không bị biến dạng.
4, Nội năng:
Trong vật lý học, đặc biệt là trong nhiệt động lực học, nội năng của một vật hay một hệ vật
lý là tổng động năng của chuyển động hỗn loạn bởi các nguyên tử hay phân tử chứa trong
vật (bao gồm động năng tịnh tiến, động năng quay và động năng dao động) và tổng thế
năng trong các liên kết phân tử, tính trong hệ quy chiếu gắn với khối tâm của vật hay hệ
vật lý. Nói nôm na, nó là năng lượng chứa bên trong các vật hay hệ vật lý, để phân biệt với
động năng của chuyển động vĩ mô của vật, hay thế năng của toàn vật trong một trường lực
bên ngoài.
Trong nhiệt động lực học, nội năng là một hàm trạng thái của hệ thống nhiệt. Trong SI, nội
năng có đơn vị đo giống năng lượng, J.
1. Nội năng là gì?
Do các phân tử chuyển động không ngừng nên chúng có động năng, động năng phân tử
phụ thuộc vào vận tốc của phân tử.
11
Do giữa các phân tử có lực tương tác nên ngoài động năng của các phân tử còn có thế
năng tương tác phân tử, gọi tắt là thế năng phân tử. Thế năng phân tử phụ thuộc vào sự
phân bố các phân tử.
Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu

tạo nên vật là nội năng của vật
Nội năng của vật được kí hiệu bằng chữ và đơn vị của nội năng là jun (J).
2. Độ biến thiên nội năng
Trong nhiệt động lực học người ta không quan tâm đến nội năng của vậtt mà quan tâm đến
độ biến thiên nội năng của vật, nghĩa là phần nội tạng tăng thêm lên hay giảm bớt đi
trong một quá trình.
II. Các cách làm thay đổi nội năng
Ở lớp 8 ta đã biết có hai cách làm thay đổi nội năng là thực hiện công và truyền nhiệt.
1. Thực hiện công
Khi thực hiện công để cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên. Nội
năng của miếng kim loại đã thay đổi.
Khi thực hiện công để ấn xuống mạnh và nhanh pit - tông của xilanh chứa khí, thì thể tích
khí trong xilanh giảm đồng thời khí nóng lên. Nội năng của khí đã thay đổi.
Các quá trình làm thay đổi nội năng như trên được gọi là quá trình thực hiện công, còn gọi
tắt là sự thực hiện công. Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng
năng lượng khác (ở các ví dụ trên là cơ năng) sang nội năng.
2. Truyền nhiệt
a) Quá trình truyền nhiệt:
Cũng có thể làm cho miếng kim loại , khí trong xilanh nóng lên bằng cách cho tiếp xúc với
một nguồn nhiệt, khi đó nội năng của miếng kim loại , khí trong xilanh cũng thay đổi.
Quá trình làm thay đổi nội năng không có sự thực hiện công như trên gọi là quá trình
truyền nhiệt, còn gọi tắt là sự truyền nhiệt.
Trong quá trình truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng
khác, chỉ có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.
b) Nhiệt lượng

12
Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng (còn goị tắt là
nhiệt)
(32.1)

là độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt: là nhiệt lượng vật
nhận được từ vật khác hay toả ra cho vật khác.
Ở lớp 8 ta đã học công thức tính nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay
toả ra khi nhiệt độ thay đổi.
(32.2)
trong đó: là nhiệt lượng thu vào hay toả ra ( ); là khối lượng ( ); là nhiệt dung
riêng của chất ( ); là độ biến thiên nhiệt độ ( hoặc )
5, Nhiệt năng:
Nhiệt năng, hay còn gọi tắt là nhiệt, là một dạng năng lượng dự trữ trong vật chất nhờ vào
chuyển động nhiệt hỗn loạn của các hạt cấu tạo nên vật chất.
Trong các vật chất đời thường, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn loạn không
ngừng, do đó chúng có động năng. Động năng này có thể chia làm động năng chuyển động
của khối tâm của phân tử, cộng với động năng trong dao động của các nguyên tử cấu tạo
nên phân tử quanh khối tâm chung, và động năng quay của phân tử quanh khối tâm. Tổng
các động năng này của các phân tử chính là nhiệt năng của vật.
Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu
tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Nhiệt năng có thể
được trao đổi giữa các vật hay hệ thống do sự khác biệt về nhiệt độ.
Nhiệt năng có thể được tạo ra hoặc thay đổi, bằng cách chuyển hóa giữa năng lượng có
hướng (thế năng, động năng định hướng trên tầm vĩ mô) và năng lượng hỗn loạn, qua các
quá trình vĩ mô như thực hiện công năng lên vật hoặc trao đổi nhiệt vĩ mô vào vật hoặc các
quá trình vi mô như các phản ứng hóa học (như sự cháy), phản ứng hạt nhân (như phản
ứng tổng hợp hạt nhân bên trong Mặt Trời), sự ma sát giữa các electron với mạng tinh thể
(trong bếp điện) hay ma sát cơ học. Nhiệt có thể được trao đổi qua các quá trình bức xạ,
dẫn nhiệt hay đối lưu. Lượng nhiệt năng dự trữ hay chuyển tải trên các vật còn gọi là nhiệt
lượng và thường được ký hiệu trong các tính toán bằng chữ Q.
Đại lượng quá trình
Nhiệt cũng giống như công, luôn gắn liền với các quá trình biến đổi, vì vậy có thể coi nhiệt
là một đại lượng quá trình, khác với đại lượng trạng thái.
13

Theo định luật một nhiệt động lực học (định luật về sự bảo toàn năng lượng), sự liên hệ
giữa các thay đổi nội năng dU, nhiệt dQ và công dW
dU = dQ + dW
Theo định luật hai nhiệt động lực học, nhiệt được truyền từ hệ thống có nhiệt độ cao hơn
đến hệ thống có nhiệt độ thấp hơn cho đến khi chúng đạt được sự cân bằng nhiệt. Trong
nhiều hệ thống, nhiệt lượng trao đổi dQ thường tỉ lệ thuận với nhiệt độ chênh lệch dt
dQ = C
V
.dt
với C
V
là nhiệt dung ở thể tích không đổi. Cũng có thể biểu diễn công thức trên ở dạng:
dQ = c.m.dt
với:
• c: nhiệt dung riêng
• m: khối lượng
Nguồn gốc từ nhiệt năng của Trái Đất
Nhiệt năng của Trái Đất, gọi là địa nhiệt, là năng lượng nhiệt mà Trái Đất có được thông
qua các phản ứng hạt nhân âm ỉ trong lòng. Nhiệt năng này làm nóng chảy các lớp đất đá
trong lòng Trái Đất, gây ra hiện tuợng di dời thềm lục địa và sinh ra núi lửa. Các phản ứng
hạt nhân trong lòng Trái Đất sẽ tắt dần và nhiệt độ lòng Trái Đất sẽ nguội dần, nhanh hơn
nhiều so với tuổi thọ của Mặt Trời.
Địa nhiệt dù sao vẫn có thể là nguồn năng lượng sản xuất công nghiệp quy mô vừa, trong
các lĩnh vực như:
• Nhà máy điện địa nhiệt
• Sưởi ấm địa nhiệt
6, Điện năng:
Điện lực hay điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ học
thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng sinh ra bởi
dòng điện trong một đơn vị đo thời gian là công suất điện.

Khi dòng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị nóng lên và tỏa nhiệt ra môi trường
(như trong bếp điện). Các máy biến năng có thể chuyển hóa điện năng cung cấp bởi dòng
điện ra thành nhiều dạng năng lượng khác, như nhiệt năng trong ví dụ trên, quang năng
(bóng đèn), động năng (động cơ điện) hay âm thanh (loa).
14
Các thiết bị dùng điện năng đã đi sâu vào cuộc sống trong xã hội loài người hiện đại và
điện năng là một mặt hàng thiết yếu. Điện năng thường được phân phối đến các hộ gia
đình và các cơ sở sản xuất, cơ quan dưới đơn vị đo kilowatt giờ, với giá bán có thể thay đổi
theo địa điểm, thời điểm trong ngày hay trong năm, và lượng tiêu thụ.
Sản xuất điện năng
Điện năng (toàn cầu) từ: nhiên liệu hóa thạch 64%, năng lượng hạt nhân 17%, thủy điện
18%, năng lượng tái tạo 1%
Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện năng đến người tiêu
dùng, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện năng. Thực chất của sản xuất
điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng điện hay điện năng,
dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ.
Điện năng được sản xuất ra theo nhiều cách khác nhau, phần lớn được sản xuất bởi các
máy phát điện tại các nhà máy điện, chúng có chung nguyên tắt hoạt động là các nguyên lý
động điện (định luật cảm ứng điện của Michael Faraday), các hình thức khác như trong
pin, ắc quy, tế bào nhiên liệu hay từ năng lượng mặt trời, ...
Các hình thức sản xuất điện năng
• Với tuabin
Phần lớn điện năng được sản xuất bởi máy phát điện tại các nhà máy điện, máy phát điện
được nối với tuabin, chuyển động quay của tuabin dẫn đến chuyển động quay của máy
phát điện và tạo ra điện. Tuabin có thể được vận hành qua:
- hơi nước: năng lượng nhiệt qua quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (như than, khí
thiên nhiên hay dầu mỏ tại các nhà máy nhiệt điện) hay từ phản ứng hạt nhân (như trong
các nhà máy điện nguyên tử) làm nước bốc hơi, dưới áp suất cao làm quay tuabin
- nước: tại các nhà máy thủy điện, nươc được tụ lại với thế năng lớn, năng lượng dòng
chảy của nước lam quay tuabin

- gió: gió có thể trực tiếp làm quay tuabin
- khí nóng: tuabin có thể đựoc vận hành trực tiếp từ các khí nóng trong quá trình đốt cháy
khí thiên nhiên hay dầu
• Với động cơ pít tông
15
Các máy phát điện nhỏ hoạt động với động cơ pít tông (động cơ đốt trong), nhiên liệu dầu
diesel, khí sinh học hay khí thiên nhiên.
• Bảng tế bào quang điện voltaic
Các tế bào này chuyển đổi năng lượng mặt trời trực tiếp thành dòng điện, các vật liệu bán
dẫn khi nhận năng lượng ánh sáng mặt trời giải phóng electron và tạo ra dòng điện
• Phản ứng hóa học
Trong các pin, ắc quy hay tế bào nhiên liệu năng lượng hóa được lưu bên trong qua các
phản ứng hóa học biền đổi thành điện năng
Lượng điện sản xuất tại Việt Nam
Theo tập đoàn điện lực Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2006, tổng sản lượng điện cung
cấp 46,972 tỉ kWh, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 46,97 %, quản lý-tiêu dùng-
dân cư 47,14 %.
7, Quang năng:
Công Nghệ quang năng tại Úc và Trung Quốc:
Lâu nay, giới bảo vệ môi sinh các nước vẫn mơ ước làm sao có thể tận dụng nguồn quang
năng, tức năng lượng từ ánh sáng mặt trời để thay thế những dạng năng lượng không thể
tái sinh như xăng dầu, than đá, v. v… Đặc biệt tại Úc, một đất nước rộng lớn với những
bình nguyên cò bay thẳng cánh quanh năm phơi mình dưới ánh nắng chói chan, các nhà
khoa học Úc hơn ai hết càng để tâm đến việc khai thác loại năng lượng này, và thực tế cho
thấy ước mơ đang dần trở thành hiện thực.
Công ty Úc Solar Systems gần đây loan báo, với kỹ thuật do công ty sáng chế, các tấm
mạch quang năng trên mái trạm nghiên cứu ở trung tâm nước Úc đã biến đổi khoảng 12%
ánh nắng thành dòng điện, nâng cao hiệu năng hoán chuyển lên tới 30%, một tỷ lệ được coi
là kỷ lục thế giới và cũng là thành quả có tính đột phá trong tiến trình tận dụng quang
năng: loại năng lượng ‘sạch’ với nhiều hứa hẹn cho tương lai.

Hiện thời, công ty Solar Systems đã ký hợp đồng cung cấp điện cho một số thị trấn ở
những vùng xa xôi hẻo lánh ngay giữa nước Úc. Bên cạnh những hợp đồng nhỏ này, mạng
điện mặt trời của công ty sắp tới đây sẽ được nối với hệ thống điện lực rộng lớn hơn nhiều
của tiểu bang Victoria ở Đông-Nam Úc Châu.
Năng lượng cho ngày mai.
Thủ đô Bắc Kinh vừa qua đã là nơi diễn ra Đại hội của Hiệp hội Quang năng Quốc tế. Tại
hội nghị này, Trung Quốc tuyên bố sẽ nỗ lực khai thác những nguồn năng lượng mới như
quang năng để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nền kinh tế ngày càng phát triển ở Trung
16
Quốc, đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí. Cần nên biết Trung Quốc hiện bị
xem là chỉ đứng sau Hoa Kỳ về khối lượng thán khí carbon xả vào khí quyển. Qua quyết
tâm mà Trung Quốc bày tỏ tại cuộc họp, đây là cơ hội quý báu để các chuyên gia năng
lượng Úc phát huy khả năng trong lãnh vực này.
Về mối tương quan giữa Úc với Trung Quốc trong việc khai thác công nghệ quang năng,
phóng viên Đài Úc Girish Sawlani đã phỏng vấn ông Artur Zawadski, Chủ tịch Hiệp hội
Quang năng Úc - New Zealand và Josh Bradshaw, giám đốc đối ngoại và viễn thông công
ty ‘Roaring 40s’, một doanh nghiệp chuyên nghiên cứu việc sử dụng năng lượng tái tạo.
1. QUANG NĂNG
Lời phi lộ.- Hằng ngày chúng ta mở mắt ra là thấy ánh sáng tràn ngập khắp nơi,
chỉ có chỗ kín đáo mới là đen tối, ánh sáng đó ở đâu mà có sẵn chầu chực đón
tiếp chúng ta, còn về đêm ánh sáng trốn đi đâu mà đen tối, chỉ những ngày có
trăng mới có ánh sáng xanh nhạt, dịu dàng toả mát trần gian.
Theo truyền thuyết ánh sáng do Tạo hóa sanh ra, đặt trách nhiệm canh giữ cho
mặt trời và mặt trăng, với bổn phận hằng ngày rọi sáng trần gian một thời gian
rồi tắt đi, để thỉnh thoảng cho mặt trăng cứu độ với ánh sáng nhợt nhạt vừa phải
thôi. Nói vậy ông thợ Tạo nầy cà chớn quá đi thôi, lâu lâu lại bày ra nhựt thực,
nguyệt thực, bỡn cợt con người cho vui vẻ chơi, đôi lúc nổi khùng bắn xẹt
những tia sáng giết người, vồ gẫy cây cối, làm sập nhà, lại bảo rằng mình đánh
giết ma quỉ, bà điển mẫu lại lấy kiếng chiếu rọi cho thấy đường đi trong những
cơn mưa đen nghịt phũ phàng gầm thét vang trời dậy đất, để hù dọa trẻ con

khóc dai im bặt, vì kinh sợ quá.
Thật ra ánh sáng cũng là một đơn vị nguyên tử, quang nguyên tử, do tác động
của nhiệt mà tỏa ra, nhiệt càng nhiều, quang năng càng lắm, toả ra theo thể cầu
tung vào không gian nhỏ lớn tùy năng lực của nó, mà năng lực nầy do cường
lực của nhiệt phát tiết ra. Nhiệt hiện hữu do cường lực của lửa, nhiều hay ít mà
có cường lực mạnh hay yếu.
Do đó trong vạn vật ở vũ trụ, ngoài những vật thể tạo nhiệt năng, tạo ra lửa, tạo
ra quang năng, là thường xuyên có thể cung cấp quang năng, còn tất cả vật thể
khác từ tử vật thể đến sinh vật thể đều ít khi phát ra ánh sáng, đặc biệt chỉ có
vào loại thực vật tiết ra lân tinh: nấm sáng, động vật: con đom đóm, kình ngư ở
đáy biển sâu, có khi các vùng đất sình lầy phát sinh ra đèn ma ban đêm. Tuy
nhiên các vật thể tự trong bản chất chúng cũng có sẵn nguồn nhiệt lực phát hiện
ra quang năng khi va chạm nhau mạnh: đá, sắt..., cây cỏ khi chạm nhau mạnh
trong mùa khô cũng phát sinh ra nhiệt, tao ra lửa và quang năng: cháy rừng,
cháy đồng cỏ... Con người cũng thế, nếu điều chỉnh được ngũ hành trong châu
17
thân tạo ra hào quang chói lòa với quang lực đặc biệt.
Vậy quang năng chỉ hiện hữu khi có tác động của các vật thể khác sinh ra nhiệt
năng và hỏa năng. Thành ra nó thường là hậu sinh của hỏa năng, tức là có lửa là
có ánh sáng.
Quang năng không có màu sắc và hình tướng, nhưng khi phân tích quang
nguyên tử, ta sẽ thấy nó cũng có 3 vi tử chánh: âm tử, dương tử và trung hòa tử
với nhiều vi tử phụ. Vi tử phụ nhiều nhứt của quang nguyên tử là 7 vi tử màu
sắc, kế đó là nhiệt vi tử, tiếp theo là âm thanh vi tử và hình ảnh vi tử....
Vi tử phụ màu sắc nếu phân tích ra cho ta thấy 7 màu khác nhau, vi tử nhiệt
sưởi ấm bầu không gian mà quang năng tỏa ra, vi tử âm thanh và hình ảnh luôn
luôn mang theo tất cả tiếng động và hình ảnh trên bước đường di chuyển của
quang năng, còn nhiều vi tử phụ nữa như vi tử điện hay điện tử, vi tử từ...
Đa số quang năng giúp con người sinh sống luôn cả muôn loài, vắng bóng
quang năng là vạn vật hoàn toàn chìm vào cõi chết, nó còn sưởi ấm không gian

nơi nó ngự trị hay xuyên qua, ánh sáng của nó còn giúp các cơ quan bộ phận
phát triển: thực vật hấp thụ lục diệp tố từ quang năng, động vật hấp thụ nhiệt
năng của quang năng để tăng trưởng và sinh tồn.
Tuy nhiên quang năng cũng có nhiều độc hại mà thực vật và sinh vật thường
hứng chịu. Chúng ta có ngờ đâu quang năng rất mãnh liệt khi gom chúng nó lại
làm thành quang tuyến xuyên thủng vách đá tường đồng rất lợi hại, nhưng
người ta lợi dụng quang tuyến xuyên qua cơ thể với độ nhẹ cho ta thấy được cơ
thể của ta qua máy rọi quang tuyến X. Trái lại với độ cao quang tuyến sẽ làm
tiêu tan thân thể ra nguyên tử. Do đó mới có loại súng thần độc hại theo nguyên
tắc nầy.
Lời phi lộ nầy là màn mở đầu cho một kỷ nguyên mới của quang học không
gian sau khi đã sử dụng ở địa cầu. Tuy nhiên chúng ta cũng đã thấy những
quang năng sử dụng ở địa cầu còn phát triển thêm cường lực để sử dụng trong
không gian nữa như chuyển đạt sóng vi ba, chuyển vận điện tín không gian và
điện thoại viễn liên qua hệ thống vệ tinh, còn tiến thêm nữa qua mạng lưới toàn
cầu của điện toán và vi tính. Ngoài ra còn chuyển hình ảnh qua hệ thống quang
năng như trực tiếp truyền hình, truyền cảnh, điện thoại truyền ảnh..
Kính xin quí vị chú tâm phần quang học nầy với nhiều danh từ mới và nhiều
thể vật mới ít nghe nói trong thời gian qua, cho nên nếu quí vị có chỗ nào
không nhận rõ được xin vui lòng chỉ giáo cho, để Sagiang kịp thời giải đáp, vì
18
hiện nay chính Sagiang cũng chưa hội ý được với giới thẩm quyền về ngữ
vựng, vì chúng ta đang trên đà tự tạo tự biên tự diễn để chờ ngày về nước thành
lập Hàn lâm viện mới thống nhứt danh tự được..
I.- Ý NIỆM QUANG NĂNG.-
Các quang nguyên tử hợp nhau thành một sợi quang tuyến. Quang tuyền lớn
hay nhỏ dài hay ngắn đều do quang năng mà có, nó trải dài ra cho đến khi nào
hết năng lực mới hết ánh sáng, tuy nhiên quang năng vẫn còn tồn tại và tiếp nối
di chuyển, cho nên trong đêm tối, từ xa chúng ta đã thấy đốm lửa sáng một đôi
chút ở nơi nó xuất phát, nhưng không có quang tuyến nào đi đến tận mắt ta

xuyên qua bức màn đêm đen tối. Đó chính là tại mắt ta yếu, chớ quang tuyến
của nó vẫn đi mới cho mắt ta trông thấy, chớ không có quang tuyến làm sao ta
thấy được đốm lửa mà khi đến nơi chúng ta thấy rõ ràng là đống lửa đang cháy.
Giống như các vì tinh tú ở quá xa, quang tuyến của nó vẫn di chuyển trong
không gian cho tới khi đến mắt ta thấy đã mấy trăm tỉ năm, khối lửa cung cấp
quang năng cho nó đã chết mất rồi, đâu còn cung cấp quang năng cho nó nữa.
Quang năng là một tổng hợp năng lực của quang nguyên tử, nên quang năng có
rất nhiều năng lực mạnh mẽ tùy nơi cung ứng cho nó.
Đầu tiên, con người va chạm nhiều nhứt là quang năng thường nhựt, con người
bắt quang năng phục vụ cho mình rất nhiều từ việc sáng sủa nhà cửa đến văn
phòng làm việc, ngoài đường bất cứ chở nào quang năng cũng hiện diện vừa là
phục vụ, vừa là chuyển vận âm thanh, hình ảnh cho con người sử dụng máy vô
tuyến truyền hình, truyền thanh, điện thoại viễn liên, điện thoại cầm tay, điện
thoại truyền ảnh, luôn cả vô tuyến truyền cảnh. Còn gì vui thích cho bằng muốn
kiểm soát đoàn cấm trại trên núi vui chơi hỉ hả, vượt suốt trèo đèo, bắn chim
xôm cá, ở nhà cha mẹ hay giới hữu trách nhìn qua hệ thống máy vô tuyến
truyền cảnh thấy rõ mọi hoạt động của đoàn cấm trại, vui chơi thế nào, có tai
nạn gì xảy ra, chiến lợi phẩm ra sao, để theo dõi hành tung hầu kịp thời đối phó
nếu có trục trặc gì, có khi cần đến trợ lực, hay phương tiện gì là sẵn sàng tiếp
ứng ngay.
Ở nhà, quang năng phục vụ đem ánh sáng đến tận hang cùng nhỏ hẻm, đủ mọi
loại đèn điện, đèn pin, đèn dầu, đèn đuốc, đèn sáp, đèn mù u, đèn mỡ cá, mỡ
heo, đèn dầu dừa... miễn sao có được ánh sáng rọi sáng về đêm hay trong chỗ
tối tăm: hầm mỏ, đường hầm.
Quang năng trợ lực cho thực vật rất nhiều, từ trên cạn đến dưới nước, chỗ nào
19
quang năng đặt chân đến là nơi đó thực vật mới có thể sinh sống đước, vì lục
diệp tố rất cần quang năng và nhiệt năng để chế tạo từ lá cây mới có thể
đủ chất dinh dưỡng cho thục vật, ở dưới nước ánh sáng thường bị khúc xạ nên
không xuống sâu quá 4000 thước, thành ra chỗ nào biển sâu quá 4000 thước

không có thực vật sống ở chỗ sâu hơn. Cho chí đến thủy tộc, sâu quá 4000
thước cá cũng khó sống, chỉ có loại cá có thân thể riêng biệt sống ở độ sâu mà
thôi. Chỉ vì không có thực phẩm cho loài cá nhỏ ăn. Còn cá lớn không chịu ăn
thực vật lại bắt cá nhỏ làm thực phẩm, nên cũng không thể ở độ quá sâu. Ở biển
quang năng còn giúp cho loại san hô sinh sống, tạo ra nhiều quần đảo san hô
giữa biển khơi, với nhiều bông đá có hình thù đẹp để trang trí hòn non bộ, nhà
cửa, nhứt là đặt trong các hồ cá với màu sắc rực rỡ khi có ánh điện, cho nên
nhiều nhà hải dương học chăm sóc các bãi san hô làm hồ kiếng, nuôi cá thiên
nhiên để cho khách du lịch đến thưởng ngoạn trong các lồng kiếng vĩ đại.
Quang năng còn hiện hữu trong không gian, do các định tinh phát tuyến, nó liên
tục nối tiếp nhau qua các thái dương hệ trong không gian tận biên cận vũ trụ
ngoại. Quang năng trong không gian còn nhiều trách nhiệm thêm nữa, nó phải
vận chuyển âm thanh, hình ảnh trên tất cả sinh hành tinh cũng như các tử hành
tinh. Chính quang năng liên lạc viên thường trực của không gian vũ trụ nội,
nhứt cử nhứt động gì, nó cũng đương nhiên phổ biến tin tức khắp các nơi, cho
nên người ta có thể nghĩ rằng quang năng là một thông tín không gian. Thật
vậy, khi chúng ta có đủ tiềm năng về viễn vọng kính điện tử, chúng ta sẽ bắt
gặp toàn thể hình ảnh Đệ nhị Thế chiến đang được quang năng chuyển đi trong
không gian với vận tốc ánh sáng. Thành ra ở các sinh hành tinh trong vũ trụ sẽ
bắt được đệ nhị thế chiến ở địa cầu (39-45) đang trên đường di chuyển khắp
mọi nơi trong không gian theo thể cầu mới đượ c trên dưới 55 năm, trong lúc
các viễn vọng kính điện tử của địa cầu đã từng bắt được không biết bao nhiêu
cuộc chuyển biến trên các sinh hành tinh trong không gian đã được quang năng
chuyển vận đến địa cầu chúng ta, với trình tự khác nhau từ nhiều nơi chuyển
đến, có nhiều chuyển biến xảy ra cách hàng tỷ năm hoặc vài trăm triệu năm, có
nhiều chuyển biến về tan vỡ những tử vật thể trên các hành tinh xa xôi. Cũng
có nhiều chuyển biến kèm theo âm thanh, ngôn ngữ của các động vật trên các
sinh hành tinh mà quang năng đã vận tải chúng đi, khi chúng đã được quang
năng thu nhận. Do đó chúng ta có thể nghĩ là quang năng thu nhận mọi hình
ảnh linh động và mọi âm thanh đồng thời phát hiện song hành với hình ảnh, và

mang chúng theo trên bước đường di chuyển khắp nơi trong không gian không
định hướng.
Ý niệm được hiện hữu của quang năng trong vũ trụ, cũng như trên địa cầu hằng
ngày, con người tự thấy đời sống mình quá ngắn ngủi đối với thời gian và
20
không gian của vũ trụ.
Chúng ta sau khi đã nhận định được quang năng hiện hữu trong không gian,
thông thường chúng ta cần tìm hiểu xem chúng do đâu mà có, và có để làm gì,
và đi về đâu trong bầu không gian vô bờ bến theo con mắt trần tục?
1.- Do đâu quang năng hiện hữu.
Trở lại buổi đầu tiên tạo lập vũ trụ là chúng ta biết rõ liền nơi xuất xứ chánh
yếu, kế tiếp những xuất xứ phụ, như máy phát điện tạo ra đèn điện, lửa cháy tạo
quang năng và nhiệt năng, châu ngọc tạo ra dạ quang năng, cũng như nấm sáng,
đom đóm, thủy tộc ở đáy biển sâu, các vùng đất sình lầy có nhiều hài cốt tạo ra
đèn ma, lân toan tự phát tiết ra ánh sáng khi tác hợp với không khí, hóa chất
phát nổ tạo ra quang năng mãnh liệt như bom nguyên tử, bom khinh khí....
Quang năng chính yếu trong vũ trụ không gian mới là lực lượng hùng hồn và
bền vững nhứt, có nhiều quang tuyến mãnh liệt xoi thủng tường đồng vách sắt,
núi non, có nhiều quang năng tuổi thọ đạt cao nhứt ngang hàng với vũ trụ nội,
cũng có nhiều quang năng mà người trần tục không thể ngắm nhìn nó nổi, như
linh quang ở thượng giới, hoặc có nhiều quang năng xuyên qua cơ thể con
người quá dễ dàng và biến cơ thể thành nguyên tử hết, không còn hình thể gì
cả.
Thành ra xuất xứ của quang năng quá nhiều dạng thể, chúng ta không thể diễn
tả hết trên một trang báo eo hẹp, do đó xin quí vị cao minh nghiên cứu viết
thành sách mới đầy đủ được. Sagiang chỉ nêu lên một vài xuất xứ của quang
năng trọng yếu mà thôi.
Trong khoảng trống không, ta tạm gọi là lãnh không, tối tăm và lạnh lẽo, không
có gì cả, trong trạng thái một động lực siêu hình vô định thể, xoay vần từ nhẹ
nhàng mãi xoay vần cô đọng lại làm thành một ánh điểm li ti có hình thể bằng

một phần tỷ của ly, vi ánh điểm nầy với đặc tính di động giáp cận nhau, nếu
cùng chung một thể tính thời kết hợp nhau, gồm một vi ánh điểm làm trụ cột,
lôi theo vi ánh điểm làm phụ cận, và đụng một vi ánh điểm khác yếu đuối hơn
cần sự chở che của hợp khối vi ánh điểm kia, nhưng đến muộn hơn nên phải bị
gia nhập bên ngoài bao bọc quanh hợp khối vi ánh điểm kia để cùng chung
nhau hiện hữu trong tư thế một vật bé nhỏ. Nhưng vi ánh điểm thứ ba lại bất
đồng tư tưởng với vi ánh điểm thứ nhứt trong vấn đề thu nhận thêm những vi
ánh điểm khác nữa, nên có sự xung đột với nhau, làm cho vi ánh điểm thứ nhì
phải ra công dàn xếp giải hòa và làm trái độn giữa 2 vi ánh điểm kia. Đấy là 3
vi tử chánh của nguyên tử đơn thuần mới tựu hình trong lãnh không, còn các vi
21
điểm gia nhập sau bị lép vế hơn nên chịu làm vi tử phụ cho nguyên tử đơn
thuần.
Tùy theo tranh chấp của 2 vi tử chánh mà ta tạm gọi là Âm tử và Dương tử với
vi tử trái độn là Trung hòa tử, mà mức thu nhập vi tử phụ nhiều hay ít, làm cho
các nguyên tử đơn thuần không giống nhau về cơ thể. Chính các vi tử phụ nầy
xác nhận rõ rệt nguyên tử nầy khác nguyên tử kia về tính chất.. Thí dụ: Nguyên
tử khinh khí khác nguyên tử dưỡng khí ở tính chất của các vi tử phụ nên tính
chất của chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
Trong lãnh không, càng ngày các nguyên tử đơn thuần cứ thi nhau thành lập
cho đến khi tràn ngập khắp cả lãnh không tạo ra một hỗn nguơn khối. Như vậy
hỗn nguơn khối chỉ chiếm một vùng rộng lớn của lãnh không, chớ không hoàn
toàn chiếm hết lãnh không. Tuy rằng các nguyên tử đơn thuần vẫn tiếp tục hình
thành theo nguyên tắc siêu hạn động và động tử năng đã nêu trên, nhưng nhóm
sau lại biệt lập với nhóm trước, thành ra trong lãnh không có nhiều khối hỗn
nguơn theo nhiều giai đoạn:
1- Khối hỗn nguơn đang hình thành, tức là khối hỗn nguơn đang theo tiêu
chuẩn siêu hạn động và động tử năng mà lần hồi cấu tạo ra khối hỗn nguơn.
2- Khối hỗn nguơn đang phát triển, tức là khối hỗn nguơn đã quá nhiều nguyên
tử đơn thuần, chúng di động mãi không ngừng theo bản tính động tử năng,

chúng va chạm vào nhau, mỗi lần va chạm nhau là các vi tử phải chống trả lại
bằng năng lực của chính nó là toàn thể vi tử cùng đứng lên, đem toàn lực ra đối
phó, càng đối phó mạnh chừng nào, chúng càng phát sinh ra nhiều nhiệt năng
chừng nấy, tuy quá ít oi đối với một nguyên tử đơn thuần bé tí teo, nhưng càng
nhiều nguyên tử va chạm nhau càng tạo nhiều nhiệt năng chừng nấy, cho đến
khi toàn khối hỗn nguơn chứa dựa quá nhiều nhiệt năng, làm cho hỗn nguơn
khối hết chịu đựng được nổi khi khối nhiệt năng quá to tát, trong đó luôn luôn
âm tử và dương tử phân làm 2 phe trong các nguyên tử đơn thuần tự tạo ra 2
luồng điện chống nhau đó là âm điện và dương điện. Càng ngày do nhiệt năng
thúc đẩy 2 luồng âm điện và dương điện càng va chạm nhau mãnh liệt hơn cho
đến đổi phát ra kình lực chống đối nhau, sáp chiến với nhau tạo ra tiếng nổ kinh
hoàng cho toàn khối hỗn nguơn, nhiệt năng quá to xô đẩy toàn khối hỗn nguơn
rã rời ra hết làm thành một hỏa lực khổng lồ tại trung tâm, tống khối hỗn nguơn
bên ngoài ra, tức là Hư vô giới, tuần tự tạo ra nhiều vòng đai như ở vũ trụ của
chúng ta Hư vô giới tạo ra 3 vòng đai: Phi vô tưởng giới, Vô tưởng giới và hữu
tưởng giới (Theo thuyết nhà Phật), mà ta tạm danh xưng là Thượng giới, còn
bên ngoài là hỗn nguơn khối, mà các vi linh tử xúc tác tạo thành ra các thái
dương hệ, mà ta tạm danh xưng là Hạ giới hay Vô sắc giới. Thái dương hệ là
22
đơn vị của vũ trụ. Mỗi Thái dương hệ được thành lập cũng theo nguyên tắc
trên, gồm có một định tinh tự xoay một chỗ, phát ra quang năng mạnh mẽ đến
các hành tinh và hộ tinh trong một thể cầu lớn nhỏ tùy theo năng lực của thái
dương hệ. Đấy là khối hỗn nguơn đang phát triển sanh ra vũ trụ nội và vũ trụ
ngoại.
3- Khối hỗn nguơn đang chết dần, tức là các vũ trụ khi đã tác động trên khối
hỗn nguơn của chúng đã hết, giáp tới phần lãnh không, cũng như vũ trụ của
chúng ta giáp tuần là phải 64 tỉ năm, nhưng hiện nay nó mới được mười lăm tỉ
năm thời còn lâu nó mới già và chết. Đừng lo ngày tận thế!
Một khi vũ trụ già rồi, năng lực không còn mạnh mẽ như thời còn trẻ, tự nó bị
các thái dương hệ, phá tán bằng cách biến trở thành TRUNG HÒA TINH, các

trung hòa tinh nầy cứ phát triển lên mãi cho đến khi hoàn toàn tràn ngập hết cơ
thể của vũ trụ, là vũ trụ bắt đầu chết. Cái chết của vũ trụ ra sao?
Các Thái dương hệ hoạt động do định tinh cung cấp nhiệt năng và quang năng,
một khi định tinh đã cháy hết dung nham bổi trong cơ thể của nó là nó bắt đầu
chết. Nó hấp hối hàng tỉ năm và cuối cùng tắt ngắm. Nhưng các phân tố trong
cơ thể của nó chưa chết hẳn nên phát động lên, làm cho nó trương phình lên to
lớn tạo ra một hấp lực kinh khiếp hút dần các hành tinh hộ tinh, vẫn thạch, tinh
vân thạch, vân sa thạch và không trần vào cơ thể nó và rắn chắc lại với tỉ trọng
khủng khiếp cả tỉ lần trọng khối của nó. Thí dụ: Một tấc khối đất đá bình
thường nặng từ 6 kg đến 10 kg, nhưng khi nó trở thành trung hòa tinh là Một
tấc khối đất đá nặng lên tới mấy ngàn tỉ kg, càng nặng bao nhiêu, năng lực nó
càng mạnh bấy nhiêu, nó di chuyển trong không gian tới đâu là hút tất cả thái
dương hệ nào trên đường di chuyển của nó, làm thành một lỗ đen khổng lồ
miệng hút vô, đuôi phún ra, tất cả các vật thể hút vô đường hầm đen tối đó đều
va chạm nhau bể ra từng mảnh, với tốc lực di chuyển trong đường hầm tương
đương vận tốc ánh sáng, đến cuối đường hầm chúng được phún ra như những
viên đạn đại bác khổng lồ vận tốc hãi hùng trúng vào các thái dương hệ bên
ngoài, gây thảm họa tang thương.
Nhưng trong vũ trụ không phải chỉ có một trung hòa tinh mà có nhiều trung hòa
tinh di chuyển. Chúng là những hung thần không gian, một khi chúng nó gặp
nhau là kỳ phùng địch thủ, gây sóng gió hãi hùng cho cả một vùng rộng lớn, để
rồi cả 2 sáp nhập vào nhau làm thành một hung thần to tát, một tai họa khổng lồ
cho các thái dương hệ. Đến lúc nầy vàng thau lẫn lộn không còn phân biệt thái
dương hệ hiền hòa hay hung dữ nữa. Chúng hoành hành cho đến khi cả vũ trụ
chết hoàn toàn không còn sinh động nữa là chúng cũng chết theo luôn, nghĩa là
chúng hết còn đất dụng võ nữa, thời chúng cũng tuần tự nằm sắp lớp chờ bị
23
phân hóa ra hết như vũ trụ vậy.
4- Khối hỗn nguơn đang phân hóa. Trải qua hàng trăm tỉ năm, vũ trụ chết lần
hồi tự phân hóa ra từ các vật thể thành các phần tử, từ đó phân hóa ra thành

phân tử, và từ phân tử phân hóa ra thành nguyên tử đơn thuần. Các nguyên tử
đơn thuần trở về hỗn nguơn khối như xưa cũ.
5- Khối hỗn nguơn trả về lãnh không. Lúc nầy các nguyên tử đơn thuần đã yếu
dần, tự nó phân hóa ra vi tử chánh và vi tử phụ, vi tử chánh quá yếu trở về vi
ánh điểm và vi tử phụ cũng thế. Từ vi ánh điểm chúng tự trả về ánh điểm và
các ánh điểm tuần tự tan hòa vào lãnh không do tán động tử năng và tán siêu
hạn động, để trở thành lãnh không của buổi ban đầu.
Đấy là sự tuần hoàn của nguyên tử đơn thuần.
Khi chúng ta đã có khái niệm tổng quát về cấu trúc vũ trụ và sinh động của vũ
trụ, chúng ta đương nhiên thấy rõ quang năng từ đâu ra, theo định luật “thành
trụ hoại không” của thiên nhiên, hay thuyết “sắc không” của nhà Phật.
Vậy quang năng là tập hợp các luồng ánh sáng do định tinh phát xuất ra, chúng
có cường lực mạnh yếu đều do nơi cung cấp nguồn năng lượng cho chúng diệu
võ dương oai với mọi nơi mà chúng đi tới. Chúng đi đến dâu cũng mang theo
nhiệt năng, từ nhiệt năng chúng tạo ra từ năng làm hấp lực mạnh mẽ, có từ
năng, chúng tạo ra điện năng, tuy rằng điện năng đã có sẵn trong mỗi nguyên tử
đơn thuần: âm điện và dương điện, nhưng phải có tác động của nhiệt năng và từ
năng mới tách điện năng ra khỏi nguyên tử đơn thuần,chính vì vậy mà các
nguyên tử đơn thuần sau khi phát tác điện năng là chúng trở nên mạnh mẽ phi
thướng hơn là chưa phát tác. Có điện năng rồi chúng lại phối hợp với từ năng
để tạo ra điện từ năng làm thành ngũ năng trong vũ trụ (quang năng, nhiệt năng,
từ năng, điện năng và điện từ năng). Cho nên mọi vật thể trong vũ trụ đều bị
ngũ năng chi phối và tạo ra năng lực thiên nhiên: bão tố, cuồng phong, động
đất, sét đánh..., nếu không có ngũ năng thời vạn vật chỉ còn chờ chết mà thôi.
Con người là một tập hợp ngũ năng mạnh mẽ nhứt trong các sinh vật trong vũ
trụ.
2.- QUANG NĂNG ĐẾN ĐỂ LÀM GÌ?.-
Trong vũ trụ quang năng quan trọng nhứt sau hỏa năng là nơi phát sanh ra
quang năng, nó nhờ nhiệt năng cung ứng năng lực cho nó dọc ngang tung
hoành trong vũ trụ. Có khi nó còn vung vít nơi chân trời góc vũ trụ nào đó do

24
cường lực mạnh mẽ của hỏa năng cung ứng cho nó, mà đã chết mất từ lâu rồi
thế mới là anh hùng không gốc gác. Nó tung đi khắp nơi trong vũ trụ, tiếp giáp
với nhau tạo ra một vũ trụ nội sáng sủa, không còn bóng tối nữa. Nhưng tự bản
thân nó, nó phải lo chu toàn chức năng mà đương nhiên nó được giao phó từ
khi nó xuất phát tự nơi ngọn lửa của định tinh.
Nó đến và đi không ai có quyền cấm cản nó, chí đến đảng cộng sản bạo quyền
bưng bít, nó cũng coi thường, mà còn soi rọi vào tận cùng chỗ che đậy của cán
bộ các cấp tham nhũng, ăn cắp công quỹ, bày ra những trò mỵ dân lường gạt,
đều bị nó phanh phui ra ánh sáng của nó cả. Nghĩa là trên trần gian nầy không
có cái gì là bí mật với nó cả, tất cả đều bị bật mí ráo trọi. Đó là công nghiệp thứ
nhứt của nó.
Công nghiệp thứ nhì là đi tới đâu, nó cũng đều tung ra nhiệt năng sưởi ấm bầu
không gian lạnh lẽo, có khi cường lực của nó quá bạo làm hâm nóng bầu không
khí xung quanh các sinh hành tinh, khiến nước biển bốc hơi nước quá nhiều dư
thừa thái quá, tràn ngập vào đại lục trút xuống làm thành bão lụt khốn khổ nhơn
loại và sinh vật không ít, nhưng nó vô tình, không đếm xỉa gì đến lời ta thán
của con người.
Công nghiệp thứ ba, nó cung cấp hơi nóng cho thực vật chuyển nhựa nguyên
thành nhựa luyện bởi xuyên qua diệp lục tố ở lá, để nuôi thân cây tăng trưởng
và đơm hoa kết trái, nó cung ứng nhiệt lượng cho tất cả sinh vật trên các sinh
hành tinh để sinh tồn, không có nhiệt năng là con người và sinh vật khó sống.
Công nghiệp thứ tư là nó dịu dàng uyển chuyển thu thập mọi âm thanh và hình
cảnh của tất cả sinh động trên sinh hành tinh chuyển đi khắp nơi trong vũ trụ,
suốt cả thời gian dài từ khi hiện hữu sinh hành tinh cho đền khi tịch diệt.Nhờ
đó con người bắt nó phục dịch thông tin trên mặt sinh hành tinh và liên hành
tinh nữa bằng những máy truyền tin nhượng địa và thông không gian, như điện
thoại viễn liên, điện thoại cầm tay, điện thoại truyền ảnh, vô tuyến truyền hình.
Ô, vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền cảnh, máy điện toán toàn cầu...
Công nghiệp thứ năm nó có thể xuyên qua vách sắt tường đồng, khi thu nhỏ thể

tích nó lại còn là chỉ tuyến, con người bắt nó phục dịch trong các máy quang
tuyến X xuyên qua cơ thể con người với độ nhẹ, để tìm kiếm các chứng bịnh
không thấy được. Nhưng rất nguy hại khi chỉ tuyến đó có cường lực mạnh
xuyên qua các vật thể và đốt vật thể đó trong thời gian một phần trăm giây, là
biến vật thể đó trở thành nguyên tử tức khắc không còn hình tướng gì nữa hết.
Đó là các cây súng điện tử và súng thần mà con người đã chế tạo được do
cường lực quang năng khi thu nhỏ lại thành chỉ tuyến. Trái lại con người còn
25

×