Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI dự THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN đề tài ’bạo lực học đường vấn nạn tuổi vị thành niên’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.19 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI

BÀI DỰ THI:
‘’Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho học sinh THCS’’
Mơn học chính được vận dụng: Giáo dục cơng dân
Các mơn tích hợp: Ngữ văn; âm nhạc; sinh học; mĩ thuật

Tình huống:
‘’Bạo lực học đường-vấn nạn tuổi vị thành niên’’
Trường: THCS Đông Yên
Địa chỉ: Thôn Đông Hạ,xã Đông Yên,huyện Quốc Oai,thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 0433 821 211
Email:
Họ và tên nhóm thực hiện:
1.Nguyễn Minh Ngọc
26/12/2000
Lớp 9a
Email:
2.Đào Đức Huy
18/12/2000
Lớp 9a
Email:

Năm học: 2014-2015
1


1.Tên tình huống:


“ Bạo lực học đường - vấn nạn tuổi vị thành niên”
2. Đặt vấn đề:
Bạo lực học đường là một hiện tượng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở
nhiều nước trong một vài thập kỷ gần đây,đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế
đang phát triển,trong đó có Việt Nam thì hiện tượng này càng rõ nét hơn. Việt
Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện nền kinh
tế - xã hội,“phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”. Tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích rõ rệt cho sự
phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Trong giai đoạn 2001 – 2010, thành tựu
của giáo dục Việt Nam đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài,phát triển kinh tế - xã hội,giữ vững an ninh chính trị,tạo điều
kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.Cùng với những
thành tựu kể trên thì giáo dục Việt Nam vẫn tồn tại một số những bất cập và yếu
kém,trong đó có việc “chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng
với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên
tốt nghiệp chưa đáp ứng được u cầu của cơng việc; có biểu hiện lệch lạc về
hành vi, lối sống của một bộ phận học sinh,sinh viên”.Một trong những biểu
hiện cụ thể của hạn chế này là hiện tượng bạo lực học đường đang trở thành mối
lo ngại của ngành giáo dục,cha mẹ học sinh và tồn xã hội. Nó tác động trực tiếp
đến tinh thần,thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy giáo,
cô giáo. Bạo lực học đường ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn
mà cịn có ở các vùng nơng thơn,khơng chỉ xảy ra ở học sinh nam mà cịn cả học
sinh nữ và dường như xảy ra ở tất cả các cấp học. Trong đó cấp trung học cơ sở
hay khái quá một cách cụ thể là lứa tuổi vị thành niên. Đây là một vấn đề cấp
bách của tồn xã hội, reo lên một hồi chng báo động,cần phải giải quyết kịp
thời.

2



3. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Qua bài học về các môn như Sinh học,văn học,giáo dục công dân, mỹ
thuật, … liên hệ với thực tế đời sống hiện nay đang kêu lên hồi chuông báo động
về thực trạng bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở. Nhà trường là
môi trường giáo dục hiệu quả nhất,tuy nhiên ảnh hưởng của các tình trạng bạo
lực với một số thành viên cá biệt đã và đang làm ảnh hưởng đến tình trạng học
tập cũng như ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.Chúng em những chủ nhân tương lai
của đất nước phải biết cách hành động,thực hiện là sao để trở thành những chủ
nhân thực sự,biết suy nghĩ trước khi hành động và dám chịu trách nhiệm về
những hành vi mang tính bạo lực học đường khơng may xảy ra tại các trường
trung học cơ sở. Mục tiêu đặt ra cho mỗi bản thân chúng em là cần hiểu rõ về
nguyên nhân, hậu quả, tìm ra các biện pháp khắc phục để cùng nhau hành động
vì một mơi trường học tập không bạo lực.

3


4. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
-Nguyên nhân cơ bản dẫn tới bạo lực học đường
-Các hình thức bạo lực học đường
-Hậu quả để lại sau hành vi bạo lực học đường
-Thực trạng của hành vi bạo lực học đường tuổi vị thành niên của tồn xã
hội nói chung và tại trường THCS Đơng n nói riêng
-Nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc giải quyết tình huống,
4.1. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực học đường:
a.Xuất phát từ gia đình.
Cha mẹ có những hành động biểu hiện bạo lực với con em,cha mẹ dạy con
bằng cách chửi bới,đánh đập bằng những địn roi vọt,văng lời thơ tục,tình trạng
nghiện rượu của người cha hay đánh đập vợ con,mối bất hòa giữa vợ chồng sinh

ra sự xung đột kình cãi to tiếng,văng tục,đánh đập xảy ra hằng ngày,làm ảnh
hưởng đến tâm lý các bạn nhỏ.
b. Xuất phát từ phương tiện truyền thông.
Các bạn ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông,phim ảnh,internet. Chúng
ta tuổi còn nhỏ xem những bộ phim hành động xã hội,băng đảng thanh toán,
chém giết lẫn nhau,những bộ phim tội phạm giết người máu lạnh, bắt cóc con tin
tống tiền,xem những bộ phim đồi trụy. Sau đó các bạn bắt chước theo việc làm
người lớn, dẫn đến làm cho các bạn đi vào con đường lao lý.
c. Xuất phát từ nhà trường:
Mỗi ngày đến trường là một ngày học tập và tiếp thu kiến thức. Thế nhưng,
bên cạnh hoạt động bổ ích đó cịn tồn tại một số hành vi thiếu đạo đức của các
bạn.
Chỉ vì những lí do nhỏ nhặt,chỉ vì những mâu thuẫn,xích mích khơng đáng
kể hay chỉ vì ghen ghét,đố kị về hồn cảnh,về thái độ,về nhan sắc cũng như về
cách ăn mặc mà các bạn có thể sẵn sàng dọa nạt,gây ghổ rồi đánh lộn nhau.
4.3. Hậu quả để lại sau hành vi bạo lực học đường

4


-Hậu quả để lại luôn rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là nỗi đau về
thể xác và vết thương khó liền sẹo về tinh thần. Với gia đình là khơng khí căng
thẳng,là sự đau đớn khi con cái bị thương tích,thậm chí mất mạng. Với trường
học là cảm giác nặng nề,bất an luôn bao trùm.
Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức,an ninh trật tự,an
toàn xã hội bị đe dọa.

4.4. Thực trạng của hành vi bạo lực học đường tuổi vị thành niên
Hiện nay,bạo lực học đường luôn xảy ra một cách thường xuyên và dường
như đã quá quen thuộc ở một số trường học bằng nhiều nguyên nhân khác nhau,

có thể chỉ là một câu nói,một sự hiểu lầm nhỏ nhặt… Một số phần tử vị thành
niên hoặc là do cố tình muốn gây gổ đánh nhau hoặc là do không thể kiểm sốt
được bản thân vì cảm thấy mình bị xúc phạm hay bị làm nhục trước mặt mọi
người đã dẫn tới ẩu đả đánh nhau giữa hai phe đối địch hay hai người. Bạo lực
học đường có thể xảy ra ở trường học,thường là vào giờ ra chơi hay trên đường
về dưới nhiều hình thức.
* Theo số liệu thống kê của Bộ Cơng an,trong năm 2012,tình hình tội phạm
do người chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) thực hiện có chiều hướng
gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất,khoảng 60%. Hành vi phạm tội từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong
tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.
4.5.* Thực trạng của hành vi bạo lực học đường tại Trường THCS
ĐƠNG N nói riêng
5


- Trong những năm qua, tình trạng bạo lực học đường tại trường THCS
ĐƠNG N đã có chiều hướng giảm. Ý thức của các bạn học sinh ngày một
tiến bộ, các bạn đã tự nhận thức được cái đúng, cái sai để ứng xử cho phù hợp,
hòa nhã với bạn bè, yêu thương, đòan kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng bên
cạnh đó, vẫn tồn tại một số ít tình trạng bạo lực do những lí do khác nhau.
Thống kê số liệu hành vi bạo lực học đường tại trường THCS ĐÔNG YÊN
trong những năm vừa qua:
Năm học

Số vụ hs đánh nhau Số học sinh bị kỉ luật do đánh nhau

2012-2013

4


4

2013-2014

3

3

4.6. Nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc giải quyết tình huống
+ Văn học: ngữ văn 7 tác phẩm: ‘’Cuộc chia tay của những con búp bê’’
+ Giáo dục công dân:GDCD 8 bài ‘’Kỉ luật’’, rèn luyện đạo đức học sinh,
+ Sinh học:sự phát triển của tuổi mới lớn,… sinh học 8 bài ’’Tuổi dậy thì’’
+ Mỹ thuật:hình dung ra cuộc sống để định hướng cho bản thân,…mĩ thuật
8’’vẽ tranh cổ động’’
5. Giải pháp giải quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức liên môn:
*Văn học : Thông qua giá trị của các tác phẩm giáo dục nhân cách của học
sinh,các bài học mang đậm tính nhân văn,sử dụng qua các bài thơ ca hay các tác
phẩm kịch ln đổi cho học sinh đóng vai vào các tình huống,giáo dục tình trạng
bạo lực.
-Như chúng ta đã biết,văn bản ‘’cuộc chia tay của những con búp bê’’
trong chương trình ngữ văn lớp 7 đã nhắn nhủ với chúng ta rằng :‘’Mái ấm gia
đình là một tài sản vơ cùng q giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cảm cao quý,
thiêng liêng‘’. Và chính nơi xứ sở nhiệm màu này đã giúp ta trưởng thành hơn.
Hạnh phúc gia đình là nhân tố quan trọng góp phần định hướng và nuôi dạy mỗi
6


chúng ta. Cũng như Thành và Thủy trong câu chuyện, nếu cha mẹ em khơng ly

hơn, gia đình khơng tan nát,có lẽ rằng,các em sẽ nhận đựợc một sự quan tâm,
giáo dục tốt hơn,để có thể trở thành những con người thành đạt. Thế nhưng, sự
chia li ấy đã một phần làm ảnh hưởng tới lí trí và tâm hồn của những đứa trẻ,
các em sẽ tự ti về hòan cảnh gia đình. Từ đó có thể các em nảy sinh những suy
nghĩ khơng lành mạnh,vì khơng được sự quan tâm tận tình,thiếu suy nghĩ và
nóng vội các em rất dễ có thể gây nên những hành vi bạo lực học đường. Chính
vì vậy,cha mẹ sẽ là những người giúp các con trưởng thành,cha mẹ có hạnh
phúc, thì các con mới chính là những người được hưởng sự giáo dục tốt nhất.
*Giáo dục công dân: Một trong những môn học mà học sinh coi nhẹ tuy
nhiên với xã hội nó lại là một trong những điều rất cần thiết,các bài học đạo đức
trong đó bao hàm khả năng giao tiếp của học sinh. Tuổi chúng em việc giao tiếp
với bạn bè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống nhiều khi giá trị này cao
đếm mức đẩy lùi học tập xuống hang thứ hai và sao nhãng cả trong giao tiếp với
người thân. Việc được giao tiếp với bạn ngang hàng là cách tốt để chúng em thể
hiện và khẳng định cá tính,tính cách và xu hướng trí tuệ của mình. Giao tiếp với
bạn khác giúp chúng em hiểu nhau hơn. Cách ứng xử và thái độ của chúng em
được chứng tỏ trong quan hệ với bạn khác giới để chứng tỏ sự trưởng thành của
mình. Giáo dục cơng dân một trong những môn học làm chúng em hứng thú nếu
nó được áp dụng thực hành,cho chúng em vào trải nghiệm thực tế tăng cường
khả năng giao tiếp của bản thân thơng qua các vở kịch về đạo đức,tình yêu quê
hương, bạn bè và thể hiện ra sao thông qua chính hành động của bản thân cũng
như học hỏi các hành động liên quan đến vi phạm pháp luật.
-Trong chương trình giáo dục cơng dân lớp 8,chúng ta đã được tìm hiểu về
‘’kỉ luật’’. Vậy là một học sinh, chúng ta cần phải làm gì để thực hiện tốt nề nếp
đó? Điều quan trọng nhất,chúng ta cần phải nghiêm túc thực hiện nội quy, quy
định của nhà trường cũng như tập thể lớp. Không gây gổ,xô xát gây nên hành vi
bạo lực. Có như vậy tình trạng bạo lực học đường mới được chấm dứt, trường
học cũng như xã hội mới được tốt đẹp hơn,mới xứng đáng là trường học thân
thiện – học sinh tích cực,xã hội văn minh.
7



*Sinh học : Một trong những môn học liên quan đến sự phát triển của thế
giới xung quanh,đến con người.Môn sinh học giúp chúng em hiểu rõ hơn về sự
phát triển bản thân từ đó thấu hiểu bản thân mình cũng như bạn bè xung quanh.
- Chúng em sẽ hiểu được sự thay đổi về sự phát triển của bản thân cũng
như tâm lí tuổi mới lớn qua bài: ‘’Tuổi dậy thì’’ trong chương trình sinh học 8.
Khơng chỉ thay đổi về thể chất,có những bạn cịn có những biểu hiện thích làm
người lớn, rồi có những suy nghĩ,biểu hiện của người lớn như: thích ăn mặc kiểu
người lớn, làm những việc của người lớn;…nghĩ mình là người lớn khơng dễ bị
bắt nạt dẫn đến đánh nhau chỉ vì những xích mích nhỏ. Qua đó chúng em có thể
hiểu được bản thân cũng như các bạn để cùng thông cảm và chia sẻ với nhau,
tránh có những định hướng, hành vi lệch lạc.
*Mỹ Thuật : Môn học giúp chúng em thể hiện trên giấy ước mơ, hoài bão
và những mong muốn đơi khi khó nói thành lời. Qua những đề tài vẽ tranh như
vui chơi, học tập, tranh cổ động như vì một ngơi trường khơng bạo lực, địan kết
là sức mạnh,… đã giúp chúng em truyền đạt đến các bạn thông điệp: ‘’ Hãy
sống, đối xử với các bạn trong lớp,trong trường như những người anh em, đừng
để cho cơn giận dữ lấn át, chiếm dữ linh hồn,gây nên những hậu quả khôn lường
để rồi phải nếm trải nỗi đau gấp bội về tinh thần cũng như bị ảnh hưởng đến tâm
hồn trẻ thơ.
5.1. Các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường:
- Cấp độ xã hội: Hướng tới làm thay đổi,giảm thiểu những tiêu cực và
truyền thông bạo lực tác động tới học đường. Ngăn ngừa bạo lực băng nhóm của
thanh thiếu niên.

8


- Cấp độ nhà trường: Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục

mang tính nhân văn xã hội,các hoạt động thân thiện xây dựng văn hoá học
đường, gia tăng yếu tố dạy người trong giáo dục. Tích cực ngăn ngừa bạo lực
qua các dấu hiệu tiền bạo lực. Cần có các chương trình hướng tới các nhóm học
sinh cón dấu hiệu hành vi bạo lực nguy cơ cao,có các chương trình giáo dục kỹ
năng xã hội cho học sinh. Tổ chức tư vấn, tham vấn tâm lý học đường trong các
trường học để hỗ trợ học sinh vượt qua các khó khăn tâm lý,định hướng cách
ứng xử lành mạnh,thân thiện. Xử phạt nghiêm khắc những hành vi bạo lực học
đường. Chặt chẽ trong cơng tác quản lí học sinh.

Hình ảnh trường THCS ĐƠNG N
- Cấp độ gia đình: Hướng tới cải thiện các mối quan hệ gia đình lành mạnh.
Đối với các học sinh có nghịch cảnh gia đình … cần được tư vấn để vượt qua
khó khăn tâm lý.
9


Cha mẹ là những người nuôi dạy các con khôn lớn. Cha mẹ có hạnh phúc
thì trẻ thơ mới nhận được sự giáo dục tận tình,chu đáo nhất. Trái tim,tâm hồn và
lí trí trẻ thơ dễ bị tổn thương và cịn phụ thuộc. Chính vì vậy cha mẹ,gia đình
cần tạo cho các em một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, giúp các em vượt qua mọi
khó khăn trong cuộc sống.

- Cấp độ cá nhân: Cần có ý thức, tự điều chỉnh hành vi của mình cho đúng
mực, cho phù hợp. Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám làm thì ắt phải dám
chịu trước cách cư xử của bản thân. Giảm thiểu tối đa những hành vi không lành
mạnh, gây xô xát. Tự nhận thức được thế nào là đúng, là sai để hành động cho
phù hợp,làm chủ được bản thân,tu dưỡng và rèn luyện một cách tốt nhất,vì xã
hội thân thiện,văn minh.
6. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Phân tích cho các bạn thấy được tầm quan trọng của việc ngăn chặn bạo lực

học đường,giải thích nguyên nhân,thực trạng và hậu quả của nó. Phân tích thực
tế tình trạng bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên. Giúp các bạn hiểu giá trị
của một mơi trường hịa bình khơng bạo lực,đưa ra giải pháp để giải quyết tình
huống.
Vận dụng kiến thức liên mơn của các mơn học như: Ngữ văn (lớp 8); Giáo
dục công dân (lớp 8); Mĩ Thuật (lớp 8); Sinh học (lớp 8);…

10


Tài liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
+ Số liệu thống kê tình trạng bạo lực tuổi vị thành niên trong những năm
qua nói chung và năm 2012 nói riêng
+ Sách giáo khoa các mơn có liên quan
+ Ảnh trên mạng Internet
+ Ảnh của trường THCS ĐÔNG YÊN
7. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
*Vận dụng kiến thức liên mơn vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học
sinh chúng em học tập biết vận dụng học đi đôi với hành. Thấy được việc học
tập vận dụng vào thực tế có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của một mơi trường sống tốt đẹp,khơng
bạo lực. Đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề, làm chủ
được chính bản thân mình. Vận dụng các kiến thức liên mơn để giải quyết tình
huống có hiệu quả nhất.
Các giải pháp được thực hiện sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại một mơi
trường học tập lành mạnh,nơi gặp gỡ giao lưu chia sẻ giữa các thành viên với
nhau cùng nhau học tập,sống lành mạnh trở thành những chủ nhân tương lại
thành đạt. Tất cả vì một mơi trường khơng bạo lực. Chúng ta hãy cùng nhau
chung tay góp sức,tay nắm chặt tay ngăn chặn bạo lực học đường.


11



×