Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM LỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.18 KB, 16 trang )

Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh chung:
Trong tất cả các lĩnh vực, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi sự thành
công hay thất bại. Trong xu thế hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa ngày nay mỗi
con người chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập để trở thành chủ nhân tương lai
của đất nước, như Đảng ta đã xác định con người là tài sản quý giá và quan
trọng nhất, là nguồn lực lớn và cần thiết đối với quốc gia dân tộc. Trên cơ sở đó
ngành giáo dục – đào tạo đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động và người
thầy đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai.
Ở lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi mà tâm sinh lý của các em phát triển
rất phức tạp, các em không còn là trẻ con mà cũng không hẳn là người lớn,
không còn vô tư chạy nhảy, có ý thức thể hiện mình, đã để ý đến dáng vẻ bề
ngoài và biết làm đẹp nhưng lại chưa có những suy nghĩ chín chắn, dễ giận hờn
và nhiều tự ái. Vì vậy việc xây dựng nề nếp cho các em, bắt các em phải tuân
theo các khuôn mẫu, nguyên tắc là điều rất khó.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, tiếp cận với những tiến bộ về
khoa học – công nghệ đòi hỏi những người phục vụ trong công tác giáo dục phải
xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là sự nghiệp trồng người. Những sản
phẩm của mình tạo ra nó sẽ quyết định cho cả một thế hệ. Do đó vai trò của
người thầy là nhân tố quan trọng để quyết định cho những sản phẩm mà mình
tạo ra. Người thầy là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để
đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng
vai trò quan trọng .
Việc xếp lớp, với hình thức đại trà, ở mỗi lớp đều có học sinh giỏi; khá;
trung bình. Đặc biệt là đối với học sinh khối lớp 6 sau một thời gian học từ một
đến hai tháng mới nổi trội lên những học sinh yếu, kém về học lực. Từ đó những
học sinh này có những biểu hiện sa sút về học lực lẫn hạnh kiểm do nhiều
nguyên nhân tác động đã dẫn đến tình trạng như thường xuyên không thuộc bài,
-1-




Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
không làm bài tập, bỏ học, cúp tiết, mê chơi games, không chấp hành nội quy nề
nếp trường lớp… gọi chung là học sinh cá biệt.
Những đối tượng nêu trên mặc dù số lượng không nhiều, trung bình chỉ
chiếm khoảng 5% / lớp. Nhưng đối với vai trò của GVCN đây là vấn đề không ít
khó khăn trong công tác quản lý lớp, không khéo sẽ làm ảnh hưởng đến những
học sinh khác. Từ đó mà đối với mỗi giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn giỏi
đòi hỏi phải có kỹ năng trong công tác chủ nhiệm nhằm kịp thời giáo dục những
học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan. Giúp các em có được nhận
thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của một người học sinh, đồng thời giúp
cho người thầy có được niềm tin đam mê nghề nghiệp, tạo một môi trường giáo
dục thân thiện, tích cực đầy ý nghĩa. Đây là vấn đề quan trọng trong công tác
chủ nhiệm ở trường THCS nói chung và THCS Vĩnh Hòa nói riêng.
2. Lí do chọn đề tài :
Trong năm học qua nhà trường có một số học sinh rơi vào trường hợp “học
sinh cá biệt”, trong đó đáng nói nhất là có cả học sinh bị đưa ra Hội đồng kỷ
luật nhà trường, kết quả có học sinh phải bị hạ bậc đạo đức do hình thức vi
phạm nặng.
Đứng trước tình hình đó, bản thân là một GVCN của nhà trường, cần phát
huy tinh thần trách nhiệm của mình nhiều hơn đối với những em có hành vi cá
biệt như thế. Trong khi ngày nay Nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư cho giáo
dục, bằng nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trong
toàn ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động “Hai không với bốn nội
dung”; phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học,
sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực”.
Vì vậy vai trò của GVCN không thể xem nhẹ, nhất là trong việc giáo dục
học sinh cá biệt. Mỗi thầy cô giáo với tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề

nghiệp của mình bằng mọi cách phải giúp các em có được nhận thức đúng đắn
trong lao động, học tập, phải uốn nắn các em từ người “xấu” trở thành người
-2-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
“tốt”. Nếu không khéo sẽ làm hỏng cả một thế hệ của các em, đồng thời cũng là
một gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Với những lý do trên, bằng những kinh nghiệm tích lũy của bản thân, tôi
viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá
biệt” tại trường THCS Vĩnh Hòa, với đề tài này hy vọng ít nhiều sẽ góp phần
thêm cho các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong những năm học tới.
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài :
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về thực trạng của trường THCS Vĩnh
Hòa trong những năm qua, đặc biệt là năm học 2012 – 2013. Đối tượng nghiên
cứu của đề tài chỉ đề cập đến học sinh cá biệt.
4. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài nêu trên, bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp cho những học
sinh cá biệt từng bước thay đổi thái độ của mình trong học tập theo hướng tích
cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định được việc học sẽ
phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia đình, góp phần
xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to lớn của các
bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học; sự vất vả của các thầy cô trong việc
truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Từ đó các
em biết mình sẽ làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa.
Bên cạnh phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò, trách
nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm. Nghề
dạy học là một nghề thiêng liêng cao cả, không phải ai cũng làm được, như cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề dạy học là nghề cao cả nhất trong
những nghề cao cả”. Đồng thời giúp cho một số ít thầy cô xóa đi tư tưởng kỳ

thị, phân biệt đối với những học sinh không ngoan mà phải xác định “tất cả vì
đàn em thân yêu” để góp phần xây dựng môi trường học tập “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.

-3-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận :
Những học sinh cá biệt có thói quen lười biếng, quay cóp trong học tập, lừa
dối cha mẹ, thầy cô, dọa nạt bạn bè, hay trốn học và lảng tránh các hoạt động
của tập thể như : lao động, sinh hoạt Đoàn – Đội, sinh hoạt ngoại khóa...Một số
học sinh hay ngủ gật, lười chép bài, học bài nhưng lại tỏ ra rất khéo léo, nhanh
trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bạn bè. Những học sinh này
hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước các thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè
để nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh nghịch được sắp xếp sẵn trong đầu óc. Chúng
thường đánh mất lòng tự trọng và trở nên chai lì khác thường.
Đối với học sinh THCS, hầu hết các em chưa phát triển toàn diện về thể
chất cũng như đặc điểm sinh lý, lở lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành một tính tự
lập, các em rất dễ bị kích động do những yếu tố xã hội bên ngoài, có khi các em
thường tự khẳng định mình là người lớn chứ không phải là trẻ con, cho nên các
em tự cho phép mình có quyền giải quyết các vấn đề theo kiểu người lớn, tự
quyết định cho bản thân mà không nghe theo sự giáo dục của người khác kể cả
cha mẹ. Một số em nghĩ rằng thầy cô sẽ không làm gì được mình ngoài việc
nhắc nhở, đe dọa, mời phụ huynh … từ đó mà các biểu hiện cá biệt dần dần xuất
hiện.
Đối với thầy cô làm công tác chủ nhiệm trước hết phải hiểu biết về tâm lý
lứa tuổi của các em để có các giải pháp xử lý tình huống cho thích hợp. Trong
lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh

yếu, kém. Đối với học sinh khá, giỏi thường các em rất có ý thức, nghe lời thầy
cô, các em sẽ thấy hối hận khi mình lỡ vi phạm và các em sửa đổi những khuyết
điểm của mình một cách tự giác rất nhanh. Nhưng đối với học sinh yếu, kém
(học sinh chậm tiến) khi vi phạm các em sửa đổi rất chậm, thậm chí không hề
sửa đổi mà vi phạm ngày càng tăng lên dẫn đến học lực ngày càng sa sút và kết
quả phải lưu ban hoặc bỏ học giữa chừng. Do đó giáo viên khi làm công tác chủ
nhiệm phải nắm rõ các đối tượng của lớp mình để có hướng giáo dục cho phù
-4-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
hợp. Làm thay đổi thái độ học tập của học sinh từ “xấu” chuyển sang “tốt” góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và đồng thời giảm được tỷ lệ
bỏ học hàng năm.
Có thể nói những tác hại do các em học sinh cá biệt gây ra là không nhỏ và
thậm chí là khá nghiêm trọng. Nó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
chung, phong trào thi đua của nhà trường, trật tự an toàn xã hội, hạnh phúc gia
đình và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, cuộc sống của
các em sau này.
2. Thực trạng của vấn đề :
Hiện nay học sinh "cá biệt" không chỉ là những học sinh học kém, thường
xuyên vi phạm nội quy mà học sinh cá biệt còn biểu hiện ngày càng đông đối
với các em học khá, giỏi. Đây là điều mà nhiều giáo viên cũng như phụ huynh
không bao giờ ngờ được, các em có thể tập trung thành từng nhóm cùng lớp
hoặc khác lớp để chơi cùng nhau và có chung nhau các biểu hiện tiêu cực như
bỏ học tập thể, sử dụng tập thể để gây sức ép hoặc tổ chức đánh nhau, uống
rượu, hút thuốc, gây rối trong giờ dạy của một bất kỳ giáo viên nào đó các em
cho rằng mình không thích...
Tâm lí học sinh được tác động “đa chiều” và trong lứa tuổi này sự biến đổi
về mặt hình thái và sinh lí trong cơ thể của mỗi học sinh cũng ảnh hưởng rất lớn

đến sự phát triển về tâm lí ở tất cả các em, tuy nhiên mỗi học sinh có một cách
cảm nhận về mỗi cách tác động làm cho mỗi em có những biến đổi tâm lí phức
tạp của riêng bản thân mình. Sự cảm nhận của các em có thể là tích cực hoặc
tiêu cực đối với cùng một vấn đề.
Ví dụ: khi bị cha, mẹ mắng vì học kém học sinh có thể nhận ra khuyết
điểm của mình để cố gắng học bài hoặc có thể các em nghĩ vì không thích học
môn đó nên không học bài là đúng , các em tiếp tục không thuộc bài và xem như
đó là cách để chứng tỏ bản thân mình.

-5-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
Chính sự cảm nhận khác nhau đó mà chúng ta rất khó phân loại nguyên
nhân dẫn đến cá biệt, theo tôi khi tìm hiểu nhận thấy một số nguyên nhân như
sau:
a. Từ gia đình :
Chính nhịp sống ngày càng nhanh của thời đại nhiều phụ huynh phải vất vả
mưu sinh và công việc đã chiếm hết thời gian làm cho mối quan hệ gia đình trở
nên xa hơn, trẻ bắt đầu có những khoảng thời gian rỗng (không có gì để làm,
không có ai để chia sẻ), trong khoảng thời gian rỗng đó trẻ cảm thấy “cô đơn” từ
đó các em trở nên trầm lắng và sống như “người máy” có nghĩa là sáng đến
trường, trưa về nhà ăn cơm, học bài, xem ti vi, và ngủ . Chính sự “cô đơn” đó
làm cho trẻ cần có người để chia sẻ và các em chọn cho mình một đối tượng hết
sức quen thuộc đó là bạn học chung lớp để chia sẻ, từ đây nhóm bạn sẽ hình
thành và bắt đầu cho những ngày “ nhóm người máy thể hiện mình” bằng các
buổi trốn học để di chơi, uống rượu, hút thuốc, chơi games…..
Một nguyên nhân nữa cũng từ phía gia đình là sự lạnh nhạt với trẻ, các em
không biết phải làm gì khi cha và mẹ không ai bảo mình phải làm, gia đình nghĩ
rằng các em không biết gì nên không cho các em tham gia vào bất cứ công việc

nào của gia đình dù là công việc nhỏ nhất như: quét nhà, rửa chén, dọn cơm….,
gia đình quan niệm rằng các em chỉ việc học tập và cho các em đủ tiền để đến
trường là xong trách nhiệm. Khi trẻ mắc phải các lỗi ở trường hay ở nhà thì phụ
huynh cho là “tội” và bắt đầu trị tội bằng cách la mắng, đánh thậm chí sử dụng
những từ ngữ thô tục với trẻ, chính nguyên nhân này làm cho trẻ cảm thấy bị
xúc phạm, hoặc cảm thấy cha mẹ không thương mình. Chính sự cảm thấy như
vậy mà các em có những thái độ như không thích nói chuyện với cha mẹ, thầy
cô, vì “người lớn” chỉ la mắng sỉ vả các em. Suy nghĩ và hành động tự tách rời
gia đình này rất dễ làm cho các em bị sa ngã bởi nhóm bạn xấu và các em trở
nên “cá biệt” từ đây.
Một số gia đình kinh tế khá, họ chăm lo cho trẻ đầy đủ tất cả những gì trẻ
cần, nhưng do thương con nên không thường xuyên nhắc nhở, ngại nói chuyện
-6-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
hoặc thảo luận với trẻ thậm chí ngay từ những lỗi đầu tiên trẻ mắc phải, và nhiều
lần phạm lỗi sau đó cũng được “hóa không” làm cho các em không có phương
hướng phát triển đúng đã đưa đến sự sai phạm nghiêm trọng và lúc này gia đình
đành chấp nhận “thói hư tật xấu của con” hoặc gọi đứa con của mình là “ bất trị”
Một số học sinh chỉ biểu hiện “cá biệt” khi gia đình có sự bất hòa giữa cha
và mẹ, khi tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình thì khoảng 70% học sinh cá biệt cho
biết là cha mẹ đã li dị, sự bất hòa của gia đình làm các em mất niềm tin vào cuộc
sống, các em tự xem mình là gánh nặng cho cha hoặc mẹ hoặc có các suy nghĩ
tiêu cực như “ ta không còn gì để mất ” làm cho các em có ý định “trả thù” bằng
các hành vi như quậy phá, vào trường vi phạm, đánh nhau, lôi kéo băng nhóm,
uống rượu, vô lễ với thầy cô….
b. Từ phía giáo viên :
Chưa quan tâm sâu sát tới các em học sinh, chưa tìm ra giải pháp hiệu quả
trong khi xử lý các vi phạm, chưa thực sự khách quan, vô tư trong khi giải quyết

các vấn đề, dẫn tới việc học sinh thiếu tin tưởng, không có chỗ dựa nên sinh ra
chán nản không muốn phấn đấu. Hoặc có những giáo viên lại rất quan tâm tới
học sinh nhưng lại áp dụng các biện pháp chưa phù hợp, chưa gây được niềm tin
thực sự ở các em nên việc chủ nhiệm cũng chưa có hiệu quả, thậm chí giáo dục
không được, đi vào chỗ bế tắc. Có khi đứng trước hiện tượng các em hư hỏng
mà không giải quyết được thì các em không khâm phục không tin tưởng.
c. Từ xã hội:
Ngoài các mối quan hệ tại nhà trường gia đình thì các em đều có các mối
quan hệ rộng lớn từ xã hội. Với sự bùng nổ về công nghệ thông tin và truyền
thông các em có được nhiều khái niệm mới, nhiều bài học mới về cách ứng xử,
giao tiếp và bạn bè… chính vì vậy mà không có một khuôn khổ nào để giới hạn
các em tìm hiểu về thế giới, các em tự do hơn khi ở trường và ở nhà, các em
cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi được bạn bè khen rằng “chịu chơi”, “sành
điệu”… và các mối quan hệ không lành mạnh bắt nguồn từ các cảnh phim mà
các em xem được ở đâu đó để rồi các em muốn sống như các nhân vật trong
-7-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
phim. Các em tự biến mình vào một hoàn cảnh thương tâm nào đó để rồi diễn lại
vai diễn đó một cách máy móc.
Sự du nhập của nhiều nền văn hóa như ngày nay làm cho tuổi trẻ các em
sống theo một cách máy móc, sống không có mục đích và sống một cách lạnh
lùng đơn độc ngay trong ngôi nhà có đủ cha và mẹ, rồi các em lại trách rằng
không ai quan tâm đến mình, không ai thương mình.
Quá trình giao tiếp với xã hội, sự non nớt của các em đã bị lợi dụng, kích
động nhằm phá hoại của một số đối tượng xấu, các em bị mê hoặc bởi cái danh
“gian hồ” nào đó và thực hiện theo các yêu cầu của các đối tượng đó mà không
biết điều đó đúng hay sai, hậu quả của nó như thế nào.
d. Từ bản thân các em:

Ở độ tuổi này các em có nhiều sự biến đổi về tâm- sinh lí hết sức phức tạp
đặc biệt, chưa ý thức được mục đích chính của việc học tập, phấn đấu nên làm
theo sở thích của cá nhân. Chính vì vậy mà đôi khi các em cáu gắt với ba mẹ
thầy cô hay bạn bè mà ngay sau đó các các em cũng biết rằng mình vừa phạm
lỗi. nhưng nếu gia đình, nhà trường không khéo phân tích mà cương quyết ngăn
chặn sẽ làm cho các em cảm thấy bị xúc phạm, các em bắt đầu suy diễn và
chống cự bằng nhiều hình thức như vô lễ, bỏ học….


Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, quan tâm đến học sinh.
- Đa số học sinh cơ bản là ngoan, có ý thức trong học tập
- Nhà trường được xây dựng khang trang, có đủ các trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy, học cũng như các nhu cầu vui chơi giải trí khác
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm, theo dõi phối hợp với nhà trường
trong việc giáo dục đạo đức con em mình.
- Đội ngũ giáo viên có phẩm chất tốt, tận tụy với công việc.


Khó khăn:

- Nhiều em ở vùng sâu, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên việc đi lại, liên
lạc với nhà trường chưa thường xuyên.
-8-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
- Học sinh đa phần là con nông dân nên trình độ nhận thức về mọi mặt còn
thấp

- Mặt bằng kinh tế khu vực địa phương còn thấp, ngoài giờ học văn hóa các
em còn phải tham gia làm kinh tế tại địa phương giúp đỡ gia đình nên ảnh
hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của các em.
- Nhiều học sinh có nhận thức về học tập chưa đúng đắn.
3. Một số giải pháp cụ thể
Giáo dục “học sinh cá biệt” đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn của người giáo viên
chủ nhiệm. Mỗi trường hợp “học sinh cá biệt” người giáo viên chủ nhiệm sẽ có
những cách giải quyết riêng cụ thể. Vậy làm thế nào để có thể giáo dục “học
sinh cá biệt” thành công? Tôi cũng luôn tự đặt cho mình câu hỏi: Có nên xử
phạt học sinh cá biệt không? Câu hỏi này là vô cùng khó trả lời trong công tác
giáo dục đặc biệt ở giai đoạn hiện nay. Với tôi việc học sinh có vi phạm tất
nhiên sẽ phải bị xử lí, người giáo viên chủ nhiệm không thể nhắm mắt làm ngơ
trước những vi phạm của học sinh được, nhưng xử lí như thế nào cho thoả đáng
cho có tính giáo dục cao nhất. Với “học sinh cá biệt” theo tôi việc xử phạt là cần
thiết nhưng xử phạt phải đảm bảo “vừa trói”, “ vừa mở”; “trói” là không cho
các em tiếp tục vi phạm nhưng phải “ mở” nghĩa là tạo ra cho các em một lối
thoát khỏi những bế tắc trong cuộc đời, giúp các em hiểu được điều đúng đắn để
trở thành người có ích cho xã hội như thế mới gọi là giáo dục. Còn việc đuổi học
hay buộc phải chuyển trường thì đâu có gì là khó nhưng xã hội sẽ sớm phải đón
nhận những công dân với nhân cách méo mó vào đời.
Theo tôi dù học sinh có lỗi lầm dù lớn đến đâu đi chăng nữa mà học sinh
biết nhận lỗi và quyết tâm sửa lỗi thì trong phạm vi của mình người giáo viên
chủ nhiệm hãy tạo cho học sinh cơ hội để sửa chữa, cơ hội làm chủ bản thân,
làm chủ cuộc đời mình. Hãy đến với học sinh bằng tất cả sự quan tâm, lo lắng ,
giúp đỡ.

-9-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

Dưới đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình về giáo dục “học
sinh cá biệt” rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy các cô để
công tác chủ nhiệm của tôi đạt kết quả tốt hơn.
a. Phương pháp lắng nghe:
Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá biệt của học sinh nên việc
giáo dục các đối tượng này cũng hết sức khó khăn và vất vả, đòi hỏi chúng ta
cần nắm được xu hướng phát triển của mỗi cá nhân và hết sức kiên trì để tìm
hiểu và tìm ra biện pháp tối ưu nhất. Giáo viên chủ nhiệm dành thời gian gặp
riêng học sinh cá biệt, tìm hiểu nguyên nhân và lý do dẫn đến sai phạm, khi đó
hãy lắng nghe các em trò chuyện, từ đó sẽ phân tích mức độ nguy hại của khuyết
điểm và giáo viên thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức để cảm
phục học sinh.
Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống, về trình độ chuyên
môn. Đồng thời thầy cô chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm tin
động viên học sinh bởi “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”. Giáo
viên cần phải khéo léo, linh hoạt, trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và
sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học sinh cá biệt.
Giáo viên chủ nhiệm cần tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến cách cư xử thiếu sư
phạm đối với học sinh.
b. Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trên lớp :
- Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá
biệt. Đây là việc làm mang tính 2 mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường
xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích
dù là nhỏ nhất.
- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để tạo điều kiện cho học
sinh cá biệt tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ
hội tự thể hiện mình. Công tác này thực sự đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh
trầm cảm, tự ti. Các em sẽ mạnh bạo, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện.

-10-



Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
Cho các em tham gia và thực hiện tốt các chuyên đề ngoại khoá, rèn luyện kỹ
năng sống để các em tiến bộ.
- Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới mọi hình thức
như: thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến. Giáo viên chủ nhiệm có thể lấy tấm
gương tốt trong tập thể, hoặc chính một học sinh cá biệt đă tiến bộ để cảm hoá
học sinh cá biệt.
c. Biện pháp giáo dục kĩ luật tích cực :
Đối với một số học sinh có biểu hiện phức tạp về tâm lí hoặc do quen sống
trong sự chìu chuộng của gia đình thường ỷ lại và ham chơi thì chúng ta sử dụng
phương pháp kỉ luật tích cực, có nghĩa là chúng ta yêu cầu các em thực hiện theo
một chỉ tiêu nào đó (từ thấp đến cao) và theo mỗi chỉ tiêu chúng ta nêu trước các
phần thưởng có giá trị ngang bằng với công việc mà các em đã thực hiện để các
em quen dần với nề nếp kĩ luật.
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên cần có thời gian, sự kiên trì và cứng rắn
thì mới có thể thành công. Khi thực hiện phương pháp này cần chú ý một số lưu
ý như:
- Khi trẻ thực hiện không đúng theo yêu cầu của giáo viên đưa ra thì
không cho trẻ nhận phần thưởng, không được chiếu lệ qua loa mà phải nhận
xét đúng công việc của trẻ rồi mới đưa ra quyết định khen thưởng hay không
- Khi trẻ thực hiện đúng công việc được phân công giáo viên cần thực
hiện lời hứa không được hứa hẹn hay đổ thừa lí do nào đó mà không thực hiện
lời hứa làm cho trẻ mất lòng tin.
Nhìn chung phương pháp này không cần quát mắng trẻ, chúng ta cần xác
định mục tiêu giáo dục đối với đối tượng để lựa chọn các hình thức phấn đấu
cho các em từ thấp đến cao một cách hợp lí thì có thể giúp trẻ hòa nhập vào
tập thể và hình thành nề nếp học tập cho các em một cách nhanh chóng, tuy
nhiên giáo viên cần thực hiện từng bước nghiêm túc và đánh giá đúng mức sự

nỗ lực của học sinh thì hiệu quả sẽ cao hơn.

-11-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
e. Sự kết hợp với Ban giám hiệu, đoàn thể và bộ môn.
Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm cần có sự
phối hợp giáo dục các em từ phía Ban giám hiệu nhà trường, đoàn thể và giáo
viên bộ môn, sự tác động đa chiều thống nhất và diễn ra đồng loạt sẽ giúp các
em dễ dàng khắc phục các sai sót, khuyết điểm của mình. Tuy nhiên trong quá
trình phối hợp giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện tốt công tác thông tin hai
chiều, báo cáo chính xác các thông tin có được với lãnh đạo và dồng nghiệp về
đối tượng và thống nhất biện pháp giáo dục, tránh trường hợp tác động theo
nhiều hướng khác nhau làm ảnh hưởng lòng tin của các em với giáo viên và nhà
trường.
* Kết quả qua quá trình thực hiện:
Qua quá trình giáo dục học sinh tại trường THCS Vĩnh Hòa từ đầu năm học
đến nay, nhận thấy số học sinh cá biệt của lớp tôi chủ nhiệm có nhiều sự thay
đổi kể cả về ý thức học tập và nề nếp thực hiện nội quy, cụ thể đầu năm học
2012 – 2013 học sinh cá biệt trong lớp có học lực yếu và thường xuyên vi phạm
nội quy, thì qua học kỳ I đã cố gắng vươn lên học lực trung bình, từ đầu năm
đến nay HS “cá biệt ” đã nâng dần được ý thức của bản thân, không có hiện
tượng hút thuốc, uống rượu, tụ tập, đánh nhau...
C. KẾT LUẬN
Một giáo viên nhận nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm, quản lý một lớp học
với hơn 30 học sinh quả là không dễ dàng, muốn được số học sinh đó đều trở
thành học sinh ngoan, kết quả học tập tốt lại càng không dễ. Năm học nào cũng
vậy, lớp học nào cũng vậy, thầy cô chủ nhiệm là những người luôn đối mặt với
biết bao khó khăn, thử thách và mong muốn duy nhất là làm thế nào cho học

sinh mình thành đạt, sự nghiệp trồng người là tiếng vang suốt cuộc đời đối với
các thầy giáo, cô giáo, làm tốt được học sinh nhớ. Hạn chế tối đa những trường
hợp học sinh phải đưa ra Hội đồng kỷ luật, vì nếu học sinh bị đình chỉ học tập
hay bị ghi vào học bạ hạnh kiểm xấu nó sẽ đeo đuổi suốt đời đối với các em mà
bản thân thầy cô chủ nhiệm cũng thấy đau lòng trước những trường hợp như thế.
-12-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
Chính vì những điều đó mà những người thầy đang phục vụ trong ngành
giáo dục phải ra sức nghiêm cứu học tập hơn nữa, làm thế nào để sản phẩm của
mình tạo ra sẽ có ích cho xã hội. Thầy cô làm công tác chủ nhiệm, xem lớp chủ
nhiệm như là một mái ấm gia đình thì sẽ cảm thấy có được niềm vui trong công
tác. Tuy nhiên thầy cô cũng đừng tập trung nhiều vào đối tượng học sinh cá biệt
mà hãy nghĩ đến cả một tập thể với tình yêu thương nghề nghiệp thì nhất định sẽ
thành công.
Giáo dục thế hệ trẻ để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước là nhiệm
vụ hàng đầu. Để giáo dục học sinh nói chung, học sinh cá biệt nói riêng đòi hỏi
các ngành, các cấp cùng tuyên truyền cho cả xã hội quan tâm hơn đối với thế hệ
trẻ. Đặc biệt quan tâm nhiều hơn đối với những học sinh được coi là cá biệt
nhằm xây dựng môi trường sống có văn hóa, lành mạnh, bổ ích.
Với những kinh nghiêm tích lũy được, qua đề tài này tôi hy vọng sẽ đóng
góp phần nào cho công tác chủ nhiệm của thầy, cô trong những năm học tới.
*Đề xuất, kiến nghị
a. Đối với phụ huynh :
- Cần quan tâm nhiều hơn đến con, em mình, không được hoàn toàn phó
mặc cho nhà trường, luôn luôn có sự trao đổi qua lại với nhà trường thông qua
phiếu liên lạc, khi có dấu hiệu học sinh chưa ngoan .
- Không nên chiều con quá mức như mua điện thoại di động cho con (vì
nhà trường cấm học sinh sử dụng điện thoại di động), cho con quá nhiều tiền để

xảy ra nhiều tình trạng có một số em thích uống rượu, hút thuốc mà phụ huynh
không can ngăn nên khi có tiền thì trốn ra ngoài để mua thuốc lá, uống rượu…
vi phạm vào điều cấm của nhà trường
-

Khi có việc cần thiết cần giải quyết nếu có giấy mời phụ huynh đến thì

phải đến đúng hẹn để phối hợp với nhà trường giáo dục tốt cho các em.
b. Đối với nhà trường:

-13-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
- Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua học tập để
các em được tham gia và phải có khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích động
viên các em.
c. Đối với địa phương:
Phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường để quản lí tốt học sinh cá biệt,
nếu gia đình nào có con em không chấp hành tốt các nội quy của nhà trường thì
địa phương phải có những biện pháp xử lý kịp thời, trường hợp học nghỉ học về
nghỉ tại địa phương nên giúp nhà trường quản lí tốt các em. Như vậy, sự phối
hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc giúp
cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra qua quá trình làm
công tác chủ nhiệm lớp .Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
đồng nghiệp để việc “dạy người” càng ngày càng tốt hơn .
Vĩnh Hòa, ngày 20 tháng 01 năm 2013
Người viết


Phạm Thị Mỹ Hạnh

-14-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tâm lý học lứa tuổi và lâm lý học sư phạm
- Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
- Tư liệu về công tác chủ nhiệm ( sưu tầm internet)

-15-


Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

MỤC LỤC
Tiêu đề

Trang

A. MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh chung

1

2. Lý do chọn đề tài

2


3. Phạm vi và đối tượng của đề tài

3

4. Mục đích nghiên cứu

3

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận

4

2. Thực trạng của vấn đề

5

3. Một số giải pháp

9

C. KẾT LUẬN

12

-16-




×