Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đầu tư công cho xử lý rác thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.63 KB, 3 trang )

ĐẦU TƯ CÔNG CHO XỬ LÝ RÁC THẢI
MŨI TÊN TRÚNG HAI ĐÍCH

Chúng ta đang “lãng phí” rác thải!
Theo một báo cáo của LHQ, thông thường ở các nước nghèo, thiết bị vi
tính, điện thoại di động hư hỏng đều bị vứt bỏ chứ không được thu gom để tái
chế. Bị vứt bỏ cùng với chúng là một lượng lớn kim loại quý: trong 41 điện
thoại di động có một lượng vàng tương đương lượng vàng trong một tấn
quặng vàng.Ngoài ra 15 % cobalt, 13% palladium và 3% lượng vàng, bạc
khai thác hằng năm trên thế giới được dùng trong công nghiệp sản xuất điện
thoại di động và computer. Phần lớn lượng kim loại quý hiếm này cuối cùng
lại trở thành rác thải.Thế nên do thiếu một quá trình tái chế, các nước đang
phát triển cũng như các nước mới nổi đang tự làm mất đi một lượng lớn các
loại nguyên liệu quan trọng.
Ngoài ra hiện nay, một trong những công nghệ xử lý rác được áp dụng
rộng rãi trên thế giới là đốt chất thải tái tạo năng lượng (waste to energy WtE). Giới khoa học đánh giá rất cao WtE bởi giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi
trường từ rác, giảm khối lượng rác lên đến 90%, tạo năng lượng, nguyên liệu
và không hề tiêu tốn quỹ đất.
Trong khi đó thực trạng ở nước ta, Vào khoảng cuối tháng 6/2011, Hội
Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN (VACNE) công bố những số liệu khảo
sát mới nhất khiến không ít người giật mình: Rác thải tại Hà Nội tăng trung
bình 15%/năm, riêng rác thải rắn sinh hoạt áp đảo với 5.000 tấn/ngày;
TP.HCM mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác, một năm tiêu tốn trên 235 tỷ đồng
để xử lý. Thế nhưng việc xử lý của hai thành phố này hoàn toàn giản tiện là
đưa đi… chôn lấp với trên 98% lượng rác và với công nghệ thô sơ nên thường
xuyên phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là nước rỉ rác thải.
Nói về chất thải công nghiệp, tất cả cơ sở công nghiệp của Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng đều phát sinh chất thải công nghiệp (CTCN) và chất thải
nguy hại. Khối lượng CTCN tại TP Hồ Chí Minh là khoảng 900-1.200
tấn/ngày, trong khi con số này ở Hà Nội và Đà Nẵng lần lượt là khoảng 70100 tấn/ngày và 20-30 tấn/ngày. Đáng lưu ý, khối lượng CTCN có thể cháy,
tạo ra nguồn năng lượng mới chiếm 50-70% tổng lượng chất thải.


Đáng nguy hại hơn là rác thải y tế, được biết hơn 73% lượng rác thải rắn y
tế xử lý bằng lò đốt, còn lại là đốt thủ công hoặc chôn. Tuy nhiên với chi phí
đốt đội lên quá cao hiện nay (1kg rác = 1 lít dầu hỏa), nhiều bệnh viện tỉnh đã
nản lòng, không ít nơi các lò đốt bị bỏ không hàng năm trời. Chỉ còn cách sử
dụng lò vi sóng để diệt sạch vi khuẩn gây hại, biến chất thải nguy hại thành
chất thải rắn thông thường và mọi cung đường đều chuyển ra… bãi chôn
rác!”.


Dự báo đến năm 2015, lượng rác thải rắn y tế sẽ hơn 70 tấn/ngày và 2020 là
hơn 93 tấn/ngày.
Với thực trạng như vậy, chúng đa đang và đã để lại cho thế hệ mai sau một
gánh nặng lớn về môi trường
Giải pháp nào???
Trước khi bàn vào vấn đề, chúng ta có thể nhìn sang một đất nước khá gần
với ta, đó là Singapore, đất nước có môi trường vô cùng sạch đẹp. Có được
điều đó là do Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh
thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ Singapore đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong
đó có cả các biện pháp pháp lý. Rõ ràng điều đó đã rất có hiệu quả và hơn thế
nữa nó còn tạo cho người dân – đặc biệt là thế hệ trẻ một ý thức lớn đối với
việc bảo vệ môi trường. Tôi đã từng chứng kiến rằng ý thức của học sinh của
Singapore rất cao, họ sẵn sàng nhặt rác không phải do họ vứt ra bỏ vào thùng
rác, nhưng có lẽ sẽ rất hiếm có khó tìm hành động này ở đất nước chúng ta.
Điều đó cho thấy rằng để bảo vệ môi trường hiệu quả cần nhất là những
hành động, những đầu tư nhất định của Nhà nước cho vấn đề này. Trong đó
đặc biệt cần chú ý là vấn đề xử lý rác thải sao cho vừa có thể bảo vệ môi
trường sống vừa đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định.
Phân loại rác :
Phân loại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo

thuận lợi hơn cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi
trường. Nhưng phần lớn mọi người hiện nay vẫn chưa nhận thức được hết tầm
quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn, mạc dù đã có khá nhiều dự
án, trương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân, nhưng
có lẽ quy mô, thời gian chưa đủ lớn, lại mang nhiều tính lý thuyết và đặc biệt
là chưa có được phương pháp có tính thực tiễn để mọi người dễ dàng thực
hiện. Điển hình như dự án phân loại rác thải tại nguồn 3R được tổ chức Jica
(Nhật Bản) phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi
trường đô thị (Urenco) triển khai tại bốn phường Thành Công (quận Ba
Đình), Láng Hạ (quận Đống Đa), Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm) và
Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) của thành phố Hà Nội.Thế nhưng dự án cho
tới nay lại không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Để giải quyết vấn đề phân loại rác này, cần có sự đầu tư cả về vật chất lẫn
động thái của Nhà nước như là:
- Tuyên truyền nâng cao ý thức trong cộng đồng bằng các biện
pháp mới mẻ như qua những cuộc trưng cầu dân ý. Biện pháp này vừa
có thể thu thập được ý kiến vừa manh nha được trong mọi người ý thức
bảovệ môi trường là công việc chung toàn xã hội. Yêu cầu sự góp sức
của sinh viên, một lực lượng đông đảo và năng động.


- Nhà nước có nhưng ưu đãi về giá cho những thùng rác có hai
ngăn với hai màu riêng biệt, đi kèm với 2 loại túi đựng rác có màu
tương tự để dễ dàng trong thu gom. Mấu chốt của giải pháp này là phải
đồng bộ ở mọi nơi, tuy giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Xử lý rác thải :
Đây là vấn đề nan giải nhất trong công cuộc bảo vệ môi trường. Cho đến
nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ không còn quỹ đất để chon lấp rác;
hàng nămphải chi ra nhiều kinh phí cho xử lý rác nhưng biện pháp vẫn chỉ là
chôn lấp. Vậy thì làm thế nào để giảm tải được lượng chất độc hại thải ra

hàng ngày mà còn đem lại được những hiệu quả kinh tế để duy trì được ngành
“công nghiệp” này ? Hiện nay vẫn có những cơ sở tái chế rác nhưng có thể
nhìn thấy hiệu quả đạt được chỉ ở quy mô nhỏ, xét về tổng thể thì vẫn chưa
giải quyết triệt để. Còn nếu chỉ phân loại mà không có xử lý tốt thì cũng chỉ là
tốn công dã tràng. Khó có thể trả lời được chính xác câu hỏi trên và theo tôi
thì chúng ta cần làm từng bước .
Đầu tiên, là cần có những ưu tiên cho những cơ sở tái chế rác thải tạo điều
kiện để họ mở rộng thêm quy mô. Những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp
có biện pháp xử lý tốt chất thải công nghiệp ra môi trường phải được thực
hiện rộng rãi. Ngoài ra cũng không thể không nói tới xử phạt nghiêm đối với
trường hợp vi phạm.
Thứ hai, ta cần đầu tư khuyến khích cho những nghiên cứu về các quy
trình tái chế rác, công nghệ tái chế. Khả năng của các sinh viên, các nhà khoa
học của Đất nước là nội lực lớn mà chúng ta đang phần nào lãng phí.
Thứ ba, ta có thể kêu gọi, tìm kiếm những đầu tư, chuyển giao công nghệ
từ các nước bạn bè. Có thể nói đến như công nghệ WtE mà phần đầu bài viết
đã đề cập. Hiện nay trên thế giới có nhiều nước áp dụng thành công công
nghệ này, thế nhưng rào cản lớn nhất khiến Việt Nam chưa thể đưa vào thực
hiện được là kinh phí. Thế nên có được sự giúp đỡ lớn từ các nước phát triển
sẽ là động lực lớn cho công cuộc bảo vệ môi trường của chúng ta.
Có thể cùng lúc kết hợp nhiều biện pháp thì chắc chắn vấn đề về môi
trường sẽ được giải quyết trong tương lai
Bài viết có sử dụng một số dẫn liệu và số liệu từ:







×