Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Pháp luật hợp kết hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.48 KB, 20 trang )

CHƯƠNG 3
PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
Những vấn đề chung về Hợp đồng và pháp luật
hợp đồng
Hợp đồng Mua bán hàng hoá
Hợp đồng Lao động
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng tín dụng


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
VÀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
Những vấn đề chung về HĐ
Những vấn đề chung về pháp luật hợp đồng
- Pháp luật về giao kết hợp đồng
- Pháp luật về thực hiện hợp đồng
- Pháp luật về sửa đổi, huỷ bỏ, chấm dứt hợp đồng
- Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
- Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
VÀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
Khái niệm
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các bên
Đặc điểm:
* Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên
* Sự thỏa thuận của các bên là căn cứ pháp lý làm


phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các bên.


PHÂN LOẠI HĐ

* Căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong HĐ:
+ Hợp đồng mua bán tài sản
+ Hợp đồng trao đổi tài sản
+ Hợp đồng tặng cho tài sản
+ Hợp đồng vay tài sản
+ Hợp đồng thuê tài sản
+ Hợp đồng mượn tài sản…

* Căn cứ vào tính chất quốc tế thể hiện trong HĐ:
+ Hợp đồng có yếu tố nước ngoài
+ Hợp đồng không có yếu tố nước ngoài


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
VÀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
Pháp luật về giao kết hợp đồng
Nguyên tắc giao kết hợp đồng
* Khái niệm nguyên tắc giao kết HĐ
* Các nguyên tắc:
+ Tự do giao kết hợp đồng nhưng không
được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,
trung thực và ngay thẳng.



PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Chủ thể giao kết hợp đồng
* Chủ thể hợp đồng
* Người giao kết HĐ:
+Người giao kết đương nhiên
+Người giao kết theo uỷ quyền


PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Hình thức hợp đồng
* Khái niệm hình thức HĐ
* Các hình thức HĐ:
+ Văn bản
+ Lời nói
+ Hành vi
(Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm
điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình
thức khác theo quy định của pháp luật).


PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Nội dung hợp đồng
* Điều khoản chủ yếu
+ Điều khoản chủ yếu là điều khoản phải được thoả
thuận trong hợp đồng, làm phát sinh sự tồn tại hợp
pháp của hợp đồng.
+ Các điều khoản chủ yếu do pháp luật quy định cho
từng loại hợp đồng chuyên biệt
* Điều khoản thường lệ

* Điều khoản khác
+ Không nhất thiết phải được thoả thuận;
+ Việc thoả thuận không trái quy định của pháp luật.


PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Thủ tục giao kết hợp đồng
* HĐ giao kết theo thủ tục trực tiếp:
Là việc các bên trực tiếp bàn bạc và đi đến xác nhân
sự thoả thuận các điều khoản ngay tại thời điểm đàm
phán. Trường hợp này, hợp đồng thường phát sinh
hiệu lực khi các bên xác nhận đàm phán vào hợp
đồng.
* HĐ giao kết theo thủ tục gián tiếp:
Là việc các bên thông qua các tài liệu giao dịch (Fax,
điện tín,…) để chuyển tải ý chí đàm phán. Trường hợp
này, hợp đồng thường phát sinh hiệu lực khi các bên
nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận.


PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
* Người tham gia giao kết có năng lực hành vi dân sự;
* Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm
điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
* Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn tự
nguyện;
(Hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng trong trường hợp pháp luật có quy định).



PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
* Thực hiện đúng;
* Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp
tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn
nhau;
* Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
1. Cầm cố tài sản; 2. Thế chấp tài sản; 3. Đặt cọc; 4. Ký
cược; 5. Ký quỹ; 6. Bảo lãnh; 7. Tín chấp.


SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT, HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG
Sửa đổi hợp đồng
Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải
quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản,
được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho
phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phảI tuân theo
hình thức đó.




SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT, HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG
Chấm dứt hợp đồng

* Các trường hợp hợp chấm dứt hợp đồng:
+ Hợp đồng đã được hoàn thành;
+ Theo thoả thuận của các bên;
+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể
khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp
nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;
+ Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
+ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của HĐ
không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng
khác hoặc bồi thường thiệt hại;
+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định.


SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT, HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG

*

*
*

*

HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG
Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải Bồi thường
thiệt hại khi bên kia vi phạm HĐ là điều kiện huỷ bỏ mà các bên
đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;
Bên huỷ HĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ
bỏ (nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường);
Khi HĐ bị huỷ bỏ thì HĐ không có hiệu lực từ thời điểm giao
kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu

không hoàn trả được bằng hiện vật thì pahỉ trả bằng tiền;
Bên có lỗi trong việc HĐ bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại.


TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

• Khái niệm trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐ
• Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm

+ Các hình thức trách nhiệm liên quan đến việc
thực hiện hợp đồng:
- Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ HĐ
- Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ HĐ
+ Phạt vi phạm HĐ
+ Bồi thường thiệt hại


* Phạt vi phạm hợp đồng
+ Khái niệm: Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên
trong HĐ, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phảI nộp một khoản tiền
cho bên bị vi phạm.
+ Căn cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm HĐ và có sự thoả
thuận
+ Mức phạt: Do các bên thoả thuận
* Bồi thường thiệt hại
+ Khái niệm
+ Căn cứ áp dụng: - Có hành vi vi phạm; - Có thiệt hại thực
tế xẩy ra; - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và
thiệt hại thực tế.
+ Mức bồi thường: Do các bên thoả thuận, nếu không thoả

thuận phải BTTH toàn bộ thiệt hại.
* Các bên có thể thoả thuận về nộp tiền phạt vi phạm và BTTH.


CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG





Các trường hợp do các bên thỏa thuận
Sự kiện bất khả kháng
Vi phạm HĐ của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
vi phạm hợp đồng của một bên do thực hiện quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các
bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng.


HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
+ Khái niệm
+ HĐ vô hiệu toàn bộ; HĐ vô hiệu từng phần
+ Các trường hợp HĐ vô hiệu
+ Đặc điểm của HĐ vô hiệu
- Các bên giao kết hợp đồng có hành vi vi phạm pháp luật;
- HĐ giao kết nhưng không được thừa nhận là có hiệu lực
pháp lý;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh trên cơ sở
HĐ;

- Các bên giao kết hợp đồng vô hiệu phải gánh chịu trách
nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
+ Các hình thức trách nhiệm
+ Xử lý HĐ vô hiệu


HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá
HĐMBHH là sự thoả thuận giữa các bên về việc mua bán hàng
hoá, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các bên.
– HĐMBHH là sự thoả thuận của bên mua với bên bán, làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các bên trong quan hệ mua bán.
– Chủ thể của HĐMBHH là bên mua và bên bán - thương
nhân (hoặc 1 bên là thương nhân).
– Đối tượng của HĐMBHH là hàng hoá.
– HĐMBHH gắn liền với việc chuyển giao quyền sở hữu hàng
hoá từ người bán sang người mua.
– Hình thức của HĐMBHH


HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Hình thức của HĐMBHH
– Lời nói
– Văn bản (Bắt buộc đối với loại HĐMBHH mà pháp
luật quy định phải được lập thành văn bản)
– Hành vi


Nội dung của HĐMBHH
Trách nhiệm do vi phạm HĐMBHH
Nguồn luật điều chỉnh quan hệ HĐMBHH



×