Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt tại xã Văn Môn huyện Yên Phong Tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.97 KB, 13 trang )

Đề tài:
“TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT
TẠI XÃ VĂN MÔN – HUYỆN YÊN PHONG – TỈNH
BẮC NINH”

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước hội nhập mạnh mẽ với

nền kinh tế thế giới. Năm 2016 chúng ta chính thức trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tham gia vào sân chơi chung này cơ hội
mang đến cho nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, nhưng bên cạnh đó WTO cũng
đặt ra không nhỏ cho nền kinh tế nhỏ bé của chúng ta. Thách thức ấy càng thể
hiện sâu sắc với những ngành nghề nhạy cảm và khó điều chỉnh. Có thể nói
rằng: Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng sẽ là ngành phải
chịu áp lực lớn nhất khi chúng ta gia nhập WTO.
Chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đang được chú trọng và phát triển. Bởi
nhu cầu về về thịt ngày càng tăng, truyền thống chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình
đã có từ lâu. Sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa càng tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt cuả các hộ gia đình phát triển. Do vậy chăn
nuôi lợn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
cũng như dối với nền kinh tế nói chung.

1


Mặt khác, với lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội chăn nuôi lợn
thịt đang khẳng định cơ cấu chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người
sản xuất. Xu hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt là một yếu tố khách quan, đáp


ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia
đình góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình phát triển theo hướng tiến
bộ cả về mặt số lượng và chất lượng. Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng được
các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hằng ngày, kết hợp với các loại thức ăn công
nghiệp trên thị trường, bắt đầu đi vào chiều sâu trong chăn nuôi lợn thịt. Tuy
nhiên chăn nuôi lợn thịt ở xã Văn Môn cũng như các địa phương khác đang gặp
phải khó khan lớn về vốn, kỹ thuật,… Câu hỏi đặt ra hiện nay là :
-

Tình hình phát triển của các hộ chăn nuôi ntn?
Mô hình chăn nuôi lợn thịt ntn?
Tình hình tiêu thụ lợn thịt ở đó ntn?
Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi ntn?
Những rủi ro của các hộ chăn nuôi lợn thịt gặp phải ở xã Văn Môn huyện

-

Yên Phong tỉnh Bắc Ninh?
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt và nâng cao
thu nhập cho các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt?
Việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, có căn cứ khoa học để định hướng

và đưa ra giải pháp cho hộ chăn nuôi lợn để định hướng và đưa ra giải pháp cho
hộ chăn nuôi lợn thịt giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp khó khăn có ý
nghĩa thiết thực. Đây là vấn đề thời sự đang được xã hội quan tâm.

2



Xuất phát từ những lí do trên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt ở xã Văn Môn huyện Yên Phong tỉnh
Bắc Ninh”
1.2
1.2.1

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã Văn Môn – huyện Yên

Phong – tỉnh Bắc Ninh
1.2.2
-

Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã Văn Môn
Đánh giá các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ
Phân tích những rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt cho các hộ gia đình trên
địa bàn xã Văn Môn

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã Văn Môn – huyện Yên Phong –
tỉnh Bắc Ninh
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
-

-


Về nội dung:
+ Nghiên cứu hình thức chăn nuôi lợn thịt của các hộ gia đình
+ Phân tích điều kiện của các hộ trong viêc phát triển chăn nuôi lợn thịt
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất chăn nuôi
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ gia
đình chăn nuôi lợn thịt.
Về không gian: Điều tra thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi lợn thịt ở
các hộ gia đình xã Văn Môn – huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh
3


-

Về thời gian: Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn trong 3 năm gần đây 2013
- 2015

1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Văn Môn – huyện Yên Phong –
tỉnh Bắc Ninh, xã gồm 5 thôn: Mẫn Xá, Phù Xá, Quan Đình, Quan Độ và thôn
Tiền. Đề tài tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ chăn nuôi lợn thịt tại 2 thôn cụ
thể là: Phù Xá và Quan Độ.
1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
1.4.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu đã qua xử lý từ sách, báo, trang web và
những báo cáo đã nghiên cứu trước đây có liên quan đến……
1.4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được lấy từ báo cáo của xã về số lượng lợn thịt trên địa
bàn và thực tế quan sát qua phỏng vấn, số liệu, báo cáo tổng kết của Ủy ban

nhân dân xã.
1.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
1.4.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
1.4.3.2 Phương pháp so sánh
1.4.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
PHẦN II: Nội dung nghiên cứu

4


2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Văn Môn là một xã thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Xã Văn Môn
nằm ở phía tây nam của huyện Yên Phong, bên bờ bắc sông Ngũ Huyện Khê.
Có địa giới giáp danh như sau:
-

Phía bắc giáp xã Yên Phụ và thị trấn Chờ, huyện Yên Phong.
Phía đông giáp xã Đông Thọ, huyện Yên Phong.
Phía nam giáp xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn Bắc Ninh và xã Vân Hà,

-

huyện Đông Anh, Hà Nội.
Phía tây giáp xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Xã gồm 5 thôn bao gồm: Mẫn Xã, Phù Xá, Quan Đình, Quan Độ và thôn

Tiền.
b. Khí hậu, thủy văn



Khí hậu
Văn Môn chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa ít mưa, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình
tháng từ 16-210C, lượng mưa/tháng biến động ừ 20 – 56 mm. Bình quân 1
-

năm có 2 đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài 3 ngày.
Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trùng bình từ
tháng từ 100mm đến 312mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa chiếm
80% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ bình quân tháng từ 23,7 – 29,10C.

Các tháng mùa hạ đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn kéo
dài trong nhiều ngày, gây ngập úng cho các vùng thấp trũng, làm thiệt hại không
nhỏ cho sản xuất nông nghiệp.
5




Thủy văn
Có con sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ 2 ở huyện Yên Phong chảy

qua địa bàn xã rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất
Văn Môn là một xã thuộc Đồng Bằng Sông Hồng nhưng có địa hình khá phức
tạp. Diện tích đất tự nhiên của xã là 424,84 ha. Trong đó : diện tích đất nông
nghiệp 255,15 ha, chiếm 60,06% diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông

nghiệp 169,36 ha, chiếm 39,86% diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng
0,33 ha, chiếm 0,88% diện tích đất tự nhiên

6


Bảng 1: Tình hình sử dụng đất qua 3 năm 2012 - 2015
Chỉ tiêu

Năm 2013
SL
(ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên

424,84 100


cấu
(%)
424,44 100

I - Đất nông, lâm nghiệp

255,15 60,06

254,9

60,05


255,15 60,06

254,9

60,05

1.1 Đất trồng cây hàng năm

231,9

231,77 54,6

Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm
khác
1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.3 Đất nuôi thủy sản
2. Đất lâm nghiệp
II - Đất phi nông nghiệp

231,34 54,45
0,56
0,13

230,15 54,22
0,62
0,15

3,28
0,77

19,97 4,70
0,00
169,36

3,56
0,84
19,57 4,61
0,00
169,54

1.

-

Đất sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu
(%)

Năm 2014

54,59

SL
(ha)

Năm 2015
SL
(ha)


So sánh %

Cơ cấu
(%)

2014/201
3

2015/2014

424,4
2
254,8
0
254,8
0
231,9
5
231,5
0,45

100

100

100

60,03

99,96


99,98

60,03

99,98

99,96

54,65

100,02

100,09

54,56
0,11

99,58
115,38

100,63
73,33

3,23
19,62
0,00
169,6
2


0,76
4,62

109,09
98,08

90,48
100,22

(Nguồn : Ban thống kê xã Văn Môn)

7


2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Văn Môn có tổng diện tích tự nhiên là 424,84 ha và dân số toàn xã Văn
Môn có 10.775 người. Tổng số hộ toàn xã là 2.326 hộ. trong đó :
Số hộ nông nghiệp : 697 hộ chiếm 29,96% tổng số hộ
Số hộ phi nông nghiệp : 1629 hộ chiếm 70,03% tổng số hộ
Lao động việc làm và thu nhập:
-



Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động cũng tăng theo hàng năm.
Năm 2013 cả xã có 4460 người trong độ tuổi lao động, chiếm 41,39% tổng dân
số toàn xã,trong đó : lao động nông nghiệp là 670 người, lao động công nghiệp
tiểu thủ công nghiệp - xây dựng là 2100 người, lao dộng dịch vụ thương mại là
1790 người. Số lao đọng được qua đào tạo khoảng 890 người, chiếm 19,95% số
lao động

Nhìn chung số lao động tham gia vào các linhc vực hoạt động kinh tế xã
hội trên địa bàn xã hiện nay sử dụng chưa hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp và một số ngành nghề mang tính thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu
việc làm, nhất là đối với thanh niên học sinh mới ra trường cũng như lực lượng
lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần được giải quyết
Bảng 2: Hiện trạng lao động xã Văn Môn
Chỉ tiêu
Tổng dân số
- Nông nghiệp
- Phi nông nghiệp
Dân số phân theo dân tộc
- Kinh
- Dân tộc khác
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Số hộ gia đình
8

ĐVT
Người
Người
Người

Năm 2015
10775
3230
7545

Người
Người
%

Hộ

10775
0
2,13
2336


Nông nghiệp
- Phi nông nghiệp
Lao động trong độ tuổi
- LĐ việc làm trong các ngành kinh tế
+ Nông nghiệp
+ CN-TCN-xây dựng
+ Dịch vụ-thương mại
Trình độ lao động
- Đã qua đào tạo
- Chưa qua đào tạo
-

Hộ
Hộ
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người


697
1629
4460
4460
670
2100
1790
4460
890
3570

(Nguồn Ban thông kê xã Văn Môn)

Trong những năm qua, xã đã thực hiện chương trình quốc gia giải quyết
việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, đã có những biện pháp tích cực
giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình
kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao
động góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo. Trong những năm tới,
cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn
nhân lực để giải quyết tốt những vấn đề cần thiết về lao độg việc làm và dân số.

2.1.2.3 Cơ cấu hạ tầng


Giao thông
Làm tốt công tác giải tỏa hành lang giao thông đảm bảo đường thông hè

thoáng. Tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt Luật giao thông. Tiếp tục hoàn
thành bê tông đường và đường điện tại dự án mở rộng khu dân cư thôn Mẫn Xá.
Đổ bê tông đường Phù Xá đi Yên Phụ dài 840m đường giao thông nông thôn


9


giai đoạn 4 thôn Quan Đình. Tu sửa đường Văn Môn đi Đông Anh và đoạn trước
cổng trường tiểu học. Thôn Quan Đình xây cống và đổ bê tông đường cổng cái
Ngõ Đông dài 50m, giải cấp phối đường ngoài đồng dài 400m vối kinh phí 215
triệu đồng. Mẫn Xá bê tông nâng cấp đường ngã ba Miếng Khánh dài 45m và
vét rãnh dài 380m với kinh phí 110 triệu đồng. Phù Xá xây 02 cống trước cổng
đình và đổ bê tông đường các ngõ dài 40m với kinh phí 70 triệu đồng. Các thôn
tu sửa đường ngoài phục vụ sản xuất.


Thủy lợi
Các HTX tích cực làm thủy lợi nội đồng, đến nay cả xã đã thực hiện đào

đắp nạo vét kênh mương được 12.800m = 3000m3 đất, kiểm tra và tu bổ các kè
cống. Khai thác các trạm bơm điện, bơm dầu làm tốt công tác dẫn nước, điều tiết
nước phục vụ sản xuất. Đã triển khai thực hiên tốt kế hoạch phòng chống thiên
tai – Tìm kiếm cứu nạn và chống úng từ xã đến các thôn.
2.3
2.4
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận
Qua khảo sát thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình xa Văn Môn,

tôi có một số ý kiến nhận xét như sau:
Đầu tiên về tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn thịt tại xã Văn Môn dồi

dào, các diều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội đều rất thuận lợi. việc phát triển
chăn nuôi lợn ở xã Văn Môn là một việc làm hợp ý Đảng long dân, một việc làm
cấp thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, phù
10


hợp với lợi ích của người sản xuất và người tiêu dung góp phần thực hiện Công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Trong những năm gần đây, UBND xã Văn Môn đã có những hướng đi
tích cực nhằm phát triển tốt ngành chăn nuôi và đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn
thịt. quy mô đàn lợn thịt không ngừng được tăng lên. Hình thức chăn nuôi theo
quy mô nhỏ vẫn còn tồn tại ở xã, các hộ này nuôi để tận dụng sản phẩm thu
được từ trồng trọt và để phục vụ tiêu thụ trong gia đình, đây cũng là loại hình
chăn nuôi tốt để giải quyết lao động nhàn rỗi ở các hộ thuần nông, tăng thu nhập
cho hộ. Còn đối với các hộ nuôi với quy mô lớn và vừa thì đại đa số kết hợp với
nuôi thả cá, nên kết quả thu nhập cũng đạt hiệu quả tương đối cao. Hầu hết các
hộ điều tra đều được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt.
2.
a.

Kiến nghị
Đối với Nhà nước
Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ nguồn

vốn cho các hộ khi họ áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, cho vay với số
lượng nhiều, thời gian dài với lãi suất ưu đãi, đồng thời hỗ trợ them về kĩ thuật
và thúc đẩy thị trường tiêu thụ.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá cả đầu vào để hộ nông dân có thể
đưa vào áp dụng các giống lợn ngoại có chất lượng dinh dưỡng cao hơn nữa đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao về thu nhập tiêu dung của nhân dân.

Để chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hỗn hợp trên một tổng chi
phí cao thì đòi hỏi chi phí đầu vào thấp hơn. Đòi hỏi nhà nước cần đầu tư phát
triển các ngành sản xuất thức ăn hỗn hợp, thức ăn đậm đặc đủ sức cạnh tranh về
mặt chất lượng đối với các công ty liên doanh, quy hoạch vùng nguyên liệu,

11


chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để cung cấp sản phẩm cho sản xuất thức ăn
gia súc, có như vậy giá thức ăn sẽ giảm làm chi phí thức ăn không quá cao như
hiện nay.
Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá đầu ra để nông dân yên tâm sản
xuất chăn nuôi.
b.

Đối với chính quyền và các cấp tỉnh, huyện, xã
Cần thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật mới được chuyển giao, quan tâm

và tổ chức tốt hơn nữa mạng lưới khuyến nông để sản xuất chăn nuôi lợn thịt để
đễ dàng cho hiệu quả cao, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi.
Tổ chức cán bộ chỉ đạo có trình độ chuyên môn chăn nuôi lợn thường
xuyên đến kiếm tra và đốc thúc việc thực hiện các khâu từ giống, thức ăn, kĩ
thuật chăm sóc đến khâu tiêu thụ.
Cấp tỉnh, huyện, xã cần quan tâm đến công tác phòng các bệnh truyền
nhiễm, kiểm tra sản phẩm thịt trước khi đem ra thị trường để đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Khuyến khích hộ chăn nuôi lợn kết hợp với nuôi thả cá để tận dụng sản
phẩm lẫn nhau.
Tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật thường xuyên cho các hộ gia đình,
khuyến khích lực lượng bác sỹ thú y về tuyến xã. Có chính sách ưu tiên khuyến

khích phát triển các đại lý thuốc thú y để tránh thực trạng độc quyền.
c.

Đối với các hộ gia đình

12


Không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức kĩ thuật trong quá trình chăn nuôi
lợn thịt, mạnh dạn đưa các công nghệ mới vào các quy trình chăn nuôi để tạo
hiệu quả cao nhất với mức chi phí đầu vào là thấp nhất.
Thực hiện tốt công việc ghi chép thu chi thường xuyên, rõ rang trong
khâu hạch toán để từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
Các hộ chăn nuôi lợn cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh ô nhiễm
môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Ưu tiên xử lý chất thải bằng
hố Bioga, kết hợp nuôi lợn và cá, đồng thời để chúng hỗ trợ nhau, tận dụng sản
phẩm phụ của nhau để cho kết quả cao nhất.

13



×