Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài:
Mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán
của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Hà Nội, 05/2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Đề tài nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán của các công ty
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Hà Nội, 05/ 2016

Page 2


Chúng tôi xin cam đoan nghiên cứu “Mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi nhuận
và ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết ở Việt Nam trong năm 2014” là công
trình nghiên cứu độc lập của chúng tôi.
Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê được sử dụng trong bài


nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Nhóm tác giả nghiên cứu

Page 3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………. 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... 8
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... 9
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................. 10
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 10

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................... 12

1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 12

1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 13
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................. 14
2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 14
2.1.1. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận ................................................................... 14
2.1.2. Ý kiến kiểm toán ........................................................................................ 18

2.1.3 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận.................. 21
2.2 Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.3 Tóm tắt chương II: ............................................................................................ 31
III. XÁC ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 33
3.1. Xây dựng giả thiết nghiên cứu ........................................................................ 33
3.2. Chọn mẫu .......................................................................................................... 34
3.3 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 34
3.4 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 34
3.4.1 Mô hình dùng để tính toán biến dồn tích có thể điều chỉnh (Dicretionary
Accruals) ............................................................................................................... 35
3.4.2. Mô hình hồi quy tổng thể nhằm đánh giá mối quan hệ giữa điều chỉnh
lợi nhuận và ý kiến kiểm toán ............................................................................. 36
3.5 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 38
3.6.1 Kiểm định giả thiết ..................................................................................... 39
Page 5


3.6.2 Kiểm định về ý nghĩa của các hệ số hồi quy:............................................ 40
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 41
4.1. Phân tích thống kê số liệu nghiên cứu ............................................................ 41
4.2 Phân tích tương quan........................................................................................ 45
4.3. Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................. 46
4.4 Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................ 47
4.4.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình ............................................................ 47
4.4.2 Kiểm định về độ tin cậy của mô hình ........................................................ 47
4.4.3 Kiểm định giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu ................. 47
4.4.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 48
V. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 52
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 52
5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu ............................................................................ 55

5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 55
PHỤ LỤC: Danh sách các công ty niêm yết có ý kiến kiểm toán không chấp nhận
toàn phần năm 2014 ................................................................................................... 59

Page 6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BCTC
BCKQHĐKD
BCLCTT
CTCP
DN
DNNY
EM
GAAP
HĐKD
KTV
SPSS
TSCĐ
VAS
VSA

Giải thích
Báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp niêm yết
Earning management – (hành vi) điều chỉnh lợi nhuận
Genneral accepted accounting principles
Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung
Hoạt động kinh doanh
Kiểm toán viên
Phần mềm thống kê kinh tế
Tài sản cố định
Vietnam accounting standard – Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Vietnam standards of auditing – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Page 7


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Bảng 2.1

Tóm tắt các công trình tổng quan nghiên cứu

Bảng 3.1

Các biến độc lập của mô hình và cách tính

Bảng 4.1

Bảng thống kê mô tả giá trị các biến độc lập


Bảng 4.2

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 4.3

Kết quả phân tích quan hệ tương quan giữa các biến

Bảng 4.4

Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Bảng 4.5

Kiểm định độ tin cậy của mô hình

Bảng 4.6

Kết quả hồi quy

Page 8


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Hình 2.1


Sơ đồ tác động của REM và AEM lên lợi nhuận

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu

Hình 4.1

Biểu đồ cơ cấu ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần

Hình 4.2

Biểu đồ cơ cấu kết quả kinh doanh năm 2013 của mẫu nghiên cứu

Hình 4.3

Cơ cấu công ty kiểm toán phát hành ý kiến kiểm toán không chấp
nhận toàn phần

Hình 4.4

Biểu đồ cơ cấu ý kiến kiểm toan năm 2013 của mẫu nghiên cứu

Hình 4.5

Kết quả đánh giá hồi quy

Page 9



CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trên thực tế, ban giám đốc thường được trả lương thưởng theo lợi nhuận của công
ty, do đó họ thường có xu hướng dùng các thủ thuật để điều chỉnh lợi nhuận đạt mức
mong muốn. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố mà thu hút sự chú ý của các nhà
đầu tư đó là chỉ tiêu lợi nhuận. Từ chỉ tiêu lợi này, nhà đầu tư có thể đánh giá được
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, triển vọng tăng trưởng của công ty trong
tương lai. Nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vào công ty lợi nhuận cao hơn là
những công ty có lợi nhuận thấp (Ambrose Jagongo, 2014).
Theo Thomas P. Houck (2003) các công ty niêm yết thường có xu hướng điều
chỉnh lợi nhuận để tạo ra kết quả kinh doanh hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và
các thông tin trên BCTC có thể tác động tới giá cổ phiếu của công ty. Bên cạnh đó
một công ty tư nhân cũng có thể “xào nấu” sổ sách (cooking the book) với mục đích
cổ phần hóa trong tương lai. Những công ty tư nhân này cũng có thể sẽ che giấu thu
nhập hoặc “thổi phồng” thu nhập phụ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Do sự xuất hiện tình trạng xung đột lợi ích (conflict of interest) trên giữa chủ sở
hữu và ban giám đốc và sự tồn tại thông tin bất đối xứng (information asymmetry)
giữa ban giám đốc và người sử dụng BCTC nên cần một bên thứ ba độc lập để đánh
giá sự trung thực và minh bạch của các thông tin được trình bày trên BCTC thể hiện
tình hình tài chính của công ty (DeAngelo, 1981). Bên thứ ba này được biết đến như
là các Kiểm toán viên, thực hiện công việc kiểm tra tính trung thực, minh bạch và hợp
lý, hợp pháp của các thông tin trên BCTC của các công ty. Trách nhiệm của KTV đối
với các bản BCTC là cung cấp cuối cùng được thể hiện thông qua ý kiến của KTV về
bản BCTC đó.
Cho đến nay đã có rất nhiều vụ bê bối kế toán kiểm toán xảy ra, điển hình như
vụ bê bối kế toán của Enron. Cổ phiếu Enron từ đỉnh cao 90$ từ giữa năm 2000 đã
giảm xuống chỉ còn chưa tới 1$ vào cuối tháng 11/2001, khiến nhà đầu tư mất hàng

nghìn tỷ đô và khoảng 20 nghìn nhân viên Enron mất việc làm, nhiều người trong số
họ mất luôn cả khoản tiết kiệm vì đã góp vốn vào công ty. Nguyên nhân của sự việc
này là do Enron đã tìm cách thổi phồng lợi nhuận của mình, che dấu hàng tỷ USD bị
thua lỗ, đồng thời tạo áp lực để Công ty Kiểm toán Arthur Andersan (một trong năm
công ty kiểm toán lớn nhất thế giời) bỏ qua các vấn đề kế toán có rủi ro quan trọng.
Trong khi đó, những người quan tâm lại hoàn toàn tin tưởng vào BCTC đã kiểm toán.
Ngay khi bị phát hiện, Enron đã trở thành vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ tính
Page 10


tới thời điểm đó. Rất nhiều các vụ bê bối khác như là Worldcom, Olympus, Tyco
International, hay Parmalat và gần đây nhất là Toshiba… cũng đã khiến cho nhiều nhà
đầu tư bị thua lỗ vì những quyết định đầu tư dựa trên các con số được điều chỉnh trên
các bản BCTC đã được kiểm toán.
Tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đã bị “đánh lừa” bởi những con số đẹp được
trình bày trên các bản BCTC đã được kiểm toán. Ví dụ như trường hợp công ty Dược
Viễn Đông (DVD – sàn HSX) đã kinh doanh thua lỗ song BCTC vẫn thể hiện kết quả
ấn tượng, nhưng cả hai công ty kiểm toán lớn là ACC và Ernst & Young đều không
phát hiện ra hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty này, khiến cho hàng nghìn nhà
đầu tư thua lỗ vì đã tin tưởng vào BCTC đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán.
Hay trong trường hợp ngược lại, các công ty như Tribeco (TRI), công ty Petrolimex,
CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG), CTCP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải
(VSP), Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất dầu khí (DPM) đã thực hiện hành vi điều
chỉnh giảm lợi nhuận trên BCTC so với thực tế, tuy nhiên đã được phát hiện bởi các
Kiểm toán viên cho thấy vai trò của KTV trong việc thực hiện chức năng kiểm tra của
mình. Và gần đây nhất là vụ việc của Ngân hàng Thương mại Xuất nhập khẩu Việt
Nam (Eximbank), đã làm nhu cầu của nhà đầu tư về việc nhận diện hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của ban giám đốc ngày càng tăng. Vấn đề được đặt ra là những công ty có
hành vi điều chỉnh lợi nhuận có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không chấp
nhận toàn phần cao hơn các công ty khác hay không?

Đã có một số công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa ý kiến
của KTV về BCTC và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Charalambos Spathis và Maria
Tsipouridou (2013) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi
điều chỉnh lợi nhuận đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Athens ở Hy
Lạp (Athens Stock Exchange – ASE), trong giai đoạn từ 2005 – 2011 và đưa ra kết
luận ý kiến kiểm toán phụ thuộc vào khả năng hoạt động liên tục của công ty chứ
không phụ thuộc vào hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kathleen Herbohn, Vanitha
Ragunathan (2008) đã nghiên cứu tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Australia giai đoạn từ 1999-2003, cho rằng điều chỉnh lợi nhuận không phải là nguyên
nhân của ý kiểm kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Arnedo Ajona cùng cộng sự
(2008) cũng nghiên cứu về mối quan hệ này đối với những công ty có mức độ rủi ro
cao tại thị trường Tây Ban Nha, cho thấy điều chỉnh lợi nhuận có mối quan hệ cùng
chiều với việc phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần…Tuy nhiên,
trên thị trường Việt Nam có tồn tại mối quan hệ này hay không thì vẫn chưa có một
bài nghiên cứu nào cho vấn đề này. Do đó, đây sẽ là bài nghiên cứu đầu tiên về mối
quan hệ đã được nêu ra.
Vậy trên tổng thể, KTV có phát hiện ra những hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
các công ty niêm yết trên thị trường hay không? Để trả lời cho câu hỏi này dựa trên cơ
sở khoa học thì thật cần thiết để có một bài nghiên cứu cho mối quan hệ này.
Page 11


Dựa trên các bài nghiên cứu trước đây trên thế giới và tình hình thực tế tại Việt
Nam về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Ban giám đốc và việc phát hành các ý kiến
kiểm toán của KTV đối với các bản BCTC của các công ty niêm yết, nhóm nghiên
cứu nhận ra thực sự cần thiết của nghiên cứu về mối quan hệ này.
1.2. Đóng góp dự kiến của đề tài
Về mặt khoa học, nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ giữa ý
kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường Việt
Nam.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ giúp những người quan tâm tới BCTC có
cái nhìn khách quan hơn tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ
thể nếu kết quả của bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và
hành vi điều chỉnh lợi nhuận cùng chiều thì các báo cáo đã kiểm toán càng có độ tin
cậy cao và ngược lại nếu không tồn tại mối quan hệ này thì các đối tượng bên ngoài
cần tham khảo thêm từ các nguồn thông tin khác để có quyết định phù hợp hơn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ giữa ý kiến kiểm
toán chấp nhận không toàn phần và hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong công ty niêm
yết tại Việt Nam. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đặt ra mục tiêu tìm hiểu về hành vi
điều chỉnh lợi nhuận và phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán
không chấp nhận toàn phần.
Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đặt ra những câu hỏi
nghiên cứu chi tiết cho vấn đề này như sau:
Thứ nhất, ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và hành vi điều chỉnh
lợi nhuận có mối quan hệ như thế nào?
Thứ hai, ngoài điều chỉnh lợi nhuận, trong mô hình được xây dựng có những
nhân tố nào ảnh hưởng tới việc phát hành ý kiến không chấp nhận toàn phần của
KTV?
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Để đánh giá mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi
điều chỉnh lợi nhuận trong DN, nhóm nghiên cứu đã tham khảo các nghiên cứu trước
đây và đã tiến hành nghiên cứu tất cả các DN đang niêm yết (khoảng gần 900 DN)
trên sàn chứng khoán HNX và HOSE và đã chọn ra được 92 DN nhận được ý kiến
kiểm toán không chấp nhận toàn phần đối với BCTC năm 2014.
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi điều chỉnh
lợi nhuận trong các công ty là đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Page 12



1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu dùng phương pháp định lượng. Mẫu số liệu sử dụng trong
BCTC đã kiểm toán của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Phần mềm nhóm nghiên
cứu sử dụng để kiểm định mô hình là phần mềm SPSS.

Page 13


CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận
Cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời thống nhất cho câu hỏi điều chỉnh lợi
nhuận (earning management) là gì. Thuật ngữ điều chỉnh lợi nhuận xuất hiện từ khá
sớm. Trong bài nghiên cứu của Schipper (1989): “Điều chỉnh lợi nhuận là một sự can
thiệp có tính toán trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những
mục đích cá nhân”. Điều chỉnh lợi nhuận phản ánh hành động của ban giám đốc trong
việc lựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng
giá trị thị trường của công ty (Scott 1997). Trong khi đó, Healy and Whalen (1999)
cho rằng, điều chỉnh lợi nhuận xảy ra khi ban giám đốc sử dụng các ước tính kế toán
hoặc giao dịch nội bộ để nhằm thay đổi BCTC, đánh lạc hướng người sử dụng thông
tin trên BCTC về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoặc làm ảnh
hưởng đến kết quả của các hợp đồng mà phụ thuộc vào số liệu kế toán trên BCTC (ví
dụ: hợp đồng tín dụng với ngân hàng, hợp đồng thù lao giữa ban giám đốc và công
ty…). Ronen và Yaari (2008) đã tổng hợp lại các nghiên cứu trước đó và đưa ra một
định nghĩa và phân loại điều chỉnh lợi nhuận như sau: “điều chỉnh lợi nhuận là hành vi
của ban giám đốc sử dụng việc ghi nhận trên cơ sở dồn tích thông qua một số tài
khoản để làm thay đổi lợi nhuận sau thuế theo các mục tiêu công bố thông tin của họ”.

Trong nghiên cứu của Ronen và Yaari, tùy thuộc vào động cơ mà điều chỉnh lợi nhuận
có thể được phân làm 3 nhóm:
Điều chỉnh lợi nhuận trắng (White Earnings Management): Ban giám đốc dựa
trên lợi thế về quyền lực để lựa chọn các chính sách kế toán một cách linh hoạt nhằm
thông báo tín hiệu cá nhân của họ về dòng tiền của DN trong tương lai (Ronen và
Sadan, 1981; Demski, Patell, và Wolfson, 1984; Suh, 1990; Demski, 1998; Beneish,
2001, Sankar và Subramanyam, 2001). Loại này được xem là có lợi và làm gia tăng
chất lượng BCTC. Mục đích của ban giám đốc là muốn công bố nhiều thông tin với
chất lượng tốt hơn đến người sử dụng, giúp các các nhà đầu tư khám phá ra các mong
đợi của họ về các dòng tiền mà DN sẽ mang lại trong tương lai (Beneish, 2011).
Điều chỉnh lợi nhuận xám (Grey Earnings Management): Các ban giám đốc lựa
chọn các chính sách kế toán trong hoặc ngoài các giới hạn cho phép nhằm làm gia
tăng giá trị của DN hoặc vì vụ lợi của họ (Watts và Zimmerman, 1990; Fields, Lys, và
Vincent 2001).

Page 14


Điều chỉnh lợi nhuận đen (Black Earnings Management): Là hành vi sử dụng
các thủ thuật của ban giám đốc để làm sai lệch hoặc giảm sự minh bạch của các BCTC
(Schipper, 1989; Levitt, 1998; Healy và Wahlen 1999; Tzur và Yaari, 1999; Chtourou,
Bédard, và Courteau, 2001; Miller và Bahnson, 2002).
Theo Carmen Joosten (2012), lợi nhuận bao gồm dòng tiền từ hoạt động và dòng tiền
tích lũy, ban giám đốc công ty có 2 phương thức để điều chỉnh lợi nhuận:
Điều chỉnh lợi nhuận bằng các giao dịch thực (Real earning management):
Công ty có thể điều chỉnh lợi nhuận thông qua những chỉnh sửa từ hoạt động kinh
doanh bình thường, vì vậy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể bị ảnh hưởng.
Những chỉnh sửa từ hoạt động kinh doanh bình thường để điều chỉnh BCKQHĐKD
này được gọi là điều chỉnh lợi nhuận bằng các giao dịch thực (REM)
(Rowchowdhury, 2006).

Điều chỉnh lợi nhuận bằng các ước tính kế toán (Accrual-based earning
management): Công ty có thể thay đổi mức độ dồn tích để có được lợi nhuận như
mong muốn. Việc ban giám đốc sử dụng các ước tính để lập BCTC được gọi là điều
chỉnh lợi nhuận trên cơ sở ước tính (AEM) (Healy and Wahlen, 1999).

Ban giám đốc quyết định
các quyết định kinh doanh

Những hoạt
động kinh
doanh thực
phát sinh

Phát sinh các giao dịch

Hoặc thay đổi giá trị

Ban giám đốc lựa chọn
các ước tính kế toán

Những
nguyên tắc
kế toán
chung được
thừa nhận

được ghi nhận

hệ thống kế toán


Lợi nhuận thuần
trên kết quả hoạt
động kinh doanh

Hình 2.1 Sơ đồ tác động của REM và AEM lên lợi nhuận
Ở Việt Nam, thuật ngữ Earning Management (EM) được dịch ra với nhiều cách
khác nhau như: điều chỉnh lợi nhuận, quản trị thu nhập, điều chỉnh lợi nhuận… Tuy
nhiên, điều đáng nói ở đây là những nghiên cứu của Việt Nam về EM thường đi theo
hướng tiêu cực như những phương pháp để “làm đẹp” BCTC hay “những thủ thuật
phù phép BCTC”. Nhóm nghiên cứu đã thống nhất trong bài nghiên cứu này thuật ngữ
EM được dùng với nghĩa điều chỉnh lợi nhuận.

Page 15


Đã có một số bài nghiên cứu và bài báo trong nước bàn về vấn đề điều chỉnh
lợi nhuận như bài viết của tác giả Lê Minh Thủy, công ty tư vấn tài chính Capstone
đăng trên tạp chí “Nhịp cầu đầu tư” ngày 26/04/2010 với tựa đề “Nỗi niềm mùa
BCTC” đã đưa ra các phương pháp kế toán mà chủ sở hữu hay ban giám đốc sử dụng
đề làm sai lệch về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN nhưng các
phương pháp này lại là các phương pháp gian lận như: dùng nghiệp vụ ảo, che giấu
giao dịch, phù phép về thời gian ghi nhận giao dịch. Bài viết với tiêu đề “Hoạt động
quản trị kết quả kinh doanh trên thế giới và khuyến nghị cho các DN Việt Nam”
(11/2011) của Ts. Trần Thị Kim Anh, với nội dung chính là các khái niệm, cách phân
loại, các phương pháp điều chỉnh lợi nhuận và kiến nghị cho DN Việt Nam. Ngoài ra,
Ths. Phạm Thị Bích Vân (2013), đã cung cấp cho các nhà đầu tư ở Việt Nam một số
cách để đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC. Trong nghiên cứu
này, tác giả cũng nhắc đến 5 thủ thuật mà ban giám đốc sử dụng để điều chỉnh lợi
nhuận như: lựa chọn các phương pháp kế toán, lựa chọn thời điểm vận dụng các
phương pháp kế toán và các ước tính các khoản chi phí doanh thu, lựa chọn thời điểm

đầu tư hay thanh lý tài sản cố định, dàn xếp thông qua các giao dịch thực.
Phương pháp đo lường điều chỉnh lợi nhuận
Theo Renick van Oosterbosch (2009), để đo lường điều chỉnh lợi nhuận có 3
phương pháp tiếp cận:
Phương pháp thứ 1 là đo lường biến dồn tích không thể điều chỉnh được (non
discretionary accruals) dựa vào mối quan hệ giữa tổng dồn tích và giả thuyết giải thích
các yếu tố. Mô hình sử dụng cách tiếp cận được gọi là mô hình tổng dồn tích, ví dụ
như mô hình của Healy (1985) và Jones (1991); Dechow (1995); Deangelo (1986)
Phương pháp thứ 2 là sử dụng một mô hình dồn tích cụ thể. Trong nghiên cứu
thực nhiệm sử dụng mô hình dồn tích cụ thể, trọng tâm thường là một ngành công
nghiệp cụ thể nơi có mức dồn tích lớn hoặc các biến dồn tích đơn lẻ. Wilson (1988),
Petroni (1992), Beaver và Engel (1996)
Phương pháp thứ 3: quan sát mức dồn tích trong một khoảng cụ thể. Cách tiếp
cận này xem xét tính chất thống kê của thu nhập để xác định hành vi đó ảnh hưởng
đến thu nhập. Burgstahler và Dichev (1997), Degeorge (1999).
Có khá nhiều nghiên cứu nổi tiếng dựa trên phương pháp thứ nhất như mô hình
của Jones (1991); Dechow (1995); Kaszmik (1999); Kothari (2005). Trong những bài
nghiên cứu này, công thức tính tổng dồn tích được được xác định dựa trên 2 phương
thức hạch toán cơ bản của kế toán: cơ sở dồn tích và cơ sở tiền.
Kế toán theo cơ sở dồn tích là phương pháp hạch toán dựa trên cơ sở dự thu –
dự chi. Theo VAS 01, “mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của công ty liên quan đến tài
sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí phải được ghi sổ kế toán
Page 16


vào thời điểm phát sinh giao dịch, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế
chi tiền hoặc tương đương tiền”.
Kế toán theo cơ sở tiền: là phương pháp hạch toán dựa theo cơ sở thực thu –
thực chi tiền. Kế toán theo cơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao
dịch này phát sinh bằng tiền.

Nguyễn Thị Minh Trang (2012), BCKQHĐKD phải được ghi nhận theo cơ sở
dồn tích. Điều này mang lại cơ hội cho ban giám đốc thực hiện hành động điều chỉnh
lợi nhuận thông qua các giao dịch không bằng tiền nhằm đạt được một mục tiêu nào
đó. Trong khi đó, kế toán theo cơ sở tiền được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền
tệ (theo phương pháp trực tiếp) dựa trên cơ sở thực thu, thực chi tiền nên ban giám
đốc không thể điều chỉnh các giao dịch. Từ đó chênh lệch giữa lợi nhuận trên
BCKQHĐKD và dòng tiền trên BCLCTT (theo phương pháp trực tiếp) tạo ra biến kế
toán gọi là Accruals. Vì vậy, công thức tính tổng dồn tích (total accrual) được xác
định như sau:
Biến kế toán dồn tích (Accruals) = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền thuần từ
hoạt động kinh doanh (Phạm Thị Bích Vân, 2013).
Dòng tiền từ HĐKD trên BCLCTT được lập theo cơ sở tiền nên không thể điều
chỉnh được, nên muốn điều chỉnh lợi nhuận các ban giám đốc phải điều chỉnh các biến
kế toán dồn tích. Theo các nhà nghiên cứu, các biến kế toán dồn tích (Accruals) gồm
hai phần: phần không thể điều chỉnh (NDA) và phần có thể điều chỉnh từ ban giám
đốc (DA). Ví dụ như giảm khoản nợ phải thu do phải tăng dự phòng phải thu khó đòi
vì mức dự phòng cần trích lập lớn hơn so với năm trước, lự a chọn mức lập dự phòng
nào trong giới hạn cho phép của chế độ kế toán đều là ý muốn chủ quan của ban giám
đốc. Như vậy biến kế toán này có thể điều chỉnh được. Nhưng giảm khoản nợ phải thu
do thắt chặt chính sách tín dụng của DN thì không thể thay đổi theo ý muốn của ban
giám đốc được (Ths. Nguyễn Thị Minh Trang, 2012). Vì vậy, đo lường phần biến kế
toán dồn tích có thể điều chỉnh được là đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận của DN.
Các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều cách khác nhau để đo lường biến kế
toán dồn tích có thể điều chỉnh.
Mô hình của Healy (1985): Healy là người đầu tiên phát triển mô hình tổng dồn
tích. Mô hình này sử dụng giá trị trung bình của tổng dồn tích trong suốt kỳ đo lường
như một đại diện cho biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh, vì thế biến kế toán
dồn tích có thể điều chỉnh được đo lường bằng chênh lệch giữa biến kế toán dồn tích
không thể điều chỉnh và tổng dồn tích.
Mô hình của Deangelo (1986), sử dụng tổng dồn tích năm trước để để đo lường

biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của năm nay. Biến kế toán dồn tích có thể
điều chỉnh bằng tổng dồn tích trừ đi biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh.
Page 17


Mô hình của Jones (1991), một cách tiếp cận hồi quy để kiểm soát các nhân tố
không thể điều chỉnh đến tổng dồn tích, như là ảnh hưởng của việc thay đổi lĩnh vực
kinh tế của công ty – có mối quan hệ tuyến tính rõ ràng giữa tổng dồn tích và thay đổi
trong doanh thu, tài sản, nhà máy và thiết bị.
Mô hình của Dechow (1995) dựa trên mô hình của Jones (1991) nhưng sự thay
đổi doanh thu được điều chỉnh bằng sự thay đổi của khoản phải thu trong năm.
Tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán hay sự khác biệt về chế độ
kế toán giữa các quốc gia đã cho phép ban giám đốc có thể thực hiện một số phương
thức để điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận trong BCTC để mang lại lợi ích cho công ty
trong việc phát hành cổ phiếu, thu hút đầu tư, san bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán,
hoặc mang lại lợi ích cho chính ban giám đốc thông qua hợp đồng thù lao, tiền lương.
Ths. Phạm Thị Bích Vân (2013) đã đưa ra một số ví dụ về các thủ thuật mà ban giám
đốc có thể thực hiện để điều chỉnh lợi nhuận. Đối với phương thức điều chỉnh lợi
nhuận thông qua các ước tính kế toán và chính sách kế toán, ban giám đốc có thể điều
chỉnh chi phí khấu hao thông qua ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ, hoặc
thời điểm trích lập khấu hao. Ban giám đốc còn có thể lựa chọn chính sách hàng tồn
kho nào có lợi nhất đối với DN của mình. Đối với phương thức điều chỉnh lợi nhuận
thông qua các giao dịch thực, ban giám đốc có thể tăng doanh thu thông qua các chính
sách giá và tính dụng. Cụ thể, biện pháp mà ban giám đốc thường sử dụng để tăng lợi
nhuận khi thấy có nguy cơ không đạt kế hoạch đề ra là giảm giá hàng bán hoặc nới
lỏng các điều kiện tín dụng, tăng khuyến mãi nhằm tăng lượng hàng bán ra, từ đó tăng
doanh thu. Ban giám đốc cũng có thể ký các hợp đồng bán hàng đối với khách hàng
mà trong đó, hàng được bán và ghi nhận doanh thu vào cuối năm tài chính năm nay,
nhưng sẽ được trả lại vào đầu năm tài chính năm sau.
2.1.2. Ý kiến kiểm toán

Nội dung quan trọng nhất trong báo cáo kiểm toán là ý kiến nhận xét của KTV
về thông tin được kiểm toán. Trong báo cáo về kiểm toán Báo cáo kiểm toán, ý kiến
nhận xét của kiểm toán viên thường có sự phân định rõ, đặc biệt là ý kiến nhận xét của
kiểm toán viên độc lập về BCTC đã được kiểm toán. Do vậy đã hình thành nên các
loại báo cáo kiểm toán khác nhau, trong đó có ý kiến nhận xét khác nhau.
Để hình thành nên ý kiến nhận xét về BCTC, KTV phải căn cứ vào kết quả
kiểm toán về đánh giá, soát xét để đưa ra các kết luận về các khía cạnh sau đây:
-

Các BCTC lập ra có phù hợp với các thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực kế
toán hiện hành hoặc chấp nhận hay không
Các thông tin tài chính có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên
các mặt trọng yếu hay không.
Các thông tin tài chính có phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành không.

Page 18


-

Toàn cảnh các thông tin tài chính của doanh nghiệp có nhất quán với hiểu biết
của KTV về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

Tùy theo kết quả của từng cuộc kiểm toán BCTC, KTV có thể đưa ra ý kiến
thuộc một trong các loại ý kiến sau đây:
-

Ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến chấp nhận từng phần
Ý kiến từ chối (từ chối đưa ra ý kiến)

Ý kiến không chấp nhận ý kiến trái ngược)

Tương ứng với mỗi loại ý kiến nhận xét là một loại báo cáo kiểm toán.
Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần
Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra khi KTV cho rằng BCTC phản ánh
trung thực, hợp lý trên tất cả các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị
là phù hợp với các chuẩn mực kế toán xác định. Đồng thời mọi thay đổi về nguyên tắc
kế toán và ảnh hưởng của chúng đã được đánh giá đúng và được nên ra trong thuyết
minh BCTC.
Trong một số trường hợp KTV có thể đưa ra báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn
phần với một đoạn nhận xét thêm (đoạn ghi thêm ý kiến) để làm sáng tỏ thêm một vài
yếu tố ảnh hưởng đến BCTC và là đối tượng của một đoạn thuyết minh chi tiết hơn.
Đoạn nhận xét này không ảnh hương gì đến ý kiến của KTV. Ví dụ như đoạn nhấn
mạnh về một vấn đề trọng yếu liên quan đến tính liên tục cảu hoạt động kinh doanh
hoặc một tình huống không chắc chắn nghiêm trọng vì vấn đề đặt ra còn phụ thuộc
vào một sự kiện trong tương lai nằm ngoài khả năng khả năng kiểm soát của đơn vị và
KTV và có thể ảnh hưởng đến BCTC (như một vụ kiện đang có sự điều tra, thẩm
định; một khoản doanh thu có thể không được chấp nhận). Đoạn nhận xét thường
được đặt sau đoạn nêu ý kiếnvà nói rõ rằng đoạn nhận xét thêm này không phủ nhận
(không trái ngược) với ý kiến đã nêu. KTV có thể đưa vào đoạn nhận xét thêm những
vấn đề cần lưu ý thêm cho người đọc về BCTC của đơn vị mà KTV cho là cần thiết
nhưng không liên quan trực tiếp đến BCTC (ví dụ những thông tin khác đi kèm BCTC
đã được kiểm toán) và không ảnh hưởng đến ý kiến nhận xét cả KTV.
Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận từng phần
KTV đưa ra ý kiến nhận xét dạng chấp nhận từng phần khi KTV cho rằng
không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần do còn có những yếu tố chưa xác nhận
được hoặc không đồng ý với đơn vị. Những yếu tố này là quan trọng nhưng không
liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến ý kiến “từ chối”
hoặc ý kiến “không chấp nhận”. Ý kiến chấp nhận từng phần được thể hiện bởi thuật
ngữ “ngoại trừ” và nêu rõ ảnh hưởng của những vấn đề ngoại trừ. Vấn đề ngoại trừ có

thể do phạm vi kiểm toán bị giới hạn hay không đồng ý với đơn vị.
Page 19


Phạm vi kiểm toán bị giới hạn là khi KTV không thể thực hiện được các thủ tục
kiểm toán mà họ cho là cần thiết. Nguyên nhân giới hạn phạm vi kiểm toán có thể là
do bản thân đơn vị hoặc do hoàn cảnh khách quan. Nếu phạm vi kiểm toán bị giới hạn
mà KTV không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết thì KTV không thể
thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết thì KTV không thể thực hiện được các
thủ tục kiểm toán cần thiết thì KTV không có đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến chấp
nhận toàn phần. Phạm vi kiểm toán bị hạn chế ở mức độ không lớn thì KTV đưa ra ý
kiến chấp nhận từng phần, có yếu tố ngoại trừ.
KTV có thể không đồng ý với đơn vị về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực,
chế độ kế toán hay tính thích hợp của các thông tin đưa ra trong thuyết minh BCTC ở
mức độ không lớn thì KTV cũng đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, có yếu tố ngoại
trừ.
Khi đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố ngoại trừ, KTV phải mô tả rõ
ràng trong báo cáo kiểm toán những lý do chủ yếu dẫn đến loại ý kiến này do phạm vi
bị giới hạn hay bởi bất đồng với đơn vị. Những lý do đó phải được ghi trong một đoạn
riêng, đặt trước đoạn nêu ý kiến và có thể được tham chiếu đến một đoạn thuyết minh
chi tiết hơn trong BCTC (nếu có).
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến
chấp nhận từng phần còn được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và công ty
kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng
yếu.
Yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề
liên quan đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản
doanh thu có thể không được công nhận làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
công ty.
Yếu tố tùy thuộc do kiểm toán viên nêu ra thường liên quan đến các sự kiện có

thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán
viên. Việc đưa ra yếu tố tùy thuộc cho phép kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm
kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người đọc BCTC phải lưu ý và tiếp tục theo
dõi khi sự kiện có thể xảy ra.
Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng từ chối (không thể đưa ra ý kiến)
KTV đưa ra ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng từ chối trong trường
hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc liên quan đến
một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích
hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC. Các phạm vi kiểm toán
bị giới hạn trong trường hợp này là không thể vượt qua được. KTV phải mô tả đầy đủ
và rõ ràng những giới hạn trong báo cáo kiểm toán và chỉ ra rằng nếu không tồn tại
Page 20


giới hạn trong báo cáo kiểm toán và chỉ ra rằng nếu không tồn tại giới hạn này thì rất
có thể phải có những điều chỉnh trên BCTC. Đoạn mô tả đó phải được đặt trước đoạn
nêu ý kiến của KTV.
Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận (ý kiến trái ngược)
KTV đưa ra ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận trong
trường hợp việc KTV không đồng ý với đơn vị là quan trọng hoặc liên quan đến một
số lượng các khoản mục khiến KTV không thể đưa ý kiến dạng “ngoại trừ”. KTV có
thể không đồng ý với các nhà quản lý đơn vị về:
-

Việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán.
Sự thể hiện trung thực và hợp lý của các thông tin trong thuyết minh BCTC
Việc tuân thủ các quy định, hoặc luật lệ hiện hành.

KTV phải mô tả đầy đủ và rõ ràng những điểm không đồng ý với đơn vị và
định lượng (nếu được) những ảnh hưởng tới BCTC của những sự kiện đó. Đoạn mô tả

đó phải được đặt trước đoạn nêu ý kiến của KTV. Trong trường hợp này KTV không
được đưa ra ý kiến nhận xét dạng từ chối để né tránh việc đưa ra ý kiến dạng không
chấp nhận.
Trong trường hợp cần thiết, KTV có thể nêu dẫn chứng về những điểm không
đồng ý với đơn vị trong phần phụ lục đính kèm báo cáo kiểm toán.
Theo Nguyễn Viết Lợi và Đặng Ngọc Châu (2013) Giáo trình Lý thuyết Kiểm
toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
2.1.3 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận
Mục đích của kiểm toán là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo
cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài
chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và
trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Để kiểm toán viên có cơ sở để
đưa ra ý kiến kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán quốc tế yêu cầu kiểm toán viên đạt
được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể,
có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn hay không. Sự đảm bảo hợp lý
là sự đảm bảo ở mức độ cao và chỉ đạt được khi kiểm toán viên đã thu thập được đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro do kiểm
toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp khi báo cáo tài chính còn chứa đựng sai sót
trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự đảm bảo hợp lý
không phải là đảm bảo tuyệt đối, do luôn tồn tại những hạn chế vốn có của cuộc kiểm
toán làm cho hầu hết bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên dựa vào để đưa ra kết
luận và ý kiến kiểm toán đều mang tính thuyết phục hơn là khẳng định.

Page 21


Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo
tài chính đó là được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương
diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó
giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các

khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
được áp dụng hay không. (Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 200)
Trong khi đó theo cơ sở lý thuyết bên trên về điều chỉnh lợi nhuận thì đây là
những hành vi có thể gây ra ảnh hưởng cho việc đảm bảo hợp lý cho các thông tin trên
BCTC tức là những thông tin này được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với
khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Khi đó ý
kiến của kiểm toán viên đối với những khoản điều chỉnh này có thể là chấp nhận toàn
phần, chấp nhận từng phần, không đưa ra ý kiến hay trái ngược còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác. Do vậy việc xem xét mối quan hệ này cần được đặt trong mô hình
mà ý kiến kiểm toán sẽ được tác động bởi nhiều giá trị khác nhau không chỉ điều
chỉnh lợi nhuận mà còn những thông tin khác có thể liên quan.
Trên thế giới mối liên quan giữa ý kiến kiểm toán viên và hành vi điều chỉnh
lợi nhuận luôn nhận được quan tâm qua các bài nghiên cứu. Ở những bài nghiên cứu
của Beckt và cộng sự, 1998; Francis, Maydew & Sparks 1999; Francis & Krishnan,
1999; Chang, 2001; Vander Bauwhede và cộng sự, 2003 cho rằng khi công ty thực
hiện điều chỉnh lợi nhuận thì công ty có khuynh hướng nhận ý kiến kiểm toán không
chấp nhận toàn phần. Những bài nghiên cứu này cũng đưa ra những mô hình mà trong
đó ý kiến kiểm toán được tác động bởi các trước hết là hành vi điều chỉnh lợi nhuận
theo đó là các tỷ số tài chính, tình hình hoạt động của công ty.
Nhóm nghiên cứu sử dụng các biến độc lập được phát hiện bởi các nghiên cứu
trước đó mà dường như chúng có tác động tới quyết định của ý kiến kiểm toán.
Những biến này miêu tả cả những nhân tố kiểm toán và cả nhân tố về tình hình tài
chính, ví dụ như khả năng sinh lợi, khả năng thanh khoản, khả năng thanh toán nợ và
rủi ro hoạt động cùng với yếu tố kiểm toán được xuất hiện trong mô hình của chúng
tôi.
Trong bài nghiên cứu Carcello & Neal (2000) cho kết quả rằng chi phí kiểm
toán và loại công ty kiểm toán (Big 5 hoặc non Big 5) không ảnh hưởng tới việc kiểm
toán viên cung cấp ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Thay vào đó, khả
năng nhận được ý kiến kiểm toán có mối quan hệ với những nhân tố tài chính ví dụ
như tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và các chỉ số thanh khoản. Mô hình trong nghiên

cứu này dựa trên 90% công ty trong số tổng quan sát.
Jeff P. Boone, Inder K. Khuranab, K.K. Raman (2010) đã tìm thấy bằng chứng
cho rằng khuynh hướng Big 4 có khả năng phát hành ý kiến toán về vấn đề hoạt động
liên tục cao hơn so với non Big -4. Tuy nhiên mức độ sử dụng điều chỉnh lợi nhuận tại
Page 22


các công ty khách hàng này là giống nhau đối với cả hai. Trên phương diện đối với
nhà đầu tư, những nhà nghiên cứu này tìm ra rằng những khách hàng của các công ty
Big 4 thì sự kỳ vọng, phần bù rủi ro cổ phần của họ thấp hơn những công ty được big
4 kiểm toán.
Ngoài những nghiên cứu trên chúng tôi còn dựa vào những bài nghiên cứu sau
để đưa ra những nhân tố này Choi, Doogar, & Ganguly,2004; Craswell, Stokes, &
Laughton, 2002; DeFond et al., 2002; DeFond, Wong, & Li, 2000; Ettredge et al.,
2011; Francis & Yu, 2009; Gaeremynck, Van Der Meulen, & Willekens, 2008; Geiger
& Rama, 2006; Kothari, Leone, & Wasley, 2005; 1997; Reichelt & Wang, 2010.
Charalambos T. Spathis (2003) đã xem xét những thông tin tài chính và phi tài
chính có thể sử dụng để nâng cao khả năng lựa chọn báo cáo kiểm toán không chấp
nhận hay chấp nhận toàn phần. Họ đi vào kiểm tra những báo cáo kiểm toán, ý kiến
của kiểm toán viên và cả lưu ý trên báo cáo tài chính với những công ty nhận được ý
kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và cả những công ty nhận ý kiến chấp
nhận toàn phần. Quyết định đến báo cáo kiểm toán có liên quan tới thông tin tài chính
như suy giảm tài chính hay thông tin phi tài chính như thông tin kiện tụng của công ty.
Mô hình này phát triển với độ chính xác 78%.
Và cụ thể những nhân tố có thể ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán không chấp
nhận toàn phần mà nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được gồm có khoản dồn tích có thể
điều chỉnh, loại công ty kiểm toán công ty khách hàng, hệ số lợi nhuận trên tổng tài
sản, doanh thu trên tổng tài sản, tổng hàng tồn kho và khoản phải thu trên tổng tài sản,
tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, liệu năm trước có tồn tại khoản lỗ hay nhận được ý kiến
kiểm toán không chấp nhận toàn phần hay không và cuối cùng là số ngày giữa ngày

kết thúc năm tài chính và ngày công bố báo cáo tài chính kiểm toán.
Nhóm nghiên cứu lấy vấn đề về trích lập dự phòng là vấn đề liên quan tới việc
phân chia ý kiến kiểm toán trong mô hình nghiên cứu. Chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS 37) định nghĩa một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả có giá trị và thời
gian không chắc chắn trong đó một khoản nợ phảI trả là một nghĩa vụ hiện tại của
doanh nghiệp phát sinh từ những sự kiện trong quá khứ, viêc thanh toán các nghĩa vụ
này được dự tính là sẽ làm giảm các nguồn lợi kinh tế cử doanh nghiệp gắn liền với
các lợi ích kinh tế. Dự phòng mang tính tương đối vì nó được lập dựa trên các ước
tính kế toán. Cụ thể dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giả trị tổn thất của
các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị hoặc người nợ không co khả
năng thanh toán trong năm kế hoạch. Mục đích của việc lập dự phòng phải thu khó đòi
là để đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không co khả năng trả nợ và xác
định giả trị thực của khoản tiền phải thu tồn trong thanh toán khi lập các báo cáo tài
chính.

Page 23


Trong khi đó dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần gía trị bị tổn
thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xây ra trong năm kế
hoạch. Mục đích của nó là để đề phòng hàng tồn kho giảm giá so với giá gốc trên sổ
đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử ly, thanh lý đồng thời để xác định giá trị thực
tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán. Ngoài ra, trường hợp nguyên vật
liệu và cộng cụ dụng cụ dùng cho mục đích sản xuất sản phẩm có giá trị bị giảm
nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nó không bị giảm giá thì không
được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Đặt ra giả thuyết cho rằng dự phòng là một công cụ để điều chỉnh lợi nhuận.
Trích lập dự phòng không xảy ra giao dịch thực nhưng chúng được xem như là sự
điều chỉnh với mục đích quản trị. Những điều chỉnh này dựa vào hệ thống đo lường và
cách xác định thu nhập, những con số có thể được chọn và thay đổi. Thêm vào đó

những đánh giá này là cần thiết để tạo ra kết quả. Điều hiển nhiên rằng một công ty có
nhiều tự do đối với trích lập dự phòng này hơn là trong những giao dịch thực, bởi
những nghiệp vụ trích lập liên quan bởi nhiều nguyên nhân chủ quan hơn là khách
quan (Nadine Lybaert, Mieke Jans *, Raf Orens,2005). Bài nghiên cứu của Maureen
McNichols and G. Peter Wilson 2014 cho thấy với những công ty không thường
xuyên có lợi nhuận thấp sẽ có xu hướg điều chỉnh làm giảm thu nhập, những khoản
dồn tích có thể điều chỉnh không liên quan với “giả thuyết thổi phồng” lợi nhuận.
Bên cạnh đó Theo số liệu thống kê của Vietstock, trong hơn 96% doanh nghiệp
niêm yết đã ra BCTC bán niên soát xét 2014 (tính đến ngày 08/09 và không tính đến
doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng) có khoảng 60% đơn vị phải điều
chỉnh khoản mục lợi nhuận sau thuế so với trước soát xét. Trong đó phải kể đến các
doanh nghiệp phải điều chỉnh mà nguyên nhân chủ yếu là không trích lập đầy đủ các
khoản dự phòng. Khi trích lập dự phòng, đôi khi phải đòi hỏi người lập báo cáo phải
sử dụng các “xét đoán nghề nghiệp”, vì thế mà mang nặng tính chủ quan, khó có thể
đánh giá tính hợp lý của khoản mục này trên BCTC. Do đó mà, trong các bản báo cáo
kiểm toán, ý kiến ngoại trừ về việc doanh nghiệp không trích lập dự phòng đầy đủ là
tương đối phổ biến. Theo đó nhiều công ty không trích lập dự phòng để thấy các
khoản lãi lớn vẫn nằm trên báo cáo, nhưng nếu trích lập đúng thì chẳng những không
có lãi mà còn có thể lỗ. Theo số liệu thu thập từ nhóm nghiên cứu, trong năm 2014,
trong số các BCTC không được nhận ý kiến chấp nhận toàn phần từ kiểm toán viên
của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, chiếm trên 45,6 %
(42/92) nhận ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần liên quan đến trích lập dự
phòng
Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo kiểm toán với ý kiến kiểm toán
không chấp nhận toàn phần và để đánh giá mối liên quan giữa hệ giữa ý kiến kiểm
toán và điều chỉnh lợi nhuận trên phạm vi các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam.
Page 24



2.2 Tổng quan nghiên cứu
Có hai luồng kết quả nghiên cứu đó là tồn tại và không tồn tại mối quan hệ
giữa ý kiến kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Dựa vào tổng quan tài liệu, kết
quả nghiên cứu về mối quan hệ này có thể thay đổi theo phạm vi và đặc điểm môi
trường của từng bài nghiên cứu khác nhau.
Bài nghiên cứu của Sompong Pornupatham (2006) xem xét liệu kiểm toán viên
có phản ánh điều chỉnh lợi nhuận hay không. Mẫu nghiên cứu được chọn lọc từ những
công ty niêm yết tại Thái Lan từ 1999 tới 2004 và những kiểm định này được thực
hiện trong mỗi loại ý kiến kiểm toán thông qua sự so sánh giữa giá trị trung bình và
trung vị của khoản dồn tích có thể điều chỉnh được- một cách đo lường cho hành vi
điều chỉnh lợi nhuận. Sự phân tích của ý kiến kiểm toán và các khoản dồn tích có thể
điều chỉnh cũng như sự phân chia bằng quy mô của công ty kiểm toán cho thấy rằng
những công ty có kiểm toán viên big 4 đưa ra hai loại ý kiến, không chấp nhận toàn
phần và chấp nhận toàn phần cùng điểm cần lưu ý, thể hiện mức độ sử dụng dồn tích
có thể điều chỉnh thấp hơn hơn với những công ty được kiểm toán không thuộc big 4.
Kết quả này chứng tỏ rằng những kiểm toán viên Big 4 dường như tốt hơn các kiểm
toán viên không thuộc Big 4 trong việc phát hiện điều chỉnh lợi nhuận và chất lượng
của họ được thể hiện thông qua ý kiến kiểm toán. Tuy nhiên, phát hiện này không có
nghĩa rằng kiểm toán viên sử dụng ý kiến của họ để cảnh báo cho người sử dụng
BCTC về điều chỉnh lợi nhuận, bởi họ thể hiện ý kiến của họ dựa trên nhiều nhân tố,
như khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, sự giới hạn phạm vi kiểm toán hơn
là mỗi việc sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh. Bài nghiên cứu này dường
như vẫn tồn tại hai giới hạn lớn. Đầu tiên, kết quả kiểm định dựa trên những số liệu
phân tích thứ cấp đã sử dụng mô hình các khoản dồn tích có thể điều chỉnh nên được
xử lý thận trọng bởi mô hình đo lường các khoản dồn tích này chỉ mang tính đo lường
tương đối trong việc phát hiện điều chỉnh lợi nhuận. Những phát hiện trong bài này
không có nghĩa những công ty được tính toán đã thật sự điều chỉnh lợi nhuận của họ.
Một điều đáng lưu ý rằng mô hình điều chỉnh lợi nhuận có thể tồn tại những sai sót đo
lường. Thứ hai, sự chuyên biệt của một số công ty điển hình và không niêm yết có thể
khiến những phát hiện trong nghiên cứu này giảm đi tính đại diện về ngành kiểm toán

tại Thái Lan, bởi sự thiếu sót một cái nhìn tổng quát về điều chỉnh lợi nhuận trong
phạm vi Thái Lan.
Arnedo Ajona cùng cộng sự (2008) cũng nghiên cứu về mối quan hệ này đối
với những công ty có mức độ rủi ro cao, đặc biệt là các công ty sắp phá sản tại thị
trường Tây Ban Nha. Trong các trường hợp này, những kiểm toán viên của Big N tìm
thấy mức độ sử dụng dồn tích có thể điều chỉnh thấp hơn thì có khuynh hướng phát
hành ý kiến kiểm toán liên quan tới vấn đề hoạt động liên tục lớn hơn. Đối lập với
nước Mỹ, ngoài ý kiến về vấn đề hoạt động liên tục, báo cáo kiểm toán tại Tây Ban
Nha thường bao gồm ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần (modified
Page 25


opinion). Điều này cho phép họ nghiên cứu kĩ càng và chi tiết về mối quan hệ này hơn
so với dữ liệu của nước Mỹ. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy điều chỉnh lợi
nhuận có mối quan hệ ngược chiều với vấn đề hoạt động liên tục nhưng có mối quan
hệ cùng chiều với việc phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do
khác hơn là vấn đề hoạt động liên tục. Mối quan hệ ngược chiều này được giải thích
bởi sự thận trọng của kiểm toán viên. Trong những trường hợp vi phạm GAAP, sự tác
động của những điều chỉnh qua các năm tới thu nhập rõ ràng và liên quan chặt chẽ
hơn là những điều chỉnh mới được vận dụng vào năm trước. Kết quả của họ cho rằng
nhận diện của các Big N trong một nước mà áp dụng luật pháp theo văn bản là cụ thể
cho từng trường hợp và dựa vào tham số rủi ro kinh doanh của mô hình rủi ro kiểm
toán.
Bài nghiên cứu của Andra Gajevszky (2014) cho thấy khi công ty thực hiện
điều chỉnh lợi nhuận và được kiểm toán bởi Big 4 và các chuyên gia trong kiểm toán
khác có xu hướng nhận được ý kiến không chấp nhận toàn phần. Bài nghiên cứu còn
tồn tại một số hạn chế. Hạn chế đầu tiên là về số lượng của bài khá nhỏ, chỉ có 60
công ty được điều tra. Tuy nhiên những mẫu này lại khá đồng đều (những nhân tố hạn
chế đã được xây dựng trong quá trình chọn lựa mẫu do đó những mẫu này sẽ không
tồn tại các thành phần hỗn tạp). Thứ hai là con số của các công ty thể hiện ý kiến kiểm

toán không chấp nhận toàn phần là khá nhỏ, chỉ có 21 công ty (35%) trong số các
công ty được điều tra. Về phương diện này, kết quả có thể không mang tính đại diện.
Hơn nữa, vì số lượng hạn chế các ý kiến không chấp nhận toàn phần mà sự khác biệt
giữa các loại ý kiến kiểm toán từng phần đã không được xuất hiện trong bài.
Đối lập với những kết quả trên Bradshaw, Richardson, và Sloan (2001) không
tìm thấy bằng chứng giữa khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn
phần cao hơn cho những công ty có các khoản dồn tích đáng kể. Họ kết luận rằng
kiểm toán viên không thể cảnh báo cho các nhà đầu tư về nguy cơ lợi nhuận có thể
giảm trong tương lai và việc vi phạm GAAP liên quan tới giá trị các khoản dồn tích
trong một thời điểm xác định. Điều cốt yếu là những vấn đề lợi nhuận thường nằm
ngoài khả năng của kiểm toán viên. Hay nói cách khác, kiểm toán viên có thể hiểu
được rằng các khoản dồn tích tăng lên thường tạo ra sự liên quan chặt chẽ hơn về việc
lợi nhuận tương lai bị giảm và vi phạm GAAP. Nhưng họ không bắt buộc phải cung
cấp những thông tin này cho các nhà đầu tư thông qua ý kiểm toán của họ. Butler,
Leone và Willenborg (2004) ủng hộ quan điểm này và kết luận rằng kiểm toán viên
dường như không phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do
điều chỉnh lợi nhuận.
Theo Shireenjit Johl, Christine A. Jubb, Keith Houghton (2007) đã mở rộng
những nghiên cứu tại thời điểm đó về sự khác biệt của những ý kiến kiểm toán và đặc
biệt là tác động của nó tới việc thể hiện sự thiếu sót giữa ý kiến kiểm toán đối với sự
hiện hữu của điều chỉnh lợi nhuận. Bài nghiên cứu này đã cung cấp thêm bằng chứng
Page 26


×