Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CHÍNH SÁCH CHIA CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.21 KB, 17 trang )



BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ TÀI

CHÍNH SÁCH CHIA CỔ TỨC CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

MỤC LỤC


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

MỤC LỤC.......................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................2
CHÍNH SÁCH CHIA CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CỦA VIỆT
NAM................................................................................................................................................3
1. CÁC KHÁI NIỆM..................................................................................................................3
1.1. Cổ tức (Dividends)...........................................................................................................3
1.2. Chính sách cổ tức (Dividend policy)...............................................................................4
2. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÂN CHIA CỔ TỨC:...............4
3. CÁC CHÍNH SÁCH CHIA CỔ TỨC:....................................................................................5
3.1.Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động:..............................................................................5
3.2.Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định:...................................................................................6
3.3.Các chính sách chia cổ tức khác:.......................................................................................6
4. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC...............................................................................7
5. CÁC PHƯƠNG THỨC CHIA CỔ TỨC.................................................................................7


5.1. Cổ tức trả bằng tiền mặt:...................................................................................................7
5.2.Cổ tức trả bằng cổ phiếu:...................................................................................................8
5.3.Cổ tức trả bằng tài sản:......................................................................................................8
TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHIA CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NHỮNG NĂM VỪA QUA. 8
1. ĐÔI NÉT VỀ HNX VÀ HOSE.............................................................................................12
1.1.Tại sàn Hà Nội (HNX).....................................................................................................12
1.2.Tại sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).........................................................14
KẾT LUẬN....................................................................................................................................16

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức đi vào hoạt
động vào 28/7/2000. Sau hơn 11 năm hoạt động và phát triển, TTCK VN đã
đạt được sự phát triển nhanh về quy mô, mở ra kênh huy động và đầu tư dài
hạn cho nền kinh tế; từng bước đạt được những mục tiêu kinh tế, tài chính vĩ
mô mà Nhà nước Việt Nam kỳ vọng và đóng góp vai trò hết sức quan trọng
Nhóm 6

2


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

trong nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế WTO.
Từ năm 2000- 2012 thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều bước
chuyển biến tích cực, số lượng công ty niêm yết trên thị trường tăng lên theo
từng năm, số cổ phiếu niêm yết ngày càng gia tăng, chính sách cổ tức có sự
riêng biệt theo từng công ty khác nhau, tỉ lệ chia cổ tức của các công ty cũng
thay đổi đáng kể. Để có được kết quả như vây, điều đầu tiên cần đề cập đến đó

chính là sự phát triển của các công ty. Các doanh nghiệp đang giao dịch trên
sàn là một nhân tố chính hàng đầu tác động mạnh nhất tới TTCK Việt Nam.
Chính sách cổ tức là một vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực tài chính
doanh nghiệp. Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì cổ tức là một nguồn tiền
đáng kể phải trả ra bên ngoài. Trên phương diện nghiên cứu thì chính sách cổ
tức là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Câu hỏi liệu các doanh nghiệp nên trả cổ
tức cho cổ đông hay giữ lại phần thu nhập đó để thực hiện tái đầu tư vì lợi ích
của cổ đông vẫn là một câu hỏi mở.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc công ty có trả cổ tức hay không ?
không có ý nghĩa quan trọng vì nó không có ảnh hưởng gì đến giá trị của công
ty. Một số khác lại tin rằng công ty nên dùng toàn bộ thu nhập để trả cổ tức
nhằm thu hút đầu tư từ cổ đông ưu đãi. Cũng có quan điểm lại cho rằng không
nên trả cổ tức mà dành toàn bộ thu nhập để tái đầu tư. Liệu chính sách cổ tức
có quan trọng hay không, và các công ty nên có chính sách cổ tức như thế nào?

CHÍNH SÁCH CHIA CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN SÀN CỦA VIỆT NAM
1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.

Cổ tức (Dividends)

Cổ tức là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ
phiếu mà cổ đông nắm giữ.
Cổ tức được trích từ lợi nhuận của Công ty, cổ tức được chi trả cho cổ đông khi
Công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của pháp luật; và ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, Công ty
Nhóm 6

3



Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn phải trả. Cổ tức được chia cho các
cổ đông theo phần vốn góp. Tỷ lệ cổ tức sẽ được Đại hội đồng cổ đông quyết định
dựa trên cơ sở đề xuất của HĐQT, với căn cứ là kết quả hoạt động kinh doanh của
năm hoạt động và phương án hoạt động kinh doanh của các năm tới.
1.2.

Chính sách cổ tức (Dividend policy)

Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu
tư và chia cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một
nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ
tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại. Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế của
công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để
tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chia cổ tức cho các cổ đông. Vì thế, chính sách cổ
tức sẽ có ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh
nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÂN CHIA CỔ TỨC:
1. Những quy định pháp lý:
Việc phân chia cổ tức phải tuân thủ những quy định pháp lý nhất định. Những nguyên
tắc sau đây có tính chất thông lệ được nhiều nước sử dụng:
• Nguyên tắc lợi nhuận ròng.
• Nguyên tắc bảo toàn vốn.
• Nguyên tắc tài chính lành mạnh.
• Nguyên tắc lập quỹ dự trữ.


2. Nhu cầu hoàn trả nợ vay:
Nếu công ty đã sử dụng nhiều khoản vay dài hạn để đầu tư thì cần phải giử lại phần
nhiều lợi nhuận để chuẩn bị cho việc trả nợ.
3. Cơ hội đầu tư:
Nếu doanh nghiệp có những cơ hội đầu tư hứa hẹn khả năng tăng trưởng cao thì
công ty có xu hướng giữ lại phần lớn lợi nhuận ròng để tái đầu tư.
4. Mức doanh lợi vốn của công ty:

Nhóm 6

4


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

Nếu công ty có mức doanh lợi vốn đạt cao hơn so với các doanh nghiệp khác thì các
cổ đông có xu hướng muốn để lại phần lớn lợi nhuận ròng để tái đầu tư và ngược lại.
5. Sự ổn định về lợi nhuận của công ty:
Nếu công ty có mức lợi nhuận tương đối ổn định hoặc chắn chắn tăng trong tương lai
thì công ty có thể dành phần lớn lợi nhuận ròng để chi trả cổ tức và ngược lại.
6. Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn:
Những công ty lớn, có thời gian hoạt động lâu, có lợi nhuận tương đối ổn định, có uy
tín cao… thường có khả năng dễ dàng huy động vốn trên thị trường tào chính. Vì vậy,
các công ty này có thể dành tỷ lệ cao lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức và ngược lại.
7. Xu thế của nền kinh tế:
Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, ít có cơ hội đầu tư, lãi suất thị trường sụt giảm.
Nếu công ty có nhu cầu về vốn, có thể dễ dàng vay vốn với khối lượng lớn với lãi suất

thấp, thì công ty có thể dành phần lớn lợi nhuận ròng để trả cổ tức và ngược lại.
8. Quyền kiểm soát công ty:
Nếu các cổ đông của công ty muốn duy trì quyền quản lý và kiểm soát của công ty thì
thường giữ lại phần nhiều lợi nhuận ròng để tái đầu tư và ngược lại.
9. Vị trí của cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân:
Nếu công ty do số ít cổ đông nắm giữ quyền kiểm soát thì họ có xu hướng muốn chia
cổ tức với tỷ lệ thấp để tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức cao và ngược lại .

3. CÁC CHÍNH SÁCH CHIA CỔ TỨC:
3.1.

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động:
Chính sách này xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi
doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh
lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi.
Ngoài ra, nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động cũng đề xuất là các công ty
“tăng trưởng” thường có tỷ lệ chia cổ tức thấp hơn các công ty đang trong giai
đoạn bão hòa. Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chia

Nhóm 6

5


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

cổ tức của doanh nghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào
các cơ hội đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng duy

trì một mức cổ tức ổn định theo thời gian. Điều này không có nghĩa là các doanh
nghiệp đã bỏ qua nguyên lý về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, mà bởi vì cổ
tức có thể được duy trì ổn định hàng năm theo hai cách:
− Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong
những năm có nhu cầu vốn cao. Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc
có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức.
− Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó
tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức. Nếu
doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách
vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp
theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại
mức thích hợp.
3.2.

Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định:
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn
định. Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng
tiền mặt chia cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Tương tự, những gia tăng trong tỷ lệ cổ
tức cũng thường bị trì hoãn cho đến khi các giám đốc tài chính công bố rằng các
khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn. Như
vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi nhuận và
đồng thời cũng thường trì hoãn lại trong một chừng mực nào đó.

3.3.

Các chính sách chia cổ tức khác:
Ngoài chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động và cổ tức tiền mặt cố định, các
doanh nghiệp còn có thể sử dụng một số các chính sách cổ tức khác như:
− Chính sách cổ tức có tỷ lệ chia không đổi. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp
thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể dao động theo.

− Chính sách chia một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào
cuối năm. Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi
nhuận hoặc nhu cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai.
Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông
cậy vào một mức chia cổ tức đều đặn của họ; còn khi lợi nhuận cao và không có
nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, các doanh nghiệp sẽ công bố một mức

Nhóm 6

6


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt giữ lại
lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn
nhận được một mức cổ tức “bảo đảm”.
4. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
-

-

Là công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông: Đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty
đều mong đợi được trả cổ tức do vậy, chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực
tiếp đến thu nhập của các cổ đông. Mặt khác, việc công ty duy trì trả cổ tức ổn định
hay không ổn định, đều đặn hay dao động thất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự
biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
Là công cụ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty: Chính sách cổ tức

liên quan tới việc xác định lượng tiền mặt dùng để trả cổ tức cho các cổ đông. Vì
vậy, nó có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách tài trợ và chính sách đầu tư của công
ty. Việc phân chia lợi tức cổ phần quyết định số lợi nhuận lưu giữ nhiều hay it, điều
này ảnh hưởng tới nguồn vốn bên trong tài trợ cho các nhu cầu mở rộng sản xuất
kinh doanh của công ty trong tương lai. Mặt khác,việc trả cổ tức sẽ làm giảm lợi
nhuận giữ lại để tái đầu tư, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu huy động vốn từ bên
ngoài của công ty.
Như vậy, có rất nhiều chính sách cổ tức để doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù
hợp với dòng tiền, lưu lượng tiền tệ và nhu cầu đầu tư của đơn vị. Mặc dù được
xếp ưu tiên thấp hơn chính sách tài trợ và chính sách đầu tư, nhưng việc chọn
chính sách cổ tức cũng đòi hỏi được xem xét cẩn thận bởi vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích của cổ đông và tới sự phát triển của công ty. Sau khi đã thống nhất
chọn được chính sách chia cổ tức, việc tiếp theo mà Đại hội đồng cổ đông cũng
như các nhà quản lý doanh nghiệp phải cân nhắc đó là: lựa chọn phương thức chia
cổ tức.

5. CÁC PHƯƠNG THỨC CHIA CỔ TỨC
Thông thường, có 3 phương thức chia cổ tức cơ bản là: cổ tức bằng tiền mặt, cổ
tức bằng cổ phiếu, và cổ tức bằng tài sản. Trong đó, 2 phương thức đầu là phổ biến
nhất.
5.1.

Cổ tức trả bằng tiền mặt:
Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên
cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được
ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của công ty.

Nhóm 6

7



Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

Ví dụ: mệnh giá của là 10.000 đồng. Tỷ lệ chia là 12%. Nghĩa là mỗi cổ phiếu
nhận được cổ tức là 10.000x12%=1.200 đồng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ
nhận được tiền cổ tức là 100x1.200= 120.000 đồng.
Ở Việt Nam, các công ty niêm yết thường chia cổ tức làm thành 2 đợt:
– Đợt 1 (thường là vào tháng 3,4): đây là thời điểm sau khi kết thúc năm tài
chính, các công ty có kết quả của kiểm toán và công bố kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của cả năm vừa rồi và thông báo phân chia lợi nhuận, cổ tức (sau khi
đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua).
– Đợt 2 (thường là vào tháng 7,8): các công ty sau khi có kết quả nửa năm (2
quý đầu năm) thường tạm ứng cổ tức cho các cổ đông dựa vào chỉ tiêu kế hoạch
và kết quả thực tế đạt được trong nửa năm.
Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn
lợi nhuận, nghĩa là làm giảm vốn cổ phần cổ đông.
5.2.

Cổ tức trả bằng cổ phiếu:
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp đưa ra thêm những cổ phiếu của
doanh nghiệp theo tỷ lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp
không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông.
Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu được áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ
lợi nhuận cho các mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông.
Ví dụ: doanh nghiệp tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là 9% một năm. Nghĩa
là cổ đông hiện hành sở hữu 100 cổ phiếu sẽ có thêm được 9 cổ phiếu nữa.
Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc tách cổ phiếu. Cả hai trường

hợp đều làm số lượng cổ phần tăng lên và giá trị cổ phần giảm xuống.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và phần lợi nhuận
giảm xuống. Trong khi đó tách cổ phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phần.

5.3.

Cổ tức trả bằng tài sản:
Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản
hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm
xảy ra trong thực tiễn.

TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHIA CỔ TỨC CỦA CÁC
CÔNG TY NHỮNG NĂM VỪA QUA
Nhóm 6

8


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

Trong thực tế thì hầu như tất cả các công ty đều cố gắng duy trì mức cổ tức ổn định.
Do vậy nên chính sách cổ tức không còn thực sự là một tín hiệu lạc quan về tương lai
nữa. Các nhà đầu tư bắt đầu xem xét tới các yếu tố bên ngoài cổ tức như nguồn thu nhập
bằng tiền mặt mà công ty có thể dùng để trả cổ tức. Nếu công ty trả mức cổ tức cao hơn
nguồn tiền mặt này thì giá cổ phiếu trên thị trường của công ty sẽ giảm, phản ánh niềm
tin của các nhà đầu tư vào việc mức cổ tức đó không thể duy trì lâu dài. Một thực tế nữa
làm cho quan điểm này giảm giá trị là sự phổ biến của các công cụ phân tích như máy
tính, các nguồn dữ liệu giá rẻ và các phần mềm phân tích đã cung cấp cho các nhà phân

tích nhiều thông tin đáng tin cậy hơn về hoạt động và triển vọng phát triển của các công
ty phát hành chứng khoán.
Mặc dù quan điểm này vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng có một điểm mà các nhà đầu tư
đều nhận thấy rõ ràng, đó là việc cắt giảm cổ tức nói chung sẽ gây ra phản ứng tiêu cực
trên TTCK. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào kỳ vọng của các nhà đầu
tư. Chẳng hạn như khi IBM công bố giảm 55% cổ tức vào ngày 26/1/1993 thì giá cổ
phiếu IBM lại tăng nhẹ, điều này là do việc giảm cổ tức đã được dự đoán và phản ánh
vào giá cổ phiếu từ trước đó. Giá cổ phiếu IBM đã giảm mạnh từ trước đó một tháng, khi
IBM tuyên bố rằng công ty đang cân nhắc về việc cắt giảm cổ tức. Cũng có trường hợp
mức cổ tức tăng nhưng không cao như dự kiến làm cho giá cổ phiếu giảm vì các nhà đầu
tư cho rằng dòng thu nhập trong tương lai của công ty sẽ thấp hơn mong đợi.
Có thể dẫn chứng vào ngày 21/10/2011:
Nhiều cổ phiếu hiện có mức giá thấp, nếu so với mức chi trả cổ tức, hoặc kế hoạch chi
trả cổ tức, thì tỷ lệ cổ tức trên thị giá có mã trên 40%/năm, cao hơn rất nhiều lãi suất gửi
tiết kiệm.
Hơn 50% cổ phiếu dưới mệnh giá.
Theo thống kê, tính đến ngày 18/10/2011, trong tổng số 695 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
niêm yết trên 2 sàn chứng khoán Việt Nam, có tới 50,6% số cổ phiếu có thị giá nhỏ hơn
hoặc bằng mệnh giá. Đây là một con số đáng báo động nếu như so với tỷ lệ này năm
2010 (7,9%), năm 2009 (0,74%), năm 2008 (4,73%), năm 2007 (0,94%). Cứ nhìn vào
biểu đồ cơ cấu cổ phiếu theo thị giá (giai đoạn 2007-2011), sẽ thấy sự sụt giảm mạnh của
thị trường như thế nào trong 5 năm qua.
Trong nhóm các cổ phiếu đang có thị giá dưới mệnh giá này, VKP đang là cổ phiếu rẻ
nhất với mức giá 1.300 đồng/CP, tiếp theo là BAS với mức giá 1.900 đồng/CP. Có 11 mã
giá dưới 3.000 đồng/CP, 32 mã giá dưới 4.000 đồng/CP, 53 mã giá dưới 5.000 đồng/CP,
56 mã dưới 6.000 đồng/CP, 55 mã dưới 7.000 đồng/CP, 59 mã dưới 8.000 đồng/CP, 44
mã dưới 9.000 đồng/CP…S

Nhóm 6


9


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

Ngày 19/10/2011 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận tạm ứng cổ tức đợt
1/2011 bằng tiền mặt (8%) của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Thời gian
thực hiện là 1/11/2011. Theo kế hoạch, ngân hàng này sẽ trả cổ tức 14%, tức 1.400
đồng/CP. Với mức giá 7.600 đồng/CP thì ở thời điểm ngày 17/10, tỷ lệ cổ tức/thị giá là
18,42%. Nếu so với việc gửi tiết kiệm với lãi suất 14% thì đây có vẻ là một kênh đầu tư
hấp dẫn hơn, nhất là khi ngân hàng này duy trì ổn định mức trả cổ tức bằng tiền mặt (năm
2010 là 15%).
Trước đó, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) cũng đã chốt ngày giao dịch không
hưởng quyền nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2011 bằng tiền mặt (8%). Kế hoạch trả cổ tức
của ngân hàng này là 14%, nếu so với mức giá 6.300 đồng/CP thì lợi suất sau một năm
đầu tư tương đương 22,22%, lớn hơn nhiều so với gửi tiết kiệm.
Tương tự, CTCP Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang cũng có kế hoạch trả cổ tức
bằng tiền mặt 18% trong năm 2011. Ngày 12/10 vừa qua là ngày giao dịch không hưởng
quyền nhận tạm ứng đợt 1/2011 (1.000 đồng/CP) của VLA. Với mức giá 7.200 đồng/CP,
nếu công ty duy trì được chính sách trả cổ tức cao hàng năm, NĐT có thể đạt được mức
lợi nhuận 25%/năm.
Theo một thống kê chưa đầy đủ, tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt (kế hoạch năm 2011)
của 203 doanh nghiệp có thị giá dưới mệnh giá, với giả định tỷ lệ trả cổ tức này sẽ giữ ổn
định, thì có tới 157 cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao hơn so với lãi suất tiết kiệm 14%/năm.
Nhóm 6

10



Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

Như vậy, NĐT nếu chịu khó sàng lọc những cổ phiếu giá rẻ có nền tảng cơ bản
tốt, kinh doanh có lãi sẽ có cơ hội hưởng cổ tức cao và có khả năng thu lời lớn từ
chênh lệch giá khi thị trường chuyển sang giai đoạn phục hồi. Tất nhiên, việc mua
cổ phiếu nhằm hưởng cổ tức vẫn sẽ chịu nhiều rủi ro hơn gửi tiết kiệm, nhưng đây
có thể là một hướng đầu tư đầy tiềm năng trong bối cảnh kênh đầu tư nào cũng rủi
ro như hiện nay.
Thống kê kế hoạch trả cổ tức năm 2011 của một số doanh nghiệp niêm yết:

Nhóm 6

11


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN


CAD
SD4
SMA
LO5
DST
DHC
V15
L35
PXL

VIT
PTL
PFL
TV4
DTA
PHT
CX8
PXT
PXI
VID
VLA
BGM
PSG
VCR
SGD
TDC
TLH
PVV
HDO
ADC
HBB
HEV
KMR
SJC
DAD

Giá
2,4
4
5,9

3,9
4
6,1
5,1
4,8
5,3
7,2
6,5
6,2
7,4
5,6
7,5
4,7
5,7
6,8
4,8
7,2
8,2
7
6,6
5
8,5
6,4
6,6
8
6,7
6,3
8,1
4,5
9

6,8

Cổ tức
10,00%
15,00%
20,00%
12,00%
12,00%
18,00%
15,00%
14,00%
15,00%
20,00%
18,00%
17,00%
20,00%
15,00%
20,00%
12,50%
15,00%
17,00%
12,00%
18,00%
20,00%
17,00%
16,00%
12,00%
20,00%
15,00%
15,00%

18,00%
15,00%
14,00%
18,00%
10,00%
20,00%
15,00%

Cổ tức/thị giá
41,67%
37,50%
33,90%
30,77%
30,00%
29,51%
29,41%
29,17%
28,30%
27,78%
27,69%
27,42%
27,03%
26,79%
26,67%
26,60%
26,32%
25,00%
25,00%
25,00%
24,39%

24,29%
24,24%
24,00%
23,53%
23,44%
22,73%
22,50%
22,39%
22,22%
22,22%
22,22%
22,22%
22,06%


SKS
VCC
L44
TMT
TPC
L62
BCE
TV2
SED
STT
MMC
TNG
CID
CTC
C47

PJT
EID
VSI
TKC
VC9
PXM
GTT
CDC
DC4
PV2
VOS
PGT
DAE
S74
EFI
NST
PXA
SHB

GVHD: Phan Đặng My Phương

Giá
8,2
6,9
6,5
5,6
7,7
8,4
8
8,5

7,6
5,7
7,2
9,7
7,3
7,8
9,8
5,9
7,4
7,4
7,4
7,9
7,5
7
9
7,6
5,1
4,6
4,1
7,7
7,7
6,2
9,3
5,2
7,6

Cổ tức
18,00%
15,00%
14,00%

12,00%
16,50%
18,00%
17,00%
18,00%
16,00%
12,00%
15,00%
20,00%
15,00%
16,00%
20,00%
12,00%
15,00%
15,00%
15,00%
16,00%
15,00%
14,00%
18,00%
15,00%
10,00%
9,00%
8,00%
15,00%
15,00%
12,00%
18,00%
10,00%
14,00%


Cổ tức/thị giá
21,95%
21,74%
21,54%
21,43%
21,43%
21,43%
21,25%
21,18%
21,05%
21,05%
20,83%
20,62%
20,55%
20,51%
20,41%
20,34%
20,27%
20,27%
20,27%
20,25%
20,00%
20,00%
20,00%
19,74%
19,61%
19,57%
19,51%
19,48%

19,48%
19,35%
19,35%
19,23%
18,42%

1. ĐÔI NÉT VỀ HNX VÀ HOSE.
1.1. Tại sàn Hà Nội (HNX).
Nhóm 6

12


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

Sàn HNX bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3/2005 nên đến cuối năm 2005 chỉ
mới có 6 công ty niêm yết tại sàn này. Nhưng sang năm 2006 thì xu hướng các công
ty muốn lên sàn niêm yết do nhận thức được những lợi của nó mang lại, cộng thêm
việc bãi bỏ chính sách ưu đãi thuế đã khiến các công ty lên sàn niêm yết tăng đột
biến, trong đó có nhiều công ty muốn lên niêm yết để hưởng ưu đãi thuế nhưng
không đủ tiêu chuẩn để niêm yết ở sàn HOSE. Chính những điều này đã làm số
lượng công ty niêm yết tăng lên đến 83 công ty vào cuối năm 2006. Và tính đến thời
điểm hiện tại, thì tại sàn có 397 công ty niêm yết.

1.1.1. Tình hình trả cổ tức của các công ty tại HNX những năm 2010-2012.
Các trường hợp chậm trả cổ tức bằng tiền phổ biến hơn và có dấu hiệu tăng thêm.
CTCP Sông Đà 4 (SD4) thông báo lùi ngày thanh toán cổ tức năm 2010 lần thứ 3 bằng
tiền mặt, từ 20/1 sang 20/3. Lý do của SD4 là một số khoản tiền khách hàng trả chưa về

tài khoản như cam kết nên chưa thu xếp được nguồn tiền. Trước đó, cũng với lý do này,
SD4 đã 2 lần điều chỉnh ngày thanh toán cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%. CTCP
Sông Đà 3 (SD3) thì khất trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2010 đến lần thứ 4. Theo giải
thích từ SD3, Công ty chưa cân đối được nguồn tiền, do EVN chậm thanh toán…
Cũng vì lý do “túng thiếu” tiền mặt, HĐQT CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN) đã
quyết định hoãn trả cổ tức năm 2010 cho các cổ đông đến hết ngày 30/6/2012. CTCP
Sông Đà 9.06 (S96) lùi thời điểm thanh toán cổ tức năm 2010 thêm 6 tháng, từ ngày
30/12/2011 sang ngày 29/6/2012.
Trên thực tế, hầu như các doanh nghiệp trễ hẹn trả cổ tức đều rơi vào tình trạng cạn
nguồn tiền tại thời điểm định trả cổ tức. Nhiều doanh nghiệp mặc dù báo cáo kết quả kinh
doanh có lãi, nhưng vẫn không có nguồn tiền mặt để chia.
Nhóm 6

13


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

1.1.2 Tìm hiểu về tình hình chia cổ tức của một số công ty.
 Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (AAA).
Theo nghị quyết của Đại hội cổ đông thường niên năm 2008 ngày 05/04/2008 Công ty
quyết định chia cổ tức năm 2007 là 21,54% tương đương với 12.923.810.018 đồng. Theo
nghị quyết của Đại hội cổ đông thường niên năm 2009 ngày 16/05/2009, Công ty quyết
định chia cổ tức năm 2008 là 24,26% tương đương với 16.012.252.657 đồng. Theo nghị
quyết của Đại hội cổ đông thường niên năm 2010 ngày 17/04/2010, Công ty quyết định
chia cổ tức năm 2009 là 10%, tương đương với 6.600.000.000 đồng.
 Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN).
Trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12%

Theo đó, NDN sẽ phát hành 1.080.000 cổ phiếu nhằm trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ
đông hiện hữu với tỷ lệ 12% (100 cổ phần được nhận 12 cổ phần mới).
 Công ty cổ phần bất động sản dầu khí Việt Nam.
Theo nghị quyết của Đại hội cổ đông ngày 10/04/2010, Công ty quyết định chia cổ
tức năm 2009 là 5%, tương đương với 25.000.000.000 đồng và đặt ra kế hoạch cổ tức cho
năm 2010 ở mức 12,25%. Trong hai năm trước 2008 và 2009, công ty không chia cổ tức
cho cổ đông.
1.2. Tại sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
1.2.1. Số liệu cổ phiếu niêm yết tại HOSE qua các năm.

Nhóm 6

14


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

Số lượng công ty niêm yết trên sàn HOSE
300
250
200

Số lượng công ty
niêm yết trên sàn
HOSE

150
100

50
0

2005 2006 2007 2008 2009 2011

Qua các năm, số lượng công ty niêm yết trên sàn HOSE tăng dần.

1.2.2. Tình hình trả cổ tức của các công ty tại HOSE những năm 2009-2011.
Tỷ lệ chi trả cổ tức vào mỗi năm của mỗi công ty niêm yết trên sàn phụ thuộc vào kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty vào năm đó.
Một vài ví dụ một số công ty được niêm yết trên sàn HOSE trong năm gần đây:
 Công ty FPT
Năm 2009: Kết thúc năm 2009, tổng doanh thu FPT tăng trưởng 11,5% đạt 18.742 tỷ
đồng, vượt 8% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế toàn FPT đạt 1.698 tỷ đồng, tăng
36,9% so với năm 2008 và vượt 12% kế hoạch. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 7.498
đồng, tăng 25,8% so với năm 2008 và vượt 18% kế hoạch.
Ngày 27/3, Đại hội đã thông qua phương án trả cổ tức gồm tiền mặt là 25% và 33,3%
cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (3 cổ phiếu cũ được chia thêm 1 cổ phiếu
mới).
Năm 2010, Tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT FPT Telecom Trương Đình Anh cho biết,
trong năm 2010, công ty đạt doanh thu 2.457 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2009 và lợi
nhuận trước thuế đạt 601,4 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2009.
ĐHĐCĐ FPT Telecom năm 2011 đã nhất trí mức cổ tức chi trả cho cổ đông năm 2010
bằng tiền mặt là 2.500 đồng/CP (đã tạm 1.000 đồng/CP) và trả cổ tức bằng cổ phiếu theo
tỷ lệ 5:1.
Nhóm 6

15



Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

Ngày 28/03/2012, HĐQT Công ty FPT đã họp và thông qua nghị quyết HĐQT. Theo
đó, FPT chi trả cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt tổng cộng là 20% (2.000 đồng một cổ
phiếu). Trong đó công ty đã chi trả 10%, phần còn lại sẽ được thực hiện thanh toán trong
quý II/2012.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2012, FPT dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ
lệ không dưới 15% và không quá 30%.

 Công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Long

Trong cuộc họp diễn ra vào ngày 12/3/2012, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hoàng Long (mã HLG - HOSE) đã nhất trí thông qua việc chọn ngày chốt danh
sách cổ đông để thực hiện Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 và chi trả cổ tức đợt
2/2011. Ngày 5/4 là ngày chốt danh sách cổ đông và ngày 27/4, HLG sẽ thực hiện chi trả
cổ tức bằng tiền mặt đợt 2/2011 với tỷ lệ 6%/cổ phiếu. Đồng thời, dự kiến ngày 27/4
HLG sẽ tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2012.
 Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải và Thương mại.
Theo quyết định của Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải và
Thương mại (mã VNL - HOSE) sẽ chuyển nhượng theo nguyên giá toàn bộ phần vốn góp
của công ty là 98.000 USD, tương đương 49% vốn điều lệ trong Công ty TNHH HapagLloyd (Việt Nam) cho Hapag-Lloyd Aktiengesellschaft. Được biết, ngày 14/3/2012 là
ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày 16/3/2012 là ngày đăng ký cuối cùng để
ngày 10/4, VNL thực hiện trả cổ tức đợt 2/2011 với tỷ lệ 8% (tương đương với 800
đồng/cổ phiếu).

KẾT LUẬN
Qua đề tài, ta có thể thấy được việc lựa chọn chính sách cổ tức có tầm quan trọng thế
nào đối với doanh nghiệp. Sự sẵn sàng và khả năng trả cổ tức ổn định và khả năng làm

gia tăng cổ tức của công ty cung cấp những thông tin về triển vọng tốt đẹp của công ty.
Cổ tức có thể cho các nhà đầu tư những cảm giác về giá trị thực của một công ty. Việc
lựa chọn một chính sách cổ tức cho một doanh nghiệp riêng biệt phải dựa trên sự cân
nhắc các yếu tố ảnh hưởng và phải nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.Tuy
Nhóm 6

16


Chính sách chia cổ tức của các CTNY trên SCKVN

GVHD: Phan Đặng My Phương

nhiên, việc ra quyết định cổ tức của các công ty cổ phần Việt Nam vẫn còn mang nặng
nội dung phát tín hiệu đến nhà đầu tư, hoặc mang tính chất PR cho doanh nghiệp nhằm
tăng tính thanh khoản và sự hấp dẫn khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu mới.

Nhóm 6

17



×