Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mã môn học: D0401

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Bừng.
Nhóm thực hiện: Nhóm 6.


"Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đ ảng
có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có
khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi
cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn,
chắc chắn, chân chính ”.
Bác Hồ nhận lỗi trước Quốc hội(năm 1956) về những sai l ầm trong cuộc cải
cách ruộng đất(1953-1956).

Sửa đổi lối làm việc là một trong 13 tác phẩm lớn của Hồ Chí Minh, được
in trong Tập 5 Hồ Chí Minh Toàn tập.


NỘI DUNG

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

II. NỘI DUNG CƠ BẢN.

III. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN



I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI, CHỦ ĐỀ VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM:
1. Bối cảnh lịch sử:
Sửa đổi lối làm việc được Bác Hồ viết vào tháng 10 năm 1947. Tình hình đất nước và xây dựng Đảng
còn nhiều điểm mới, đặt ra nhiều yêu cầu mới:
Về tình hình đất nước:



Năm 1947 là năm đầu tiên toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Các cơ quan của Đảng,
Chính Phủ, đoàn thể chuyển lên chiến khu hoạt động trong điều kiện chiến tranh, phân tán .



Ta tiến hành chiến tranh chống Pháp trong điều kiện tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính.


Về Đảng ta:




Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền.
Thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến kiến quốc”, trong đều kiện cả nước có chiến tranh, Đảng chủ
trương xây dựng các “chi bộ tự động công tác”, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cấp bộ
Đảng.

Chính trong bối cảnh đó, để có tài liệu cho cán bộ, Đảng viên học tập, rèn luyện, tu dưỡng trên
các mặt tư tưởng, đạo đức và phương pháp làm việc, Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z đã viết tác
phẩm SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC.



2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm:



Tác phẩm tập trung nói về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, đạo đức, tổ chức,
cán bộ, phương thức, phương pháp lãnh đạo và công tác quần chúng của Đảng trong điều
kiện kháng chiến kiến quốc.


3. Kết cấu của tác phẩm:









Tác phẩm được chia thành 6 mục lớn bao gồm:
I. Phê bình và sửa chữa.
II. Mấy điều kinh nghiệm.
III. Tư cách và đạo đức cách mạng.
IV. Vấn đề cán bộ.
V. Cách lãnh đạo.
VI. Chống thói ba hoa.

Trong mỗi mục lớn có nhiều mục nhỏ, được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ, đảm bảo tính liên
hoàn, chỉnh thể của một tác phẩm lý luận.



II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
SĐLLV của Đảng – yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng

Nội dung cơ bản

Vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn

Vấn đề bản chất và tư cách của Đảng cách mạng.

Vấn đề đạo đức cách mạng.

Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.

Phương thức lãnh đạo của Đảng.

Phương pháp tuyên truyền và vận động quần chúng.


1. Sửa đổi lối làm việc của Đảng – yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng.



Trong tác phẩm, Bác đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng,
tổ chức, phong cách, phương pháp công tác. Xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, vừa lâu dài,
vừa cấp bách như là một quy luật tồn tại và phát tiển của Đảng.







Theo Bác, có 3 loại khuyết điểm sau cần khắc phục:
Khuyết điểm về tư tưởng tức là Bệnh chủ quan.
Khuyết điểm về quan hệ trong Đảng và ngoài Đảng tức là Bệnh hẹp hòi.
Khuyết điểm về cách nói và cách viết tức là Bệnh ba hoa.


2. Vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn:

Từ
Từ những
những khái
khái niệm
niệm lý
lý luận
luận và
và thực
thực

Đến
Đến quan
quan điểm
điểm “Nói
“Nói đi
đi đôi
đôi với
với Làm”
Làm”


tiễn
tiễn của
của chủ
chủ nghĩa
nghĩa Mác
Mác -- Lênin.
Lênin.

trong
trong tư
tư tưởng
tưởng Chủ
Chủ tịch
tịch Hồ
Hồ Chí
Chí Minh
Minh

Từ
Từ quan
quan điểm
điểm “Nói
“Nói đi
đi đôi
đôi với
với Làm”
Làm” của
của
Chủ

Chủ tịch
tịch Hồ
Hồ Chí
Chí Minh
Minh đến
đến hoạt
hoạt động
động
thực
thực tiễn
tiễn của
của người
người cán
cán bộ
bộ hiện
hiện nay.
nay.




Trong SĐLLV, Bác nhấn mạnh vai trò của lý luận, tổ chức thực tiễn và mối quan hệ giữa chúng.




Người chỉ rõ: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ,…”

Theo Bác “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu,
xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, thật rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh

với thực tế. Đó là lý luận chân chính.
Lý luận là phải liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Bác nói: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực
hành phải nhìn theo lý luận.


3. Vấn đề bản chất và tư cách của Đảng cách mạng:



Theo Bác, bản chất của một Đảng thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng và lợi ích mà nó đại diện. Đối với
Đảng ta, bản chất đó đã được Người xác định: ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng
không có lợi ích nào khác.



Bác Hồ đã nêu ra 12 điều thuộc về tư cách của một Đảng chân chính cách mạng. Người nhấm
mạnh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.



Đảng phải liên hệ mật thiết với quần chúng, giữ kỉ luật nghiêm từ trên xuống dưới, thường
xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình, không che giấu khuyết điểm của mình”.


4. Vấn đề đạo đức cách mạng:



Trong SĐLLV, Bác Hồ đề cập đến đạo đức cách mạng trên nhiều khía cạnh, tổng quát và toàn

diện:



Trước hết, Người xác định rõ vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng đồi với Đảng nói chung, và
đối với từng các bộ, Đảng viên nói riêng.



Về nội dung, đạo đức cách mạng bao gồm: Nhân, Nghĩa, Trí Dũng Liêm. Những đức tính tốt
này mang đậm bản sắc dân tộc, từ đạo đức Nho giáo, được Bác kế thừa, phát triển, thay đổi trật
tự, vị trí.


5. Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng



Trong tác phẩm sửa đối lối làm việc, Hồ Chí Minh đã nêu ra một cách có hệ thống các quan điểm
về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.



Người xác định rất rõ: Cán bộ là cầu nối của Đảng, Chính Phủ và Nhân dân. “Cán bộ là những
người đem chính sách của Đảng, của Chính Phủ giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành.
Đồng thời đem tình hình chủa nhân dân báo cho Đảng và Chính Phủ biết và hiểu rõ, để đặt
chính sách cho đúng”.


6. Phương thức lãnh đạo của Đảng:




Bác Hồ dùng thuật ngữ “cách lãnh đạo”, từ đó đồng nghĩa với thuật ngữ “phương thức,
phương pháp” lãnh đạo mà ta dùng hiện nay. Bác cho rằng muốn giữ vững vai trò lãnh
đạo, tập hợp quần chúng thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Đảng cầm quyền
phải có cách lãnh đạo đúng đắn và thích hợp.




Theo Bác, lãnh đạo đúng nghĩa là:




Phải giải quyết mọi vấn đề cho đúng. Muốn thế thì phải nhất định so sánh kinh nghiệm
của dân chúng. Vì dân chúng là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của
chúng ta.
Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì phải có nhân dân giúp mới được.
Về phương thức lãnh đạo, Người lưu ý kết hợp chặt chẽ giữa các mặt: “Liên Hợp chính
sách chung với chỉ đaọ riêng, Liên hợp lãnh đạo với quần chúng”.


7. Phương thức tuyên truyền và vận động quần chúng:



Theo Bác: “Dân chúng đồng lòng, việc gì làm cũng được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì
làm cũng không nên”. Trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, sửa đổi lối làm việc của Đảng

cũng phải vì dân, dựa vào dân thì mới thành công, mới có kết quả mong muốn.



Bác đã khẳng định: muốn tập hợp phát huy sức mạnh của quần chúng, vấn đề rất quan trọng là
phải có cách tuyên truyền, vận động hợp lý, khoa học, nhất là nói và viết sao cho hiệu quả, làm
thế nào mà: “mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ao ước
của quần chúng”.


III. GÍA TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM.
1. Gía trị lý luận:



Tác phẩm trình bày một cách hệ thống các mặt cơ bản hợp thành nội dung công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng trở thành Đảng cầm quyền.



Những nội dung lý luận trong SĐLLV vừa sự kế thừa lý luận Mac-Lenin về xây dựng Đảng, vừa
bổ sung, phát triển, làm phong phú lý luận đó, trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là nhấn
mạnh vai trò của yếu tố đạo đức trong việc nâng cao uy tín, sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng.



Các quan điểm lý luận của tác phẩm có tác dụng chỉ đạo công tác xây dựng Đảng trong mọi giai
đoạn phát triển của đất nước.



2. Giá trị thực tiễn:



Tác phẩm là tài liệu học tập thiết thực, bổ ích trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ Đảng viên trở
thành những người cách mạng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân.



Tác động tích cực đối với đông đảo quần chúng nhân dân.

Ra đời đã gần 70 năm, nhưng tác phẩm Sửa đổi lối làm việc vẫn là một trong những văn kiện quan
trọng về xây dựng Đảng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Làm theo những chỉ dẫn cụ thể của Bác trong tác phẩn sẽ góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, khắc phục các biểu hiện tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, độc đoán,
chuyên quyền, kém ý thức kỷ luật, thiếu ý thức trác nhiệm,…của một bộ phận cán bộ đảng viên



CẢM ƠN THẦY VÀ
CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE



×