Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

RÈN kỹ NĂNG cảm THỤ văn học CHO học sinh giỏi vằng phương pháp so sánh QUANG TRI (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.67 KB, 7 trang )

RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH
CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
Tổ Ngữ Văn, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong rất nhiều mục tiêu của môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, mục
tiêu cơ bản là giúp học sinh có khả năng đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Để
đạt được mục tiêu ấy, rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh là một khâu rất quan
trọng. Đó là là một quá trình đầy lao tâm khổ tứ, nó cần công phu, tâm huyết và sự
kiên trì bền bỉ của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy.
Để giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn
chương, nghĩa là giúp các em có được một tư duy tinh nhạy, một tâm hồn xúc cảm
dạt dào, và hơn hết là một năng lực cảm thụ sắc sảo với khả năng khái quát, tổng
hợp vấn đề sâu sắc và khả năng trình bày vấn đề một cách sáng rõ, mạch lạc, hấp
dẫn, theo suy nghĩ của chúng tôi, trong rất nhiều kiểu, dạng đề nghị luận văn học,
kiểu đề phân tích văn học trong thế đối sánh là kiểu đề có thể đáp ứng tốt những
năng lực này.
NỘI DUNG
I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm:
Trong Tiếng Việt, các khái niệm So sánh, đối sánh, đối chiếu có một số nét
nghĩa tương đồng. Có lẽ vì vậy, cách sử dụng những thuật ngữ này nhiều khi có
sự lẫn lộn.
Ở đây, chúng tôi không bàn về So sánh như một mĩ từ pháp (Biện pháp tu từ
so sánh, học sinh được học trong chương trình Ngữ văn 8) hay một thao tác lập
luận thường gặp trong văn nghị luận (Thao tác lập luận so sánh – Ngữ Văn 11)
mà chúng tôi sẽ bàn về kiểu bài cảm thụ văn học trong quan hệ đối sánh.
Từ điển Tiếng Việt (NXB KHXH) đã định nghĩa:
- Đối sánh (động từ): so sánh giữa đôi bên
- Đối chiếu: so sánh cái này với cái kia để từ những chỗ giống và khác
nhau mà biết rõ hơn.


Như vậy kiểu bài cảm thụ văn học trong quan hệ đối sánh là kiểu bài nghị luận
mà đối tượng được đưa ra cảm thụ không phải là một tác phẩm riêng lẻ mà ít nhất
phải từ hai tác phẩm (hay đoạn trích) trở lên. Đối với kiểu bài này, người làm bài
phải biết phân tích các đối tượng trong thế so sánh để tìm ra những chỗ giống nhau,
khác nhau, từ đó hiểu rõ hơn về cái hay, cái đẹp của các tác phẩm, nét độc đáo
trong phong cách của mỗi tác giả…
Kiểu bài này đòi hỏi người làm bài phải có năng lực thẩm bình văn chương tinh
nhạy, kiến thức lí luận văn học, kiến thức về văn học sử (tác phẩm và tác giả) phong
phú và phải có năng lực khái quát, tổng hợp vấn đề cao. Phải chăng vì đặc trưng yêu
cầu cao như vậy nên tần số xuất hiện của nó trong các kỳ thi tốt nghiệp thương ít
hơn trong các kì thi chọn học giỏi môn Ngữ văn cấp Tỉnh/Thành phố, Quốc gia và
các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng khối C, D...?
1


Trong quá trình rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh chuyên Văn, nếu chúng
ta biết chọn và đưa ra nhiều đề văn thuộc dạng này thì không chỉ giúp các em củng
cố được thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát nâng cao vấn đề mà còn là cơ hội để
các em biết xâu chuỗi và vận dụng một cách nhuần nhuyễn các kiến thức đã học,
phát huy năng lực sáng tạo của các em.
2. Các dạng đề cảm thụ văn học trong quan hệ đối sánh:
Có rất nhiều dạng đề đối sánh văn học và đối tượng nghị luận cũng khá rộng.
Đó có thể là hai đoạn thơ (văn), hai hình tượng, hai chi tiết trong tác phẩm, có
thể là hai tác phẩm cùng thể loại, cùng viết về một đề tài hoặc hai tác phẩm của
cùng một tác giả; có thể đối sánh trong quan hệ tượng đồng hoặc khác biệt, quan
hệ đồng đại hoặc lịch đại…Tuy nhiên, dù là đối tượng nào thì chúng tôi nhận
thấy kiểu đề đối sánh có thể quy về hai dạng chính:
2.1. Dạng đề có định hướng nội dung cần nghị luận:
Ở các đề luận thuộc dạng này, người ra đề đã giới hạn rõ nội dung cần nghị luận.
Chẳng hạn, tham khảo các đề văn sau:

Đề 1: Thế giới tâm hồn của người lính qua hai đoạn thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Quang Dũng – Tây Tiến)
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(Nguyễn Đình Thi – Đất nước)
Đề 2: Cùng viết về đất nước và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp nhưng
ba tác phẩm: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình
Thi, Việt Bắc của Tố Hữu là ba thế giới hình tượng riêng, ba giọng điệu trữ tình
riêng, chứa đựng những ký thác riêng của mỗi hồn thơ.
Anh/ chị hãy phân tích ba bài thơ trong quan hệ đối sánh để chỉ ra nét riêng
của mỗi tác phẩm.
Đề 3: Từ hai tác phẩm Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà, hãy phân
tích để chỉ ra nét ổn định và sự vận động trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân.
Ở đề thứ nhất, nội dung nghị luận được xác định rõ là Vẻ đẹp tâm hồn người
lính
Ở đề 2 nội dung cần nghị luận là nét riêng trong thế giới hình tượng, giọng
điệu trữ tình và kí thác của mỗi hồn thơ được thể hiện qua ba tác phẩm;
Đề thứ 3 là nét ổn định và sự vận động trong phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Tuân
2.2. Dạng đề không định hướng nội dung cần nghị luận:
2



Dạng đề này chỉ trích dẫn đoạn thơ/văn…cần nghị luận mà không đưa ra một
chỉ dẫn, gợi mở nào. Chẳng hạn:
Đề 4: Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.”
(Tế Hanh - Nhớ con sông quê hương)
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
(Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống)
Đề 5: Theo Xuân Diệu, “trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là
ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”.
Anh/ chị hãy phân tích những sáng tác trên trong mối quan hệ đối sánh để
làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm.
Đề 6: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
Đoạn 1: “Co sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình[…]những
con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”
(Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà)
Đoạn 2:“Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên
[…]như tấm lòng người dân Châu hHoas xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ
sở”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông ?)
3. Một số gợi ý về cách làm bài:
Ở trên, chúng tôi vừa nêu ra một số dạng đề đối sánh tiêu biểu và minh họa
bằng một số đề thi đã được sử dụng trong một số kỳ thi ở địa phương và quốc gia.
Dạng đề này yêu cầu học sinh ngoài năng lực cảm nhận tốt tác phẩm, còn

phải có tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng phân tích và khái quát vấn đề một cách
sắc sảo. Ngoài ra, các em cũng cần biết huy động và xử lý tốt một lượng kiến thức
vừa đủ về lí luận văn học cũng như văn học sử (tác giả, giai đoạn văn học…) để bàn
luận, lý giải vấn đề.
Dù yêu cầu và đối tượng so sánh là gì thì mục đích cuối cùng bài văn cần đạt
được là phải chỉ ra được sự giống và khác nhau giữa các đối tượng (đặc biệt là vẻ
đẹp độc đáo riêng của từng đối tượng); cắt nghĩa được nguyên nhân vì sao lại có
hiện tượng ấy, ý nghĩa của nó là gì…
Để đạt được mục đích này, trong quá trình rèn luyện kỹ năng cho học sinh,
chúng ta yêu cầu học sinh phải linh hoạt trong cách xử lý từng dạng đề với từng yêu
cầu và thao tác cụ thể.
3.1. Đối với dạng đề có định hướng nội dung cụ thể:

3


Học sinh một mặt phải bám sát những chỉ dẫn trong đề, mặt khác phải biết
cách phân lập đối tượng thành nhiều bình diện khác nhau để so sánh. Chẳng hạn,
đối với tác phẩm văn xuôi thì cần chú ý đến sự giống, khác nhau trong đề tài, giọng
điệu, nhân vật, tình huống, cốt truyện, nghệ thuật trần thuật; đối với tác phẩm trữ
tình thì chú ý đến đặc điểm cái tôi trữ tình, ngôn ngữ, giọng điệu…Trên cơ sở các
tiêu chí này, học sinh sẽ phân tích, đối chiếu, so sánh để đưa ra ý kiến đánh giá
nhận xét của riêng mình về sự sáng tạo của từng nghệ sĩ.
Về đại thể, có thể hình dung bố cục của bài văn dạng này sẽ gồm những ý
lớn như sau:
I. Mở bài.
II. Thân bài.
1. Nêu, phân tích, chứng minh những điểm giống nhau (về hoàn cảnh sáng
tác, thể loại, nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật)
3. Phân tích chứng minh những điểm khác nhau (về hoàn cảnh sáng tác,

thể loại, nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật)  Đây là ý trọng tâm.
3. - Khái quát lại vấn đề
- Phân tích nguyên nhân của sự giống, khác nhau (do kế thừa, sáng tạo,
do phong cách nghệ thuật của nhà văn…)
- Chỉ ra ý nghĩa (sự đóng góp mới mẻ cho nền VH).
III. Kết bài.
3.2 . Đối với dạng đề không định hướng nội dung cụ thể
Thông thường, hai đối tượng được đưa ra cảm nhận trong những đề văn dạng
này có một mối liên hệ ngầm (tức là một hoặc một vài điểm tương đồng) nào đó,
người viết phải tinh nhạy trong việc xâu chuỗi vấn đề, phát hiện mối liên hệ ấy để
lấy đó làm căn cứ triển khai luận điểm. Chẳng hạn, ở đề 4 (mục 2.2) nét tương đồng
ở đây là vẻ đẹp của dòng sông quê hương trong nỗi nhớ của các tác giả; là tình yêu
tha thiết của hai nhà thơ đối với quê hương. Từ những điểm giống nhau đó, phải
hướng dẫn học sinh chỉ ra được nét riêng độc đáo của mỗi tác giả được thể hiện
trong từng đoạn thơ (qua việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, ý nghĩa
biểu tượng của hình tượng…)
Theo chúng tôi, đối với dạng đề này, chúng ta có thể hướng dẫn học sinh triển
khai vấn đề theo hai cách:
Cách 1: - Lần lượt phân tích từng đối tượng (đoạn thơ/văn) sau đó rút ra nhận
xét về điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng
Ưu điểm của cách làm này là bố cục bài viết sẽ rõ ràng, học sinh sẽ chủ động
trong việc phân tích bởi dạng đề cảm thụ một đoạn thơ (văn) đã quá quen thuộc với
các em.
Nhược điểm của cách giải quyết vấn đề theo hướng này là dễ tạo ra cảm giác
trùng lặp, đơn điệu, nhàm chán, học sinh dễ rơi vào tình trạng sa đà.
Cách 2: Phân lập các đối tượng thành từng tiêu chí cụ thể như: Hoàn cảnh sáng
tác, thể loại, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Sau khi đã xác định được
những yếu tố giống và khác nhau, học sinh tiến hành phân tích chứng minh để làm
rõ những luận điểm (tiêu chí) đã xác lập. Bước cuối cùng là lí giải nguyên nhân, chỉ
ra đóng góp của từng tác giả.

II.

VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
4


Những vấn đề lý thuyết nêu trên đã được chúng tôi vận dụng vào thực tiễn để
giải quyết một số đề cụ thể như sau:
Đề 1:
Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc và người lính Tây
Tiến trong hai tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu
và “ Tây Tiến” của Quang Dũng.
Đối với đề này, có nhiều hướng triển khai khác nhau, ở đây, chúng tôi đề xuất
các ý như sau:
1) Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm:
1.1. Điểm giống:
- Đề tài: Hai tác phẩm cùng viết về những con người đã dám xả thân hi sinh vì đất
nước
- Hình tượng các nhân vật mang vẻ đẹp đậm chất bi tráng.
- Cảm hứng: trân trọng, ngợi ca
1.2. Điểm khác:
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác, nhân vật trữ tình:
- Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc:
+ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù Nam bộ, sống gắn bó với nhân
dân miền Nam. Ông là lá cờ đầu của dòng văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối
thế kỉ XIX
+ Bài văn tế được viết trong thời kì lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân
tộc để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh đồn Cần Giuộc đêm 16.12.1861.
- Tây tiến:
+ Quang Dũng là một chiến sĩ trong đoàn quân Tây tiến, xa Tây Bắc, xa Tây

Tiến, nhớ đồng đội mà viết về đồng đội.
1.2.2. Nét độc đáo của mỗi hình tượng:
- Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc vốn là người nông dân thuần phác, giản dị
, quanh năm chỉ biết “ Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó” nhưng có lòng yêu nước,
căm thù giặc sâu sắc,. Họ tự nguyện đứng lên đánh giặc cứu nước. Trang bị vũ khí
vô cùng thô sơ, kinh nghiệm trận mạc ít ỏi nhưng họ chiến đấu với tinh thần quả
cảm và đã hi sinh anh dũng.
- Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến là những thanh niên, học sinh
Hà Nội xếp bút nghiên lên đường cứu nước. Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nhưng
họ vẫn giữ được vẻ đẹp rất hào hùng mà cũng rất hào hoa.
1.2.3. Nghệ thuật khắc họa:
- Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc: giọng điệu trang trọng, bi thương, câu văn
biền ngẫu có kết cấu đăng đối, ngôn ngữ giàu hình ảnh và sức biểu cảm với hệ
thống các hình ảnh so sánh ví von, chi tiết chọn lọc đặc sắc…
- Hình tượng người lính Tây Tiến: Được khắc họa bằng bút pháp lãng mạn mang
đậm chất bi tráng…
2) Bàn luận mở rộng:
- Cùng viết về người lính nhưng với tài năng nghệ thuật riêng các nhà thơ, nhà văn
đã góp phần làm phong phú thêm vẻ đẹp của người lính trong văn học và cho người
đọc một bài học về sự sáng tạo.
5


- Với bài “ Văn tế…” lần đầu tiên người nông dân áo vải bước vào văn học với tư
cách là người lính, cùng với những tác phẩm khác cùng đề tài tạo nên vẻ đẹp của
người lính trong văn học Trung đại. “ Tây tiến” chính là sự kế thừa và sáng tạo từ
hình ảnh này.
Đề 2:
Theo Xuân Diệu, “trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba
bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”.

Anh/ chị hãy phân tích những sáng tác trên trong mối quan hệ đối sánh để
làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm.
Đề này khá quen thuộc trong một số kỳ thi, vì vậy chúng tôi đưa một số gợi ý
mang tính chất tham khảo:
1) Những nét giống nhau:
- Cả ba bài thơ đều viết về vẻ đẹp thanh sơ, buồn vắng của mùa thu nông
thôn xứ Bắc bằng những nét chấm phá đơn sơ.
- Đều thể hiện tâm trạng ưu thời mẫn thế của thi nhân
2) Những điểm khác nhau:
2.1. Tâm thế của nhân vật trữ tình và cảnh sắc mùa thu:
- Thu vịnh (Mùa thu làm thơ):
+ Nhân vật trữ tình là một nhà Nho có tâm hồn thi sĩ đang thả hồn vào cảnh vật
+ Không gian thanh vắng, yên tĩnh của mùa thu được quan sát từ xa đến gần, từ cao
đến thấp với những nét phác thảo đơn sơ (Trời thu  Cần trúc  Nước biếc 
Song thưa); sự yên tĩnh của không gian được tô đậm bằng âm vang của một tiếng
chim rót từ trên cao xuống (Một tiếng trên không ngỗng nước nào).
+ Thời gian: mơ hồ, huyền hoặc, không xác định rõ với các hình ảnh trời thu xanh
ngắt, nước biếc, bóng trăng, Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái…
- Thu điếu (Mùa thu câu cá)
+ Cảnh được nhìn qua mắt của một ngư ông.
+ Không gian được miêu tả từ thấp đến cao. Tác giả cũng sử dụng thủ pháp lấy
động tả tĩnh, đó là âm thanh tiếng cá quẫy vọng lên từ mặt nước…
- Thu ẩm (Mùa thu uống rượu)
+ Cảnh đêm thu được tái hiện qua mắt nhìn của một túy ông
+ Không gian nơi miền quê yên tĩnh được gợi lên qua các hình ảnh năm gian nhà
cỏ thấp le te, ngõ tối, đêm sâu, đóm lập lòe, làn ao lóng lánh bóng trăng loe…
Tất cả có sự nhòe mờ
2.2. Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Trong Thu vịnh: mặc cảm xấu hổ với tiền nhân
- Trong Thu điếu: nỗi suy tư triền miên, sâu lắng trước thời thế

- Trong Thu ẩm: nỗi buồn cô đơn đến mức tận cùng: Rượu tiếng răng hay hay
chẳng mấy /Độ năm ba chén đã say nhè.
3) Bàn luận:
- Ba bài thơ đã thể hiện rõ tài thơ và tấm lòng của tác giả
- Thể hiện rõ quy luật sáng tạo của văn chương nghệ thuật
- Đóng góp có ý nghĩa của Nguyễn Khuyến cho thơ về đề tài mùa thu.
Đề 3: Tiếng nói tri âm qua hai tác phẩm Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du và
Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo.
Đề 4: Tâm sự của Nguyễn Duy qua hai bài thơ Ánh trăng và Đò Lèn
6


Đề 5: Hình tượng người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và Đò Lèn của
Nguyễn Duy
Đề 6: Đều viết về vẻ đẹp của những dòng sông trên mọi miền quê hương đất
nước nhưng mỗi nhà văn có một khám phá, phát hiện khác nhau.
Từ hai tác phẩm Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông, hãy
chứng minh.
Đề 7: Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng được thể
hiện qua hai tác phẩm Chữ người tử tù và Vũ Như Tô.
THAY LỜI KẾT:
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm mà chúng tôi bước đầu rút ra trong quá trình
tìm tòi, hướng dẫn học sinh rèn luyện. Với đặc điểm của một trường chuyên tuổi
đời còn non trẻ, kinh nghiệm bồi dưỡng chưa có nhiều và thành tích cũng còn rất
khiêm tốn, chúng tôi hy vọng được trao đổi, góp ý và học hỏi thêm nhiều kinh
nghiệm quý báu từ các trường bạn.
Quảng Trị ngày 14 tháng 9 năm 2012.

7




×