Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

RÈN kỹ NĂNG cảm THỤ văn học CHO học sinh giỏi vằng phương pháp so sánh QUANG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.8 KB, 7 trang )

RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ
ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
Tác phẩm văn chương là một hiện tượng độc đáo được sáng tạo theo
quy luật của tình cảm, là kết quả của " nỗi thống khổ và sự giải thoát". Tác
phẩm văn chương tiềm ẩn bao điều về cuộc sống, con người... và khả năng
khơi gợi ở người đọc những rung cảm sâu xa. Song để phát hiện, khám phá
cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, sống với nó quả là điều không mấy
dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Có lẽ vì vậy mà bao thế hệ các thầy
cô giáo dạy văn, nhất là các thầy cô dạy các em học sinh giỏi môn Ngữ văn
luôn băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào để bồi đắp năng lực văn chương sẵn có
trong các em, làm sao để rèn luyện, hoàn thiện kĩ năng cảm thụ văn chương ở
các em để khả năng tiếp nhận tác phẩm của các em ngày càng trở nên tinh tế,
sâu sắc. Các thầy cô dạy học sinh giỏi môn văn đều nhận thấy : Đối sánh là
một thao tác quan trọng, hiệu quả trong rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học
cho các em học sinh giỏi môn Ngữ văn.
1. Tầm quan trọng của đối sánh trong cảm thụ văn học.
Thạc sĩ Lê Sử, giảng viên khoa Ngữ văn, Đại học vinh nói về cảm thụ
văn học như sau : Điều kiện đầu tiên của mọi sự phân tích, đánh giá, thẩm
định giá trị của văn bản nghệ thuật là người đọc cảm thấy văn bản đó hay,
hấp dẫn và xúc động thật sự khi đọc hay không. Nghĩa là trong đọc hiểu văn
bản nghệ thuật, người đọc, dù ít hay nhiều phải huy động thoạt đầu là tri giác
và sau đó là liên tưởng, tưởng tượng để thâm nhập vào thế nghệ thuật của
văn bản, thể nghiệm giá trị tinh thần và hứng thú với sắc điệu thẩm mĩ của
nó. Nếu quá trình này không xảy ra thì người đọc, dù bằng cách nào đi nữa
cũng khó có thể hiểu được sâu sắc văn bản mình đọc... Quá trình tâm lí nói
trên chính là cảm thụ văn học. Giáo sư, tiến sĩ Lê Quang Hưng trong cuốn "
Đến với tác phẩm văn chương" cũng khẳng định : Khám phá cái hay, cái đẹp
của tác phẩm văn chương là một quá trình vận dụng tổng hợp nhiều tri thức,
1

Hoàng Thị Hương Lan & Phạm Thị Quỳnh Loan


Giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Chuyên Hạ Long ( Quảng Ninh)


đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp khoa học với năng lực
cảm thụ, với rung cảm chân thành của con tim. Như vậy trong cơ chế cảm thụ
tác phẩm văn chương yếu tố hàng đầu là những rung động, xúc cảm, năng lực
sẵn có của người học song để có được độ sâu, chiều rộng thì không thể
không kể đến tầm quan trọng của những biện pháp khoa học trong đó có đối
sánh. Đối với học sinh giỏi môn ngữ văn thì thao tác này lại càng có tầm
quan trọng đặc biệt.
Từ trước đến nay trong một số công trình về Phương pháp dạy học
cũng đã bàn về các biện pháp rèn luyện cảm thụ văn chương cho học sinh.
Nhưng Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học trong thế đối sánh cho học sinh
giỏi môn Ngữ văn thì chưa có tài liệu nào đề cập đến một cách kĩ lưỡng nếu
có nhắc đến cũng rất ít ỏi và đơn giản. Vì vậy đây là một thách thức đối với
giáo viên dạy học sinh giỏi văn, càng khó khăn hơn đối với các thầy cô chưa
nhiều kinh nghiệm như chúng tôi. Trong bài viết này xin được trình bày
những suy nghĩ bước đầu về công việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học
trong thế đối sánh cho học sinh giỏi môn Ngữ văn.
2. Thao tác đối sánh - so sánh.
So sánh vốn là một thao tác cơ bản của tư duy lôgíc đồng thời là một
thao tác lập luận. Trong thực tế cuộc sống rất hay sử dụng thao tác này. So
sánh là để thấy những điểm chung, liên quan mật thiết đến nhau giữa các sự
vật hiện tượng và những nét đặc sắc riêng không thể lẫn giữa chúng. Muốn
nhận biết đặc điểm và giá trị của một sự vật người ta thường phải so sánh. So
sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật. So
sánh để chỉ ra những nét giống nhau gọi là so sánh tương đồng, chỉ ra sự khác
biệt, đối chọi gọi là so sánh tương phản. So sánh là để thấy sự giống nhau,
khác nhau từ đó mà thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật hiện tượng.
Trong cảm thụ văn học so sánh là một biện pháp đắc dụng bởi tuy cùng viết

bằng một thể loại, cùng chung một đề tài, vào cùng một thời điểm.... nhưng
2

Hoàng Thị Hương Lan & Phạm Thị Quỳnh Loan
Giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Chuyên Hạ Long ( Quảng Ninh)


mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực đều phải là một sáng tạo độc đáo. So sánh
sẽ làm nổi bật lên vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo ấy của mỗi tác phẩm. Trên cơ sở
đó mới nhận xét, đánh giá được những đóng góp và phong cách riêng của mỗi
nhà văn, mỗi hiện tượng văn học....
* Yêu cầu của thao tác so sánh :
So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện
để tránh khập khiễng.
So sánh trên nhiều cấp độ: nhỏ nhất là giữa các chi tiết, từ ngữ,
hình ảnh; lớn hơn là các nhân vật, sự kiện, tác phẩm, tác giả và phong
cách...
So sánh thường đi đôi với nhận xét, đánh giá thì so sánh đó
mới trở nên sâu sắc.
* Yêu cầu đối với người sử dụng thao tác so sánh.
Phải có vốn tri thức rộng về văn chương kết hợp với trí tuệ
sắc sảo và năng khiếu liên tưởng, tưởng tượng .
Phải có khả năng nắm vấn đề cụ thể, chi tiết đồng thời có khả
năng khái quát, tổng hợp.
So sánh để làm nổi bật đối tượng chứ không phải phô trương
kiến thức, rơi vào lan man, mất trọng tâm. So sánh phải tự nhiên,
phù hợp không gượng ép.
3. Vận dụng so sánh vào rèn luyện kĩ năng cảm thụ cho học sinh
giỏi môn Ngữ văn.
Như đã nói ở trên, đối với học sinh giỏi môn ngữ văn, thao tác đối sánh

có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ cần thiết khi xử lí các dạng
đề so sánh văn học mà còn phải trở thành một thao tác thường trực trong quá
trình cảm thụ tác phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, các em chưa ý thức được một
cách đầy đủ ý nghĩa của thao tác này. Một số em ý thức được song lại tỏ ra
lúng túng khi vận dụng hoặc đã vận dụng nhưng chỉ dừng lại ở những liên
3

Hoàng Thị Hương Lan & Phạm Thị Quỳnh Loan
Giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Chuyên Hạ Long ( Quảng Ninh)


tưởng, đối sánh đã được đọc trong các tài liệu tham khảo hoặc từ lời giảng
của thầy cô. Rất ít em có những đối sánh thực sự là kết quả của quá trình tự
suy ngẫm, tự tìm tòi. Điều này đã hạn chế phần nào tính sáng tạo trong bài
viết của học sinh giỏi – điều mà chúng ta luôn mong chờ ở những em được
đánh giá là có tư chất ở môn Ngữ văn.
Nhận thức được tình hình ấy, những giáo viên được giao nhiệm vụ bồi
dưỡng học sinh giỏi luôn trăn trở làm thế nào để rèn cho học sinh kĩ năng cảm
thụ tác phẩm văn học trong thế đối sánh. Là những giáo viên với tuổi đời và
tuổi nghề còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, trong bài viết này, chúng tôi
xin mạnh dạn trình bày một số biện pháp nhỏ để rèn cho học sinh giỏi kĩ năng
cần thiết này.
Khi cảm thụ một tác phẩm văn học, muốn đặt nó trong sự đối sánh với
các tác phẩm khác, trước hết cần phải có tri thức về những tác phẩm liên
quan. Sự liên tưởng, tưởng tượng, xâu chuỗi - vốn được coi là điều kiện cần
cho thao tác đối sánh chỉ có được khi người viết đã sẵn có một vốn văn
chương nhất định. Vì vậy, tích lũy tri thức được coi là yêu cầu đầu tiên
trong việc rèn luyện thao tác này. Sự tích lũy càng sâu rộng, càng là mảnh
đất màu mỡ cho những ý tưởng đối sánh nảy sinh.
Tri thức văn chương đầu tiên mà học sinh cần thuộc và nắm vững chính

là những tác phẩm văn học trong sách giáo khoa, kể cả những tác phẩm đọc
thêm. Trên thực tế, rất nhiều sự đối sánh được đặt ra từ những tác phẩm cùng
nằm trong chương trình. Chẳng hạn, khi phân tích câu thơ “Vườn ai mướt quá
xanh như ngọc” trong bài “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, các em không
thể cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của sắc “xanh như ngọc” mà Hàn Mặc
Tử đã dùng để miêu tả mảnh vườn thôn Vĩ buổi bình minh nếu không có sự
liên tưởng tới bầu trời “xanh ngọc” trong câu thơ của Xuân Diệu (“Đổ trời
xanh ngọc qua muôn lá” – “Thơ duyên”). Hàn Mặc Tử nói đến mảnh vườn,
Xuân Diệu nói đến bầu trời thu, nhưng ta tìm thấy trong cả hai ý thơ cái sắc
4

Hoàng Thị Hương Lan & Phạm Thị Quỳnh Loan
Giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Chuyên Hạ Long ( Quảng Ninh)


màu xanh, trong, và dường như có cả ánh sáng. Bên cạnh đó, học sinh cũng
cần có sự tích lũy, hệ thống lại những kiến thức đã được học ở cấp dưới. Đây
là vốn tri thức các em đã có nhưng lại dễ bị lãng quên. Thầy cô giáo phải luôn
định hướng cho các em rằng, kiến thức là một sự tiếp nối. Ví như, cảm nhận
về hình ảnh đoàn binh với những người lính vốn là những chàng trai Hà
Thành hào hoa trong “Tây Tiến” của Quang Dũng, không thể không nhớ tới
người lính nông dân mang vẻ mộc mạc, bình dị trong bài thơ “ Đồng chí” của
Chính Hữu đã được học ở chương trình Ngữ văn THCS. Mặt khác, là những
học sinh giỏi, các em cũng cần có sự tích lũy tư liệu ngoài chương trình. Đây
chính là vốn riêng của mỗi em và vốn riêng này càng phong phú bao nhiêu, sự
đối sánh càng có điều kiện nảy sinh bấy nhiêu. Những ý tưởng so sánh độc
đáo, sáng tạo của học sinh chủ yếu xuất phát từ chính sự tích lũy riêng này.
Trên thực tế, có em khi tìm đọc thêm bài thơ “Tương tư chiều” của Xuân
Diệu đã có sự liên tưởng tới “Tương tư” của Nguyễn Bính, từ đó thấy được
nét độc đáo trong cách thể hiện nỗi nhớ, tình yêu của mỗi nhà thơ, thấy được

một bên là nỗi tương tư được bộc lộ thẳng thắn, mãnh liệt của một chàng trai
rất Tây, rất mới, còn một bên là sự bộc lộ kín đáo, ý nhị và cũng rất có duyên,
rất truyền thống của một chàng trai thôn quê...
Ở bước đầu tiên này, mặc dù học sinh là người chủ động tích lũy kiến
thức cho mình, nhưng giáo viên cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Vai trò ấy thể hiện ở sự định hướng, kiểm tra. Các thầy cô giáo lãnh đội có
thể hướng dẫn học sinh tích lũy tư liệu bằng rất nhiều cách thức khác nhau
như: Xây dựng tủ sách chung, học đến tác giả nào (nhất là những tác giả lớn)
yêu cầu các em đọc thêm tác phẩm ngoài chương trình và đặc biệt, tự tạo sổ
tay văn học luôn là một việc không mới nhưng vẫn vô cùng cần thiết đối với
học sinh giỏi Văn. Với hình thức này, các em có thể vừa có thêm kiến thức,
vừa kết hợp sắp xếp các tác phẩm thành hệ thống (theo chủ đề, tác giả, giai
đoạn...). Việc vận dụng thao tác đối sánh sẽ thuận lợi hơn khi các tác phẩm đã
5

Hoàng Thị Hương Lan & Phạm Thị Quỳnh Loan
Giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Chuyên Hạ Long ( Quảng Ninh)


được đặt vào hệ thống với những tác phẩm khác có liên quan. Để việc tích lũy
này thực sự hiệu quả, các thầy cô giáo cần có sự kiểm tra, tổng kết quá trình
thực hiện của học sinh bằng nhiều hình thức nhằm điều chỉnh và động viên,
khích lệ tinh thần tìm tòi của các em.
Mặt khác, cũng cần thấy rằng, việc học sinh tìm đọc thêm các tác phẩm
ngoài chương trình chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi học sinh có kĩ
năng cảm thụ tác phẩm mới, bởi học sinh chỉ có thể đối sánh hiệu quả nếu
các em cảm nhận đúng tinh thần của tác phẩm. Mặc dù học sinh giỏi Văn là
những em có tư chất và sự nhạy cảm với văn chương, nhưng để có được khả
năng tiếp nhận một tác phẩm mà không dựa vào tài liệu tham khảo hay lời
giảng của thầy cô thì giáo viên phải rèn cho các em kĩ năng này. Chúng ta nên

dành thời gian nhất định trong quĩ thời gian ôn luyện cho đội tuyển để các em
tiếp cận với những tác phẩm ngoài chương trình, hoặc giáo viên đưa ra, hoặc
cho các em tự chọn tác phẩm mà mình tâm đắc trong quá trình tích lũy tư liệu.
Lắng nghe cảm nhận của các em và có sự định hướng, trao đổi một cách cởi
mở, giáo viên sẽ dần rèn luyện cho học sinh khả năng cảm thụ văn chương, từ
đó có những so sánh một cách hiệu quả.
Cùng với việc yêu cầu, hướng dẫn học sinh tích lũy tri thức, giáo viên
có thể rèn luyện cho các em kĩ năng đối sánh bằng nhiều yêu cầu cụ thể, từ
khâu soạn bài, trong giờ dạy cho đến các công việc cần chuẩn bị sau buổi
học. Trên thực tế, không phải học sinh giỏi Văn nào cũng luôn có ý thức rằng,
đối sánh phải là một thao tác thường trực, thường xuyên, nhưng các em lại
khá tích cực suy nghĩ nếu được giáo viên đặt vấn đề. Vì vậy, giáo viên cần
đặt ra các câu hỏi so sánh, gợi sự liên tưởng của học sinh tới những kiến thức
đã được học hoặc nằm trong sự tích lũy riêng của các em. Những câu hỏi so
sánh không nhất thiết phải mang tính khái quát toàn bộ tác phẩm mà thường
là từ những chi tiết, thậm chí chỉ từ một từ, một chữ. Ví dụ: “Chi tiết/ hình
ảnh/ từ ngữ... này gợi cho các em nhớ đến chi tiết/ hình ảnh/ từ ngữ ....nào
6

Hoàng Thị Hương Lan & Phạm Thị Quỳnh Loan
Giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Chuyên Hạ Long ( Quảng Ninh)


trong tác phẩm mà các em đã được học?..”. Điều này không chỉ có giúp học
sinh nhớ lại, hệ thống lại kiến thức – cơ sở nền tảng của việc vận dụng thao
tác đối sánh mà còn rèn cho học sinh khả năng liên tưởng, tưởng tượng, xâu
chuỗi – vốn là điều kiện vô cùng cần thiết cho sự so sánh. Từ sự suy nghĩ tích
cực trước những câu hỏi của giáo viên, dần dần sẽ hình thành ở các em ý thức
và kĩ năng vận dụng thao tác này. Kết thúc bài dạy, giáo viên nên yêu cầu học
sinh về nhà tìm những tác phẩm có liên quan (về đề tài, chủ đề, tác giả, giai

đoạn...) tùy theo yêu cầu của từng văn bản. Trong quá trình giảng dạy của
mình, chúng tôi nhận thấy, những em tham gia tích cực vào việc suy nghĩ,
trao đổi, trả lời những câu hỏi dạng đối sánh của giáo viên là những em có sự
tiến bộ rõ rệt. Một số em sau khi tìm hiểu, tích lũy các tác phẩm liên quan đến
bài học đã có những phản hồi, trao đổi rất đáng ghi nhận.
Bên cạnh một số biện pháp nhỏ nói trên, khâu kiểm tra, đánh giá cũng
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm
văn học trong thế đối sánh cho học sinh giỏi. Giáo viên nên tăng cường cho
các em thử sức với các dạng bài so sánh văn học, vừa để rèn luyện kĩ năng lâu
dài, vừa đáp ứng, phục vụ thiết thực cho các kì thi học sinh giỏi và đại học.
Đối với các bài cảm thụ tác phẩm đơn thuần, trong đánh giá cần có sự khuyến
khích những bài thể hiện tốt kĩ năng so sánh, từ đó khích lệ tinh thần cố gắng
của các em.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của chúng tôi xoay quanh vấn đề Rèn kĩ
năng càm thụ tác phẩm văn học trong thế đối sánh cho học sinh giỏi môn
Ngữ văn. Do kinh nghiệm còn ít ỏi nên bài viết không tránh khỏi những thiếu
sót. Với tinh thần học hỏi, chúng tôi mong nhận được sự góp ý quí báu của
các đồng nghiệp để có thể làm tốt hơn công việc này ở những năm học tiếp
theo.

7

Hoàng Thị Hương Lan & Phạm Thị Quỳnh Loan
Giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Chuyên Hạ Long ( Quảng Ninh)



×