Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

MA trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam: Con đường để tồn tại và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.58 KB, 3 trang )

124

TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2012

Xu hướng thị trường

M&A trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam:

Con đường để tồn tại và phát triển
Để cạnh tranh với các doanh nghiệp (DN)
nước ngoài trong lĩnh vực logistics, bắt
buộc các công ty phải lựa chọn: hoặc là
tăng vốn đầu tư thiết bị, hạ tầng cơ sở;
liên doanh với DN nước ngoài; sáp nhập
với các công ty nội địa khác để mở rộng
quy mô, đa dạng hóa dịch vụ cung ứng;
hoặc là bị chính các công ty, tập đoàn
nước ngoài mua lại. Vì thế, các hoạt động
mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực
này cũng trở nên sôi động hơn.
NGUYỄN QUỐC VIỆT
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Thành viên nhóm Nghiên cứu MAF.VN

TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC
LOGISTICS
Các công ty, tổng công ty nhà nước hoạt động trong
lĩnh vực logistics chiếm đa số các thương vụ M&A
nội địa
Sôi động nhất là việc sáp nhập, hợp nhất các công
ty trực thuộc các tổng công ty nhà nước, chủ yếu phục


vụ cho mục đích tái cấu trúc và giảm tình trạng phân bổ
nguồn lực tràn lan, quá nhiều chủ thể kinh doanh mà
hoạt động lại không hiệu quả. Điển hình như việc sáp
nhập trong nội bộ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) giai đoạn 2001 - 2005, với việc giảm số công ty
thành viên từ 15 xuống 10 công ty. Gần đây nhất, tháng
2/2012,  thành lập Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Cảng hàng không
miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và
Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam. Tuy nhiên,
quá trình tiến hành sáp nhập, hợp nhất với mục đích tái
cấu trúc còn thiếu tính chủ động, đều là quyết định từ
các bộ chủ quản, chứ không xuất phát từ kiến nghị của
các công ty, nên quá trình sáp nhập kéo dài.
Hoạt động M&A trong ngành logistics chỉ mới
hình thành
Trên thực tế, các thương vụ M&A giữa các công ty
trong ngành logistics chưa nhiều. Đối với các công ty
trong nước, nếu thực hiện M&A thì chủ yếu hướng tới
việc sáp nhập để tăng quy mô, đa dạng hóa hoạt động,
có thể cung ứng dịch vụ trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, nhiều
Tài trợ bởi

DN Việt Nam bị chi phối bởi tâm lý “sáp nhập là mất tự
chủ hay mất quyền quyết định với chính DN mình”. Thậm
chí, chấp nhận việc cạnh tranh về giá với các DN nội địa
cùng ngành để thu hút khách hàng và tồn tại. Tuy nhiên,
vẫn có thể nhận ra một xu hướng chung, đó là các thương
vụ M&A giữa công ty nội địa chủ yếu là sáp nhập theo
chiều ngang, với hai mục đích cơ bản là thực hiện tái cấu
trúc và đa dạng hóa phạm vi hoạt động, tiềm lực công ty,

tăng khả năng cạnh tranh. Có thể kể đến một số thương
vụ như Công ty cổ phần Infacon và Cenvico sáp nhập vào
Công ty Viconship Hải Phòng (năm 2002), Cảng Cần Thơ
sáp nhập vào Công ty Xếp dỡ Cần Thơ (năm 2002).
Các công ty nước ngoài đóng vai trò chủ động trong
các thương vụ với các công ty nội địa
Chưa có một DN logistics Việt Nam nào có khả năng
vươn ra thị trường quốc tế bằng con đường M&A. Các
thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài vẫn thực hiện
một chiều bằng việc công ty nước ngoài mua lại công ty
logistics trong nước.
Xét về hình thức, các tập đoàn, công ty logistics
nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam thông qua hai
con đường. Thứ nhất, thành lập các công ty 100% vốn
Hỗ trợ chuyên môn


Xu hướng thị trường

TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2012

nước ngoài, như NYK Logistics, Logitem; liên doanh với
các công ty Việt Nam như trường hợp UPS Việt Nam là
liên doanh giữa P&T Express với UPS... Thứ hai, tiến hành
mua lại các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics
trong nước, như trường hợp Qantas mua lại cổ phần của
Pacific Airlines, Kerry Logistics mua lại Công ty Hưng Hòa
(Hưng Yên)...
Các thương vụ mua lại trong tình huống này có một
điểm chung: các công ty Việt Nam nhỏ lẻ về quy mô, yếu

về tiềm lực và thường đang gặp khó khăn về tài chính.
Chỉ khi áp dụng tất cả các biện pháp mà vẫn không thể
đưa công ty vượt qua khó khăn, công ty nội địa mới chấp
nhận việc bị sáp nhập.

xét. Thái Lan đã thực hiện rất thành công khi bắc cầu
cho các DN hợp nhất, và vị thế của các DN logistics của
người Thái trên đất Thái đã được khẳng định. Còn Việt
Nam, liệu có khả năng một công ty vận tải và một công
ty kho bãi, một công ty phần mềm hợp nhất với nhau?
Hay công ty logistics ở miền Bắc sáp nhập với một công
ty ở miền Trung, miền Nam? Điều này là hoàn toàn có
thể. Khi mà Việt Nam có hàng nghìn công ty nhỏ hoạt
động trong lĩnh vực vận tải và một con số tương đương
các DN kinh doanh kho hàng, bến bãi nằm rải rác ở các
tỉnh, các vùng miền trên cả nước. Và rất nhiều trong số
đó đang đứng trước khó khăn vì không đủ khả năng đáp
ứng các yêu cầu cung ứng trọn gói.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG M&A
TRONG NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
Gia tăng các thương vụ giữa các công ty tư nhân,
công ty cổ phần nhỏ
Có hai xu hướng chính trong hợp nhất, đó là các
công ty vận tải kết hợp với công ty kinh doanh kho bãi
và các công ty cảng liên kết với các công ty vận chuyển
container. Bài học từ các DN logistics ở Thái Lan là một
minh chứng sống động để các nhà quản trị logistics xem

Các thương vụ M&A công ty con thuộc các

tổng công ty nhà nước sẽ không còn nhiều
Kết thúc năm 2011, về cơ bản, các tổng công ty nhà
nước có hoạt động trong lĩnh vực logistics như Vinalines,
Tổng công ty Cảng hàng không... đã thực hiện xong việc
tái cấu trúc và các kế hoạch sáp nhập trong nội bộ, chỉ
còn lại một số kế hoạch có thể kéo dài đến hết năm 2012.
Như vậy, các thương vụ M&A trong khối DN nhà nước sẽ
chậm dần lại và đi vào ổn định.

Tài trợ bởi

Hỗ trợ chuyên môn

125


126

TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2012

Xu hướng thị trường

Các DN logistics nước ngoài mở rộng hoạt động
thông qua M&A
Trong khối các DN có yếu tố nước ngoài, với tham
vọng mở rộng chuỗi cung ứng trên toàn lãnh thổ Việt
Nam, chắc chắn, các công ty như NYK, Logitem, UPS
Việt Nam, Damco... sẽ không chấp nhận quy mô như
hiện tại và việc tìm kiếm các đối tác để tăng vị thế là lựa
chọn của các công ty này. Kerry Logistics đang muốn

mở đại diện tại các tỉnh miền Trung để tận dụng chu
trình vận tải đường thủy. Với những gì đã làm ở Hưng
Yên, Hải Phòng, Bình Dương, Kerry Logistics đã có nhiều
kinh nghiệm để thâm nhập một địa bàn tiềm năng như
các tỉnh miền Trung. Dù là liên doanh ban đầu, thì cuối
cùng, với tiềm lực vượt trội của mình, công ty nội địa sau
sáp nhập cũng sẽ chấp nhận sự thật là đã hoàn toàn trở
thành một mắt xích trong hệ thống của Kerry Logistics.
Theo nhận định của Viện Logistics Việt Nam, các DN
nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào ngành này theo
con đường M&A.
Tính chuyên nghiệp của các thương vụ tăng lên
Qua bài học của rất nhiều thương vụ đã xảy ra ở
Việt Nam, như Unilever với P/S, Colgate với Dạ Lan, và
gần đây trong ngành là Qantas với Pacific Airlines, Kerry
với Hưng Hòa..., các DN nội địa cũng đã nhận thức được
tầm quan trọng của các luật sư và chuyên gia tư vấn
trong mỗi thương vụ, nếu không muốn bị mất quyền
lợi. Ngay cả việc hợp nhất tự nguyện giữa các công ty
cùng ngành cũng sẽ được “luật hóa” để đảm bảo sự
thống nhất giữa các bên và quy trình thực hiện nhanh
gọn, hiệu quả nhất.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ M&A
Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động logistics
Thiếu một quy chuẩn thống nhất là điều đang tồn
tại rất rõ trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Cho
đến nay, bản thân khái niệm logistics mới chỉ được đề
cập trong Luật Thương mại như là một văn bản chính
thức thừa nhận sự hiện diện của ngành này. Song ở cấp
độ quản lý và điều hành, lại chưa có một quy chuẩn cụ

thể nào cho ngành dịch vụ này. Bản thân điều này cũng
đòi hỏi một quá trình dài, bởi logistics chỉ mới xuất hiện
ở Việt Nam mấy năm gần đây. Chúng ta có thể học hỏi
kinh nghiệm của nhiều nước đã đi trước, đặc biệt là các
nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore... để xây dựng một hệ tiêu chuẩn hướng dẫn cho
DN, mà ở đây, vai trò của Nhà nước và các hiệp hội, như
Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) là cực kỳ
cần thiết.
Hỗ trợ các DN logistics phát triển
Hơn lúc nào hết, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ
trợ, đấy nhanh sự phát triển của các DN logistics nội địa.
Nếu không, đến khi lộ trình mở cửa hoàn toàn theo thỏa
Tài trợ bởi

thuận với WTO có hiệu lực, các DN logistics nội địa sẽ
“chìm” hẳn trong thị trường.
Nền tảng của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam
là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, đặc thù của ngành logistics không thể dung nạp các DN quá yếu về tiềm lực
và chúng ta cần hỗ trợ để DN mạnh hơn, đồng thời, dám
xóa bỏ các DN yếu kém. Vì thế, Nhà nước cần có biện
pháp thúc đẩy quá trình hợp nhất giữa các DN sao cho
phù hợp và hiệu quả để thoát khỏi tình trạng manh mún
của các DN logistics Việt Nam hiện nay.
Chủ động nâng cao nhận thức về M&A
Trước tiên, bản thân các DN hoạt động trong ngành
logistics phải tự xác định được vị thế của mình trong
ngành để có giải pháp phát triển phù hợp. Đồng thời,
cũng cần nhận thức được về ý nghĩa thực sự của hoạt
động hợp nhất, sáp nhập DN trong bối cảnh thị trường
đang đòi hỏi những dịch vụ trọn vẹn hơn.

Chủ động trong M&A
Trước các đề nghị mua lại của các DN nước ngoài,
các DN logistic nội địa cần phân tích kỹ tình hình thực
tế của công ty, lý do đối tác đề nghị mua lại. Quan trọng
hơn, cần lưu ý đến các điều khoản trong lộ trình thực
hiện để tránh bị thua thiệt hoặc rơi vào thế bị động sau
sáp nhập.
Các DN Việt Nam cũng nên nhận thức được ưu điểm
của việc hợp nhất. Thứ nhất, các DN có khả năng cung
ứng các gói dịch vụ trọn vẹn hơn với chi phí thấp hơn
các công ty logistics của quốc gia khác. Thứ hai, M&A là
một cách các DN trong nước chống lại việc bị mua lại bởi
tập đoàn nước ngoài. Các công ty khi kết hợp lại thành
một thực thể kinh doanh mạnh hơn, có sự phát triển ổn
định sẽ khó bị mua lại hơn so với từng công ty nhỏ lẻ.
Có thể coi M&A như là một công cụ để chống lại việc bị
thâu tóm không mong muốn từ các công ty nước ngoài.
M&A: CON ĐƯỜNG ĐỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN
Các DN logistics Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thử thách. Với việc mở cửa thị trường,
không còn bảo hộ từ phía Nhà nước, các DN logistics nhỏ
và vừa đang có nguy cơ mất dần thị trường vào tay các
công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn nước ngoài.
Trong thời gian tới, như nhận định của nhiều chuyên
gia trong ngành, sẽ là thời điểm bùng nổ của hoạt động
M&A trong ngành logistics tại Việt Nam. Hợp nhất và
thâu tóm có thể không phải là giải pháp tối ưu nhất đối
với tất cả các công ty, nhưng hoàn toàn có thể là một
giải pháp khả thi mà các DN logistics Việt Nam nên xem
xét để tồn tại và phát triển ổn định trong giai đoạn hiện

nay. Điều quan trọng là, bản thân các DN phải nhận thức
được đầy đủ các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn mà các thương
vụ M&A đem lại để chủ động trước, trong và sau quá
trình thực hiện M&A.
Hỗ trợ chuyên môn



×