BÀI DỰ THI
CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai"
Dành cho giáo viên Năm học 2014-2015
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
Họ và tên giáo viên: ĐỖ VĂN BÌNH
Trường: THPT LIỄN SƠN
Địa chỉ nhà trường: thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Số điện thoại di động: 0987827866
Địa chỉ email:
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1
A
Câu 2
A
Câu 3
{
Câu 4
A
Câu 5
{
Câu 6
A
Câu 7
A
Câu 8
A
Câu 9
A
Câu 10
A
B
B
B
|
B
B
|
B
B
|
C
C
C
C
C
C
C
C
}
C
~
~
D
D
D
~
D
~
D
D
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Như tất cả chúng ta đều biết, tai nạn giao thông đặc biệt là tai nạn giao thông
đường bộ hiện đang là một vấn nạn của xã hội hiện đại, đặc biệt đối với các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam. Hàng ngày, chúng ta dễ dàng tìm thấy những tin bài và
cả những hình ảnh thực tế về những vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã, đang diễn ra
trên khắp các địa bàn dân cư của cả nước. Theo thông kê của Ủy Ban An toàn giao
thông Quốc gia, hàng ngày có hàng chục vụ tai nạn giao thông, chúng đã cướp đi sinh
mạng của hàng chục người, làm bị thương và tàn phế một con số tương tự, nhiều gia
đình lâm vào khánh kiệt và nan nguy, ngân sách quốc gia chịu tổn thất nặng nề, gánh
nặng đè lên xã hội do hậu quả của các vụ tai nạn giao thông, và nạn nhân của chúng
gây ra. Cảnh sinh, ly, tử, biệt, nỗi ám ảnh kinh hoàng từ các vụ tai nạn giao thông có
thể sẽ còn đeo đẳng và làm cho nạn nhân của chúng trở nên sống thực vật, cả đời mặc
cảm và đau đớn.
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là chương trình đào tạo kiến thức An
toàn giao thông và kỹ năng Lái xe an toàn dành cho đối tượng học sinh THCS và
THPT do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo và Uỷ ban
ATGT Quốc gia thực hiện. Vì vậy góp một tiếng nói để cảnh báo, đưa ra các khuyến
cáo, hướng dẫn và trợ giúp kiến thức cho mọi người đã, đang, và sẽ tham gia giao
Đỗ Văn Bình – THPT Liễn Sơn - Bài dự thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”
1/2
thông cho mọi người – theo tôi - không chỉ là trách nhiệm mà còn là hành vi văn hóa
ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng, và là nghĩa vụ công dân của mỗi chúng ta.
Là một công dân, một công chức và đặc biệt là một người thầy nên bản thân tôi
không chỉ ý thức việc chấp hành tốt luật giao thông mà còn luôn nỗ lực để trở thành
một tuyên truyền viên tích cực cho chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày
mai”. Hàng ngày, trong mỗi giờ học, hoặc các hoạt động dạy học tôi luôn ý thức việc
tích hợp các kiến thức về an toàn giao thông để giáo dục nhận thức và hành vi cho học
sinh. Tôi luôn tự tìm tòi các kiến thức, thông tin, hình ảnh, các ví dụ thực tiễn về các
hoạt động tham gia giao thông an toàn, các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao
thông, các hành vi vi phạm luật giao thông, và thậm chí các tai nạn giao thông cụ thể
để giúp học sinh hiểu một cách trực quan nhất, từ đó góp phần thay đổi nhận thức và
hành vi cho các em.
Tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là một công cụ hữu ích, trực
quan giúp cho tôi có những bài giảng hiệu quả. Tuy nhiên, việc giáo dục ý thức nhằm
thay đổi hành vi của học sinh cần phải được tổ chức dưới nhiều hình thức trực quan và
sinh động thì mới đem lại những kêt quả thiết thực và nhanh chóng. Nhận thức được
yêu cấu này, tôi đã mạnh dạn tổ chức nhiều hoat động trong giờ học như; hỏi-đáp
nhanh (nhằm kiểm tra các kiến thức cơ bản về an toàn giao thông của học sinh), trò
chơi thực tế (nhằm cụ thể hóa các tình huống về an toàn giao thông), các buổi nói
chuyện chuyên đề về an toàn giao thông, các buổi thảo luận và cho học sinh tìm kiếm
thông tin, viết bài, thậm chí đưa ra các tình huống giả tưởng. Thú vị và thiết thực hơn
cả có lẽ là trò chơi đóng vai và thực hiện các tình huống sa hình. Với trò chơi này học
sinh của tôi đã thực sự hiểu và thực hiện tốt các nội qui an toàn lái xe, hay tham gia
giao thông.
Nguyên tắc tổ chức các hoạt động của tôi luôn là chú trọng vào việc tổ chức
chương trình mẫu Vui học An toàn giao thông cho học sinh nhằm đánh giá về kết quả
giảng dạy từ đó rút kinh nghiệm, xây dựng các chương trình giảng dạy hoặc tổ chức
các hoạt động hoàn chỉnh, thiết thực và có ý nghĩa nhất dành cho học sinh. Mục tiêu
giảng dạy chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” của tôi cũng nhằm
đạt hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục ý thức, kiến thức và kỹ năng tham gia giao
thông an toàn cho học sinh bằng phương pháp giảng dạy đơn giản, dễ hiểu, sử dụng tài
liệu giáo dục an toàn giao thông có hình ảnh và phim minh họa sinh động, hấp dẫn, kết
hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành.
-----------------------HẾT----------------------------
Đỗ Văn Bình – THPT Liễn Sơn - Bài dự thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”
2/2