Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 Vợ nhặt Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.5 KB, 3 trang )

Đề thi học sinh giỏi về bài Việt Bắc- Tố Hữu
Đề bài : Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô
khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố
Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong
nhạc, vừa thức người bằng ý
Chế Lan Viên-“Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu”
Từ đoạn trích “Việt Bắc” (Ngữ Văn 12) của Tố Hữu, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý :
Mở bài : Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu ý kiến của Chế Lan Viên, giới thiệu Tố Hữu và bài
Việt Bắc.
Thân bài :
Luận điểm 1 :Giải thích ý kiến:
– “Thơ là đi giữa nhạc và ý”:
+ Nhạc tính trong thơ biểu hiện ở các yếu tố về vần, thanh, âm hưởng, nhịp điệu… và
được khơi nguồn từ cảm xúc của nhà thơ; nhạc điệu của bài thơ chính là nhạc điệu của
tâm hồn tác giả; tính nhạc làm nên sự hấp dẫn riêng biệt cho thơ.
+ Ý là nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong bài thơ.
+ “Thơ đi giữa nhạc và ý” nghĩa là thơ vừa phải có tính nhạc để tạo sức hấp dẫn riêng
làm đắm say lòng người, tránh được sự khô khan, nhưng đồng thời thơ cũng phải chứa
đựng nội dung ý nghĩa nhất định để gửi gắm thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tránh nông
cạn.
– “Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người
trong nhạc, vừa thức người bằng ý”:
+ Thơ Tố Hữu có sự hài hòa giữa “nhạc” và “ý”;
+ Chất nhạc làm cho thơ Tố Hữu ngọt ngào, tha thiết dễ đi vào lòng người; đồng thời thơ
ông lay động hồn người bằng những ý thơ sâu sắc về những tình cảm lớn.
Luận điểm 2 : Làm sáng tỏ ý kiến của Chế Lan Viên qua đoạn trích “Việt Bắc”:
@ Bài thơ Việt Bắc “thức người bằng ý”:
+ Kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hòa bình trở lại với miền Bắc, cán bộ cách
mạng và Trung ương Đảng chia tay đồng bào, chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Sự kiện
lịch sử ấy khơi nguồn cảm hứng cho Việt Bắc.


+ Việt Bắc là bản anh hùng ca tổng kết một giai đoạn lịch sử gian lao mà hào hùng của
dân tộc với những mảng hoài niệm chân thực, rõ nét về con người và quê hương cách
mạng:
~ Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc: thanh bình, thơ mộng nhưng cũng rất đỗi oai hùng trong
những ngày kháng chiến.
~ Con người Việt Bắc sống gian lao mà nghĩa tình, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, kề vai sát
cánh cùng Cách mạng.


+ Tái hiện kỷ niệm về Việt Bắc là để:
~ Bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng của cán bộ cách mạng với đồng bào và quê hương Việt
Bắc.
~ Đối thoại giữa “mình – ta” còn được xem là lời tự vấn của tác giả với lòng mình về
nghĩa tình thủy chung đối với đất và người Việt Bắc.
~ Nhắn gửi bài học sâu sắc về đạo lý dân tộc: “uống nước nhớ nguồn”, “ngọt bùi nhớ lúc
đắng cay”, quá khứ lịch sử luôn là một phần của hiện tại hôm nay.
@Bài thơ Việt Bắc “ru người trong nhạc”:
+ Chất nhạc của bài thơ được tạo nên từ nhịp điệu của cảm xúc, tâm trạng của thi nhân:
~ Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ.
~ Kết cấu theo lối đối đáp, hô ứng kết hợp với cặp đại từ “mình-ta” thường gặp trong ca
dao dân ca đã biến cuộc chia tay tập thể mang ý nghĩa lịch sử trở thành cuộc tình tự nồng
nàn, tha thiết vừa ngân nga vừa sâu lắng giữa kẻ ở người đi.
+ Chất nhạc của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố hình thức:
~ Thể thơ lục bát truyền thống chuẩn trong cách gieo vần, phối thanh, gần gũi với ca dao
dân ca tạo nên âm điệu ngọt ngào
~ Nhịp thơ có sự thay đổi phù hợp với cảm xúc: chậm rãi, tha thiết, lắng sâu trong hoài
niệm về thiên nhiên, con người; nhanh, mạnh, hối hả gấp gáp khi tái hiện những tháng
ngày kháng chiến hào hùng và niềm vui chiến thắng -> Việt Bắc là một bản nhạc đa dạng
về tiết tấu, có nhẹ nhàng sâu lắng, có cao trào hào sảng, hân hoan.
~ Nghệ thuật dùng từ láy, điệp từ ngữ, điệp cấu trúc cú pháp…

~ Nghệ thuật tiểu đối…
* Đánh giá, nhận xét:
– Ý kiến của Chế Lan Viên không chỉ đánh giá đúng đắn, ghi nhận và tôn vinh tài năng
thơ Tố Hữu mà còn có tư cách là một định nghĩa về thơ nói chung.
– Bài thơ Việt Bắc hài hòa giữa “nhạc” và “ý”, vì vậy một vấn đề lịch sử chính trị vốn
khô khan, khó viết, qua ngòi bút Tố Hữu đã thành những vần thơ đến với người đọc bằng
con đường của trái tim; thêm một lần nữa chứng tỏ: Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình
chính trị
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua đoạn thơ:Những người vợ nhớ chồng…góp
tên Ông Đốc,Ông Trang,Bà Đen,Bà Điểm”
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã có một quá trính phát triển trong lịch sử
dân tộc nói chung, văn học nói riêng. Những nhà văn lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc
đã từng nói lên vai trò của nhân dân như Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu,… Đến giai đoạn
văn học cách mạng, tư tưởng của nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi
vai trò và đóng góp to lớn của nhân dân trong vô vàn những cuộc đấu tranh ác liệt. Điều
này được thể hiện qua một số cây bút tiêu biểu như Đất Nước (Nguyễn Đình
Thi), Đường tới thành phố(Hữu Thỉnh),… Tuy nhiên, chỉ khi đến “Đất Nước” của
Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng của nhân dân mới trở thành cảm hứng chủ đạo.
Bài làm
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu


Cặp vơ chồng yêu nhau còn góp nên hòn Trống mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao, đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng năm im góp mình cho dóng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước những núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.
Tư tường Đất Nước của nhân dân trước hết được thể hiện qua sự biết ơn sâu nặng của

nhà thơ đối với nhân dân đã “góp” cuộc đời mình, số phận của minh để hóa thân thành
địa danh, thắng cảnh. Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn liền với đời sống của nhân dân:
– Bằng việc sử dụng thủ pháp liệt kê, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã diễn tả hết danh
lam, thắng cảnh mà nhân dân ta đã hóa thân, đã góp sức mình xây dựng. Ở miền Bắc, tấm
lòng thủy chung, sơn sắt, tình yêu bền vững của con người Việt Nam đã dựng nên hòn
nũi Vọng Phu. Ngày nay, Hòn Vọng Phu vẫn còn ở Lạng Sơn, gắn liền với sự tích nàng
Tô Thị bồng con chờ chồng hóa đá. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn tương truyền do hai cặp
vợ chồng yêu nhau mà hóa thành. Những địa danh, di tích đã trở thành biểu tượng cho
con người Việt Nam, mang đậm dáng hình con người, linh hồn của dân tộc.
– Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tìm về cuội nguồn linh thiêng để cảm nhận sâu sắc
thêm dáng hình của dân tộc. Điều đó đã gợi lên cho chúng ta nhớ về truyền thống đánh
giặc ngoại xâm, bất khuất, kiên cường qua hình ảnh người anh hùng làng Gióng nhổ tre
đuổi giặc Ân. Chính cái gót chân của Thánh Gióng đã để lại chứng tích “ao đầm” hình
móng chân ngựa quan chân núi Sóc Sơn. Những con voi cũng quây quần, hội tụ , chung
sức bao quanh núi Hi Cương – nơi đền thờ vua Hùng ngự trị. Hình ảnh con gà, con cóc
quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh cũng thật bình dị, đơn sở. Nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm đã khéo léo gợi nhắc chúng ta nhớ về truyền thống chống giặc giữ
nước, công cuộc xây dựng Đất Nước của ông cha ta.
-Không chỉ ở miền Bắc, mà ghé thăm miền Trung, chiêm ngưỡng núi Bút, non Nghiên, ta
còn thấy thấy được một truyền thống vô cùng quý báu, đó là truyền thống hiếu học, tôn
sư trọng đạo. Những người học trò nghèo nhưng vẫn nỗ lực, gắng sự làm nên núi Bút,
non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt nghèo vật chất mà giàu trí tuệ tài năng. Ở
miền cực Nam của tố quốc, những người dân nào đã đem mồ hôi, xương máu, bán mặt
cho đát, bán lưng cho trời để góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. Cùng với
đó, là con sông Cửu Long với dáng hình thơ mộng: Những con rồng nằm im góp cho
dòng sông xanh thẳm. Rồi “nằm im’ từ bao đời này mà Nam Bộ mến yêu có ‘dòng sông
xanh thẳm’ cho quê hương nhiều nước ngọt, phù sa, nhiều tôm cá, mêng mông biến lúa
bốn mùa.
=> Đọc đoạn thơ này của Nguyễn Khoa Điềm, có ai ngờ được rằng những địa danh,
thắng cảnh lại quá đỗi thân quen như thế. Bởi lẽ, tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã

thấm sao vào từng câu, từng chữ tạo nên một Đất Nước bình dị, mộc mạc, gần gũi, thân
quen
=> Đoạn thơ tiêu biêu cho cái hay, cái đẹp trong hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm, nó như
một tiếng nói tâm tình dịu ngọt, đậm chất suy tư sâu lắng.



×