Tháng 8-2008
Tuần
Tiết:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ
XX
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu
chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt
Nam giai đoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về
văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
I - NỘI DUNG
1. Đặc điểm bài học
- Đây là bài khái quát cả một thời kì văn học, nội dung kiến thức rất phong phú,
GV cần phải chọn lọc, tránh sa vào chi tiết. phải có quan điểm lịch sử, quan
điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này.
2. Trọng tâm bài học
Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ cách
mạng tháng Tám năm l945 đến năm 1975.
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm l945 đến năm 1975.
Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
GV hướng dẫn cho HS đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn
học bài.
GV nêu câu hỏi. Có thể hướng dẫn cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó, GV
nhấn mạnh những điểm quan trọng.
2. Tiến trình tổ chức dạy học .
(l) Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm
1975
a) Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
? nêu lịch sử thời kì này
GV nhấn mạnh những điểm có ảnh hưởng tới văn học:
Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nên trên
đất nước ta một nền văn học thống nhất.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ kéo dài suốt
30 năm đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn
dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên văn học giai đoạn này những
1
đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành và phát triển trong
hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Về văn hoá, từ năm 1945 đến
năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh
hưởng của văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc,...).
b) Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
● Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954
Hs nêu đặc điểm LSử
- Một số tác phẩm trong những năm 1945 - 1946 đã phản .ảnh được không khí
hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập.
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; tập
trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân
dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc
kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng
chiến chống thực dân Pháp. Những tác phẩm tiêu biểu là: Một lần tới Thủ đô và
Trận phố ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và Nhật kí ở rừng của Nam Cao, Làng
của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương,...Từ năm 1950, đã xuất hiện những tập
truyện, kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình
Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,... .
Thơ ca những năm kháng chiến chóng thực dân Pháp đạt được nhiều thành tựu
xuất sắc Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm
tháng giêng, Lên núi của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm,
Tây Tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng Nguyên, Đất nước của Nguyễn Đình
Thi, Đồng chí của Chính Hữu, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,...
Một số vở kịch xuất hiện gây được sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những
người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hoà của Học Phi.
● Chặng đường từ năm 1985 đến năm 1964
Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của
hiện thực đời sống. Một số tác phẩm khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp:
Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai,
trước giờ nổ súng của Lê Khâm. Một số tác phẩm khai thác đề tài hiện thực đời
sống trước Cách mạng tháng Táng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công
Hoan, Mười năm của Tô Hoài, Vỡ bờ (hai tập) của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển
(bốn tập) của Nguyên Hống. Viết về đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội: Sông Đà cua Nguyễn Tuân, Bốn năm sau của Nguyễn Huy Tưởng, Mùa lạc
của Nguyễn Khải, Cái sân gạch của Đào Vũ,…
Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ xuất sắc ở chặng này gồm có: Gió lộng
của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu,
Đất nở hoa của Huy Cận, Tiếng sóng của Tế Hanh,...
- Kịch nói ớ giai đoạn này cũng phát triển. Tiêu biểu là các vơ Một đảng viên
của Học Phi, Ngọn lửa của nguyễn vũ, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng
Cẩm,...
2
● Chặng đường từ năm 1965 đến năm l975
Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa
anh hùng cách mạng. Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện, kí viết trong
máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của
quân dân miền Nam anh dũng: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Hòn Đất
của Anh Đức Mẫn và tôi của Phan Tứ,...
Ở miền Bắc, truyện, kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là những tập kí chống
Mĩ của Nguyễn Tuân; truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ
Thi Thường, Đỗ Chu,... Nhiều tác giả nổi lên nhờ những cuốn tiểu thuyết như
Hữu Mai với Vùng trời (ba tập), Nguyễn Minh Châu với Cửa sông và Dấu chân
người lính, Chu Văn với Bão biển (hai tập),...
- Thơ ca những năm chống Mĩ cứu nước đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực
sự là một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ ca chặng đường
này thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng hiện thực; đồng thời bổ sung, tăng
cường chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang, tạo được sự lôi
cuốn, hấp dẫn như: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường - Chim
báo bão và Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của
Chính Hữu,. Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Mặt đường khát vọng
của Nguyễn Khoa Điềm, Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh, hương cây -Bếp
lửa của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, Cát trắng của Nguyễn Duy, Góc sân và
khoảng trời của Trần Đăng Khoa,... lịch sử thơ ca chặng đường này đặc biệt ghi
nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống
Mĩ. Đó là Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ,
Bằng Việt, Nguyễn Mĩ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức
Mậu, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa,...
- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Các vở kịch gây được tiếng
vang: Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội
trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt của Vũ Dũng Minh,...
c) Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
● Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận
mệnh chung của đất nước. Đây là một đặc điểm nói lên bản chất của văn học
giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.
Dựa vào SGK, GV nhấn mạnh và làm rõ đặc điểm cơ bản này.
● Nền văn học hướng về đại chúng. Đây cũng là một đặc điểm cơ bản của văn
học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.
GV dựa vào SGK, phân tích để làm rõ đặc điểm này.
● Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đây
là một đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học Việt Nam những
năm 1945 - 1975. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã đáp ứng được
yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách
mạng của văn học giai đoạn này.
GV giải thích kn sử thi , lãng mạn
GV dựa vào SGK, phân tích để làm rõ đặc điểm này.
(2) Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
3
a) Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
- Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc ta lại mở ra một thời kì
mới - thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến
năm 1985, đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới.
- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo,
kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá
nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học
dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ. Đất
nước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù
hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển
khách quan của nền văn học.
b) Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
- Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như ở giai đoạn
trước. Tuy nhiên, vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người
đọc. Chế Lan Viên từ lâu vẫn âm thầm đổi mới thơ ca, được thể hiện qua các tập
Di cảo thơ. Những cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ cứu nước vẫn tiếp tục sáng
tác, sung sức hơn cả là Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo,
Nguyễn Đức Mậu.
Hiện tượng nở rộ trường ca sau năm 1975 là một trong những thành tựu nổi bật
của thơ ca giai đoạn này (Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới
thành phố của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Đất nước
hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo). Một số tập thơ có giá trị khi ra đời ít nhiều
tạo được sự chú ý như: Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý
Nhị, Thư mùa đông của Hữu Thỉnh, ánh trăng của Nguyễn Duy, Xúc xắc mùa
thu của Hoàng Nhuận Cầm, Nhà thơ và hoa cỏ của Trần Nhuận Minh, Gọi nhau
qua vách núi của Thi Hoàng,... Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau năm 1975
xuất hiện rất nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình. Tiêu biểu là Phùng
Khắc Bắc với tập Một chấm xanh, Y Phương với tập Tiếng hát tháng giêng,
Nguyễn Quang Thiều với tập Sự mất ngủ của lửa, Trần Anh Thái với tập Đố
bóng xuống mặt trời.
- Từ sau năm 1975, văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca: Một số cây bút đã
bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời
sống như Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng (1979), Thái Bá Lợi với Hai người
trở lại trung đoàn (1979). Từ đầu những năm tám mươi, văn xuôi tạo được sự
chú ý của người đọc với những tác phẩm như Đứng trước biển của Nguyễn
Mạnh Tuấn, Cha và con và..., Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mưa mùa hạ,
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, những
tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn
Minh.Châu,... Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới.
Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hằng ngày. Những
sự xuất hiện, đề cập tới những vấn đề bức xúc của đời sống. Văn xuôi thực sự
khởi sắc với các tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn
Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng,
4
Thân phận tình yêu của Bảo Ninh; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng
Phủ Ngọc Tường hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài,...
Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Những vở kịch như Nhân danh
công lí của Doãn Hoàng Giang, Hồn Trường Ba, da hàng thịt của Lưu Quang
Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình,... là những vở tạo được sự chú ý.
Như vậy, từ năm 1975 và nhất là từ năm 1986, văn học Việt Nam từng bước
chuyển sang giai đoạn đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá,
mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng hơn về đề
tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật; cá tính sáng tạo
của nhà văn được phát huy. Văn học đã khám phá con người trong những mối
quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời
sống, kể cả đời sống tâm linh. Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất
hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong quan tâm nhiều hơn tới số phận
cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường: Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng cũng nảy sinh những khuynh
hướng tiêu cực, những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh. Văn học có xu hướng
nói nhiều tới mặt trái của xã hội, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực.
III - KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Kiểm tra, đánh giá
GV kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp nhận bài của HS theo các câu hỏi:
- Các chặng đường phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
(thành tựu chủ yếu của các thể loại)?
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nang từ năm l945 đến năm 1975?
Làm rõ các đặc điểm đó qua từng thể loại.
- Một số thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975, đến hết thế kỉ
XX?
2. Gợi ý giải bài tập.
Câu nói của Nguyễn Đình Thi đề cập tới mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng
chiến. Một mặt, văn nghệ phụng sự kháng chiến - đó là mục đích của nền văn
nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Mặt khác, chính hiện thực
cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, tạo nên
nguồn cảm hứng sáng tạo mới cho văn nghệ
---------------------
5
Tuần
Tiêt:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là kĩ năng
tìm hiểu đề và lập dàn ý:
- Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những
quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lí.
B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
I - NỘI DUNG
1. Đặc điểm bài học
Nghị luận xã hội là loại văn bản có ý nghĩa nhật dụng cao. Về nội dung, nghị
luận xã hội thường bàn đến các đề tài: một vấn đề chính trị; một tư tưởng, đạo lí;
một hiện tượng đời sống. Với HS phổ thông, đề tài nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí thường là: quan điểm về đạo đức, thế giới quan nhân sinh quan của con
người; về văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phương pháp tư tưởng.
2. Trọng tâm bài học
Cách làm một bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề bài
trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư
tưởng, đạo lí.
2. Tiến trình tổ chức dạy học .
Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện tập để biết cách làm bài
nghị luận về một tưởng, đạo lí
GV có thể dựa vào đề bài và những câu hỏi gợi ý trong SGK để hướng dẫn HS
học tập. Chỉ yêu cầu HS nêu khái quát, ngắn gọn, theo hướng sau:
a) Tìm hiểu đề
- Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp trong đời
sống của mỗi người. Đây là vấn đề cơ bản mà mỗi người muốn xứng đáng là
con người cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực.
- Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: lí tưởng (mục đích) đúng đắn, cao đẹp;
tâm hồn, tình cảm lành mạnh nhân hậu; trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở
rộng; hành động tích cực, lương thiện... Với thanh niên, HS, muốn trở thành
người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện
nhân cách.
- Như vậy, bài làm có thể hình thành 4 nội dung để trả lời câu hỏi của Tố Hữu: lí
tưởng đúng; tâm hồn lành mạnh; trí tuệ mở rộng; hành động tích cực.
- Với đề văn này, ta có thể sử dụng các thao tác lập luận: giải thích (sống đẹp);
phân tích (các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp); chứng minh, bình luận (nêu
6
những tấm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp, phê phán lối
sống ích kí, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực,...).
- Dẫn chứng: chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn
nhưng không cần nhiều (tránh lạc sang nghị luận văn học).
b) Lập dàn ý
GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi ý trong SGK.
Bước 2: Hướng dẫn HS sơ kết, nêu hiểu biết về nghị luận xã hội nói chung, cách
làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng (mục 2 của SGK).
Gợi ý trả lời câu hỏi trong SGK:
- Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú, bao gồm các vấn đề về
nhận thức (lí tưởng, mục đích sống); về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng
nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,
thái độ hoà nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,...); về các quan hệ gia
đình (tình mẫu tử ,tình anh em,...), quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò,
tình bạn,...) và về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc
sống,…
- Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là: giải
thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.
Bước 3: GV hướng dẫn HS phần Ghi nhớ.
III - KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình tổ chức bài học, GV có thể giúp HS vừa hình thành vừa tự kiểm
tra tri thức, kĩ năng.
2. Gợi ý giải bài tập.
Bài tập 1
a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi
con người. Căn cứ vào nội dung cơ bản và một số từ ngữ then chốt, ta có thể đặt
tên cho văn bản ấy là: “Thế nào là con người có văn hoá?” “Một trí tuệ có văn
hoá”, hoặc “Một cách sống khôn ngoan”,...
b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: giải thích (đoạn l: Văn
hoá, đó có phải là sự phát triển nội tại... Văn hoá nghĩa là...); phân tích (đoạn 2:
Một trí tuệ có văn hoá...); bình luận (đoạn 3: Đến đây, tôi sẽ để các bạn...).
c) Cách diễn đạt trong văn bản trên khá sinh động. Trong phần giải thích, tác giả
đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả lời câu nọ nối câu kia, nhằm lôi cuốn người đọc
suy nghĩ theo gợi ý của mình. Trong phần phân tích và bình luận, tác giả trực
tiếp đối thoại với người đọc (tôi sẽ để các bạn quyết định lấy... Chúng ta tiến bộ
nhờ... Chúng ta bị tràn ngập... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể...),
tạo quan hệ gần gũi, thân mật, thẳng thắn giữa người viết (thủ tướng một quốc
gia) với người đọc (nhất là thanh niên). Ở phần cuối, tác giả viện dẫn đoạn thơ
của một nhà thơ Hi Lạp vừa tóm lược các luận điểm nói trên, vừa gây ấn tượng
nhẹ nhàng, dễ nhớ và hấp dẫn.
Bài tập 2
SGK đã nêu những gợi ý cụ thể. GV nhắc HS làm bài ở nhà (lập dàn ý hoặc viết
bài), rồi kiểm tra, chấm điểm để động viên, nhất là những HS chăm chỉ, tự giác
học tập.
7
Tuần
Tiết
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
- Hiểu dược những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và
những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh.
- Vận dụng được những kiến thức nói trên vào việc cảm thụ và phân tích văn thơ
của Người.
B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
I - NỘI DUNG
1. Đặc điểm bài học
Đây là bài học cung cấp kiến thức khái quát về một tác gia văn học. Cho nên,
khi dạy bài này, GV cần xử lí thoả đáng mối quan hệ giữa kiến thức khái quát và
kiến thức cụ thể; giữa những nhận xét, nhận định với những dẫn chứng minh
hoạ.
- Hồ Chí Minh là một tác gia quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS và
THPT. Nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh, HS đã được học ở THCS. Vì vậy, khi
dạy bài này, GV cần phát huy kiến thức đã học và đã đọc của HS về văn thơ của
Người.
2. Trọng tâm bài học
Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí
Minh. Vận dụng những tri thức đó để phân tích văn thơ của Người.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
GV hướng dẫn HS trước khi đến lớp đọc kĩ SGK và trả lời câu hỏi trong phần
Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó, GV nhấn
mạnh, khắc sâu những ý chính.
2. Tiến trình tổ chức dạy học .
GV hướng dẫn HS bám sát bài viết trong SGK. Tiến trình bài giảng cũng theo
sát các mục trong văn bản đó.
a) Về tiểu sử Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Dựa vào SGK, GV hướng dẫn HS nắm vững những nét chính về tiểu sử của
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Nhấn mạnh để HS hiểu sâu sắc: Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí
Minh còn để lại một di sản văn học quý giá. Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ
lớn của dân tộc.
b) Về quan điểm sáng tác
8
Dựa vào SGK, GV nhấn mạnh những điểm sau trong quan điểm sáng tác văn
học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự
nghiệp cách mạng. Quan điểm này thể hiện rõ trong hai câu thơ: “Nay ở trong
thơ nên có thép - Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (“Cảm tưởng đọc Thiên
gia thi”). Về sau, trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951,
Người lại khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là
chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
- Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.
Tính chân thật được coi là một thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật.
Người nhắc nhở người nghệ sĩ nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và đề cao sự
sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo.
Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để
quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: Viết
cho ai? (đối tượng), (viết để làm gì? (mục đích); sau đó mới quyết định Viết cái
gì? (nội dung) và Viết thế nào? (hình thức). Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Người
đã vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau. Vì thế, những tác
phẩm của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn
có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng.
Quan điểm sáng tác nói trên của Hồ Chí Minh cũng giải thích vì sao trong trước
tác của người có những bài văn, bài thơ lời lẽ nôm na, giản dị, dễ hiểu nhưng
bên cạnh đó lại có những tác phẩm đạt tới trình độ nghệ thuật cao, phong cách
độc đáo.
c) Sự nghiệp văn học
- Văn chính luận
? thế nào là chính luận?
Khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân đã thu hút
phần lớn tâm huyết của Hồ Chí Minh vào thể loại văn chính luận. Các tác phẩm
thuộc thể loại này được viết với mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện
kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách
mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử. Trong những thập niên đầu
thế kỉ XX, bút danh Nguyễn ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng. A.Q, Ng. Ái
Quốc, N.A.Q., N,... xuất hiện thường xuyên trên các tờ báo Người cùng khổ (Le
Paria), Nhân đạo (L’humanite), Đời sống thợ thuyền (La vie ouvrière),... Người
đã viết hàng loạt những bài báo sắc sảo lên án tội ác của thực dân Pháp cùng
chính sách tàn bạo của chính phủ Pháp đối với các nước thuộc địa, kêu gọi
những người nô lệ, bị áp bức liên hiệp lại, đoàn kết đấu tranh.
- Tiêu biểu nhất cho văn chính luận của Người ở giai đoạn này là Bản án chế độ
thực dân Pháp, xuất bản lần đầu ở Pa-ri năm 1925. Cuốn sách đã tố cáo một
cách đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa: ép
buộc hàng vạn người dân bản xứ đổ máu vì mẫu quốc trong Chiến tranh thế giới
thứ nhất; bóc lột và đầu độc họ bằng sưu thuế, rượu và thuốc phiện; tổ chức một
bộ máy cai trị bất chấp công lí và nhân quyền, chà đạp và lăng nhục những
người dân vô tội một cách man rợ. Tác phẩm lay động tâm tư người đọc không
chỉ ở những sự việc được mô tả chân thực, ở những bằng chứng không thể chối
9
cãi mà còn ở thái độ, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt của tác giả và nghệ thuật châm
biếm, đả kích sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
Tác phẩm tiêu biểu cho văn chính luận của Hồ Chí Minh còn là bản Tuyên ngôn
Độc lập (l945). Đó là một văn kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đồng
thời là một áng văn chính luận mẫu mực: bố cục ngắn gọn, súc tích; lập luận
chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; bằng chứng xác thực; ngôn ngữ hùng hồn, giàu tính
biểu cảm.
Tuyên ngôn Độc lập còn là áng văn thể hiện những tình cảm cao đẹp của Người
đối với dân tộc, nhân dân và nhân loại. Tiếp sau Tuyên ngôn Độc lập là những
áng văn chính luận nổi tiếng như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946),
Không có gì quý hơn độc lập, tự do (l966). Đó là những văn kiện quan trọng
được viết trong những giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc, thể hiện sâu sắc
tiếng gọi thiêng liêng của non sông đất nước, văn phong vừa hào sảng, vừa tha
thiết làm rung động trái tim hàng triệu người Việt Nam yêu nước. Những áng
văn chính luận tiêu biểu của Hồ Chí Minh cho thấy tác giả viết không chỉ bằng lí
trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu, ghét sâu sắc, mãnh
liệt nồng nàn.
● Truyện và kí
? Cho biết những tác phẩm của HCM mà em được biết?
- Trong thời gian hoạt động ở Pháp, ngoài những tác phẩm chính luận, Nguyễn
Ái Quốc còn sáng tác một số truyện ngắn, kí, tiểu phẩm,... sau này được tập hợp
lại trong tập Truyện và kí. Đó là những truyện viết bằng tiếng Pháp, đăng báo ở
Pa-ri như Pa-ris (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết
mùi hun khói (l922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay
là Va-ren và Phan Bội Châu (1925),... Những tập truyện này, một mặt hướng
vào việc vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân,
châm biếm một cách thâm thuý, sâu cay vua quan phong kiến ôm chân thực dân
xâm lược; mặt khác, bộc lộ nồng nàn lòng yêu nước và tinh thần tự hào về
truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm trong Truyện và kí
đều ngắn gọn, súc tích, vừa thấm nhuần tư tưởng, tình cảm của thời đại, vừa thể
hiện một bút pháp mới, mang màu sắc hiện đại trong lối viết nhẹ nhàng mà đầy
tính trào lộng của văn thông tấn. Ngoài tập Truyện và kí nói trên, Người còn viết
một số tác phẩm khác như Nhật kí chìm tàu (l931), Vừa đi đường vừa kể chuyện
(l963),...
- Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Nguyễn Ái
Quốc. Hà Minh Đức nhận xét: “Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc
của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc”. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng ngòi bút châm
biếm của Nguyễn ái Quốc “vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm
hỉnh”.
● Thơ ca
? nêu những bài thơ của HCM mà em biết?
10
Thơ ca Hồ Chí Minh được in trong các tập Nhật kí trong tù (viết năm 1942 -
1943, xuất bản năm 1960),Thơ Hồ Chí Minh (1967) và Thơ Chữ Hán Hồ Chí
Minh (1990).
- Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) - một tập nhật kí bằng thơ được viết trong
thời gian Người bị giam cầm trong nhà tù Quốc dân đảng tại Quảng Tây, Trung
Quốc từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Tác giả đã ghi chép những
điếu mắt thấy, tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày, từ nhà lao này đến nhà
lao khác. Bởi thế, tác phẩm đã tái hiện một cách chân thực, chi tiết bộ mặt tàn
bạo của nhà tù Quốc dân đảng và một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc những
năm 1942 - 1943. Vì thế, tác phẩm mang giá trị phê phán sắc sảo, thâm thuý.
Tuy nhiên, Nhật kí trong tù chủ yếu ghi tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác
giả, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sỹ cách mạng trong
hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. Nhờ vậy, qua tập thơ, ta có thể
nhận ra bức chân dung tự hoạ của Hồ Chi Minh. Đó là một con người nghị lực
phi thường; tâm hồn luôn khao khát tự do, hướng về Tổ quốc; vừa nhạy cảm
trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dễ xúc động trước nỗi đau của con người, vừa có
con mắt sắc sảo, tinh tường phát hiện những mâu thuẫn hài hước của một xã hội
mục nát để tạo ra tiếng cười đầy trí tuệ.
Nhật kí trong tù là một tập thơ sâu sắc về tư tưởng, độc đáo mà đa dạng về bút
pháp, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của Hồ Chí Minh.
Ngoài Nhật kí trong tù còn phải kể đến một số chùm thơ Người sáng tác ở Việt
Bắc từ năm 1941 đến năm 1945 và trong thời kì kháng chiến chống thực dân
Pháp. Trong số đó, phần lớn là những bài được viết nhằm mục đích tuyên truyền
như Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ,... Những bài thơ viết theo
cảm hứng nghệ thuật như Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó (viết trước Cách
mạng); Đăng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Báo tiệp, Cảnh khuya,... (viết
trong kháng chiến chống thực dân Pháp) vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang
tinh thần hiện đại. Nổi lên trong thơ Người là hình ảnh nhân vật trữ tình tâm hồn
luôn trĩu nặng “nỗi nước nhà” mà cốt cách, phong thái vẫn điềm tĩnh, ung dung,
tự tại.
d) Phong cách nghệ thuật
? giải thích khái niệm phong cách
● Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo mà đa dạng
- Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh trước hết bắt nguồn từ truyền thống gia
đình, môi trường văn hoá và hoàn cảnh sống, hoạt động cách mạng cùng cá tính
của Người. Ngay từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được sống trong không khí của văn
chương cổ điển Việt Nam và Trung Quốc, của thơ Đường, thơ Tống,... Trong
thời gian hoạt động cách mạng ớ nước ngoài, nhiều năm Người sống ở Pa-ri,
Luân Đôn, Oa-sinh-tơn, Ca-li-phoóc-ni-a, Hồng-kông,... tiếp xúc và chịu ảnh
hưởng về tư tưởng cũng như nghệ thuật của nhiều nhà văn Âu, Mĩ và nền văn
học nghệ thuật phương Tây hiện đại. Những điều đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp
tác động tới việc hình thành phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
- Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh còn được hình thành do quan điểm của
Người về sáng tác văn học. Khi cầm bút, Người thường đặt những câu hỏi: Viết
11
cho ai?, Viết để làm gì?; Sau đó mới quyết định Viết cái gì? và Viết thế nào?.
Hiểu được quan điểm sáng tác đó mới có thể lí giải được đặc điểm đa dạng,
nhiều sắc thái của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: vì sao những truyện, kí
sáng tác vào đầu những năm hai mươi của thế kí trước lại viết bằng tiếng Pháp
với một bút pháp rất hiện đại của phương Tây; vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập
lại có bố cục ngắn gọn, lập luận chặt chẽ và được mở đầu bằng việc trích những
lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kì và bản
Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cộng hoà Pháp , vì sao những bài
Ca dân cày, Ca du kích lại có lời lẽ giản đi, mộc mạc, dễ nhớ, dễ thuộc đến thế;
vì sao những bài thơ chữ Hán của Người lại hàm súc, đậm đà màu sắc cổ điển
như vậy,...
● Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca,
Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn.
- Văn chính luận của Hồ Chí Minh thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận
chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến
và đa dạng về bút pháp. GV có thể phân tích các tác phẩm tiêu biểu như Tuyên
ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến để làm rõ phong cách chính
luận của Người.
- Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến
đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thân thuý của phương
Đông, vừa hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy-mua (humour) của phương Tây. GV
có thể phân tích các truyện tiêu biểu như Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, Vi
hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu,... để làm rõ những nét
phong cách nói trên của truyện và kí của nguyễn Ái Quốc. Khi phân tích, cần
chú ý chỉ ra những đóng góp riêng của Nguyễn ái Quốc ở các phương diện: một
trí tưởng tượng phong phú, những sáng tạo độc đáo về tình huống truyện, sự kết
hợp hài hoà văn hoá phương Đông và phương Tây trong nghệ thuật trào phúng,
giọng điệu và lời văn linh hoạt, hấp dẫn,...
- Thơ ca là thể loại thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng như Ca dân cày, Ca
công nhân, Ca binh lính,... lời lẽ thường giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân
gian hiện đại vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm
người đọc, người nghe:
Thân người chẳng khác thân trâu
Cái phần no ấm có đâu đến mình.
(Ca dân cày)
Mẹ tôi là một đoá hoa
Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.
(Ca sợi chỉ)
+ Những bài thơ nghệ thuật của Người là nhưng bài được viết theo hình thức cổ
thi hàm súc có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại,
giữa chất trữ tình và tính chiến đấu. GV có thể phân tích những bài thơ như
Chiều tối Giải đi sớm, Ngắm trăng, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya,... để làm rõ
những nét phong cách nói trên.
III - KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
12
1. Kiểm tra, đánh giá
Chủ yếu kiểm tra mức độ nắm bắt của HS về quan điểm sáng tác, phong cách
nghệ thuật của Hồ Chí Minh và khả năng vận dụng những tri thức đó để phân
tích những tác phẩm văn học của Người.
2. Gợi ý giải bài tập.
Bài tập 1
Bài tập yêu cầu phân tích hai bài thơ Chiều tối và Giải đi sớm để làm rõ sự hoà
hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.
GV tìm những biểu hiện của các yếu tố nói trên trong hai bài thơ Chiều tối và
Giải đi sớm. Thao tác khảo sát cần thiết là dựa vào một số phương tiện thuộc về
thể loại như về thi đề, thi liệu, bút pháp, ngôn ngữ,... Chẳng hạn:
- Bút pháp cổ điển: đó là một thế giới thơ đầy thiên nhiên. Thiên nhiên được
nhìn từ xa, được khắc hoạ bằng những nét chấm phá, không nhằm ghi lại hình
xác mà chỉ cốt truyện được linh hồn của tạo vật. Màu sắc cổ điển còn được thể
hiện ở phong thái ung dung của nhân vật trữ tình.
- Tuy nhiên, nhìn ở phương diện khác, cả hai bài thơ Chiều tối và Giải đi sớm
đều thể hiện rõ bút pháp hiện đại, tinh thần hiện đại. Thiên nhiên trong hai bài
thơ không tĩnh lặng mà vận động một cách khoẻ khoắn, hướng tới sự sống, ánh
sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình cũng thế, không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ,
luôn luôn ở trong tư thế làm chủ hoàn cảnh, không bị chìm đi mà nổi bật hẳn lên
giữa bức tranh thiên nhiên,....
Hai bài thơ trên còn thể hiện rất rõ sự hoà hợp giữa chất “thép” và chất “tình”,
giữa tư cách chiến sĩ và thi sĩ.
Bài tập 2
Qua tập thơ Nhật kí trong tù, người đọc có thể thấy nhiều bài học thấm thía và
sâu sắc GV hướng dẫn cho HS chỉ ra những bài học sâu sắc nhất, tuỳ theo hoàn
cảnh riêng của mỗi HS.
Làm ở nhà
Tuần
Tiết
tháng
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
- Nhận thức được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là
kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta, phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều
phương diện khác nhau trong cơ cấu của tiếng việt.
- Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản
của cha ông, có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự
trong sáng, đồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn dục
tiếng việt.
13
B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
I - NỘI DUNG
1. Đặc điểm bài học
Bài này có tính lí thuyết, HS chưa được học thành bài riêng ở lớp dưới. Tuy vậy,
những vấn đề trong nội dung khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt và vấn đề
giữ gìn sự trong sáng ấy đã được nhắc tới trong một số bài học ở các lớp dưới
hoặc các bài học trước. Cho nên GV cần khơi gợi để HS có thể hệ thống hoá
được những kiến thức đã có.
- Cần phối hợp giữa các nhận định lí thuyết với việc phân tích các ví dụ trong
thực tế và làm các bài tập thực hành.
2. Trọng tâm bài học
Đây là bài dạy trong hai tiết:
Ở tiết l cần phân tích để HS hiểu nội dung vấn đề sự trong sáng của tiếng Việt.
Đây là khái niệm có tính chất trừu tượng, không dễ nắm bắt. Đối với HS THPT,
nên thông qua những hiện tượng cụ thể trong việc sử dụng ngôn ngữ để giúp HS
phân biệt thế nào là trong sáng và thế nào là không trong sáng. Trong SGK có
nêu một số ví dụ cả dùng đúng và dùng sai. Về ba phương diện cơ bản của sự
trong sáng trong tiếng việt:
- Tính chuẩn mực, có quy tắc
- Sự không lai căng lạm dụng ngôn ngữ khác
- Phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói
GV có thể dẫn thêm các ví dụ khác, tốt nhất là lấy từ thực tế sử dụng ngôn ngữ
của HS để các em dễ nhận thức.
Tiết 2 có nội dung về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt. GV cần khẳng định để HS thấy rõ sự trong sáng là một
phẩm chất của tiếng Việt, nhưng nếu mỗi cá nhân không có ý thức, không có
trách nhiệm và thói quen rèn luyện thì không giữ gìn và phát huy được sự trong
sáng đó. SGK trình bày trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở ba
phương diện:
- Cần có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt.
- Cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt thông qua kinh nghiệm thực tế,
hoặc từ sự trau dồi, học hỏi qua giao tiếp, qua sách vở, nhà trường,...
- Cần sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực và quy tắc của nó, tránh lạm
dụng ngôn ngữ khác; cần nâng cao phẩm chất văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ.
Trong bài học còn có hoạt động luyện tập thực hành thông qua việc làm các bài
tập. Ngoài ra, GV có thể cho HS tìm hiểu về khái niệm sự trong sáng của tiếng
Việt thông qua các bài đọc thêm (các đoạn trích, ý kiến của một số tác giả).
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Khi GV hướng dẫn cho HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và
những biểu hiện của sự trong sáng, nên xuất phát từ những ngữ liệu thực tế.
Ngoài các ngữ liệu trong SGK, GV có thể tham khảo thêm các tài liệu khác về
việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ các ngữ liệu đó dẫn đến nội dung
việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. HS thảo luận, nhận xét, GV hướng dẫn
và tổng kết thành nội dung của phần Ghi nhớ.
14
2. Tiến trình tổ chức dạy học .
Bài học được tổ chức thành hai bước (ở cả hai tiết):
Bước 1: Tìm hiểu những nội dung lí thuyết. Khi đi vào những vấn đề lí thuyết,
cần luôn luôn phối hợp giữa nhận định lí thuyết và phân tích ngữ liệu thực tế.
Việc phân tích ngữ liệu cần chỉ ra cái đúng, cái sai, cái trong sáng và không
trong sáng về nội dung và hình thức (như ở một số ví dụ trong SGK đã làm).
Bước 2: Thực hành luyện tập. Các bài tập có yêu cầu phân tích, nhận diện hoặc
sửa chữa, tạo lập nhưng đều hướng đến vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng
việt.
III - KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Kiểm tra, đánh giá
Cho HS lần lượt giải các bài tập trong SGK. Đánh giá nhận thức và kĩ năng của
HS thông qua việc làm các bài tập đó.
2. Gợi ý giải bài tập.
TIẾT 1
Bài tập 1
Bài tập yêu cầu phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn
Du và Hoài Thanh. Tính chuẩn xác là một biểu hiện về sự trong sáng của ngôn
ngữ. Muốn thấy được tính chuẩn xác, cần đặt các từ trong mục đích chỉ ra những
nét tiêu biểu trong diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều,
đồng thời so sánh đối chiếu với các từ gần nghĩa, đồng nghĩa cũng biểu hiện tính
cách đó mà hai nhà văn đã không dùng. Các từ ngữ nói về các nhân vật mà hai
nhà văn đã sử dụng:
- Kim Trọng: rất mực chung tình
- Thuý Vân: cô em gái ngoan
Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
Thúc Sinh: sợ vợ
- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
- Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”
Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”
- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”.
Đối với mỗi từ ngữ dùng cho mỗi nhân vật, GV nên gợi ý để HS nhớ lại những
chi tiết tiêu biểu trong Truyện Kiều gắn vời từng nhân vật. Từ đó, thấy được độ
chuẩn xác của việc dùng các từ ngữ đó. Chẳng hạn, đối với Kim Trọng, việc
dùng cụm từ rất mực chung tình là rất chính xác. Kim Trọng yêu say đắm Thuý
Kiều, nhưng vì tai hoạ giáng xuống gia đình Thuý Kiều nên mối tình của họ
không được toại nguyện. Mặc dù được thay thế bằng mối tình của Thuý Vân,
nhưng Kim Trọng vẫn không lúc nào nguôi tình cảm với Thuý Kiều. Kim Trọng
đã bằng mọi cách để tìm tung tích Thuý Kiều và cuối cùng đã tìm được nàng bị
lưu lạc ở phương xa. Tìm được Thuý Kiều, tình cảm của Kim Trọng vẫn đằm
thắm như xưa, nghĩa là vẫn rất mực chung tình.
Bài tập 2
15
Đoạn văn đã bị lược bỏ một số dấu câu, do đó, lời văn không gãy gọn, ý không
được sáng rõ. Muốn đạt được sự trong sáng, cần khôi phục lại những dấu câu
cần thiết vào các vi trí thích hợp như sau: .
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận -
dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy - một
mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ,
từ chối những gì mà thời đại đem lại.
(Chế Lan Viên)
Ở một số vị trí trong đoạn văn trên có thể có những khả năng khác trong việc
dùng dấu câu nhưng vẫn đảm bảo nội dung cơ bản mà tác giả định biểu hiện. Do
đó, khi làm bài tập này, GV có thể cho phép một số phương án giải quyết khác,
chẳng hạn:
Thay cho hai dấu gạch ngang câu 2 là hai dấu ngoặc đơn.
Thay cho dấu gạch ngang câu 3 là dấu hai chấm.
Bài lập 3
Từ Microsoft là tên một công ti nên cần dùng. Từ file cần thay bằng từ tiếng việt
là tiệp tin. Từ hacker nên chuyển dịch là ké đột nhập trái phép cho dễ hiểu. Còn
từ cocoruder là danh từ tự xưng nên có thể giữ nguyên. Như vậy, trong câu này
có hai từ nước ngoài (file, hacker) nên thay bằng từ tiếng việt hoặc dịch nghĩa ra
tiếng Việt Nam
TIẾT 2
Bài tập 1
Các câu b, c, d là những câu trong sáng, câu a không trong sáng. ở câu a, có sự
lẫn lộn giữa trạng ngữ (Muốn xoá bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn)
với chủ ngữ của động từ đòi hỏi, trong khi đó, các câu b, c, d thể hiện rõ các
thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu.
Bài lập 2
Trong lời quảng cáo dùng tới ba hình thức biểu hiện cùng một nội dung: ngày lễ
Tình nhân, ngày Valentin, ngày Tình yêu. Tiếng Việt có hình thức biểu hiện thoả
đáng là ngày tình yêu (vừa có ý nghĩa cơ bản tương ứng với từ Valentin, vừa có
sắc thái biểu cảm ý nhị, dễ cảm nhận và lĩnh hội đối vời người Việt Nam), do đó
không cần và không nên sử dụng hình thức biểu hiện của tiếng nước ngoài là
Valentin. Còn hình thức biểu hiện ngày lễ tình nhân thì thiên nói về con người,
trong khi hình thức ngày tình yêu biểu hiện được ý nghĩa cao đẹp là tình cảm của
con người.
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học, viết được bàn nghị luận
xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận
trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận,...
16
- Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn
luyện.
B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
I - NỘI DUNG
1. Đặc điểm bài học
Đây là bài viết mở đầu ở lớp 12, vừa có nhiệm vụ thực hành tri thức học tập ở
bài trước - tuần l, vừa kiểm tra kiến thức và kì năng làm văn lớp 11, từ đó hình
thành kiến thức vả kĩ năng làm văn lớp 12. Bài làm đã được báo trước nên HS
có điều kiện tích luỹ kiến thức, sưu tầm tư liệu nhưng cũng rất dễ xảy ra tình
trạng HS sao chép tài liệu một cách máy móc. GV nên nhắc các em tự giác làm
bài, nhằm phản ánh trung thực kiến thức và kĩ năng của bản thân... Đồng thời,
GV nên chú ý điều tra, tìm hiểu trình độ HS để chọn đề trong SGK hoặc soạn đề
khác cho sát vời trình độ HS lớp mình dạy.
2. Trọng tâm bài học
Hướng dẫn HS chuẩn bị và tổ chức cho HS làm bài nghiêm túc.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
GV có thể chọn đề trong SGK hoặc ra đề mới cho phù hợp trình độ HS. Đề tài
nghị luận nên tập trung và những quan niệm về đạo lí, những vấn đề tư tưởng
phổ biến trong HS như: ước mơ, quan hệ gia đình, bạn bè, lối sống,...
2. Tiến trình tổ chức dạy học .
Sau khi ổn định tổ chức, bài học được tiến hành theo tình tự quen thuộc của tiết
viết bài làm văn.
Có thể thao khảo thêm một số đề sau
Đề 1
Bình luận ý kiến của Sê-khốp) (nhà văn Nga): “Con người càng phát triển cao về
trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho anh ta nhiều
thích thú hơn”.
Đề 2
“Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng
Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động
Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi.
(G. Bê-khe)
Những vần thơ trên của G. Bê-khe (thi hào Đức) gợi cho anh (cho những suy
nghĩ gì về yêu cầu và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện
nay.
Đề 3
Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân
mình trong năm học cuối cấp THPT
III - KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Kiểm tra, đánh giá
Chủ yểu hướng vào việc nhắc HS tự giác và tích cực làm bài.
2. Gợi ý giải bài tập.
17
có thể gợi ý và hướng dẫn thêm cho những HS yếu kém để các em hoàn tất bài
viết.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn và của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Biết cách tìm hiểu một văn bản chính luận qua việc phân tích lập luận, lí lẽ và
ngôn từ của tác phẩm.
B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
I - NỘI DUNG
1. Đặc điểm bài học
Đây là bài học cung cấp cho học sinh những nhận thức quan trọng về một tác
phẩm có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc, trong tiến trình vận động của nền
văn học, đồng thời là kết tinh về đẹp tư tưởng và tâm hồn của Hồ Chí Minh, một
trong những con người ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm không chỉ là
áng hùng văn khai sinh ra một nước Việt Nam mới, mở đầu cho kỉ nguyên độc
lập, tự do trong thời hiện đại mà còn mang ý nghĩa mở đầu cho một nền văn học
mới - nền văn học cách mạng mang khát vọng đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo
và tiến bộ.
Văn bản có những đặc điểm sau:
a) Giá trị lịch sử: Xét ở góc độ lịch sử, có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là lời
tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên tranh đấu xoá bỏ chế độ phong kiến, thực
dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại với tư
cách một nước độc lập, dân chủ và tự do.
b) Giá trị tư tưởng: Xét trong mồi quan hệ với các trào lưu tư tưởng lớn của
nhân loại ớ thế kỉ XX, có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm kết tinh lí
tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự đo. Cả
hai phẩm chất này của tác phẩm cần phải được coi như một đóng góp riêng của
tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp,
vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế
kỉ XX: Đây là lí do vì sao Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp
quốc (UNESCO) lại tấn phong Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và
tạp chí Time xếp Hồ Chí Minh là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng
lớn nhất trong thế kỉ XX.
c) Giá trị nghệ thuật: Xét ở bình diện văn chương, Tuyên ngôn Độc lập là một
bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác
thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
2. Trọng tâm bài học
18
Tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn, có kết cấu chặt chẽ và liền
mạch. Vì vậy, cần phân tích toàn bộ văn bản. Tuy nhiên, do thời lượng và đặc
điểm riêng trong tiếp nhận của HS THPT, GV cần giúp các em tiếp cận hệ thống
lập luận của bản Tuyên ngôn Độc lập theo những điểm chính sau đây:
- Phần đầu, nêu nguyên lí phổ quát.Đây cũng là luận điểm xuất phát, coi độc lập,
tự do, bình đẳng là những thành tựu lớn của tư tưởng nhân loại, đồng thời là lí
tướng hết sức cao đẹp của nhiều dân tộc.
- Phần tiếp theo, triển khai luận điểm bằng thực tế lịch sử, chứng minh nguyên lí
nói trên đã bi chà đạp và bị phản bội như thế nào qua những chiêu bài mang màu
sắc mị dân và lừa dối trong hơn 80 năm đô hộ tước ta của thực dân Pháp, đồng
thời phản ánh những nỗ lực của Việt Minh và toàn dân Việt nam trong việc đấu
tranh chống lại ách thống trị của thực dân và phát xít để thoát khỏi thân phận
thuộc địa và nô lệ.
- Phần cuối, luận điểm kết luận: Tuyên bố về quyền tự đo và độc lập, tên hiệu
mới của nước Việt Nam và ý chí giữ vững quyền độc lập, tự đo của dân tộc Việt
Nam.
Khi lên lớp, GV cần nhấn mạnh những nét chính trên của bản Tuyên ngôn Độc
lập. Từ sự phân tích cụ thể, GV cần khái quát và nhấn mạnh các giá trị to lớn
của bản tuyên ngôn như đã nêu trong phần Đặc điểm bài học, giúp học sinh tự
trang bị kiến thức và kĩ năng để vận dụng vào việc tìm hiểu và phân tích, đánh
giá một tác phẩm chính luận.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng.
Hoạt động song phương giữa GV và HS trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu và
nhận biết những phương diện đặc sắc của văn bản.
2. Tiến trình tổ chức dạy học .
a) Phần Tiểu dẫn
GV gọi một hoặc hai em tóm tắt những ý cơ bản trong phần Tiểu dẫn và giúp
các em chốt lại các ý chính sau đây:
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng
cao đẹp và một bài văn chính luận mẫu mực.
- Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy
định đối tượng hướng tới. Nội dung, cách viết của tác giả nhằm đạt được hiệu
quá cao nhất.
b) Hướng dẫn học bài
Hướng dẫn HS cách đọc: đọc rõ ràng, nhấn mạnh các ý quan trọng; giọng đanh
thép, phẫn nộ, đau xót khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp, giọng tự hào, tha
thiết khi nói về nhân dân ta, giọng trang trọng, hùng hồn khi tuyên bố độc lập ở
cuối bài.
Gợi tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài.
Câu 1
Bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập:
+ Đoạn l (từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu nguyên lí chung của Tuyên
ngôn Độc lập.
19
+ Đoạn 2 (từ Thế mà đến từ tay Pháp): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và
khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Đoạn 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc
lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Tìm hiểu lập luận của bản Tuyên ngôn Độc lập:
Thể tuyên ngôn thường có bố cục ba phần: mở đầu nêu nguyên lí chung, sau đó
chứng minh cho nguyên lí đó và cuối cùng là phần tuyên ngôn. Từ nhận thức
chung đó, hướng dẫn HS vận dụng vào Tuyên ngôn Độc lập để nhận diện hệ
thống lập luận cụ thể của văn bản.
Yêu cầu cần đạt là xác định đúng ba phần của văn bản và nội dung của từng
phần; trên cơ sở đó, phân tích rõ tính lôgíc chặt chẽ của hệ thống lập luận.
+ Phần mở đầu nêu nguyên lí mang tính phổ quát: Tất cả mọi người và các dân
tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc. Đây cũng là luận diềm xuất phát, coi độc lập, tự đo, bình đẳng là
những thành tựu lớn của tư tưởng nhân loại, đồng thời là lí tưởng theo đuổi hết
sức cao đẹp của nhiều dân tộc.
+ Phần thứ hai: Qua thực tế lịch sử hơn 80 năm đô hộ nước ta của thực dân
Pháp, tác giả chứng minh nguyên lí trên đã bị bọn thực dân Pháp phản bội, chà
đạp lên những thành tựu về tư tưởng và văn minh nhân loại như thế nào.
+ Phần kết luận: Tuyên bố về quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc.
Câu 2
GV nêu vấn đề để HS tìm hiểu và thảo luận những nội dung sau:
- Nêu nguyên lí: quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của
con người và các dân tộc.
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Hợp chủng quốc Hoa Kì và của Cộng hoà
Pháp nhằm vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của
văn minh nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu mệnh đề tiếp theo.
Từ quyền bình đẳng và tự do của con người mà suy rộng ra về quyền bình đẳng,
tự do của các dân tộc trên thế giới. Đây là một cách vận dụng khéo léo và đầy
sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận. Đúng như một nhà
nghiên cứu nước ngoài đã thừa nhận: Cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh
là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân
tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình.
Còn Giáo sư Uy-li-ơm Đuy-ki, tác giả cuốn sách Hồ Chí Minh - một cuộc đời
(Ho Chi Minh a life), khi trả lời phỏng vấn phóng viên BBC cũng nhận định:
“Theo tôi, ông Hồ Chí Minh đã rất thành công trong việc biến hai động lực
trong xã hội Việt Nam thời gian đó thành chính con người ông. Tức là trong
phong cách cá nhân của mình, ông Hồ Chí Minh đã thể hiện được ham muốn
của dân Việt Nam, muốn được có công lí, gồm cả công bằng xã hội và công lí về
chính trị, quyền được bên ngoài đối xử công bằng. Và điều thứ hai ông thể hiện
được là tạo ra một cuộc cách mạng với mục tiêu đem lại cuộc sống tốt hơn cho
người Việt Nam”.
20
Như thế, có thể khẳng định đây là một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của
dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc
quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
Câu 3
GV nêu vấn đề, định hướng cho HS tìm hiểu việc tố cáo tội ác của thực dân
Pháp đối với nhân dân ta qua các gợi ý sau đây:
- Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ gắng
sức xây dựng như một thành tựu của tư tưởng và văn minh. Chúng lại lợi dụng
lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái hòng mị dân và che giấu những hành động đó.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập đã vạch trần bản chất thực dân xảo quyệt, tàn bạo và
man rợ đó bằng những lí lẽ xác đáng và sự thật lịch sử không chối cãi được.
Đoạn văn đã tố cáo hùng hồn và đanh thép tội ác mọi mặt của thực dân Pháp đối
với nhân dân ta bằng giọng văn mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.
Bằng phương pháp liệt kê, tác giả Tuyên ngôn Độc lập đã nêu hàng loạt những
tội ác của chủ nghĩa thực dân trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục
và ngoại giao. Bản tuyên ngôn cũng vạch rõ những âm mưu thâm độc, những
chính sách tàn bạo, những thủ đoạn không thể dung thứ của thực dân Pháp trong
hơn 80 năm đô hộ đất nước ta. Đoạn văn gây xúc động hàng triệu con tim, khơi
dậy lòng phẫn nộ bởi, dù rất ngắn gọn nhưng giá trị nổi bật của đoạn văn là
những lí lẽ xác đáng, các bằng chứng xác thực không thể chối cãi, và đặc biệt là
đoạn văn được diễn đạt bằng một ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn.
- Như đã nói, phần luận tội này còn mang một sức mạnh lớn lao của sự thật, đã
bác bỏ một cách đầy hiệu lực những luận điệu về công lao khai hoá và quyền
bảo hộ Đông Dương được phát đi từ Văn phòng Tổng thống Sác-lơ đơ Gôn
(Charles de Gaul1e), đăng tải ầm ĩ trên các báo ở Pa-ri tạo một sự mơ hồ nhận
thức về tình hình chính trị Việt Nam lúc bấy giờ trước dư luận quốc tế. Từ đó,
vạch trần trước công luận về cái gọi là công lao khai hoá và sứ mệnh bảo hộ mà
thực dân Pháp cố tình rêu rao. Thực chất của công lao khai hoá mà thực dân
Pháp tự ca ngợi, đó là: “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, “thi hành chính
sách ngu dân”, dùng rượu và thuốc phiện làm suy nhược nòi giống của một dân
tộc,...; thực chất của sứ mệnh bảo hộ mà thực dân Pháp kể công trước quốc tế là:
khi “phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng
minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” và
“trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.
- Những luận điệu khác của các thế lực cơ hội quốc tế nhằm phủ nhận công cuộc
đấu tranh mấy mươi năm giành độc lập của dân tộc ta cũng như ý nghĩa cuộc
Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Mặt trận
Việt Minh, cũng bị phản bác một cách mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực
và đầy sức thuyết phục.
Câu 4
(Gợi ý trả lời câu hỏi qua phần tuyên bố độc lập)
- Trên thực tế, tuyên bố về quyền độc lập của một dân tộc trước thế giới không
dễ gì được cộng đồng quốc tế thừa nhận ngay nếu lời tuyên bố đó không hội đủ
những cơ sở chắc chắn về pháp lí và thực tiễn, phù hợp với công ước quốc tế.
21
Từ điều này, GV phân tích để HS hiểu được vì sao trong lời tuyên bố độc lập,
tác giả lại nhấn mạnh bốn điểm:
+ Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước
mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước
Việt Nam.
+ Kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
+ Căn cứ vào những điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hai
Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận
quyền độc lập tự đo của dân tộc Việt Nam.
+ Tuyên bố về ý chí kiên quyết bảo vệ quyền tự do, độc lập của toàn dân tộc
Việt Nam.
Vì, về khách quan, chỉ khi không bị lệ thuộc vào bất cứ thế lực chính trị nào,
đồng thời xác định quyền tự quyết trên mọi phương diện thì một dân tộc mới
được cộng đồng quốc tế công nhận về quyền độc lập. Về chủ quan, toàn bộ cộng
đồng dân tộc phải thực sự có chung khát vọng độc lập, tự do và ý chí bảo vệ
quyền tự do, độc lập ấy. Chỉ khi hội đủ hai điều nói trên, lời tuyên bố độc lập
của một dân tộc với thực sự có sức thuyết phục.
Phần tuyên bố độc lập không chỉ vững chắc về lập luận, lí lẽ, bằng chứng mà
còn hết sức chặt chẽ về ngôn từ.
Ví dụ, tác giả viết: “[...] tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp” – chỉ
thoát li quan hệ thực dân, không khước từ quan hệ ngoại giao, hữu nghị; hoặc
viết “xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam” – kí về (đơn
phương và áp đặt) chứ không phải kí với (song phương và có thoả thuận),... Vài
ví dụ nhỏ cho thấy một tầm nhìn xa rộng của tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập
cho những vận động và biến đổi của lịch sử sau này.
III - KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Kiểm tra, đánh giá
- Đánh giá mức độ hiểu các giá trị lịch sử, tư tưởng, nhất là giá trị văn chương từ
tác phẩm của HS qua cách đọc văn bản.
- Hướng dẫn HS đọc đồng thời kiểm tra mức độ cảm nhận của HS về tâm huyết,
khát vọng về độc lập, tự đo, tình cảm đối với đất nước ta, nhân dân ta của Chủ
tịch Hồ Chí Minh qua bản tuyên ngôn.
2. Gợi ý giải bài tập.
Ngoài gia trị lịch sử lớn lao, bản Tuyên ngôn Độc lập còn chứa dựng một tình
cảm yêu nước, thương dân nồng nàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm đó
được bộc lộ qua các phương diện: lập luận, lí lẽ bằng chứng và ngôn ngữ.
- Về lập luận: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập
chủ yếu dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của một dân tộc nói chung và của
dân tộc ta nói riêng.
- Về lí lẽ: Sức mạnh của lí lẽ được sử dụng trong bản tuyên ngôn xuất phát từ
tình yêu công lí, thái đồ tôn trọng sự thật, và trên hết, dựa vào lẽ phải và chính
nghĩa của dân tộc ta.
- Về bằng chứng: Những bằng chứng xác thực, hùng hồn, không thể chối cãi cho
thấy một sự quan tâm sâu sắc đến vận mệnh của dân tộc ta, hạnh phúc của nhân
dân ta.
22
- Về ngôn ngữ: Cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm ngay từ câu đầu tiên
của bản tuyên ngôn: “Hỡi đồng bào cả nước” (đồng bào - những người chung
một bọc, anh em ruột thịt), và nhiều đoạn văn khác, luôn có cách xưng hô bộc lộ
tình cảm tha thiết, gần gũi: đất nước ta, nhân dân ta, nước nhà của ta, dân tộc ta,
những người yêu nước thương nòi của ta, nòi giống ta, các nhà tư sản ta, công
nhân ta,... .
Tuần
Tiêt:
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN
NGHỆ CỦA DÂN TỘC
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
- Tiếp thụ được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ về con
người và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu; để thấy rõ rằng, trong bầu trời văn
nghệ của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu đúng là một vì sao càng nhìn thì
càng thấy sáng.
- Nhận thấy sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn được làm nên không chỉ bằng
các lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, mà còn
bằng nhiệt huyết của một con người gắn bó với Tổ quốc, nhân dân, biết kết hợp
hài hoà giữa sự trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống với những vấn đề
trọng đại đang đặt ra cho thời đại của mình.
- Rút ra những bài học hữu ích, giúp HS có thể nâng cao chất lượng các bài làm
văn nghị luận.
B- PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Tiến trình tổ chức dạy học.
a) Phần Tiểu dẫn
GV nêu câu hỏi: Anh (chị) đã có những hiểu biết gì về tác giả bài văn? HS thảo
luận câu hỏi này trên cơ sở những kiến thức mà các em đã đọc được trong phần
Tiểu dẫn và những điều các em tự tìm hiểu, sưu tầm ngoài SGK. Kết thúc phần
hướng dẫn thảo luận, GV cần chốt lại:
- Phạm Văn Đồng không phải là người chuyên làm lí luận hay phê bình văn học.
Sự nghiệp chính mà ông theo đuổi suốt đời mình là sự nghiệp làm cách mạng
trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao.
- Tuy nhiên ông vẫn có những tác phẩm quan trọng về văn học và nghệ thuật.
Những tác phẩm ấy ông cần viết ra là bởi:
+ Đó cũng là một cách thức để phục vụ cách mạng trên cương vị của ông.
+ Văn học nghệ thuật là địa hạt được ông quan tâm, am hiểu và yêu thích. Điều
quan trọng hơn nữa là ông có vốn sống, tầm nhìn và nhân cách đủ để có thể đưa
ra những ý kiến đúng đắn, mới mẻ, thấm thía và lớn lao về những hiện tượng
hoặc vấn đề văn nghệ mà ông đề cập tới.
Từ đó, GV có thể cho HS rút ra bài học: Để viết được một bài văn nghị luận văn
học tốt thì điều quan trọng là phải có hiểu biết, không chỉ riêng về văn học mà
23
còn về cuộc sống; đồng thời phải có quan niệm đúng đắn và sâu sắc về thế giới
cũng như về đời sống của con người.
b) Hướng dẫn học bài
● Tìm hiểu hệ thống luận điểm chủ yếu của bài văn
GV có thể tiến hành bước này bằng cách cho HS tập chia đoạn và tìm những câu
văn cô đúc thể hiện được nội dung chủ yếu của mỗi đoạn và của toàn bài. Cần
giúp HS nhận ra:
- Ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn được chia thành ba phần chính,
được ngăn cách bằng các dấu (
٭
) mà tự tác giả ghi trong bài: phần nói về con
người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu; phần nôi về thơ văn
yêu nước đo Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và cuối cùng là phần nói về truyện thơ
Truyện Lục Vân Tiên.
Ba phần đó tương ứng với ba luận điểm chủ chốt mà nội dung cơ bản của mỗi
luận điểm đã được thu gọn trong một câu văn được đặt ở khoảng đầu của mỗi
phần:
+ “Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn
đấu vì một nghĩa lớn”.
+ “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của
chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ
l860 về sau, suốt hai mươi năm trời.”
+ “[…] Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ
biến trong dân gian, nhất là miền Nam.”
- Các luận điểm đó lại quy tụ xung quanh, để làm sáng rõ một nhận định bao
trùm lên nội dung của tất cả các phần trong toàn bài viết: “Trên trời có những vì
sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn
thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu
cũng vậy”. Bài văn, do đó, đã kết lại thành một khối thống nhất và chặt chẽ.
- Bài văn không được kết cấu theo trật tự thời gian. Nguyễn Đình Chiểu viết
Truyện Lục Vân Tiên trước nhưng trong bài viết, tác giả lại nói đến sau; Truyện
Lục Vân Tiên được xác định là một tác phẩm lớn, nhưng phần viết về cuốn
truyện thơ đó lại không kĩ càng bằng phần viết về thơ văn yêu nước chống ngoại
xâm. Từ cố gắng tháo gỡ vấn đề này, HS có thể rút ra bài học: Trong văn nghị
luận, mục đích nghị luận quyết định cách sắp xếp luận điểm và mức độ nặng nhẹ
của từng luận điểm, việc viết để làm gì quyết định việc viết thế nào.
Tìm hiểu về con người và quan niệm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
GV cho HS đọc và thảo luận phần văn bản từ câu “Kiến nghĩa bất vi vô dõng
dã” đến câu “Vóc dê da cọp khôn lương thực hư!” trong văn bản. Cần cho các
em nhận thấy:
- Tác giả đã không viết lại tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu mà chỉ nhấn mạnh đến
khí tiết của một người chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn
của ông. GV nên giúp HS có thể tự lí giải điều này.
- Điều được tác giả nêu ra để ca ngợi trước tiên trong thơ văn của Nguyễn Đình
Chiểu chưa phải là các tác phẩm cụ thể, mà là quan niệm của ông về sáng tác
văn chương. HS có thể nhận ra, ở Nguyễn Đình Chiểu, quan niệm về văn
24
chương hoàn toàn thống nhất với quan niệm về lẽ làm người, “văn tức là người”,
văn thơ phải là vũ khí chiến đấu của con người chiến sĩ.
GV có thể yêu Cầu HS sơ bộ đánh giá, bình luận về quan niệm làm người, cũng
như quan niệm văn chương ấy (những mặt đúng đắn và những mặt có thể còn
hạn chế).
● Tìm hiểu về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
Trên cơ sở HS đã đọc kĩ văn bản (đọc trước ở nhà và nghe lại những đoạn, câu
tiêu biểu nhất trên lớp học), GV hướng dẫn việc tìm hiểu của HS qua việc thảo
luận những câu hỏi như:
+ Vì sao tác giả Phạm Văn Đồng lại bắt đầu phần này bằng việc tái hiện lại hoàn
cảnh lịch sử nước ta trong suốt hai mươi năm trời sau thời điểm 1860
+ Tác giả đã dựa vào đâu để cho rằng hiện tượng thơ văn yêu nước của Nguyễn
Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi [...] và than khóc những
người liệt sĩ là điều không phải ngẫu nhiên?
+ Vì sao trong số đó, tác giả lại đặc biệt nhấn mạnh (và chỉ nhấn mạnh) đến bài
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
+ Anh (chị) có nhận xét gì về cách lập luận và văn phong của tác giả? Những
câu văn nào ở phần này để lại trong anh (chị) ấn tượng thật khó quên? Vì sao
vậy?
+ Từ tất cả những điều trên, anh (chị) có thể suy ra: theo quan điểm của Phạm
Văn Đồng, những yếu tố gì là quan trọng nhất trong việc làm nên một nhà văn
lớn?
Qua hướng dẫn thảo luận, GV cần làm cho HS thấy được: .
- Phạm Văn Đồng đã đặt các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền của
hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ: Bởi, một nhà văn chỉ thực sự lớn khi tác phẩm
của ông ta phản ánh một cách trung thành những đặc điểm bản chất của một giai
đoạn lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với đời sống của đất nước, nhân dân.
Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc vì,
trước hết, thơ văn của ông đã làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và
oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trở về sau.
Tác giả gọi đấy là một thời khổ nhục, nhưng vĩ đại. Vì thế, sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu, tấm gương phản chiếu một thời đại như thế, tất yếu phải là lời ngợi
ca những chiến sĩ dũng cảm, đồng thời cũng là lời than khóc cho những anh
hùng thất thế đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu vì nước, vì dân.
- Song, văn chương chân chính không thể chỉ là sự ghi chép lại diện mạo chân
thực của một thời. Văn chương chân chính còn phải tham gia tích cực vào cuộc
đấu tranh của thời đại đó. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là như thế.
Phạm Văn Đồng, trong bài viết của mình, cho thấy: Tác phẩm của Nguyễn Đình
Chiểu lớn lao bởi sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, bằng
cách làm cho lòng người rung động trước những hình tượng sinh động và não
nùng của những con người suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân, giữ
vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại.
- Mặt khác, bản chất của văn chương là sáng tạo. Văn chương đóng góp cho
cuộc đời bằng những cái độc đáo, cái riêng, chưa từng thấy ở các tác phẩm trước
đó, hay cùng thời ấy. Đó là lí do khiến Phạm Văn Đồng, ở phần này, nói đến bài
25