Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TĂNG TRƯỞNG KINH tế ĐANG làm BIẾN mất dần sự đa DẠNG NGÔN NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.63 KB, 3 trang )

Cứ 2 tuần thì có một ngôn ngữ chết đi.
Xem chừng 7000 ngôn ngữ hiện được biết từ trước cho tới nay chẳng bao lâu nữa,
chúng ta chỉ còn nói có vài trong số chúng mà thôi.
Các nhà nghiên cứu giờ đang áp dụng phương pháp sử dụng trong việc theo dõi
động vật sắp tuyệt chủng và đã đi đến kết luận: tăng trưởng kinh tế đang giết chết
dần sự đa dạng ngôn ngữ của loài người.
Trong quá khứ, đã có vài trường hợp chỉ ra sự tuyệt chủng của một vài ngôn ngữ
đến từ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra vấn đề ở cấp
độ toàn cầu.
Các ngôn ngữ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hay đã tuyệt chủng như ngôn ngữ
Ayak ở Alaska (tuyệt chủng năm 2008), hay Ubukh ở Turkey (chẳng ai nói sau năm
1992), Tatsuya Amano (trường nhóm nghiên cứu này và là một nhà nghiên cứu
động vật học ở đại học Cambridge, cho hay.
Tăng trưởng kinh tế, hay cụ thể hơn là mong muốn kinh tế tăng trưởng dẫn tới mất
mát ngôn ngữ. Một số ngôn ngữ như Mandarin Chinese và tiếng Anh thì ai cũng
muốn và phải học vì cơ hội đi học hoặc tìm việc.


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: Ở United Kingdom, Cornish đang bị English thay thế; ở
Nigeria, Horom cũng đang bị English thế chỗ.
Dữ liệu về số lượng cũng như nơi ở của những người còn sống và nói thành thạo
các tiếng trong sách đỏ thì hiển nhiên là không đầy đủ nhưng Amano và cộng sự đã
sử dụng một nguồn được cho là khổng lồ nhất hiện có- một kho dữ liệu trực tuyến
tên là Ethnologue. Nó là một nghiên cứu từ năm 1951 với mục đích tìm hiểu mọi
ngôn ngữ sống trên thế giới.

Cách làm của Amano và các đồng nghiệp như sau:
-Khoanh vùng vị trí địa lý
-Tính số lượng người nói, và tốc độ giảm của số lượng người nói này theo thời gian.
-Chia cả quả địa cầu thành các ô vuông cạnh dài 190 km.
Tóm lại, bằng cách này, Amano và nhóm của ông đã tổng hợp được thông tin về vị


trí địa lý, số lượng người nói của hơn 90% số lượng tiếng nói trên thế giới (khoảng
6909 ngôn ngữ) nhưng họ chỉ có thể nắm được tốc độ giảm hay tăng của 9% trong
số đó (649 ngôn ngữ) mà thôi.
Sau đó, họ tìm hiểu mối tương quan giữa sự biến mất ngôn ngữ với các yếu tố như
GPD của một quốc gia, mức độ toàn cầu hoá được tính toán bởi các tổ chức có uy
tín. Sau đó, họ xem xét đến các yếu tố hoàn cảnh như kinh độ vĩ độ vì điều này có
thể ảnh hưởng tới sự khó khăn cũng như thuận lợi trong việc đi lại của một cộng
đồng.
Tóm lại là sau khi xem xét tất cả các yếu tố, họ đã rút ra một điều tăng trưởng kinh
tế là kẻ thù số một của ngôn ngữ.
Hai điểm nóng trong sự biến mất của ngôn ngữ đó là (1) chỗ kinh tế rất phát triển
như Bắc Mỹ hay Bắc Úc; (2) chỗ kinh tế đang phát triển như khu vực quanh đường
Xích đạo và dãy Himalayas.
Một số nhân tố địa lý lúc thì đóng vai trò hỗ trợ, lúc thì đẩy nhanh quá trình biến mất
của một ngôn ngữ.


Ví dụ: chỗ khí hậu ôn hoà, ngôn ngữ biến mất nhanh hơn so với khí hậu nhiệt đới
hay núi cao – có lẽ là do đi lại dễ dàng, người dân nhận thấy được ngôn ngữ này có
ích hơn ngôn ngữ kia nên dễ làm cho những ngôn ngữ ít hữu dụng bị mất đi.
Nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu khác nữa thì mới tìm hiểu được cụ thể tăng
trưởng kinh tế gây ảnh hưởng lên ngôn ngữ như thế nào.
Bước tiếp theo là phải tìm ra mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các nhân tố
như địa hình địa thế, Amano cho biết thêm.
Nhà ngôn ngữ học Leanne Hinton ở California, Berkely cho biết “Đây là nghiên cứu
thống kê đầu tiên có chất lượng về sự biến mất ngôn ngữ nhưng vẫn còn thiếu sự rõ
ràng và thuyết phục”. Tuy nhiên bà cho rằng Kinh tế không phải là nguyên nhân
chính trong hiện tượng này.
Ở Mỹ, chính trị mới là kẻ thù số một của ngôn ngữ. Các chính sách trong lịch sử
chẳng hạn; chúng đã làm cho những người Indian trẻ phải quên tiếng mẹ đẻ mà học

tiếng Anh. Rồi thì bệnh tật, giệt chủng ở vài nơi mới thực sự là kẻ thù của ngôn ngữ,
nhưng không hề thấy nhắc tới trong nghiên cứu này.
Bài nghiên cứu cũng không đề cấp về các biện pháp can thiệp nhằm gìn giữ các
ngôn ngữ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, chúng ta biết rằng có nhiều nỗ lực đang
được áp dụng nhằm bảo tồn các ngôn ngữ này. Chính phủ Hawaii cho thêm tiếng
Hawaiian vào trong khung chương trình học và sử dụng trong hoạt động chính phủ
thường nhật bên cạnh tiếng Anh là một ví dụ, bà Leanne cho biết thêm.



×