Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Tranh Ảnh, Kênh Hình Và Tích Hợp Di Sản Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Ở Trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.1 KB, 18 trang )

Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trang 2,3
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 3
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trang 3
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trang 3
V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Trang 3
B. PHẦN NỘI DUNG
Trang 3
I. Thực trạng dạy và học ở trường THPT Thới Long
Trang 3,4
II. Giải Pháp thực hiện:
Trang 4,5
III. NỘI DUNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC
KÊNH HÌNH VÀ TÍCH HỢP DI SẢN
Trang 5 - 14
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trang 15
C. KẾT LUẬN
Trang 15,16
I. Kết luận


Trang 15
II. Bài học kinh nghiệm
Trang 16
III. Kiến nghị
Trang 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 17

Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 1


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

CHUYÊN ĐỀ
"SỬ DỤNG TRANH ẢNH, KÊNH HÌNH VÀ TÍCH HỢP DI SẢN
TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT"

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện, hiện
tượng đã xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người, nó tồn tại độc lập khách
quan với ý muốn của con người. Do đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận
thức lịch sử, học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với sự kiện lịch sử. Việc
nhận thức lịch sử phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn. Do đó việc tạo biểu tượng lịch sử là một điều
kiện để nhận thức lịch sử đúng như nó tồn tại. Trên cơ sở biểu tượng mới hình

thành được khái niệm và hiểu biết lịch sử một cách khoa học.
Có nhiều phương tiện, phương thức để tạo biểu tượng lịch sử cho học
sinh, trong đó đồ dùng trực quan có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc
khôi phục, tái tạo lại quá khứ lịch sử.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm
nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh ảnh, các phương tiện trực quan quy ước như
bản đồ, đồ thị, niên biểu, sơ đồ,… Các loại đồ dùng trực quan này góp phần
không nhỏ vào việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy,
cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng
thực hành… Vì vậy, sách giáo khoa lịch sử hiện nay đã dành cho phần kênh
hình một tỉ lệ khá cao. Đây vừa là nội dung minh họa bài học vừa là một bộ
phận kiến thức cần hình thành cho học sinh. Kênh hình không chỉ sử dụng khi
trình bày kiến thức mới mà còn dùng để ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động
ngoại khóa và thực hành.
Trong sách giáo khoa lịch sử, kênh hình bao giờ cũng gắn liền với nội
dung bài viết, câu hỏi, bài tập. Do đó kênh hình đã thay thế một phần nội
dung đáng kể của bài học. Học sinh được sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu
nội dung kênh hình, khai thác triệt để kênh hình qua đó nhận thức được sự
kiện đang học một cách hứng thú, sinh động, sâu sắc mà nhớ lâu, học sinh sẽ
yêu thích lịch sử từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học lịch sử.
Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã thực hiện đổi mới và đẩy
mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp . Tầm quan trọng
của việc đổi mới phương pháp được ngành giáo dục chính thức đưa vào nội
dung nhiệm vụ năm học trong nhà trường phổ thông. Chủ trương đó được sự
hưởng ứng rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo với các hình thức phong phú và
đa dạng. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan nên vẫn còn nhiều
giáo viên chưa thật sự nắm rõ mục đích, nội dung của phương pháp dạy học
này.
Để giúp giáo viên trong Tổ Sử - Địa trường THPT Thới Long nói riêng
và các đồng nghiệp khác có quan tâm nói chung, chúng tôi cố gắng tìm hiểu

Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 2


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

và hệ thống lại chuyên đề với các nội dung thực sự cần thiết.. Đó là lý do tôi
chọn chuyên đề “ Sử dụng tranh ảnh, kênh hình và tích hợp di sản để nâng
cao hiệu quả dạy học lịch sử ”
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Tiến hành nghiên cứu ở học sinh lớp 10A1 và 10A2
- Trong phạm vi chuyên đề “ Sử dụng tranh ảnh, kênh hình và tích hợp di
sản để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ” tôi tập trung khai thác những nội
dung kênh hình đã cung cấp cho học sinh trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10
cơ bản phần lịch sử trung đại
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tôi thực hiện chuyên đề này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng
dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, tạo hứng thú học tập cho học sinh và
thông qua nội dung kênh hình giáo dục cho học sinh kỹ năng quan sát, khai
thác tranh ảnh để nhận thức lịch sử.
Việc khai thác và phát huy giá trị di sản trong dạy học cần tạo điều kiện
cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập trực tiếp trải nghiệm với
di sản, học sinh phải được khám phá, khai thác các di sản có liên quan đến nội
dung bài học, giúp các em vừa có những hiểu biết về di sản, vừa hiểu sâu sắc
hơn nội dung bài học, từ đó học sinh trân trọng và gìn giữ phát huy được giá
trị của di sản. Từ những nhận thức lịch sử, giáo viên giáo dục tư tưởng tình
cảm, đạo đức cho học sinh biết quý trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị

lịch sử, văn hóa dân tộc.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được hiệu quả mang tính khả thi, giáo viên phải thực hiện tốt các
bước sau:
- Bước 1: khảo sát về nhận thức và khả năng vận dụng phương pháp dạy
học theo chủ đề tích hợp
- Bước 2: từng bước giới thiệu và hướng dẫn học sinh làm quen với phương
pháp dạy học theo chủ đề tích hợp
- Bước 3: Đưa ra tính hiệu quả và ưu việt của chuyên đề khi áp dụng trong
quá trình thực hiện trên lớp
V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Trong năm học 2013v- 2014, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài, khảo sát về
nhận thức và khả năng vận dụng hương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp
- Trong năm học 2014 – 2015, chia làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: từ ngày 05 tháng 09 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014,
khảo sát tình hình đối tượng học sinh, từng bước giới thiệu và hướng dẫn học
sinh làm quen với cách học theo chủ đề tích hợp
+ Giai đoạn 2: từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 04 năm 2015, tiến hành
các giải pháp, trải nghiệm vào thực tiễn, hoàn thành đề tài.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG THT THỚI LONG
1. Thuận lợi:
Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 3


Trường THPT THỚI LONG


GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình
theo định hướng phát triển năng lực thông qua các phương pháp dạy học như:
phương pháp giải quyết vấn đề, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm nhân vật,
thảo luận nhóm ….. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai
thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ,
mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin…
Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi
giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Đa số học sinh tham
gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình
lĩnh hội kiến thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm
cơ bản thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn
đáp… các em đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi ghi nhớ các sự kiện, nhân vật,
một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
2. Khó khăn:
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để sử dụng tốt “ kênh hình và
phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp di sản trong học tập lịch sử” thay
cho phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép”. Do đó
nhiều học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả
lời câu hỏi thì nhìn sách giáo khoa hoàn toàn. Thực tế giảng dạy ở phổ thông
cho thấy: không ít giáo viên đã coi nhẹ việc khai thác “ kênh hình và phương
pháp dạy học theo chủ đề tích hợp di sản trong học tập lịch sử”, nếu có chăng
phải sử dụng thì chủ yếu là minh họa một cách tẻ nhạt, cho học sinh xem qua
loa, mang tính chất hình thức chứ không dùng trong khi giảng.
Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm, việc
tiếp thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ thể, lặp lại nhiều lần. Các em chưa xác
định được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì? Vì
thế các em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh. Học
sinh chưa xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, các

em luôn có tư tưởng lịch sử là môn phụ nên không cần thiết
3. Điều tra cụ thể:
Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học
tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc
điều tra được thực hiện thông qua những câu hỏi phát triển tư duy trên lớp,
kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết ….
Qua điều tra, đa số học sinh chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất
trình bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì
trả lời chưa được tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ kiến thức giữa các bài các
chương, chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự
kiện này với sự kiện khác. Cụ thể kết quả HK I
Khá
Trung bình Yếu
Kém
Lớp Sĩ Giỏi
số SL %
SL %
SL %
SL %
SL %
10A1 37 6
16.21 11 29.72 8
21.62 4
10.8 8
21.62
1
Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 4



Trường THPT THỚI LONG
10A2 35

3

8.57

15

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa
42.8
6

15

42.8
6

2

7.71

0

0

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên là người tổ chức tiết học, dẫn dắt học sinh chinh phục tri thức,

nhất là với đặc điểm môn lịch sử, bên cạnh việc đổi mới phương pháp, đưa
phương tiện hiện đại vào giảng dạy thì việc khai thác kênh hình vận dụng khi
sử dụng di sản trong dạy học là việc cần thiết vừa làm phong phú bài giảng
vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Đồng thời chủ trương của Bộ GD-ĐT
đã được Sở GD-ĐT quán triệt từng năm học, đến từng đơn vị giáo dục và đặc
biệt trong hè năm học 2007-2008 đã tổ chức triển khai tập huấn cho đội ngũ
giáo viên cốt cán về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh
- Để tiết học đạt hiệu quả và nâng cao được hiệu quả học tập, giáo viên cần
làm những việc sau đây:
+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học, đọc và trả lời các câu hỏi sách giáo
khoa. Cập nhật Internet
+ Hướng dẫn học sinh tìm tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học và tự
khai thác kênh hình (quan sát, mô tả, nhận xét).
+ Trong tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình SGK và
tư liệu cùng những hình ảnh HS tự tìm và hình ảnh do giáo viên cung cấp để
HS chủ động tiếp nhận kiến thức bài học và mở rộng thêm những nội dung có
liên quan.
2. Đối với học sinh:
Trước tiên học sinh cần có thái độ học tập nghiêm túc, có cái nhìn đúng
đắn đối với môn học, có sự chuẩn bị cho bộ môn trước khi bài học bắt đầu
như trả lời trước câu hỏi trong sách giáo khoa, trong bài có những kênh hình
nào, có nhắc đến những địa danh nào thì học sinh tự tìm tư liệu tham khảo để
khai thác kênh hình đó, chủ động tiếp nhận tri thức.
III. NỘI DUNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC
KÊNH HÌNH VÀ TÍCH HỢP DI SẢN (Phần Lịch sử trung đại trong Sách
giáo khoa Lịch sử lớp 10 cơ bản ):
1. Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến
dân tộc (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV):
- Không có kênh hình trong SGK.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+ Các hình ảnh và tư liệu về thành Thăng Long, thành nhà Hồ.
+ Tư liệu về các triều đại phong kiến Việt Nam, các nhân vật lịch sử từ thế
kỷ X-XV.
+ Tư liệu về các bộ luật phong kiến Việt Nam thời Lý, Trần, Lê sơ, đặc biệt
là bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ.

Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 5


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

+ Để minh họa cụ thể cho phương pháp dạy học nhằm định hướng năng
lực học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng sản văn hóa tiêu
biểu như : " Thành nhà Hồ"

Thành nhà Hồ được xây dựng vào đầu thế kỷ 14, là kinh đô nước Đại Ngu.
Công trình được xây dựng theo nguyên tắc phong thủy, là minh chứng cho sự
ra đời và phát triển của tân Nho giáo dưới triều đại nhà Hồ và ảnh hưởng ra
khắp Đông Nam Á. Theo những nguyên tắc đó, một công trình đồ sộ bằng đá
trên dãy núi Tường Sơn và Đốn Sơn giữa sông Mã và sông Bưởi. Đây là tòa
thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt
Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một
trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới
2. Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ XXV:
- GV và học sinh khai thác hình 36 SGK trang 93: Hình rồng và hoa dây

(chùa Phật Tích – Bắc Ninh). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình
trong sách giáo khoa Lịch sử 10”).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+ Các làng nghề thủ công và hình ảnh về các sản phẩm thủ công.
+ Liên hệ các làng nghề thủ công ở Trà Vinh.
+ Các hoạt động thương nghiệp thời phong kiến thế kỷ X-XV và so sánh,
liên hệ, tìm kiếm hình ảnh về hoạt động buôn bán, thương mại hiện nay.
+ Để minh họa cụ thể cho phương pháp dạy học nhằm định hướng năng
lực học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng di sản văn hóa
tiêu biểu: " Khu vực Trung tâm của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội."

Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 6


Trường THPT THỚI LONG

Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

Trang 7


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

Bia Lý Thái Tổ bên sông Sào Khê tại cố đô Hoa Lư, nơi vua ban chiếu dời đô


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 8


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

- Chiếu dời đô (Hán văn) Từ Hoa Lư tới Thăng Long. Khác với các
kinh đô chính thống khác ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư có một vai trò lịch sử
đặc biệt: là nơi đánh dấu sự ra đời kinh thành Thăng Long - Hà Nội, thủ đô
hiện tại của đất nước Việt Nam. Mốc son Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về
Thăng Long mà bằng chứng là chiếu dời đô được xác định là thời điểm khai
sinh lịch sử thủ đô mặc dù với việc mở rộng diện tích phần lớn các vùng đất
đế đô của Việt Nam có trước Hoa Lư như Mê Linh (Hai Bà Trưng), Long
Biên (nhà Tiền Lý), Cổ Loa (nhà Ngô) nay đều thuộc về Hà Nội.
- Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý. Vua Lý
Thái Tổ được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thaynhà Tiền Lê. Vì thế mà
hệ thống chính trị và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều
thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm công lao đặt nền
móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến Cố đô Hoa Lư, nhà
Lý đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống ở Hoa Lư tại khu vực ở
Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng
Tiền, phố Cầu Đông, chùa Một Cột, ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo
Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 9



Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

Thiên, phố Đình Ngang... Sách Đại Nam nhất thống chí quyển XIV tỉnh Ninh
Bình, mục cổ tích chép: "Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng
và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại
thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu
Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,... nền cũ vẫn còn. Về sau Lý
Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy...".

Chùa Nhất Trụ ở cố đô
Hoa Lư do Vua Lê Đại
Hành cho xây dựng

Chùa Bà Ngô ở cố đô
Phố Cầu Đông ở Hoa Lư,
Hoa Lư được xây dựng
nơi có nhà thầy bói và
từ thời Vua Đinh Tiên
chợ Cầu Đông
Hoàng

Chùa Một Cột ở Thăng
Long do Vua Lý Thái
Tông cho xây dựng

Phố Cầu Đông ở Thăng Chùa Bà Ngô ở Hà Nội
Long nay chỉ còn chợ

được xây dựng vào thời
Đồng Xuân
vua Lý Thần Tông

3. Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV:
- GV và học sinh khai thác hình 37 SGK trang 100: Lược đồ các địa danh
diễn ra trận đánh lớn (thế kỉ X-XV). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10”).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+ Lược đồ và mô tả diễn biến các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế
kỉ X-XV.
+ Tư liệu về các nhân vật lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc và xây dựng
đất nước.
+ Tìm hiểu thêm tư liệu về văn học sử: Nam quốc sơn hà, Bạch Đằng giang
phú, Bình Ngô đại cáo...
4. Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV:
Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 10


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

- GV và học sinh khai thác hình 38 Bia Tiến sĩ trong Văn Miếu – Hà Nội
SGK trang 102, Hình 39 Chùa Một Cột (Hà Nội), Hình 40 Tháp chùa Phổ
Minh (Nam Định), Hình 41 Lan can đá chạm rồng tại thềm điện Kính Thiên
(Hà Nội) trang 104. (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa Lịch sử 10”).

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+ Sự ra đời và phát triển của giáo dục Việt Nam.
+ Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
+ Kiến trúc và điêu khắc thời phong kiến.
Để minh họa cụ thể cho phương pháp dạy học nhằm định hướng năng lực học
sinh, phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng sản văn hóa tiêu biểu
như

"Thánh địa Mỹ Sơn"
Giữa 4 và thế kỷ thứ 13 là một nền văn hóa độc đáo có nguồn gốc từ Ấn Độ
giáo phát triển bên bờ biển của Việt Nam ngày nay. Điều này được minh họa
qua phần còn lại của một loạt các đền tháp vô cùng ấn tượng nằm tại Mỹ
Sơn, thủ đô tôn giáo và chính trị của Vương quốc Champa trong hầu hết thời
gian tồn tại

5. Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ
XVI-XVIII:
- GV và học sinh khai thác hình 42 SGK trang 107: Di tích thành nhà Mạc
(Lạng Sơn). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo
khoa Lịch sử 10”).
Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 11


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:

+ Thành nhà Mạc ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.
+ Các cuộc chiến tranh phong kiến làm cho đất nước bị chia cắt. Liên hệ
tình hình đất nước bị chia cắt giai đoạn 1954-1975.
+ Liên hệ văn học sử: tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí đoạn trích “Vào
phủ chúa Trịnh”.
+ Sự mở rộng và khai phá đất đai ở Đàng Trong từ Thuận Hóa đến các
vùng đất phía Nam.
6. Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII:
- GV và học sinh khai thác hình 44 SGK trang 112: Cặp chân đèn gốm hoa
lam đầu thế kỉ XVII, hình 45 SGK trang 113 Thương cảng Hội An (tranh vẽ
cuối thế kỉ XVIII). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách
giáo khoa Lịch sử 10”).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+ Hoạt động buôn bán ở các đô thị lớn, đặc biệt là thương cảng Hội An.
+ Tìm hiểu hình ảnh và hoạt động buôn bán ở phố cổ Hội An, giá trị lịch
sử . Văn hóa phố cổ Hội An.
Để minh họa cụ thể cho phương pháp dạy học nhằm định hướng năng lực
học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng sản văn hóa tiêu
biểu như: Phố cổ Hội An

Đô thị cổ Hội An là một ví dụ đặc biệt về việc được bảo quản tốt của một
thương cảng có niên đại từ thế kỷ 15 đến 19 ở Đông Nam Á. Các tòa nhà của
nó và đường phố được quy hoạch phản ánh những ảnh hưởng kiến trúc xây
dựng và văn hóa bản địa và nước ngoài, kết hợp để tạo ra di sản độc đáo
này. Nó là một ví dụ đặc biệt của một thương cảng truyền thống ở Đông Nam
Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 12



Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

Á đã được bảo tồn nguyên vẹn và cũng là thành phố duy nhất ở Việt Nam còn
tồn tại nguyên vẹn theo phong cách truyền thống.
7. Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ
Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII:
- GV và học sinh khai thác hình 46 SGK trang 118: Lược đồ trận Ngọc
Hồi – Đống Đa và hình 47 SGK trang 120 Tượng Quang Trung (Quy
Nhơn – Bình Định). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa Lịch sử 10”).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+ Lược đồ 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh. Các nhân vật
lịch sử trong cuộc kháng chiến.
+ Bảo tàng Quang Trung và Điện thờ Tây Sơn tam kiệt ở Bình Định.
+ Tư liệu về các chính sách nội trị và ngoại giao của vua Quang Trung, sự
đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo
vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.
8. Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII:
- GV và học sinh khai thác hình 48 SGK trang 123: Tượng La Hán chùa
Tây Phương (Hà Tây). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa Lịch sử 10”).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+ Tư liệu về các tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII, tư liệu
về Alexandre de Rhodes và sự du nhập, truyền bá của chữ Quốc ngữ theo
mẫu tự Latinh vào nước ta.
+ Nội dung văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học dân gian thế kỉ
XVI-XVIII.
+ Tìm hiểu thêm về các thành tựu KHKT thế kỷ XVI-XVIII.

9. Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa
đầu thế kỉ XIX):
- GV và học sinh khai thác hình 49 SGK trang 126: Lược đồ các đơn vị
hành chính Việt Nam thời Minh Mạng và hình 50 SGK trang 128 Đánh vật
(tranh Đông Hồ). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách
giáo khoa Lịch sử 10”).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+ Hình ảnh và tư liệu về Huế và triều đại nhà Nguyễn, bộ luật Gia Long.
+ Văn học, sử học, kiến trúc thời nhà Nguyễn.
Để minh họa cụ thể cho phương pháp dạy học nhằm định hướng năng lực
học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng sản văn hóa tiêu
biểu như " Quần thể di tích Cố đô Huế"

Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 13


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

Thành lập như là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất năm 1802, Huế
không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo
dưới triều Nguyễn cho đến năm 1945. Sông Hương chảy quanh co qua cố đô
tạo ra một vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời. Đây là một ví dụ nổi bật của triết học
phương Đông cổ đại nói chung và truyền thống Việt Nam nói riêng.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với việc khai thác triệt để kênh hình kết hợp với hướng dẫn HS tìm hiểu
tư liệu và hình ảnh có liên quan đến bài học lịch sử sẽ giúp học sinh khắc sâu

hơn kiến thức lịch sử và kiến thức ngày càng sâu rộng, đồng thời học sinh yêu
thích lịch sử và tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Tôi đã
vận dụng phương pháp này vào dạy học lịch sử và có kiểm tra thực nghiệm
kết quả học tập của học sinh cho thấy phương pháp này góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học lịch sử của học sinh. Tuy nhiên, mỗi phương pháp dạy học
đều có những ưu khuyết điểm riêng của nó mà giáo viên có thể vận dụng tùy
vào đối tượng học sinh và khả năng tiếp thu của học sinh. Có như vậy thì mới
nâng cao được hiệu quả và chất lượng bộ môn và là một trong những nội
dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” mà trường THPT Thới Long luôn đặt lên tiêu chí hàng đầu
KT HK2
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Lớp Sĩ
số
SL %
SL %
SL
%
SL
% SL
%
10A1 37
16 43.24 17 45.95 4
10.8 0
0 0
0

1
Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 14


Trường THPT THỚI LONG
10A2 35

14

40

21

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa
60

0

0

0

0

0

0


So sánh kết quả HKI với kết quả đạt được HKII cho thấy việc sử dụng
tranh ảnh, kênh hình và tích hợp di sản trong dạy học lịch sử ở trường THPT
mang lại tính khả thi :
+ Tao ra trực quan, sinh động giúp học sinh đào sâu và hiểu kiến thức
hơn
+ Học sinh không còn cảm giác học theo kiểu thầy đọc trò chép
+ Học sinh nắm bắt và sử lí mọi tình huống câu hỏi của giáo viên theo
hướng đổi mới kiếm tra đánh giá
C. KẾT LUẬN
I. Kết luận:
Chuyên đề này được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả
cao nhất của học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, giúp học
sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh và vận dụng một cách sáng
tạo vào thực tế. Đồng thời, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực:
1. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản mục tiêu đào tạo
- Về kiến thức : Học sinh có được phương pháp học tập đúng đắn,
hiệu quả và tăng tính chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy. Giáo viên sẽ
tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất là giúp học sinh nắm
được kiến thức thông qua phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực.
- Về kĩ năng : tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng
học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để
giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
- Về hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc để làm công dân tốt, có trách
nhiệm sau này.
2. Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc
trong dạy học; gắn kết việc dạy học với thực tiển cuộc sống , làm cho HS
hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch Sử.
3. Giáo viên có một bước chuẩn bị chu đáo, chủ động đón nhận chủ
trương dạy học theo chủ đề tích hợp từ sau 2015

Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, phần lớn dựa vào tình
hình học tập của học sinh trường THPT Thới Long nên khả năng áp dụng
thực tiễn không rộng rãi và chắc chắn có nhiều hạn chế, kính mong quí thầy
cô đóng góp ý kiến thêm. Tôi chân thành cảm ơn!
II. Bài học kinh nghiệm:
Để sử dụng tốt tranh ảnh, kênh hình và tích hợp di sản nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên cần phải:
- Nắm vững kiến thức chuyên môn, kĩ năng sư phạm
- Luôn cập nhật thông tin qua báo chí, thời sự, Internet, học hỏi đồng
nghiệp
- Đúc kết kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy để hoàn thiện cho các tiết dạy
sau
Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 15


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

-

Gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm tư liệu chuẩn bị bài trước ở nhà
Thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng đổi mới
Tránh lạm dụng tranh ảnh, tư liệu quá nhiều
Có phương pháp phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học
sinh
III. Kiến nghị:
Hiện nay trong nhà trường đã được cấp nhiều thiết bị dạy học tuy vậy

đối với môn lịch sử thì đồ dùng còn quá ít, vì vậy muốn đạt kết quả cao trong
bộ môn này cần có thêm những yêu cầu sau:
- Cần có đủ tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hóa, các chân
dung nhân vật lịch sử
- Cần tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học
- Nên có những buổi học ngoại khóa, tham quan các di tích, bảo tàng
lịch sử
- Cung cấp nhiều tư liệu để giảng dạy tốt phần lịch sử địa phương.
- Đối với GVBM, cần mạnh dạn đổi mới phương pháp, không ngừng
nghiên cứu và tự học những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới
- Các tổ chuyên môn đẩy mạnh triển khai sinh hoạt chuyên đề về đổi
mới phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp
Thới Long, ngày 15/04/2015
Thực hiện
DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Nguyễn Thị Bích Thoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử - Phạm Xuân Phú
- Tài liệu hội nghị tập huấn giảng dạy môn lịch sử - GS . Trương Hữu
Quýnh
- GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa
Lịch sử 10”).
- Luật giáo dục. Nxb. Chính trị quốc gia, H.. 1998
- Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng ( chủ biên): Phát huy tính tích cực của
HS trong dạy học lịch sử). Nxb Giáo dục, H. 1998.
- Lớp tập huấn của sở GD và ĐT Cần Thơ hướng dẫn phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường THPT
( tháng 8 năm 2014)


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 16


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa

SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT THỚI LONG
TỔ : SỬ - ĐỊA – CD
BẢNG TÓM TẮT NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
NĂM HỌC : 2014 - 2015
1. Người viết : Nguyễn Thị Bích Thoa, giáo viên trường THPT Thới Long
2. Tên chuyên đề: “ Sử dụng tranh ảnh, kênh hình và tích hợp di sản để nâng
cao hiệu quả dạy học lịch sử ”
- Tính mới sáng tạo: sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh. Dạy học theo chủ đề tích hợp góp phần không nhỏ
vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học , rèn luyện kĩ năng tự học,
tư duy, sáng tạo của học sinh,giúp học sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến
Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 17


Trường THPT THỚI LONG

GV: Nguyễn Thị Bích Thoa


thức nhanh. Giáo viên sẽ tăng sự linh hoạt trong bài giảng, đi sâu vào kiến
thức hơn
- Tính khả thi: làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học
sinh. từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những
con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc
sống hiện đại
- Hiệu quả mang lại: Qua “ Sử dụng tranh ảnh, kênh hình và tích hợp di
sản để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ”, tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả
cao hơn rất nhiều so với tiết học theo phương pháp cũ trước đây, giúp học
sinh khắc sâu hơn kiến thức lịch sử và kiến thức ngày càng sâu rộng, đồng
thời học sinh yêu thích lịch sử và tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho
học sinh. Điều quan trọng nhất là giúp các em từng bước có cái nhìn “thiện
cảm” với môn Lịch sử, yêu thích và “tự giác” học môn Lịch sử hơn. Qua đó
góp phần nâng cao chất lượng học môn Lịch sử lớp 10 nói riêng và môn Lịch
sử nói chung.
- Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: trước nhu cầu bức thiết
của dạy học lịch sử và yêu cầu đổi mới toàn diện của ngành. Tổ Sử - Địa –
GDCD của trường THPT Thới Long chia sẻ chuyên đề lịch sử khối 10. Do đề
tài quá rộng, thời gian nghiên cứu không nhiều nên nội dung chuyên đề tất
yếu sẽ có nhiều sai sót, mong các thầy cô góp ý.

Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 18



×