Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

sáng kiến kinh nghiêm trong dạy học môn tiếng việt ở trường tiểu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.55 KB, 39 trang )

SƠ YẾU LÍ LỊCH
* Họ và tên : ĐỖ THỊ THẢO
* Ngày tháng năm sinh : 15/05/1968
* Chức vụ : Giáo viên
* Đơn vị công tác : Trường Tiểu Học Chương Dương
* Ngày vào ngành : 01/03/1989
* Hệ đào tạo : Đại học
* Chuyên ngành : Tiểu học
1
MỤC LỤC
A – ĐẶT VẤN ĐỀ 4
I. Lý do chọn đề tài 4
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
III. Đối tượng nghiên cứu 5
IV. Phương pháp nghiên cứu 5
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 5
2. Phương pháp khảo sát thực tiễn dạy và học chính tả 5
3. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu 6
4. Phương pháp phân tích tổng hợp 6
B - Phần nội dung 6
I. Cơ sở lí luận 6
1. Cơ sở tâm lí giáo dục của việc dạy chính tả 6
2. Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy học chính tả 7
3. Các nguyên tắc, phương pháp dạy chính tả 8
4. Đặc điểm của chữ Tiếng Việt 11
5. Một số quy tắc quy định về chuẩn chính tả Tiếng Việt 12
II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU 16
1. Về chương trình 16
2. Thực tiễn của giáo viên 17
3. Về phía học sinh 17
4. Nguyên nhân học sinh mắc lỗi 22


III. Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3
1. Phải chú ý dạy chính tả ở tất cả các giờ, các môn học 23
2. Luyện chính tả phối hợp với chính âm 24
3. Dạy chính tả kết hợp với dạy nghĩa từ để giúp học sinh phân biệt về nghĩa.
Từ đó học sinh phân biệt được cách viết đúng 24
4. Dạy chính tả theo khu vực 24
5. Phối hợp phương pháp có ý thức và phương pháp không có ý thức 25
IV. Phần thực nghiệm 27
1. Đối tượng địa bàn thực nghiệm 27
2. Mục đích thực nghiệm 27
2
3. Nội dung trọng tâm của thực nghiệm 27
V. VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ ĐỀ XUẤT 33
VI. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 34
C - kết luận và kiến nghị 35
Tài liệu tham khảo 37
Ý kiến hội đồng khoa học cơ sở …………………………………………………….38
3
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
I) Lý do chọn đề tài:
Trong nhà trường Tiểu học Việt Nam, Tiếng Việt là một môn học rất quan
trọng, nó góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học theo
đặc trưng bộ môn của mình.
Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cách thức sử
dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp và tư duy; học sinh được rèn luyện
các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để sử dụng có hiệu quả Tiếng Việt trong học tập
và đời sống. Trên cơ sở những mục tiêu cơ bản của môn Tiếng việt, phân môn
chính tả giải quyết vấn đề dạy cho trẻ em biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học
các môn học khác và để sử dụng trong giao tiếp. Vì vậy, dạy học chính tả ở Tiểu
học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng

của môn học Tiếng Việt.
Phân môn chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững
các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả, nói cách khác giúp học sinh
hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả (đúng về phụ âm đầu, vần,
âm cuối, thanh, độ cao thấp của từng con chữ). Từ đó giúp học sinh viết đẹp,
viết nhanh, nét chữ đều đặn, mềm mại.
Qua phân môn chính tả còn rèn luyện cho các em một số phẩm chất như:
Tính kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng
yêu quý Tiếng Việt. Cách biểu thị tình cảm đó trong việc viết đúng chính tả.
Trong thực tiễn việc dạy và viết chính tả hiện nay của học sinh Tiểu học
đạt kết quả chưa cao trong khi nói và viết. Cụ thể như học sinh ở T.P Hà Nội nói
chung và học sinh ở Trường Tiểu học Chương Dương - huyện Thường Tín nói
riêng. Bài viết của các em còn mắc rất nhiều lỗi chính tả, nhất là trường hợp
những cặp phụ âm đầu dễ lẫn lộn như: l/n; s/x; ch/tr; r/d/gi…,phổ biến nhất là
hai âm l/n các vần khó như: ưu; iu, ươu; uơ; uê; êu;… sai về âm cuối như: i/y;
ch/nh; về thanh điệu đó là những thanh khó phân biệt như thanh (?); (~), các em
viết còn sai rất nhiều… Bởi vậy việc tìm hiểu, khảo sát các lỗi viết sai chính tả
của học sinh để từ đó có những biện pháp, phương hướng khắc phục các lỗi sai.
4
Đó là một việc làm có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng dạy học Tiếng
Việt nói chung và việc dạy học chính tả nói riêng, đặc biệt là luyện viết đúng hai
phụ âm l/n. Quá trình dạy chính tả cho học sinh không chỉ sử dụng một phương
pháp mà phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp một cách hợp lí nhằm đạt
tới hiệu quả dạy học cao.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao
chất lượng dạy học môn chính tả lớp 3”.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tôi nghiên cứu nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Khảo sát phân loại lỗi chính tả của học sinh lớp 3B
2. Tìm ra nguyên nhân của các lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải.

3. Rút ra một số biện pháp thích hợp để khắc phục các lỗi chính tả đó.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
+ Việc dạy luyện viết hai phụ âm l/n và học chính tả ở khối 3 .
+ Các bài tập làm văn, chính tả, các loại vở ghi của học sinh khối 3
Trường Tiểu học Chương Dương.
+ Chương trình, sách giáo khoa dạy và học chính tả, sách tham khảo, sách
giáo viên chỉ đạo việc dạy chính tả.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học môn
chính tả lớp 3”. Tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu hỗ trợ nhau. Song
một số phương pháp đặc trưng được sử dụng nhiều nhất trong suốt quá trình
nghiên cứu là:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc tài liệu, sách tham khảo, sách giáo khoa có liên quan đến việc dạy
học chính tả.
2. Phương pháp khảo sát thực tiễn dạy và học chính tả:
5
Qua các giờ dạy và học chính tả, kiểm tra, khảo sát lại các bài viết chính
tả của học sinh để phát hiện những biến đổi trong bài viết của học sinh về số
lượng và chất lượng do tác động của phương pháp giảng dạy.
3. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu:
- Phương pháp này nhằm thống kế các lỗi chính tả của học sinh
thường mắc phải, so sánh cách dạy thông thường và cách dạy đang nghiên
cứu và đối chiếu.
4. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích thực tiễn chương trình, sách giáo khoa, tìm ra những điểm tích
cực và hạn chế của chương trình sách giáo khoa.
B - Phần nội dung
I. Cơ sở lí luận.

1. Cơ sở tâm lí giáo dục của việc dạy chính tả:
Như chúng ta đã biết, mục đích của việc dạy chính tả là hình thành cho
học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn
mực chính tả, nghĩa là giúp học sinh hình thành các kĩ xảo chính tả.
Hình thành cho học sinh kĩ xảo chính tả là giúp học sinh viết đúng chính
tả một cách tự động hoá, không cần phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả
Để đạt được điều này có thể tiến hành theo hai cách:
* Có ý thức và không có ý thức:
- Cách không có ý thức (còn gọi là phương pháp máy móc cơ giới): Chủ
trương dạy chính tả không cần đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, không cần
hiểu mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết, những cơ sở từ vựng và ngữ pháp
của chính tả mà chỉ đơn thuần là việc viết đúng từng trường hợp, từng từ cụ thể:
Cách dạy học này tốn nhiều thời gian công sức, không thúc đẩy được sự phát
triển của tư duy chỉ củng cố trí nhớ máy móc ở một mức độ nhất định.
- Cách có ý thức (còn gọi là phương pháp có ý thức, có tính tự giác): Chủ
trương cần phải bắt đầu từ việc nhận thức các quy tắc, các mẹo luật chính tả.
Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập và từng bước đạt tới các kĩ xảo chính tả. Việc
6
hình thành kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian
công sức. Đó là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao.
Đối với học sinh Tiểu học, cần vận dụng cả hai cách có ý thức và không
có ý thức. Trong đó:
Cách không có ý thức chủ yếu được sử dụng ở các lớp đầu cấp.
Cách có ý thức cần được sử dụng thích hợp ở các lớp cuối cấp của bậc
Tiểu học.
2. Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy học chính tả:
Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị
được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết thống
nhất với nhau. Đọc như thế nào viết như thế ấy, nếu đọc sai sẽ dẫn đến viết chữ
sai. Trong giờ học chính tả học sinh sẽ xác định được cách viết đúng, (đúng

chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói. (Ví dụ: Hình thức
chính tả nghe - viết). Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa
âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả (chính tả
nghe - viết) có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng lại có quy trình hoạt động
trái ngược nhau.
Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại
là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Tập đọc có cơ
sở chuẩn mực là chính âm, còn tập viết (viết chính tả) có cơ sở là chính tự
(chính tự là biểu hiện của quy tắc chính tả ở một đơn vị “từ, ” một từ xét về
mặt chính tả được gọi là một chính tự).
Ta thường nói rằng chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học, giữa cách
đọc và cách viết thống nhất với nhau là nói về nguyên tắc chung, còn trong thực
tế, sự biểu hiện của mối quan hệ giữa đọc (phát âm) và viết (viết chính tả) khá
phong phú và đa dạng, mà chính tả Tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách
phát âm thực tế của các phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm, nên
không thể thực hiện phương châm “Nghe như thế nào, viết như thế ấy” được
(như cách phát âm của phương ngữ vùng Kì Dương, Chương Lộc: lòng súng,
nợn nòi, long lia ).
7
Mặc dù chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế
muốn viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa
của từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả: Ví dụ: Nếu
giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “Za” thì học sinh có thể lúng túng
trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đọc là “gia đình”
hoặc “da thịt” hay “ra vào” (đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định)
thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả. Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả Tiếng
Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa.
Đây là một đặc trưng quan trọng về phương tiện ngôn ngữ của chính tả
Tiếng Việt.
3. Các nguyên tắc, phương pháp dạy chính tả.

3.1. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát
hợp với địa phương. Nói cách khác xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả
của học sinh ở từng khu vực, từng vùng để hình thành nội dung giảng dạy, phải
xác định được các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng
địa phương. Từ đó tập trung vào các lỗi phát âm ở từng địa phương mà lưu ý để
viết cho đúng. Bởi như ta đó biết cách phát âm địa phương có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc viết chính tả. Đối chiếu với âm, ta thấy cách phát âm của ba vùng
phương ngữ đều còn có những chỗ chưa chuẩn xác, còn sai lệch.
Ví dụ:
+ Hầu hết học sinh cả trường chưa phát âm phân biệt rõ các cặp phụ âm
đầu: ch/tr; s/x; l/n; r/d/gi
+ Riêng học sinh thôn Kỳ Dương, Chương Lộc chưa phân biệt rừ hai phụ
õm l/n.
Ví dụ:
“Luôn luôn” phát âm và viết thành “nuôn nuôn”.
“Con lươn” phát âm và viết thành “con lươn”.
8
Với nguyên tắc này yêu cầu giáo viên trước khi dạy cần tiến hành điều tra
cơ bản để năm lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung giảng
dạy phù hợp. (Nhất là đối với chính tả so sánh).
Nguyên tắc này cũng lưu ý giáo viên cần tăng cường sự linh hoạt, sáng
tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho phù hợp
với học sinh lớp mình dạy, có thể lược bớt những nội dung trong sách giáo khoa
xét thấy không phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời bổ sung những nội
dung dạy cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến.
3.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức:
Trong quá trình dạy chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ sử dụng
một phương pháp mà phải sử dụng phối hợp hai phương pháp; có ý thức và
không có ý thức một cách hợp lý nhằm đạt tới hiệu quả dạy học cao.

Trong nhà trường, việc sử dụng phương pháp có ý thức vẫn được coi là
chủ yếu, nhưng cũng không phủ nhận phương pháp không có ý thức. Phương
pháp này được khai thác, sử dụng hợp lý ở các lớp đầu cấp, gắn liền với các kiểu
bài như tập viết, tập chép Các kiểu bài này nhằm giúp học sinh nhanh chóng
làm quen với hình thức của các con chữ, hình thức chữ viết của các từ. Đây là
những tiền đề, những xuất phát cần thiết đối với học sinh mới làm quen với hệ
thống chữ viết Tiếng Việt. Phương pháp không có ý thức còn phát huy tác dụng
khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất
võ đoán, hoặc không gắn với một quy luật, một quy tắc nào như: Viết phân biệt
(r/d/gi, ch/tr, l/n ).
Đối với phương pháp có ý thức giáo viên cần sử dụng, khai thác tối đa
phương pháp này. Muốn vậy chúng ta phải biết vận dụng những kiến thức về
ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của
từng loại lỗi nhất là việc xây dựng các quy tắc chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp
học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát và có hệ thống.
Ví dụ:
* Xây dựng các quy tắc chính tả.
- Khi đứng trước nguyên âm: i, iê, e, ê thì:
9
Âm “cờ” viết là “k”
Âm “gờ: viết là “gh”
Âm “ngờ” viết là “ngh”
- Khi đứng trước các nguyên âm: u, ô, o, a, ă, a
Âm “cờ” viết là “c”
Âm “gờ: viết là “g”
Âm “ngờ” viết là “ng”
- Khi đứng trước âm đệm (âm đẹm viết là u) thì âm “cờ” viết là “q”.
* Các mẹo chính tả:
Khi viết ch hay tr.
Nếu chúng chỉ đồ dùng trong gia đình thì hầu hết được viết là ch (cái chai,

cái chén, cái chậu, cái chảo ).
Hoặc chỉ mối quan hệ trong gia đình đều viết ch chứ không viết tr: (cha,
chú, cháu, chị, chồng, chút ).
* Tóm lại:
Hiện nay trong nhà trường nói chung và lớp tôi dạy nói riêng đang luyện
cho học sinh cách phát âm và viết đúng hai phụ âm l/n để phát huy tính tích cực
trong dạy chính tả sẽ tiết kiệm được thời gian và mang lại kết quả nhanh chóng,
chắc chắn, cụ thể (có thể kiểm tra được ngay), hơn nữa còn gây được hứng thú
cho học sinh giáo viên phải sửa lỗi cho học sinh cả khi nói và viết cho học sinh
có thói quen ngay ở cấp tiểu học.
3.3. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu
cực (xây dựng cái đúng loại bỏ cái sai):
Nói cách khác việc hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả cần tiến hành
đồng thời với việc hướng dẫn học sinh loại bỏ các lỗi chính tả trong các bài viết
của mình.
Để học sinh sửa các lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xây dựng cái
đúng. Giáo viên có thể nêu ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ
viết sai lỗi chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai
và viết lại cho đúng.
10
Phương pháp tiêu cực giúp học sinh phát hiện óc phân tích, xét đoán,
đồng thời kiểm tra củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh.
Phương pháp tiêu cực chỉ nên coi là thứ yếu có tính bổ trợ cho phương
pháp tích cực.
Trong quá trình giảng dạy chính tả, giáo viên cần phối hợp một cách hợp
lý, hài hoà và có hiệu quả hai phương pháp này.
4. Đặc điểm của chữ Tiếng Việt:
Chữ Tiếng Việt là chữ ghi âm vị, chữ viết Tiếng Việt do các cố đạo đã
mượn các con chữ La Tinh để ghi âm Tiếng Việt. Chữ viết ghi âm vị là một loại
hình chữ viết tiến bộ nhất, cơ sở của nó dựa trên con chữ La Tinh phổ biến rộng

rãi nhất trên thế giới, về hiệu quả ghi âm thì hiện nay chữa Việt còn theo gần sát
với ngữ âm Tiếng Việt. Nó dễ học, dễ viết và có thể giúp ta dễ dàng tiếp thu các
ngoại ngữa quan trọng nhất cùng một hệ chữ La Tinh.
Tuy nhiên, chữ Việt chưa phải là hoàn thiện. Do những nguyên nhân lịch
sử, nó còn có những nhược điểm sau đây:
+ Không đảm bảo sự tương ứng một - đối - một giữa âm và chữ, âm vị /k/
ghi bằng một trong ba con chữ c - k - q; con chữ “g” ghi lại một trong hai âm
vị /d/, /z/
+ Có những nhóm hai, ba con chữ không cần thiết để ghi âm vị: ph, ngh
Những nhược điểm đó gây nên những hiệu quả không tốt, việc dạy và học
gặp những khó khăn vô ích.
Chữ viết Tiếng Việt có hai lối viết: Lối viết tay và viết in. Mỗi lối chữ có
hai kiểu: Chữ thường và chữ hoa. Chữ viết phải đúng kiểu, không nên viết chữ
in xen lẫn với chữ viết tay.
- Khi viết chữ viết tay có thể viết nghiêng hay viết đứng không nên viết
nửa nghiêng, nửa đứng; viết các dấu phụ trên chữ viết tay, dấu (v), dấu (^), dấu
râu (?) phải viết cho vừa phải, cân xứng với các nguyên âm mang những dấu ấy
(ví dụ: Câu hỏi, nguyên nhân, chăm chỉ ) các dấu thanh phải đặt đúng vị trí trên
hay dưới các nguyên âm của âm tiết.
11
+ Nếu nguyên âm đôi có âm tiết mở: (ví dụ: Mía, chú ) thì dấu thanh đặt
trên yếu tố thứ nhất.
+ Nếu sau nguyên âm đôi có âm cuối (ví dụ: Tiền, mượn ) thì các dấu
thanh đặt trên hoặc dưới yếu tố thứ hai.
+ Các dấu thanh đi đôi với nguyên âm có dấu (v) (ví dụ: Ngắm, chẳng )
thì đặt trên hoặc trong dấu ngửa đó (không kể dấu nặng).
+ Các dấu thanh đi đôi với nguyên âm có dấu (^) thì đặt bên phải dấu mũ.
* Hướng dẫn cách viết các dấu ngắt câu:
+ Các dấu chấm lửng ( ), vạch ngang (-) thì viết đúng trên dòng kẻ.
+ Các dấu hai chấm (:), chấm hỏi (?), chấm than (!), ngoặc đơn, ngoặc

kép thì viết từ hàng kẻ trở lên.
+ Dấu phẩy (,) viết từ hàng kẻ trở xuống.
+Dấu (;) thì viết dấu chấm ở trên dòng kẻ và dấu phẩy ở dưới dòng kẻ
trở xuống.
5. Một số quy tắc quy định về chuẩn chính tả Tiếng Việt:
Chuẩn chính tả Tiếng việt phải được quy định rõ ràng, chi tiết tới từng từ
và phải được mọi người tuân theo. Vì vậy phải có các quy tắc quy định về chuẩn
chính tả Tiếng Việt như sau:
- Cách viết âm tiết của Tiếng Việt: Các âm tiết viết tách rời nhau. Trường
hợp âm tiết có nguyên âm “ i ” ở cuối thì viết thống nhất bằng “ i ”, trừ “uy”, ví
dụ (duy, nguy ) “ i ” hoặc “y” đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn theo
thói quen cũ (ý nghĩa, y tế, yên, “y”, âm ỉ, ỉ eo, “ i ”).
- Cách viết các đơn vị từ: theo truyền thống vẫn viết rời từng âm tiết, trừ
hai trường hợp sau đây viết liền các âm tiết theo đơn vị từ:
+ Các phiên âm nước ngoài: Radio, Karaoke…
+ Các tên riêng không phải Tiếng Việt: CuBa, Ma-lay-xi-a, In – đô – nê –
xi - a…
- Cách viết tên riêng Tiếng Việt:
+ Tên người và tên địa lí:
Viết hoa tất cả các âm tiết (con chữ đầu của âm tiết).
12
Ví dụ: Trần Thị Phương Thảo; Thường Tín; Hà Nội.
+ Các tên riêng khác: (tên cơ quan, tên tổ chức xã hội ) chỉ viết hoa chữ
đầu của âm tiết đầu:
Ví dụ: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Trường Tiểu học Chương Dương, huyện Thường Tín, TP Hà Nội.
Trường Trung cấp Sư phạm Hà Nội.
- Chuẩn về phụ âm đầu cần nhớ một số quy tắc và mẹo luật sau: Hiện nay
trong nhà trường đang rèn luyện kỹ năng đọc viết thành thạo hai phụ âm l/n.
Nếu học sinh đọc sai giáo viên phải sửa ngay cho học sinh, nều không sửa ngay

sẽ tạo thành thói quen xấu cho các em.
+ Phân biệt l/n:
. “n” không (hoặc ít) kết hợp với âm đệm (trừ hai âm tiết Tiếng Việt nay ít
dùng là noãn và noa). Nhưng ( l ) lại kết hợp được với âm đệm (loè loẹt, lở loét,
loà xoà, loang lổ, loắt choắt, luẩn quẩn, liên luỵ, luyến tiếc )
. “n” xuất hiện trong các từ láy âm (no nê, nóng nảy, nao núng, nước non,
não nùng ).
. “l” xuất hiện trong các từ láy vần (lệt bệt, lõm bõm, lộp độp, lờ đờ, lai
rai, lim rim, lơ mơ, lanh chanh, lao xao ).
. Một số từ đơn một tiếng dùng để chỉ trỏ có phụ âm đầu viết n (này nọ,
ni, nớ, nào).
+ Phân biệt tr và ch.
- Chỉ có ch kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, oe (choáng mắt,
loắt choắt, choai choai, choèn choẹt ).
. Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch (chan chát, chán chường, chang chang,
chao chát, chăm chú, chăm chút, chắt chiu, chậm chạp, chập chờn ).
. Về nghĩa: Những từ chỉ quan hệ trong gia đình viết bằng ch (cha, chú,
chị, chồng, cháu, chút, chít ).
Chỉ đồ dùng trong gia đình phần lớn viết bằng ch (chạn, chum, chăn,
chĩnh, chén, chõng, chiếu, chảo, chậu, chày, chổi ).
13
Chỉ vị trí viết với tr (trên, trong, trước, trái ) chỉ ý phủ định viết với ch
(chẳng, chăng, chưa, chớ).
+ Phân biệt s và x.
. Về mặt kết hợp ở trong âm tiết, s không đi với các vần bắt đầu bằng oa,
oã, oe, uê. Do đó ta có: (xuề, xoà, xoay xở, xuệch xoạc, xoèn xoẹt, xoen xoét )
mà không bao giờ có soa, seo. Ngoại lệ là “soát” trong “soát lại”, còn đều do
diệp (s) trong láy âm (suýt soát, sột soạt, sờ soạng).
. Về mặt láy âm: (x) và (s) đều lsy điệp âm đầu, nhưng (s) lại không láy
với (x). Do đó cả hai chữ đều phải hoặc là điệp (s) hoặc là điệp (x).

Điệp s: sờ soạng, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng, san sát, sừng sững, sụt sùi,
sang sảng, sững sờ, sắc sảo
Điệp x: xào xạc, xao xuyến, xôn xao, xanh xao, xao xác, xấp xỉ, xí xoá, xì
xào, xinh xẻo, xinh xắn
. s không láy âm với những âm đầu khác, trái lại x láy âm với một số âm
đầu khác (loà xoà, lao xao, xoi mói, xích mích )
Về nghĩa:
. Tên các thức ăn thường đi với x (xôi, xúc sích, xà lách, lạp xường ) và
một số đồ dùng liên quan đến thức ăn (cái xoong, cái xiên nướng thịt ). Không
kể tên thức ăn và những đồ dùng vào việc ăn uống, hầu hết các danh từ đều viết
với s chứ không viết với x.
. Danh từ chỉ người: ông sư, bà sãi, nguyên soái, sứ thần
Tên cây: cây sen, cây sim, cây sung, cây sắn, cây si
Hiện tượng tự nhiên, sao, suối, sương, sông
Hiện tượng thiên nhiên: sấm, sét…
Đồ vật: hòn sỏi, song cửa, cái sọt, sợi dây
Động vật: cá sấu, con sóc, con sò, con sên, con sếu.
* Ngoại lệ có: xương, cái xe, cái xuồng, cây soan, cây xoài, trạm xá,
mùa xuân.
+ Phân biệt d/gi và r:
14
. r và gi không kết hợp với vần có âm đệm, vần có âm đệm luôn đi với d
(doanh nghiệp, duyên nợ, doạ nạt, duy trì, duyệt binh ).
. Những tiếng của Hán việt mang thanh ngã, thanh nặng viết với d (diễn
biến, diện tích, diệu kì ). Còn mang thanh hỏi, thanh sắc viết với gi (giải thích,
giả định, đơn giản, giám sát, giáo sư ).
. Một số từ láy bắt chước tiếng động thường có phụ âm đầu r (mưa rơi) rả
rích, (nước chảy) róc rách, (tiếng đàn) réo rắt, (sóng vỗ) (rì rào
* c/ k/ q:
Người ta viết k trước các chữ cái ghi nguyên âm: e, ê, i, ia, iê (kém, kê,

kích, kia, kiến).
- Còn viết c trước các chữ cái ghi nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, ưa, ươ, ua,
uô (ca, căn, cầm, của, cuốn, cưỡng, cửa).
- Còn viết bằng q trước âm điệu “u” (quà, quê, quanh, quả )
* Chuẩn về thanh điệu:
+ Phân biệt dấu hỏi (?) dấu ngã (~)
Ngoài biện pháp dựa vào nghĩa của từ để xác định viết với dấu hỏi (?)
hoặc dấu ngã (~) còn có những biện pháp khác:
Ví dụ: trong từ láy, thanh điệu thuộc về hai nhóm: sắc, hỏi, không dấu và
huyền, ngã, nặng. Dựa vào quy luật này để xác định và viết đúng dấu hỏi / dấu
ngã (nghỉ ngơi, nghĩ ngợi, mở mang, mỡ màng ).
* Chuẩn về âm cuối: (trường hợp viết i hay y).
Trường hợp các âm tiết có nguyên âm “ i ” ở cuối thì viết thống nhất bằng
“ i ” trừ “uy”, “oay”, “uây” như (duy, quy, dạy, dậy, nguây nguẩy ).
* Chuẩn về vần:
Cần nhớ cách viết phân biệt một số các khuôn vần như:
- Viết âm đệm “u” bằng chữ cái “o” khi “u” xuất hiện trước các âm chính
là các nguyên âm “a” (oa, oac, oai, oam, oan, oang, oao, oap, oat, oay); nguyên
âm “ă” (oăc, oăm, oăn, oăng, oăp, oăt); nguyên âm “e” (oe, oen, oeng, oeo, oet
và oach oanh).
15
- Viết âm chính là “ươ” khi xuất hiện trong khuôn vần có âm cuối )ươi,
tươc, ngươi ).
- Viết âm chính là “ưa” khi không có âm cuối đứng sau trong khuôn vần
(ưa, mưa, chưa )
- Viết âm chính là “ua” khi có âm cuối đứng sau trong khuôn vàn (ua,
mua, chua ).
- Viết âm chính là “uô” khi có âm cuối đứng sau trong khuôn vần (muôn,
khuôn, chuôi ).
- Viết âm chính là “iê” khi xuất hiện trong khuôn vần có âm cuối và

khuôn vần có âm đầu phụ âm đứng trước (xiếc, liên, tiêng, kiêu, biêm, thiêt ).
Ngoài lệ khuôn vần “iêc” khi không có âm đầu đứng trước cũng viết bằng “iê”.
- Viết âm cuối là “o” khi xuất hiện trước nguyên âm “a”: (ao, oao);
nguyên âm “e” (eo, oeo).
- Viết âm cuối là “u” khi “u” xuất hiện trước nguyên âm “iê” (iêu ); xuất
hiện trước nguyên âm “e” (êu).
- Vần “ươu” chỉ xuất hiện trong một số trường hợp như (cái bướu, con hươu,
con khướu, rượu). Đặc biệt không có từ Hán Việt nào xuất hiện với vần “ươu”.
II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU.
Nhìn vào thực trạng dạy chính tả hiện nay cho thấy: Để nâng cao chất
lượng dạy chính tả còn là một việc làm rất hạn chế. Việc rèn luyện kĩ năng viết
chưa được chú ý đúng mức nên học sinh còn viết sai rất nhiều lỗi và chữ viết
còn xấu. Qua khảo sát điều tra thực tiễn tôi đã thu thập được một số vấn đề lưu ý
sau:
1. Về chương trình:
ở bậc Tiểu học, chương trình của môn chính tả có nhiều dạng từ đơn giản
đến phức tạp theo lứa tuổi của học sinh. Đồng thời chương trình chính tả ở các
lớp cũng có tính đồng tâm. Càng lên lớp trên càng được mở rộng, nâng cao dần
và phức tạp hơn.
ở lớp 3 phân môn chính tả một tuần có hai tiết với ba hình thức chính tả
là: Nghe - viết, trí nhớ và so sánh. Với yêu cầu chữ viết đều nét, rõ ràng, sạch sẽ,
16
không mắc lỗi thông thường, tốc độ viết 70 chữ trong 15 phút. Bài viết dài
khoảng 100 chữ. Các yêu cầu và nội dung hình thức của chương trình lớp 3 đòi
hỏi học sinh cao hơn hẳn so với các khối lớp 1,2.
2. Thực tiễn của giáo viên:
Trong thực tiễn, mỗi buổi lên lớp, giáo viên phải dạy nhiều tiết, soạn
giảng nhiều môn, lớp lại có nhiều học sinh nên thường giáo viên chỉ truyền thụ
cho học sinh hết kiến thức quy định chép (viết), ít có thời gian để rèn luyện kĩ
năng cho học sinh. Không ít giáo viên chỉ dạy qua loa, chiếu lệ, chứ không đi

sâu vào các quy tắc, mẹo luật chính tả, để giúp học sinh viết thông thạo. Tiết
chính tả trí nhớ, yờu cầu học sinh phải học thuộc lũng ( thuộc từ mụn tập đọc )
nhớ được cả các dấu thanh, các loại dấu câu. Bản thân giáo viên phát âm cũng
phải đọc cho học sinh thật chuẩn.
3. Về phía học sinh:
Trên thực tế, đã có một số học sinh có sự chuẩn bị chu đáo, tích cực nên
đã học tốt môn chính tả. Cơ bản nắm được quy tắc, mẹo luật chính tả nên đã vận
dụng tốt vào các bài tập làm văn, sử dụng câu văn đúng ngữ pháp, viết đúng
chính tả.
Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa ý thức được tầm quan trọng của môn
học chính tả. Nên các em chưa có sự chuẩn bị và phương pháp học tập tốt.
Nhìn chung phân môn chính tả ở bậc tiểu học chưa được giáo viên và học
sinh nhận thức đúng tầm quan trọng của nó trong nhà trường. Mặt khác một số
bài còn chưa thực tế và cũng chưa phù hợp với địa phương, các dạng bài tập
cũng chưa thực sự kích thích được học sinh học tốt hơn.
a, Qua nghiên cứu, khảo sát một số vở bài tập làm văn và chính tả với các
vở ghi khác của học sinh lớp 3B học kì I năm học 2011 - 2012. Tôi thấy học
sinh còn mắc rất nhiều lỗi chính tả và được thống kê qua bảng sau:
Tên bài
Tổng số
bài
Tổng số
lỗi
Trong đó sai
P.A. Đ Vần Âm cuối
Than
h
Chính tả 30 40 40 29 10 7
Tập làm văn 30 35 31 25 17 3
17

Vở ghi khác 30 37 31 22 13 7
Nhận xét giữa vở Tập làm văn, vở chính tả với các vở ghi khác ta thấy:
Vở chính tả học sinh viết sai lỗi ít hơn vở Tập làm văn và các vở ghi khác.
Điều đó chứng tỏ rằng trong giờ chính tả học sinh chú ý viết cẩn thận hơn các
giờ khác.
b, Phân loại lỗi chính tả của học sinh lớp 3B:
* Lỗi về phụ âm đầu:
Các lỗi về phụ âm đầu mà học sinh sai nhiều nhất là: l/n, ch/tr, s/x, r/d/gi,
c/k,q, ng/ngh, gh - g.
+ l / n:
Ví dụ: lan - nan, nặng - lặng, lẽ - nẽ, làn - nàn, nay - lay, lên - nên, nồng -
lồng, lưng - nưng, lọ - nọ, nắng - lắng
Cụ thể: Trong bài chính tả (nghe – viết) Bài viết “ở lại với chiến khu”
Có học sinh Doãn Thị Liên; Nguyễn Thị Hồng viết sai từ rực rỡ thành dực
dỡ; cụm từ “ tràn qua lớp lớp cây rừng” viết thành “chàn qua lớp lớp cây dừng”
Học sinh: Nguyễn Thu Trang đã viết sai từ “luống hoa” thành “nuống
hoa”, “nắng vàng” thành “lắng vàng”, hoa thành hao…
+ tr / ch:
Ví dụ: Chú - trú, trên - chên, trưa - chưa, cha - tra, trong - chong, chọn -
trọn, chị - trị, chăng - trăng, chín - trín, trồng - chồng, trường - chường, chống -
trống, chúng - trúng.
Cụ thể: Trong bài viết chính tả (nghe - viết) bài kéo co:
Học sinh: Lê Thị Phương Anh và Nguyễn Thị Thu Hường đã viết sai từ
kéo co thành céo co.
Môn tập làm văn học sinh viết bài tả đồ vật, học sinh viết sai nhiều lỗi.
+ s / x:
Ví dụ: xấu - sấu cụ thể viết cả từ “cây sấu - cây xấu”, “xấu xí - sấu sí ”,
“hoa sen - hoa xen”, “xen kẽ - sen kẽ”, “sương sa - xương xa”.
18
Cụ thể: Trong bài viết chính tả, có bài phân biệt âm s/x trong phần luyện

tập, nhiều học sinh không xác định được đâu là đúng và sai, thành thử các em
điền phụ âm đầu vào vần đều bị sai.
+ r/d/gi:
Ví dụ: ra vào - da vào, da dẻ - gia dẻ, con gián - con dán, giá đỡ - dá đỡ,
rá đỡ có nghĩa là các em chưa hiểu rõ về nghĩa của từng từ, nếu các em điền phụ
âm r vào vần, từ rá đỗ thì nghĩa của nó là: Hạt đậu được ngâm và cài chặt vào
chõ hay xoong để 3 - 4 ngày, mỗi ngày cho chõ đỗ đó xuống 1 - 2 lần nước, hạt
đỗ đó nở dài dần ra thành rá, rá thường để xào hoặc luộc để ăn. Còn từ giá thì
phải đi kèm với tiếng đỡ như: thành từ giá đỡ, giá như, giá mà…; nghĩa của từ
giá đỡ là bên dưới họ làm bằng tre chắc chắn để đỡ một vật bên trên như giá
trống chẳng hạn.
Từ da dẻ - gia dẻ - ra dẻ - da rẻ - ra giẻ.
Từ dịu dàng - dịu giàng - rịu ràng.
Nhiều em viết sai giữa phụ âm với vần.
+ c / k / q:
Ví dụ: có em viết tiếng quả viết thành coả, kẻo hoặc cẻo, không hiểu âm
quy ghép với âm đệm u thì không cần phải viết thêm âm o vào nữa nhưng học
sinh vẫn viết, có nghĩa là khi học sinh này khi học từ lớp 1, 2 chưa thông hiểu về
các âm ghép với nhau tạo thành tiếng, từ và hiểu nghĩa của nó, bạ đâu là viết đó.
Ví dụ như: học sinh Nguyễn Văn Kiên tất cả các môn học, em này tuy
được thầy cô dày công để sửa nhưng không nhớ, vậy đó là do đâu? Hay là viết
tiếng kêu viết là cêu, kin viết là cin, que - coe - keo, kem - cem, quốc chỉ tổ quốc
viết là cuốc chỉ cái cuốc, đó là sai về nghĩa. Có một số em viết sai : Đào Duy
Huy, Đỗ Doãn Chiến, Nguyễn Trí Lợi, Đỗ Trọng Trung.
- Trong bài chính tả phân biệt phụ âm ng/ngh có hai cách đọc là ngờ đơn
(ng), ngờ kép (ngh) hay ng đọc là e - nờ - giê, ngh đọc là e - nờ - giê - hát. Để
học sinh phân biệt rõ 2 phụ âm này. Bước đầu học sinh phải hiểu 2 phụ âm này
được viết với âm, vần nào là hợp lý. Ví dụ: ngh chỉ được ghép với nguyên âm i,
e, iêm như nghỉ, nghĩ, nghiêm.
19

Âm ng ghép với a, ơ, u, ư như: nga, ngơ, ngu, ngư v.v
Nhiều em khi gặp bài tập hoặc viết văn hay môn học khác hay mắc lỗi
điền phụ âm ng/ngh: nghiêm nghỉ - ngiêm ngỉ, nghỉ ngơi - ngỉ ngơi, ngủ - nghủ,
ngô - nghô, nghiêng - ngiêng.
Học sinh Trần Thế Trung hay bị mắc lỗi: “ngọng nghịu” viết là “nghọng
nghịu”, ngồi trên ghế - nghồi trên gế. v.v
* Lỗi về phần vần: ưu - iu, trong từ quả lựu - quả lịu, ươu - iêu trong từ
con hươu viết thành con hiêu, ưu - iu (con cừu), oa - ao (hoa - hao); uê - êu (hoa
hệu); ươu/iêu (con khướu - con khiếu); ưu - iu (cứu bạn - cíu bạn).
- ươu - iêu: hươu - hiêu, bướu - biếu, khướu - khiếu, rượu – riệu
- eo - oe: khoẻ - khẻo, khéo - khoé, heo – hoe
- oa - ao: loa - lao, hoa - hao, cao – kao
Cụ thể: Trong bài chính tả (so sánh) phân biệt ươu/ ưu/ in/ iêu/ êu:
Học sinh Doãn Thị Liên, Nguyễn Thị Ly, Đỗ Danh Đạt viết sai từ: “hươu:
thành “hiêu”, “kêu cứu” thành “cêu cíu”.
Hay trong bài văn (tả cây cối) “Tả cây hoa mà em thích”
Học sinh Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Văn Tuyển đã
viết sai “hoa cam là màu trắng” thì viết thành “hoa kam nà màu chắng” sai cả
cụm từ.
* Lỗi về âm cuối:
Lỗi phổ biến về âm cuối các em thường mắc là i/y.
Ví dụ: dày - dài, tuy - tui, tay - tai.
N – Ng: nguồn – nguồng; luồn – luồng
Ngoài ra còn nhầm một số lỗi khác như:
t - p: đẹp - đẹt, nếp – nết…
p - m: đẹp - đẹm, tập - tậm,, đệm - đện - đệp…
nh - ch: danh sách - danh sánh, quanh quách - quanh quánh,
t - c: thiếc - thiết, chắc - chắt, thắc mắc - thắt mắt,
vd: đọc viết một đoạn văn:
20

“Thầy giáo tuy già nhưng vẫn đọc sách thường xuyên để nghiên cứu về
khoa học” chẳng hạn thì học sinh lại viết thành “Thầy giáo tui dà nhưng vẫn đọc
xách thường suyên để ngiên kíu về khoa học”
* Lỗi về thanh:
- Thanh hỏi (?) thanh ngã (~):
ví dụ: ngư - ngũ, nghỉ - nghĩ, ngã - ngả, bão - bảo, đã – đá’ giỏ - giọ; vẫy
– vấy
Mặc dù vậy, cần quán triệt với học sinh một số yêu cầu là: Khi viết bài
các em phải viết đúng chính tả trước đã, còn phát âm sẽ được sửa chữa dần dần
và trong khi mà chưa sửa được phát âm các em cố để viết đúng chính tả đã.
Trước tiên giáo viên phải đọc thật chuẩn đoạn viết.
- Gọi học sinh đọc đúng câu, đoạn viết cần viết, đồng thời tìm từ khó (khi
viết thường bị mắc lỗi).
- Giáo viên ghi bảng những từ dễ bị mắc ấy, sau đó giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn học sinh phân biệt từ và nghĩa của từ (đối chiếu so sánh).
Giáo viên kẻ thành 2 cột để dễ phân biệt.
Cho học sinh tự tìm từ theo yêu cầu của giáo viên.
Ví dụ:
l n
- lẫn: lẫn lộn, lẫn cẫn, trộn lẫn - nẫn: nần nẫn (chỉ con người béo chắc).
- lộn: lộn xộn, lẫn lộn, lộn ngược, lộn
nhào.
- nộn: phì nộn (chỉ béo quá mức).
- lở: lở loét, đất lở, vỡ lở. - nở: nở nang (chỉ con người khoẻ
mạnh).
nức nở, niềm nở
- lang: khoai lang, lang sói, hành lang,
lang thang.
- nang: nể nang, mo nang, cẩm nang.
Qua phân tích, so sánh, phân biệt từ và nghĩa ta thấy rõ rệt phân biệt giữa

n khác với l.
4. Nguyên nhân học sinh mắc lỗi:
21
a, Lỗi về phụ âm đầu:
Qua việc nghiên cứu, khảo sát trên cho thấy nguyên nhân chính học sinh
viết sai phụ âm đầu là do các em phát âm sai, do những thói quen sử dụng lời
nói, phương ngôn của địa phương, thường các em đọc như thế nào thì viết như
thế ấy, không phân biệt rõ các phụ âm như: l/n, ch/tr, s/x.
Ví dụ: Đọc “lặng lẽ” viết thành “nặng nẽ”; chai rượu – đọc(viết) thành
chai diệu
Ngoài ra còn do học sinh không nắm vững quy tắc chính ả, chưa chú ý
đến nghĩa của từ, không biết lúc nào viết c - k - q; g - gh, ng - ngh v.v
“nghiêng nghiêng” thành “ngiêng ngiêng” là do em chưa nắm rõ quy tắc
khi nào viết ng khi nào viết ngh v.v…
Do bất hợp lí của con chữ Tiếng Việt nên học sinh khó khăn khi viết
chính tả.
d
Ví dụ: phát âm /Z/ có 3 cách ghi cơ bản gi
g
b, Lỗi về âm chính:
Nguyên nhân chính là do có những “vần khó” dễ lẫn ui, ưu, iê
Do các em chưa nắm được cấu tạo của một số “vần khó” đa số là những
vần có âm đệm (oeo, ươu, oan ) chưa nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của
âm đệm trong Tiếng Việt.
Ví dụ: Đứng sau “q” âm đệm là “u” (Ví dụ: quả quýt, quanh quẩn) nhưng
học sinh lại viết “qoả”, “qoanh”, thừa âm: thường viết quoanh.
Hay “băn khoăn” học sinh viết “băn khuăn”. Vì học sinh không nắm được
quy tắc là khi đứng trước các nguyên âm rộng (ví dụ: a, ă) hoặc hơi rộng (ví dụ
e) âm đệm được viết là “o” (ví dụ: oa, oăn, oe )
Nguyên nhân thứ hai là do các em còn chưa chú ý, chưa cẩn thận trong

khi viết bài (nghĩ sao viết vậy).
c, Lỗi về thanh điệu:
22
Chủ yếu là do các em phát âm chưa chuẩn (còn ngọng), chưa nắm được
quy tắc ghi thanh và viết ẩu.
Ví dụ: Các em: Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thế Hà, Dương Toàn Thắng -
lớp 4B. Do các em phát âm ngọng nên thường viết sai những chữ có thanh hỏi
(?) thanh ngã (~) như:
“nghỉ” đọc “nghĩ” viết “nghĩ”; nghĩ – đọc, và viết là nghí.
“sĩ số” đọc “sỉ số” viết “sỉ số”; “sĩ số” : đọc, viết là sí số.
d, Lỗi về âm cuối:
Đối với âm i và y là do các em chưa nắm rõ quy tắc ghi âm nên không
phân biệt được khi nào thì viết y hay i, do chưa hiểu nghĩa của từ.
Ví dụ: “tai” khác “tay”
“dạy” khác “dại”
(Khác về nghĩa, khác về con chữ, khác về cách phát âm).
Còn đối với một số âm cuối khác mà các em viết sai chủ yếu là do các em
cẩu thả, dễ nhầm tưởng, viết một cách không có ý thức nên đã viết sai chính tả.
Ví dụ: “đẹp” viết thành “đẹm” hay “đẹt”; cái diều viết là cái duyền.
III. Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3 .
Từ những nguyên nhân trên, tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp khắc
phục sau:
1. Phải chú ý dạy chính tả ở tất cả các giờ, các môn học:
Chúng ta cần lưu ý rèn luyện cho học sinh một nề nếp có ý thức trong lúc
làm bài, rèn luyện việc phát âm đúng, nắm được các quy tắc chính tả và đặc biệt
là hiểu nghĩa từ. Việc hình thành kĩ năng kĩ xảo ấy không những chỉ được tiến
hành ở các dạng bài chính tả (nghe đọc, so sánh và trí nhớ) mà còn luôn luôn
được củng cố ở các môn học khác nhất là môn tập đọc
Khi chấm các bài viết của học sinh phải chú ý đến lỗi chính tả (chỉ ra lỗi
các em viết sai, chữa lỗi - trừ điểm).

Trong giờ tập đọc cần luyện cho các em phát âm đúng, nhất là trường hợp
các cặp phụ âm đầu dễ lẫn l/n, ch/tr, s/x, gì/d/r.
2. Luyện chính tả phối hợp với chính âm:
23
Trong dạy chính tả giáo viên có thể vận dụng phối hợp biện pháp chữa lỗi
phát âm để hỗ trợ cho việc chữa lỗi chính tả cho học sinh trong một số trường
hợp mà lỗi phát âm địa phương lệch chuẩn rõ rệt. Chẳng hạn: học sinh hay mắc
lỗi chính tả về phụ âm đầu s/x, ch/tr, l/n và các vần iu - ưu; ươu - iêu… thì cần
luyện cho học sinh đọc đúng các phụ âm đầu và vần đó.
Ví dụ: Lung linh, lắt lẻo, não nề, nao núng
Trong trắng, chan chứa, nghỉ hưu, uống rượu
Học sinh hay mắc lỗi về thanh hỏi (?) thanh ngã (~) thanh sắc thì cho học
sinh luyện phát âm những từ có chứa thanh hỏi, thanh ngã thanh sắc đó.
Ví dụ: Luyện cho học sinh phát âm:
Nghĩ ngợi, ngủ say, ngẫm nghĩ.
3. Dạy chính tả kết hợp với dạy nghĩa của từ để giúp học sinh phân biệt về
nghĩa. Từ đó học sinh phân biệt được cách viết đúng.
Ví dụ: dành/giành:
- Lỗi về phía mình thì viết là gi (tranh giành, giành giật ).
- Để dành một cái gì đó thì viết là d (dành dụm, để dành )
Ví dụ: xa/sa:
- Xa (trong từ xa gần, xa xôi)/sa (trong từ sa lầy, sa đà, sa xuống).
+ xa: khoảng cách tương đối lớn.
+ sa: rơi xuống, rơi vào.
4. Dạy chính tả theo khu vực:
ở mỗi thôn, học sinh do ảnh hưởng của phương ngữ thường mắc một số
lỗi đặc trưng. Để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả của việc dạy chính tả, nội
dung chính tả bên cạnh phần “chung” cho cả nước cần phải có phần “mềm”
riêng cho từng vùng chính tả.
Điều này có nghĩa là trước khi dạy, giáo viên cần tiến hành điều tra cơ

bản để nắm được các lỗi chính tả phổ biến của học sinh (thôn - xóm - lớp mình
dạy) để từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp. (Nhất là đối với hình thức
chính tả so sánh). Chương trình và sách giáo khoa không thể viết cho từng vùng
địa phương. Mà nội dung dạy chính tả so sánh như ở trên đã nói sẽ bao gồm
24
những lỗi, những lầm lẫn hay gặp của học sinh toàn quốc và là những lỗi riêng
cho từng vùng địa phương. Do vậy ở một chừng mực nào đó, chúng ta cần mạnh
dạn bỏ bớt những nội dung không cần thiết, để giành thời gian cho các hiện
tượng chính tả phổ biến nơi mình dạy.
Ví dụ: Khi dạy các tiết “Chính tả so sánh” như tiết 14 (phân biệt v/d) tiết
30 (phân biệt an/ang) có thể thay thế một số bài tập luyện viết phân biệt các từ
có phụ âm đầu l/n, ch/tr hoặc s/x, gi/d/r.
5. Phối hợp phương pháp có ý thức và phương pháp không có ý thức.
Chúng ta coi trọng chính tả có ý thức nhưng cũng không phủ nhận chính tả
không có ý thức. Để hình thành bất cứ một kĩ năng kĩ xảo nào (trong đó kể cả
chính tả) có thể tiến hành phối hợp cả hai cách: Có ý thức và không có ý thức. Vì:
Chính tả Tiếng Việt bên cạnh những trường hợp có quy tắc, quy luật lại
không có không ít những trường hợp “phi quy tắc” mà chỉ được viết theo thói
quen và theo truyền thống.
Ví dụ: Thật khó mà tìm ra quy luật chung phân biệt gi/d, tr/ch, l/n…Gặp
những trường hợp này, học sinh khó mà vận dụng vào các quy tắc nhất định mà
lúc này chúng ta có thể sử dụng một vài “mẹo” nhỏ để giúp học sinh phân biệt,
hoặc phải cho các em sử dụng nhiều lần, nhớ thuộc lòng hay nói cách khác là
cần áp dụng lối dạy không có ý thức .Tất nhiên đi theo con đường này có thể
mất nhiều thời gian, công sức song ta có thể làm được vì các trường hợp cụ thể
cần nhớ và hữu hạn không thật lớn lắm.
Do vậy mà khi dạy chính tả chúng ta nên vận dụng phối hợp cả hai
phương pháp có ý thức và không có ý thức.
* Phối hợp phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực. Bên cạnh
phương pháp tích cực (cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả, hướng dẫn

học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả), cần phối
hợp phương pháp tiêu cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai). Nói cách khác
việc hướng dẫn học sinh loại bỏ các lỗi chính tả trong bài viết của mình để xây
dựng cái đúng (đi từ cái sai đến cái đúng).
25

×