Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
GIỚI THIỆU CHUNG
Với nội dung kiến thức dài và khó, kiến thức có liên quan đến thực tế như trong
chương trình Sinh học 11 cơ bản thì HS rất khó nhớ hết và đầy đủ các đơn vị kiến thức để
đáp ứng được hình thức thi học kì là tự luận. Vì vậy, việc vận dụng BĐTD và hướng dẫn
HS thiết kế BĐTD một cách ngắn gọn và khoa học khi ôn tập cuối học kì sẽ giúp HS khắc
sâu kiến thức, khái quát được kiến thức một cách có hệ thống và làm bài thi với hình thức
tự luận có hiệu quả hơn.
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì kỹ thuật dạy học bằng BĐTD có những
ưu điểm vượt trội như sau:
- Ôn tập, ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào BĐTD. Vì đây là một sơ
đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý.
- Mỗi BĐTD sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
Bên cạnh đó, BĐTD còn có một số ưu điểm như: dễ nhìn, dễ viết; kích thích hứng thú
học tập và khả năng sáng tạo của HS; phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não; rèn
luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
Như vậy, có thể khẳng định BĐTD là một công cụ hỗ trợ hữu ích và thiết thực trong
giảng dạy và học tập. GV có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng
cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗi chương, mỗi phần.
Đa phần HS hiện nay khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp, chưa biết cách ghi chép
bài học logic, khoa học và ngắn gọn để việc học bài đạt hiệu quả cao hơn. Với cách ghi
chép truyền thống thì HS chỉ có cách học vẹt, học thuộc lòng, không nắm được ý chính,
nội dung trọng tâm; học bài nào biết bài nấy, học phần sau quên phần trước, không biết
liên hệ các kiến thức lại với nhau.
Hơn nữa, một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ
lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, tự vẽ ra theo ngôn ngữ của mình.
Do đó, việc sử dụng thành thạo BĐTD sẽ giúp HS:
Phạm Mỹ Vân
1
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
- Biết được phương pháp tự học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư
duy. HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
- Phát huy tối đa tính sáng tạo của HS.
- Ghi chép có hiệu quả: Người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp,
bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và logic nhất.
Riêng đối với môn Sinh học, đặc biệt là phần sinh học cơ thể thì lượng kiến thức dài,
đa phần là mới và khó đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng vào thực tiễn như tìm
hiểu về quá trình trao đổi nước ở thực vật, quá trình quang hợp ở thực vật, đặc điểm cấu
tạo thích nghi với chức năng của các hệ cơ quan ở động vật, quá trình sinh trưởng và phát
triển ở thực vật và động vật, quá trình sinh sản ở thực vật và động vật. Với việc ôn tập
bằng BĐTD sẽ giúp HS củng cố, khắc sâu và khái quát kiến thức đầy đủ để đáp ứng được
hình thức kiểm tra cuối mỗi học kì là tự luận.
CÁCH THIẾT KẾ MỘT BẢN ĐỒ TƯ DUY
Để thiết kế một BĐTD cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Vẽ một chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) hoặc dùng
phần mềm Buzan’s iMindMap V4 để vẽ trên máy tính.
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
- Bước 3: Vẽ thêm các ý chính trong mỗi tiêu đề phụ.
- Bước 4: Có thể vẽ thêm một số hình ảnh để làm nổi bật những ý quan trọng cũng
như để lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn và lâu hơn.
* Một số điều cần lưu ý khi thiết kế BĐTD:
- Suy nghĩ kĩ, chọn lọc thông tin trước khi viết, tránh ghi chép quá nhiều ý vụn vặt
không cần thiết.
- Viết ngắn gọn bằng cách viết tắt hoặc dùng các từ khoá, hình ảnh hay biểu tượng
minh hoạ để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian.
- Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tất cả các
nhánh toả ra cùng một điểm nên có cùng một màu và thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra
các ý phụ cụ thể hơn.
Phạm Mỹ Vân
2
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 1. Cấu trúc một BĐTD điển hình
VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY ÔN TẬP PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ BẰNG
BĐTD
Hoạt động dạy học trong 1 tiết ôn tập ở học kì I
1/ Hệ thống hóa kiến thức chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Phạm Mỹ Vân
3
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 2. Bản đồ tư duy chương I, phần A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật do HS thực hiện
Phạm Mỹ Vân
4
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 3. Bản đồ tư duy chương I, phần A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật do GV thực hiện
Phạm Mỹ Vân
5
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 4. Bản đồ tư duy chương I, phần B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật do HS thực hiện
Phạm Mỹ Vân
6
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 5. Bản đồ tư duy chương I, phần B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật do GV thực hiện
Phạm Mỹ Vân
7
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
2/ Hệ thống hóa kiến thức chương II. Cảm ứng
Hình 6. Bản đồ tư duy chương II, phần A. Cảm ứng ở thực vật do HS thực hiện
Phạm Mỹ Vân
8
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 7. Bản đồ tư duy chương II, phần A. Cảm ứng ở thực vật do GV thực hiện
Phạm Mỹ Vân
9
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 8. Bản đồ tư duy chương II, phần B. Cảm ứng ở động vật do HS thực hiện
Phạm Mỹ Vân
10
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 9. Bản đồ tư duy chương II, phần B. Cảm ứng ở động vật do GV thực hiện
Phạm Mỹ Vân
11
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hoạt động dạy học trong 1 tiết ôn tập ở học kì II
1/ Hệ thống hóa kiến thức chương III. Sinh trưởng và phát triển
Hình 10. Bản đồ tư duy chương III, phần A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật do HS thực hiện
Phạm Mỹ Vân
12
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 11. Bản đồ tư duy chương III, phần A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật do GV thực hiện
Phạm Mỹ Vân
13
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 12. Bản đồ tư duy chương III, phần B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật do HS thực hiện
Phạm Mỹ Vân
14
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 13. Bản đồ tư duy chương III, phần B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật do GV thực hiện
Phạm Mỹ Vân
15
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
2/ Hệ thống hóa kiến thức chương IV. Sinh sản
Hình 14. Bản đồ tư duy chương IV, phần A. Sinh sản ở thực vật do HS thực hiện
Phạm Mỹ Vân
16
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 15. Bản đồ tư duy chương IV, phần A. Sinh sản ở thực vật do GV thực hiện
Phạm Mỹ Vân
17
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 16. Bản đồ tư duy chương IV, phần B. Sinh sản ở động vật do HS thực hiện
Phạm Mỹ Vân
18
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Hình 17. Bản đồ tư duy chương IV, phần B. Sinh sản ở động vật do GV thực hiện
Phạm Mỹ Vân
19
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
KẾT LUẬN
Việc ứng dụng BĐTD vào trong quá trình dạy học đã mang lại kết quả khả quan góp
phần phát triển khả năng tư duy của HS qua đó nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời,
trong quá trình dạy học, việc sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp khác như hoạt
động nhóm, trực quan và hỏi đáp sẽ tạo hứng thú trong giờ học, phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của HS trong học tập. Đặc biệt, việc sử dụng BĐTD vào bài ôn tập
sẽ giúp HS ghi nhớ bài nhanh hơn, xác định được kiến thức trọng tâm dễ dàng hơn, khắc
sâu kiến thức và có cái nhìn tổng thể về toàn bộ kiến thức, tiết kiệm được thời gian trong
quá trình ôn tập.
Hơn nữa, qua BĐTD với những từ khoá ngắn gọn khi trình bày, báo cáo, thuyết trình
trước lớp, HS hình thành được kĩ năng tự tin khi trình bày trước đám đông, khả năng tư
duy, suy luận và diễn đạt thành câu hoàn chỉnh. Ngoài ra, trong quá trình làm việc nhóm
để hoàn thành BĐTD của nhóm thì các em sẽ có sự phân công công việc rõ ràng cho từng
thành viên trong nhóm. Mỗi HS sẽ tự hoàn thành nhiệm vụ đã được nhóm phân công sao
cho tiết kiệm thời gian. Sau đó, các ý kiến cá nhân sẽ được cả nhóm bàn bạc, thảo luận và
thống nhất chung để ghi hoặc vẽ vào BĐTD của nhóm. Như vậy, các em sẽ hình thành
được kỹ năng làm việc nhóm và ý thức tự giác trong học tập cũng như trong nghiên cứu
tài liệu.
Đối với GV, việc thiết kế và sử dụng BĐTD bằng phần mềm chuyên dụng sẽ giúp
phát huy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nâng cao trình độ tin
học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng
thời, việc ứng dụng BĐTD vào bài ôn tập sẽ giúp GV khái quát được nhiều kiến thức hơn
và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với phương pháp thuyết trình truyền thống.
Tóm lại, việc vận dụng BĐTD vào tiết ôn tập đã đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực
cho cả HS và GV. Trước hết là việc ứng dụng BĐTD vào trong quá trình dạy học đã phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS; qua đó đã đem lại kết quả khả quan góp
phần nâng cao chất lượng dạy học. Giúp hình thành ở HS hàng loạt các kỹ năng sống như
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe tích cực, khả năng sáng tạo, khả năng thuyết
trình trước đám đông và ý thức tự giác.
Phạm Mỹ Vân
20
Ôn tập phần Sinh học cơ thể bằng BĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản, NXB Giáo dục, 2011.
2. Sách giáo viên Sinh học 11 cơ bản, NXB Giáo dục, 2011.
3. Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 11, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2009.
4. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Sinh học, cấp THPT,
2011, Bộ Giáo dục và đào tạo.
5. Sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học ở trường THPT (tài liệu dành cho
GV), NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
6. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thuỷ, Bản đồ tư duy-một trong những công cụ hỗ trợ dạy
học và công tác quản lý nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện, tạp chí khoa học giáo dục
tháng 09/2010.
7. Phạm Mỹ Vân, Ôn tập phần Sinh học tế bào bằng BĐTD, đề tài sáng kiến kinh nghiệm
năm học 2013-2014.
8. Trang web: />Tác giả: PHẠM MỸ VÂN (Trích từ SKKN “Ôn tập phần sinh học cơ thể bằng bản đồ tư
duy nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, đạt giải C cấp tỉnh năm học 2014-2015).
Phạm Mỹ Vân
21