Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quản lý nhân viên khó tính và những khó khăn nên biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.4 KB, 3 trang )

Để quản lý được nhân viên, trước hết bạn phải là một tấm gương để họ noi
theo. Nếu bạn là người hay đi muộn, thích đôi co, gây sự với nhân viên thì
chẳng bao giờ có thể đòi hỏi nhân viên nghe theo mình. Hãy trở thành một tấm
gương tốt

This is where she excels! – Business
quản lý nhân viên khó tính
Quản lý những nhân viên giỏi nhưng khó tính luôn là câu hỏi khiến nhiều lãnh đạo
phải đau đầu. Theo một cuộc khảo sát, có đến 78% quản lý không biết cách ”quản
lý” những nhân viên này như thế nào. Làm thế nào để giúp những nhân viên này
làm việc với kết quả tốt nhất và đồng thời có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực
đối những người cùng làm việc với họ? Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn làm
việc ăn ý với những nhân viên khó tính nhất trong văn phòng của mình.
Nói chuyện trực tiếp một cách thẳng thắn
Không có gì giúp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn là một cuộc nói chuyện thẳng thắn
giữa bạn và nhân viên của mình. Là người lãnh đạo, bạn là người đầu tiên có trách
nhiệm thảo luận với nhân viên về các vấn đề trong công việc. Đó có thể là việc phân
công nhiệm vụ, thái độ trong công việc hay sự hợp tác giữa các thành viên trong
một nhóm. Những nhân viên khó tính sẽ tiếp tục cách cư xử không đúng nếu bạn


không chỉ rõ vấn đề cho họ. Trong quá trình nói chuyện, hãy chú ý sử dụng ngôn
ngữ linh hoạt, khéo léo để vừa đạt được mục đích, lại vừa quản lý nhân viên cho
mục đích chung.
Thiết lập quy tắc chung
Bất cứ nhân viên nào khi bước chân vào môi trường công sở đều phải tuân theo
những nguyên tắc chung về ứng xử và làm việc. Đó là nội quy công ty, quy định
chung trong phòng,… Đó sẽ là những quy chuẩn giúp mọi nhân viên nắm được các
quy định chung, vừa giúp lãnh đạo có cách xử lý hiệu quả khi bất cứ chuyện gì xảy
ra. Hãy phổ biến cho mọi nhân viên biết được những điều đó, đặc biệt là hậu quả khi
họ cư xử không đúng hay gây rắc rối. Đừng chỉ nói suông, hãy chứng tỏ điều đó qua


cách bạn đối xử với nhân viên.
Làm gương cho nhân viên
Để quản lý được nhân viên, trước hết bạn phải là một tấm gương để họ noi theo.
Nếu bạn là người hay đi muộn, thích đôi co, gây sự với nhân viên thì chẳng bao giờ
có thể đòi hỏi nhân viên nghe theo mình. Hãy trở thành một tấm gương tốt cho nhân
viên cấp dưới về kỷ luật, phong cách và tác phong làm việc. Có như vậy, nhân viên
mới tôn trọng và tin tưởng bạn.
Giao nhiệm vụ phù hợp cho từng người
Muốn mỗi nhân viên làm việc tốt, phát huy đúng năng lực của mình thì sự chỉ đạo,
điều hành của người lãnh đạo là không thể thiếu. Một hệ thống cấp bậc và cấu trúc
hợp lý, phân chia nhiệm vụ đúng người đúng việc sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả.
Hãy đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân, từ đó tận dụng thế mạnh của từng
nhân viên để giao việc phù hợp. Để làm được điều này, bạn phải thật sự là một lãnh
đạo luôn sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ.
Như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy tâm phục khẩu phục, sẵn sàng làm việc và cống
hiến hết mình cho công việc chung.
Thưởng phạt phân minh


Một cơ chế thưởng phạt rõ ràng sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả
hơn, nhất là những người khó tính. Hãy khen thưởng những người có thành tích làm
việc tốt bằng nhiều hình thức như khen thưởng công khai, tăng lương hay thăng
chức. Còn đối với những người mắc lỗi, gây thiệt hại thì chắc chắn có những mức
phạt phù hợp. Tuy nhiên chú ý đừng la mắng, trách phạt nhân viên trước đám đông.
Cần tôn trọng thể diện của nhân viên trước mặt người khác và đây chính là điều
kiện không thể thiếu trong việc thiết lập mối quan hệ gần gũi hòa đồng giữa lãnh đạo
và nhân viên cấp dưới. Có như vậy, nhân viên được thưởng mới hãnh diện, nhân
viên bị phạt cũng là bài học cho mọi nhân viên khác noi theo.
Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên
Bất cứ khi nào nhân viên của mình gặp rắc rối và cần sự hỗ trợ, đừng ngại ngần hỗ

trợ họ. Nhân viên dù tài giỏi đến mấy cũng có lúc gặp khó khan. Đó chính là lúc để
bạn thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm với công việc dưới vai trò một nhà lãnh
đạo. Như vậy, bạn mới có được sự tin tưởng và yêu quý của nhân viên.
Đặt ra thời hạn thử thách phù hợp cho các nhân viên
Là nhà quản lý, bạn hoàn toàn có thể đặt ra thời gian thử thách đối với các nhân
viên khó tính. Có nghĩa bạn cho họ thời gian để sửa chữa sai lầm, cải thiện cách cư
xử đối với mọi người xung quanh và trong công việc. Nếu hết thời gian này mà họ
vẫn không thay đổi thì đó cũng là căn cứ để bạn có những quyết định tiếp theo. Như
vậy, ít nhất bạn đã làm hết khả năng của mình trong việc quản lý nhân viên.
Cho nhân viên nghỉ việc
Ngay cả khi nhân viên thực sự tài giỏi nhưng nếu mọi chuyện đi ra quá giới hạn thì
đừng do dự khi cho những nhân viên này nghỉ việc. Vì như vậy họ có thể tác động
tiêu cực đến cách cư xử của các nhân viên khác. Chú ý giải thích rõ nguyên nhân và
hoàn thành các thủ tục cần thiết trước khi sa thải như trả lương, chế độ phúc lợi,…
để tránh những vấn đề kiện tụng có thể xảy ra sau này.



×