Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

7 dấu hiệu nhận biết ông chủ tồi tệ nhất hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.65 KB, 4 trang )

Trong Hội nghị Đầu tư 2013: Quay về cốt lõi, ông Nguyễn Minh Triết – CEO của
Strategy Asia Group cho hay, tại Việt Nam có rất nhiều những người lãnh đạo
thiếu tầm nhìn và tư duy chiến lược.

Trong quyển sách “Tinh Hoa Lãnh Đạo”, John Maxwell kể cho chúng ta câu chuyện
về nhà lãnh đạo cô đơn. Đó là khi họ ở trên đỉnh núi và nhìn xuống nhân viên, bị
chia cắt, cô lập và đơn độc với những quyết định của mình. Xung quanh chúng ta,
có không ít những nhà lãnh đạo như vậy. Trong khi những ông chủ tuyệt vời có ảnh
hưởng tích cực, truyền cảm hứng đến nhân viên thì những ông chủ tệ lại là nguồn
cơn của sự chán nản và quyết định nghỉ việc của họ.
Người ta đến vì công ty, nhưng lại ra đi vì sếp, vậy chân dung của những ông chủ tệ
như thế nào? Đây là 7 dấu hiệu được ông Leroy Frank Ratnam – 1 trong 500 doanh
nhân hàng đầu Singapore chia sẻ trong chương trình về leadeship tại Việt Nam mới
đây:
1. Quản lý thay vì lãnh đạo
Quản lý là tập trung vào việc định hướng những công việc cần hoàn thành từng
ngày, trong khi đó, lãnh đạo là vạch ra tương lai, thiết lập mục tiêu và tạo ra động
lực.


Các nhà lãnh đạo quản lý vi mô thường tập chung sự chú ý vào khả năng làm việc
của nhóm và cách giải quyết vấn đề và họ không có thời gian để làm những việc
thực sự của một lãnh đạo.
2. Thiếu tầm nhìn
Trong Hội nghị Đầu tư 2013: Quay về cốt lõi, ông Nguyễn Minh Triết – CEO của
Strategy Asia Group cho hay, tại Việt Nam có rất nhiều những người lãnh đạo thiếu
tầm nhìn và tư duy chiến lược.
Nếu không có một tầm nhìn hay một giấc mơ đủ lớn, người lãnh đạo sẽ không thể
cuốn hút, định hướng cho đội ngũ phát triển được. Như Steve Jobs – CEO vĩ đại
của Apple từng nói: “đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán cả giấc mơ”, một người lãnh
đạo giỏi phải có một giấc mơ đủ lớn để đội ngũ và cả khách hàng cùng hướng tới.


3. Sợ thay đổi
Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự xâm lấn của hàng loạt doanh nghiệp nước
ngoài trong nhiều mảng kinh doanh tại Việt Nam như: bán lẻ, công nghệ thông tin,
nông nghiệp, hoá mỹ phẩm…. Những thương hiệu vang danh một thời như Mỹ Hảo,
Thorakao, Bibica… đều đã trở nên mờ nhạt. Lý do dễ thấy nhất đó là sự bị động, sợ
thay đổi của chính những người làm lãnh đạo.
Lãnh đạo trong thế kỷ 21 là một thách thức vì không chỉ phải đứng ở vị trí đầu sóng,
ngọn gió, họ còn phải trực tiếp đưa ra quyết định mang tính sống còn cho cả tổ
chức. Thay đổi khiến tất cả mọi người sợ hãi, nhưng những nhà lãnh đạo không thể
dang tay đón nhận những thay đổi tất yếu sẽ bị tụt hậu và bỏ lại đằng sau.
4. Giao tiếp kém với nhân viên
Một trong những điều mà nhiều nhân viên không ưa nhất ở những vị sếp là hay la
mắng, to tiếng. Bên cạnh đó, họ cũng thường sẽ sắm vai một ông chủ khó tính,
không bao giờ công nhận hay khen ngợi những thành tích của nhân viên một cách
công khai. Nhưng tệ hơn là họ sẵn sàng phê bình bạn ngay trước mặt mọi người.


Trong cuốn sách Đắc Nhân Tâm (How to Win Friends & Influence People), Dale
Carnegie đã nói rằng, ‘Hãy chân thành khi cảm kích người khác, và đừng tiết kiệm
lời khen tặng’. Con người thường phát triển nhờ sự công nhận, đây là một trong
những đặc trưng bản năng và một ông chủ tuyệt vời sẽ không bao giờ tiết kiệm lời
khen.
5. Không biết giao quyền
Hầu hết những vị sếp luôn thích thể hiện quyền lực, thâu tóm quyền lực, nhưng đó
không phải là cách mà một nhà lãnh đạo giỏi sẽ làm. Không dám giao việc, giao
quyền, không dám tin tưởng vào năng lực của nhân viên sẽ làm cho nhà lãnh đạo
luôn trong tình trạng quá tải. Giao quyền cho đúng người là bước đầu tiên giúp ông
chủ hình thành nên bộ máy hoàn hảo, có thể chủ động xử lý công việc ngay cả khi
không có họ tham gia vào.
6. Không biết cách thúc đẩy và truyền cảm hứng

Động lực làm việc luôn là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công. Một nhà lãnh
đạo thực thụ là người biết cách tạo ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho đội ngũ
bằng chính khí chất, sự uyên bác và sứ mệnh của họ.
Nếu muốn nhân viên phát huy hết năng lực của mình để mọi việc được suôn sẻ thì
đừng trói buộc họ trong sự đơn điệu, chính người sếp đã đánh cắp những động lực
thúc đẩy họ. Khi đem đến cho mọi người những thách thức mới, (mặc dù biết chắc
rằng họ sẽ mắc phải những sai sót), thì tức là người lãnh đạo đã tiếp thêm động lực
cho các nhân viên của mình.
7. Thiếu khiêm nhường
Những người làm ra vẻ mình có thể làm tất cả, là người duy nhất có thể làm tốt mọi
việc – khó có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bởi họ sẽ rất bận rộn làm việc
thay cho tất cả những người khác. Quay trở lại sai lầm đầu tiên, thì thực sự việc
không phân định được giữa quản lý và lãnh đạo sẽ khiến cho cả tổ chức làm việc
kém hiệu quả.


Không ai hoàn hảo và không ai lãnh đạo mà chưa từng mắc phải những sai lầm,
quan trọng là họ dám thay đổi tới đâu và thay đổi ra sao. Trong thế kỷ mới, người
lãnh đạo thực thụ là người dám đi đầu, định hướng thay đổi và truyền cảm hứng để
đội ngũ hành động theo một sứ mạng chung. Khoá học Nghệ Thuật Lãnh Đạo Đột
Phát, do Adam Khoo và Leroy Frank Ratnam – 2 doanh nhân hàng đầu Singapore
giảng dạy, đem đến cho người học những công cụ khoa học, chiến lược sáng tạo
mới mẻ và kỹ năng gây ảnh hưởng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.



×