Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Hài lòng của điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai trong việc áp dụng công nghệ thông tin để lưu trữ hồ sơ bệnh án năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

VŨ THỊ HUYỀN TRANG
Mã sinh viên: B00358

HÀI LÒNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI TRONG VIỆC
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ LƯU TRỮ
HỒ SƠ BỆNH ÁN NĂM 2015

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

VŨ THỊ HUYỀN TRANG
Mã sinh viên: B00358

HÀI LÒNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI TRONG VIỆC
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ LƯU TRỮ
HỒ SƠ BỆNH ÁN NĂM 2015


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH
Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương

HÀ NỘI - 2015

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu
sắc nhất tới:
Ban giám hiệu, Bộ môn Điều dưỡng, các thầy cô giáp trường Đại học Thăng
Long đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập
và hỗ trợ tôi trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trần Thị Thanh
Hương, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,cung cấp những kiến thức quý
báu, giúp tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp – Bệnh
viện Bạch Mai, các anh chị, các bạn đồng nghiệp luôn giúp đỡ, cổ vũ tôi… trong
suốt quá trình học tập cũng như luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa
học một cách tốt nhất.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình, đến bố mẹ, những người thân yêu nhất
luôn luôn sát cánh, động viên, nếu không có sự ủng hộ lớn lao này tôi không thể theo
học tại ngôi trường cũng như không thể có cơ hội đứng đây trong thời khắc này.
Hà Nội, ngày… tháng… năm2015
Sinh viên
Vũ Thị Huyền Trang


Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

BV

Bệnh viện

BVBM

Bệnh viện Bạch Mai

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐD

Điều dưỡng

HSBA

Hồ sơ bệnh án

KCB


Khám chữa bệnh

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

Thang Long University Library


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về công nghệ thông tin ....................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa Công nghệ thông tin ............................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Công nghệ thông tin ............................. 3
1.2. Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện ........................................................ 4
1.2.1. Khái niệm về hồ sơ bệnh án .................................................................................... 4
1.2.2. Mô hình quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Bạch Mai .................. 4
1.2.3. Đánh giá chất lượng quản lý lưu trữ ..................................................................... 6
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về vai trò của CNTT trong quản lý
HSBA .......................................................................................................................... 6
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới........................................................................................... 6
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 9
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................................... 9
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 9
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................ 9
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................. 9
2.1.4. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 9
2.2. Cỡ mẫu ................................................................................................................. 9
2.3. Cách chọn đối tượng tham gia nghiên cứu: ......................................................... 9
2.4. Xây dựng bộ công cụ thu thập số liệu ................................................................ 10

2.5. Quá trình thu thập số liệu ................................................................................... 12
2.6. Phân tích số liệu ................................................................................................. 12
2.7. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................... 13
2.8. Sai số và hạn chế ................................................................................................ 13
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ............................................................................................. 14
3.1. Đặc điểm của điều dưỡng tham gia nghiên cứu ................................................. 14
3.1.1. Phân bố về giới .........................................................................................................14

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang


3.1.2. Phân bố điều dưỡng về nhóm tuổi .......................................................................14
3.1.3. Phân bố về trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm làm việc ..................15
3.1.4. Lương tháng với điều dưỡng làm việc hành chính .........................................16
3.1.5. Sự liên quan giữa chức vụ làm việc tại các khoa và việc sử dụng CNTT
phục vụ để lưu trữ hồ sơ ........................................................................................16
3.2. Hài lòng của điều dưỡng với việc sử dụng máy tính để lưu trữ hồ.................... 18
3.2.1. Sự hài lòng của điều dưỡng với chương trình công nghệ thông tin trong
lưu trữ hồ sơ ..............................................................................................................18
3.2.2. Sự hài lòng của điều dưỡng với cơ sở vật chất ................................................19
3.2.3. Sự hài lòng của điều dưỡng với khả năng thực hiện và kết quả .................21
3.3. Một số yếu tố liên quan tới sự hài lòng của điều dưỡng trong việc áp dụng CNTT ... 22
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 23
4.1. Đặc điểm của điều dưỡng trong việc áp dụng công nghệ thông tin .................. 23
4.1.1. Đặc điểm về giới ......................................................................................................23
4.1.2. Đặc điểm về tuổi ......................................................................................................23
4.1.4. Đặc điểm lương tháng với điều dưỡng làm việc hành chính .......................24
4.1.5. Sự liên quan giữa chức vụ làm việc tại các khoa và việc sử dụng CNTT
phục vụ để lưu trữ hồ sơ ........................................................................................24
4.2. Sự hài lòng của điều dưỡng với việc áp dụng CNTT để lưu trữ hồ sơ .............. 25

4.2.1. Hài lòng của điều dưỡng với chương trình công nghệ thông tin ...............25
4.2.2. Hài lòng của điều dưỡng với cơ sở vật chất .....................................................26
4.2.3. Sự hài lòng của điều dưỡng với khả năng thực hiện và kết quả .................26
4.2.4. Sự hài lòng chung của điều dưỡng trong việc áp dụng CNTT để lưu trữ
hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Bạch Mai ..............................................................27
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 29
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

Thang Long University Library


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố điều dưỡng về nhóm tuổi ...........................................................14
Bảng 3.2. Phân bố về giới tính và trình độ học vấn của điều dưỡng .......................15
Bảng 3.3. Phân bố về giới tính và số năm kinh nghiệmlàm việc của điều dưỡng ...15
Bảng 3.4. Sự liên quan giữa chức vụ làm việc và việc sử dụng CNTT ...................16
Bảng 3.5. Sự hài lòng của điều dưỡng với chương trình công nghệ thông tin trong
lưu trữ hồ sơ .............................................................................................18
Bảng 3.6. Sự hài lòng của điều dưỡng với cơ sở vật chất ........................................19
Bảng 3.7. Sự hài lòng của điều dưỡng với khả năng thực hiện khi lưu trữ xong ....21
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa sự hài lòng chung của điều dưỡng với một số yếu tố .....22

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố điều dưỡng về giới ..................................................................14

Biểu đồ 3.2. Phân bố lương hàng tháng ....................................................................16
Biểu đồ 3.3. Vị trí làm việc có sử dụng phần mền CNTT để lưu trữ hồ sơ ..............17
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ điều dưỡng hài lòng với chương trình công nghệ thông tin ........18
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ điều dưỡng hài lòng với cơ sở vật chất .......................................20
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ hài lòng của điều dưỡng khi thực hiện xong việc lưu trữ hồ sơ..21

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Mô hình quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Bạch Mai..................6
Sơ đồ 1.2. Hệ thống quản lý bệnh nhân tại bệnh viện ................................................8

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

Thang Long University Library


ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến
mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng,
CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ đóng vai trò là “bà đỡ” cho
quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý
mà còn hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao
trong công tác khám chữa bệnh như chụp cắt lớp, mổ nội soi… và trong công tác
giảng dạy, đào tạo, giám sát dịch bệnh, nghiên cứu phát triển thuốc…
Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) là Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt đầu nghành
lớn nhất khu vực phía Bắc. Hiện nay bệnh viện có 2 viện, 6 trung tâm, 23 khoa lâm
sàng, 7 khoa cận lâm sàng, 9 phòng chức năng, 2 đơn vị và 1 trường Cao đẳng y tế.
Bệnh viện có gần 3000 cán bộ viên chức và 1900 giường kế hoạch. Bệnh viện (BV)
là tuyến cuối cùng của nhiều chuyên khoa, tiếp nhận những bệnh nhân nặng của Hà
Nội và các địa phương khác chuyển về.Hàng năm, số bệnh nhân đến khám là
500.000 đến 600.000 lượt. Số bệnh nhân điều trị nội trú nằm viện trung bình từ

85.000 đến 95.000 lượt tương đương với việc lưu hồ sơ khám chữa bệnh cũng từ
85.000 đến 95.000 hồ sơ tại kho lưu trữ hồ sơ bệnh án của BVBM.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc đưa ứng dụng CNTT vào công tác
báo cáo thống kê y tế, lưu trữ hồ sơ bệnh án, ngay từ năm 2001, BVBM đã triển
khai phần mềm Quản lý hồ sơ bệnh án tại Phòng Kế hoạch Tổng hợp để tiện cho
việc lưu trữ, bảo quản, nghiên cứu theo đúng quy định pháp luật. Mặc dù vẫn được
duy trì thực hiện cho đến ngày hôm nay, hệ thống này vẫn còn những điểm chưa
phù hợp với yêu cầu thực tế về quản lý hồ sơ bệnh án (HSBA), đôi khi gây khó
khăn cho điều dưỡng trong công tác lưu trữ. Ban Giám đốc bệnh viện, Phòng Kế
hoạch Tổng hợp đã chỉ đạo các viện/ khoa tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, cải
tiến các bước về cách sử dụng CNTT cho điều dưỡng làm việc để chính xác, nhanh
chónggóp phần lớn để lưu trữ dữ liệu, bảo quản, lấy hồ sơ nghiên cứu, là nguồn dữ
liệu tin cậy cho bệnh viện và cho toàn quốc. Do đó, em tiến hành làm đề tài “”ài

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

1


“Hài lòng của điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai trong việc áp dụng công
nghệ thông tin để lưu trữ hồ sơ bệnh án năm 2015” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả sự hài lòng của điều dưỡng tại BVBM trong việc áp dụng CNTT để
lưu trữ hồ sơ bệnh án.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới sự hài lòng của điều dưỡng tại BVBM
trong việc áp dụng CNTT để lưu trữ hồ sơ bệnh án nội trú.

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

2


Thang Long University Library


CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về công nghệ thông tin
1.1.1. Định nghĩa Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là 1 ngành nghề rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, có ảnh
hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau của xã hội.
Công nghệ Thông tin(CNTT), (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một
nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu
trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin [10],[12],[13],[15].
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong
nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu
là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và xã hội"[6],[10],[12],[13].
Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài
viết xuất bản tại Tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt
và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ
gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT)" [4],[6],[16].
1.1.2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Công nghệ thông tin
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý,
lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện
tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông [3],[8]. Một vài lĩnh vực hiện
đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh
tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh
vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.
Đặc thù của ngành CNTT đòi hỏi người học phải có tư duy logic và say mê,
làm chủ được kiến thức của mình.

-

Người học ngành CNTT phải chịu được áp lực công việc cao khi công
nghệ thay đổi.

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

3


-

Hiện nay Việt Nam có nhiều tập đoàn CNTT phát triển mạnh, do đó
người học ngành này có nhiều cơ hội để làm việc trong lĩnh vực này.

-

CNTT mang tính thời đại.

-

Người học CNTT có tư duy tốt, sáng tạo, khả năng toán học và say mê thì
chắc chắn các bạn sẽ thành công.

1.2. Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện
1.2.1. Khái niệm về hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh nhân là các giấy tờ có liên quan đến quá trình điều trị của người
bệnh tại một cơ sở y tế trong một thời gian, mỗi loại có nội dung và tầm quan trọng
riêng của nó [6]. Hồ sơ được ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống sẽ giúp cho
công tác chẩn đoán, điều trị phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt kết quả

cao, nó cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng về điều trị, tinh thần trách nhiệm và
khả nǎng của cán bộ.
1.2.2. Mô hình quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Bạch Mai
Trách
nhiệm
Nhân
viên
kho
LTHS

Nhân
viên
kho
LTHS
Nhân
viên
kho
LTHS

Các bước thực
hiện

Tiếp nhận
HSBA

Mã hoá phim

Phân loại
bệnh án


Mô tả/tài liệu liên quan
Tiếp nhận HSBA nội trú từ các khoa lâm sàng:
- Đối chiếu danh sách bệnh án giữa ”Sổ trả bệnh án”
(BM.01.KHTH. 01) và số bệnh án thực mang trả,
theo các thông tin: Họ và tên, tuổi, ngày vào viện,
ngày ra viện và số phim (nếu có).
- Kiểm tra các thủ tục hành chính. Trường hợp còn
thiếu sót về thủ tục hành chính thì trả lại đơn vị để
hoàn thiện.Ghi thông tin bệnh nhân và phần thiếu
sót cần bổ sung vào ”Sổ trả bệnh án lỗi”
(BM.01.KHTH. 02).
- Lưu danh sách trả bệnh án vào file (giấy).
-

Phân loại phim theo năm, theo đơn vị.
Đánh số thự tự phim và ghi trên bao phim và phần
trên trang bìa bệnh án.

-

Tách bệnh án và phim riêng
Phân loại bệnh án theo năm ra viện, đơn vị, mã chẩn
đoán bệnh (theo ICD 10).

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

4

Thang Long University Library



Nhân
viên
kho
LTHS

Nhân
viên
kho
LTHS

Mã hóa HSBA

Sắp xếp bệnh án
và phim vào
kho

HSBA và phim được lưu trữ riêng theo từng khu vực
riêng biệt.
- Sắp xếp HSBA:
+ HSBA ra viện được sắp xếp vào hộp màu xanh
lam theo quy trình, sau đó ghi các thông tin nhận
dạng vào tem (BM.01.KHTH.03) đính vào gáy hộp
để nhận dạng. Sắp hộp lên giá theo thứ tự.
+ HSBA người bệnh tử vong được sắp xếp vàp hộp
màu xanh lá cây theo quy trình, ghi các thông tin
nhận dạng vào tem (BM.01.KHTH.03) đính vào
gáy hộp. HSBA tử vong được lưu trữ trong tủ có
khoá theo quy chế Bộ Y Tế. (Quy chế quản lý HS
bệnh án tử vong).

-

Nhân
viên
kho
LTHS

Bảo quản HSBA

Mã HSBA:
+ Nhập ID từ hồ sơ bệnh án vào phần mềm quản lý
trên máy tính.
+ Đối chiếu tên, tuổi, địa chỉ, ngày vào viện, ngày
ra viện từ HSBA với thông tin lưu trên máy.
+ Nhập mã chẩn đoán bệnh (theo ICD 10).
+ Máy tự động cấp mã lưu trữ.
+ Ghi mã lưu trữ lên hồ sơ bệnh án (góc trên bên
phải HSBA) bằng bút màu đỏ.

Sắp xếp phim: Phim được sắp xếp vào hộp màu đỏ
và ghi thông tin nhận dạng lên tem
(BM.01.KHTH.04) đính vào gáy hộp. Sắp hộp lên
giá theo thứ tự.

- Kiểm tra thường xuyên các điều kiện, quy định đảm
bảo việc lưu trữ hồ sơ bệnh án tốt như: Các điều kiện
về nhiệt độ, độ ẩm, vệ sinh mội trường..., đặc biệt là
các phương tiện phòng chống cháy nổ - tập huấn
thường xuyên cho nhân viên Kho LTHS về các công
tác này.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án
theo quy định của Bộ Y tế ban hành trong ”Quy chế
bệnh viện”.

Nhân
viên
kho
LTHS

Lưu và bảo
quản HSBA
theo QĐ

- Lưu trữ và bảo quản hồ sơ bệnh án và phim theo quy
định.

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

5


Sơ đồ 1. Mô hình quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Bạch Mai
 BM.01.KHTH.01:

Sổ trả Hồ sơ bệnh án nội trú

 BM.01.KHTH.02:

Sổ trả Hồ sơ bệnh án lỗi


 BM.01.KHTH.03:

Mẫu tem hộp lưu trữ HSBA

 BM.01.KHTH.04:

Mẫu tem hộp lưu trữ fim

1.2.3. Đánh giá chất lượng quản lý lưu trữ
Thống nhất quy trình lưu trữ hồ sơ bệnh án nội trú tại kho lưu trữ hồ sơ nhằm
đảm bảo việc lưu trữ, giữ gìn, bảo quản HSBA theo quy định của pháp luật. Đồng
thời phục vụ độc giả đến nghiên cứu HSBA theo quy định, cung cấp trích sao
HSBA cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và thanh tra cần sử dụng HSBA.
1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Namvề vai trò của CNTT trong quản
lý HSBA
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Tại đất nước khai sinh ra ngành CNTT như nước Mỹ, năm 2002 tổng thống Mỹ
G. Bush đã xác định đến năm 2014 toàn dân Mỹ sẽ được cấp mã số sức khỏe, nối
mạng bệnh viện toàn quốc. Năm 2008, Tổng thống Obama ngay những ngày đầu
nhậm chức đã kêu gọi ứng dụng CNTT trong cải cách y tế [3],[15].
Các nước tiên tiến như Anh, Đức, Úc, Canada là những nước đặc biệt chú trọng
đầu tư chi phí vào CNTT ứng dụng trong y tế vì thấy được tầm quan trọng của sức
khỏe nhân dân đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí so với không ứng dụng
CNTT. New Zealand được xem là nước có ứng dụng CNTT trong y tế tốt nhất hiện
nay.Các nước trên thế giới đã lên kế hoạch xây dựng chương trình quốc gia về
CNTT y tế để thích nghi với thời đại mới [5],[16].
Tại khu vực Châu Á, các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore… cũng đã ứng dụng tốt CNTT trong quản lý bệnh viện [17],[18].
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế: Công nghệ đồng hành cùng

cuộc sống.Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu - BVBM, một trong những đơn vị
tiên phong của BV đã áp dụng thử nghiệm đưa thẻ KCB điện tử nhỏ gọn như thẻ
ATM với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân.Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ KCB
điện tử mua thẻ tại Khoa KCB theo yêu cầu, bệnh nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

6

Thang Long University Library


khẩu để có thể truy cập trang web của BV Bạch Mai bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu
miễn là có đường truyền Internet. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT đã thấy rõ, bởi
thẻ KCB điện tử sẽ giống như một bệnh án điện tử, mỗi lần đi KCB, bệnh nhân
không phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án, không phải chờ đợi làm các thủ tục,
xét nghiệm, thăm khám lại, mà bác sỹ điều trị vẫn có thể xác định chính xác phác đồ
điều trị bởi mọi thông tin bệnh án như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm,
đơn thuốc, các chất chống chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần
KCB, điều trị... đã được lưu giữ tại hệ thống máy tính bệnh viện [4],[5],[10].
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung
bình là 30 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút
nay còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2- 4 giờ, nay chỉ
còn… 15 phút. Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ xấu,
khó đọc nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng CNTT mà đơn thuốc được in trên
giấy vi tính dễ đọc, lãnh đạo BV lại dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc nhằm giảm
tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh. Nhờ đó việc lưu trữ hồ sơ
bệnh án đến khám và điều trị cũng rất nhanh chóng [7],[8].
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ứng dụng CNTT vào hoạt động qua việc sử dụng
phần mềm dùng chung quản lý văn bản và hồ sơ công việc để quản lý quy trình và

hồ sơ của tất cả các dịch vụ hành chính công mà Sở đang cung ứng cho người dân.
Kết quả triển khai CNTT trong hoạt động dịch vụ hành chính công tại Sở Y tế đã
giúp toàn bộ quá trình thụ lý hồ sơ được thực hiện chặt chẽ trên môi trường mạng
LAN, quá trình xử lý được kiểm soát chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ tăng
lên… Bên cạnh đó, người dân cũng có một kênh tra cứu thông tin và giao tiếp với cơ
quan quản lý nhà nước thuận lợi, hạn chế được phần nào tình trạng người dân phải
“ăn chực nằm chờ” với thủ tục hành chính công như trước [2],[8],[11].
Hiện nay tại Việt Nam đã có phần mềm đầy đủ tính năng quản lý liên hoàn trên
cùng một hệ thống.Hệ thống quản lý bệnh nhân (Patient Information Management
System - PIS): Hệ thống quản lý bệnh nhân ghi chép thông tin của bệnh nhân từ khi
bắt đầu nhập viện đến khi xuất viện. Mỗi giai đoạn giao dịch của bệnh nhân với
bệnh viện đều được ghi nhận bằng máy tính.Ở đây chỉ mô tả những vấn đề quan
trọng mà các phân hệ chức năng cần kiểm soát [2],[3],[8],[9].

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

7


Sơ đồ 1.2. Hệ thống quản lý bệnh nhân tại bệnh viện

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

8

Thang Long University Library


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Điều dưỡng hành chính tại các khoa/phòng của Bệnh viện Bạch Mai được
phân công nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ bệnh án.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: tháng 3/2015 – tháng 10/2015
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Bạch Mai
2.1.4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2. Cỡ mẫu
Số đối tượng nghiên cứu được tính theo công thức:
n = (Z2a/2 *P*Q)/d2
Trong đó:
- n: Số điều dưỡng được điều tra
- Z2a/2 = 1,96 với độ tin cậy 95%
- P: ước tính tỷ lệ điều dưỡng hài lòng với việc sử dụng công nghệ thông tin là
50%
- Q = 1-P
- d: Sai số dự kiến 0,07
Như vậy, cỡ mẫu là: n = ( 1.962 * 0,5 * 0.5) / 0,072 = 196
2.3. Cách chọn đối tượng tham gia nghiên cứu:
Các bước chọn mẫu như sau:
Các khoa của BV được chia thành 3 nhóm
- Hệ Nội (Khoa Thần Kinh, Khoa Hô Hấp, Viện Tim Mạch): 98 điều dưỡng.
- Hệ Ngoại (Khoa Ngoại, Khoa Gây Mê Hồi Sức, KhoaPhẫu thuật Thần
kinh sọ não): 59 điều dưỡng.
- Chuyên khoa lẻ (Khoa Mắt, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Răng Hàm Mặt):
39 điều dưỡng.

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

9



Dựa trên tỷ lệ số điều dưỡng của các nhóm khoa: cần chọn 98 điều dưỡng
thuộc hệ Nội; 59 điều dưỡng thuộc các khoa hệ Ngoại, 39 điều dưỡng thuộc các
chuyên khoa lẻ.
Cách chọn mẫu như sau
Bước 1: Chọn ngẫu nhiên 9 khoa trong số 54 khoa/phòng của Bệnh viện.
Bước 2: Lấy danh sách điều dưỡng của các khoa trên.
Bước 3: Chọn ngẫu nhiên đơn các điều dưỡng được phân công nhiệm vụ lưu
trữ HSBA tham gia nghên cứu.
- Lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
+ Điều dưỡngtại các khoa (điều dưỡng trưởng và điều dưỡng thường) làm
công tác hành chính như: đón tiếp bệnh nhân, nhập thông tin vào viện,
nhập thông tin điều trị, làm thủ tục ra viện, lưu trữ hồ sơ bệnh án.Những
anh/chị điều dưỡng trên hàng ngày sử dụng công nghệ thông tin vào
công việc của mình.
+ Điều dưỡng làm tại kho lưu trữ hồ sơ của bệnh viện: Những anh/chị điều
dưỡng ở đây chuyên làm công tác phân loại, mã hóa hồ sơ, xử lý phim
chụp, xếp hồ sơ bệnh án theo thứ tự năm, khoa, mã bệnh, số thứ tự.
Tổng số mẫu điều tra là 202 phiếu được trả lời.
2.4. Xây dựng bộ công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng gồm 22 câu chia làm 2 phần:
- Phần 1: Thông tin cá nhân của đối tượng - 10 câu hỏi.
- Phần 2: Đánh giá sự hài lòng của điều dưỡng về:
+ Chương trình CNTT trong lưu trữ hồ sơ – 4 câu
+ Cơ sở vật chất – 5 câu
+ Khả năng thực hiện và kết quả khi lưu trữ xong – 3 câu

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang


10

Thang Long University Library


Các biến số:
Nhóm
Biến số
biến số
Thông tin Thông tin Giới
chung
cá nhân
Mục tiêu

1. Mô tả
sự hài
lòng
của
điều
dưỡng
với việc
áp dụng
CNTT
trong
lưu trữ
HSBA

Chỉ số và cách tính
Tỷ lệ % nam và nữ: Số ĐD nam (nữ) trên
tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu.


Tuổi

Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐD từng nhóm tuổi trên tổng
số ĐD tham gia nghiên cứu.

Trình độ học
vấn

Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐD theotừng loại trình độ học
vấn trên tổng số ĐD tham gia nghiên cứu.

Chức vụ

Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐDtheo từng loại chức vụ trên
tổng số ĐD tham gia nghiên cứu.

Lương tháng

Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐD từng nhóm có lương hàng
tháng trên tổng số ĐD tham gia nghiên cứu.

Số năm kinh
nghiệm

Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐD từng nhóm có số năm kinh
nghiệm trên tổng số ĐD tham gia nghiên cứu.

Tình trạng
được hướng

dẫn CNTT, sử
dụng máy tính
thường xuyên

+ Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐD có/không được hướng
dẫn sử dụng CNTT khi lưu trữ hồ sơ trên
tổng số ĐD tham gia nghiên cứu.
+ Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐD có/không được thường
xuyên sử dụng máy tính có phần mền lưu trữ
hồ sơ trên tổng số ĐD tham gia nghiên cứu.

Chương trình CNTT trong Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐD hài lòng với chương trình
lưu trữ hồ sơ
CNTT trên tổng số ĐD tham gia nghiên cứu.
Cơ sở vật chất

Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐD hài lòng với cơ sở vật chất
trên tổng số ĐD tham gia nghiên cứu.

Khả năng thực hiện và kết Tỷ lệ %: tỷ lệ ĐD hài lòng với khả năng
quả khi lưu trữ xong
thựcvà kết quả khi lưu trữ xong trên tổng số
ĐD tham gia nghiên cứu.

2. Yếu tố Mối liên quan đa biến giữa các yếu tố trên với tỷ lệ hài lòng của Đ D trong
liên
việc áp dụng CNTT để lưu trữ hồ sơ bệnh án.
quan

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang


11


Các tư liệu:
- Các tư liệu về kho lưu trữ tại Bệnh viện Bạch Mai.
- Số lượng điều dưỡng hành chính tại các khoa
- Bảng hỏi
- Các phần mềm thống kê
-Sử dụng máy ảnh để ghi lại các hình ảnh tích cực và chưa tích cực của việc
lưu trữ tại bệnh viện, làm bằng chứng minh họa cho kết quả đánh giá.
2.5. Quá trình thu thập số liệu
- Được thu thập qua điều tra viên. Gồm 2 học viên điều dưỡng đang học nâng
cao tay nghề tại Bệnh viện.
- Được tập huấn về phương pháp thu thập số liệu và cách lấy mẫu.
- Được làm thử, tập huấn cách hỏi thông tin
- Luôn đảm bảo trung thực khi điền vào bảng hỏi, tránh tích thiếu, khi thu thập
xong mẫu thì soát lại chất lượng và sau đó lưu vào bộ hồ sơ để thống kê số liệu.
2.6. Phân tích số liệu
- Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, được nhập vào máy tính bằng phần
mềm Epi Data 3.1 và được phân tích trên phần mềm SPSS 15.0 cho các thông tin
mô tả và phân tích thống kê.
- Các số liệu được xử lý, có số liệu thiếu, vô lý, ngoại lai được kiểm tra và
khắc phục.
- Đánh giá sự hài lòng của điều dưỡng nghiên cứu dùng những con số chỉ mứ
độ để trả lời câu hỏi trong phiếu khảo sát.
+ Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm
+ Không đồng ý: 2 điểm
+ Không có ý kiến: 3 điểm
+ Đồng ý: 4 điểm

+ Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm
- Điểm hài lòng được mã hóa thành 3 nhóm: nhóm chưa hài lòng với điểm từ
1-2 điểm, nhóm không có ý kiến 3 điểm và nhóm hài lòng với điểm từ 4-5 điểm, để
tính tỷ lệ không hài lòng, không có ý kiến và hài lòng với chất lượng sử dụng CNTT
theo từng tiểu mục.

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

12

Thang Long University Library


- Test thống kê Chi – square (χ2) được sử dụng để tìm mối liên quan của một
yếu tố đến sự hài lòng của điều dưỡng
- Thông tin góp ý của điều dưỡng được mã hóa và phân tích theo số liệu định lượng.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên
cứu trước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác
tham gia của đối tượng nghiên cứu.
- Mọi thông tin các nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Các số liệu,
thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho
mục đích nào khác.
- Nội dung nghiên cứu phù hợp, được Ban giám đốc và Lãnh đạo Phòng Kế
hoạch tổng hợp quan tâm ủng hộ
- Kết quả nghiên cứu được phản hồi và báo cáo cho Ban giám đốc và Lãnh đạo
Phòng Kế hoạch tổng hợp khi kết thúc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể làm
cơ sở cho các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lưu trữ hồ sơ bệnh án tại Bệnh
viện Bạch Mai.
2.8. Sai số và hạn chế

Sai số:
-

Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế có sẵn nên có
thể gặp sai số do kỹ năng hướng dẫn của điều tra viên cũng như thái độ hợp
tác của điều dưỡng tham gia nghiên cứu.

-

Đối với các điều dưỡng viên sắp về hưu, có khả năng sẽ trả lời hài lòng nhiều
hơn vì việc này cũng không có ảnh hưởng đến họ.

Cách khắc phục:
-

Các phiếu điều tra không ghi tên điều dưỡng, chỉ thu thập các thông tin cá
nhân như: tuổi, giới, năm công tác, chức vụ…

-

Đã tiến hành tập huấn cho điều tra viên cẩn thận trước khi tiến hành thu thập
số liệu.

-

Các phiếu điều tra được kiểm tra ngay sau khi hoàn thành phỏng vấn và thu
nhận phiếu, với những phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc không hợp
lý thì bỏ ra khỏi nghiên cứu.

-


Kiểm tra thông tin nhập một cách kỹ lưỡng nhất, hạn chế sai số một cách tối đa.

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

13


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
Nghiên cứu được tiến hành trên 202 điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai đáp
ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn và trong thời gian từ tháng 3/2015 – tháng 10/2015.
3.1. Đặc điểm của điều dưỡng tham gia nghiên cứu
3.1.1. Phân bố về giới
Trong số 202 điều dưỡng tham gia nghiên cứu, có 27 điều dưỡng nam (chiếm
13,4%) và 175 điều dưỡng nữ (chiếm 86,6%)
Tỷ lệ nữ/nam = 6,46/ 1.
13,4%

Nam
Nữ

86,6%

Biểu đồ 3.1. Phân bố điều dưỡng theo giới
3.1.2. Phân bố điều dưỡng về nhóm tuổi
Bảng 3.1. Phân bố điều dưỡng về nhóm tuổi
Nam
n(%)

Nữ

n(%)

Tổng
n(%)

20 đến dưới 30

11 (5,4)

72 (36,0)

83 (41,4)

30 đến dưới 40

10 (5,0)

75 (37,1)

85 (42,1)

Bằng và trên 40

6 (3,0)

28 (13,8)

34 (16,8)

27 (13,4)


175 (86,9)

202 (100)

Độ tuổi

Tổng số
Nhận xét:

Trong số 202 điều dưỡng tham gia nghiên cứu, hai nhóm tuổi từ 20 đến dưới 30
(41,4%) và nhóm từ 30 đến dưới 40 (42,1%) đều chiếm tỷ lệ tương đương nhau.Nhóm
tuổi bằng và trên 40 chiếm tỷ lệ 16,8%, ít hơn hơn 1 nửa so với 2 nhóm trên.

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

14

Thang Long University Library


3.1.3. Phân bố về trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm làm việc của điều
dưỡng
Bảng 3.2. Phân bố về giới tính và trình độ học vấn của điều dưỡng
Trình độ học vấn
Sơ cấp
Trung cấp
Cao đẳng/Đại học
Tổng số


Nam

Nữ

Tổng

n(%)

n(%)

n(%)

0 (0,0)

2 (1,0)

2 (1,0)

23 (11,4)

114 (56,4)

137 (67,8)

4 (2,0)

59 (29,2)

63 (31,2)


27 (13,4)

175 (86,6)

202 (100)

Nhận xét:
Trong tổng số 202 điều dưỡng tham gia nghiên cứu, nhận thấy đa phần các
điều dưỡng đều là nữ điều dưỡng trung cấp 114 điều dưỡng chiếm 56,4% ,điều
dưỡng nam có 23 người là điều dưỡng trung cấp chiếm 11,4%, nữ điều dưỡng đạt
trình độ cao đẳng/ đại học có tới 59 điều dưỡng chiếm 29,2%.
Bảng 3.3. Phân bố về giới tính và số năm kinh nghiệmlàm việc của điều dưỡng
Số năm kinh nghiệm

Nam
n(%)

Nữ
n(%)

Tổng
n(%)

Dưới 5 năm

4 (2,0)

32 (15,8)

36 (17,8)


>5-10 năm

18 (8,9)

105 (52,0)

123 (60,9)

>10-20 năm

5 (2,5)

35 (17,3)

40 (19,8)

>20 năm

0 (0,0)

3 (1,5)

3 (1,5)

Tổng số

27 (13,4)

175 (86,6)


202 (100)

Nhận xét:
Trong tổng số 202 điều dưỡng tham gia nghiên cứu, số năm kinh nghiệm làm
việc tại các khoa của điều dưỡng từ 5-10 năm cao nhất có tới 123 điều dưỡng chiếm
60,9% trong đó điều dưỡng nữ chiếm ưu thế 105 điều dưỡng chiếm 52,0%, điều
dưỡng nam có 18 người chiếm 8,9%. Số năm kinh nghiệm làm trên 20 năm có 3
điều dưỡng chiếm 1,5%.

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

15


3.1.4. Lương tháng với điều dưỡng làm việc hành chính
0,5% 7,9%
Dưới 2 triệu/tháng

34,7%

>2-5 triệu/tháng
>5-8 triệu/tháng

56,9%

>8 triệu/tháng

Biểu đồ 3.2. Phân bố lương hàng tháng
Nhận xét: Trong số 202 điều dưỡng làm việc tại các khoa được nhận lương tháng, có:

-

115 điều dưỡng được lương tháng từ 2- 5 triệu VNĐ/tháng chiếm tỷ lệ cao
nhất 56.9%.

-

1 điều dưỡng được lương tháng trên 8 triệu VNĐ/ tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất 0.5%.

3.1.5. Sự liên quan giữa chức vụ làm việc tại các khoa và việc sử dụng CNTT
phục vụ để lưu trữ hồ sơ
Bảng 3.4. Sự liên quan giữa chức vụ làm việc và việc sử dụng CNTT
Hướng dẫn sử dụng CNTT khi Thường xuyên sử dụng máy tính
lưu trữ hồ sơ
có phần mền lưu trữ

n(%)

Không
n(%)


n(%)

Không
n(%)

153 (75,7)

21(10,4)


140 (69,3)

34 (16,8)

Tổ phó

14 (6,9)

3 (1,5)

13 (6,4)

4 (2,0)

Tổ trưởng

11 (5,4)

0 (0,0)

10 (5,0)

1 (0,5)

178 (88,1)

24 (11,9)

163 (80,7)


39 (19,3)

Nhân viên

Tổng số
Nhận xét:

- Điều dưỡng được hướng dẫn về cách sử dụng CNTT khi lưu trữ hồ sơ bệnh
án chủ yếu là điều dưỡng làm việc vị trí nhân viên, có: 153 điều dưỡng được hướng
dẫn chiếm 75,7% và 21 điều dưỡng không được hướng dẫn chiếm 10,4%.

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

16

Thang Long University Library


- Điều dưỡng thường xuyên sử dụng máy tính, phần mền lưu trữ và thấy dễ
dàng chủ yếu là điều dưỡng làm việc vị trí nhân viên, có: 140 điều dưỡng thường
dùng máy tính chiếm 69,3% và 34 điều dưỡng không thường làm trên máy tính
chiếm 16,8%.

80%

76%
69%

70%

60%
50%
40%

Nhân viên
Tổ phó

30%

Tổ trưởng
20%

17%

14%
10%

06%05%

05%
01%02%00%

02%01%

0%
Có được hướng dẫn Không được hướng Có thường xuyên
Không thường
CNTT
dẫn CNTT
sử dụng máy tính xuyên sử dụng máy

tính

Biểu đồ 3.3. Vị trí làm việc có sử dụng phần mền CNTT để lưu trữ hồ sơ

Đề tài tốt nghiệp – Vũ Thị Huyền Trang

17


×