Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây lương thực của các hộ nông dân tại xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.89 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực hành nghề nghiệp tại xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi ghế
nhà trường em chưa được biết đến.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Khoa Kinh tế và
phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian hoàn
thành đề tài : “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây lương thực của hộ nông dân
tại địa bàn xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.
Chúng tôi cũng bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo xã Hoàng Quế,
các cô chú làm việc tại UBND xã và HTX đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình thực hiện chuyên đề thực hành nghề nghiệp.
Trong quá trình thực hành nghề nghiêp, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực
tế nên không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong các thầy cô chỉ bảo thêm để
em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, gia đình chú Lê
Văn Chính trú tại xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã động viên
và giúp đỡ tinh thần, vật chất trong quá trình em học tập và thực hiện chuyên đề
thực hành nghề nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2016
Nhóm sinh viên
Lê Thị Tố Loan
Đặng Thị Thanh Tâm
Nguyễn Thị Hà Trang
Hà Thị Thảo Phương
Lê Hoàng
Nguyễn Trọng Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………i



DANH MỤC BẢNG
(1)
(2)
(3)

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014
Bảng 2.2. Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng một số cây lương thực và cây khác của xã

(4)
(5)

trong 3 năm 2013 - 2015
Bảng 2.4 Thông tin về chủ hộ điều tra
Bảng2.5. Chi phí sản xuất lúa trong vụ chiêm xuân và hè thu của các

(6)

(7)

(8)

hộ nông dân năm 2015
Bảng 2.6. Chi phí sản xuất cây lương thực và một số loại cây khác trong
vụ đông của các hộ nông dân năm 2015
(tính bình quân nghìn
đồng/sào)
Bảng 2.7 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất các loại cây lương thực
và một số cây khác trong xã Hòang Quế.(tính bình quân một sào một hộ

có gieo trồng)
Bảng2.8 Bảng hạch toán chi phí các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông
nghiệp qua các năm 2013-2015


DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND: Uỷ ban nhân dân
HTX: Hợp tác xã
ĐVT: Đơn vị tính
CĐ: Cao đẳng
ĐH: Đại học
BQ: Bình quân
DT: Diện tích
BVTV: Bảo vệ thực vật
LĐ: Lao động
TĐKT: Trình độ kĩ thuật
HQKT: Hiệu qủa kinh tế
KNSX

: Kinh nghiệm sản xuất

GTSX

: Giá trị sản xuất

CPTG

: Chi phí trung gian

GTGT


: Giá trị gia tăng

BT số 7

: Bắc thơm số quả kinh tế


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo lương thực là một vấn đề mang tính toàn cầu.Việt Nam có nền sản

xuất nông nghiệp lâu đời, đóng vai trò quan trọng là nền tảng vững chắc cho công
cuộc phát triển đất nước, 60% dân số làm nông nghiệp đóng góp 20,6% GDP năm
2010 giá trị xuất nhập khẩu 19,15 ty USD. Chiến lược phát triển nông nghiệp,
nông thôn Việt nam 2011- 2020 ( MARD QĐ số 3310/BNN - KH ngày
12/10/2009) đối với ngành sản xuất lương thực là “phát triển sản xuất lúa gạo Việt
Nam trở thành mặt hang xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh
lương thực”. Trên cơ sở tính toán cân đối giữa nhu cầu tương lai của đất nước và
dự báo nhu cầu của chung của thế giới nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực
quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và
kinh doanh lúa gạo cũng như các cây lương thực khác như khoai, sắn, ngô…, xuất
khẩu có lợi nhuận cao.
Lương thực là bộ phận chủ yếu cấu thành trong nguồn thức ăn hàng ngày của
con người. Nó thoả mãn nhu cầu về năng lượng cho cơ thể con người với giá rẻ.
Nó là loại sản phẩm thiết yếu của đời sống con người và không thể thay thế



được.Sản xuất lương thực là cơ sở của sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế
quốc dân khác. Tốc độ phát triển và quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất vật chất
trong đó có nông nghiệp, trong chừng mực nhất định phụ thuộc vào sự phát triển
và năng suất lao động của ngành sản xuất lương thực.Giải quyết vấn đề lương thực
có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Nó cung cấp lương
thực cho dân cư phi nông nghiệp và nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế
biến.Phát triển sản xuất lương thực có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố về tăng
cường khả năng quốc phòng, tăng nguồn dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai.
Hoàng Quế có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn so với các xã xung
quanh, đất đai mầu mỡ nên ngành nông nghiệp phát triển, đặc biết rất thích hợp
trồng cây lúc nước và các loại cây hoa màu. Đây cũng là nơi cung cấp số lượng lớn
cây lương thực cho thị xã Đông Triều. Tuy nhiên theo thực tế quan sát, hiện nay
thực trạng trồng cây lương thực ở xã còn nhiều hạn chế như trình độ canh tác còn
thấp, quy mô còn nhỏ, manh mún. Đặc biệt là hiệu quả từ việc trồng cây lương
thực mang lại cho các hộ nông dân chưa cao và chưa được như kỳ vọng. Vì những
lý do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
cây lương thực của các hộ nông dân tại xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất một số cây lương thực của các hộ nông
dân trên địa bàn xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây lương thực của các hộ trong thời
gian tới.
1.2.1

Mục tiêu cụ thể



-

Đánh giá thực trạng sản xuất cây lương thực của các hộ nông dân tại địa bàn xã

-

Hoàng Quế.
Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây lương thực của các hộ nông dân tại xã
Hoàng Quế, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng cây lương thực

-

của các hộ.
Đề xuất phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây
lương thực của hộ trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến là hoạt động sản
xuất cây lương thực của các hộ trên địa bàn xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng và kết quả sản xuất cây lương
thực của các hộ, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp kinh tế nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất cây lương thực.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã nhưng tập trung ở 2
thôn (Cổ Lễ và Tràng Bạch) sản xuất nhiều cây lương thực nhất và áp dụng các kỹ
thuật tiên tiến nhất ở địa phương.
- Phạm vi thời gian:
+ Thông tin thứ cấp thu thập qua 3 năm gần nhất (2013 – 2015).

+ Thông tin sơ cấp được nghiên cứu trong năm 2016.
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 4/5 đến ngày 15/5/2016.
.1.4 Phương pháp nghiên cứu


1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài chọn 2 thôn làm điểm đại diện cho nghiên cứu đó là thôn Tràng Bạch
và Cổ Lễ, đây là 2 thôn có diện tích đất nông nghiệp lớn và là 2 thôn có diện tích
trồng cây lương thực lớn nhất, áp dựng nhiều tiến bố khoa học kỹ thuật vào sản
xuất và là 2 thôn mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của xã.
1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
1.4.2.1

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Dựa vào nguồn số liệu có sẵn, đã được công bố, để phục vụ cho nghiên cứu đánh
giá hiệu quả sản xuất rau của các hộ nông dân xã Hoàng Quế.
- Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ:
+ Số liệu của UBND xã Hoàng Quế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - môi
trường của địa phương.
+ Báo cáo hàng năm về nông nghiệp của phòng kinh tế thị xã Đông Triều, báo cáo
hàng năm về tình hình sản xuất và thu hoạch lương thực của xã Hoàng Quế
+ Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng cây
lương thực của Việt Nam.
1.4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Dùng để thu thập các thông tin về chủ hộ như: họ tên, tuổi, trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn, nhân khẩu, lao động, vốn, đất đai và những vấn đề liên quan đến
tình hình sản xuất cây lương thực của hộ nông dân từ đó đánh giá được hiệu quả
kinh tế sản xuất do cây lương thực mang lại.



- Thu thập thông tin bằng các phương pháp chủ yếu là điều tra và phỏng vấn trực
tiếp các hộ thông qua hệ thống các câu hỏi đóng và mở qua phiếu điều tra được lập
sẵn.
a. Phương pháp điều tra hộ
- Chọn 40 hộ dân để tiến hành điều tra khảo sát tại xã Hoàng Quế, 40 hộ này là
những hộ có diện tích gieo trồng cây lương thực lớn nhất trên địa bàn xã, và được
giới thiệu bởi cán bộ UBND xã, HTX.
b. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, cán bộ địa phương,
các chủ hộ canh tác giỏi… Đồng thời tra cứu các công trình nghiên cứu đã công
bố, từ đó thừa kế vận dụng có chọn lọc vào đề tài nghiên cứu.
1.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng bảng biểu,
hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Sau đó tiến hành so sánh, đối chiếu
phân tích biến động , các mối quan hệ, các yếu tố ảnh hưởng…
1.4.3.1

Phương pháp phân tổ

- Dùng để phản ánh các đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế
sản xuất của các hộ trồng cây lương thực trong xã.
- Sử dụng các phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra.
1.4.3.2

Phương pháp thống kê so sánh

- Dùng để biết từng loại giống cây lương thực khác nhau được trồng sẽ cho năng
suất và thu lại lợi nhuận như thế nào tại mỗi hộ nông dân.



- Sử dụng phương pháp này bằng cách so sánh giữa các giai đoạn lịch sử, so sánh
giữa các hộ sản xuất với nhau.
1.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong chuyên đề
1.4.4.1. Hệ thống các chỉ tiêu mô tả đặc điểm và nguồn lực của hộ điều tra:
a) Chỉ tiêu mô tả đặc điểm hộ điều tra:
- Thông tin chung về hộ điều tra: Tên chủ hộ, nhân khẩu trong hộ, tuổi bình quân,
giới tính các thành viên trong hộ, trình độ văn hóa, số người trong độ tuổi lao
động.
- Thông tin về loại nông dân trồng cây lương thực: Hộ trồng lúa, hộ trồng sắn, hộ
trồng khoai tây, hộ trồng rau, hộ trồng xen lẫn các cây…
b) Chỉ tiêu về nguồn lực của hộ điều tra:
- Tổng diện tích đất đai của hộ, diện tích trồng cây lương thực cơ bản.
- Tổng số lao động tham gia sản xuất trong từng hộ.
- Chỉ tiêu về các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất như: giống, phân bón, thuốc trừ
sâu, nguồn nước…..
1.4.4.2. Một số chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu về điều kiện sản xuất cây lương thực:
+ Tuổi và trình độ học vấn của người được phỏng vấn
+ Tình hình lao động và lao động nông nghiệp của hộ
+ Số năm trồng cây của hộ
+ Diện tích đất canh tác và diện tích đất trồng của hộ


+ Các tư liệu phục vụ cho sản xuất của hộ:
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất:
+ Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực của các nhóm hộ điều tra
+ Giá trị sản xuất( GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA)
+ Giá trị công lao động gia đình được tính theo công thức :GV = P *V. Trong
chuyên đề chúng tôi sử dụng công lao động bình quân ở xã Hoàng Quế là 80.000

đồng.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả như:
+ GTSX/1 đồng chi phí (GO/IC)
+ GTSX/1 công lao động (GO/V)
+ Giá trị tăng thêm/ 1 đồng chi phí (VA/IC)
+ Giá trị tăng thêm/ 1công lao động (VA/V)
động (VA/V)


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a.Vị trí địa lý
Xã Hoàng Quế là xã miền núi nằm ở phía đông của huyện Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh, có toạ độ trung tâm 30 o 52’ 24” độ vĩ Bắc, 117o 38’ 16” độ kinh
đông.
+ Phía bắc giáp xã Tràng Lương huyện Đông Triều
+ Phía đông giáp xã Hồng Thái Tây huyện Đông Triều.
+ Phía nam giáp xã Yên Đức huyện Đông Triều và xã Kim Khê huyện Thuỷ
Nguyên, TP Hải Phòng.
+ Phía tây giáp xã Yên Thọ huyện Đông Triều.


Xã Hoàng Quế là xã miền núi nằm ở phía đông của huyện Đông Triều cách
trung tâm thị trấn Đông Triều 15km dọc theo Quốc lộ 18A, cách Thành phố Hải
phòng 30km về phía nam, cách Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh 45km về
phía đông. Hoàng Quế là xã có điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ, những điều kiện này đã mang lại nhiều thuận lợi cho việc đầu tư
phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển kinh tế xã hội cũng như phát

triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính của xã theo số liệu thống
kê năm 2013 là 1493,74ha, bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất
chưa sử dụng nằm rải rác trên 6 địa bàn dân cư.
b. Thời tiết khí hậu
Hoàng Quế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 oC, dao động từ 18oC-28oC. Nhiệt độ
trung bình cao nhất 32oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 39 oC. Về mùa
đông Nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,5oC - 15,5oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt tới 3oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm ở mức 1442mm, phân bố không đều trong
năm và chia thành 2 mùa:
- Mùa mưa nhiều: Từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm từ 75 – 80% tổng lượng mưa cả
năm, lượng mưa cao nhất là tháng 7 đạt 294mm.
- Mùa ít mưa: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chỉ chiếm 20 - 25% tổng lượng
mưa cả năm.
Độ ẩm không khí trung bình 83%, thường thay đổi theo mùa và các tháng
trong năm.
c. Hệ thống thuỷ văn - Nguồn nước


Hoàng Quế là xã có hệ thống thuỷ văn tương đối thuận lợi, phía nam giáp
sông Đá Bạc, ở phía bắc có các con suối nhỏ chảy theo hướng Bắc - Nam. Bắt
nguồn từ dãy núi phía bắc cánh cung Đông Triều, các suối này đều ngắn và dốc,
trắc diện hẹp, bồi tụ ít, quanh co, uốn khúc. Diện tích lưu vực nhỏ, lũ lên nhanh
nhưng rút chậm nên dễ bị úng lụt. Ngày nay đã được ngăn thành những hồ, đập
chứa nước để điều tiết nước phục vụ sản suất. Hệ thống sông , suối đã mang lại
nguồn lợi cho xã, bồi đắp phù sa cho một số vùng, cung cấp nước tưới tiêu và phục
vụ sản suất, sinh hoạt của nhân dân.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng, và không thể thay thế được trong sản
xuất nông nghiệp. Mặc dù Hoàng Quế là một xã thuôc miền núi, nhưng đất đai
cũng có nhiều thuận lợi cho sản xuất cây lương thực và rau màu.
Đất đai của xã Hoàng Quế được chia làm 3 loại theo địa hình vì vậy chất đất
cũng có 3 dạng chủ yếu sau:
- Đất đồi núi: Phân bố chủ yếu ở phía bắc của xã Chiếm khoảng trên 1/3
tổng diện tích tự nhiên, tầng đất mỏng thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình,
đất nghèo dinh dưỡng thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, và trồng
rừng sản xuất.
- Đất sản xuất nông nghiệp: Thành phần chủ yếu là đất thịt nặng, tầng đất
dày màu xám đen, hàm lượng mùn và đạm ở mức khá, loại đất này thích hợp cho
các loại cây lương thực ( lúa nước, ngô, khoai tây, sắn...), ngoài ra các gò cao chất
đất chủ yếu là pha cát rất thích hợp cho việc trồng các loại rau màu và trồng cây ăn
quả.


- Đất ven sông: phân bố ở phía nam của xã, được hình thành chủ yếu là do
sự bồi tụ ở các cửa sông, chất đất chua và nhiều phèn, không thích hợp cho việc
sản xuất nông nghiệp chỉ thích hợp cho việc nuôi trông thủy sản ( tôm, cá….).
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014
ĐVT: Ha
TT

Loại đất

Hiện trạng năm 2014

TỔNG DT TỰ NHIÊN

1,493,74


I

ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP

1,015,96

1

Đất sản xuất nông nghiệp

412,97

1,1

Đất trồng cây hàng năm

235,27

1.1.1

Đất trồng lúa

226,25

Tr. đó: Đất 2 vụ lúa

200

1.1.2


Đất trồng cây hàng năm khác

9,02

1.2

Đất trồng cây lâu năm

86,17

1.3

Đất trồng cỏ chăn nuôi

1.4

Đất nuôi thuỷ sản

63,73

1.5

Đất nông nghiệp khác

27,8

2

Đất lâm nghiệp


602,99

Tr.đó: Đất có rừng sản xuất

582,59

II

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

410.10

1

Đất ở

50,14

1.1

Đất ở nông thôn

50,14

1.2

Đất ở đô thị

2


Đất chuyên dung

278,92


2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình SN

0,51

2.2

Đất quốc phòng an ninh

3,96

2.3

Đất SXKD phi nông nghiệp

49,63

2.4

Đất có mục đích công cộng

224,82


3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

4

Đất nghĩa trang nghĩa địa

6,38

5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

74,66

6

Đất phi nông nghiệp khác

III

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

67,68

Tr.đó: Đất có khả năng N.nghiệp

3.40
(Nguồn: UBNN xã Hoàng Quế)


2.1.2.2. Khái quát về tăng trưởng kinh tế
Hoàng Quế là xã miền núi, địa bàn hành chính được chia thành 6 thôn, trong
đó thôn Tràng Bạch là trung tâm xã bám dọc Quốc lộ 18A, dân số chiếm trên 1/3
dân số toàn xã.
Ngành sản xuất chính của xã vẫn là sản xuất nông nghiệp, với 65% hộ nông
nghiệp, nhưng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 24,4% tỷ trọng kinh tế,
còn lại là từ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
8,5%. trong đó: cơ cấu kinh tế gồm: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ
thương mại – Nông nghiệp đạt tỷ lệ 42,2% – 33,4% – 24,4%. Thu nhập bình quân
đầu người/năm đạt 31,5 triệu ( số liệu điều tra năm 2013).
Bảng 2.2. Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Chỉ tiêu

ĐVT

A. Tổng giá trị sản xuất

Tr. đ

Năm

Năm

Năm

2013

2014


2015

88.000

91.358

97.000


1. GTSX Nông – lâm - thuỷ sản

Tr. đ

26.500

26.345

26.500

Tỷ trọng

%

30,1

28,8

27,3

a. Nông nghiệp


Tr. đ

19.412

18.625

19.050

- Trồng trọt

Tr. đ

14.186

13.775

13.985

- Chăn nuôi

Tr. đ

5.226

4.850

5.065

b. Lâm nghiệp


Tr. đ

1.153

1.234

1.250

c. Thuỷ sản

Tr. đ

5.935

6.486

6.200

34.200

36.200

39.325

38,9

39,7

40,5


3. GT ngành thương mại dịch vụ Tr. đ

27.300

28.813

31.175

Tỷ trọng

%

31,0

31,5

32,2

C. Tổng diện tích gieo trồng

Ha

423,5

420,9

370,9

Hệ thống sử dụng đất


Lần

2

2

2

D. Năng suất lúatrung bình

Tạ/ha 55,45

56,15

56,5

E. Tổng sản lượng lương thực

Tấn

2.416,8

2.431,7

2.062,3

- Trong đó thóc

Tấn


2.365

2.380

2.012

2.GTSX công nghiệp – xây dựng Tr. đ
cơ bản
Tỷ trọng

%

(Nguồn UBND xã Hoàng Quế)
Thuận lợi
Tuy là xã miền núi, nhưng Hoàng Quế có hê thống giao thông tương đối
thuận tiện (Đường bộ, đường thuỷ, đường sắt) phục vụ cho giao lưu kinh tế trao
đổi hàng hóa với các khu vực. Có nguồn nhân lực dồi dào, đây là thế mạnh để phát
triển kinh tế về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán.


Môi trường tự nhiên trong sạch chưa bị ô nhiễm do chất thải của các ngành
công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và sinh hoạt. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi
cho phát triển trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.
Có nguồn tài nguyên dồi dào ( than đá, đất sét, cát….) đó là cơ sở để ngành
công nghiệp của địa phương phát triển, giải quyết việc làm cho người dân địa
phương và cũng là nguồn thu lớn về mặt kinh tế.
Khó khăn
Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, đất canh tác bình quân trên đầu người
thấp, khả năng mở rộng diện tích đất canh tác còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn

nghèo, vốn đầu tư còn thiếu nhiều chưa đồng bộ, địa hình bị phân cách.
Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ hạ thấp đột ngột
kéo dài ảnh hưởng đến cây Mùa mưa có lượng mưa lớn, kết hợp với nước dồn từ
thượng nguồn dễ gây hiện tượng ngọt hóa đột ngột nguồn nước làm ảnh hưởng đến
việc nuôi trồng thủy sản.
Đây cũng là thách thức lớn về việc sử dụng tài nguyên đất đai trong chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội của xã trước mắt và lâu dài.
2.2 Thực trạng sản xuất cây lương thực tại xã Hoàng Quế trong những năm
qua.
2.2.1 Diện tích và sản lượng một số cây lương thực chính
Trong những năm qua, cây lương thực càng ngày càng có vị trí quan trọng
trong đời sống người dân tại xã Hoàng Quế. Một số cây lương thực tại địa phương
được các hộ trồng chủ yếu đó là lúa, khoai tây, sắn. Ngoài ra còn trồng các loại cây
như lạc, đậu tương, các loại rau…Tuy nhiên do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
nghiệp chuyển thành đất xây dựng. Vì điều đó nên sản cây lương thực cũng như


các loại cây khác cũng có sự thay đổi. Trong 3 năm năng suất của các loại cây
lương thực có sự thay đổi rõ rệt.
Đối với cây lúa, mặc dù diện tích và sản lượng qua 3 năm đều tăng lên, tuy
nhiên năng suất lại giảm 1,78 tạ/ha. Điều này xảy ra là do tuy xã có mở rộng diện
tích canh tác lúa, tuy nhiên trong năm 2015, do điều kiện thời tiết không thuận lợi,
vào thời gian lúa đang sinh trưởng mạnh thì thiếu nước do nắng nóng kéo dài nên
năng suất lúa không cao. Mặc dù năng suất giảm nhưng lúa vẫn đạt sản lượng khá
cao.
Năng suất lạc cũng giảm trong khi năng suất của khoai tây tăng lên qua 3
năm (2,4 tạ/ha) do sản lượng tăng lên trong khi diện tích không thay đổi. Đây là kết
quả của việc đưa giống khoai tây mới vào sản xuất (giống khoai tây Atlantic).
Ngoài ra các loại cây trồng khác như khoai tây và các loại rau năng suất và sản
lượng đều tăng, mặc dù diện tích của đậu tương tăng nhẹ, còn các loại rau còn có

xu hướng giảm. Có được điều này là do trong thời gian gần đây, các hộ dân đã áp
dụng một số tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng nên năng suất tăng đáng kể.
Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng một số cây lương thực và cây khác của xã
trong 3 năm 2013 - 2015

Loại
cây
ĐVT
Lúa
nước
Lạc

2013
DT
NS
(ha)
(tạ/ha
)
102.96 52.78
12,0

26

SL
(tấn)
543,
4
31,2

2014

NS
(tạ/ha)

SL
(tấn)

154.29 48.525

DT
(ha)

10,0

22

DT
(ha)

2015
NS
(tạ/ha)

SL
(tấn)

748,6

200

51


1020

22

8,6

25

21,5


Khoa
i tây
Sắn

2.0

30.5

5.5

3.0

32.4

9.72

2.0


32.4

6.5

11.0

300

330

12.6

320

403.2

13.3

324

430.92

Đậu
tương

4

13,6

5,4


4,8

14,8

7,1

5,6

15,2

8,5

( Nguồn: số liệu điều tra)
2.2.2 Thực trạng sản xuất cây lương thực của các hộ nông dân
Điều kiện kinh tế - xã hội của hộ nông dân là một trong những thành phần quan
trọng trong hoạt động sản xuất của hộ. Điều này ảnh hưởng đến quyết định của hộ
trong sản xuất các loại cây trồng khác nhau.
2.2.2.1

Tình hình cơ bản của chủ hộ
Qua điều tra thực tiễn tại địa phương cho thấy có 72,5% chủ hộ là nam ( 29

phiếu /40 phiếu), nữ giới là 27,5% (11 phiếu/ 40 phiếu). Qua đó cho thấy, chủ hộ là
nam vẫn chiếm đa số và người ra quyết định trong sản xuất hay tiêu thụ, phân
bón… là chủ hộ.
Dựa vào bảng 2.1 có thể thấy rằng độ tuổi của các chủ hộ là khá lớn, chủ yếu
chủ hộ có độ tuổi là trên 45. Trình độ chủ hộ chiếm số lớn là cấp 2, đây được đánh
giá là trình độ dân trí cao. Các hộ điều tra đều đã có kinh nghiệm trồng cây lâu
năm (từ 25 – 35 năm), đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu

quả kinh tế trong sản xuất cây lương thực tại địa phương. Trình độ dân trí và kinh
nghiệm trồng cây lâu năm là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu
quả kinh tế mang lại, người dân có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên
tiến, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm trong sản xuất
cây lương thực và các loại cây trồng khác.
Nguồn thu nhập chính từ trồng trọt chiếm phần lớn (69,5%), trong khi đó thu
nhập từ trồng cây lươn thực chiếm đến 58,7%. tuy nhiên theo ý kiến của người các


hộ dân nó vẫn chưa đảm bảo, với mức thu nhập đó chưa thể ổn định được cuộc
sống của người dân. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, thu nhập từ các loại hình
thương mại dịch vụ cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ, cho thấy các hộ dân tại đây
đang dần mở rộng các hướng sinh kế mới.
Bảng 2.4 Thông tin về chủ hộ điều tra
Thông tin

Tần số (người)

Tỉ lệ %

Tổng số hộ điều tra(hộ)
1.Tuổi TB của chủ hộ
- Dưới 45 tuổi
- Từ 45-55 tuổi
- Trên 55 tuổi
2. Trình độ
Số người mù chữ
Số người học cấp 1
Số người học cấp 2
Số người học cấp 3

Số người học trung cấp, CĐ,ĐH

40

100

7
15
18

17.5
37.5
45

1
9
16
10
4

2.5
22.5
40
25
10

29
11

72.5

27.5

9
21
10

22.5
52.5
25

-

69.5
11.2
9.15

2.Giới tính chủ hộ
Nam
Nữ
3.Số năm kinh nghiệm sản xuất cây
lương thực
<25 năm
25-35 năm
>35 năm
5.Nguồn thu nhập chính của hộ
Trồng trọt (%)
Chăn nuôi(%)
Làm thuê(%)



Thương mại dịch vụ(%)
6.Tỷ lệ thu từ cây lương thực BQ

-

10.15
58.7

trong tổng thu từ trồng trọt của hộ
(%)
( Nguồn: số liệu điều tra)

2.2.2.1
a. Tình


Thực trạng sản xuất cây lương thực của các hộ hộ nông dân điều tra
hình đầu tư chi phí cho một số loại cây lương thực và cây trồng khác chủ

yếu của các hộ điều tra.
Cây lúa

+ Tình hình đầu tư chi phí cho 1 sào lúa được thể hiện qua bảng 2.7, qua bảng ta
nhận thấy.
Chi phí sản xuất lúa bao gồm chi phí về giống, phân bón chi phí thuốc bảo vệ
thực vật và các chi phí khác. Kết quả cho thấy tổng chi phí cho 1 sào lúa lần lượt ở
vụ Chiêm Xuân và vụ Hè Thu được thể hiện ở bảng 2.5
Bảng 2.5. Chi phí sản xuất lúa trong vụ chiêm xuân và hè thu của các hộ nông
dân năm 2015
Chỉ tiêu


1.
2.
3.

Giống
Làm đất
Phân bón
- Đạm
- NPK
- Kali

Chiêm xuân 2015
Chi phí
Tỉ lệ (%)
(1000đồng
)
50
7.2
147
21.2
275
39.7
70
115
25

Hè thu 2015
Chi phí
Tỉ lệ (%)

(1000đồng
)
35
5.4
120
18.4
268
41.1
61
106
26


4.
5.

- Lân
37
32
- Phân chuồng
28
43
Thuốc BVTV
170
24.6
178
27.3
Thuê máy tuốt
50
7.3

50
7.8
Tổng
692
100
651
100
Công lao động
830
868
Chi phí sản xuất lúa bao gồm chi phí về giống, phân bón chi phí thuốc bảo vệ
thực vật và các chi phí khác. Qua bảng điều tra cho thấy tổng chi phí để sản xuất 1
sào khoai tây là 2849 nghìn đồng, 1 sào sắn là 1028.7 nghìn đồng, 1 sào đậu tương
là 631 nghìn đồng, 1 sào lạc là 930 nghìn đồng, 1 sào rau ( súp lơ) là 1494.84
nghìn đồng. Trong đó chi phí về công lao động là nhiều nhất. Về chi phí phân bón,
phân NPK được sử dụng nhiều nhất và chiếm tỉ lệ lớn nhất.


Một số cây trồng khác

Tình hình đầu tư chi phí cho 1 sào một số loại cây lương thực được thể hiện qua
bảng 2.6, qua bảng ta nhận thấy:
Bảng 2.6. Chi phí sản xuất cây lương thực và một số loại cây khác trong vụ
đông của các hộ nông dân năm 2015 (tính bình quân nghìn đồng/sào)
Chỉ tiêu

Khoai
tây

Sắn


Đậu tương

Lạc

Rau
(súp lơ)

Giống
Làm đất
Phân bón

920
750

49.7
260

75
70

64
70

205,77
111,45

- Đạm

121


35

19

55

68,67

- NPK

-

59

-

101

101,82

- Kali

87,5

-

32

-


-

- Lân

45,5

-

40

140

25,05

-Phân chuồng

150

300

80

73

76,92

9.

Thuốc BVTV


25

-

15

27

22,98

10.

Chi phí công LĐGĐ

750

325

300

400

882.18

Tổng

2849

1028.7 631


930

1494.84

6.
7.
8.




Khoai tây
Chi phí sản xuất 1 sào khoai tây là 2.849.000 đồng, trong đó chi phí về giống là

lớn nhất. Về phân bón chi phí về phân chuồng khá cao, trong khí đó lân lại khá
thấp.


Sắn

Tổng chi phí cho 1 sào sắn là 1.028.700 đồng, chi phí về lao động lớn nhất.


Lạc
Chi phí sản xuất lạc bao gồm chi phí về giống, phân bón chi phí thuốc bảo vệ

thực vật và các chi phí khác. Kết quả điều tra cho thấy tổng chi phí trung bình cho
1 lạc ở vụ chính là 1468 nghìn đồng. Trong tổng chi phí thì chi phí vật chất là
chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong cá loại phân bón thì Lân được sử dụng với tỉ trọng

tương đối lớn.


Đậu tương

Đậu tương là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, yêu cầu dinh dưỡng không cao.
Nên các chi phí đầu tư cho sản xuất như chi phí giống,phân bón, làm đất,…ở mức
thấp hơn so với các loại cây khác như lúa, khoai tây, ngô,…Đây cũng đã trở thành
điều kiện thuận lợi thúc đẩy người dân mở rộng quy mô diện tích canh tác, đồng
thời tập trung cho việc sản xuất trong cả quy trình.


Rau (Súp lơ)
Chi phí sản xuất súp lơ xanh bao gồm chi phí về giống, phân bón chi phí thuốc

bảo vệ thực vật và các chi phí khác. Kết quả điều tra cho thấy tổng chi phí trung
bình cho 1 sào súp lơ ở vụ Đông là 1693,46 nghìn đồng. Trong tổng chi phí thì chi
phí cho lao động là chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong cá loại phân bón thì phân NPK
được sử dụng với tỉ trọng tương đối lớn, các hộ nhóm 1 sử dụng phân NPK ít hơn
so với các hộ nhóm 2.
b.


Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây lương thực và một số cây trồng khác
Cây lúa




Vụ chiêm xuân


Xét về hiệu quả sử dụng chi phí, đầu tư 1 đồng chi phí thì thu được 2,3 đồng giá
trị sản xuất; 1,3 đồng giá trị gia tăng và 1,2 đồng thu nhập hỗn hợp.Xét hiệu quả sử
dụng lao động, bỏ ra 1 công lao động thì thu về 320 nghìn đồng giá trị sản xuất;
174 nghìn đồng giá trị gia tăng.


Vụ hè thu

Xét về hiệu quả sử dụng chi phí của một sào lúa hè thu, đầu tư 1 đồng chi phí
thu về 2,4 đồng giá trị sản xuất; 1,4 giá trị gia tăng và 1,3 đồng thu nhập hỗn hợp.
Xét hiệu quả sử dụng lao động , bỏ ra 1 công lao động tạo ra được 386 nghìn đồng
giá trị sản xuất, 217 nghìn đồng giá trị gia tăng.
Như vậy qua sự khác biệt trong các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa tại địa phương trong 2 mùa vụ có thể thấy rằng yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân.


Đậu tương

Xét hiệu quả sử dụng chi phí, đầu tư một đồng chi phí thì thu được 4,85 đồng
giá trị sản xuất, 3,84 đồng giá trị gia tăng. Bỏ ra 1 công lao động thì thu về được
151100 đồng giá trị sản xuất, 11987 đồng giá trị tăng thêm. Điều này cho thấy hiệu
quả sử dụng lao động là khá cao trong việc sản xuất đậu tương . Như vậy nếu trừ đi
chi phí sản xuất thì người nông dân thu được 1270600 đồng/sào.


Lạc

Xét hiệu quả sử dụng chi phí, đầu tư một đồng chi phí thì thu được 4,36 đồng

giá trị sản xuất ; 3,36 đồng giá trị tăng thêm. Xét hiệu quả sử dụng lao động thì thu
về được 313,75 nghìn đồng giá trị sản xuất; 241,73 giá trị tăng thêm.


Khoai tây

Xét hiệu quả sử dụng chi phí, đầu tư một đồng chi phí thì mua được 5.01 đồng
giá trị sản xuất; 3,6 đồng giá trị tăng thêm. Xét hiệu quả sử dụng lao động thì mua
được 129.5 nghìn đồng giá trị sản xuất 93.2 nghìn đồng giá trị tăng thêm.




Sắn

Xét hiệu quả sử dụng chi phí, đầu tư một đồng chi phí thi mua được 13,1 đồng
chi phí giá trị sản xuất; 11,2 đồng giá trị tăng thêm. Xét hiệu quả sử dụng lao động
thì mua được 179,2 nghìn đồng giá trị sản xuất, 162,9 giá trị tăng thêm.
Bảng 2.7 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất các loại cây lương thực và một
số cây khác trong xã Hòang Quế.(tính bình quân một sào một hộ có gieo
trồng)
Diễn
gải

ĐVT

Lúa nước

Lạc


GO

1000
đ
1000
đ
Công

1440

1432

3319,3

662

630

761,81

5

4

770

GO/IC

1000
đ

Lần

VA/IC

Sắn

Đậu
tương

Khoai
tây

Rau màu

2.007

1601,6

1909,82

182,6

331

1502,
5
300

10,58


11.2

10,6

11,6

12,55

800

2557,5

1824,5

1270,6

1215,34

2.3

2.4

4,36

13,1

4,85

1080,
6

5,01

2,75

Súp

xanh
1371
,06
811,
28
11,8
8
559,
86
1,69

Lần

1.3

1.4

3,36

12,1

3,84

3,6


1,75

0,69

GO/V

Lần

320

386

313,75

179,2

151,1

129,5

152,18

VA/V

Lần

174

217


241,73

162,9

119,87

93,2

96,84

115,
09
47,1
3

Vụ chiêm Vụ hè thu
xuân

IC
V
VA

Cải bắp

694,48

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Hoàng Quế là một xã có hệ thống thuỷ văn tương đối thuận lợi, phía nam

giáp sông Đá Bạc, ở phía bắc có các con suối nhỏ chảy theo hướng Bắc - Nam. Bắt
nguồn từ dãy núi phía bắc cánh cung Đông Triều, các suối này đều ngắn và dốc,
trắc diện hẹp, bồi tụ ít, quanh co, uốn khúc. Tuy vậy, ngày nay đã được ngăn thành
những hồ, đập chứa nước để điều tiết nước phục vụ sản suất. Hệ thống đập nước


×