Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giao an lop 1 tuan 13 buoi sang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.83 KB, 25 trang )

TUẦN 13
(Từ ngày 10/11 đến ngày 14/11/2014)
Thứ,
ngày
Hai
10/11

Tiết

Môn

PPCT

Tên bài dạy

1
2
3
4
5

Chào cờ
Học vần
Học vần
Thể dục
Đạo đức

13
111
112
13


13

Chào cờ đầu tuần
Ôn tập (Tiết 1)
Ôn tập (Tiết 2)

Ba
11/11

1
2
3
4

Toán
Học vần
Học vần
Hát nhạc

49
113
114
13

Phép cộng trong phạm vi 7
ong- ông (Tiết 1)
ong- ông (Tiết 2)


12/11


1
2
3
4
5

Toán
Học vần
Học vần
Mĩ Thuật
TNXH

13
115
116
13
13

Phép trừ trong phạm vi 7
ăng- âng (Tiết 1)
ăng- âng (Tiết 2)

Năm
13/11

1
2
3
4


Toán
Học vần
Học vần
Thủ công

51
117
118
13

Luyện tập
ung- ưng (Tiết 1)
ung- ưng (Tiết 2)
Các quy ước cơ bản về gấp giấy

Sáu
14/11

1
2
3
4
5

Toán
Tập viết
Tập viết
KNS
SHL


52
11
12
13
13

Phép cộng trong phạm vi 8
Nền nhà, nhà in, cá biển, yên,…
Con ong, cây thông, vầng trăng…
Bài 7: Giữ gìn đôi mắt sáng (Tiết 1)
Sh cuối tuần- HĐ ngoại khóa

Nghiêm trang trong khi chào cờ (T2)

Công việc ở nhà (GDKNS+ BVMT)


Thứ hai, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Học vần
Bài 51: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được các vần có kết thúc bằng n, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.
- Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chia phần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng ôn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh

TIẾT 1
I. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc bài. GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
- 3 HS đọc bài.
- HS viết bảng con: uôn, ươn, cuộn dây, con lươn.
- HS viết bảng con: uôn, ươn, cuộn dây, con
lươn.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV yêu cầu HS nêu các vần mới đã được học kết thúc - 2-3 HS phát biểu.
bằng âm n. GV ghi bên cạnh góc bảng.
- GV treo bảng ôn giới thiệu vào bài và ghi tựa bài lên
bảng.
2. Ôn tập:
a). Các vần mới:
- Gọi HS ghép các âm để tạo thành các vần đã được học. - HS ghép vần.
- GV chỉ vần và gọi HS đọc.
- HS đọc vần theo tay GV chỉ.
- Gọi HS lên bảng chỉ và đọc vần.
- HS tự chỉ và đọc vần.
- GV chỉ cho cả lớp đọc.
- Cả lớp.
b). Đọc từ ngữ ứng dụng: cuồn cuộn, con vượn, thôn
bản.
- GV viết từ ngữ ứng dụng lên bảng lớp.
- HS đọc từ đơn.
- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: cá nhân, cả lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS và có thể giải thích từ
ngữ nếu cần.
e). Tập viết từ ngữ ứng dụng:

- HS viết vào bảng con từ ngữ: cuồn cuộn, con vượn, - HS viết bảng con.
thôn bản. GV chỉnh sửa chữ viết, lưu ý vị trí dấu thanh,
nối nét giữa các chữ cái.


TIẾT 2
3. Luyện tập:
a). Luyện đọc:
- GV cho HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và giới thiệu
câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con
vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun.
- HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, cả lớp. GV chỉnh sửa
phát âm cho HS, khuyến khích đọc trơn.
b). Luyện viết:
- HS tập viết: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản trong tập
viết số 1.
c). Kể chuyện:Chia phần
- GV vừa kể vừa treo tranh minh họa theo từng đoạn kể.
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời và rút ra ý nghĩa câu
chuyện: Trong cuộc sống, biết nhường nhịn nhau thì tốt.
III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc theo.
- Dặn HS ôn lại bài, xem trước bài 52.
- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS tập viết.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi của GV để rút ra ý nghĩa

câu chuyện.
- HS đọc.

ĐẠO ĐỨC (Tiết 2)
Bài 5: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ
Đã soạn ở Tuần 12.
Thứ ba, ngày 11 tháng 11 năm 2014
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng và biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Làm BT1, BT2 (dòng 1), BT3 (dòng 1), BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ học Toán, các mô hình phù hợp với nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Giới thiệu bài:
II. Dạy bài mới:
1. Hướng dẫn HS thực hành và ghi nhớ bảng cộng
trong phạm vi 7:
a). Hướng dẫn HS thành lập phép cộng 5+1, 1+5:
- GV đưa mô hình, nêu bài toán: Có 6 tam giác trắng, - HS quan sát, lắng nghe.
thêm 1 tam giác xanh. Hỏi có tất cả mấy tam giác?
- GV gọi HS nêu lại bài toán cá nhân, lớp.
- HS nêu lại bài toán cá nhân, lớp.
- GV hỏi: Có tất cả mấy hình tam giác?
- HS: Có tất cả 7 hình tam giác.



- GV nói: 6 thêm 1 là 7.
- GV yêu cầu HS lấy 6 que tính, sau đó lấy thêm 1 que
tính, vừa làm vừa nói: 6 thêm 1 là 7.
- GV hỏi: 6 thêm 1 là 7. Vậy ta có phép tính gì?
- GV nhận xét và ghi bảng 6 + 1 = 7. Gọi HS đọc cá
nhân, lớp.
- GV cho HS ghép phép tính 6+1=7.
- GV hướng dẫn tương tự phép tính cộng 1+6
- GV hỏi: “6 + 1 và 1 + 6 có điểm gì giống nhau?”
- GV nói: 6 + 1 bằng 1 + 6. Gọi HS nhắc lại.
b). Hướng dẫn HS học phép 5+2, 2+5, 4+3,3+4: Quy
trình tương tự như hướng dẫn 6+1, 1+6.
c). Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong
phạm vi 7
- GV cho HS đọc lại bảng cộng nhiều lần.
- GV xóa bảng từ từ không theo thứ tự và hỏi:
+ “6+1 bằng mấy?”
+ “5 cộng mấy bằng 7?”.
+ “7 bằng 3 cộng với mấy?”.
+………
2. Thực hành:
* Bài 1:
- GV ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS làm bài vào tập.
3 HS lần lượt làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, sửa bài cho HS.

- HS lắng nghe.
- HS thực hành trên que tính và nói: 6 thêm 1
là 7.

- HS trả lời: ta có phép tính 6 + 1 = 7.
- HS đọc: 6 + 1 = 7 cá nhân, lớp.

- HS trả lời: đều có kết quả là 7.
- HS nhắc lại theo yêu cầu của GV.

- HS vừa làm vừa nhắc lại toàn bộ bảng cộng.
- HS trả lời:
+ 6+1 bằng 7
+5 cộng 2 bằng 7.
+7 bằng 3 cộng 4.
+……
- HS làm bài vào tập. 3 HS làm bảng lớp.
* Lời giải:
6
2
4
1
3
5
+
+
+
+
+
+
1
5
3
6

4
2

7
7
7
7
7
7
* Bài 2:
- GV ghi đề bài tập dòng 1 lên bảng và yêu cầu HS làm - HS làm bài.
bài vào tập .
* Lời giải:
7+0=7 1+6=7 3+4=7 2+5=7
* Bài 3:
- GV ghi đề bài dòng 1 lên bảng và yêu cầu HS làm bài - HS làm bài.
vào tập.
* Lời giải:
5+1+1=7 4+2+1=7 2+3+2=7
* GV chấm chữa bài cho HS.
* Bài 4:
(a). GV cho HS tự nêu bài toán và tự làm bài vào SGK. - HS làm bài vào SGK và đọc kết quả.
1 HS làm bảng lớp.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
- GV ghi kết quả lên bảng
4+2=6
(b). Tiến hành tương tự như bài (a)


3+3=6

III. Củng cố - Dặn dò:
- GV cho HS thi đua đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi - HS thi đua đọc thuộc bảng cộng trong phạm
7.
vi 7.
- Dặn HS về nhà làm bài vào Vở bài tập toán.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
Học vần
Bài 52: ong- ông
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được ong, ông, cái võng, dòng sông; từ và câu ứng dụng.
- Viết được ong, ông, cái võng, dòng sông.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Đá bóng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ ghép chữ Học vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt đông của Giáo viên
Hoạt đông của Học sinh
TIẾT 1
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV đính bảng ôn lên bảng, gọi nhiều HS đọc bảng - Nhiều HS đọc bảng ôn.
ông. GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
- Cho HS viết vần an, uôn, yên, thôn bản, con vượn vào - HS viết an, uôn, yên, thôn bản, con vượn
bảng con.
theo yêu cầu của GV vào bảng con.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
* Vần ong:

a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ong và nói: Đây là vần ong.
- HS quan sát.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần ong.
- HS phân tích vần ong gồm 2 âm ghép lại với
nhau, âm o đứng trước, âm ng đứng sau.
- GV yêu cầu HS ghép vần ong trong bộ học vần.
- HS ghép vần ong trong bộ chữ học vần.
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần o - ngờ - ong - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát
- ong. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
âm cá nhân, lớp.
- GV cho HS phân tích tiếng võngvà ghép tiếng võng - HS phân tích tiếng võng và ghép tiếng võng
bằng bộ học vần.
bằng bộ học vần.
- GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng võng. - HS quan sát.
- GV đánh vần mẫu vờ - ong – vong – ngã – võng. Gọi - HS đánh vần cá nhân, lớp.
HS đọc cá nhân, lớp.
- GV đưa tranh rút ra từ khóa cái võng, viết bảng, gọi - HS phân tích, ghép và đọc từ khóa cái võng
HS phân tích, ghép và đọc từ khóa: cái võng.
cá nhân, lớp.
* Vần ông: Tiến hành tương tự như dạy vần ong.
- GV cho HS so sánh vần ong và vần ông:
- HS so sánh:


+ Giống: đều kết thúc bằng âm ng.
+ Khác: vần ong bắt đầu bằng âm o, vần ông
bắt đầu bằng âm ô.
c). Hướng dẫn viết vần ong, ông, cái võng, dòng

sông:
- GV hướng dẫn HS viết ong, ông, cái võng, dòng sông - HS viết bảng con ong, ông, cái võng, dòng
vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng sông.
bút, khoảng cách giữa các âm.

3. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: con ong, vòng
tròn, cây thong, công viên.
- GV gọi HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, lớp.
- GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng.
TIẾT 2
4. Luyện tập:
a). Luyện đọc:
- Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc
mẫu câu ứng dụng.
Sóng nối sóng
Mãi không thôi
Sóng sóng sóng
Đến chân trời.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa
phát âm cho HS.
b). Luyện viết:
- HS luyện viết ong, ông, cái võng, dòng sông vào tập
viết 1.
c). Luyện nói:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói
Đá bong..
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Đá

bóng có lợi gì cho ta? Em thích môn thể thao nào?....GV
chú ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 53.
- Nhận xét tiết học.

- HS đánh vần, đọc trơn các tiếng ứng dụng
cá nhân, lớp.
- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh
sóng biển.
- HS lắng nghe.

- HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.
- HS luyện viết vào tập viết 1.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi thành câu.

- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- HS lắng nghe.


Thứ tư, ngày 12 tháng 11 năm 2014
TOÁN
Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 7.

- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Làm BT1, BT2, BT3( dòng 1), BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi đề các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV lần lượt gọi 3 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào - 3 làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con.
bảng con.
6+1=..
2+5=......
4+3=.....
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
IIDạy bài mới:
1. Hướng dẫn HS thực hành và ghi nhớ bảng trừ
trong phạm vi 7
a). Hướng dẫn HS thành lập công thức 7-1=6, 7-6=1:
- GV đưa mô hình, nêu bài toán: “Tất cả có 7 hình tam - HS nêu lại bài toán cá nhân, lớp.
giác, bớt đi 1 hình. Hỏi còn lại mấy hình tam giác?”.
Gọi HS nêu lại bài toán cá nhân, lớp.
-GV giới thiệu: “ 7 hình tam giác, bớt 1 hình còn 6 - HS lắng nghe.
hình”.
- GV yêu cầu HS lấy 7 que tính, bớt 1 que tính, vừa làm - HS thực hành trên que tính
vừa nói: “bảy bớt một còn sáu”.
- GV hỏi: 7 bớt 1 là 6. Vậy ta có phép tính gì?
- GV nhận xét và ghi bảng 7 – 1 = 6 Gọi HS đọc cá - HS trả lời: Ta có phép tính 7 – 1 = 6.
nhân, lớp.
- GV hướng dẫn tương tự cho HS thành lập công thức 76=1

b). Hướng dẫn HS học phép trừ 7-2, 7-5, 7-4, 7-3:Quy
trình làm tương tự như hướng dẫn 7-1=6
- Gọi HS lấy que tính vừa thực hành vừa nhắc lại.
c). Hướng dẫn HS thuộc bảng trừ trong phạm vi 7:
- GV gọi nhiều HS đọc bảng trừ trong phạm vi 7.
- GV xóa bảng từ từ, không theo thứ tự và cho HS đọc
thuộc bảng trừ. GV có thể nêu câu hỏi gợi ý để HS
thuộc bảng trừ.
- Gọi vài HS đọc thuộc bảng trừ trước lớp.
- HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 7 cá
nhân, lớp.
2. Thực hành:
* Bài 1:
- GV ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS làm bài vào - Vài HS thi đua đọc thuộc bảng trừ trước lớp.


tập.
* Bài 2:
- GV ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS làm bài vào - HS làm bài.
tập.
* Lời giải:
7
7
7
6
4
2
* Bài 3:
- GV ghi đề bài cột 1, 2 lên bảng và yêu cầu HS làm bài
vào tập.

- GV hướng dẫn HS cách làm: tính từ trái sang phải, làm
phép tính đầu tiên sau đó lấy kết quả tính phép tính tiếp
theo.
* GV chấm chữa bài cho HS.
* Bài 4:
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào sách giáo khoa và đọc
kết quả.
- GV ghi kết quả lên bảng
6-1=5
6-2=4
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV đặt câu hỏi liên quan nội dung bài học cho HS trả
lời:
7 - 1 =?
7 - 2 =?
7 - 3 =?
7 - 4 =?
7 - 5 =?
6 - 6 =?
- Dặn HS về nhà làm bài vào Vở bài tập toán.

7
-

7
-

6
-


5

1

7

1
3
5
2
- HS làm bài.
* Lời giải:
7-6=1
7-3=4
7-7=0
7-0=7

6

0

- HS làm bài.
* Lời giải:
7-3-2=2
7-4-2=1
7-5-1=1
7-4-3=0
-HS làm bài vào SGK và đọc kết quả.
- HS trả lời cá nhân:
7-1=6

7-2=5
7-3=4
7-4=3
7-5=2
7-6=1

Học vần
Bài 53: ăng- âng
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được ăng, âng, măng tre, nhà tầng; từ và câu ứng dụng.
- Viết được ăng, âng, măng tre, nhà tầng..
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ ghép chữ Học vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
TIẾT 1
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm - 3 HS đọc bài.
cho HS.


- Cho HS viết ong, ông, cái võng, dòng sông vào bảng - HS viết ong, ông, cái võng, dòng sông theo
con.
yêu cầu của GV vào bảng con.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:

* Vần ăng:
a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ăng và nói: Đây là vần ăng.
- HS quan sát.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần ăng.
- HS phân tích vần ăng gồm 2 âm ghép lại với
nhau, âm ă đứng trước, âm ng đứng sau.
- GV yêu cầu HS ghép vần ăng trong bộ học vần.
- HS ghép vần ăng trong bộ chữ học vần.
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần á – ngờ - ăng - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát
- ăng. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
âm cá nhân, lớp.
- GV cho HS phân tích tiếng măng và ghép tiếng măng - HS phân tích tiếng măng và ghép tiếng
bằng bộ học vần.
măng bằng bộ học vần.
- GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng - HS quan sát.
măng.
- GV đánh vần mẫu mờ - ăng – măng - măng. Gọi HS - HS đánh vần cá nhân, lớp.
đọc cá nhân, lớp.
- GV đưa tranh rút ra từ khóa măng tre, viết bảng, gọi - HS phân tích, ghép và đọc từ khóa măng tre
HS phân tích, ghép và đọc từ khóa: măng tre.
cá nhân, lớp.
* Vần âng: Tiến hành tương tự như dạy vần ăng.
- GV cho HS so sánh vần âng và vần ăng:
- HS so sánh:
+ Giống: đều kết thúc bằng âm ng.
+ Khác: vần ăng bắt đầu bằng âm ă, vần âng
bắt đầu bằng âm â.
c). Hướng dẫn viết vần ăng, âng, măng tre, nhà tầng:

- GV hướng dẫn HS viết ăng, âng, măng tre, nhà tầng - HS viết bảng con ăng, âng, măng tre, nhà
vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng tầng.
bút, khoảng cách giữa các âm.

3. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: rặng dừa, phẳng
lặng, vầng trăng, nâng niu.
- GV gọi HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, lớp.
- GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng.
TIẾT 2
4. Luyện tập:
a). Luyện đọc:
- Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp.

- HS đánh vần, đọc trơn các tiếng ứng dụng
cá nhân, lớp.
- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.


- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh
đêm khuya, trăng mọc sau rặng dừa.
- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc - HS lắng nghe.
mẫu câu ứng dụng.
Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ
bờ rì rào, rì rào.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa - HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.

phát âm cho HS.
b). Luyện viết:
- HS luyện viết ăng, âng, măng tre, nhà tầng vào tập viết - HS luyện viết vào tập viết 1.
1.
c). Luyện nói:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói - HS quan sát, lắng nghe.
Nói lời xin lỗi.
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Em có - HS trả lời câu hỏi thành câu.
vâng lời cha mẹ không?...GV chú ý chỉnh sửa cho HS
nói thành câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 54.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
Tự nhiên và xã hội
Bài 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
(GDBVMT - GDKNS)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình.
- GDBVMT: Biết được các công việc ở nhà là gì; sự cần thiết phải làm công việc
nhà như sắp xếp đồ dung cá nhân và trang trí góc học tập; ý thức tự giác làm các
công việc ở nhà và giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh.
- Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh ảnh minh họa cho bài tập trong Vở bài tập TNXH.
- Tranh minh họa cho trò chơi “ Sắp xếp công việc” (tranh gồm những việc như bé quét
nhà, mẹ nấu cơm, bác sĩ đang khám bệnh, bà đang trông em bé, cô giáo đang giảng bài,
ông đang tưới cây, chú thợ xây đang xây nhà, bác nông dân đang làm việc trên đồng)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt độngc ủa Học sinh
1. Khám phá:(Giới thiệu bài):
Hoạt động 1: Trò chơi “Sắp xếp công việc”.
* Mục tiêu: giúp HS biết các công việc có thể làm ở
nhà.
- GV chia lớp thành 2 đội, phát tranh minh họa các công - HS nhận tranh minh họa, phiếu thảo luận
việc cho 2 đội và hướng dẫn chơi trò chơi “Sắp xếp của đội và lắng nghe GV hướng dẫn thể lệ
công việc”: Sau khi có hiệu lệnh, 2 đội sẽ sắp xếp những chơi.


công việc nào có thể làm ở nhà, những công việc nào
không làm ở nhà vào 2 cột. Đội nào xong trước và đúng
thì thắng.
- Hai đội thi đua sắp xếp công việc.
- Hai đội thi đua
- Hai đội đính bài làm của đội lên bảng lớp, đại diện 2 Lời giải:
đội trình bày phần làm việc của đội.
+ Những công việc được làm ở nhà: bé quét
nhà, mẹ nấu cơm, ông đang tưới cây, bà đang
trông em bé.
+ Những công việc không làm ở nhà: chú
thợ xây đang xây nhà, bác nông dân đang
làm việc trên đồng, cô giáo đang giảng bài,
bác sĩ đang khám bệnh.
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV giới thiệu vào bài: “Ở nhà có rất nhiều công việc, - HS lắng nghe.
để giúp các em biết thêm những công việc khác thường
làm ở nhà, chúng ta sẽ học bài Công việc ở nhà”.

- GV ghi tựa bài lên bảng và gọi HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhắc lại tựa bài cá nhân: Công việc ở
nhà.
2. Kết nối: (Kiến thức mới)
a). Hoạt động 2: Quan sát hình và trả lời cá nhân
* Mục tiêu: biết được các công việc ở nhà sẽ giúp nhà
cửa gọn gàng, sạch sẽ hơn.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 28 nói về nội - HS quan sát hình và trả lời cá nhân:
dung của từng hình, lợi ích của mỗi công việc
+ H1: Bạn Nam đang lau bàn ghế giúp bàn
ghế được sạch sẽ.
+ H2: Bạn Nhi đang sắp xếp đồ chơi vào tủ
giúp bảo quản đồ chơi tốt và nhà cửa gọn
gàng.
+H3: Bạn Lan đang phụ mẹ gấp quần áo
giúp giữ quần áo không bị bẩn hoặc lạc mất.
- Đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận
trước lớp.
- GV lần lượt đính tranh lên bảng và gọi đại diện các
nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm trước lớp (mỗi
tranh 2 nhóm).
- GV nhận xét và chốt lại nội dung của từng hình và lợi - HS lắng nghe.
ích của mỗi công việc.
- GV kết luận: Những việc làm đó giúp cho nhà cửa
luôn sạch sẽ, gọn gàng.
b). Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi (kĩ năng giao
tiếp và kĩ năng hợp tác)
* Mục tiêu: HS có thể kể lại được những công việc ở
nhà của mỗi thành viên trong gia đình mình cho các
bạn nghe.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, kể cho nhau nghe - HS làm việc nhóm đôi theo yêu cầu của GV.


những công việc ở nhà của mọi người trong gia đình
như bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em và của bản thân mình.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi: kể tên những công việc ở - HS trả lời:
nhà của mọi người trong gia đình
+ Mẹ thường đi chợ, nấu cơm, tắm cho em,
dọn dẹp nhà cửa,…
+ Bố thường sửa những đồ dùng sinh hoạt bị
hư, phụ giúp mẹ chăm em,….
- GV gọi HS trả lời câu hỏi: những công việc ở nhà của - HS trả lời cá nhân: giúp mẹ trông em, quét
em
nhà, phụ mẹ dọn bàn ăn, dọn tủ đồ chơi, dọn
góc học tập, lau bàn ghế,…
- GV nhận xét câu trả lời của HS và hỏi:
- HS trả lời cá nhân:
+ Em thấy mọi người trong gia đình làm việc như thế + Có như mẹ đi chợ, nấu cơm, chăm em rất
có mệt không?
mệt,…
+ Em cảm thấy như thế nào khi đã giúp đỡ được bố mẹ + Cảm thấy rất vui và thấy là mình là người
những công việc nhỏ, vừa sức của mình như trông em, con ngoan biết phụ giúp bố mẹ.
quét nhà…?
- GV nhận xét và kết luận: Mọi người trong gia đình - HS lắng nghe.
đều phải tham gia làm việc nhà tùy theo sức của
mình. Như thế, nhà cửa vừa gọn gàng, sạch sẽ mà
vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau
giữa những người trong gia đình.
c). Hoạt động 4: Quan sát hình và trả lời cá nhân (Kĩ
năng tư duy phê phán)

* Mục tiêu: HS nêu rõ suy nghĩ của mình và có ý
thức giữ gìn nhà cửa luôn gọn gàng, sạch sẽ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 29 và cho biết:
- HS quan sát hình trang 29 và trả lời:
+ Em thích căn phòng nào? Vì sao?
+ Em thích căn phòng thứ hai vì nó gọn
gàng, sạch sẽ, mọi đồ dùng đều được sắp xếp
ngăn nắp.
+ Em không thích căn phòng nào? Vì sao?
+ Em không thích căn phòng thứ nhất vì nó
không gọn gàng, sạch sẽ, mọi đồ dùng không
được sắp xếp ngăn nắp.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GDBVMT:
GV nói: “Chúng ta, ai cũng muốn được sống trong một - HS trả lời: Phải biết phụ giúp bố mẹ dọn
môi trường sạch sẽ, gọn gàng, mọi thứ được sắp xếp dẹp nhà cửa, giúp bố mẹ dọn dẹp đồ dùng cá
ngăn nắp. Vậy để có được nơi như thế, các em phải làm nhân của mình, sắp xếp nơi ngủ và góc học
gì?”
tập của mình.
- GV kết luận: Như vậy, ngoài giờ học các em hãy phụ - HS lắng nghe.
giúp bố mẹ những công việc tùy theo sức của mình để
nhà cửa của chúng ta luôn gọn gàng, sạch sẽ và ngăn
nắp.
3. Thực hành:
- GV cho HS xem tranh một số cách sắp xếp và trang - HS xem tranh và lắng nghe yêu cầu của GV.
trí góc học tập đẹp và yêu cầu HS về nhà tập sắp xếp,


trang trí góc học tập của mình cho đẹp và gọn gàng.
4.Vận dụng:

- Gọi một vài HS nêu lại một số công việc ở nhà.
- Nhận xét tiết học.

- HS trả lời cá nhân.
- HS lắng nghe.

Thứ năm, ngày 13 tháng 11 năm 2014
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 7.
- Làm BT 1, BT2 (cột 1, 2), BT3 (cột 1, 3), BT4 (cột 1, 2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm - 4-5 HS đọc thuộc bảng cộng và bảng trừ
vi 7.
trong phạm vi 7.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
II. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu và ghi tựa bài lên
bảng.
III.Luyện tập:
* Bài 1:
- GV ghi đề bài tập lên bảng và yêu cầu HS làm bài - HS làm bài.
vào tập.
Lời giải:
7

2
4
7
7
7
+
+
3
5
3
1
0
5
4

7

7

* Bài 2:
- GV ghi đề bài tập cột 1, 2 lên bảng và yêu cầu HS làm - HS làm bài
bài vào tập.
Lời giải:
6+1=7
5+2=7
1+6=7
2+5=7
7-6=1
7-5=2
7-1=6

7-2=5
* Bài 3:
- GV ghi đề bài tập cột 1, 3 lên bảng, nêu yêu cầu bài - HS làm bài
tập và cho HS làm bài vào tập.
Lời giải:
2+5=7
7-6=1
7-3=4
7-4=3
4+3=7
7-0=7
* Bài 4:
- GV ghi đề bài tập cột 1, 2 lên bảng, nêu yêu cầu bài - HS làm bài

6

7

2


tập và cho HS làm bài vào tập.

Lời giải:
3+4=7
7-4<4

5+2>6
7-2=5


* GV sửa và chấm bài cho HS.
IV. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà làm vào Vở bài tập toán.
Học vần
Bài 54: ung- ưng
(GDMT)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được ung, ưng, bông súng, sừng hươu; từ và câu ứng dụng.
- Viết được ung, ưng, bông súng, sừng hươu.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo.
*GDMT:
- HS biết hoa súng là hoa như thế nào.
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ các loài hoa như hoa súng.
- Ý thức giữ gìn và yêu quý các loài hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ ghép chữ Học vần.
- Tranh minh họa từ và câu ứng dụng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
TIẾT 1
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm - 3 HS đọc bài.
cho HS.
- Cho HS viết ăng, âng, măng tre, nhà tầng vào bảng - HS viết ăng, âng, măng tre, nhà tầng theo
con.
yêu cầu của GV vào bảng con
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:

2. Dạy vần:
* Vần ung:
a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ung và nói: Đây là vần ung.
- HS quan sát.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần ung.
- HS phân tích vần ung gồm 2 âm ghép lại
với nhau, âm u đứng trước, âm ng đứng sau.
- GV yêu cầu HS ghép vần ung trong bộ học vần.
- HS ghép vần ung trong bộ chữ học vần.
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần u – ngờ - - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát
ung – ung. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
âm cá nhân, lớp.
- GV cho HS phân tích tiếng súngvà ghép tiếng - HS phân tích tiếng súng và ghép tiếng súng
súngbằng bộ học vần.
bằng bộ học vần.
- GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng súng. - HS quan sát.


- GV đánh vần mẫu sờ - ung – sung – sắc – súng súng. Gọi HS đọc cá nhân, lớp.
- GV đưa tranh rút ra từ khóa bông súng, viết bảng, gọi
HS phân tích, ghép và đọc từ khóa: bông súng.
*GDMT:
+ Bông súng có màu gì? Bông súng sống ở đâu?

- HS đánh vần cá nhân, lớp.
- HS phân tích và đọc từ khóa bông súng cá
nhân, lớp.


+ Bông súng có màu tím, màu hồng. Bông
súng sống ở trong ao, hồ.
+ Bông súng dùng để làm gì?
+ Bông súng để trang trí.
+ Để bảo vệ các loài hoa có ích như hoa súng, em phải + Không hái hoa, bẻ cành, tưới nước hằng
làm gì?
ngày.
- GV kết luận: hoa súng và các loài hoa khác như hoa - HS lắng nghe.
hồng, hoa sen...dùng để trang trí, ướp trà. Vì vậy,
chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ, không hái hoa bẻ
cành.
* Vần ưng: Tiến hành tương tự như dạy vần ung.
- GV cho HS so sánh vần ung và vần ưng:
- HS so sánh:
+ Giống: đều kết thúc bằng âm ng
+ Khác: vần ung bắt đầu bằng âm u, vần ưng
bắt đầu bằng âm ư.
c). Hướng dẫn viết vần ung, ưng, bông súng, sừng
hươu:
- GV hướng dẫn HS viết ung, ưng, bông súng, sừng - HS viết bảng con ưng, ưng, bông súng, sừng
hươu vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm hươu.
dừng bút, khoảng cách giữa các âm.

3. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: cây sung, trung
thu, củ gừng, vui mừng.
- GV gọi HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, lớp.
- GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng.
TIẾT 2
4. Luyện tập:

a). Luyện đọc:
- Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

- HS đánh vần, đọc trơn các tiếng ứng dụng
cá nhân, lớp.
- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh
mặt trời, mưa, sấm sét.
- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc - HS lắng nghe.
mẫu câu ứng dụng.
Không sơn mà đỏ
Không gõ mà kêu
Không khều mà rụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa - HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.


phát âm cho HS.
b). Luyện viết:
- HS luyện viết ung, ưng, bông súng, sừng hươu vào tập
viết 1.
c). Luyện nói:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói
Rừng, thung lũng, suối, đèo.
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Rừng
có những gì? Thung lũng là vùng đất như thế nào?....GV
chú ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố - Dặn dò:

- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 55.
- Nhận xét tiết học.

- HS luyện viết vào tập viết 1.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi thành câu.

- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- HS lắng nghe.

THỦ CÔNG
Bài: CÁC QUY ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH
I.MỤC TIÊU:
- Biết các kí hiệu, quy ước về gấp giấy.
- Bước đầu gấp được giấy theo kí hiệu, quy ước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Mẫu vẽ những kí hiệu quy ước về gấp hình phóng to.
2. HS:- Giấy nháp trắng.
- Bút chì.
- Vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. Giới thiêu chương mới:
- GV giới thiệu: Chúng ta đã được học kĩ thuật xé và - HS lắng nghe.
dán hình. Hôm nay, chúng ta sẽ được học một kĩ thuật
mới. Đó là kĩ thuật gấp giấy và gấp hình. Bài học hôm
nay, cô sẽ hướng dẫn các em các quy ước cơ bản về gấp
giấy và gấp hình.

- GV ghi tựa bài: Các quy ước cơ bản về gấp giấy và - HS lần lượt nhắc lại tựa bài.
gấp hình. Gọi HS lần lượt nhắc lại tựa bài.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu các kí hiệu:
a). Kí hiệu đường giữa hình:
- GV đính giấy hình minh họa kí hiệu đường giữa hình - HS quan sát.
lên bảng và giới thiệu cho HS biết: “Đây là kí hiệu
đường giữa hình. Kí hiệu đường giữa hình là đường có
nét gạch, chấm”. Lưu ý, GV vừa nói vừa chỉ vào hình
minh họa.


- Hỏi: “Kí hiệu đường giữa hình là đường như thế - HS trả lời: Kí hiệu đường giữa hình là
nào?”
đường có nét gạch, chấm.
b). Kí hiệu đường dấu gấp:
- GV đính giấy hình minh họa kí hiệu đường dấu gấp - HS quan sát.
lên bảng và giới thiệu cho HS biết: “Đây là kí hiệu
đường dấu gấp. Kí hiệu đường dấu gấp là đường có nét
đứt”. Lưu ý, GV vừa nói vừa chỉ vào hình minh họa.

- Hỏi: “Kí hiệu đường dấu gấp là đường như thế nào?”

- HS trả lời: Kí hiệu đường dấu gấp là đường
có nét đứt.

c). Kí hiệu đường dấu gấp vào:
- GV đính giấy hình minh họa kí hiệu đường dấu gấp - HS quan sát.
vào lên bảng và giới thiệu cho HS biết: “Đây là kí hiệu
đường dấu gấp vào. Kí hiệu đường dấu gấp là trên

đường dấu gấp vào có mũi tên chỉ hướng gấp vào”. Lưu
ý, GV vừa nói vừa chỉ vào hình minh họa.

- Hỏi: “Kí hiệu đường dấu gấp vào là đường như thế - HS trả lời: Kí hiệu đường dấu gấp vào là
nào?”
trên đường dấu gấp vào có mũi tên chỉ hướng
gấp vào.
d). Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau:
- GV đính giấy hình minh họa kí hiệu đường dấu gấp - HS quan sát.
ngược ra phía sau lên bảng và giới thiệu cho HS biết:
“Đây là kí hiệu đường dấu gấp ngược ra phía sau. Kí
hiệu đường dấu gấp ngược ra phía sau là đường dấu
gấp có mũi tên cong chỉ hướng gấp ngược ra phía sau”.
Lưu ý, GV vừa nói vừa chỉ vào hình minh họa.


- Hỏi: “Kí hiệu đường dấu gấp ngược ra phía sau là - HS trả lời: Kí hiệu đường dấu gấp ngược ra
đường như thế nào?”
phía sau là đường dấu gấp có mũi tên cong
chỉ hướng gấp ngược ra phía sau
- GV chỉ hình minh họa và nói lại các kí hiệu về về gấp
giấy cho HS nhớ. Yêu cầu HS nói lại các kí hiệu theo cá
nhân.
2. HS thực hành:
- GV yêu cầu HS vẽ các kí hiệu gấp giấy lên tờ giấy - HS lần lượt vẽ các kí hiệu ra giấy nháp theo
nháp. Lần lượt là kí hiệu đường giữa hình, kí hiệu yêu cầu của GV.
đường dấu gấp, kí hiệu đường dấu gấp vào, kí hiệu
đường dấu gấp ngược ra phía sau. Lưu ý, sau mỗi kí
hiệu, GV nhận xét bài của HS.
- Yêu cầu HS vẽ vào Vở thủ công.

- HS vẽ các kí hiệu vào Vở thủ công.
III. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét mức độ hiểu biết và tiếp thu của HS; kết - HS lắng nghe.
quả học tập của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị giấy có kẻ ô, giấy màu để tiết sau
học bài “Gấp các đoạn thẳng cách đều”.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 11 năm 2014
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng và biết làm tính cộng trong phạm vi 8.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Làm BT1, BT2 (cột 1, 3, 4), BT3 (dòng 1), BT4 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ học Toán, các mô hình phù hợp với nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
-GV lần lượt gọi 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào - HS làm bài:
bảng con.
2+5=7 7- 0= 7
2+....=7
7-....=7
-Viết phép tính thích hợp:
1 HS nêu phép tính bằng miệng.
Cho HS quan sát hình vẽ và nêu phép tính.
5+2 =7
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.



II. Dạy bài mới:
1. Hướng dẫn HS thực hành và ghi nhớ bảng cộng
trong phạm vi 8:
a). Hướng dẫn HS thành lập phép cộng 7+1, 1+7:
- GV đưa hình ảnh trên màn chiếu, nêu bài toán: Có 7
hình vuông xanh, thêm 1 hình vuông đen. Hỏi có tất cả
mấy hình vuông?
- GV gọi HS nêu lại bài toán cá nhân, lớp.
- GV hỏi: Có tất cả mấy hình vuông?
- GV nói: 7 thêm 1 là 8.
- GV y/c HS lấy 7 que tính, sau đó lấy thêm 1 que tính,
vừa làm vừa nói: 7 thêm 1 là 8
- GV hỏi: 7 thêm 1 là 8. Vậy ta có phép tính gì?
- GV nhận xét và ghi bảng 7 + 1 = 8. Gọi HS đọc cá
nhân, lớp.
- GV cho HS ghép phép tính 7+1=8.
- GV hướng dẫn tương tự phép tính cộng 1 + 7.
- GV hỏi: “ 7 + 1 và 1 + 7 có điểm gì giống nhau?”
- GV nói: 7 + 1 bằng 1 + 7. Gọi HS nhắc lại.
b). Hướng dẫn HS học phép 5+3, 3+5, 6+2, 2+6, 4+4:
Quy trình tương tự như hướng dẫn 7+1, 1+7.
c). Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong
phạm vi 8
- GV cho HS đọc lại bảng cộng nhiều lần.
- GV xóa bảng từ từ không theo thứ tự và hỏi:
+ “7+1 bằng mấy?”
+ “5 cộng mấy bằng 8?”.
+ “8 bằng 2 cộng với mấy?”.

+………
2. Thực hành:
* Bài 1:
- GV ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS làm bài vào
bảng con. 3 HS lần lượt làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, sửa bài cho HS.

- HS quan sát, lắng nghe.
- HS nêu lại bài toán cá nhân, lớp.
- HS trả lời: Có tất cả 8 hình vuông.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành trên que tính và nói: 7 thêm 1
là 8.
- HS trả lời: ta có phép tính 7 + 1 = 8.
- HS đọc: 7 + 1 = 8 cá nhân, lớp.

- HS trả lời: đều có kết quả là 8.
- HS nhắc lại theo yêu cầu của GV.

- HS vừa làm vừa nhắc lại toàn bộ bảng cộng.
- HS trả lời:
+ 7+1 bằng 8
+5 cộng 3 bằng 8.
+8 bằng 2 cộng 6.
+……
- HS làm bài vào tập. 3 HS làm bảng lớp.
* Lời giải:
5
1
5

4
2
3
+
+
+
+
+
+
3
7
2
4
6
4
8

8

7

* Bài 2:
- GV ghi đề bài tập cột 1, 3, 4 lên bảng và yêu cầu HS - HS làm bài.
làm bài vào SGK.
* Lời giải:
1+7=8 3+5=8
7+1=8 5+3=8
7-3=4
6-3=3
* Bài 3:


8

4+4=8
8+0=8
0+2=2

8

8


- GV ghi đề bài dòng 1 lên bảng và yêu cầu HS tính - HS làm bài.
nhanh bằng miệng.
* Lời giải:
1+2+5=8
3+2+2=7
* Bài 4:
(a). GV cho HS tự nêu bài toán và tự làm bài vào SGK. - HS làm bài vào SGK và đọc kết quả.
1 HS làm bảng lớp.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
- GV ghi kết quả lên bảng
6+2=8
III. Củng cố - Dặn dò:
- GV cho HS đọc bảng cộng trong phạm vi 8.
- HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.
- Dặn HS về nhà làm bài vào Vở bài tập toán.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
TẬP VIẾT

Bài: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng các chữ nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây kiểu chữ viết thường,
cỡ vừa theo vở Tập viết 1.
- HS khá, giỏi: viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết các từ: chú cừu, rau non, thợ hàn, dặn dò - HS viết bảng con.
vào bảng con.
- Nhận xét, ghi điểm
II. Dạy bài mới:
- GV hướng dẫn viết các từ nền nhà, nhà in, cá biển, - HS quan sát.
yên ngựa, cuộn dây
- GV lần lượt viết bảng hướng dẫn HS cách viết các từ.
Chú ý HS về cỡ chữ, nét nối giữa các chữ, vị trí dấu
thanh.
- Yêu cầu HS phân tích độ cao của các con chữ.
- HS trả lời:
+ Các chữ nào cao 5 ô li?
+ Các chữ được viết cao 5 ô li là: h, b, y, g
+ Các chữ nào cao 4 ô li?
+ Các chữ cao 4 ô li là chữ d.
+ Các chữ nào cao 2 ô li?
+ Các chữ còn lại cao 2 ô li.
+ Mỗi từ có mấy tiếng? Khoảng cách giữa các tiếng + Mỗi từ có 2 tiếng. Mỗi tiếng cách nhau
như thế nào?
bằng 1 ô li nhỏ.
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?

+ Khoảng cách giữa các con chữ bằng 1 chữ
o nhỏ.
- GV nhận xét và nhắc lại các kết luận.
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ nền nhà, nhà in, cá - HS viết bảng con.
biển, yên ngựa, cuộn dây


- Yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập 1. GV nhắc - HS viết vào vở Tập viết 1, tập 1.
nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV chú ý giúp đỡ một số HS chưa viết được.
* GV chấm tập, nhận xét một vài bài của HS.
TẬP VIẾT
Bài: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng các chữ con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng kiểu chữ viết
thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1.
- HS khá, giỏi: viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giá viên
Hoạt động của Học sinh
I. Giới thiệu bài:
II. Dạy bài mới:
- GV hướng dẫn viết các từ con ong, cây thông, vầng - HS quan sát.
trăng, cây sung, củ gừng
- GV lần lượt viết bảng hướng dẫn HS cách viết các từ.
Chú ý HS về cỡ chữ, nét nối giữa các chữ, vị trí dấu
thanh.
- Yêu cầu HS phân tích độ cao của các con chữ.
+ Các chữ nào cao 5 ô li?

- HS trả lời:
+ Các chữ được viết cao 5 ô li là chữ h, g.
+ Các chữ nào cao 3 ô li?
+ Các chữ cao 3 ô li là chữ t.
+ Các chữ còn lại cao 2 ô li.
+ Các chữ nào cao 2 ô li?
+ Mỗi từ có 2 tiếng. Mỗi tiếng cách nhau
bằng 1 ô li nhỏ.
+ Mỗi từ có mấy tiếng? Khoảng cách giữa các tiếng + Khoảng cách giữa các con chữ bằng 1 chữ
như thế nào?
o nhỏ.
- HS lắng nghe
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- HS viết bảng con.


- GV nhận xét và nhắc lại các kết luận.
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ con ong, cây thông, - HS viết vào vở Tập viết 1, tập 1.
vầng trăng, cây sung, củ gừng

- Yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập 1. GV nhắc
nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV chú ý giúp đỡ một số HS chưa viết được.
* GV chấm tập, nhận xét một vài bài của HS.
Thực hành kĩ năng sống
Bài 7: GIỮ GÌN ĐÔI MẮT SÁNG (Tiết 1)
I.Mục tiêu
- Hiểu được vai trò quan trọng của đôi mắt
- Giữ đôi mắt sáng, khỏe
- Yêu quý đôi mắt

II. Phương tiện dạy học
- Sách thực hành kĩ năng sống lớp 1
- Tranh ảnh về đôi mắt
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
1.Khám phá
GV hỏi: Đôi nắt giúp các em như thế nào?
GV nhận xét và giới thiệu bài
2.Kết nối
Tầm quan trọng của đôi mắt
Hoạt động 1: Đôi mắt soi đường
Nghe thầy (cô) kể chuyện “Tìm đường về nhà”
HS thảo luận: Đôi mắt giúp em trong việc di đường như
thế nào?
- GV nhận xét
GV hỏi: Bộ phận nào giúp Bi thấy đường đi?
 Tay

Hoạt động của học sinh
- HS lắng nghe và trả lời

- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi
- HS trả lời và nhận xét
- HS trả lời


 Miệng
 Tai
 Mũi
 Mắt

 Chân
GV chốt: Đôi mắt giúp em soi đường
Hoạt động 2: Đôi mắt quan sát
GV cho HS chơi trò chơi: Tìm điểm khác biệt giữa hai
bức tranh
GV hỏi:
- Vì sao em tìm thấy điểm khác biệt giũa hai bức tranh?
- Nhờ đôi mắt, em quan sát được những gì quanh mình?
- GV nhận xét
GV chốt ý: đôi mắt giúp em quan sát những gì diễn ra
quanh em:
- Quan sát cách qua đường
- Quan sát cách chăm sóc em bé của mẹ
- Quan sát cách ăn uống
- Quan sát cách rửa bát
- Quan sát cách sắp xếp đồ đạc
- Quan sát cách gấp quần áo
Hoạt động 3: Đôi mắt khám phá
GV hỏi: Nhờ đôi mắt, em đã khám phá ra điều gì ở xung
quanh?
- GV nhận xét
GV chốt ý: Đôi mắt giúp em khám phá rất nhiều điều
mới mẻ về thế giới
3.Thực hành
Cách bảo vệ đôi mắt
Hoạt động 4: Khi học bài
GV hỏi: Cách học bài nào không tốt cho mắt ?
 Nhìn quá gần vào sách vở
 Nhìn khoảng cách vừa phải
 Học trong bóng tối

 Học ở nơi có ánh sáng đầy đủ
GV hỏi: Cách nào giúp bào vệ mắt?
 Nhắm mắt thư giãn sau tiết học
 Đánh răng rửa mặt hằng ngày
 Chọn nơi đủ ánh sáng để học
 Rửa mắt thường xuyên
 Chọn khoảng cách nhìn phù hợp
 Đi học đúng giờ
 Tập thể dục buổi sáng
 Nghe nhạc không lời
GV chốt ý: Khi học bài , em cần quan tâm chăm sóc mắt

- HS quan sát và trả lời
- HS thảo luận nhóm 3 và trả lời
- HS khác nhận xét

- HS quan sát tranh và hoàn thành phần bài
tập

- HS trả lời

- HS trả lời


của mình bằng cách:
- Nhắm mắt nghỉ sau mỗi giờ học
- Đọc sách vở trong khoảng nhìn phù hợp
Hoạt động 5: Khi chơi
GV hỏi: Khi chơi, mắt có thể gặp những nguy hiểm
nào?

 Bụi bay vào mắt
 Ánh mặt trời quá gắt
 Vật va vào mắt
GV hỏi: Khi bị bụi, vật cứng hoặc côn trùng vào mắt thì
em làm gì?
 Dụi mạnh
 Chớp mắt liên tục
 Nhờ sự hỗ trợ
GV chốt ý: để bảo vệ đôi mắt khi chơi đùa, em cần cẩn
thận với: côn trùng, bụi, vật cứng.
- Khi bị bụi, vật cứng hoặc côn trùng vào mắt, em cần
chớp mắt liên tục, nhắm mắt lại và nhờ sự giúp đỡ của
người lớn.
4.Vận dụng
Chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS lắng nghe

SINH HOẠT LỚP
CHỦ ĐIỂM: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. MỤC TIÊU:
- Giúp cho HS biết được công lao to lớn của thầy, cô giáo, xác định được trách nhiệm của
bản thân người HS.
- Có thái độ biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.
-Rèn kỹ năng ứng xử có văn hóa với thầy cô giáo.
- Kiểm điểm lại các hoạt động về học tập, chuyên cần của HS trong tuần qua..

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Công việc chuẩn bị : Chuẩn bị câu hỏi, bài hát về ngày 20.11
2. Thời gian tiến hành:Thứ sáu, ngày 14 tháng 11 năm 2014
3. Địa điểm: Tại phòng học lớp 1A5
4. Nội dung hoạt động: Kiểm điểm lại tình hình của lớp trong tuần, tiếp tục triển
khai chủ điểm của tháng.
5. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần 13.
- HS lắng nghe
+ Về học tập: nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt các
bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những HS có sự - Những em bị nhắc nhở đứng lên trước
tiến bộ trong học tập.
lớp và hứa lần sau không tái phạm.
+ Về chuyên cần: nhắc nhở HS còn đi học trễ.
+ Về nề nếp, trật tự: nhắc HS không xả rác, không vẽ bậy


lên tường, lên bàn, không phá hoa trang trí trong lớp học.
+ Nhắc những HS được viết bút mực phải chuẩn bị giấy
nháp, khăn lau, không được giũ bút xuống sàn, lên tường.
+ GV hướng dẫn HS cách bảo quản viết mực.
- GV rút ra những điểm đã làm được và những điểm chưa
làm được trong tuần qua. Tuyên dương những HS thực hiện
tốt nhiệm vụ học tập, nhắc nhở những HS chưa thực hiện
tốt.
- Triển khai chủ điểm của tháng: « Tôn sư trọng đạo »: đây
là tháng thể hiện lòng biết ơn của HS đối với thầy cô giáo,
là HS các em cần cố gắng học tập đạt nhiều điểm 10 để

chào mừng ngày 20.11.
- Ôn luyện cho HS thi kể chuyện theo sách.
- Tổ chức cho HS thi tìm hiểu về ngày 20.11: chia lớp thành
4 đội :
Mỗi đội trả lời 1 câu hỏi ngẫu nhiên:
+ Ngày 20.11 là ngày gì?
+Thầy cô giáo làm việc gì?
+Để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, học sinh
phải làm gì?
+Khi gặp thầy cô giáo các em phải làm gì?
Sau khi trả lời câu hỏi: các đội sẽ thi nhau kể tên các thầy
cô giáo trong trường. Đội nào trả lời đúng nhiều tên thầy cô
giáo là đội thắng cuộc.
* Sau 2 lượt chơi, GV tổng kết điểm và tuyên dương đội
thắng cuộc.
- Sinh hoạt văn nghệ: cho HS nghe bài hát” Bụi phấn”.
- Thông qua trò chơi và bài hát GV giáo dục tư tưởng tôn
sư trọng đạo cho HS.
Người soạn

Hoàng Thị Lệ Trinh

- Lắng nghe.
- Cả lớp vỗ tay khen các bạn thực hiện tốt.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- Các đội thi.

- Nghe bài hát.


Soạn xong tuần 13
Khối trưởng kí duyệt
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Nguyễn Thị Thanh Tuyết


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×