Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sử Dụng Các Bài Giảng Điện Tử Có Kèm Các File Video Clip Trong Dạy Học Để Nâng Cao Kết Quả Khám Phá Đời Sống Sinh Hoạt Của Một Số Con Vật Cho Trẻ 5 Tuổi Trường Mẫu Giáo 2/4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.26 KB, 17 trang )

ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG CÁC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CÓ KÈM CÁC FILE VIDEO CLIP
TRONG DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ KHÁM PHÁ ĐỜI SỐNG SINH
HOẠT CỦA MỘT SỐ CON VẬT CHO TRẺ 5 TUỔI TRƯỜNG MẪU GIÁO 2/4
Người thực hiện : Đào Thị Minh Châm (Chuyên viên Phòng GD&ĐT Cam Ranh)

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới về phương pháp dạy
học. Trường Mẫu giáo 2/4 cũng như các trường học khác luôn quan tâm đến việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động dạy trẻ trong đó có hoạt động
Khám phá Khoa học. Vì các nội dung giúp trẻ khám phá Khoa học ở Mầm non nói
chung và lớp 5 tuổi nói riêng có rất nhiều vấn đề trừu tượng, tư duy của trẻ là trực
quan hình ảnh nên những gì đem đến cho trẻ không thể chỉ nói bằng lời mà phải qua
các hình ảnh sinh động minh họa mới giúp trẻ khám phá đối tượng.
Để hỗ trợ cho việc tổ chức các nội dung thuộc chủ đề Động vật dạy trẻ, các
trường Mầm non cũng tìm kiếm khá nhiều hình ảnh minh họa, nhiều giáo viên tâm
huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như tranh, ảnh, mô
hình, làm các con thú từ vật liệu mở... Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát, kèm theo lời
mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho trẻ nắm được nội dung bài dạy. Tuy nhiên,
đối với những nội dung khó, ví dụ khi cho trẻ tìm hiểu về cách kiếm mồi, cách di
chuyển, cách trú ẩn của các con vật mà giáo viên chỉ dùng lời nói và các hình ảnh
tĩnh để minh họa thì trẻ vẫn rất khó hình dung, việc tiếp nhận của trẻ vẫn hạn chế.
Nhiều trẻ có thể nói răm rắp theo cô mà không hiểu được bản chất của các sự vật,
hiện tượng, kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt.
Giải pháp của tôi là sử dụng một số bài giảng điện tử có kèm theo các file
Video Clip có nội dung phù hợp để tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá về chủ
đề Động vật thay vì chỉ sử dụng các hình ảnh tĩnh trong những tấm Card có sẵn và
coi đó là nguồn cung cấp thông tin giúp trẻ tìm hiểu tốt nhất về chủ đề này.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai 5 tuổi trường Mẫu
giáo 2/4. Lớp Lớn B là thực nghiệm và lớp Lớn A là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm
được thực hiện giải pháp thay thế khi giáo viên bắt đầu tổ chức cho trẻ khám phá chủ


đề Động vật. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kiến thức và kỹ
năng cho trẻ lớp thực nghiệm: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học khảo sát cao hơn
so với lớp đối chứng. Kết quả kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm qua phép kiểm
1


chứng Khi bình phương (Chi – square test) cho thấy p < 0,01 có nghĩa là có sự khác
biệt lớn giữa kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh
rằng sử dụng các file Video Clip trong dạy học làm nâng cao kết quả trên trẻ khi tổ
chức cho trẻ khám phá chủ đề Động vật cho trẻ lớp 5 tuổi trường Mẫu giáo 2/4.
GIỚI THIỆU
Trong tư liệu dạy học ở trường Mầm non, các hình ảnh phục vụ cho chủ đề
Động vật chỉ là những hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ, màu sắc không rõ ràng lắm, kém
sinh động. Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra
những hình màu 3D rực rỡ, sinh động, kèm theo âm thanh ngộ nghĩnh, con vật có thể
chạy nhảy, ăn uống, chăm sóc, âu yếm nhau... góp phần nâng cao chất lượng công
cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và rất phù hợp với trẻ ở trường Mầm
non.
Tại trường Mẫu giáo 2/4, hầu hết giáo viên chỉ sử dụng máy tính để soạn giáo
án. Số giáo viên biết sử dụng phầm mềm PowerPoint là 10/24 người, nhưng chủ yếu
mới dừng lại ở việc biết trình chiếu các hình ảnh tĩnh chứ chưa biết khai thác các
hình ảnh động, các Video Clip phục vụ cho bài học.
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử
dụng các hình ảnh có sẵn trong bộ tranh tìm hiểu MTXQ gắn lên bảng cho trẻ quan
sát. Họ đã cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt trẻ tìm hiểu vấn đề, trẻ
tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết
quả là trẻ nêu được những câu trả lời nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng,
kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các bài giảng
điện tử có kèm các file Video Clip thay cho các tranh ảnh và khai thác nó như một

nguồn dẫn đến kiến thức.
Giải pháp thay thế: Đưa các bài giảng điện tử có kèm các file Video Clip
miêu tả cách di chuyển của một số con vật, các Video Clip mô tả cách kiếm ăn, cách
chăm sóc lẫn nhau của các con vật... Giáo viên trình chiếu hình ảnh cho trẻ quan sát,
nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp trẻ phát hiện và nêu nhận xét của mình.
Đổi mới PPDH trong đó có ứng dụng CNTT trong dạy học, đã có nhiều đề tài,
tài liệu viết về vấn đề này song chủ yếu là bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong
dạy học nói chung mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc sử dụng các bài
giảng điện tử có kèm các file Video Clip trong dạy học.
Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc
đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng bài giảng điện tử có kèm các file Video Clip
2


hỗ trợ cho giáo viên Mầm non khi tổ chức cho trẻ khám phá các đề tài mang tính trừu
tượng như các nội dung về chủ đề Động vật. Qua nguồn cung cấp thông tin sinh động
đó, trẻ tự khám phá ra kiến thức khoa học. Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào
khoa học, say mê tìm hiểu khoa học cùng các ứng dụng của nó trong đời sống.
Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng các bài giảng điện tử có kèm các file Video Clip
vào tổ chức các hoạt động có nội dung về đời sống sinh hoạt của một số con vật
thuộc chủ đề Động vật có nâng cao kết quả của trẻ 5 tuổi không?
Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng các bài giảng điện tử có kèm các file Video Clip
trong dạy học sẽ nâng cao kết quả các nội dung về đời sống sinh hoạt của một số con
vật thuộc chủ đề Động vật cho trẻ 5 tuổi trường Mẫu giáo 2/4.
PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn trường Mẫu giáo 2/4 vì trường có những điều kiện thuận lợi cho
việc nghiên cứu ứng dụng và đây cũng là trường mà tôi từng công tác.
* Giáo viên:
Các cô giáo giảng dạy hai lớp Lớn có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau

và đều là giáo viên giỏi cấp Thành phố trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách
nhiệm cao trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Phạm Thị Châu Loan và cô Đinh Thị Loan – Giáo viên dạy lớp Lớn B (Lớp
thực nghiệm)
2. Lê Thị Nhi và cô Nguyễn Thị Khánh Ly – Giáo viên dạy lớp Lớn A (Lớp
đối chứng)
* Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều cùng một độ tuổi có nhiều điểm
tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, nơi sinh sống. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và nơi sinh sống của lớp Lớn trường Mẫu giáo 2/4.

Số HS các nhóm
Tổng số
Nam
Nữ

Nơi sinh sống
Phường.Cam Lộc
Khác Phường

Lớp Lớn B

35

15

20

31


4

Lớp Lớn A

35

16

19

30

5

Về ý thức học tập, tất cả trẻ ở hai lớp này đều tích cực, chủ động và thích
khám phá.
3


Về kết quả đánh giá chất lượng cuối năm của năm học trước, hai lớp có chất
lượng chăm sóc, giáo dục tương đương nhau và đều là lớp Xuất Sắc.
Thiết kế
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp Lớn B là nhóm thực nghiệm và Lớn A là nhóm
đối chứng. Tôi cùng giáo viên trong lớp kiểm tra trước tác động (Kiểm tra chéo) và
sử dụng phép kiểm chứng Khi bình phương (Chi – square test) để kiểm chứng sự
chênh lệch của 2 nhóm trước khi tác động.
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu

Lớp


Kiểm tra
Trước tác động

Lớn B
Thực nghiệm

01

Lớn A
Đối chứng

02

Tác động

Kiểm tra sau
tác động

Sử dụng bài giảng có
kèm các file Video Clip
Không sử dụng bài
giảng có kèm các file
Video Clip

03
04

Kết quả:
Bảng 3: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương (CHI SQUARE)


Ta nhận thấy:
P=0,8900301 > 0,001, từ đó kết luận: Tương quan không có ý nghĩa (các dữ liệu có
khả năng xảy ra ngẫu nhiên), chứng tỏ hai nhóm được coi là tương đương.
4


c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Hai lớp Lớn B và Lớn A đều bắt đầu Chủ đề Động vật (4 tuần) cùng một thời điểm:
Từ ngày 1/3/2012 đến 31/3/2012. Cả 2 lớp đều có những Hoạt động tổ chức cho trẻ
Khám phá Khoa học như nhau trong thời gian trên.
- Cô Khánh Ly dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động không sử
dụng các bài giảng điện tử có kèm các file Video Clip, quy trình chuẩn bị bài như
bình thường. Bản thân tôi và Cô Châu Loan: Thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động có
sử dụng các bài giảng điện tử có kèm các file Video Clip để tổ chức cho trẻ Khám
phá Khoa học.
Ở lớp Thực nghiệm, tôi đã cùng 2 cô giáo trong lớp sưu tầm qua mạng Internet
những đoạn Video Clip phù hợp đưa vào giáo án điện tử để dạy cho trẻ. Trước khi
dạy bất kỳ một hoạt động nào chúng tôi đều biết chắc chắn trẻ của mình chưa có
nhiều kiến thức về chúng và sẽ rất thích thú với các hoạt động đó.
Vào đầu giờ học chúng tôi luôn tạo sự tò mò cho trẻ và kích thích trẻ hứng thú
đến hoạt động sắp diễn ra như trước hôm dạy trẻ khám phá về vòng đời của ếch, cô
Châu Loan lấy quả bong bóng thổi lên rồi dán 2 hình tròn 2 bên, xé những dải báo
gắn vào đầu ống thổi, trẻ cứ theo hỏi cô đang làm gì thế ? Cái gì vậy cô ?... cô Châu
Loan giải thích: “Cô đang làm con nòng nọc đó. Đố các con ai đã sinh ra ra những
chú nòng nọc con ?” thế là các cháu đều trả lời: “Nòng nọc mẹ sinh ra nòng nọc
con!”. Cô Châu Loan không giải thích gì mà bảo trẻ: “Không phải nòng nọc mẹ sinh
ra nòng nọc con đâu ! Nếu các con muốn biết ai sinh ra những chú nòng nọc con thì
ngày mai đi học cô sẽ cùng các con tìm hiểu nhé !” làm cho trẻ trong lớp đều tò mò,
háo hức mong đến ngày mai.

Trong giờ tổ chức từng hoạt động, chúng tôi luôn tạo không khí vui tươi hứng
khởi và thích khám phá cho trẻ. Chúng tôi đặt các câu hỏi và cho trẻ có thời gian trao
đổi, bàn bạc với nhau trong nhóm để tìm ra câu trả lời. Sau khi trẻ trả lời, chúng tôi
đưa ra đáp án nhưng không gải thích mà để trẻ xem nhứng đoạn Video Clip đó và tự
nêu ra kết luận, tự kiểm chứng với những gì mà bản thân mình vừa đưa ra.
Khi tổ chức các hoạt động, chúng tôi thường xuyên cho trẻ được vận động và
mô phỏng vận động của con vật nên trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia. Vào cuối
hoạt động thường có những bài tập để củng cố lại kiến thức kho trẻ nên trẻ năm vấn
đề rất rõ. Vào ngày hôm sau chúng tôi thường có những hoạt động nhỏ mọi lúc mọi
5


nơi giúp trẻ củng cố kiến thức, kỹ năng như: Tập làm hướng dẫn viên, tập làm người
dẫn chương trình để thuyết trình lại những hiểu biết của mình về các con vật, qua đó
không những rẻ có kỹ năng nói trước đám đông, tự tin mạnh dạn mà còn sử lý được
các tình huống đơn giản mà các bạn và cô giáo đặt ra và đặc biệt là vốn từ, cách sử
dụng câu trọn vẹn cũng được phát triển cho trẻ.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch theo chủ đề của giáo
viên ở 2 lớp trên và theo kế hoạch ngày để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày
Thứ Sáu
2/3/2012
Thứ Tư
6/3/2012
Thứ Ba
13/3/2012
Thứ Năm
22/3/2012


Hoạt động

Tên hoạt động

KPKH

Tìm hiểu sự đa dạng về nơi sống của một số động vật.

KPKH

Tìm hiểu vể quá trình sinh trưởng và phát triển của
ếch con.

KPKH

Bạn trốn ở đâu ? (cách ẩn mình của 1 số con vật)

KPKH

Tình mẫu tử của 1 số con vật em yêu

d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài đánh giá đầu chủ đề Động Vật, do Ban giám
hiệu nhà trường xây dựng cho tất các các lớp 5 tuổi trong trường.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi trẻ ở 2 lớp trên đã khám phá
xong chủ đề Động vật, do 2 giáo viên chính dạy lớp Lớn B, Lớn A và người nghiên
cứu đề tài tham gia thiết kế (xem phần phụ lục).
* Tiến hành kiểm tra và đánh giá
Sau khi tổ chức thực hiện xong các nội dung trên, tôi nhờ Bạn giám hiệu nhà trường

tiến hành kiểm tra trên trẻ (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
Sau đó tôi cùng 2 cô giáo dựa vào kết quả của Ban giám hiệu nhà trường để tiến
hành đánh giá trẻ.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

Bảng 5. Kiểm chứng để xác định kết quả sau khi tác động (CHI SQUARE)
6


Vì giá trị: P = 0,0005831 < 0,001 nên sự tương quan giữa thành phần nhóm và kết
quả là có ý nghĩa. Chứng tỏ kết quả của việc tức động trẻ nhóm thực nghiệm là có kết
quả cao hơn nhóm đối chứng và đáng tin cậy, dữ liệu không xảy ra ngẫu nhiên.

Bảng 6. Biểu đồ so sánh kết quả trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng

Dựa vào Kiểm chứng kết quả sau khi tác động (Bảng 5) và biểu đồ so sánh kết quả
(Bảng 6) đã Giả thuyết của đề tài :Sử dụng các bài giảng điện tử có kèm các file
Video Clip vào tổ chức các hoạt động có nội dung về đời sống sinh hoạt của một số

7


con vật thuộc chủ đề Động vật đã được kiểm chứng và kết quả của nhóm thực
nghiệm có được cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này sử dụng các bài giảng điện tử có các file Video Clip cho trẻ
khám phá khoa học ở Mầm non là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu
quả, người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế
giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết

thiết kế kế hoạch bài học hợp lí.
KẾT LUẬN VÀ khuyẾn NGHỊ
* Kết luận:
Việc sử dụng các bài giảng điện tử có kèm các file Video Clip vào tổ chức các
hoạt động có nội dung về đời sống sinh hoạt của một số con vật thuộc chủ đề Động
cho trẻ lớp Lớn ở trường Mẫu giáo 2/4 thay thế cho các hình ảnh tĩnh có trong đồ
dùng dạy học đã nâng cao kết quả trên trẻ.
* Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị
máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết nối... cho
các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên
giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT,
biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang
thiết bị dạy học hiện đại.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên Mầm non có thể ứng dụng đề tài này vào việc tổ
chức các hoạt động để tạo hứng thú và nâng cao kết quả trên trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mạng Internet: ; thuvientailieu.bachkim.com ; mamnon.com,
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; You Tube.com ....

8


MỘT SỐ PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
Kế hoạch Hoạt động:

Tìm hiểu về quá trình sinh trưởng, phát triển của ếch con.
I. Mục đích yêu cầu:


- Biết quá trình sinh trưởng và phát triển của con ếch
- Phát triển óc quan sát, phán đoán và khả năng chú ý cho trẻ.
- GD tình yêu thương với các con vật xung quanh trẻ.
II. Chuẩn bị:

- Rối tay hình con Nòng Nọc (làm từ quả bong bóng, găn thêm mắt, đuôi), rối
Vịt, Ngỗng, Tôm từ găng tay, vớ chân...
- Bài giảng điện tử có file Video về quá trình sinh trưởng và phát triển từ trứng
ếch sang nòng nọc sang ếch con rồi là ếch trưởng thành.
- Bài tập: Các hình ảnh mô tả vòng đời của ếch, các mũi tên bằng bìa, các thẻ
số từ 1 đến 10.
- Nhạc: “Chú ếch con”.
III. Tiến hành:

* Hoạt động 1: Nòng nọc con tìm mẹ.
- Tập trung trẻ ngồi cạnh cô, cô sử dụng
rối tay và kể cho trẻ nghe câu chuyện
“Nòng nọc con tìm mẹ”. Sau khi kể đến
đoạn các chú Nòng Nọc con đã bọc đủ 4
chân và nhảy lên bờ tìm mẹ thì dừng lại
cho trẻ đoán ai là mẹ của Nòng Nọc và
trò chuyện với trẻ về nội dung truyện.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vòng đời của ếch.
- Cô gợi cho trẻ nêu những hiểu biết của
mình về loài ếch.
- Cho trẻ quan sát trên bài giảng điện tử
hình ảnh Video Clips ở Slide 1: Ếch mẹ
đẻ trứng.
- Trò chuyện về những quả trứng của ếch:

(Nhiều, có nhân màu đen, trong suốt).


- Trình chiếu Slide 2: Đoạn Video Clip về trứng nở thành nòng nọc. Cho trẻ
quan sát con nòng nọc và nêu nhận xét của mình:
• Con có nhận xét gì về con nòng nọc ? đầu, mình, đuôi nó như thế nào ?
• Khi thấy nòng nọc bơi con thấy điều gì ?
- Slide 3: Nòng nọc mọc 2 chân sau rồi
mọc 2 chân trước và cuối cùng rụng
đuôi rồi nhảy lên bờ (có kèm file tiếng
kêu oạp oạp). Gợi ý cho trẻ nêu những
phát hiện như: 2 chân sau mọc trước,
mọc 2 chân trước, rụng đuôi...
Cho trẻ làm các động tác mô phòng chân
của ếch mọc ra,
- Slide 4: Ếch con trở thành ếch trưởng thành giống như ếch mẹ, có tiếng kêu và
cách bắt mồi như ếch mẹ. Cho trẻ nêu nhận xét của mình về ếch con và ếch mẹ,
khích lệ trẻ làm các động tác mô phỏng ếch nhảy tung tăng.
* Hoạt động 3: Ai nhanh hơn.
- Cho trẻ về ngồi thành các nhóm 4 – 5 trẻ, lấy bài tập thi đua chơi sắp xếp
những hình ảnh theo vòng đời của ếch và gắn số thứ tự tương ứng trên nền
nhạc bài hát “Chú ếch con”

10


Kế hoạch Hoạt động:

Bạn trốn ở đâu?
I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết được cách thức lẩn trốn của một số con vật vào môi trường để kiếm
mồi và để trú ẩn.
- Phát triển óc quan sát, phán đoán và thích khám phá.
- GD trẻ tình yêu đối với những con vật xung quanh.
II. Chuẩn bị:
- Video clip hình ảnh của một số con vật có màu sắc ẩn mình vào thiên nhiên
như: Bọ que, bọ lá, tắc kè, rồng biển...
- Nguyên vật liệu trang trí, giấy, bút…
III. Tiến Hành:
* Hoạt động 1: Chơi trốn tìm
- Cô cùng trẻ chơi trốn tìm: Yêu cầu trẻ tự tìm cho mình một chỗ trốn để bạn
khó tìm ra mình.
- Chơi 2 – 3 lần.
* Hoạt động 2: Những con vật trốn như thế
nào?
Gây sự chú ý cho trẻ: Các con vừa chơi trốn
tìm đẻ các bạn tìm không được mình, nhưng
các con có biết có nhiều loài động vật cũng
biết ẩn giấu mình không ?
- Cho trẻ kể những gì trẻ biết về những
con vật đó.
- Cho quan sát đoạn Clip về con tắc Kè
ẩn mình trong đám lá cây.
- Cho trẻ nêu nhận xét về con tắc Kè: Màu sắc, hình dạng,… chú ý khắc sâu
cho trẻ về đặc tính của con Tắc Kè (có
thể tự thay đổi màu sắc của cơ thể để ẩn
vào môi trường mà Tắc Kè sinh sống).
- Cho trẻ xem 1 đoạn phim khác về con
Tắc Kè đang ẩn thân mình bằng cách
thay đổi màu cơ thể giống hệt màu của

thân cây và trẻ nêu nhận xét của mình
qua hệ thống câu hỏi: Con có nhạn xét
11


gì về đoạn phim này ? Con thấy gì trong đoạn phim ? Con Tắc Kè này ra sao ?
Nó có gì đặc biệt ?...
- Cho trẻ xem 1 số đoạn Video Clip về các con vật khác, kích thích trẻ nêu
được nhận xét của mình về chúng như: Con bọ que, con bọ lá, rồng biển…
* Hoạt động 3: Những con vật giấu mình.
- Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh về 1 con vật.
- Yêu càu trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để trang trí vào bức tranh
nhằm làm cho màu của con vật hòa với màu sắc trẻ trang trí.
Kết thúc.

Một số tranh cho trẻ thực hành

Bé: ………………….. Lớp………

Cá Ngựa ẩn mình

12


Bé: ………………….. Lớp………

Tắc Kè ẩn mình

Bé: ………………….. Lớp………


Bọ Que ẩn mình

13


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Họ tên cháu:……………………….. Lớp:…………………..
Bài tập gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm:

1. Trong các con vật sau, con vật nào sống ở vùng Sa mạc ?
A. Chó Sói

B. Lạc Đà

C. Gấu Trắng

D. Hà Mã

2. Trong các con vật sau, con vật nào sống ở vùng băng tuyết ?
A. Chim cánh cụt

B. Đà Điểu

C. Gấu Trúc

D. Sư Tử

3. Trong các con vật sau, con vật nào có thể sống được ở dưới nước và trên bờ ?
A. Cá Chép


B. Lươn

C. Cá Heo

D. Ếch

4. Trong các loài chim sau, loài chim nào không biết bay ?
A. Chim Công

B. Chim Đà Điểu

C. Chim Bồ Câu

D. Chim Yến

C. Ếch

D. Ruồi

5. Con nòng nọc do con nào sinh ra ?
A. Cá

B. Tôm

6. Con ếch bắt mồi như thế nào ?
A. Mổ con mồi

B. Phóng lưỡi nuốt con mồi

C. Nhai con mồi


7. Con vật nào có thể thay đổi màu sắc lẫn vào môi trường (cây, cỏ…) ?
A. Chim Bồ Câu

B. Rắn Hổ Mang

C. Khỉ

D. Tắc Kè

8. Một số con vật thay đổi màu sắc cơ thể lẫn vào môi trường (cây, cỏ…) để làm gì ?
A. Để cho đẹp

B. Để kiếm mồi và ẩn nấp

C. Để ngủ

D. Để trốn

9. Khi mới sinh ra, Khỉ con được mẹ nuôi như thế nào ?
A. Ăn chuôi

B. Ăn rau

C. Ăn thịt

D. Bú sữa mẹ

10. Khi mới sinh ra, Kanguru con được mẹ chăm sóc như thế nào ?
A. Cho chạy theo mẹ


B. Mẹ cõng trên lưng

C. Ở trong túi mẹ

D. Ở trong hang

ĐÁP ÁN:

Câu 1
B

Câu 2
A

Câu 3
D

Câu 4
B

Câu 5
C

Câu 6
B

Câu 7
D


Câu 8
B

Câu 9
D

Câu10
C

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
14


Họ tên cháu:……………………….. Lớp:…………………..
Bài tập gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm:

1. Nhờ đâu mà Lạc Đà có thể sống ở Sa mạc ?
A. Nhờ thời tiết

B. Nhờ có bướu dự trữ thức ăn C. Nhờ ăn no

2. Nhờ đâu mà Gấu Trắng sống được ở vùng băng tuyết ?
A. Nhờ tài bắt mồi

B. Nhờ có bộ vuốt nhọn

C. Nhờ có bộ lông dày

B. Vì tìm chim để bắt


C. Vì trốn kẻ thù

3. Vì sao Gấu trèo lên cây ?
A. Vì tìm mật ong

4. Loài chim mào có trứng to nhất ?
A. Chim Đại Bàng

B. Chim Đà Điểu

C. Chim Kền Kền

5. Khi săp trở thành ếch con, nòng nọc có biểu hiện như thế nào ?
A. Có tiếng kêu giống ếch

B. Nhảy chồm chồm

C. Mọc chân, đứt đuôi

6. Ếch mẹ đẻ mấy trứng trong một lần sinh ?
A. 1 trứng

B. 3 trứng

C. Rất nhiều trứng

7. Con bọ là có đặc điểm gì ?
A. Giống chiếc lá

B. Thích ăn lá


C. ở trong lá

8. Con cá ngựa thích ẩn mình vào đâu ?
A. Vào gốc cây

B. Vào san hô

C. Vào cây xanh

9. Khỉ Mẹ chăm sóc con như thế nào ?
A. Cho con bú

B. Ẵm con, bắt rận cho con

C. Cả A và B

10. Vì sao Kanguru mẹ thường để con trong túi ở bụng mình ?
A. Để cho con bú

B. Để bảo vệ con

C. Cả A và B

ĐÁP ÁN:

Câu 1
B

Câu 2

C

Câu 3
A

Câu 4
B

Câu 5
C

Câu 6
C

Câu 7
A

Câu 8
B

Câu 9
C

Câu10
C

LỚP LỚN B (THỰC NGHIỆM)
15



STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

30
31
32
33
34
35

Họ và Tên
Kiều Khánh
Trần Duy
Nguyễn Thanh
Nguyễn Ngọc
Trương Thanh
Trần Nguyễn Khánh
Nguỹên Tuấn
Đào Chí
Lê Khánh
Nguyễn Nam
Nguyễn Hoàng Anh
Nguyễn Tuấn
Lê Trường
Nguyễn Thanh
Phùng Thị Khánh
Hà Thúc
Bùi Hà
Tô Quỳnh
Nguyễn Minh
Phạm Ngọc Khánh
Nguyễn Quang
Ngô Lê

Nguyễn Phạm Gia
Nguyễn Thị
Nguyễn Đặng Yến
Nguyễn Văn
Lê Nguyễn Xuân
Nguyễn Trần Duy
Đinh Phạm Trâm
Nguyễn Quỳnh
Phan Ngô Hải
Mang Nguyễn Trường
Lê Nhật
Võ Trần
Đỗ Hữu Duy

Bang
Thịnh
Huy
Thư
Khuê
Hân
Huy
Hướng
Bình
Thiện
Thư
Kiệt
Thịnh
Hằng
Bình
Triều

Duy
Trang
Quyên
Hòa
Minh
Nhiên
Hân
Hoàng
Vy
Phú
Mai
Anh
Anh
Như
Đăng
Dương
Linh
Nhi
Thức

Điểm KT
trước TĐ

Xếp loại

Điểm KT
sau TĐ

Xếp loại


6
4
6
5
4
7
6
6
7
6
4
4
6
7
6
7
5
6
6
7
5
7
4
4
6
5
7
5
6
4

7
5
6
4
6

TB
Y
TB
TB
Y
K
TB
TB
K
TB
Y
Y
TB
K
TB
K
TB
TB
TB
K
TB
K
Y
Y

TB
TB
K
TB
TB
Y
K
TB
TB
Y
TB

8
8
8
8
8
9
9
8
9
9
8
6
8
9
9
9
7
8

7
8
7
8
6
8
9
7
9
8
9
7
8
8
8
6
8

K
K
K
K
K
G
G
K
G
G
K
TB

K
G
G
G
K
K
K
K
K
K
TB
K
G
K
G
K
G
K
K
K
K
TB
K

16


STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

33
34
35

LỚP LỚN A (ĐỐI CHỨNG)
Họ và Tên
Điểm KT
Nguyễn Sinh
Nguyễn Đức
Nguyễn Thành
Nguyễn H Giáng
Huỳnh Thị Hoàng
Hồ Võ Trà
Nguyễn Thị Yến
Phan Ngọc Thái
Đào Khải
Lê Kim
Doãn Thanh
Nguyễn H Nhật
Đinh Ngọc Thùy
Phan Nguyễn Thúy
Nguyễn Phạm Đắc
Lê Anh
Bùi Trần Bảo
Lê Huỳnh Khánh
Nguyễn Hoàng
Phạm Nguyễn Bảo
Nguyễn Thị Ngọc
Nguyễn Ph Liên
Cao Vũ Thảo

Đoàn Huỳnh Nhật
Nguyễn Vũ Hải
Lê Yên
Nguyễn Ngọc
Nguyễn Ngọc Lan
Nguyễn Đình
Ngô Quang
Lê Tấn
Đinh Hoàng
Hà Kim
Mai Trung
Phan Ngọc Vy

Hùng
Tiến
Trung
Ân
Phụng
My
Vy
Phát
Vinh
Thùy
Huy
Nam
Trang
Hồng
Chí
Hùng
Trân

Trân
Văn
Trâm
Giàu
Hương
Tâm
Trình
Long
Vy
Đạt
Anh
Quí
Khánh
Hưng
Huy
Ngân
Khoa
Thảo

rước TĐ

Xếp loại

Điểm KT
sau TĐ

Xếp loại

6
6

7
4
5
4
5
7
4
6
6
6
4
4
6
4
6
5
5
6
7
5
5
7
5
6
7
6
7
6
4
6

5
5
7

TB
TB
K
Y
TB
Y
TB
K
Y
TB
TB
TB
Y
Y
TB
Y
TB
TB
TB
TB
K
TB
TB
K
TB
TB

K
TB
K
TB
Y
TB
TB
TB
K

8
8
9
6
6
6
6
9
6
7
7
7
6
6
7
6
6
6
6
8

9
6
8
7
6
8
8
6
8
7
6
7
6
6
8

K
K
G
TB
TB
TB
TB
G
TB
K
K
K
TB
TB

K
TB
TB
TB
TB
K
G
TB
K
K
TB
K
K
TB
K
K
TB
K
TB
TB
K

17



×