Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Giáo Án Ngữ Văn 11 HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.92 KB, 119 trang )

Trêng PTDTNT Níc Oa
Tiết thứ: 73

Ngày dạy:
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt -Phan Bội Châu)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẽ đẹp lãng mạn, hào hùng của chí sĩ CM đầu TK XX.
Thấy được những nét đặc sắc về NT và giọng thơ tâm huyết, sục sôi của Phan Bội Châu
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ.
3.Thái độ:
Giáo dục cho HS lòng yêu nước, chí làm trai và tinh thần đấu tranh vì dân tộc.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đọc sáng tạo- vấn đáp- phát vấn -diễn giảng.
C. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: SGK- CKTKN- giáo án- TLTK về tác phẩm, tác giả.
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Cuối TK XIX phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại nhưng phong trào yêu
nước xuất hiện. PBC là một trong những nhà Nho đầu tiên nuôi ý chí đi tìm một con đường cứu
nước mới, PBC không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp VC mà dùng VC làm
phương tiện đấu tranh CM, nhiệt huyết CM đã giúp PBC sáng tác thơ văn tuyên truyền CM với
cảm xúc cuồn cuộn, tư tưởng tiến bộ và có giá trị nghệ thuật.
b.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ của NỘI DUNG KIẾN THỨC
trò


Hoạt động 1
1HS đọc I. Tìm hiểu chung:
GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn sgk
T.dẫn
1. Tác giả: Phan Bội
H: Dựa vào tiểu dẫn, hãy khái quát một vài nét về HS: Làm Châu (1867- 1940)
tác giả Phan Bội Châu?
việc cá - Ông là một nhà yêu
GV: Bổ sung, diễn giảng
nhân,
nước và cách mạng lớn,
- PBC là một trong những người khai sáng con đường khái
“vị anh hùng thiên sứ,
đấu tranh GP dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư quát.
đấng xả thân vì độc lập...”
sản, cuộc đời hoạt động CM của ông gắn liền với LS
.
đấu tranh g/phóng dân tộc trong vòng 25 năm đầu TK
-Phan Bội Châu là nhà
XX của nước ta. Cho dù sự nghiệp không thành nhưng
văn, nhà thơ lớn, khơi
đối với dân tộc VN ông mãi là tấm gương sáng chói về
nguồn cho loại văn
tấm lòng nhiệt thành với lý tưởng cứu nước, tinh thần
chương trữ tình- chính trị.
đấu tranh bền bỉ, kiên cường...NAQ đã suy tôn ông là
“vị anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập và
được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”
- PBC không xem VC là mục đích cuộc đời mình, ông


Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

1


Trêng PTDTNT Níc Oa
vào đời để đấu tranh cho độc lập dân tộc, nhưng nhiệm
vụ của người cộng sản lại buộc ông cầm bút để viết văn
để phục vụ cho CM, có năng khiếu VC, lại luôn sục sôi
bầu máu nóng và có sự từng trãi, được thử thách qua
những chặng đường CM, PBC đã trở thành nhà thơ, nhà
văn lớn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm kiệt xuất.
Phong cách viết văn của PBC là p/c trữ tình, chính trị.
H: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
GV: Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2
GV: Gọi HS đọc 4 câu thơ đầu
H: Có người cho rằng trong nữa đầu bài thơ, Phan
Bội Châu đã nói những điều không có gì thực sự mới
mẽ. Ý kiến của em như thế nào?
GV: Gợi ý
- Điều lạ mà tác giả nói đến trong câu thơ đầu là gì?
- Liệu PBC có phải là người đầu tiên đề cập đến vấn đề
đó hay không?
- Điều gì tạo nên sức thuyết phục, lôi cuốn của vấn đề
ấy đối với người đọc?
- Với chí nam nhi ấy, cái tôi PBC đã hiện ra ntn trong
lời thơ? Tác giả đã sử dụng những từ ngữ gì để đo tầm
vóc của cái tôi ấy?
HS: Thảo luận, phát biểu.

GV: Nhận xét, giảng rõ
- Chí nam nhi, khát vọng của kẻ làm trai, bậc đại trượng
phu trong thiên hạ làm một trong những nội dung quen
thuộc của thơ “tỏ chí” trung đại.
VD: Phạm Ngũ Lão trong Thuật hoài đã khẳng định:
“Nam nhi vĩ liễu công danh trái”
Nguyễn Công trứ nhiều lần xác định:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
Hay
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
“Không công danh thà nát với cỏ cây”
- Tuy nhiên, khi bàn về chí nam nhi PBC đã tạo ra được
sự mới mẽ nên rất có sức thuyết phục, lôi cuốn: đó là
PBC đã thổi vào “bổn phận” nam nhi thuở ấy hơi thở
của thời đại và thái độ nồng nhiệt của cái tôi trữ tình đối
với đất nước. Nó không còn là giấc mộng công danh gắn

HS: Làm
việc cá
nhân, kết
luận

HS: Làm
việc cá
nhân,
phát biểu

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013


2.Tác phẩm:
-Hoàn cảnh ra đời:
Viết trong buổi chia tay
bạn bè tại lên đường sang
Nhật Bản.
-Hoàn cảnh lịch sử: Tình
hình chính chị trong nước
đên tối, các phong trào
yêu nước thất bại; ảnh
hưởng tư tưởng tư sản từ
nước ngoài tràn vào.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chi tiết:
a. Một chí làm trai với ý
thức về hoài bão, sứ
mệnh:
- Điều lạ: (hi kì: hiếm lạ,
khác thường) là những
việc khác thường, can dự
vào sự chuyển vần của vũ
trụ, “lay trời, chuyển đất”,
dám làm những việc kinh
thiên động địa, mưu cầu
những chuyện lớn, không
để cho cuộc đời trôi đi
trong tẻ nhạt, tầm thường
→ chí nam nhi: táo bạo,
quyêt liệt.
- Hình ảnh nam tử khoẻ

khoắn, ngang tàng, dám
ngạo nghễ, thách thức với
cả càn khôn.
“Trong khoảng
trăm năm cần có tớ
Sau này muôn
thuở, há không ai?”
→ cái tôi đầy ý thức trách
nhiệm.
→ Giọng thơ khẳng định
2


Trêng PTDTNT Níc Oa
với hai chữ: hiếu và trung như truyền thống của văn học
trung đại mà vươn đến một tầm vóc, một lí tưởng sống
lớn lao hơn: lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn.
- Với điều mới mẽ ấy, PBC đã bàn đến “ngã”- “ta” với
thái độ rất tự tin. Cái tôi là sản phẩm của thời đại XH
mới. Nhưng trong dòng VH yêu nước CM đó là cái tôi
mang kích cỡ, tầm vóc thật rộng lớn. Nó chẳng những
được đặt trong không gian càn khôn vần xoay đắp đổi
mà còn hiện lên trong thời gian trăm năm (cuộc nhân
sinh của mỗi cá nhân) và ngàn năm (LS dân tộc). Tác
giả đã xác định rõ trách nhiệm của mình, không ỷ lại,
dựa dẫm, luôn luôn tin tưởng mình là nối mạch LS của
cha ông. Điều cái tôi ấy hướng đến không chỉ là sự lưu
danh tên tuổi cá nhân vào thiên cổ mà là vận mệnh của
đất nước, số phận của giống nòi.
GV: Gọi HS đọc hai câu 5, 6

H: Điều gây bất ngờ cho em ở 2 câu thơ trên là gì?
GV: Gợi ý
- Là lẽ sống- chết, vinh- nhục của tác giả?
- Là thái độ của Phan Bội Châu trước sách vở “Thánh
hiền”
- Lẽ sống và thái độ đó có thực sự thiết thân với mỗi cá
nhân trước hoàn cảnh thực tế của đất nước?
GV: Nhận xét, giảng rõ
- Quan điểm sống- chết; vinh- nhục của mỗi cá nhân gắn
liền với số phận đất nước vốn xuất phát từ quan niệm
“chết trong còn hơn sống đục” của triết lí dân gian từng
được nhắc đến nhiều lần trong thơ văn yêu nước chống
Pháp. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình
Chiểu đã từng thể hiện rất quyết liệt: “Sống làm chi theo
quân tả đạo...sống làm chi ở lính mã tà, “Thác mà trả
nước non rồi nợ...thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng
ngay trải muôn đời ai cũng mộ”
→ ở một đất nước có LS ngàn năm chống giặc ngoại
xâm, tư tưởng về lẽ sống- chết; vinh- nhục của mỗi cá
nhân dường như mặc nhiên đã được khẳng định nhưng ở
bài thơ XDLB, câu thơ giàu sức lay động bởi nhiệt
huyết và tình cảm của tác giả, nó thấm nỗi đau đớn bởi
hiện thực phơi bày trước mắt “non sông đã chết” dù một
số cuộc k/nghĩa đã có ý thức đấu tranh nhưng đều thất
bại, đất nước mất trọn vào tay kẻ thù.

đan xen với cảm thán, câu
hỏi tu từ hàm ý khẳng
định thể hiện một thái độ
tự tin, khí lực dồi dào của

bản thân kẻ nam nhi đang
khao khát việc hi kì trong
sự nghiệp cứu nước.
b. Một quan điểm dứt
khoát, táo bạo về lẽ sốngchết và sách vở thánh
hiền:
- Điều gây ngạc nhiên bất
ngờ không phải là quan
HS: Làm điểm về sống- chết, vinhviệc cá nhục ở đời mà đó là thái
nhân,
độ phủ nhận táo bạo, mới
phát biểu mẽ của Phan Bội Châu
ý kiến
với sách vở thánh hiền
(nền học vấn xưa cũ)
“Hiền thánh còn đâu
học cũng hoài”

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

-> Tác giả nhận thức được
như vậy là vì: lòng yêu
nước tha thiết, ý thức
thường trực nhiệm vụ cứu
nước và khát vọng tìm
con đường đi mới cho dân
tộc.
c. Một khát vọng, một tư
thế lên đường lãng mạn
và kì vĩ:

3


Trêng PTDTNT Níc Oa
- Tư tưởng mới mẽ, mang tính CM gây ra được sự bất
ngờ: đó là thái độ phủ nhận táo bạo, mạnh mẽ của PBC
đối với sách vở thánh hiền
→ trong truyền thống nghìn năm của XHPK học hành
thi thư theo nếp cũ thì thái độ dứt khoát của PBC là rất
hiếm chỉ xuất hiện từ những năm cuối của TK XIX khi
nhu cầu cách tân đất nước để thoát họa xâm lăng
VD: Trong “Tế cấp bát điều” (tám điều cần làm gấp) thì
điều thứ tư của văn bản này: xin sửa đổi học thuật, chú
trọng thực dụng bởi “các sách Nho chỉ nói suông trên
giấy...xét kĩ những thứ sách vở đó chỉ làm rối trí thêm
chẳng được tích sự gì” (Xin lập khoa luật)...
Qua sự chối bỏ đầy quyết liệt của tác giả ta thấy được
PBC đã nhìn rõ cái vô tích sự của sự học, bởi theo ông
“non sông đã chết” mà chỉ say sưa ca tụng giáo lí thánh
hiền liệu có thể thay đổi được thực tế hay cũng chỉ là
một cách “trốn đời”, “ngoảnh mặt làm ngơ”, “bình chân
như vại” trước những đòi hỏi ráo riết của thời đại mặc
dù ông là người xuất thân từ nền gd Nho học, đỗ thủ
khoa trường Nghệ 5 năm ...
H: Vậy điều gì đã giúp tác giả nhận thức mới mẽ, táo
bạo và mạnh mẽ như vậy?
GV: Nhấn mạnh.
GV: Gọi HS đọc 2 câu cuối
H: Ấn tượng của em về hai câu kết của bài thơ?
GV: Nhận xét, kết luận

Con người ấy đang lao vào một trường hoạt động mới
mẽ, sôi động đang mở ra trước mắt và chính những khát
vọng lớn lao, hoài bão cao cả, khí lực dồi dào, bầu nóng
sục sôi của cái tôi trữ tình đã cuộn lên những lớp sóng
bạc, gió lớn, khuấy động lên những đợt sóng lòng dào
dạt, sục sôi cho một thế hệ thanh niên ưu tú nặng lòng
với non sông đất nước, gạt bỏ tất cả để xuất dương cầu
học tập, cầu tiến bộ.
Hoạt động 3

HS: Làm
việc cá
nhân, kết
luận

- Đây là khoảnh khắc
“xuất dương” trong tâm
tưởng của người chí sĩ
CM Phan Bội Châu: khát
vọng và tư thế đều vươn
lên tầm vóc sánh ngang
hàng với vũ trụ như: Đông
hải(Biển đông), thiên
trùng bạch lãng (ngàn đợt
sóng bạc), trường phong
(ngọn gió lớn) nhất tề phi
(cùng bay lên)
→ tạo nên sự rộng lớn,
hoành tráng
- Đây là một tư thế, khát

vọng lên đường của bậc
trung phu, hào kiệt sẵn
sàng ra khơi giữa muôn
trùng sóng bạc, tìm đường
HS: Làm làm sống lại giang sơn đã
việc cá chết.
nhân,
3/ Nghệ thuật:
cảm
Ngôn ngữ khoáng
nhận
đạt, hình ảnh kì vĩ sánh
ngang tầm vũ trụ (so sánh
bản dịch thơ với nguyên
tác để thấy được câu thơ
dịch chưa lột tả hết cái
thần của nguyên tác, chưa
rõ cái thế cuộn trào của
hùng tâm tráng chí trong
buổi lên đường).
4/ Ý nghĩa văn bản
Lí tưởng cứu nước
cao cả, nhiệt huyết sục
sôi, tư thế đẹp đẽ và khát
vọng lên đường cháy
bỏng của nhà chí sĩ cách
mạng trong buổi ra đi tìm
đường cứu nước.
IV. Củng cố: Cảm nghĩ của em về hình tượng trang nam nhi trong bài thơ?


Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

4


Trêng PTDTNT Níc Oa
V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị bài: Nghĩa của câu
VI. Rút kinh nghiệm:
Tiết thứ: 74

Ngày dạy :
NGHĨA CỦA CÂU

A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ
nhận thấy của chúng
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và đặt câu thể hiện được các thành
phần nghĩa một cách phù hợp nhất.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng câu Tiếng Việt đúng nghĩa của nó.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp- diễn giảng- phân tích trên mẫu
C. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Thiết kế giáo án, chuẩn kiến thức kỹ năng- Các mẫu VD
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, điều đó được tạo nên từ tính đa
nghĩa trong mỗi từ, việc sử dụng câu đúng với nghĩa của có thật không đơn giản, để làm giàu và

giữ gìn sự trong sáng của TV thì mỗi một cá nhân cần phải thấy rằng sử dụng câu, từ đúng
nghĩa là rất cần thiết, vậy câu có những thành phần nghĩa nào chúng ta tìm hiểu bài học hôm
nay...
b.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
I. Hai thành phần nghĩa của
GV: Chia nhóm cho HS hoạt động theo nhóm
câu:
- Nhóm 1: Nêu nội dung các sự việc trong những cặp câu? * Xét các ngữ liệu sgk:
- Nhóm 2: Nhận xét nghĩa của các sự việc?
HS: Làm việc theo nhóm, phân tích.
* Nhóm 1:
- Ở cặp câu a1, a2 đề cập đến cùng một sự việc: một thời
Chí Phèo đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
- Ở cặp câu: b1, b2 đề cập đến cùng một sự việc: người ta
cũng bằng lòng.
* Nhóm 2:
- Câu a1: biểu lộ sự thông báo nhưng chưa tin tưởng chắc
chắn đối với sự việc, vì có dùng từ “hình như”
- Câu b1: với việc dùng từ “nếu” và từ “chắc”, người nói

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

5


Trêng PTDTNT Níc Oa
đánh giá sự việc tuy chưa xảy ra nhưng có nhiều khả năng

xảy ra.
- Các câu a2, b2: thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình
thường của người nói đối với sự việc (đề cập đến sự việc
như nó xảy ra)
H: Qua những ví dụ vừa phân tích, em thấy nghĩa của
câu gồm những thành phần nào?
HS: Dựa vào ví dụ, phát biểu
GV: Nhận xét, kết luận và lưu ý
- Có những câu chỉ tồn tại nghĩa tình thái mà không có
nghĩa sự việc tuy nhiên, những câu có nghĩa sự việc phải
luôn luôn có nghĩa tình thái.
- VD:
Cô giáo chủ nhiệm lớp 12C bực bội vì HS không đi lao
động đúng thời gian quy định
Với sự bực bội ấy, cô giáo gắt gỏng
Trời ơi!
Hoạt động 2

* Nghĩa của câu: gồm có 2
thành phần
- Nghĩa sự việc (nghĩa miêu tả,
nghĩa biểu hiện): nghĩa của sự
việc, ứng với sự việc được đề
cập đến.
- Nghĩa tình thái: bày tỏ thái độ,
sự nhìn nhận, đánh giá của
người nói đối với sự việc.
* Lưu ý: Trong mỗi câu hai
thành phần nghĩa trên hòa
quyện với nhau, trong một câu

không thể không có 2 thành
phần nghĩa này. Ngay cả trong
trường hợp câu không có từ chỉ
GV: Hướng dẫn HS phân tích nghĩa sự việc và các thành tình thái thì nghĩa tình thái vẫn
phần ngữ pháp biểu hiện nghĩa sự việc
tồn tại.
HS: Làm việc cá nhân, trình bày.
II. Nghĩa sự việc:
H: Em có nhận xét gì về nghĩa sự việc trong hiện thực? * Xét các ngữ liệu sgk:
Các thành phần ngữ pháp của nghĩa sự việc là những
thành phần nào?
HS: Làm việc cá nhân, kết luận
GV: Nhận xét, lưu ý
- Loại sự việc tồn tại: có thể câu chỉ có 2 bộ phận: động từ * Sự việc trong hiện thực khách
tồn tại và sự việc tồn tại. Tuy nhiên có những trường hợp quan rất đa dạng và thuộc nhiều
câu có thêm bộ phận thứ 3 đó là trạng ngữ.
thể loại, câu cũng có những sự
- Ở vị trí của động từ tồn tại: có thể là động từ hoặc là tính việc khác nhau:
từ miêu tả cách thức tồn tại: “Ngoài song thỏ thẻ oanh - Câu biểu hiện hành động.
vàng” nhưng đều có nghĩa như động từ “có”.
- Câu biểu hiện trạng thái, đặc
- Sự việc quan hệ thì có nhiều loại quan hệ: Đồng nhất điểm, tính chất.
(là), sở hữu (của), so sánh (như, giống, hệt, tựa, khác...), - Câu biểu hiện quá trình.
nguyên nhân (vì, tại, do, bởi...), mục đích (để, cho...).
- Câu biểu hiện tư thế.
Hoạt động 3
- Câu biểu hiện sự tồn tại
GV: Hướng dẫn, gợi ý
- Câu biểu hiện quan hệ
HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập

* Các thành phân ngữ pháp
- Câu 1: diễn tả 2 sự viêc:
biểu hiện nghĩa sự việc là: chủ
+ Ao thu lạnh lẽo
ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

6


Trêng PTDTNT Níc Oa
+ Nước trong veo
→ biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
- Câu 2: diễn tả một sự việc: thuyền bé
→ biểu hiện đặc điểm, tính chất
- Câu 3: diễn tả một sự việc: sóng gợn
→ biểu hiện quá trình
- Câu 4: diễn tả một sự việc: lá đưa vèo
→ biểu hiện quá trình.
- Câu 5: diễn tả 2 sự việc
+ Mây lơ lửng
+ Trời xanh ngắt
→ biểu hiện trạng thái và đặc điểm
- Câu 6: diễn tả 2 sự việc:
+ Ngỏ trúc quanh co
+ Khách vắng teo
→ biểu hiện trạng thái và đặc điểm
- Câu 7: diễn tả 2 sự việc
+ Tựa gối

+ Buông cần
→ diễn tả tư thế.
- Câu 8: diễn tả một sự việc: Cá đớp
→ diễn tả hành động.
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập 2

ngữ và một số thành phận phụ
khác.
* Ghi nhớ (sgk)

III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Hãy phân tích
nghĩa sự việc tring từng câu thơ
ở bài thơ trên?
2. Bài tập 2: Tách nghĩa tình
thái và nghĩa sự việc

IV. Củng cố: GV gọi HS đọc ghi nhớ sgk để củng cố bài học
V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập còn lại- chuẩn bị: Viết bài số 5
- Xem lại kiến thức: Nghị luận xã hội
- Chuẩn bị giấy viết bài
VI. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
...........................
Tiết thứ: 75

Ngày dạy:

BÀI VIẾT SỐ 5

A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Biết vận dụng các thao tác lập luận đã học(phân tích, so sánh, bình luận) để làm
một bài NLXH

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

7


Trêng PTDTNT Níc Oa
Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
Tạo hứng thú học văn và niềm vui viết văn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội.
3.Thái độ: Có ý thức sáng tạo độc lập và tự giác trong quá trình học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp- diễn giảng- thảo luận
C. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: giáo án- đề ra- đáp án
* Học sinh: Giấy viết văn
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b.Triển khai bài dạy:
Đề bài:
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là khởi ngữ? Chuyển câu sau thành câu có khởi ngữ: “ Anh ấy làm bài rất cẩn thận”

Câu 2: (8 điểm)
Cảm nhận của anh( chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam
Cao.
Hướng dẫn :
Câu1I.
- Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói tới trong câu.Trước
khởi ngữ thường có các quan hệ từ: về, đối với (1 đ)
- Chuyển thành : “Bài, anh ấy làm rất cẩn thận.” (1 đ)
Câu 2:
Mở Bài
+Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê
phán giai đoạn 30-45
+ Sự nghiệp sang tác của Nam Cao trước CM tháng 8 tập trung vào 2 mảng đề tài là
người nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo
+Tác phẩm Chí Phèo là một thành công của Nam Cao viết về người nông dân
nghèo.Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc hoạ bức chân dung của
người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát.Kết cục tha hoá lưu manh hoá tất
yếu như một sự giải thoát
Thân Bài
Trước khi gặp TN
-Tuổi ấu thơ
+ Không cha,không mẹ,không họ hang thân thích, Tuổi thơ bất hạnh tủi nhục

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

8


Trêng PTDTNT Níc Oa
+Lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng

--Trưởng thành
+Làm anh canh điền cho nhà Lý Kiến(khỏe mạnh sống bằng thể chất ..)
+Bị mụ Ba của bá Kiến bắt làm trò mờ ám Chí Phèo vừa sợ vừa nhục
+Một con người giàu lòng tự trọng
Dẫn chứng “20 tuổi người ta không phải là đá,cũng không phải toàn là xác thịt.Người ta không
thích cái gì người ta khinh”
——>Cuộc đời Chí trước khi ở tù là một cuộc đời nghèo khổ,tủi nhục nhưng lương thiện
--Sau khi ra tù
Cả nhân hình và nhân tính đều thay đổi
(-)Nhân hình
+Mọi người không nhận ra
+Trông hắn như thằng săng đá(Cái đầu trọc lốc,răng cạo trắng hớn,mặt câng câng,hai
mắt gườm gườm)
(-)Nhân tính
+Uống rượu rồi say khướt. Đến nhà Bá Kiến ăn vạ
+Rạch mặt, đập đầu,chem. giết.giật cướp,doạ nạt,liều lĩnh
->Với hình tượng Chí Phèo.Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng phổ biến,có tính quy luật ở
nông thôn Việt Nam.Những lao động lương thiện bị đẩy vào đương cùng và họ đã phải quay lại
đáp trả bằng chính con đường lưu manh để tồn tại.Trước Chí Phèo đã có Năm Thọ,Binh
Chức.Liệu sau khi Chí Phèo chết điều đó có thể chấm dứt.Thật khó có thể nói trước được với
cái xã hội “quần ngư tranh thực” người ăn thịt người này…
(Có thể nói qua về nhà tù thực dân.Nơi mà chỉ tiếp nhận những anh chàng ngây ngô hiền như
cục đất để rồi nhào nặn con người ta thành những kẻ đầu bò đầu bướu.Quả là trái với quy luật tự
nhiên. Liên hệ chi tiết Chí Phèo được sinh ra bên lò gạch.Phải chăng đây là chi tiết tài tình của
Nam Cao:” Lò gạch đúc ra những viên gạch thì nhà tù đó chẳng khác nào cái lò và viên gạch ở
đây không phải ai khác chính là Chí Phèo”)
Nếu như dừng ở đó thì Nam Cao cũng không hơn gì các nhà văn hiện thực phê phán trước
đó.Nhưng cái hay cái tài tình của ông là đã rọi ánh sang vào những tâm hồn đã tha hoá đã nhơ
bẩn ấy để thấy rằng trong Chí vẫn còn chút lương tri.Nhưng Nam Cao rọi thế nào ???Chỉ có tình
yêu mới thức tỉnh được con quỷ dữ ấy.Và phải chăng tình yêu là một thứ gì đó hết sức thiêng

liêng.Nó dường như đã cảm hoá được con quỷ dữ của làng Vũ Đại…
Sau khi gặp Thị Nở
+Vẫn như bao ngày,Chí Phèo vẫn say,hắn ăn trong lúc say. Ăn vạ trong cơn say,thậm chí
ngủ cả trong say.Và say chính trong lúc say.Có lẽ cuộc đời của Chí cứ mãi tuột dài trên con dốc
thăm thẳm đó nếu không có bàn tay chăm sóc của Thị Nở ngăn lại ….
+Chí Phèo say sưa trở về túp lều của mình,thấy Thị Nở nằm hớ hênh.Vậy là cuộc tình
khốn khổ khốn nạn của 2 người đã xảy ra
+Nếu như Thị Nở ban đầu chỉ làm cho bản năng sinh vật của một người đàn ông trỗi dậy
thì ngay sau đó.Sự chăm sóc quan tâm mộc mạc,chân tình của Thị đã đánh thức cái lương thiện
trong người Chí

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

9


Trêng PTDTNT Níc Oa
+Lần đầu tiên Chí tỉnh trong suốt bao năm qua.Hắn còn cảm nhận được tiếng người qua
lại kháo nhau giá vải hơn kém.Tiếng anh gõ mái chèo đuổi cá.Tiếng chim hót ríu rít.
+Đặc biệt hắn cảm nhận được ánh nắng bên ngoài rực rỡ trong khi bên trong túp lều mới
chỉ hơi tờ mờ
+Hắn nghĩ đến mình
Quá khứ:Từng mơ ước:Chông quốc muớn cầy thuê,vợ dệt vải,chúng lại bỏ một con lợn
nuôi làm vốn liếng.Khá giả mua giăm ba sào ruộng làm
Hiện tại :Thấy mình già nua và cô độc
Tương Lai: Đói rét, ốm đau và cô độc (cái này còn sợ hơn cả đói rét ốm đau)
+Lúc Thị Nở mang cháo hành(tâm trạng Chí Phèo: mắt ươn ướt,vui buồn, ăn năn)
(Làm rõ chi tiết bát cháo có ảnh hưởng sâu sắc trong nội tâm của Chí Phèo trong thời điểm này)
+Chí bắt đầu suy nghĩ rằng Thị có thể làm lành với hắn thì tại sao người khác lại không?
Hắn muốn mọi người chấp nhận hắn vào thể giới của loài người.Thế giới của người lương

thiện .Phải chăng tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho hắn có những khát khao cháy bỏng trở
về đúng nghĩa với một con người.
+Hắn cảm nhận được tình yêu và nhớ về bà ba.Người đàn bà cũng quan tâm đến hắn
nhưng chỉ để thoả mãn dục vọng chứ yêu đương gì!(Trích:”Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp
chân thôi à”)
+Nhưng tội nghiệp thay cho Chí Phèo.Hắn cầu cứu vào Thị Nở thì khác nào người chết
đuối vớ phải mảng bèo.Thị là một người đàn bà u mê,dở hơi. Ăn nằm với Chí 5 ngày rồi bỗng
đột nhiên về hỏi bà cô và ả đã mang hết những gì bà cô nói tát hết vào mặt Chí Phèo
.
+Chí Phèo sửng sốt,gọi lại .Chí đuổi theo nắm lấy tay
+Cuộc đời Chí Phèo là một bức tường cao,dày đặc chỉ có duy nhất một lối thoát nhưng bà
cô của Thị Nở đã đứng đó và chặn lại.Chúng ta cũng không thể
Kết bài:
-Ý nghĩa của hình tượng Chí Phèo:
+Nhân vật điển hình, đại diện cho người nông dân dưới chế độ xã hộ thực dân nữa phong
kiến lúc bấy giờ.
+Số phận của Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những ngưới bất hạnh. Hãy bảo
vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện. Họ phải được
sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chổ cùng khốn,
bế tắc, đầy bi kịch xót xa…
3. Thang điểm
-7,8 nhìn nhận vấn đề chuẩn xác.Diễn đạt hay, hấp dẫn, sinh động. Liên hệ tốt.Không mắc
những lỗi nghiêm trọng.
-5,6 đảm bảo ý. Trình bày, diễn đạt tương đối. Mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
-3,4 hiểu nội dung bài thơ nhưng trình bày đơn điệu.Liên hệ chưa sâu sắc.Còn mắc một vài
lỗi khá nghiêm trọng, một số lỗi chính tả.
-1,2 bài làm sơ sài, bố cục không rõ, làm bài chưa xong.
IV. Củng cố:
Nhận xét giờ làm- thu bài
V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị bài: Hầu Trời- tác giả Tản Đà


Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

10


Trêng PTDTNT Níc Oa
VI. Rút kinh nghiệm:
Tiết thứ: 76

Ngày dạy:
HẦU TRỜI
(Tản Đà)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức:
-Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sỹ và quan niệm mới về nghề văn của tản Đà;
-Thấy được những cách tân nghệ thuật trong bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, bình giảng thơ.
3.Thái độ: Có ý thức trân trọng tài năng của tác giả, rèn luyện để khẳng định cái tôi bản ngã
của bản thân.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp- diễn giảng- thảo luận
C. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: giáo án, chuẩn kiến thức kỹ năng, TLTK về Tản Đà và bài thơ.
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Xuất dương lưu biệt” và phân tích chí nam nhi
được thể hiện trong ND bài thơ?

III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Trong cuốn thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh- Hoài Chân, nhà thơ Tản Đà
được đặt cung kính ở trang đầu. Tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới nhưng những gì mà thi
nhân để lại cho ta, Hoài Thanh đã coi ông là “con người của hai TK”, “người đã dạo lên những
bản đàn cho một cuộc đại nhạc hội tân kì đang sắp sửa”. Thơ Tản Đà mang dấu hiệu đổi mới cả
về nội dung lẫn nghệ thuật, đặc biệt người ta nhận thấy rất rõ một cái tôi nhà thơ với những tình
điệu cảm xúc mới...
b.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
I. Tìm hiểu chung:
H: Hãy khái quát một vài nét tiêu biểu về nhà thơ 1. Tác giả: Tản Đà (1889- 1939)
Tản Đà?
* Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
* Quê: Khê Thượng- Bất Bạt- Sơn Tây
GV: Bổ sung, giảng rõ
(nay là Ba Vì- Hà Tây)
* Tính chất giao thời trong cuộc đời, học vấn và sự * Tản Đà Mang đầy đủ tính chất “Cong
nghiệp văn chương của Tàn Đà để lại nhiều dấu ấn người của hai thế kỷ” kể cả về học vấn,
trong tác phẩm của ông, Tản Đà từng viết:
lối sống và sự nghiệp văn chương.
“Chữ nghĩa Tây, Tàu chót dở dang
* Thơ văn của ông được xem như là
Nôm na phá ngiệp kiếm ăn xoàng”
một gạch nối giữa hai thời đại văn học

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013


11


Trêng PTDTNT Níc Oa
Chữ Hán từng tồn tại và xác định đại vị ngàn năm
trong XHPK đang dồn đẩy vào bước đường mạt vận.
Tây học manh nha những bước đầu tiên, tầng lớp
Nho sĩ như Tản Đà không phải chỉ “Á ấ u ơ ngọn bút
chì” mà đã phải vứt “bút lông” đi để cầm “bút sắt”.
Đây là thời kì “Gió Á mưa Âu”, buổi giao thời giữa
hai nền văn hóa.
* Tản Đà sinh trưởng trong một gia định Nho học
khoa bảng, cha là cử nhân, mẹ là một đào hát nổi
tiếng tài sắc ở Nam Định nhưng ông lại sống theo lối
sống của tầng lớp trí thức TTS thành thị, mặc dù nổi
tiếng là “thần đồng” nhưng thi Hương hai lần đều
trượt , thi Hậu bổ cũng trượt nên đã “phá nghiệp:
khoa cử của gia đình để chuyển sang nghề văn: Buôn
văn bán chữ để kiếm sống.
* Tản Đà tự nhận mình là hủ Nho, viết văn để tuyên
truyền thiên lương cho nhân loại nhưng lối sống lại
không chịu khép mình trong khuôn khổ. Ông tự nhận
mình là :
“Cái giống đa tình ta có một”
Nhiều mối tình đã đi vào thơ văn ông như: thất tình
vào Hương Sơn tịnh cốc, làm thơ tế Chiêu Quân, thế
nên:
“Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không
Nửa đời nam, bắc, tây, đông

Bạn bè sum họp vợ chồng biệt li
Túi thơ đeo khắp ba kì
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng”
Vì vậy nên sau khi tổng kết về phong trào Thơ mới
nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận xét về Tản
Đà: “Trên hội tao đàn chỉ tiên là người của hai thế
kỷ...tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một
cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”.
H: Hãy trình bày sự am hiểu của em về bài thơ
“Hầu trời”?
HS: Làm việc cá nhân, trình bày
GV: Bổ sung, kết luận
Bài thơ có cấu tứ của một câu chuyện kể: đó là
chuyện lên tiên của thi sĩ Tản Đà gặp tiên. Thi sĩ đọc
thơ cho trời và các chư tiên nghe. Nghe thơ trời khen

của dân tộc: trung đại và hiện đại.
 Cho nên có thể nói: vai trò của Tản
Đà là chôn cất thơ cũ lần cuối với tất cả
vẻ đẹp huy hoàng của nó và mở đường
cho thơ mới ra đời.

2. Bài thơ: Hầu trời
- In trong tập thơ: “Còn chơi”, xuất bản
lần đầu năm 1921.
- Bài thơ có cấu tứ như một câu
chuyện.
- Bài thơ thể hiện cái hay và mới, cái
lãng mạn và ngông của hồn thơ Tản
Đà.

II. Đọc hiểu văn bản:

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

12


Trêng PTDTNT Níc Oa
và hỏi chuyện. Tác giả đem những chi tiết rất thực về
thơ và đời mình đặc biệt là cái nghèo khó của Vc hạ
giới kể cho trời nghe. Trời cảm động và thấu hiểu
tình cảnh và nỗi lòng thi sĩ.
Hoạt động 2
GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc: đọc diễn cảm, phải
phân biệt được lời kể với lời thoại, giọng hài hước, dí
dỏm...
HS: 2 em đọc theo sự hướng dẫn
GV: Gọi HS đọc khổ thơ 1
H: Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc về
câu chuyện mà tác giả sắp kể? Hãy phân tích khổ
thơ để thấy rõ điều đó?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
GV: Nhận xét, giảng rõ
- Đêm qua chẳng biết có hay không
→ gây được sự nghi ngờ, gợi trí tò mò, câu chuyện
có vẽ như mộng, như bịa đặt nhưng giường như lại là
thật, thật hoàn toàn bởi vì 3 câu thơ sau là những lời
khẳng định thật chắc chắn, nhắc đi, nhắc lại để củng
cố niềm tin.
- Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng

- Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
- Thật được lên tiên sướng lạ lùng.
→ cách vào đề độc đáo và có duyên.
H: Trong buổi đọc thơ thi sĩ Tản Đà đã đọc thơ
với thái độ như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
- Đương cơn đắc ý đọc đã thích
- Văn dài hơi tốt ran cung mây
- Văn đã giàu thay lại lắm lối.
H: Nghe tác giả đọc thơ chư tiên và trời có thái độ
như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
- Chư tiên nghe rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ.
- Trời khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít,
đẹp như sao băng...
H: Qua việc đọc thơ cho trời và chư tiên nghe, em
thấy được điều gì về tính cách và tâm hồn của thi
sĩ Tản Đà?
HS: Thảo luận, trao đổi, phát biểu ý kiến.

1. Đọc:
2. Tìm hiểu cách vào để của bài thơ:
Cách vào đề gây được một mối nghi
vấn, gợi trí tò mò của người đọc → làm
cho câu chuyện trở nên có sức hấp dẫn.

3. Tác giả đọc thơ cho Trời và các
chư tiên nghe:
* Buổi đọc thơ diễn ra trong không khí
rất sôi nổi.

* Thái độ của thi sĩ:
- Rất cao hứng và tự khen mình
- Giọng thơ: hào sảng, lai láng tràn trề.
Đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông
nghênh, tự đắc.
- Tự xưng tên tuổi và thân thế.
* Thái độ của chư tiên và trời:
- Chư Tiên: xúc động, tán thưởng và rất
hâm mộ
- Trời: khen rất nhiệt thành.
* Nhận xét:
- Tản Đà ý thức được về tài năng thơ ca
của mình, là người táo bạo, dám đường
hoàng bộc lộ cái tôi rất cá thể của một
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
- Ông rất “ngông” khi tìm đến tận trời
để khẳng định tài năng của mình.

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

13


Trêng PTDTNT Níc Oa
GV: Nhận xét, kết luận, giảng rõ.
- Ngông vốn là sản phẩm của XH, đặc biệt là XHPK
Á Đông, “Cái XH bị Khổng giáo úp chụp lên như cái
vung cho ngạt thở”. Ở cái XH nghi lễ chặt chẽ, khuôn
phép ấy cá tính độc đáo thường bị coi là “ngông”, là
khác đời. Trong VC “ngông” là biểu hiện thái độ

phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, có
tâm hồn, không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, đơn
điệu nên thường phá cách, tự đề cao, phóng đại cá
tính của mình.
- Khát vọng thể hiện tài năng VC là khao khát chân
thành của thi sĩ bởi vì giữa chốn hạ giới VC rẻ như
bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông
không tìm được tri âm nên phải lên tận cõi tiên mới
thỏa nguyện. Tản Đà là nhà thơ đầu tiên trong
VHVN dám mạnh dạn hiện diện cái bản ngã đó: “chủ
nghĩa lãng mạn với cá thể đã bật nứt trong VHVN
những năm đầu của TKXX bằng 1 Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu”
GV: Gọi HS đoạn thơ tiếp theo
H: Tản Đà nói đến nhiệm vụ dùng VC để truyền
bá “thiên lương” là có ý nghĩa gì? Tác giả nói về
hiện thực cuộc đời mình như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
GV: Nhận xét, giảng rõ.
- Liên hệ với nhà văn Nam Cao.
- Mở rộng: Tản Đà nổi tiếng tài hoa một thời mà suốt
đời sống nghèo khổ túng quẫn
“Hôm qua chữa có tiền nhà
Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào
Đi ra rồi lại đi vào
Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ”
- Về cuối đời ông phải mở cửa hàng xem tướng số để
kiếm sống nhưng không có khách, mở lớp dạy học
thì không có học trò, cuối cùng ông chết trong sự
nghèo đói nợ nần → bức tranh hiện thực giúp ta hiểu

thêm vì sao thi sĩ muốn lên tiên.
H: Em hãy nhận xét về những nét đặc sắc trong
nghệ thuật của bài thơ?
HS: Làm việc cá nhân, nhận xét
GV: Bổ sung, kết luận.

- Đó cũng là niềm khao khát chân
thành trong tâm hồn của thi sĩ.

4. Cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa
trong XH thực dân nửa PK:
- Tản Đà lãng mạn nhưng không thoát
ly cuộc đời.
- Hiện thực của c/s người nghệ sĩ trong
XH cũ: cơ cực, tủi hổ → tác giả đã vẽ
một bức tranh rất chân thực về cuộc đời
mình và các nhà văn đương thời: không
tắc đất cắm dùi, thân phận rẻ rúng, làm
chẳng đủ ăn, bị o ép nhiều chiều...
5. Những nét nghệ thuật tiêu biểu của
bài thơ:
- Thể thơ: thất ngôn trường thiên: tự
do, không ràng buộc, phóng túng
- Ngôn ngữ: chọn lọc tinh tế, gợi cảm
rất gần với đời, không cách điệu, ước
lệ.
- Giọng thơ: hóm hỉnh, có duyên, rất lôi
cuốn.
- Cách biểu hiện cảm xúc: Phóng túng,
tự nhiên, không gò bó.

6/ Ý nghĩa văn bản
Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và
quan niệm mới về nghề văn của Tản

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

14


Trêng PTDTNT Níc Oa
Đà.
IV. Củng cố: GV gọi HS đọc ghi nhớ để củng cố bài học- nhấn mạnh về nét mới của bài thơ.
V.
Dặn dò: Học bài- chuẩn bị:
VI.
VI. Rút kinh nghiệm:
Tiết thứ: 77

Ngày dạy:
VỘI VÀNG
(Xuân Diệu)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Cảm nhận được niềm kháo khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niềm về
thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.
Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch
luận lí sắc sảo; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.
2. Kỹ năng: -Rèn kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại;
-Phân tích một bài thơ moái.
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức tôn trọng và yêu thơ ca Xuân Diệu, học tập những nét đặc

sắc trong thơ Xuân Diệu, lòng yêu cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp- diễn giảng- thảo luận
C. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên: giáo án, CKTKN, TLTK về tác giả, tác phẩm.
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Hầu Trời? Và chứng minh Tản Đà là con người
của hai thế kỷ?
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Nếu nói Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” như lời nhận
xét của tác giả Thi nhân Việt Nam thì “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu hơn cả cho điệu tâm hồn
ấy của thi sĩ. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài thơ để cảm nhận tâm hồn thơ của
Xuân Diệu, thấy được những cách tân rõ rệt về mặt hình thức, tiêu biểu cho “một cuộc CM”
trong thi ca.
b.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
I. Tìm hiểu chung:
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn sgk
1. Tác giả: Xuân Diệu (1916- 1985)
H: Hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự - Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu
nghiệp văn học của Xuân Diệu?
- Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
Định, lớn lên ở Quy Nhơn.
GV: Nhận xét, chốt lại các ý quan trọng và giảng rõ. - Trước CM: Xuân Diệu là nhà thơ mới


Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

15


Trêng PTDTNT Níc Oa
- “Cha Đàng ngoài, mẹ ở Đàng trong
Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ
Vượt đèo Ngang kiếm nơi cần chữ
Cha Đàng ngoài mẹ Đàng trong”
Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng”
Xuân Diệu đã thừa hưởng từ phía người cha mìnhmột ông đồ Nghệ- đức tính cần cù, chịu học để rồi
cả cuộc đời sáng tạo “tay siêng làm lụng mắt hay
kiếm tìm”. “Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát” ,
ngọn gió biển Quy Nhơn nồng nàn tha thiết đã đem
đến hơi thở mãnh liệt, sôi nổi tỏng thơ Xuân Diệu.
Mối tơ hồng hai phía Đèo Ngang giữa ông đồ xứ
Nghệ với cô hàng nước mắm vạn Gò Bồi đã để lại
cbho đời một thi sĩ lớn.
- Là người luôn khao khát giao cảm với đời, Xuân
Diệu viết văn làm thơ rồi đến với CM rất tự nhiên,
chân thành và nồng nhiệt, ông tham gia CM và gắn
bó cuộc đời với sự nghiệp VHCM. Năm 1983, ông
được bầu vào Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa
dân chủ Đức. Năm 1996, Xuân Diệu được nhà nước
tặng giải thưởng HCM về VHNT.
- Sự nghiêp s/tác của XD rất phong phú trên nhiều
lĩnh vực khác nhau: làm thơ, viết văn, phê bình văn
học...nhưng thơ ca chính là cây cầu giao cảm linh
điệu nhất đã bắc nhịp cho trái tim thi sĩ đến với cuộc

đời. Trước CM, XD được đánh giá là “Nhà thơ mới
nhất trong các nhà thơ mới” bởi nguồn cảm xúc dạt
dào, trẻv trung, sôi nổi với quan niệm nhân sinh mới
mẻ được thể hiện qua những cách tân NT đầy sáng
tạo. Sau CM XD đã hăng hái thể nghiệm khuynh
hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ. Xuân
Diệu là ông hoàng thơ tình VN- thi sĩ của mùa xuân
và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu
đời thắm thiết.
H: Hãy cho biết xuất xứ bài thơ? Tại sao trong
phần tiểu dẫn, sgk nhận xét: “ Vội Vàng” là bài
thơ tiêu biểu nhất của XD trước CMT Tám?
HS: Phát biểu cá nhân, các HS khác thảo luận nhận
xét.
GV: Nhận xét, chốt lại.
GV: Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc- tìm hiểu bài

nhất trong các nhà thơ mới.
- Sau CM: Xuân Diệu nhanh chóng hòa
nhập với đất nước, với dân tộc, với nhân
dân nên gắn bó cuộc đời mình với CM.
- Xuân Diệu là một nghệ sĩ lớn, nhà văn
hóa lớn có sức sáng tạo dồi dào, mãnh
liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong
phú.
- Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ
khao khát giao cảm với đời: chân thật và
trần thế nhất, hồn thơ Xuân Diệu rất
nhạy cảm với thời gian, ông được mệnh
danh là “Ông hoàng thơ tình Việt Nam”

- Tác phẩm chính: (sgk)

2. Bài thơ Vội vàng:
- Xuất xứ: Vội vàng in trong tập Thơ
Thơ, xuất bản 1938, tập thơ đầu tay cũng
là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân
Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ
mới”.
- Bài thơ Vội vàng tiêu biểu cho sự bùng

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

16


Trêng PTDTNT Níc Oa
thơ(- Giọng đầu bài thơ say mê, náo nức
- Giọng đoạn tiếp: trầm, chậm, buồn
- Giọng đoạn cuối: hối hả, sôi nổi, cuống quýt.)
HS: Đọc bài thơ
H: Bài thơ chia làm mấy đoạn? Đặt tiêu đề cho
mỗi đoạn?
HS: Làm việc cá nhân và phát biểu ý kiến.
Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản
H: Em hãy cho biết vị trí, ý nghĩa, hình thức diễn
đạt và tư tưởng độc đáo của 4 câu mở đầu?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
GV: Gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất
cách cảm nhận.
- Thi nhân muốn tắt nắng, buộc gió: chính là ước

muốn ngăn thời gian, chặn sự già nua, tàn tạ để giữ
mãi hương sắc cho cuộc đời→ mọi giác quan của thi
nhân như rung lên để đón nhận mà hưởng thụ hương
sắc của trần gian.
- Bốn câu thơ đầu gói trọn cảm xúc và ý tưởng chủ
đạo của cả bài thơ nên nó có giá trị như 4 câu đề từ.
H: Hình ảnh thiên nhiên và sự sống quen thuộc
được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào?
Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của
XD về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
Nhà thơ giải bày cho cái ước muốn tưởng như
ngông cuồng của mình bằng một bức tranh tràn đầy
sinh lực, ngồn ngôn sức xuân, sắc xuân, hương
xuân, và tình xuân.
HS: Làm việc cá nhân, thống kê các hình ảnh, nhận
xét cách miêu tả và tâm trạng của tác giả.
GV: Nhận xét, chốt lại.
Bức tranh thiên nhiên mà thi sĩ vẽ ra quả thực là một
thiên đường đầy mật ngọt. Nó không tồn tại xa vời
trong hư ảo. Nó hiển diện với hơi thở, nhịp điệu
sống, nhịp tim, nhịp thở phập phồng. Nó ở ngay
trước mặt người, giữa c/s trần thế vui tươi, mời gọi
con người mở lòng mình để tận hưởng say sưa.
Bước chân chếch choáng men say bởi tình xuân dịu
ngọt ấy vẫn luôn bám riết lấy cuộc đời. Đây là lí do
để tác giả mở đầu bằng 4 câu thơ như vậy.

nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ Mới
nói chung, thơ XD nói riêng, tiêu biểu

cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong
NT thơ XD.
-Bố cục: chia làm 3 đoạn
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Tình yêu tha thiết của thi sĩ với thiên
đường nơi trần thế: (13 câu đầu)
- Kiểu câu: 5 chữ khẳng định
- Điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu
→Thể hiện một ước muốn táo bạo, mãnh
liệt, muốn ngự trị thiên nhiên, muốn đoạt
quyền tạo hoá.→ý tưởng mới lạ, độc đáo
thể hiện sự cách tân nghệ thuật và cá
tính sáng tạo.
- Ý tưởng : + tắt nắng
+ buộc gió
→ có vẽ ngông cuồng nhưng đó chính là
trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết, say
mê. Ngỡ là vô lí nhưng rất Xuân Diệu.
* Bức tranh thiên nhiên: Ong, bướm, hoa
lá, yến anh, và cả ánh bình minh rực rở
→ tất cả đang sung mãn, sức sống căng
đầy, tất cả đều có hiện hữu
* Tác giả cảm nhận thiên nhiên và sự
sống:
- Bằng cặp mắt xanh non của tuổi trẻ
- Cái nhìn vừa ngỡ ngàng, vừa say đắm.
* Tác giả ví von:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.


→ lối diễn đạt độc đáo, mới lạ.
=> Tác giả phát hiện và say sưa ca ngợi
một thiên đường ngay trên mặt đất với
bao nguồn hạnh phúc kỳ thú và qua đó
thể hiện một quan niệm mới: Trong thế
giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con
người giữa tuổi trẻ và tình yêu.

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

17


Trêng PTDTNT Níc Oa
H: Vì sao thi nhân đang vui bổng chợt buồn? hãy
phân tích để thấy được nét mới trong thơ Xuân
Diệu?
GV: Cho lớp hoạt động nhóm
HS: Hoạt động theo nhóm, cử đại diện trình bày.
GV: Trong thơ XD bước chân thời gian đã làm cho
mọi ý tưởng hằn lên quan điểm nhân sinh mới, vì
vậy mà tác giả luôn vội vàng, gấp gáp.
2. Cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về
H: Em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên thời gian:
trong đoạn thơ 3?
* Lý giải quy luật cuộc sống: (Mới)
- Xuân tới→ xuân qua
- Xuân còn non→ xuân sẽ già
- Xuân hết→ tôi mất

⇒ quy luật sự vận động của thời gian:
một đi không trở lại
* Rút ra chân lí:
Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
→ thời gian vô hạn, đời người hữu hạn
⇒ Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong
manh của kiếp người trong sự chảy trôi
nhanh chóng của thời gian.
“Còn trời đất chẳng còn tôi mãi…”
→ cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi
khoảnh khắc trôi qua là một mất mát, tàn
phai, phôi pha
=> cuộc sống trần gian đẹp như một
thiên đường, trong khi đó thời gian một
đi không trở lại, đời người ngắn ngủinên chỉ còn một cách là phải sống vội.
Cách kết thúc ở khổ thơ kết có gì đặc biệt?
3. Lời giục giã sống vội vàng, cuống
GV: Gợi ý, hướng dẫn
quýt của thi sĩ: (Mới)
HS: Làm việc cá nhân, trình bày.
* Thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm
trạng luyến tiếc trước cảnh chia phôi,
tiễn biệt của thời gian.
→ vì mang tâm lí sợ tàn phai.
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”
→Tâm trạng: day dứt, tiếc nuối…vì vậy
mà hối thúc, gấp gáp
* Đoạn kết:
- Giọng thơ sôi nổi, dồn dập:


Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

18


Trêng PTDTNT Níc Oa
+ Ta muốn ôm
+ Ta muốn riết
+ Ta muốn say
+ Ta muốn thâu…
→ NT điệp ngữ: biểu thị ao ước sống
H: Em có nhận xét gì về câu thơ cuối?
đến mãnh liệt của tác giả thanh cao
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
không tầm thường.
GV: Nhận xét, kết luận
- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
Quả thực, Xuân Diệu là một “nguồn sống dào dạt → thể hiện sự táo bạo, rất Tây của Xuân
chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này”
Diệu. Đó không phải là hành động thô
Hoạt động 3
thiển mà là niềm khát vọng muốn giữ lấy
H: Xuân Diệu đươc đánh giá là nhà thơ mới nhất cái vui của cuộc sống đến mức cuồng si.
trong các nhà thơ mới. Em hãy chỉ ra những 4/ Nghệ thuật
điểm mới trong bài thơ?
- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch
HS: Làm việc cá nhân, tổng kết
luận lí.
GV: Nhận xét, kết luận.
- Cách nhìn, cách cảm mới và những

sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ
- Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi
nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
5/ Ý nghĩa văn bản
Quan niệm nhân sinh, quan niệm
thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ
sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời.
IV. Củng cố:
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ để củng cố bài học
V. Dặn dò:
Học bài- chuẩn bị: Nghĩa của câu- chú ý: Nghĩa tình thái
VI. Rút kinh nghiêm:.................................................................................................................
Tiết thứ: 78

Ngày dạy:
NGHĨA CỦA CÂU

A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Nắm được nghĩa tình thái của câu, thực hành viết câu có sử dụng từ tình thái.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và đặt câu có nghĩa tình thái.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng câu Tiếng Việt đúng nghĩa của nó.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp- diễn giảng- phân tích trên mẫu
C. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Giáo án – chuẩn KTKN- Các mẫu VD
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013


19


Trêng PTDTNT Níc Oa
II. Kiểm tra bài cũ: Nghĩa sự việc của câu là gì? Cho ví dụ minh họa?
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, điều đó được tạo nên từ tính đa
nghĩa trong mỗi từ, việc sử dụng câu đúng với nghĩa của có thật không đơn giản, để làm giàu và
giữ gìn sự trong sáng của TV thì mỗi một cá nhân cần phải thấy rằng sử dụng câu, từ đúng
nghĩa là rất cần thiết, vậy câu có những thành phần nghĩa nào chúng ta tìm hiểu bài học hôm
nay...
b.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 3
III. Nghĩa tình thái:
GV: Diễn giảng: Khi đề cập đến sự việc 1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của
nào đó, người nói không thể không bộc lộ người nói với SV được nói đến trong câu:
thái độ, sự đánh giá của mình đối với SV * Xét các VD sgk
đó. Có nhiều thái độ đánh giá khác nhau...
H: Phân tích ND ở các ví dụ và cho biết * Các kiểu nghĩa tình thái:
có mấy kiểu nghĩa tình thái?
- Ngữ liệu 1 và 2: khẳng định tình chân thật
HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình của sự việc.
bày.
VD: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
GV: Bổ sung, kết luận
Thật được lên tiên- sướng lạ lùng.
- Ngữ liệu 3 và 4: Phỏng đoán sự việc với độ

tin cậy cao hay thấp.
VD: Trời lại phê: “Văn hay tuyệt”
Văn trần như thế chắc có ít
- Ngữ liệu 5 và 6: Đánh giá về mức độ hay số
lượng đối với một phương diện nào đó của sự
việc.
VD: Những áng văn con in cả rồi
- Ngữ liệu 7 và 8: Đánh giá sự việc có thực
hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
VD: Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
- Ngữ liệu 9, 10. 11: Khẳng định tính tất yếu,
sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
VD: Trời rằng không phải trời đày!
Trời định sai con một việc này.
GV diễn giảng: Người nói thường thể hiện 2. Tình cảm thái độ của người nói đối với
tình cảm, thái độ của mình đối với người người nghe:
nghe. Để nhận biết tình cảm, thái độ của * Xét các VD sgk
người nói đối với người nghe thi cần chú ý * Nhận xét:
các từ ngữ xưng hô, cảm thán, từ tình thái ở - Ngữ liệu 1 và 2: Tình cảm thân mật, gần gủi
cuối câu...
VD: Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?
H: Hãy nhận xét thái độ của người nói - Ngữ liệu 3: Thái độ bực tức, hách dịch

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

20


Trêng PTDTNT Níc Oa
với người nghe trong các ngữ liệu ở sgk?

HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
GV: Nhận xét, kết luận

VD: Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay
thì ai thương tao.
- Ngữ liệu 4: Thái độ kính cẩn
3. Tổng kết:
* Nghĩa của câu: là nội dung thông báo mà
H: Qua 2 tiết học, em hãy kết luận về câu biểu đạt.
nghĩa của câu?
* Nghĩa của câu thường có 2 thành phần:
HS: Làm việc cá nhân, kết luận
nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh
- Nghĩa sự việc: là nghĩa ứng với sự việc được
đề cập đến trong câu.
- Nghĩa tình thái: là nghĩa biểu thị thái độ, tình
cảm của người nói đối với sự việc và người
nghe.
* Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 4
IV. Luyện tập:
GV: Hướng dẫn, gợi ý
Giải bài tập: 1,2, 3 (sgk)
HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập.
IV. Củng cố: GV Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ và phần tổng kết để củng cố bài học.
V. Dặn dò:
Về học bài, chuẩn bị bài Tràng giang của Huy Cận.
VI. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Tiết thứ: 79
Ngày dạy:
TRÀNG GIANG
(Huy Cận)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức:- Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm
khao khát hoà nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương, đất nước.
-Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu, cảm thụ thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, yêu cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp- diễn giảng- thảo luận
C. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Giáo án- CKTKN- TLTK về tác giả, tác phẩm
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Vội vàng”? Nêu các đặc điểm mới trong bài thơ
của Xuân Diệu?
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013
21


Trêng PTDTNT Níc Oa
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: “Tràng giang” là sự đối lập, tương phản giữa thiên nhiên vũ trụ mênh mông với
sự sống nhỏ bé đơn chiếc, lạc lõng, mong manh, “Tràng giang” còn là tâm trạng cô đơn, còn là
niềm khao khát của nhà thơ Huy Cận trước cuộc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu điều ấy qua nội

dung của bài thơ...
b.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
I. Tìm hiểu chung:
GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn sgk
1. Tác giả: Huy Cận ( 1919- 2005)
H: Dựa vào sgk hãy khái quát vài nét cơ bản * Tên thật: Cù Huy Cận, quê: Hương
về tác giả Huy Cận?
Sơn- Hà Tỉnh
HS: Làm việc cá nhân, khái quát, những HS khác - Xuất thân trong một gia đình nhà Nho
nhận xét, thảo luận
nghèo
GV: nhận xét và chốt lại các ý kiến
- Là nhà thơ lãng mạn nhưng sớm đi theo
- Những chức vụ mà ông đã làm: Thứ trưởng bộ cách mạng và liên tục cống hiến cho sự
văn hoá, Bộ trưởng đặc trách công tác văn hoá nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng
NT…, ông được bầu vào vào viện sĩ Hàn Lâm đất nước.
thơ TG.
- Ở Huy Cân có sự kết hợp đẹp đẽ giữa
- Sự nghiệp thơ văn:
tài năng thơ ca với tấm lòng yêu nước,
+ Trước CM T8: HC trở thành một trong những yêu cách mạng.
nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới, bao
trùm thơ HC thời kì này nỗi buồn: Buồn trong * Sự nghiệp thơ văn: Có 2 giai đoạn
không gian, buồn trong thời gian, buồn trước - Trước Cách mạng tháng Tám: Tập Lửa
hiện tại, quay về quá khứ càng buồn, yêu thương Thiêng
cuộc sống, khao khát với cuộc sống: vì tho ông - Sau Cách mạng: Trời mỗi ngày lại
vừa trẻ, lại vừa già…

sáng, bài thơ cuộc đời…
+ Sau CMT8: HC vẫn nhạy cảm trước không - Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy
gian và thời gian nhưng không còn là giọng thơ tưởng, triết lí.
ảo nảo như trước nữa mà tràn ngập niềm vui: yêu → Huy Cận vừa là một nhà thơ lớn vừa
đời, yêu cuộc sống, yêu đất nước, yêu ND, vì thơ là một nhà hoạt động văn hóa, xã hội có
ông đã có sự hoà nhập trước c/s mới.
uy tín.
+ Huy Cận yêu thích thơ Đường, thơ ca VN và
chịu ảnh hưởng của văn học Pháp.
H: Em hãy giải thích từ Tràng giang? 2. Tìm hiểu bài thơ:
“Tràng” có nghĩa là dài, vậy tại sao tác giả a. Đọc bài thơ: Giọng buồn, trầm
không sử dụng nhan đề là Trường Giang?
b. Nhan đề bài thơ: Tràng Giang
HS: làm việc cá nhân,nhận xét
- Lúc đầu bài thơ có nhan đề: Chiều bên
GV: Giảng rõ, nhấn mạnh
sông→ nhan đề bài thơ gắn liền với bút
- Sử dụng Tràng giang mà không sử dụng pháp tả chân, thiên về miêu tả những
Trường giang là vì: tăng cảm xúc của tiêu đề, hình ảnh cụ thể, chân thực của sự vật.
cách hiệp vần “ ang” sẽ tạo được dư âm vang xa, - Sau đổi lại: Tràng giang→ thiên về cảm

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

22


Trêng PTDTNT Níc Oa
trầm lắng, mênh mang. Như vậy Tràng giang
không chỉ là con sông dài mà đó còn là con sông
mang ý nghĩa khái quát nỗi buồn mênh mang,

rợn ngợp của tâm trạng nhà thơ.
H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh
như thế nào? Xuất xứ?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
GV: Nhận xét, bổ sung
Trước CM T8 vào mỗi chiều chủ nhật, Huy Cận
thường có thú vui đi lên vùng Chèm, Vẽ để
ngắm cảnh Tây Hồ và sông Hồng. Một buổi
chiều thu 1939, tứ thơ Tràng giang đã hình thành
khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến chèm nhìn
ngắm cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước,
bốn bề bao la, vắng lặng và nghĩ về kiếp người
trôi nổi. Bài thơ được sáng tác và hoàn thành
sau 13 lần sửa bản thảo.
Hoạt động 2
H: Em hiểu thế nào về câu đề từ của bài thơ?
Câu đề từ có liên hệ gì đến tâm trạng và bức
tranh thiên nhiên trong bài thơ?
HS: Phân tích, giải thích
GV: Bổ sung giảng rõ.
Đối diện với cái vô cùng vô tận của không gian,
vô thuỷ vô chung của thời gian, con ngươi cảm
nhận thấm thía sự cô đơn, sự nhỏ nhoi của chính
mình, bơ vơ, lạc lỏng, đó là nổi niềm của cái tôi
nhà thơ.
H: Em có nhận xét gì nét NT trong khổ thơ 1
và tác giả đã miêu tả không gian nào? Không
gian này có đặc điểm gì?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
* Hình ảnh sóng gợn: nỗi buồn mênh mang trong

lòng tác giả trãi dài đến vô tận
- Sóng gợn buồn điệp điệp:→ gợi nỗi buồn
chồng chất, lớp lớp
- Sầu trăm ngã: nổi buồn tăng
GV: Nhận xét, bổ sung.
H: Trong không gian mênh mông ấy, em thấy
hiện lên những hình ảnh nào của cõi nhân
thế? Phân tích và cho biết sắc thái cảm xúc

xúc→ tràng giang là từ Hán Việt có
nghĩa sông dài
c. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
- In trong tập thơ “Lửa thiêng”
- Viết vào mùa thu 1939.

II. Đọc hiểu văn bản:
1. Lời đề từ của bài thơ:
“ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
- Là cảm xúc “bâng khuâng, nhớ” trước
khung cảnh thiên nhiên rộng lớn (trời
rộng, sông dài).
-> Một nỗi buồn phảng phất được gợi lên
bởi sự xa cách, chia li giữa trời và sông
“trời rộng nhớ sông dài”.
2. Khổ thơ 1:
* Không gian sông nước mênh mang:
- sóng gợn
- sầu trăm ngã
- lạc mấy dòng.
* NT: Tương phản


* Hình ảnh của cõi nhân thế:
- Con thuyền xuôi mái.
- Thuyền về nước lại
=> Tương quan đối lập

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

23


Trêng PTDTNT Níc Oa
được gợi lên từ mỗi hình ảnh?
HS: Thảo luận, phát biểu
- Con thuyền xuôi mái: con thuyền buông trôi
theo dòng nước → gợi sự trôi nổi, phó mặc đến
đâu thì đến.
- Thuyền về nước lại: thuyền- nước vận động
ngược chiều nhau → gợi nỗi sầu chia li, tan tác.
- Củi một cành khô lạc mấy dòng: một cành cây
đã chết, lạc giữa sông nước mênh mông → thể
hiện sự nhỏ nhoi, lạc loài.
GV: Mở rộng
- Bài thơ mở ra cảnh tượng sông nước mênh
mông, bát ngát và nỗi buồn dàn trãi đến vô tận,
giống như nỗi buồn âm thầm, da diết khôn nguôi.
- Đó là tâm lí tự nhiên của con người khi đứng
trước vũ trụ vô thủy, vô chung.
H: Ở khổ thơ này tác giả nói về vấn đề gì? Em
có nhận xét gì về từ ngữ mà tác giả sử dụng

trong khổ thơ?
HS: Xác định vấn đề, liệt kê các từ ngữ, phân
tích.
GV: Gỉang rõ, kết lụân

Không gian “tràng giang bao la” >< thế
giới nhân sinh bé nhỏ, đơn côi → ba câu
đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên
hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh,
trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh
mông gợi cảm giác buồn, cô dơn, xa
vắng, chia lìa.
-Củi một cành khô lạc mấy dòng: hình
ảnh đời thường->nét hiện đại.
=>gợi cảm nhận về thân phận của
những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa
dòng đời.

3. Khổ thơ 2:
* Vừa cảm nhận về cuộc sống vừa cảm
nhận về thiên nhiên
- Về cuộc sống:
+ cảnh buổi chiều vắng lặng, buồn.
+ âm thanh cuộc sống mơ hồ, xa xăm.
→ cuộc sống thiếu sinh khí, không sôi
động, rất yếu ớt.
- Về thiên nhiên:
+ NT tạo hình độc đáo tạo nên không
gian đa chiều
+ NT đối lập: cái hữu hạn và cái vô hạn

(: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ,
trời chót vớt, bến cô liêu.. )
→ Tất cả làm cho cảnh vật chìm sâu vào
tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh
H: Bức tranh tràng giang ở khổ thơ 3 ntn? 4. Khổ thơ 3:
Tác giả có thái độ như thế nào trước cuộc - Bèo dạt…hàng nối hàng
sống?
- Không cầu
GV: Gợi ý, hướng dẫn
- Không một chuyến đò ngang.
HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu ý kiến
→ gần gủi nhưng mong manh, hờ hững,
Tâm hồn bơ vơ của Huy Cận đang tìm đến với trống vắng và chia lìa hơn.
dấu hiệu gần gủi của cuộc sống để thể hiện sự
giao cảm nhưng những dấu hiều đó không có mà
chỉ có sự chuyển động vô tận, mơ hồ, vô định
H: Em hãy nhận xét nét NT ở khổ thơ cuối và 5. Khổ thơ cuối:

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

24


Trêng PTDTNT Níc Oa
tình cảm của tác gỉ ở khổ thơ cuối ntn?
HS: Nhận xét, phát biểu ý kiến.
GV: Bình tứ thơ và nêu đặc điểm cổ điển trong
khổ thơ.
Đó là nỗi buồn của thế hệ thanh niên, trí thức
trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế

tắc → nỗi buồn trong sáng, nỗi buồn từ lòng yêu
nước kín đáo của nhà thơ.

* Hai câu đầu: là bức tranh phong cảnh
kỳ vĩ, nên thơ mang đặc điểm của NT thơ
cổ điển được thể hiện qua các hình ảnh:
mây trắng, cánh chim chiều→ mang dấu
ấn tâm trạng của tác giả: sự mênh mông,
hiu quạnh
* Hai câu kết: trực tiếp bộc lộ tấm lòng
thương nhớ quê hương tha thiết của Huy
Cận. Hai câu thơ đã đưa người đọc trở về
với tứ thơ Đường luật→ tạo nên sự cổ
kính cho bài thơ.
6/ Nghệ thuật
Hoạt động 3
- Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển
HS: Khái quát NT, ý nghĩa của bài thơ
và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái
GV: Bổ sung, kết luận
tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm
xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu
tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị
biểu cảm.
7/ Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi
sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng
lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc
đời và lòng yêu quê hương đất nước tha

thiết của tác giả.
IV. Củng cố:
GV gọi HS đọc ghi nhớ để củng cố bài học
V. Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ- chuẩn bị bài Thao tác lập luận bác bỏ
VI. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................
Tiết thứ: 80
Ngày dạy:
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
Biết cách lập luận bác bỏ trong văn nghị luận
2. Kỹ năng: -Nhận diện và chỉ ra tính hợp lý, nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản.
-Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến.
3.Thái độ: Có ý thức chống lại cái sai- bảo vệ cái đúng trong học tập và trong cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp- diễn giảng- thảo luận
C. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên: Giáo án- CKTKN- Các ví dụ, bài tập mẫu

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 11- N¨m häc : 2012- 2013

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×