Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Bài giảng đường lối cách mạng việt nam tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.64 KB, 125 trang )

TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(Dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh)
THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
I. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

1. Kiến thức
(1). Nắm vững được điều kiện lịch sử, quá trình ra đời tất yếu của Đảng –
chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.
(2.) Hiểu nội dung cơ bản của mỗi đường lối và một số chính sách của
Đảng trong quá trình cách mạng Việt Nam.
(3). Đánh giá đường lối và hiệu quả thực hiện đường lối.
2. Kỹ năng
(1). Rèn luyện năng lực tư duy độc lập trong nghiên cứu đường lối cách
mạng của Đảng.
(2). Hình thành duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá
những vấn đề liên quan đến môn học. Từ đó, vận dụng kiến thức đã học để chủ
động, tích cực nhận thức những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
(3). Rèn luyện kỹ năng viết, có kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm
và trình bày kết quả nghiên cứu.
3. Thái độ
(1) Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
(2) Quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối cách mạng của Đảng.
(3) Có thái độ nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong nhận
thức về cuộc sống, xã hội, tự rèn luyện bản thân trở thành người có phẩm chất ,
bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trình độ chuyên môn tốt; hình thành tình
cảm, niềm tin vào con đường cách mạng mà dân tộc ta đã lựa chọn.
1



II. THỜI LƯỢNG VÀ CÁC MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

1. Thời lượng
Gồm 45 tiết (03 tín chỉ), thực hiện theo nguyên tắc chia tổng số tiết như sau:
- Giảng lý thuyết: 30 tiết.
- Thảo luận trên lớp: 12 tiết.
- Tự học: 03 tiết.
2. Môn học tiên quyết
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
III. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

Môn học bao gồm 8 chương, là một hệ thống tri thức về quá trình hoạch
định đường lối của Đảng, gắn liền với những hoạt động đa dạng, phong phú,
nhằm thực hiện đường lối của Đảng, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời (1930) cho đến nay.
Môn học trình bày một cách khách quan, có hệ thống quá trình ra đời của
Đảng – chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam và đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam, các biện pháp, giải pháp trong tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó,
so sánh với yêu cầu thực tiễn, thông qua sự kiểm nghiệm của thực tiễn để đánh
giá đường lối của Đảng; khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế
trong quá trình hoạch định, thực hiện đường lối, từ đó làm rõ những nguyên tắc,
những quy luật khách quan chi phối quá trình Đảng hoạch định, thực hiện đường lối.
IV. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương mở đầu
NHẬP MÔN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
- Khái niệm “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
- Đối tượng nghiên cứu của môn học.
2


2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ sự ra đời tất yếu của ĐCSVN.
- Làm rõ quá trình hình thành, nội dung, sự bổ sung, điều chỉnh, phát triển
và kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng.
II. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học
1. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận.
- Phương pháp nghiên cứu.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học.
- Ý nghĩa thực tiễn.
Chương I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ CƯƠNG LĨNH
CÁCH MẠNG ĐẦU TIÊN (1920-1930)

I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
- Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó.
- Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản.
2. Hoàn cảnh trong nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp.
- Sự phân hóa xã hội và các mâu thuẫn của xã hội thuộc địa Việt Nam.
II. Nguyễn Ái Quốc và quá trình vận động thành lập Đảng

1. Cuộc khủng hoảng con đường cứu nước
- Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến.
- Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản.
2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước (1911-1920)
Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

3


- Những bước phát triển nhận thức trong quá trình tìm đường cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc.
3. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối giải
phóng dân tộc vào Việt Nam (1920-1930)
- Hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái
Quốc những năm 20 (XX).
- Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) và phong trào
“vô sản hóa” (1928).
4. Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và
các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời
- Phong trào công nhân chuyển sang tự giác.
- Sự ra đời của các tổ chức cộng sản.
III. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
1. Hội nghị thành lập Đảng và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
- Hội nghị thành lập Đảng.
- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Khái quát nội dung Cương lĩnh.
- Tính độc đáo, sáng tạo của Cương lĩnh.
- Kết luận.
Chương II. ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945)

I. Quá trình hình thành đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1939)
1. Bối cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới.
- Tình hình trong nước.
2. Nhận thức và quan điểm của Đảng về những nội dung cơ bản của
cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930-1939
- Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
4


- Về vấn đề lực lượng trong đấu tranh giành chính quyền.
- Về phương pháp cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền.
II. Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1939-1941)
1. Bối cảnh ra đời đường lối
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Chính sách cai trị thời chiến của Nhật – Pháp ở Đông Dương.
2. Xác định, hoàn thiện đường lối
- Hội nghị Trung ương 6 (11-1939): Xác định đường lối.
- Hội nghị Trung ương 7 (11-1940): Bổ sung đường lối.
- Hội nghị Trung ương 8 (5-1941): Hoàn thiện đường lối.
III. Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh đường lối và tiến hành thắng lợi
Cách mạng tháng Tám (1945)
1. Bổ sung, hoàn chỉnh đường lối
- Xây dựng lực lượng mọi mặt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
- Những chuyển biến mới của tình hình.
- Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945).
- Hội nghị Tân trào (13-9-1945) và Đại hội quốc dân Tân trào (16-9-1945).
2. Tiến hành thắng lợi Cách mạng tháng Tám (1945)
- Khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa.
- Cách mạng tháng Tám thắng lợi.

- Ý nghĩa của đường lối.
Chương III. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ
ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)

I. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp
Mỹ (1945-1954)
1. Bối cảnh ra đời và quá trình hình thành đường lối kháng chiến
(1945-1947)
- Bối cảnh ra đời đường lối kháng chiến.
5


- Quá trình hình thành đường lối kháng chiến.

6


2. Nội dung đường lối kháng chiến
- Mục tiêu, tính chất của kháng chiến.
- Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính.
- Triển vọng của cuộc kháng chiến.
3. Quá trình bổ sung, hoàn chỉnh đường lối (1948-1954)
- Bổ sung đường lối trong những năm 1948-1950
- Đại hội II của Đảng (2-1951) và các Hội nghị Trung ương (khóa II) tiếp
tục bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến.
4. Tiến hành thắng lợi kháng chiến chống Pháp và ý nghĩa của đường lối
- Tiến hành thắng lợi kháng chiến chống Pháp
- Ý nghĩa của đường lối kháng chiến.
II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc
(1954- 1975)

1. Bối cảnh hình thành đường lối (1954-1960)
- Tình hình thế giới.
- Tình hình trong nước.
- Yêu cầu đặt ra cho cách mạng Việt Nam
2. Quá trình hình thành đường lối (1954-1960)
- Chủ trương củng cố miền Bắc.
- Chủ trương giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở miền Nam.
3. Nội dung và ý nghĩa đường lối
- Đại hội III (9-1960) của Đảng và nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ
- Ý nghĩa đường lối.
4. Quá trình bổ sung, hoàn chỉnh và thực hiện thắng lợi đường lối
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1961-1975)
- Bổ sung, hoàn chỉnh đường lối (1961-1975).
- Thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước theo đường
lối của Đảng.
7


Chương IV. ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986- NAY)

I. Quá trình hình thành, bổ sung đường lối công nghiệp hóa XHCN
gắn với thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp (1960-1986)
1. Tính tất yếu và mục tiêu của công nghiệp hóa
- Tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với các quốc gia đang phát triển.
- Mục tiêu của công nghiệp hóa.
2. Đường lối công nghiệp hóa XHCN được hình thành và từng bước bổ
sung (1960 -1986)
- Đường lối CNH được từng bước hình thành (1960-1975).
- Những điều chỉnh quan trọng trong đường lối CNH trong những năm

1976- 1986.
- Hạn chế của đường lối CNH trước 1986.
II. Đổi mới, điều chỉnh đường lối công nghiệp hoá (1986 - nay)
1. Đổi mới, điều chỉnh đường lối
- Bước 1: Đổi mới đường lối CNH trong những năm 1986-1994.
- Bước 2: Bổ sung đường lối CNH từ năm 1996- 2001.
- Bước 3: Điều chỉnh đường lối từ năm 2001- nay.
2. Tổng quát về nội dung cơ bản của đường lối công nghiệp hóa, hiện
đại hóa thời kỳ đổi mới
- Mục tiêu CNH.
- Quan điểm CNH.
- Định hướng CNH.
- Kết luận.
3. Chủ trương, biện pháp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
- Chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Biện pháp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

8


4. Quan hệ giữa CNH, HĐH rút ngắn với từng bước phát triển kinh tế
tri thức
- Chủ trương.
- Một số giải pháp lớn.
III. Kết quả thực hiện và ý nghĩa đường lối công nghiệp hóa
1. Kết quả
- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật.
- Về cơ cấu kinh tế.
- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
2. Hạn chế và nguyên nhân.

- Hạn chế.
- Nguyên nhân hạn chế.
3. Ý nghĩa đường lối CNH
- Ý nghĩa lý luận.
- Ý nghĩa thực tiễn.
Chương V. CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 – NAY)

I. Cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới và khuyết tật
1. Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế
- Khái niệm cơ chế quản lý.
- Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế.
- Các loại hình cơ chế quản lý kinh tế.
2. Đặc điểm cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và khuyết tật của nó
- Đặc điểm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
- Khuyết tật của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
3. Những đột phá đầu tiên trong đổi mới tư duy về cơ chế quản lý kinh
tế của Đảng(1979-1986)
- Bước 1: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (8-1979).
9


- Bước 2: Chỉ thị 100, Quyết định 25 CP, 26CP của Chính phủ (1981).
- Bước 3: Đại hội V của Đảng (1982).
- Bước 4: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (6-1985).
II. Chủ trương xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN thời
kỳ đổi mới (1986- nay)
1. Khái niệm thị trường và kinh tế thị trường
- Khái niệm thị trường.

- Khái niệm kinh tế thị trường.
2. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường của Đảng (1986-2008)
- Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường của Đảng.
- Khái quát những chuyển biến cơ bản trong tư duy lý luận kinh tế của Đảng.
- Kết luận.
3. Mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam
- Những nội dung cơ bản của mô hình kinh tế thị trường định hướng CNXH.
- Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
4. Tiếp tục tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
(2008 – nay)
- Mục tiêu và quan điểm cơ bản.
- Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
III. Tác động của chủ trương xây dựng kinh tế thị trường định hướng
XHCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
1. Thành tựu
- Về kinh tê.
- Về phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Về vị trí, vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
- Hạn chế, yếu kém.
10


- Nguyên nhân.
3. Ý nghĩa của việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN và một số vấn đề nảy sinh từ thực tiễn
- Ý nghĩa của việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
- Một số vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.

Chương VI. CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986- NAY)

I. Xây dựng hệ thống chính trị trước đổi mới (1975-1985)
1. Hệ thống chính trị và cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam
- Hệ thống chính trị.
- Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam.
2. Quá trình xây dựng hệ thống chính trị trước đổi mới
- Hoàn cảnh lịch sử.
- Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản nước ta.
- Đặc điểm của hệ thống chính trị trước đổi mới.
- Thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế quá trình xây dựng hệ thống
chính trị trước đổi mới.
II. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới (1986- nay)
1. Quá trình đổi mới nhận thức về xây dựng hệ thống chính trị
- Nhu cầu cấp thiết đổi mới hệ thống chính trị.
- Nhận thức mới về xây dựng hệ thống chính trị.
2. Xây dựng các thiết chế trong hệ thống chính trị
- Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
- Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
4. Quá trình xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới, thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân
- Quá trình xây dựng hệ thống chính trị
11


- Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân
Chương VII. ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986- NAY)


I. Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa
1. Xây dựng nền văn hóa trước đổi mới
- Khái niệm “Văn hóa”.
- Quan điểm xây dựng nền văn hóa mới.
- Kết quả xây dựng nền văn hóa trước đổi mới.
2. Phát triển đường lối văn hóa thời kỳ đổi mới
- Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về xây dựng nền văn hóa thời
kỳ đổi mới.
- Nội dung đường lối xây dựng và phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới.
3. Kết quả xây dựng nền văn hóa thời kỳ đổi mới
- Thành tựu.
- Hạn chế và nguyên nhân.
II. Chính sách xã hội
1. Chính sách xã hội trước đổi mới
- Đặc điểm của chính sách xã hội trước đổi mới.
- Kết quả thực hiện chính sách xã hội trước đổi mới.
2. Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về chính sách xã hội
(1986- nay)
- Nhu cầu đổi mới chính sách xã hội.
- Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về đổi mới chính sách xã hội.
3. Quan điểm, biện pháp giải quyết một số vấn đề xã hội
- Quan điểm.
- Biện pháp.
4. Kết quả thực hiện chính sách xã hội thời kỳ đổi mới
- Thành tựu.
12


- Hạn chế.

- Nguyên nhân.
Chương VIII. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ ĐÔI MỚI (1986- NAY)
I. Đường lối đối ngoại phục vụ khôi phục, phát triển kinh tế và bảo vệ
Tổ quốc (1975-1985)
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời đường lối
- Tình hình thế giới
- Tình hình trong nước
2. Nội dung đường lối
- Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại.
- Chính sách đối ngoại.
3. Kết quả thực hiện đường lối
- Thành tựu
- Hạn chế và nguyên nhân
II. Đường lối đối ngoại đổi mới phục vụ công cuộc xây dựng CNXH
(1986 – nay)
1. Nhu cầu cấp thiết đổi mới đường lối đối ngoại
- Những thay đổi to lớn trên thế giới, thời cơ và thách thức
- Tình hình đất nước và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam
2. Các giai đoạn phát triển nhận thức của Đảng về đối ngoại
- Giai đoạn 1986-1995
- Giai đoạn 1996- nay
3. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng
- Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo
- Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập
kinh tế quốc tế
4. Kết quả thực hiện đường lối
- Thành tựu
13



- Hạn chế và nguyên nhân
V. HỌC LIỆU (xếp theo thứ tự ưu tiên)

1. Học liệu bắt buộc
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không
chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam (dành cho các trường đại học và cao đẳng), tái bản lần thứ nhất, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
3. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Quá
trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
2. Học liệu tham khảo
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập (54 tập), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại
hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Lê Mậu Hãn (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam, các Đại hội và Hội nghị
Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng
kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
9. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng
kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

14



10. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên, 2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương 1930-2002, Nxb. Lao
động.
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Trọng số 0,2.
- Ít nhất có hai đầu điểm trở lên.
2. Kiểm tra đánh giá định kỳ
- Trọng số 0,3.
- Ít nhất có hai đầu điểm trở lên
- Cộng điểm thưởng, phạt (do giảng viên quy định tiêu chí thưởng,
phạt cụ thể, dựa trên quy chế đào tạo), không lớn hơn 1 điểm.
3. Thi cuối kỳ
- Trọng số 0,5.
- Đề thi mở, ít nhất có 50% kiến thức ngoài giáo trình.
NỘI DUNG
Chương mở đầu
NHẬP MÔN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU
Sinh viên cần nắm vững những vấn đề sau:
- Nội dung khái niệm “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam” và đối tượng của môn học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học, cơ sở phương pháp luận và các
phương pháp nghiên cứu.
- Ý nghĩa của việc học tập môn học (ý nghĩa lý luận và thực tiễn).
B. NỘI DUNG

I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu
15


• Khái niệm “đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”
Khái niệm “Đường lối”
- Là chuẩn tắc cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ, phương châm, lực
lượng, phương thức tổ chức thực tiễn về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã
hội, tư tưởng, tổ chức... do một nhà nước, một chính đảng, một tổ chức chính trị
xã hội vạch ra, nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định trong một thời kỳ nhất định.
- Căn cứ vào phạm vi và nội dung, có thể phân loại thành đường lối đường
lối chung và đường lối trên các lĩnh vực cụ thể (chính trị, quân sự, văn hóa…).
- Đường lối là cơ sở để hoạch định chính sách, đề ra biện pháp thực hiện
trên mọi lĩnh vực hoặc một lĩnh vực nhất định. Đường lối đúng là một trong
những nhân tố quyết định sự phát triển thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực, hoặc
từng lĩnh vực hoạt động của một nhà nước, một chính đảng, quyết định vị trí của
nhà nước, của chính đảng đó đối với quốc gia dân tộc. Hoạch định đường lối là
công việc quan trọng hàng đầu của một nhà nước, một chính đảng.
-Đường lối đúng đắn là kết quả của một quá trình nghiên cứu tìm tòi vận
dụng lý luận vào thực tiễn, từ thực tiễn tổng kết thành lý luận, xây dựng thành
đường lối, thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm, bổ sung và hoàn thiện đường lối.
Khái niệm “Đường lối cách mạng của Đảng CSVN”
- Là hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng về mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và các biện pháp, giải pháp trong tổ
chức thực hiện.
- Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị
quyết, chỉ thị ... của Đảng.
• Đối tượng nghiên cứu

- Sự ra đời của Đảng và hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam (từ
CMDTDCND đến CMXHCN).
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
16


- Làm rõ sự ra đời tất yếu của ĐCSVN - chủ thể hoạch định đường lối
cách mạng Việt Nam.
- Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả thực hiện đường lối
cách mạng của Đảng, trong đó chú trọng đến một số đường lối, chủ trương quan
trọng, nổi bật thời kỳ đổi mới
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC

1. Phương pháp nghiên cứu
• Cơ sở phương pháp luận
- Là chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận
của Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng
• Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng
hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa...
2. Ý nghĩa của việc học tập môn học
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về
đường lối của Đảng trong CMDTDCND và CMXHCN, chú trọng một số đường
lối, chủ trương quan trọng của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
- Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng
phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách
nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.
- Sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích

cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… theo đường lối, chính
sách của Đảng.

17


Chương I
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ CƯƠNG LĨNH
CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN (1920-1930)
A. MỤC TIÊU
Sinh viên cần nắm được những nội dung chủ yếu sau:
- Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với đặc điểm nổi bật
là CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; chính sách xâm lược thuộc
địa của CNĐQ và tác động của nó đối với Việt Nam.
- Sự chuyển biến về kinh tế, chính trị- xã hội Việt Nam dưới tác động của
chính sách thống trị của thực dân Pháp, mà sự thay đổi về kết cấu giai cấp đã tạo
cơ sở xã hội quan trọng cho sự ra đời của ĐCSVN sau này.
- Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
diễn ra sôi nổi theo nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Tuy nhiên, sự thất bại của
các phong trào yêu nước đã đẩy Việt Nam vào một cuộc khủng hoảng về đường lối cứu
nước, mà thực chất là khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên phong đối
với xã hội.
- Sự lựa chọn con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của ĐCSVN và phong trào
cách mạng theo khuynh hướng vô sản.
- Hội nghị thành lập Đảng, nội dung của các văn kiện được thông qua
trong Hội nghị và ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
B. NỘI DUNG
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
• Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó
- Chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (ĐQCN).
- Bản chất của CNĐQ là chiến tranh, là xâm lược thuộc địa.

18


- Các nước đế quốc lớn như: Mỹ, Anh, Pháp… đã xâm chiếm hầu hết các
nước nhỏ, yếu trên thế giới và biến các nước này thành thuộc địa của họ (70%
dân số thế giới hoặc chịu ảnh hưởng hoặc nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân).
- Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, Châu Phi và Châu Á là đối tượng xâm
lược chủ yếu của CNTB Phương Tây. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa.
- Sự xâm chiếm, khai thác, nô dịch và thống trị thuộc địa tàn bạo của
CNĐQ làm cho:
+ Đời sống nhân dân các nước thuộc địa trở nên cùng cực.
+ Quan hệ xã hội của các nước thuộc địa bị thay đổi căn bản, các nước
thuộc địa bị cuốn vào con đường tư bản thực dân.
+ Mâu thuẫn giữa các nước xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ (2
mâu thuẫn chủ yếu: Đế quốc với đế quốc; thuộc địa với đế quốc), sự phản ứng
của các nước thuộc địa ngày càng gay gắt.
+ Chống CNĐQ, giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa trở thành một
nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới, nhất là các nước châu Á, trong
đó có Việt Nam.


Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin

- Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát

triển mạnh, cần thiết phải có hệ thống lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc
đấu tranh chống CNTB. Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của ĐCS, có sức ảnh hưởng to lớn,
lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân, những thành phần ưu tú, tích cực ở
những nước tự thuộc địa vào phong trào cộng sản.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là một tiền đề lý luận dẫn tới sự ra đời của ĐCS,
đã chỉ rõ: Muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh, giai cấp công nhân
phải lập ra ĐCS để đáp ứng yêu cầu khách quan trong cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân chống áp bức bóc lột.
19


- Tư tưởng về ĐCS của chủ nghĩa Mác-Lênin đã ảnh hưởng to lớn, trực
tiếp đến phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và sự hình thành các tổ chức
cộng sản quốc tế như: Quốc tế I (1864-1872), Quốc tế II (1880-1914), Quốc tế
III (1919); đồng thời là một trong những cơ sở quan trọng dẫn tới sự ra đời của
các ĐCS ở nhiều nước trên thế giới.
- Ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của ĐCSVN.


Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

Cách mạng Tháng Mười Nga ( 7-11-1917):
- Đã làm biến đổi căn bản tình hình thế giới. Nó không chỉ tác động sâu
sắc đến phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản, mà còn lan toả sâu rộng
tới các nước thuộc địa, cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng mình.
- Làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước TBCN Phương Tây và
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Phương Đông có quan hệ
mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung- CNĐQ.

- Là bằng chứng chứng minh rằng chủ nghĩa Mác- Lênin đã trở thành hiện
thực và được truyền bá rộng rãi.
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản III (3-1919):
- Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế.
- Dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các ĐCS: ĐCS Mỹ (1919), ĐCS Anh,
Pháp (1920), ĐCS Trung Quốc, ĐCS Mông Cổ (1921)…
- Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố. Luận
cương đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng cho các dân tộc bị áp bức.
2. Hoàn cảnh trong nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
• Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam
Về chính trị
20


- Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế điển hình:
+ Đàn áp các phong trào và hành động yêu nước, bóp nghẹt mọi quyền tự
do, dân chủ.
+ Cai trị trực tiếp bằng hệ thống chính quyền do người Pháp nắm, đồng
thời vẫn duy trì chính quyền phong kiến và tay sai làm chỗ dựa, mọi quyền hành
đều trong tay người Pháp.
+ Dùng chính sách chia để trị. Thực dân Pháp chia rẽ ba nước Đông
Dương, xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ chính trị thế giới, lập ra
xứ Đông Dương thuộc Pháp. Ở Việt Nam, Pháp thực hiện chia rẽ giữa ba kỳ và
chia rẽ người Kinh với các dân tộc khác; giữa miền xuôi - miền núi; giữa các tôn giáo...
Về kinh tế
- Thi hành chính sách kinh tế phản động, bóc lột nặng nề:
+ Một mặt duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu. Mặt khác,
thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất TBCN, để dễ bề bóc lột.

+ Thực hiện chính sách độc quyền, đặc biệt trong các ngành kinh tế cho
lợi nhuận cao: độc quyền xuất nhập khẩu, khai thác dầu mỏ, giao thông, ngân
hàng, cho vay nặng lãi, muối, rượu, thuốc phiện…
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá cho tư bản chính quốc và biến nền
kinh tế Việt Nam trở thành phụ thuộc.
+ Vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động bằng nhiều hình thức thuế khoá
nặng nề, vô lý.
Tóm lại, chúng kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu, làm
cho kinh tế nước ta bị phụ thuộc và phát triển què quặt.
Về văn hoá
- Kìm hãm, nô dịch về văn hoá. Sử dụng chính sách “ Ngu dân dễ trị”:
+ Khuyến khích văn hoá độc hại, xuyên tạc lịch sử và giá trị văn hóa Việt
Nam, gây tâm lý “vong bản tự ti”.
+ Bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hoá tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam.
21


+ Dùng rượu cồn, thuốc phiện… ru ngủ các tầng lớp nhân dân, phát triển
mê tín dị đoan.
• Tóm lại, dưới danh nghĩa những người đi khai hoá văn minh, thực dân
Pháp đã thực hiện ở Việt Nam một chế độ cai trị hà khắc, nhằm nô dịch nhân dân
ta về chính trị, văn hoá và bóc lột về kinh tế. Mặc dù vậy, sự thống trị của người
Pháp từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX về khách quan đã tạo nên sự chuyển
biến xã hội, giai cấp của Việt Nam


Sự phân hóa xã hội và các mâu thuẫn của xã hội thuộc địa Việt Nam

Sự phân hóa xã hội
Xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc, kết cấu giai cấp thay đổi:

- Giai cấp nông dân:
+ Là giai cấp đông đảo nhất, chiếm tới hơn 90%, dân số.
+ Bị bóc lột nặng nề, bần cùng hoá và phân hoá sâu sắc, mang mối thù sâu
nặng với đế quốc và phong kiến.
+ Tuy vậy, đây là giai cấp đại diện cho một phương thức sản xuất lạc hậu,
manh mún, trình độ nhận thức hạn chế, nên không thể tự vạch ra đường lối đúng
đắn để tự giải phóng và không thể lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhưng họ là
lực lượng đông đảo, không thể thiếu và cực kỳ quan trọng, là động lực chủ yếu
của cách mạng và chỉ khi đi cùng với giai cấp tiên tiến hơn mới phát huy được
sức mạnh tiềm tàng của mình.
- Giai cấp địa chủ, phong kiến
Những thế kỷ trước, giai cấp này đã có vai trò nhất định đối với lịch sử
dân tộc. Nhưng từ thế kỷ XVII trở đi, giai cấp này đánh mất dần vai trò lịch sử
của mình bằng sự thoả hiệp và cấu kết làm tay sai cho thực dân Pháp xâm lược.
Dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, giai cấp
địa chủ, phong kiến chia làm hai bộ phận:
+ Tầng lớp trên:
Được thực dân Pháp dung dưỡng, tiếp sức.
22


Bộc lộ rõ bộ mặt phản động, làm tay sai cho thực dân Pháp, ra sức bóc lột
nông dân, kìm hãm sự phát triển của LLSX trong nước, không có ý thức dân tộc.
Đây là đối tượng của cách mạng, cần phải đánh đổ.
+ Địa chủ vừa và nhỏ:
Bị đế quốc chèn ép.
Có lòng yêu nước, nên có thể lôi kéo họ đi theo cách mạng.
Đây là lực lượng cách mạng có điều kiện, đấu tranh trong chừng mực nhất định.
- Giai cấp tư sản
Ra đời muộn, trong chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp,

trước chiến tranh chỉ là một bộ phận nhỏ. Cũng bị phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tư sản dân tộc:
Có tiềm lực kinh tế nhỏ, do có quyền lợi kinh tế, chính trị mâu thuẫn với
đế quốc; hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến, hải sản...
Bị đế quốc chèn ép, phong kiến căm ghét.
Căm ghét đế quốc, có tinh thần dân tộc, dân chủ khá cao
Nhưng có thái độ hai mặt: một mặt, có tinh thần cách mạng, chống đế
quốc, phong kiến, tán thành độc lập dân tộc. Mặt khác, có tư tưởng cải lương.
Đây là lực lượng cách mạng có điều kiện.
+ Tư sản mại bản
Là bộ phận có quyền lợi kinh tế, chính trị gắn chặt với thực dân, đế quốc,
nên chúng là kẻ thù của dân tộc.
- Tiểu tư sản
+ Bao gồm trí thức, học sinh, sinh viên, tiểu thương, tiểu chủ, thầy khoá,
thầy thông, thầy ký, giáo chức, những người buôn bán nhỏ….
+ Họ có cuộc sống bấp bênh, luôn bị thực dân chèn ép, bóc lột.
+ Nhưng họ có sự nhạy bén về chính trị, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ,
hăng hái tham gia cách mạng
+ Có tinh thần dân tộc cao, khát khao độc lập, tự do.
23


+ Nhưng họ chỉ là tầng lớp trung gian trong kết cấu xã hội mới; dao dộng
trước khó khăn, kém bền bỉ, có hạn chế dễ thoả hiệp, lập trường giai cấp không
vững vàng, dễ thay đổi.
+ Đây là lực lượng đồng minh quan trọng của cách mạng.
- Giai cấp công nhân
+ Giai cấp này ra đời do chính sách khai thác thuộc địa của thực Pháp, ,
phát triển nhanh sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ xuất thân chủ yếu từ nông
dân, bị bần cùng hoá, bị cướp ruộng đất, xô đẩy vào con đường không lối thoát,

phải bán sức lao động.
+ Ngoài đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới, họ còn có đặc
điểm riêng, đặc trưng của giai cấp công nhân Việt Nam:
Ra đời trước giai cấp tư sản.
Chịu ba tầng áp bức. Họ vừa là người đại diện cho lợi ích của toàn thể
dân tộc, vừa đại diện cho quyền lợi của toàn thể các giai cấp khác.
Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ mật thiết, máu thịt với
nông dân nên dễ hình thành liên minh công- nông.
Vừa là người dân mất nước, vừa là người làm thuê.
Là giai cấp thuần nhất, thống nhất.
Sinh ra và lớn lên ở đất nước giầu truyền thống cách mạng, nên đã được
hun đúc chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Tính chất và mâu thuẫn của xã hội thuộc địa Việt Nam
- Tính chất xã hội thay đổi:
+ Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm thay đổi tính chất xã hội
Việt Nam.
+ Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã trở thành xã hội
thuộc địa nửa phong kiến.
- Mâu thuẫn xã hội thay đổi:

24


+ Mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng xã hội Việt Nam phong kiến là mâu
thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến không mất đi mà vẫn tiếp tục tồn tại.
+ Hình thành mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
với thực dân Pháp xâm lược.
+ Hai mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau, trong đó mâu thuẫn bao trùm, gay
gắt, cơ bản, chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và
tay sai. Thái độ, vị trí các giai cấp ở Việt Nam đều bị mâu thuẫn này chi phối.

II. NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG

1. Cuộc khủng hoảng con đường cứu nước


Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến

Phong trào Cần Vương (1885-1896):
- 5-7-1885, Thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết đánh toà khâm sứ
Trung Kỳ. Bị thất bại, ông đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Tân Sở, Quảng Trị.
- Tại đây, ngày 13-7-1885, nhà Vua xuống chiếu Cần Vương. Phong trào
“Phò vua, cứu nước” nhanh chóng lan ra nhiều vùng ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
- Ngày 1-11-1885, Vua bị bắt, nhưng phong trào yêu nước còn kéo dài đến
đầu thế kỷ XIX.
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913):
- Phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Hoàng
Hoa Thám, ở vùng rừng núi Yên Thế- địa bàn trọng yếu về mặt quân sự. Phong
trào kéo dài gần 30 năm, song cũng không giành được thắng lợi
- Kết luận: Mặc dù chiến đấu rất anh dũng, nhưng cuối cùng các phong
trào đều bị dập tắt. Sự thất bại này chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không thể
giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ của
lịch sử đề ra.


Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- Xu hướng bạo động:
25



×