Tải bản đầy đủ (.pptx) (40 trang)

Slide Bài giảng Tâm lý học đại cương Chương 4 (phần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 40 trang )

CHƯƠNG 4

HOẠT ĐỘNG
NHẬN THỨC


4.1 NHẬN THỨC CẢM TÍNH

Chương 4-Hoạt động nhận thức


4.2. NHẬN THỨC LÝ TÍNH

Chương 4-Hoạt động nhận thức


4.3.ngôn ngữ và
hoạt động nhận thức

Chương 4-Hoạt động nhận thức


4.3. NGÔN NGỮ VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
4.3.1. Khái niệm chung về ngôn ngữ
a. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử - xã hội nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con
người.
- Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và làm
công cụ tư duy.
- Ngôn ngữ gồm ba bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Các đơn vị của ngôn ngữ là
âm vị, hình vị, từ, câu, ngữ đoạn, văn bản....



Chương 4-Hoạt động nhận thức


- Ngôn ngữ có tác động thay đổi hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động bên trong
của con người. Nó hướng vào và làm trung gian hóa cho các hoạt động tâm lý cấp cao của con
người như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng...
- Ngôn ngữ do cá nhân tiến hành có thể có những xu hướng, mục đích khác nhau; phát triển
cùng với năng lực nhận thức của cá nhân đó và bao giờ cũng mang dấu ấn của những đặc điểm
tâm lý riêng.
- Việc nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ trong quá trình phát triển cá thể là nhiệm vụ của
tâm lý học. Vì thế ngôn ngữ là một hoạt động tâm lý, là đối tượng của tâm lý học.

Chương 4-Hoạt động nhận thức


Chức năng chỉ

Chức năng thông báo

nghĩa

b, Chức năng cơ bản
của ngôn ngữ

Chức năng
điều khiển,
điều chỉnh

Chương 4-Hoạt động nhận thức



4.3.2. Các dạng hoạt động ngôn ngữ

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ

bên ngoài

bên trong

Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ viết

Chương 4-Hoạt động nhận thức


NGÔN NGỮ BÊN NGOÀI

- Ngôn ngữ bên ngoài: Ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu đạt bằng âm
thanh, tiếp thu bằng cơ quan thính giác.
- Ngôn ngữ nói: Đối thoại và độc thoại
- Ngôn ngữ viết: Ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu đạt bằng chữ viết,
tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác


NGÔN NGỮ BÊN TRONG


Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình, giúp con
người suy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục. Ngôn ngữ bên trong là cái vỏ
của tư duy.
- Không phát ra âm thanh
- Bao giờ cũng được rút gọn, cô đọng
Ngôn ngữ bên trong có 2 mức độ:
- Ngôn ngữ nói bên trong
- Ngôn ngữ bên trong thực sự


4.3.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức

Vai trò của ngôn ngữ đối với
cảm giác và tri giác

nhận thức

hoạt động

đối với

Vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớ

Vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy

Vai trò của ngôn ngữ đối với tưởng tượng


VAI TRÒ NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
* Đối với nhận thức cảm tính

- Với cảm giác, ngôn ngữ tạo nên những cảm giác trực tiếp
- Với tri giác, ngôn ngữ giúp tri giác (quan sát) có chủ định, trọn vẹn và nhanh chóng hơn, chính xác hơn.
* Đối với nhận thức lý tính
- Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt, gắn liền với tư duy của con người, là phương tiện để tiếp thu, lĩnh hội nền văn
hóa xã hội loài người.
- Với tưởng tượng, ngôn ngữ giúp chính xác hóa các hình ảnh tưởng tượng.
* Đối với trí nhớ: Ngôn ngữ giúp trí nhớ có chủ định, có ý nghĩa. Ngôn ngữ là phương tiện để ghi nhớ, hình
thức lưu giữ những điều cần nhớ.


4.4. TRÍ NHỚ
Chương 4-Hoạt động nhận thức


4.4.1. KHÁI NIỆM TRÍ NHỚ

a, Định nghĩa trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá
nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó
ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy
nghĩ trước đây.

Chương 4-Hoạt động nhận thức


Phân biệt trí nhớ với cảm giác, tri giác

TRÍ NHỚ

CẢM GIÁC, TRI GIÁC


Phản ánh sự vật, hiện tượng đã tác động vào

Phản ánh sự vật, hiện tượng đang trực tiếp

giác quan trước đây.

tác động vào giác quan.

Sản phẩm là biểu tượng- hình ảnh của sự vật,

Sản phẩm là hình ảnh - phản ảnh sự vật, hiện

hiện tượng nảy sinh trong óc con người khi

tượng một cách khái quát hơn

không có sự tác động trực tiếp của chúng vào
giác quan ta.

Biểu tượng mang tính khái quát và trừu
tượng.


b, Vai trò của trí nhớ




Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý của con người.

Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường, ổn
định, lành mạnh, là điều kiện để con người có và phát triển các chức năng tâm lý bậc cao, để
con người tích luỹ vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng nó ngày càng tốt hơn.



Trí nhớ giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức con người có thể học tập và phát triển trí
tuệ.

Chương 4-Hoạt động nhận thức


c, Cơ sở sinh lý của trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình phức tạp.



Học thuyết Paplov về những quy luật hoạt động thần kinh cấp cao: phản xạ có điều kiện là cơ
sở sinh lý học của sự ghi nhớ.



Quan điểm vật lý - lý thuyết sinh lý học của trí nhớ: những kích thích để lại dấu vết mang tính
chất vật lý.



Quan điểm hiện nay: những kích thích xuất phát từ nơron hoặc được dẫn vào những nhánh
của nơron hoặc quay trở lại thân nơronnơron được nạp thêm năng lượng cơ sở sinh lý
của sự tích lũy dấu vết và là bước trung gian từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài hạn.


Chương 4-Hoạt động nhận thức


Một số quan điểm tâm lý học về sự
hình thành trí nhớ
Thuyết liên tưởng
về trí nhớ

Tâm lý học hiện đại
về trí nhớ

Tâm lý học Gestal
về trí nhớ

Chương 4-Hoạt động nhận thức


THUYẾT LIÊN TƯỞNG VỀ TRÍ NHỚ

• Coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ.
• Sự xuất hiện một hình ảnh tâm lý trên vỏ não bao giờ cũng diễn ra đồng thời hoặc kế
tiếp với một hiện tượng tâm lý khác theo quy luật liên tưởng (liên tưởng gần nhau về
không gian, thời gian, nội dung - hình thức, liên tưởng đối lập, liên tưởng lôgic).

• Chỉ dừng lại ở sự mô tả những điều kiện bên ngoài của sự xuất hiện những ấn tượng
đồng thời, chưa lý giải một cách khoa học về sự hình thành trí nhớ.

Chương 4-Hoạt động nhận thức



TÂM LÝ HỌC GESTAL VỀ TRÍ NHỚ

• Mỗi đối tượng có một cấu trúc thống nhất các yếu tố cấu thành  cơ sở tạo nên trong
bán cầu đại não một cấu trúc tương tự của những dấu vết  trí nhớ được hình thành.

• Coi nguyên tắc tính trọn vẹn của những hình ảnh như một quy luật  quy luật Gestal.
• Cấu trúc vật chất là cái cơ bản để ghi nhớ, song cấu trúc này chỉ được phát hiện nhờ
hoạt động của cá nhân  quan điểm Gestal không vượt xa được quan điểm tâm lý học
liên tưởng.

Chương 4-Hoạt động nhận thức


TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI VỀ TRÍ NHỚ

• Coi hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành tâm lý và trí nhớ.
• Sự ghi lại, giữ gìn và tái hiện được quy định bởi vị trí, vai trò và đặc điểm của tài liệu
đối với hoạt động của cá nhân. Quá trình này có hiệu quả nhất khi tài liệu trở thành mục
đích của hành động.
 Sự hình thành những mối quan hệ giữa những biểu tượng riêng lẻ được quy định bởi
mục đích ghi nhớ tài liệu của cá nhân.

Chương 4-Hoạt động nhận thức


4.4.2. CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ

GHI NHỚ


Chương 4-Hoạt động nhận thức

GIỮ GÌN

TÁI HIỆN

SỰ QUÊN


a, Quá trình ghi nhớ
- Là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ.
- Đó là quá trình tạo nên dấu vết (ấn tượng) của đối tượng trên vỏ não.
- Đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có.
 Quá trình này rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm.
- Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc vào nội dung, tính chất của tài liệu nhớ, động
cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân.

Chương 4-Hoạt động nhận thức


Có nhiều hình thức ghi nhớ:

Căncứ
cứvào
vàomục
mụcđích
đíchghi
ghinhớ
nhớ
Căn


Ghi nhớ

Ghi nhớ

không chủ định

có chủ định

Chương 4-Hoạt động nhận thức

Ghi nhớ

Ghi nhớ

máy móc

ý nghĩa


Ghi nhớ không chủ định

Ghi nhớ có chủ định

Là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước,

Là loại ghi nhớ theo mục đích đặt ra từ trước, đòi

không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng


hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định và cần có những thủ

một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ

thuật và phương pháp nhất định để đạt được mục

một cách tự nhiên.

đích ghi nhớ

Ghi nhớ máy móc

Ghi nhớ ý nghĩa

Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần

Là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài

một cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài

liệu, sự nhận thức được mối liên hệ lôgic giữa các

giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không cần hiểu

bộ phận của tài liệu đó, tức là phải hiểu bản chất

nội dung tài liệu. VD: nhớ số điện thoại, số nhà…

của nó. Quá trình ghi nhớ gắn với quá trình tư duy
và tưởng tượng.



×