Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hệ Thống Câu Hỏi Trắc Nghiệm Khách Quan Nhiều Lựa Chọn Để Kiểm Tra Đánh Giá Chất Lượng Học Tập Của Học Sinh Trong Dạy Học Phần Sinh Học Tế Bào, Thuộc Sinh Học 10 _ FREE Download: bit.ly/free123doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.47 KB, 25 trang )

Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn để kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh
trong dạy học phần sinh học tế bào, thuộc sinh học 10, ban
cơ bản, trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học:
60 14 10 / Phan Thị Hương Giang ; Nghd. : GS.TS. Đinh
Quang Báo
1. Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thiện quá trình dạy học trong đó kiểm
tra đánh giá kiến thức là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, việc kiểm tra
đánh giá (KTĐG) là biết được cụ thể tình hình tiếp thu kiến thức và trình độ kỹ năng
của học sinh. Thông qua KTĐG người giáo viên mới biết được trình độ, kỹ năng tiếp
thu kiến thức của người học. Kiểm tra đánh giá còn cho phép người giáo viên kiểm
chứng lại phương pháp của bản thân sử dụng có hiệu quả đến đâu từ đó có biện pháp
thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp.
Thực tế việc kiểm tra đánh giá ở phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập, người
dạy cũng chính là người ra đề, chấm bài, cho điểm nên việc kiểm tra đánh giá chưa
bảo đảm khách quan. Phần lớn các bài kiểm tra được sử dụng là dạng tự luận, việc
xây dựng đáp án thang điểm chưa chi tiết, còn mạng tính chủ quan của người thầy
nên việc đánh giá chưa chính xác. Do vậy, chất lượng kiểm tra đánh giá chưa cao.
Xuất phát từ nhận thức trên việc xây dựng bộ câu hỏi TNKQ cho việc KTĐG và tự
KTĐG, cho tự học là một việc làm cần thiết để tích cực hóa học tập của học sinh.
Trong các loại TNKQ thì dạng MCQ là dạng được dùng phổ biến và có khả năng đo
được nhiều cấp độ nhận thức cao và có nhiều ưu thế khi được sử dụng trong dạy học.
Trên cơ sở nội dung kiến thức mới, việc định hướng phương pháp KTĐG mới
sao cho phù hợp là vấn đề cần thiết. Đến nay, việc nghiên cứu hệ thống câu hỏi
TNKQ để KTĐG kết quả học tập của học sinh lớp 10, tuy đã có nhưng cũng còn
nhiều vấn đề chưa hoàn thiện, nhất là chất lượng MCQ để kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh ở các khâu dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới KTĐG
với chương trình Sinh học 10, ban cơ bản, THPT tôi chọn đề tài:
“Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (dạng
MCQ) để kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.”


2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ
chương 1 và chương 2 phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 ban cơ bản, THPT, góp
phần nâng cao hiệu quả của KT - ĐG chất lượng học tập của học sinh THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề về chất lượng, kết quả học tập của học sinh
1


- Nghiên cứu các phương pháp KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bản chất và sự phân loại câu hỏi trắc nghiệm.
Xác định cơ sở lý luận, các mục tiêu, các bước và quy trình xây dựng một câu hỏi
trắc nghiệm dạng MCQ.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, kế hoạch giảng dạy sinh học 10, ban cơ bản.
Từ đó xác định mục tiêu cụ thể, xây dựng bảng trạng số phản ánh mục tiêu và nội
dung kiến thức cũng như các mức độ nhận thức cần đạt được của Chương 1 và
chương 2, trên cơ sở đó soạn hệ thống câu hỏi TNKQ dạng MCQ.
- Thực nghiệm các chỉ số: Độ khó, phân biệt, độ giá trị của các câu hỏi và của bài
trắc nghiệm. Từ đó tiếp tục chính lý cho hoàn hảo để đưa vào sử dụng.
- Xác định thời gian trả lời cho một câu hỏi TNKQ, số lượng câu hỏi và thời
gian làm bài thích hợp cho một đề KTĐG.
- Đề xuất phương pháp sử dụng TNKQ dạng MCQ để KTĐG kết quả học tập
của học sinh và tổ chức dạy kiến thức mới trong dạy học phần Sinh học tế bào.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ để kiểm tra kết quả
học tập của học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 10 (ban cơ bản) trường THPT Hồng Quang, Nguyễn Du, Hoàng
Văn Thụ - TP Hải Dương

5. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng có hiệu quả dạy học Chương1 và Chương 2, phần Sinh học tế bào,
Sinh học 10 nếu sử dụng bộ MCQ được xây dựng và sử dụng theo những quy trình
phù hợp trong khâu KTĐG và tổ chức dạy bài mới.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các bản bản, nghị quyết của Đảng, nhà nước về GD - ĐT.
- Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu nội dung lý thuyết kỹ thuật trắc nghiệm, xây dựng câu hỏi MCQ
cho Chương 1 và Chương 2, sinh học 10 cơ bản, trên cơ sở đó thử nghiệm và phân
tích kết quả về chất lượng của các câu MCQ, bài trắc nghiệm MCQ và hiệu quả sử
dụng MCQ trong khâu dạy bài mới.
6.2.Điều tra thực trạng
- Nghiên cứu các tham luận về đổi mới KTĐG trong chương trình SGK .
- Nghiên cứu lý luận và phương pháp xây dựng câu hỏi TNKQ Chương 1 và
Chương 2 SGK sinh học 10 cơ bản để đưa vào dạy học và KTĐG.
- Trao đổi lấy ý kiến của các chuyên gia về các câu hỏi TNKQ để chỉnh lý câu
dẫn và câu nhiễu trước khi đưa vào thử nghiệm.
6.3. Thực nghiệm sư phạm
2


6.3.1. Mục đích thực nghiệm
Để đánh giá chất lượng câu hỏi MCQ theo các chỉ tiêu: Độ khó, độ phân biệt, vừa
để thăm dò hiệu quả sử dụng chúng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tổ chức dạy
bài mới
6.3.2. Các phương pháp thực nghiệm
* Thực nghiệm thăm dò.
- Chúng tôi tiến hành thức nghiệm thăm dò trên khối học sinh 10 (tổng số 210
em) của 3 trường: THPT Hồng Quang, trường THPT Nguyễn Du, trường THPT

Hoàng Văn Thụ.
* Thực nghiệm chính thức trên nhóm chọn:
- Dựa trên các quan sát sư phạm, căn cứ vào nội dung chương trình đồng thời
căn cứ vào tiêu chuẩn của nhóm định chuẩn, chúng tôi đã chọn lọc học sinh khối 10
của 2 trường THPT tỉnh Hải Dương làm nhóm chuẩn để tiến hành đợt thực nghiệm
chính thức nhằm thu nhập số liệu để :
+ Xác định các chỉ tiêu đo lường để đánh giá chất lượng bộ câu hỏi TNKQ
dạng MCQ 5 phương án chọn đã xây dựng.
+ Xác định thời gian trả lời cho một câu hỏi MCQ 5 phương án chọn.
6..3.3. Phương pháp bố trí thực nghiệm
Phương pháp chọn câu hỏi trong một đề KTĐG môn Sinh học THPT theo
phương pháp ngẫu nhiên, theo trọng số.
6.3.4. Phương pháp chấm và đo điểm
Sử dụng một phiếu trả lời riêng cho học sinh, phiếu chấm đục thành lỗ thủng ở
phương án trả lời đúng. Mỗi đề trắc nghiệm có 30 câu hỏi MCQ, mỗi câu có 5
phương án chọn chấm theo thang điểm 10.
6.4. Phương pháp xử lí số liệu
Sau khi tập hợp và sắp xếp số liệu theo bản chia nhóm, chúng tôi tiến hành xử
lý các số liệu để xác định các chỉ tiêu về độ khó, độ phân biệt, của từng câu hỏi và độ
tin cậy của toàn bài trắc nghiệm.
6.4.1 Xác định độ khó (FV) của mỗi câu hỏi
Độ khó của mỗi câu hỏi được tính bằng phần trăm tổng số thí sinh trả lời đúng
câu hỏi ấy trên tổng số thí sinh dự thi.
Công thức tính độ khó:
Số thí sinh trả lời đúng.
FV =
x 100%
Tổng số thí sinh dự thi
(1)
Thang phân loại độ khó được quy ước như sau:

+ Câu khó: Có từ 0 đến 30% số thí sinh trả lời đúng
+ Câu trung bình: Có từ 30% đến 70% số thí sinh trả lời đúng
+ Câu dễ: Có từ 70% đến 100% số học sinh trả lời đúng.
6.4.2. Xác định độ phân biệt (DI) của mỗi câu hỏi

3


Độ phân biệt của câu hỏi là để đo khả năng của câu hỏi có thể phân biệt kết quả
làm bài của các nhóm học sinh có năng lực khác nhau, tức là khă năng phân biệt năng
lực học sinh về các kiến thức tương ứng.
Số thí sinh khá làm đúng - số thí sinh yếu làm đúng
DI =
x 100 (%) (2)
Tổng số thí sinh khá và yếu
Để nhóm cao và thấp, có thể lấy từ 25% → 35% tổng số thí sinh tham gia làm
bài tùy từng tường hợp, song chỉ số 27% là tỷ lệ tốt nhất cho nhóm cao và nhóm thấp
để xác định chỉ số phân biệt.
Số CTL đúng của nhóm khá giỏi (27%) - số CTL đúng của
nhóm kém (27%)
(3)
DI =
27% tổng số thí sinh
Thang phân loại độ phân biệt được quy ước như sau:
+ DI < 0: Tỷ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng ít hơn thí sinh nhóm kém thì độ
phân biệt là âm.
+ DI = 0: Tỷ lệ thí sinh nhóm khá và kém trả lời đúng như nhau thì độ phân
biệt là 0.
+ 0 < DI < 1: Tỷ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng nhiều hơn thí sinh nhóm
kém thì độ phân biệt là dương.

+ Câu hỏi có DI > 0,2 là đạt yêu cầu sử dụng.
+ Câu hỏi có độ phân biệt dương thấp (từ 0 → 0,2) việc sử dụng cần có sự lựa chọn.
6.4.3. Xác định độ tin cậy tổng thể các câu hỏi trắc nghiệm (KR1)
Độ tin cậy là khái niệm cho biết bài trắc nghiệm đo điều cần đo và đáng tin cậy
đến mức nào. Độ tin cậy của tổng thể bộ câu hỏi trắc nghiệm MCQ được tính theo công
thức:
KR1 =

K  µ chung ( K − µ chung ) 

1 −
K −1 
K .δ 2


(4)

Trong đó:
K: số lượng câu hỏi trắc nghiệm
µchung : điểm trung bình của bài trắc nghiệm
δ 2 : phương sai trắc nghiệm

Độ tin cậy nằm trong khoảng từ 0 → 1, thang phân loại độ tin cậy được quy
ước như sau:
+ Độ tin cậy từ 0 → 0,6: Bài trắc nghiệm có độ tin cậy thấp.
+ Độ tin cậy từ 0,6 → 0,9: Bài trắc nghiệm có độ tin cậy trung bình.
+ Độ tin cậy từ 0,9 → 1: Bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao.
7. Những đóng góp mới của luận văn
4



- Bổ sung và hoàn chỉnh thêm cơ sở lý luận xây dựng cây hỏi trắc nghiệm, các
tiêu chuẩn, các bước xây dựng của một câu hỏi, một bài trắc nghiệm dạng MCQ dùng
để KTĐG kết quả học tập của học sinh.
- Xây dựng được 180 câu MCQ 5 phương án chọn, kiểm tra được toàn bộ nội
dung chương 1 và chương 2 (phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 ban cơ bản) và kiểm
định bộ câu hỏi đó để sử dụng trong dạy học trường THPT.
- Định hướng việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong khâu dạy nội dung kiến thức
sinh học mới. Các câu hỏi này bước đầu đã đưa vào dạy kiến thức mới ở một số giáo
án cho kết quả khả thi.

Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Trên thế giới
Từ thế kỷ XVII - XVIII, khoa học trắc nghiệm đã được nghiên cứu trên toàn
thế giới ở các lĩnh vực tâm lý, động vật học.
Ngày nay phương pháp trắc nghiệm đã trải qua hàng loạt những thử nghiệm
trên nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng. Phương pháp này đã được ứng dụng trong nhiều
kỳ tuyển sinh viên ở các trường đại học cũng như các cuộc thi khác, mặc dù có nhiều
ý kiến chưa thống nhất khi đánh giá vai trò của nó.
1.1.2. Ở Việt Nam
* Ở Miền Bắc:
Phương pháp TNKQ trong kiểm tra, đánh giá thành quả học tập của học sinh
còn là vấn đề mới mẻ. Việc đổi mới nội dung dạy học, cùng với đổi mới phương pháp
kiểm tra, đánh giá thưo hướng TNKQ đã, đang, và sẽ được triển khai rộng rãi trong
toàn quốc ở các cấp học, bậc học, đáp ứng những đòi hỏi về công cuộc đổi mới giáo
dục và đào tạo của xã hội.
* Ở Miền Nam:
Phương pháp TNKQ đã được sử dụng sớm hơn so với Miền Bắc, nó được áp
dụng rải rác trong các trường học từ năm 1950.

Sau năm 1975, một số trường tiểu học và trung học chuyên nghiệp vẫn áp dụng
thi TNKQ trong các bộ môn khoa học tự nhiên.
Tóm lại, trong giáo dục ngày nay, đổi mới nội dung dạy học kết hợp với đổi
mới phương pháp KTĐG theo hướng TNKQ đang và đã được triển khai rộng rãi ở
các cấp học, bậc học trong toàn quốc.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Cơ sở lý luận về KTĐG chất lượng, kết quả học tập
1.2.1.1. Vai trò của KTĐG trong dạy học
KTĐG là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục.
5


Qua việc KTĐG học sinh có thể làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Về mặt sư phạm: Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục
tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với yêu cầu
của chương trình.
- Về mặt xã hội: Công khai hóa cấc nhận đinh về mặt năng lực và kết quả học
tập của mỗi học sinh, của tập thể lớp, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, động
viên học tập, đồng thời báo cáo kết quả học tập, giảng dạy trước phụ huynh học sinh,
trước các cấp quản lý đánh giá kết quả giáo dục.
- Về mặt khoa học: giúp giáo viên tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy học việc KTĐG học sinh cũng cần phải tuân theo nguyên tắc: Khách
quan, toàn diện, triệt để, hệ thống công khai.
Có thể hình dung vai trò của công tác KTĐG qua sơ đồ sau
Kiểm tra

Đánh giá

Tổ chức thực hiện


Quyết định biện pháp điều
chính

Phát hiện lệnh lạc, tìm
nguyên nhân

1.2.1.2. Các phương pháp KTĐG kết quả học tập trong dạy học
Theo Lê Đức Ngọc và một số tác giả khác, công cụ chính để đo lường kết quả
học tập trong giáo dục là các bài trắc nghiệm (bài thi, bài kiểm tra), có thể phân loại
như sau:
Các kiểu TN

Quan sát

Trắc nghiệm khách
quan
(Objective test)

Viết

Vấn Đáp

Trắc nghiệm tự luận
(Essay test)

6


1.2.2. Cơ sở lý luận về sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học

1.2.2.1. Câu hỏi và câu hỏi TNKQ trong dạy học
1.2.2.1.1. Khái niệm về câu hỏi trong dạy học
Câu hỏi là một cấu trúc ngôn ngữ dùng để diễn đạt một yêu cầu, đòi hỏi, một
mệnh lệnh và đòi hỏi được giải quyết.
Do thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập chung nghiên cứu
câu hỏi TNKQ dạng MCQ nhằm sử dụng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học.
1.2.2.1.2. Trắc nghiệm khách quan trong dạy học
+ Khái niệm về trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan cũng có nhiều loại, mỗi loại cũng có ưu nhược điểm
riêng và sử dụng thích hợp cho các mục đích và đối tượng khác nhau.
+ Các loại câu hỏi TNKQ:
- Loại đúng sai
- Loại ghép đôi
- Loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để chọn MCQ
1.2.2.2. Tầm quan trọng của việc sử dụng TNKQ MCQ trong việc nâng cao chất
lượng dạy học
Trước kia loại TNKQ - MCQ chỉ dùng với mục đích kiểm tra đánh giá .
Ngày nay dựa trên quan điểm lý thuyết về hoạt động hoá người học TNKQ còn
có thể sử dụng trong việc hình thành kiến thức cho học sinh ở các khâu của quá trình
dạy học vì kiểm tra kết quả học tập là kiểm tra kết quả của quá trình và kết quả đầu
ra, đều có chức năng cung cấp thông tin phản hồi về kết quả dạy học. Thông tin phản
hồi được tiếp nhận kịp thời, thường xuyên thì thuận lợi cho quá trình dạy học. Muốn
vậy thì tốt nhất là vừa sử dụng MCQ trong dạy bài mới (kiểm tra đánh giá quá trình),
vừa kiểm tra kết quả học tập tổng hợp (kết quả học tập đầu ra). Với cách hiểu đó, đề
tài chúng tôi hiểu kiểm tra đánh giá không chỉ là kiểm tra đánh giá kết quả học tập
đầu ra mà còn kiểm tra trong khâu dạy bài mới. Khi đó, TNKQ - MCQ được coi như
là công cụ tổ chức học sinh nghiên cứu kiến thức mới.
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1.Thực trạng về KTĐG kết quả học tập của học sinh
Nhằm thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực tế tình hình sử dụng câu hỏi

TNKQ trong các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt việc sử dụng câu hỏi TNKQ
7


trong KTĐG kết quả học tập của học sinh ở bộ môn sinh học trong các trường THPT
năm 2008 - 2009.
Chúng tôi có một số nhận xét về việc KT-ĐG kết quả học tập của học sinh
trong trường THPT như sau:
Ưu điểm:
-Việc KT-ĐG ở các trường phổ thông thực hiện theo đúng phân phối chương
trình của bộ GD-ĐT.
- Nhiều trường phổ thông đã tổ chức thi, kiểm tra cùng một đề, cùng một ngày,
cùng khối nhằm thực hiện nghiêm túc quy chế KT-ĐG, hạn chế hiện tượng dạy không
đều giữa các khối học của giáo viên bảo đảm tốt hơn tính khách quan.
Nhược điểm:
- Đề kiểm tra còn dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chủ yếu ở dạng tự luận, chưa phủ
kín nội dung chương trình;Giáo viên giảng dạy vừa là người ra đề, vừa là người chấm
nên việc đánh giá còn thiếu tính khách quan; Việc chấm bài còn thô sơ ; Chưa phối hợp
sử dụng câu hỏi TNKQ với tự luận....
1.3.2. Thực trạng về sử dụng MCQ
Ở một số trường THPT có một số giáo viên đã đi sâu, tìm hiểu thấy rõ ưu
nhược điểm của TNKQ nên đã tích cực sử dụng nó trong việc kiểm tra đánh giá,
nhưng chỉ ở từng phần của bài học hoặc sau nội dung của từng bài. Mặt khác đa số
giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ.
1.4. Phương hướng đổi mới KT - ĐG kết quả học tập của học sinh
+ Người ra đề hoàn toàn độc lập với người dạy.
+ Khi ra đề phạm vi kiến thức cần kiểm tra phải phủ kín nội dung học.
+ Đảm bảo tính nghiêm túc trong khâu ra đề, coi thi, chấm thi, hạn chế trong
thi cử, gian lận.
+ Nội dung của đề thi phải kiểm tra được khả năng nhận thức của học sinh ở

nhiều mức độ.
+ Dùng các phương tiện tiên tiến, hiện đại như máy phôtô, máy vi tính, đèn
chiếu...
+ Tích cực cải tiến các hình thức kiểm tra truyền thống
+ Cần kết hợp câu hỏi TNKQ với câu hỏi tự luận trong kiểm tra đánh giá và
các khâu khác của quá trình dạy học.
Chương 2 : XÂY DỰNG CÂU HỎI TNKQ DẠNG MCQ TRONG KT-ĐG KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
2.1. Tiêu chuẩn của một câu hỏi dạng MCQ, một bài trắc nghiệm dạng MCQ
2.1.1. Các tiêu chuẩn của một câu hỏi dạng MCQ
2.1.1.1 Tiêu chuẩnvề mặt định lượng
2.1.1.2. Tiêu chuẩn về mặt định tính
2.1.2. Các tiêu chuẩn của một bài trắc nghiệm dạng MCQ
2.1.2.1. Tiêu chuẩn định lượng
8


+ Bài trắc nghiệm phải có độ khó trong khoảng25%⇒75%, độ phân biệt từ 0,2
trở lên, độ tin cậy phải từ 0,6 trở lên.
+ Nội dung các câu hỏi phải bao phủ 100% các mục tiêu và nội dung cần đánh giá.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn định tính
Tiêu chuẩn về nội dung khoa học:
Tính giá trị,Tính tin cậy;Tính khả thi;Tính định lượng;Tính lý giải; Tính chính
xác; Tính công bằng;Tính đơn giản dễ hiểu;Tính hệ thống, lôgic.
Tiêu chuẩn về mặt sư phạm:
+ Bồi dưỡng trí dục cho học sinh, gây được sự hào hứng, tăng cường khả năng
độc lập nghiên cứu.
+ Tính phù hợp: Phải có sự phù hợp về trình độ, lứa tuổi, đặc điểm tâm lý của
đối tượng được KT - ĐG.
2.2. Các quy tắc xây dựng một câu hỏi dạng MCQ

*Quy tắc câu dẫn:
+ Câu dẫn là phần chính của câu hỏi, đưa ra các vấn đề cần giải quyết. Vì vậy,
phải diễn đạt rõ ràng nhiệm vụ học sinhcần phải làm.
*Quy tắc lập các phương án chọn:
Đó là các phương án đưa ra để giải quyết nhiệm vụ của câu dẫn. Thông thường
có 4 đến 5 phương án chọn trong đó chỉ có một câu chọn đúng và chính xác nhất,
những từ con lại là câu gây nhiễu, có vẻ đúng với người nắm vấn đề chưa vững.
2.3. Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm MCQ
Bước 1: Xác định mục đích kiểm tra.
Xác định xem bộ câu hỏi xây dựng với mục đích gì? Đo được cái gì? Đánh giá ai?
Đánh giá như thế nào?
Bước 2: Xây dựng kế hoạch cho nội dung cần trắc nghiệm.
- Mục đích của việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm là nhằm đạt mức độ giá trị
cao nhất về nội dung tức là phải đo được đúng cái cần đo.
- Hệ thống câu hỏi là mẫu hình tiêu biểu cho những điều đã giảng dạy.
- Số lượng câu hỏi phải tương ứng với thời gian phân bố và tầm quan trọng của
từng đơn vị kiến thức.
Bước 3: Soạn thảo các câu hỏi:
- Việc thiết kế các câu hỏi cần bán sát kế hoạch đã vạch ra, cần xây dựng một
lượng câu hỏi nhiều hơn số lượng câu hỏi dự tính theo kế hoạch đã đề ra.
Bước 4: Thực nghiệm kiểm định các câu hỏi:
- Để xác định giá trị của bài trắc nghiệm cần tiến hành các công việc sau:
* Phân tích câu hỏi: Để thẩm định mức độ thành công của thầy và trò, đánh giá
xem thí sinh trả lời mỗi câu hỏi như thế nào.
* Xác định hệ số tin cậy:
Một công cụ đo lường được coi là hữu hiệu khi nó đáp ứng hai chỉ tiêu là độ
giá trị và độ tin cậy.
Bước 1: Xác định mục tiêu yêu cầu.
9




Bước 2: Xây dựng kế hoạch cho nội dung câu trắc nghiệm.

Bước 3: Soạn thảo câu hỏi.

Bước 4: Thực nghiệm kiểm định câu hỏi.
2.4. Nội dụng kiến thức chương 1 và chương 2 phần sinh học tế bào, sinh học 10
cần trắc nghiệm
Chương trình sinh học 10 cơ bản gồm 3 phần.
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG (2 TIẾT)
PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO GỒM 4 CHƯƠNG.
Chương I: Thành phần hóa học của tế bào (3 tiết)
Chương II: Cấu trúc của tế bào (6 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành)
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
(6 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành)
Chương IV: Phân bào (2 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành)
PHẦN III: SINH HỌC VI SINH VẬT.
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
(2 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành)
Chương II: Sinh trưởng và phát triển ở vi sinh vật.
(3 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành)
Chương III: Virút - Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
(4 tiết lý thuyết)
Trong chương trình THPT, sinh học tế bào được đưa xuống lớp 10 với nội
dung mở rộng đi sâu hơn. Đây là một phần khó, nhưng rất quan trọng, là cơ sở để học
các phần sau về vi sinh vật, sinh học cơ sở, sinh học quần thể, sinh học quần xã, sinh
thái, hệ sinh quyển.
Phần này có 4 chương:
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO (TỪ BÀI 3 ĐẾN

BÀI 6)
Chương này đề cấp đến các nguyên tố hóa học, các loại liên kết hóa học trong
hệ thống sống, các hợp chất cơ bản của sự sống như đường, lipít, prôtêin, axít lucleic,
ở đây đã dựa trên quan điểm tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TẾ BÀO (TỪ BÀI 7 ĐẾN BÀI 12).
Chương này trình bày nội dung cơ bản của học thuyết tế bào và giai đoạn cơ bản
đầu tiên của tiến hóa sinh học từ hình dạng, kích thước đến cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi,
từ tế bào nhân sơ đến tế bào nhân chuẩn, sự trao đổi chất qua màng tế bào.
CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (từ bài
13 đến bài 17)

10


Chương này đề cập tới chuyển hóa vật chất nội bào, trong đó các dạng năng
lượng và chuyển đổi năng lượng, các chất xúc tác sinh học, các con đường phân giải
các hợp chất sống cơ bản, con đường quang tổng hợp và hóa tổng hợp gluxít.
CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO (TỪ BÀI 18 ĐẾN BÀI 21)
Chương này đề cập tới quá trình phân bào ở cơ thể nhân sơ và đặc biệt nhấn
mạnh ở cơ thể nhân chuẩn. Các hinh thức phân chia: Trực phân, nguyên phân, giảm
phân, trong đó đề cập tới các kỳ phân chia và tổ chức thể nhiễm sắc dưới kính hiển vi
điện tử của các kỳ phân chia tế bào nhân chuẩn.
Như vậy, chương 1 và chương 2 phần sinh học tế bào bao gồm các kiến thức về
khái niệm, hiện tượng, ứng dụng được thể hiện ở trên cấp độ phân tử, tế bào.
2.5. Xây dựng bẳng trọng số cần trắc nghiệm nội dụng kiến thức phần sinh học
tế bào – sinh học 10
2.5.1. Xây dựng bản trọng số chung cho sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản.
Kết quả xây dựng bảng trọng số được chúng tôi trình bày ở chương 3.
Bảng 2.1: Bảng trọng số chung để xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ cho
nội dung Sinh học 10

Thời gian Số câu hỏi
Nội dung
Chương
dạy (tiết)
dự kiến
Phần I
I
Thành phần hoá học của tế bào
3
80-85
II
Cấu trúc tế bào
6
90-95
III
Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào 6
90-95
IV
Phân chia tế bào
2
40-45
Phần II
I
Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh 2
10-45
vật
II
Sinh trưởng của vi sinh vật
3
40-45

III

Khái niệm Virút
Tổng cộng

4
26

70-75
450-485

2.5.2. Xây dựng bảng trọng số riêng chi tiết cho nội dung kiến thức chương 1 và
chương 2 phần sinh học tế bào, Sinh học 10 cơ bản
Căn cứ vào bảng 3, dựa vào nội dung kiến thức cụ thể và các yêu cầu về mức
độ nhận thức đánh giá, chúng tôi xây dựng bảng trọng số chi tiết cho việc xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm chương 1, chương 2.
Kết quả được trình bày ở bảng 4.
Bảng 2.2: Bảng trọng số chi tiết xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ cho
chương 1 và chương 2 phần Sinh học tế bào, Sinh học 10.
Nội dung kiến thức cần trắc nghiệm
11

Các mức độ NT đo được
Nhớ
Hiểu
VD-NC

Tổng
số



1
Phần II:
Chương I: Thành phần hoá học của tế bào
+ Vai trò của nguyên tố sinh học trong thế giới
sống.
+ Đặc điểm, vai trò của nguyên tố đa lượng
và vi lượng.
+ Cấu trúc và vai trò của nước đối với sự
sống.
+ Cấu tạo và chức năng của cácbonhidrat
+ Cấu tạo và chức năng của đường đơn
+ Cấu tạo và chức năng của đường đôi
+ Cấu tạo và chức năng của đường đa
+ Nhận biết các loại đường
+ Cấu trúc và chức năng của lipit
+ So sánh lipit và cácbonhidrat về cấu trúc
và chức năng.
+ Cấu trúc và chức năng của protein
+ Phân biệt các mức độ cấu trúc của protein
cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4
+ Giải thích tính đa dạng, đặc thù của
protein
+ Thành phần hoá học của một Nuclêotit
+ Cấu trúc và chức năng của phân tử ADN
+ Tính đa dạng và đặc trưng của phân tử
ADN
+ Cấu trúc và chức năng của phân tử ARN
+ So sánh, phân biệt ADN, ARN về cấu trúc
và chức năng.

+ So sánh ADN, ARN, protein, lipit,
cacbonhidrat về cấu trúc và chức năng.
+ Định nghĩa và đặc điểm chung của các
liên kết hoá hoc, liên kết cộng hoá trị (phân
cực và không phân cực), liên kết hidro, liên
kết ion, liên kết Vandevan.
+ Phân biệt các loại liên kết hoá học
+ Vai trò các loại liên kết yếu trong hệ thống
sống.
Cộng
Chương II: Cấu trúc tế bào
+ Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào
+ Cấu trúc và chức năng của bộ phận cấu tạo
nên tế bào nhân sơ.
12

2

3

1

2

3

1

2


3

1

2

1

3
2
2
1
2
4

1

4

1

5

4

1

3
4
4

3
2
6

2

1

4

2

9

2

13

2

4

1

7

1
1
1


3

1

1
1
1

1

1

1
4

1
8

1

1

1

7

8

2


2
3

3

2

3

3

2

1

6

1

5

3

9

22

61

99


1

1

1

3

5

1

5


+ Giải thích tế bào nhân sơ có kích thước
nhỏ có lợi gì.
+ Phân biệt, so sánh tế bào nhân sơ và tế bào
nhân chuẩn.
+ Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào
+ Cấu trúc và chức năng của ribôxôm
+ Cấu trúc và chức năng hệ thống lưới nội
chất
+ Cấu trúc và chức năng bộ máy Gôngi
+ Cấu trúc và chức năng lục lạp
+ Cấu trúc và chức năng của ti thể
+ So sánh cấu trúc và chức năng của lục lạp
với ti thể
+ Chức năng của lizôxôm

+ Chức năng của perôxiôm
+ Giải thích cấu trúc phù hợp với chức năng
các bào quan trong tế bào.
+ Cấu trúc và chức năng không bào
+ Cấu trúc và chức năng của trung thể và
trung tử.
+ Cấu trúc và chức năng của roi và lông của
tế bào nhân chuẩn
+ Cấu tạo và chức năng của bộ khung TB
+ Cấu trúc và chức năng màng tế bào
+ Giải thích cấu trúc "khảm lỏng" của màng
tế bào
+ Cấu trúc và chức năng của thành tế bào
thực vật
+ Chức năng của chất nền ngoại bào và các
kiểu ghép nối giữa các tế bào.
+ So sánh tế bào thực vật, động vật, vi
khuẩn về cấu trúc
+ Phương thức vận chuyển các chất qua
màng tế bào
+ Khái niệm, đặc điểm vận chuyển chủ động
+ Đặc điểm vận chuyển thụ động
+ So sánh hiện tượng khuyếch tán thẩm thấu
và khuếch tán thẩm tách

13

1

1


2

2

1
1

1
2

1

2
4

2

3

1

6

1
2
1

1
1

1

1
1

2
4
3

2

2

2
1

1

1

4

5

1

1

2


1

1

2

1

1

2

1
2

1
5

1
1

3
8

1

1

2


1

1

1

4
1

2

1

1
2

2

1

5

6

1

1
1
1


1

3
1
1


+ Khái niệm dung dịch nhược trương, ưu
trương, đẳng trương
Cộng
Tổng cộng I + II

2
24
46

46
107

2
11
28

81
180

2.6. Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ chương 1 và chương 2
2.6.1. Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ
Dựa trên bảng trọng số, quy trình xây dựng ở trên, chúng tôi đã xây dựng được
220 câu hỏi cho chương 1và chương 2. Các câu hỏi đã được thực nghiệm thăm dò để

điều chỉnh câu dẫn và câu nhiễu.
2.6.1.1. Kết quả tính độ khó (FV), độ phân biệt (DI), mối tương quan giữa độ khó và
độ phân biệt
Áp dụng công thức tính (1) và (3) ở phần 3, sử dụng thang phân loại độ khó và
độ phân biệt, đối chiếu với các tiêu chuẩn của một câu trắc nghiệm MCQ để KT - ĐG
kết quả học tập, chúng tôi tiến hành thống kê thu được kết quả ở các bảng sau:
Bảng 2.3: Độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trong 6 bài trắc nghiệm
DI
0,5 - 0,85
0,2 - 0,5
FV (%)
10
36
107
126
20-30
155
171
175
20
24
26
32
25
34
36
55
35
54
76

77
57
85
96
106
30-40
94
105
112
122
117
120
125
131
130
134
153
167
174
177
180
Bảng 2.4: Độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trong 6 bài trắc nghiệm
DI
0,2 - 0,5
FV(%)
1
9
14
16
29

33
37
39
40
41
44
45
46
48
49
53
58
59
61
64
65
68
69
71
40-50
72
73
78
79
80
82
83
84
88
89

90
91
92
93
100
108
111
113
118
129
143
151
154
170
172
2
3
11
12
15
22
23
27
50-60
30
51
67
75
84
86

87
95
14


99
119
149
166

102
121
152
178

103
124
156

104
136
157

110
139
162

114
145
163


115
146
164

116
148
165

Bảng 2.5: Độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trong 6 bài trắc nghiệm
DI
0,2 - 0,5
0,15 - 0,2
FV (%)
4
6
8
42
52
7
28
70
60
62
63
97
109
74
133
144

128
132
137
138
140
158
179
141
159
160
161
169
171
Bảng 2.6: Độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trong 6 bài trắc nghiệm
DI
0,15 - 0,2
-0,15 - 0,15
FV (%)
18
21
31
38
44
13
43
56
70-80
50
66
101

123
127
135
135
142
168
173
5
9
147
80-95
150
60-70

a. Kết quả xác định độ khó (FV)
Quan sát độ khó của mỗi câu, sử dụng thang phân loại độ khó, đối chiếu với
các tiêu chuẩn của một câu hỏi trắc nghiệm dạng MCQ để kiểm tra đánh giá thành
quả học tập chúng tôi lập biểu đồ số 1.

PhÇn tr¨m c©u hái
(%)

Biểu đồ 1: Độ khó đo được của 180 câu hỏi qua
thực nghiệm khảo sát
27.12

30

23.17
17.3


20

16.28
10.31

10
0

3.61
20

30

2.21
40

50

60

70

80

kh«ng ®¹t

95

FV


15


Biểu đồ 1 cho thấy:
+ Số câu đạt yêu cầu về sử dụng độ khó (20% ≤ FV ≤ 80%) là 176 câu chiếm
97,79% trong đó các câu có độ khó trung bình là (40% ≤ FV ≤ 60%) là 143 câu chiếm
79,44%.
+ 4 câu không đạt yêu cầu sử dụng (FV ≥ 80%) chiếm 2,21% là các câu quá dễ.
b. Kết quả xác định độ phân biệt (DI)
Dùng công thức tính độ phân biệt, số liệu thu được chúng tôi tính toán để xác
định độ phân biệt trong từng câu. Số câu đạt yêu cầu:
DI trung bình: (0,2 ≤ DI ≤ 0,5) là 129 câu, chiếm 71,66%
DI cao: (0,5 ≤ DI ≤ 0,85) là 21 câu, chiếm 11,6%
DI thấp: (0,15 ≤ DI ≤ 0,2) là 22 câu, chiếm 12,22%
DI ≤ 0,15 là 8 câu, chiếm 4,44%
Số câu có DI âm ( DI ≤ 0) là 8 câu, chiếm 4,44%

PhÇn tr¨m c©u hái
(%)

Biểu đồ 2: Độ phân biệt đo được của 180 câu hỏi qua đợt
thực nghiệm khảo sát
71.66

80

DI ©m

60


DI < 0.15

40
20
0

4.44
- 0,15 0

4.44

12.22

DI thÊp
DI trung b×nh

11.6

DI cao

0,15

0,2

0,5

0,85
DI


Kết quả xác định số câu đạt và không đạt yêu cầu sử dụng. Chúng tôi phối hợp
hai chỉ tiêu về độ phân biệt và độ khó để lựa chọn các câu đạt yêu cầu sử dụng là 172
câu chiếm 95,55%. Số câu không đạt yêu cầu là 8 câu chiếm 4,44%.
Biểu đồ 3: Kết quả xác định những câu đạt và không đạt yêu cầu về hai chỉ tiêu
FV và DI
FV
90
80
70
60
95,55%
50
40
30
20
10

16


2.6.1.2. Kết quả phân tích tìm phương án điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng câu hỏi
Căn cứ vào độ khó, độ phân việt, kết hợp với việc quan sát các phương án chọn
của mỗi thí sinh trên từng câu hỏi nêu ra trong các bảng kết quả kiểm tra của 6 bài trắc
nghiệm, chúng tôi đã tiến hành xem xét lại các câu hỏi về 2 mặt nội dung và hình thức
như: câu dẫn đã rõ ràng chưa? câu chọn có chính xác không? các câu gây nhiều có hấp
dẫn như nhau không, những nguyên nhân nào dẫn đến câu hỏi không đạt yêu cầu hoặc
chỉ đạt yêu cầu ở mức độ thấp.
2.6.1.3. Kết quả phân tích xác định độ tin cậy của tổng thể các câu hỏi trắc nghiệm
2.7. Sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ vào dạy bài mới
Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích - yêu cầu bài học

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa, giao câu hỏi tự luận cho học
sinh, hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa, giao câu hỏi nhỏ. Mỗi câu hỏi đó chỉ đề
cập tới một khía cạnh nhỏ của câu hỏi chính. Từ những câu hỏi này học sinh đọc sách
giáo khoa dễ hơn.
Bước 2: Thống nhất hệ thống câu hỏi nhỏ, học sinh sử dụng MCQ để trả lời
câu hỏi tự luận nhỏ.
Giáo viên thống nhất câu hỏi nhỏ, bỏ bớt những vụn vặt sao cho các câu hỏi
nhỏ bám sát nội dung kiến thức và như vậy, câu hỏi có nội dung song song với các
câu MCQ. Giáo viên giao MCQ cho học sinh, học sinh trả lời câu hỏi tự luận nhỏ
bằng các câu chọn của MCQ, học sinh cũng có thể trả lời ngoài phương án chọn. Học
sinh phải bảo vệ ý kiến của mình bằng lập luận vì sao phải chọn phương án đó.
Bước 3: Tổ chức thảo luận theo nhóm hay cả lớp, chính xác hoá câu hỏi, lý
giải các phương án của MCQ.
Những câu hỏi có ít học sinh trả lời đúng phương án hoặc chưa giải thích được
tại sao đúng, thì giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm dưới sự hướng
dẫn, gợi mở của giáo viên. Kết quả bàn luận theo nhóm là câu trả lời mang tính tập
thể, giáo viên chỉnh sửa lại câu trả lời sao cho ngắn nhất mà vẫn đầy đủ thông tin.
Bước 4: Hình thành tri thức mới
Sau khi lý giải các phương án đúng, sai chính xác hoá tri thức mới, giáo viên ra
câu hỏi và bài tập để học sinh vận dụng kiểm tra trên lời giải ở lớp hoặc về nhà . Điều
này kiểm tra tri thức của học sinh, đồng thời điều chỉnh cách dạy học của giáo viên.
* Một số giáo án thực nghiệm:
- Một số giáo án thực nghiệm chương I chương II sử dụng MCQ trong dạy bài mới.

17


Dạy bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
I) Mục tiêu của bài học trong sách hướng dẫn giảng dạy là:
1) Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào

2) Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào
3) Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng
4) Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính
lý hoá của nước
5) Trình bày vai trò của nước với tế bào
II) Phương tiện dạy học
Tranh về cấu trúc hoá học của phân tử nước ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn (
hình 3.2 SGK)
Theo phân phối chương trình bài này dạy trong 1 tiết. Từ đó, chúng tôi tiến hành
các bước giảng dạy sau:
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc SGK, giao câu hỏi tự luận cho HS, hướng dẫn HS
chia thành các câu hỏi nhỏ, giao câu hỏi cho HS.
- Các nguyên tố hoá học chính cấu tạo nên các loại tế bào là gì?
- Trình bày vai trò của các nguyên tố C,H,O,N và các nguyên tố vi lượng đối
với sự sống.
- Nêu và giải thích các chức năng của nước với tế bào và cơ thể
Dựa vào các câu hỏi này HS tự đặt các câu hỏi giải quyết vấn đề ở nhà
Bước 2: Thống nhất hệ thống các câu hỏi nhỏ, HS sử dụng MCQ để trả lời cho
các câu tự luận nhỏ.
Từ các câu hỏi nhỏ do HS đặt ra, GV hoàn chỉnh các câu hỏi cho logic và
thống nhất như sau:
1) Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể người và vỏ trái đất?
2) Nguyên tố nào chiếm tỷ lệ nhiều nhất? Tại sao 4 nguyên tố C,H,O,N lại là
nguyên tố chính cấu tạo nên cơ thể sống mà không phải là nguyên tố khác?
3) Tại sao C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của đại
phân tử hữu cơ
4) Làm thế nào để biết được nguyên tố đó là cần thiết với cây trồng
5) Vai trò của các loại muối khoáng? Triệu trứng của những biểu hiện khi cây
trồng thiếu hay thừa một nguyên tố nào đó?
6) Giải thích tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy được trên mặt nước

7) Nước có vai trò như thế nào với sự sống nói chung
8) Nếu thiếu nước thì cơ thể sống có thể tồn tại được không?
Bước 3: Tổ chức thảo luận theo nhóm hay cả lớp để chính xác hoá câu hỏi, lý
giải cácphương án của MCQ (đó là từ câu số 1
cho đến câu 15)
Bước 4: Vận dụng tri thức mới
Sau khi lý giải các phương án đúng sai, chính xác hoá tri thức mới, việc vận
dụng chúng được giáo viên đưa ra các câu hỏi ngay trên lớp hay về nhà nhằm kiểm
tra tri thức của học sinh. Sự thông hiểu nội dung kiến thức được thể hiện ở mức
18


cao là khả năng sử dụng kiến thức mới đó vào giải quyết các tình huống khác nhau
về lý thuyết.
Khâu củng cố kiến thức GV lý giải cho HS các phương án đúng của câu 13,
câu 15, câu 16
DẠY BÀI 4: CACBONHIDRAT VÀ LIPIT
I) Mục tiêu giảng dạy của bài là:
- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa có trong cơ thể
sinh vật.
- Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật
- Liệt kê được tên các loại lipit có trong cơ thể sinh vật
- Trình bày được chức năng của các loại lipit
II) Phương tiện dạy học:
- Tranh về cấu trúc hoá học của đường và lipit
- Tranh, ảnh về các loại thực phẩm, hoa quả có nhiều đường và lipit
- Đường glucozo và fructozo, đường sacarozo, sữa bột không đường, tinh bột
sắn dây.
- Theo phân phối chương trình bài này dạy trong 1 tiết, chúng tôi tiến hành
giảng dạy theo các bước sau:

Bước 1: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu bài học, hướng dẫn HS đọc SGK,
giao câu hỏi tự luận cho HS
1) Thế nào là hợp chất hữu cơ
2) Chất hữu cơ khác chất vô cơ như thế nào?
3) Nêu cấu trúc và chức năng của cacbonhidrat
4) Nêu cấu trúc và chức năng của các loại lipit
Dựa vào các câu hỏi này GV yêu cầu HS tự đặt các câu hỏi giải thích vấn
đề ở nhà
Bước 2: Thống nhất hệ thống câu hỏi nhỏ HS sử dụng MCQ để trả lời các câu
hỏi tự luận nhỏ
Từ các câu hỏi nhỏ do HS đặt ra GV hoàn chỉnh các câu hỏi cho Logic và thống
nhất như sau:
1) Các hợp chất hữu cơ quan trọng cấu tạo nên mọi loại tế bào của cơ thể là gì?
2) Đặc điểm chung của nhóm các hợp chất hữu cơ
3) Đường đơn có những dạng nào? Kể tên
4) Đường đôi có những dạng nào?
5) Đường đa có những dạng nào? Tính chất chung của nó
6) Tinh bột tồn tại ở đâu? Con người dùng tinh bột ở dạng nào?
7) Giải thích tại sao khi ăn cơm càng nhai nhiều càng thấy có vị ngọt
8) Tính chất của lipit? Các dạng lipit thường gặp trong tự nhiên
9) Mỡ và dầu khác nhau ở điểm nào? Tại sao?

19


10) Tại sao ăn nhiều mỡ động vật sẽ thừa colestron trong máu? Từ các câu
hỏi tự luận ban đầu dựa vào các phương án của MCQ HS phân tích để trả lời các
câu hỏi trên.
Bước 3: Tổ chức thảo luận theo nhóm hay cả lớp để chính xác hoá câu hỏi, giải
thích phương án trả lời của MCQ ( sử dụng câu 75, 76, 77, 78, 79, 80)

Bước 4: Vận dụng
GV có thể giao cho HS giải thích các hiện tượng: Tại sao người già lại không
nên ăn nhiều lipit? Tại sao trẻ em ăn nhiều bánh kẹo vặt lại có thể dẫn đến suy dinh
dưỡng?
DẠY BÀI 6: CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG TẾ BÀO (AXIT NUCLÊIC)
Ở SÁCH SINH HỌC 10 CƠ BẢN.
Mục tiêu bài học trong sách hướng dẫn giảng dạy là:
1- Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN, ARN.
2- Phân biệt ADN, ARN về cấu trúc và chức năng
3- Giải thích vì sao ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc trưng.
Theo phân phối chương trình bày này dạy 2 tiết. Từ phân phối chương trình
nêu trên, chúng tôi tiến hành các bước giảng dạy như sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc SGK, giao câu hỏi tự luận cho học sinh,
hướng dẫn học sinh chia thành các câu hỏi nhỏ.
Căn cứ vào chương trình, chúng tôi cho học sinh đọcbài 6: Axit nunlêic
Giao các câu hỏi sau cho học sinh:
1- Nêu câu trúc và chức năng của ADN?
2- Tại sao phân tử ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc trưng?
3- Nêu cấu trúc và chức năng các loại ARN?
4- Phân biệt ADN và ARN về cấu trúc và chức năng?
Để tập cho học sinh biết chia câu hỏi tự luận có vấn đề thành câu hỏi để giải
qyuết các vấn đề theo phương pháp Ơristic, thì ở lần đầu tiên giáo viên phải hướng
dẫn cho học sinh cách phân chia câu hỏi.
Ví dụ ở câu hỏi 1:
Nêu cấu trúc và chức năng của ADN/ giáo viên phải gợi ý dần như sau:
- Đơn phân của ADN là gì?
- Có mấy loại Nuclêotit cấu tạo nên phân tử ADN?
- Một Nuclêotit gồm những thành phần nào?
- Các loại Nuclêotit có điểm nào giống nhau và khác nhau?
- Các Nuclêotit liên kết với nhau bằng liên kết gì? theo nguyên tắc nào?.

- Phân tử ADN cấu tạo từ mấy chuỗi polynuclêotit?
- Chiều của mạch Polynuclêotit như thế nào?
- Đường kính của phân tử ADN?
- Chức năng của ADN là gì?
Những câu hỏi sau, giáo viên không nhất thiết phải hướng dẫn cụ thể như trên
mà chỉ yêu cầu học sinh tự chia câu hỏi có vấn đề như trên thành câu hỏi trả lời dần
20


vấn đề theo lôgic hình thức. Sau khi tự chia được câu hỏi học sinh đọc các câu hỏi và
tự trả lời dần, song không yêu cầu cao, thậm chí nếu học sinh biết chia các câu hỏi
như trên và tự đọc SGK một, hai lần ở nhà là đạt yêu cầu.
Yêu cầu của khâu này là mỗi học sinh có một hệ thống câu hỏi trả lời dần (câu
hỏi nhỏ).
Bước 2: Thống nhất hệ thống câu hỏi nhỏ, học sinh sử dụng MCQ để trả lời
câu hỏi tự luận nhỏ.
Từ các câu hỏi do học sinh đặt ra, giáo viên hoàn chỉnh hệ thống các câu hỏi
cho lôgic và thống nhất với nội dung, các câu hỏi có thể chia như sau:
1- Nêu các loại Nuclêotit cấu tạo nên phân tử ADN?
2- Nêu thành phần của một Nuclêotit.
3- Các loại Nuclêotit có điểm gì giống và khác nhau?
4- Phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào? Nêu nội dung các nguyên
tắc đó?
5- phân tử ADN được cấu tạo từ mấy chuỗi Popynuclêotit . Chiều của mỗi
chuỗi Popynuclêotit trong phân tử ADN như thế nào?
6- Trình bày chức năng của ADN?
7- Có những yếu tố nào quy định tính đa dạng của phân tử ADN, yếu tốt nào là
quan trọng nhất? Vì sao?
8- Phân biệt cấu trúc không gian các loại ADN?
9- Nêu chức năng của từng loại ARN?

10- Nêu điểm giống và khác nhau giữa đơn phân của ADN và ARN?.
11- Nêu điểm khác nhau về cấu trúc của ADN và ARN?.
12- Nêu điểm khác nhau trong chức năng của ADN và ARN?.
Như vậy từ 4 câu hỏi tự luận mang tính bao quát, mỗi học sinh đặt ra một số
câu hỏi khác nhau. Dưới dự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thống nhất đặt ra 12
câu hỏi chi tiết hơn. Điều này nâng cao nhận thức của học sinh, vì nếu biết tự đặt câu
hỏi thì cũng sẽ biết tự mình tìm cách trả lời câu hỏi. Khi chia các câu hỏi lớn thành
các câu hỏi chi tiết hơn, phần lớn học sinh có thể tìm câu trả lời được. Giáo viên phát
MCQ tương đương trả lời các câu hỏi trên.
Bước 3: Tổ chức thảo luận theo nhóm hay cả lớp để chính xác hoá câu hỏi, lý
giải các phương án của MCQ.
Có những câu hỏi trong các vấn đề cần được thảo luận để đi đến thống nhất là
vì những kiến thức mớivới học sinh, học sinh có thể nhầm lẫn.
Ví dụ: Câu hỏi 7 có những yếu tố nào quy định sự đa dạng của phân tử ADN,
yếu tố nào là quan trọng nhất?.
Trong các yếu tố quyết định tính đa dạng ADN của loài, yếu tố quyết định
nhất là:
A. Số lượng của các Nuclêotit.
B. thành phần của các loại Nuclêotit.
21


C. Trật tự sắp xếp của các Nuclêotit.
D. Dạng cấu trúc xoắn của ADN.
E. Số lượng các loại liên kết hoá học.
Học sinh dễ dàng thống nhất có 3 yếu tố: số lượng, thành phần, trật tự của các
Nuclêotit, song ngay cả khi số lượng và thành phần Nuclêotit giống nhau thì bản chất
ADN có thể giống nhau hoặc khác nhau. Trong tự nhiên chính trật tự của các
Nuclêotit là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng của các cá thể cùng loài.
Các phương án cũng là những gợi ý cho học sinh trong thảo luận câu hỏi.

Bước 4: Vận dụng
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống mới hoặc vào giải
thích các hiện tượng thực tế, ứng dụng trong đời sống.
Cho học sinh làm một số bài tập về Axit Nucleic để củng cố các kiến thức của
phần này.
- Giáo viên có thể mở rộng và nâng cao kiến thức bằng việc đưa ra các ứng dụng
thực tiễn của ADN và công nghệ sinh học trong đời sống xã hội như: truy tìm thủ phạm
các vụ án hoặc tìm kiếm mối quan hệ họ hàng nhờ phân tích ADN.
- Tóm lại, trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ bước đầu đề xuất các bước sử
dụng MCQ trong dạy học.
2.8. Sử dụng MCQ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
2.8.1. Tiêu chuẩn của một bài KT - ĐG kết quả học tập của học sinh trong môn
học ở trường THPT
Qua tham khảo các tài liệu TNKQ trong và ngoài nước, theo chúng tôi bài
kiểm tra - đánh giá bằng TNKQ phải có các câu hỏi thoả mãn các tiêu chuẩn định
tính và định lượng.
2.8.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ (dạng MCQ) và KT - ĐG kết quả học tập
của học sinh qua 6 bài trắc nghiệm.
Kết quả điểm KT-ĐG của 6 bài trắc nghiệm, trên cơ sở thực nghiệm tại 3
trường: THPT Hồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Du được thể hiện ở bảng 10.

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Triển khai thực tiễn dạy - học để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học mà đề tài đã đề ra là: Có thể nâng cao hiệu quả dạy học Chương 1 và Chương 2,
phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 nếu sử dụng bộ MCQ được xây dựng và sử dụng
theo những quy trình phù hợp trong khâu kiểm tra đánh giá và tổ chức dạy bài mới.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ trong dạy bài mới chương 1,
chương 2 sinh học 10 cơ bản THPT.

3.3. Phương pháp thực nghiệm
22


3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là học sinh THPT ở các
trường THPT Hồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Du.
3.3.2. Xử lý số liệu
3.3.2.1. Về mặt định lượng
3.3.2.2. Về mặt định tính
3.3.3. Kết quả và biện luận
3.3.3.1. Kết quả thực nghiệm
Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được dạy song song. Vì khuôn khổ của
luận văn và thời gian, chúng tôi xin trình bày kết quả thực nghiệm của 4 lớp thuộc
các trường THPT Hồng Quang; Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Du. Chúng tôi tiến hành
kiểm tra nhiều lần trong và sau khi dạy thực nghiệm để kiểm tra kết quả của việc dạy
học bằng sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ cho Chương 1 và Chương 2 sinh học 10
cơ bản.

§iÓm trung b×nh

Biểu đồ 4: So sánh kết quả kiểm tra trong thực nghiệm giữa
lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
8
5.92

6

6.82


6.9047.19

7.36
6.36

4

§èi chøng

2

Thùc nghiÖm

0
LÇn1

LÇn 2

LÇn 3

Sè lÇn kiÓm tra

§iÓm trung b×nh

Biểu đồ 5: So sánh kết quả sau thực nghiệm giữa các lớp
đối chứng và lớp thực nghiệm
7.5

7.2


7
6.5

7.36

7.21
6.6

6.32

6.28

§èi chøng
Thùc nghiÖm

6
5.5
LÇn 1

LÇn 2
Sè lÇn kiÓm tra

23

LÇn 3


3.3.3.2. Nhận xét kết quả kiểm tra trong và sau khi thực nghiệm
- Về mặt định lượng:
Sau khi kiểm tra, làm biểu điểm và hướng dẫn chi tiết, xử lý điểm số thu được

thể hiện trong các bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6. Dựa trên số liệu trong các bảng
chúng tôi thấy hiệu số (dTN-ĐC) điểm trung bình cộng giữa lớp TN và lớp ĐC của các
bài kiểm tra đều dương chứng tỏ lớp TN đạt kết quả cao hơn lớp ĐC, với độ tin cậy
0,05, số bậc tự do xác định là 90, tra bảng phân phối student với tα = 0,05 ta có td = 2,
các td đều rất lớn hơn.
- Về mặt định tính:
Các bài thực nghiệm cho thấy điểm trung bình cộng của lớp đối chứng so với
lớp thực nghiệm đều ổn định song độ biến thiên ở các bài lớp thực nghiệm luôn thấp
hơn lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ kết quả tin cậy và ổn định của phương pháp. Kết
quả định tính cho thấy tính khả thi của phương pháp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Chúng tôi đã xây dựng được 180 câu hỏi dạng MCQ có 5 phương án chọn
của chương 1 và chương 2 sách Sinh học 10, cơ bản đủ các tiêu chuẩn nhằm góp
phần xây dựng ngân hàng để phục vụ KT - ĐG kết quả học tập của học sinh THPT.
2. Từ hệ thống câu hỏi làm giá trị các số đo chúng tôi đã tiến hành xây dựng
các đề kiểm tra để xác định thời lượng và mức đánh giá điểm theo phương pháp phân
tích ngẫu nhiên và đã thu được kết quả.
- Câu hỏi và thời gian làm bài 1 đề KT - ĐG thích hợp là 30 câu MCQ 5
phương án chọn/45 phút đối với học sinh THPT.
- Xác định được phương án đánh giá phù hợp để kiểm tra đánh giá dạng MCQ
5 phương án chọn là nên để 0% - 20% số câu trả lời đúng ở mức 0 điểm.
3. Bước đầu đề xuất quy trình sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ trong dạy
học nội dung kiến thức mới, KT - ĐG kết quả học tập của học sinh ở THPT.
2. Khuyến nghị
1. Cần xây dựng một ngân hàng câu hỏi phù hợp với nội dung kiến thức phải
trắc nghiệm, các câu hỏi cần qua định chuẩn trước khi sử dụng.
2. Chúng tôi đề nghị triển khai nội dung hệ thống câu hỏi đã được xây dựng
trên các nhóm học sinh thuộc các trường THPT khác nhau để có thể đưa câu hỏi vào

KT - ĐG kết quả học tập của học sinh THPT một cách rộng rãi, nâng cao chất lượng
dạy học.
3. Xây dựng các biện pháp sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ vào các khâu
khác nhau của quá trình dạy học: kiểm tra bài cũ, ôn tập, củng cố, giảng bài mới.
24


4. Tiếp tục xây dựng câu hỏi TNKQ ở những chương còn lại của chương trình
sinh học 10, cơ bản nhằm tạo một hệ thống câu hỏi TNKQ hoàn chỉnh, nâng cao hiệu
quả việc KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
5- Tiếp tục triển khai việc KT - ĐG bằng TNKQ ở các môn học khác. Nên có
những nghiên cứu tiếp theo hướng xây dựng câu hỏi trắc nghiệm thuộc các dạng:
đúng sai, điền khuyết, ghép nối...

25


×