Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

vận dụng kién thức liên môn gdcd âm nhạc lịch sử giải quyết tình huống làm thê snào để cho tất cả trẻ em có một cuộc sống bình yên hạnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.45 KB, 9 trang )

Sở giáo dục và đào tạo hà nội
Phòng giáo dục Và đào tạo thanh oai

TấN TèNH HUNG:
LM TH NO CHO TT C TR EM Cể
MT CUC SNG BèNH YấN V HNH PHC?
- Trng THCS Thanh Thựy
- a ch: Thanh Thựy - Thanh Oai H Ni
- in thoi: 0984 130225
- Email:
- Mụn hc chớnh c vn dng: Ng vn 9
- Cỏc mụn tớch hp: Giỏo dc cụng dõn, m nhc, Lch
s.
- H v tờn hc sinh: Nguyn Thu Trang
Ngy sinh: 6/2/2000

Lp: 9A

Năm học: 2014 - 2015
Năm học: 2014 - 2015


Bµi dù thi liªn m«n
1. Tên tình huống:
" Làm thế nào để cho tất cả trẻ em có một cuộc sống bình yên và hạnh
phúc ?"
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Để đạt được kết quả cao trong việc giải quyết tình huống " Làm thế nào
để cho tất cả trẻ em có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc ?" thì cần vận
dụng kiến thức liên môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Lịch sử và
Địa lí và thu thập thêm một số thông tin trên đài, báo, ti vi,.. để nêu lên những


giải pháp cụ thể cần thực hiện làm sao trên thế giới không còn trẻ em bất hạnh
bị bỏ rơi, đánh đập, hành hạ,.. cần nêu lên những giải pháp cụ thể để các em có
được một tương lai tốt đẹp hơn.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
- Muốn giải quyết tình huống nêu trên thì ta cần vận dụng kiến thức
nhiều môn học khác nhau:
- Môn học chính:
+ Môn Ngữ văn: Nghiên cứu bài " Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" và bài “Đấu tranh cho một thế giới
hòa bình” Ngữ văn 9- tập I để hiểu hơn về cuộc sống mà các em phải chịu cũng
như nhiệm vụ cần thực hiện để đảm bảo cho các em một cuộc sống hạnh phúc,
không gánh chịu những bất hạnh, đau khổ.
- Môn học liên môn:
+ Môn Giáo dục công dân 6 ( Bài 12) và lớp 7 ( Bài 13- Quyền được bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam) đã nêu lên một số quyền trích
từ " Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em", qua đó đã đưa các hành động
cần thực hiện ngay để các em được sống trong yên bình và được hưởng quyền
lợi, được bảo vệ dựa trên các quyền đó.
+ Trong môn Âm nhạc, bài hát " Thiếu nhi thế giới liên hoan"( Tiết 28trong chương trình học cấp tiểu học, lớp 4) và bài " Chúng em cần hòa bình"
( lớp 7- bài 3) cho thấy sự khao khát hạnh phúc của tất cả trẻ em trên thế giới.
Một lần nữa khẳng định việc làm cấp bách hiện nay là đem lại cho các em một
tuổi thơ vui vẻ.
+ Kiến thức môn Lịch sử bài " Phong trào công nhân và sự ra đời của
chủ nghĩa Mác" ( Bài 4- Lịch sử 8) và Địa lí 7 ( Bài 27- Thiên nhiên Châu Phi)
nêu lên sự bất hạnh, bị bóc lột nặng nề, không được hưởng quyền lợi của nhiều
Học sinh: Nguyễn Thu Trang

2



Bµi dù thi liªn m«n
trẻ em. Những việc làm đó cần được trừng trị nghiêm khắc theo luật pháp để
không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra việc vận dụng kiến
thức nghiên cứu trên thực tế để giải quyết tình huống được thực hiện dễ dàng
hơn.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan những kiến thức đã nêu trên, giải pháp
để giải quyết vấn đề là căn cứ vào môn Ngữ văn 9 để lập luận, thuyết minh tiến
trình giải quyết tình huống và vận dụng kiến thức liên môn để nêu ra các biện
pháp cụ thể mà dễ dàng thực hiện và đạt được kết quả cao.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Trẻ em đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phải sống phụ thuộc vào
gia đình và xã hội. Cuộc sống của chúng phải được bảo vệ, được sự quan tâm
chăm sóc từ gia đình để không chỉ được sống vui vẻ mà còn được phát triển
toàn diện và có một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng số trẻ em phải chịu nỗi bất
hạnh ngày một tăng cao, không thể đếm xuể, bởi những khó khăn mà các em
phải chịu đựng không chỉ là một hay hai điều mà nhiều hơn thế.
* Nguyên nhân:
- Một số em bé đã bị bỏ rơi ngay từ khi vừa chào đời, lí do bởi cha mẹ
không có đủ điều kiện nuôi các em hoặc do sự lầm lỡ của một số bạn trẻ dẫn
đến việc mang thai và sinh con ngoài ý muốn mà không thể chăm sóc.
- Kiến thức môn Lịch sử bài " Phong trào công nhân và sự ra đời của
chủ nghĩa Mác" ( Bài 4- Lịch sử 8) cho biết, ở một số nước phát triển cần
lượng lao động lớn và họ đã tận dụng ngay nguồn lao động trẻ em mà chính là
những trẻ vô gia cư, bị bỏ rơi hoặc sống lang thang đến các cơ sở để làm việc
nhưng chỉ với mức lương bằng 1/6 của người lao động trưởng thành. Bởi vì số
trẻ em không nơi cư trú khi ấy là vô cùng nhiều hơn nữa trẻ em lại dễ sai khiến,
bắt ép làm việc mà lại không dám đòi hỏi lương cao chỉ cần có cái ăn là chúng
sẽ làm việc. Mà trong tình trạng đói nghèo chiến tranh xảy ra liên miên như vậy

thì dù phải làm những công việc nặng nhọc không vừa sức để kiếm sống chúng
vẫn phải làm. Thậm chí ở các nước Châu Phi, các em bé phải sống trong chế độ
phân biệt chủng tộc quái ác mà người da trắng đã đặt ra. Các em bị tước mất
quyền của mình và bị nô dịch, lợi dụng bóc lột sức lực mà chẳng có một đồng
lương.

Học sinh: Nguyễn Thu Trang

3


Bµi dù thi liªn m«n

- Theo như kiến thức môn Địa lí ( Bài 27- Thiên nhiên Châu Phi) đã
cho biết, Châu Phi nằm giáp với sa mạc Xa- ha- ra do điều kiện thời tiết, khí
hậu khô nóng và cả điều kiện phát triển ý thức thấp dẫn đến tình trạng đói
nghèo nặng nề hơn. Các quốc gia này có số trẻ bị suy dinh dưỡng cao nhất thế
giới, có tỉ lệ hơn 50% độ tuổi từ 5 tuổi- 14 tuổi phải lao động những công việc
nặng nề không dành cho trẻ em. Chế độ A- pác- thai đã cướp đi của các em
quyền bình đẳng, các em bị phân biệt chủng tộc không được đến gần người da
trắng cũng như bị người da trắng buôn bán, nô dịch tàn bạo, bị ép phải lao động
không công.

- Bên cạnh đó, trẻ em còn bị đối xử tàn nhẫn do phạm phải lỗi lầm hoặc
do cha mẹ, người giám hộ chăm sóc đối xử tàn bạo đánh đập, hành hạ các em
về thể xác lẫn tinh thần hoặc các em bị đối xử phân biệt, không bình đẳng giữa
Học sinh: Nguyễn Thu Trang

4



Bµi dù thi liªn m«n
nam, nữ; con đẻ, con nuôi; dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, địa vị xã hội, chính
kiến của cha mẹ, người thân. Từ sau chiến tranh chống Đế quốc Mĩ những vùng
đất khi xưa bị rải chất độc màu da cam nay vẫn còn để lại hậu quả nặng nề.
Những trẻ em khi vừa sinh ra đã bị nhiễm chất độc hóa học gây hậu quả, bệnh
tật bẩm sinh. Và các em ấy không được sống, được giáo dục như những đứa trẻ
khác mà còn bị xa lánh. Ước mong được hoạt tập, vui chơi với những em nhỏ
bình thường chưa bao giờ được thực hiện.

- Thống kê đã đưa ra một con số cụ thể và chính xác nhưng đồng thời
gây nên bao ngạc nhiên khi trên thế giới có khoảng 40 000 trẻ em chết mỗi
ngày do suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch. Con số này
vẫn không ngừng tăng cao khi chưa có bất kì biện pháp giải quyết nào có thể áp
dụng vào thực tế. Với sự hỗ trợ của UNICEF, Việt Nam đã tiến hành một cuộc
điều tra cho biết 1/3 số trẻ dưới 16 tuổi tức 7 triệu trẻ em bị coi là nghèo ở Việt
Nam. Khoảng 20% trẻ bị thiếu cân bằng, suy dinh dưỡng. Tính toán năm 2012,
có 280 000 người nhiễm HIV/ AIDS thì trong đó có 5 500 trẻ bị nhiễm. Tổ
chức Lao động Quốc tế ( ILO) đã đưa ra kết luận rằng hơn 250 triệu trẻ phải tự
lao động kiếm sống.
* Thực trạng xã hội hiện nay:
- Cuộc sống của nhiều trẻ em trên thực tế phải chịu những đau đớn, bất
hạnh, bất công mà ở tuổi của các em lẽ ra phải được sống hạnh phúc. Điều đó
được thể hiện rất rõ trong văn bản " Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em" ( Ngữ văn 9- tập 1). Trong đó đã nêu
Học sinh: Nguyễn Thu Trang

5



Bµi dù thi liªn m«n
lên, trẻ em đã trở thành nạn nhân của chiến tranh; bạo lực biến các em thành trẻ
vô gia cư và các em còn là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, sự chiếm
đóng và thôn tính của nước ngoài. Chúng cũng là nạn nhân của sự đói nghèo,
khủng khoảng kinh tế, nhiều trẻ chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
* Giải pháp để giải quyết tình huống được nêu trên:
- Vấn đề trên đã trở nên vô cùng cấp bách, nó không chỉ là nhiệm vụ
riêng mà là chung của tất cả mọi người. Vận dụng tích hợp kiến thức các môn
Ngữ văn 9- Tập I, Giáo dục công dân và môn Âm nhạc phần nào nêu được
những biện pháp để giải quyết tình huống được đặt ra: " Làm thế nào để đảm
bảo cho tất cả trẻ em có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc ?".
- Ở bài 3: " Tuyên bố thế giới về sự sống còn và quyền được bảo vệ
và phát triển của trẻ em" đã nêu nhiệm vụ cần làm để cho trẻ em có một cuộc
sống hạnh phúc. Phải tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ, đối
với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt phải chịu bất hạnh nói trên phải được quan tâm
chăm sóc nhiều hơn. Giảm thiểu tỉ lệ tử vong bằng những phương pháp đã biết
và cũng rất dễ dàng đạt được. Đồng thời cân bằng lại sự chênh lệch về giới tính
đảm bảo quyền lợi giữa nam và nữ. Bảo đảm cho trẻ được giáo dục, học tập hết
bậc giáo dục cơ sở, không bị mù chữ, cho trẻ tìm lại gia đình và nguồn gốc lai
lịch của mình đồng thời cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội.
- Trong bài 12- Giáo dục công dân 6, đã nêu ra được bốn quyền từ
Công ước Liên hợp quốc về quyền Trẻ em( năm 1989) trong đó nhấn mạnh các
quyền: " Quyền sống còn", " Quyền bảo vệ", " Quyền phát triển" và " Quyền
tham gia" để giúp trẻ có quyền lợi trong cuộc sống. Các hành động xâm phạm
quyền trẻ em, ngược đãi, làm nhục bóc lột trẻ sẽ bị chừng tri theo pháp luật.
Còn Giáo dục công dân 7- Bài 13( Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục của trẻ em Việt Nam) cũng đưa ra " Quyền được bảo vệ", " quyền được
chăm sóc" và " Quyền được giáo dục" giúp trẻ em biết tự bảo vệ, đấu tranh cho
cuộc sống, hạnh phúc của bản thân, khỏi phải chịu những chèn ép tác động xấu
từ xã hội.

- Trong môn Âm nhạc có nhiều bài hát như "Chúng em cần hòa bình"
(Âm nhạc 7- bài 27) hay bài " Thiếu nhi thế giới liên hoan" ( Âm nhạc 4tiết 28) để nêu lên ước vọng về một cuộc sống mà các em không phải là nạn
nhân của những đau khổ bất công. Chúng ta phải đưa ra những biện pháp để trẻ
em không còn phải chịu bất hạnh nữa. Ngày 30/9/1990, bản " Tuyên bố của hội
nghị cấp cao thế giới về trẻ em" đã ra đời, trong đó khẳng định và cam kết thực
Học sinh: Nguyễn Thu Trang

6


Bµi dù thi liªn m«n
hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn và phát triển của trẻ. ILO
kêu gọi giám sát kết quả và chú ý hơn đến trẻ em bị thiệt thòi, dễ bị tổn thương.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc ( FAO), ILO, Quỹ
phát triển nông nghiệp quốc tế ( IEAD), Liên đoàn Quốc tế sản xuất Nông
nghiệp (IEAP) và một số tổ chức công đoàn quốc tế khác đã hợp tác đặt ra mục
tiêu chấm dứt sử dụng lao động vào trong những công việc nguy hiểm vào năm
2016.
- Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( năm
1992) hình thành " Bộ luật bảo vệ, chăm sóc trẻ và giáo dục trẻ em" ( Số
25/2004/QH 10). Trong đó khẳng định các quyền của trẻ em phải được tôn
trọng thực hiện, xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm quyền trẻ
em . Nghiêm cấm những hành vi bỏ rơi trẻ em. Phải quản lí chặt chẽ không cho
các hành động đặt cơ sở sản xuất vui chơi trái phép bên cạnh nhà, nơi học tập
của các em.
- Ở điều 10 trong bộ luật có khẳng định việc mở rộng hợp tác quốc tế,
đồng thời kí kết các công ước để bảo đảm quyền của trẻ. Xây dựng các chương
trình, hoạt động để bảo vệ như: " Trái tim cho em"... để các em nhỏ bất hạnh
được giúp đỡ. Nghiên cứu ứng dụng khoa học chuyển giao hiện đại phục vụ
công tác giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. Đối với những

em bé bị bỏ rơi, vô gia cư nên đưa các em đến trung tâm giáo dưỡng, đào tạo
nguồn nhân lực tạo việc làm để các em kiếm sống và chăm sóc bản thân. Đối
với các em có hoàn cảnh đặc biệt phải được học tập tại cơ sở giáo dục chuyên
biệt. Tổ chức thành lập những trung tâm giáo dưỡng và trung tâm phúc lợi xã
hội, cán bộ ngành liên quan phải có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ để giảm nhẹ giải quyết những trường hợp đặc biệt. Tổ chức dạy
nghề, cải tạo cho các em vi phạm, chăm sóc, động viên trẻ nhiễm HIV/ AIDS.
Với các trẻ em nghèo được giảm, miễn phí dịch vụ. Hơn nữa phải ngăn cấm các
hành vi bỏ rơi, dụ dỗ, lợi dụng trẻ em để làm điều xấu trục lợi. Thường xuyên
tổ chức các hoạt động vẽ tranh, ca nhạc về chủ đề trẻ em với thế giới.
- Từ điều 11 đến điều 20 trong phần II, các quyền cơ bản và bổn phận
của trẻ em đã nêu rõ các quyền, đồng thời khẳng định các em có quyền được tự
bảo vệ cho bản thân dựa trên những điều luật đó. Tiếp theo là nêu ra những
nhiệm vụ mà tất cả mọi người cần thực hiện để tạo cho các em một cuộc sống
hạnh phúc, đảm bao một tương lai sáng ngời cho các em.
Học sinh: Nguyễn Thu Trang

7


Bµi dù thi liªn m«n
- Trong bài " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" ( Ngữ văn 9- tập
1) đã đưa việc làm cụ thể là phải ngừng chạy đua vũ trang số tiền 100 tỉ USD
có thể được dùng để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứu trợ y tế cho 50 triệu
trẻ em nghèo trên thế giới lại chỉ bằng số tiền để sản xuất gần 100 máy bay
B1B và 700 tên lửa vượt đại dương. Còn kinh phí cho chương trình phòng bệnh
14 năm, cứu hơn 14 triệu trẻ em chỉ riêng ở Châu Phi thì lại được đầu tư vào
sản xuất 10 chiếc tàu Ni- mit chứa vũ khí hạt nhân. Vậy thì chẳng phải chỉ cần
giảm thiểu số tiền phục vụ cho chiến tranh phi nghĩa kia thì đã có thể giúp bao
nhiêu trẻ em trên thế giới sao?


6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp ta biết vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết vấn đề cấp thiết trong cuộc sống hiện nay. Mục tiêu
được đặt ra:
“ Làm thế nào để đảm bảo cho tất cả trẻ em có một cuộc sống bình
yên và hạnh phúc ?" nhấn mạnh thêm tầm quan trọng việc đảm bảo cuộc
sống và tương lai cho mọi trẻ em trên Thế giới. Như vậy, nó vừa mang lại cho
chúng ta nguồn kiến thức phong phú về các môn học liên môn, vừa hiểu cụ
thể sâu sắc về vấn đề được nói tới. Bên cạnh đó, ta cũng có thể áp dụng những
kiến thức, bài học lý thuyết trên để vận dụng vào thực tiễn học tập và thực tiễn
đời sống kinh tế- xã hội. Hiểu được cuộc sống bất hạnh của nhiều trẻ em hiện
nay qua môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và có những suy nghĩ, hành động thiết
Học sinh: Nguyễn Thu Trang

8


Bµi dù thi liªn m«n
thực dựa trên một số quyền của trẻ em trong môn Giáo dục công dân. Trẻ em
là những chủ nhân tương lai, bởi vậy, hành động suy nghĩ giải quyết tình
huống trên là rất quan trọng. Tích hợp kiến thức các môn học và pháp luật vào
giáo dục là một giải pháp vô cùng hiệu quả. Ý nghĩa của tình huống sẽ tạo cho
mọi người những nhận thức, hiểu biết đúng đắn về cuộc sống hiện nay của trẻ
em. Tình huống này đã muốn gửi tới cho mọi người một thông điệp: “ Hãy
yêu thương con trẻ, yêu thương những mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh. Hãy biến
những ước mơ bình dị của các em thành hiện thực”.
Học sinh thực hiện
Nguyễn Thu Trang


Học sinh: Nguyễn Thu Trang

9



×