Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương chi tiết môn học Ngôn ngữ học đối chiếu (Học viện Ngoại giao Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.09 KB, 4 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TIẾNG ANH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
MÔN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
(Contrastive Linguistics)
1. Mã số môn học
52.E.003.2
2. Số tín chỉ 2TC
3. Thông tin về giảng viên
Ths. Phạm Văn Lam
Cơ quan: Viện Ngôn ngữ học
Điện thoại: 0985. 905. 985
Email: ;
4. Trình độ
- Dành cho sinh viên năm thứ nhất
- Môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành
5. Phân bổ thời gian
- Nghe giảng lí thuyết: 20 giờ tín chỉ;
- Thực hành, thảo luận: 9 giờ tín chỉ;
- Kiểm tra giữa kì: 1 giờ tín chỉ.
6. Điều kiện tiên quyết
Học phần tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt
7. Mục tiêu môn học
Kiến thức
Cung cấp kiến thức về lịch sử phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu, các cấp độ miêu
tả ngôn ngữ, phương pháp và thủ pháp nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ học, việc
đối chiếu ngôn ngữ qua các bình diện và cấp độ ngôn ngữ, thực hiện điển cứu, các thao


tác cải biên ngôn ngữ.
Kĩ năng
Nắm vững và vận dụng tốt phương pháp, nguyên tắc, và các thủ pháp đối chiếu ngôn
ngữ học ở các cấp độ ngữ âm-âm vị học, ngữ pháp học, và từ vựng-ngữ nghĩa, ngữ
dụng học nhằm tự mình tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt, những nét tương
đương và không tương đương giữa tiếng Việt và ngoại ngữ mà sinh viên theo học, để từ
đó có thể học ngoại ngữ nhanh và hiểu quả hơn, tránh và khắc phục được những chuyển
di tiêu cực, biết phát huy, khai thác và tận dụng được những chuyển di tích cực trong
quá trình học và sử dụng ngôn ngữ, dịch thuật ngôn ngữ, hướng đến việc sử dụng ngoại
ngữ/ngôn ngữ một cách chuẩn mực, trong sáng và chính xác.
Thái độ
Giúp sinh viên hình thành một ý thức nghiêm túc đối với việc rèn luyện và phát triển
các kĩ năng học và sử dụng ngoại ngữ để có thể nắm được và sử dụng được ngoại ngữ
một cách chuẩn xác và nhuần nhụy như người bản ngữ, tránh việc áp dụng một cách
tiêu cực các đặc điểm cấu trúc – chức năng và sử dụng của ngoại ngữ vào trong tiếng

1


Việt, khai thác và áp dụng được những đặc điểm cấu trúc-hệ thống ưu việt của ngoại
ngữ vốn không có trong tiếng Việt nhưng phù hợp với tiếng Việt vào trong tiếng Việt.
8. Mô tả văn tắt nội dung môn học
Môn học này có những nội dung chính sau:
- Lịch sử phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu; đối tượng, phạm vi của ngôn ngữ
học đối chiếu;
- Cơ sở, nguyên tắc, và phương pháp đối chiếu;
- Việc đối chiếu ngôn ngữ qua các bình diện: ngữ âm-âm vị học, ngữ pháp học, và
từ vựng-ngữ nghĩa;
- Các thao tác cải biên ngôn ngữ.
9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp đầy đủ;
- Làm bài tập và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
10. Tài liệu học tập và tham khảo
1. Bùi Mạnh Hùng, Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb GD, 2009.
2. Cliff Goddard,… Cross-linguistic Semantics, John Benjamins, 2008.
3. Comrie, B., Language universals and linguistic typology: Syntax and
morphology, Blackwell, 1989.
4. Croft, W., Typology and Universals, Cambridge, 2002.
5. Edda Weigand, Contrastive Lexical Semantics, John Benjamins, 1998.
6. Fromkin, Victoria, … An Introduction to Language, Holt, Rinehart &
Winston Inc., 1984.
7. James, C., Contrastive Linguistics, Longman, 1980.
8. Robert Lado, Linguistics across cultures, Ann Arbor, 1999
9. Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, ĐHGGHN, H., 2004.
10. Lyons, John, Language and Linguistics, Cambridge University Press, 1981.
11. N.V. Xtankêvich, Các loại hình ngôn ngữ, ĐH&THCN, 1982.
12. Nguyễn Văn Chiến, Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ
Ðông Nam Á, SPNN, H., 1992.
13. Phạm Văn Lam,... Đối chiếu câu hỏi-cầu khiến tiếng Việt với tiếng Anh,
tiếng Trung trên bình diện cấu trúc và sử dụng, ĐHQGHN, 2007.
14. Phạm Văn Lam, เกณฑฑ์ทเทที่ ปป็นแบบแผนเพพอ
ที่ กกกำหนดและตรวจสอบคคค
คู่ กำ
ก ททม
ที่ ท
ควกำมหมกำยตรงขข้กำมในภกำษกำเวทยดนกำม, Thái Lan, 2010.
15. Phạm Văn Lam, Từ trái nghĩa trong tiếng Việt, Thái Lan, 2010.
16. Phạm Văn Lam, Toward Establishing a Set Formal Criteria for
Recognizing the Pairs of Antonyms (With Special Reference to the
Monosyllabic Languages), Thái Lan, 2011.

17. Sapir, Edward, Language. An introduction to the study of speech , New York,
Harcourt, Brace and Company, 1949.
18. Vương Toàn, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam, KHXH, H.,
2007.
11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Kiểm tra giữa kỳ: 20% tổng điểm;
- Thi hết môn: 80% tổng điểm.
Để đánh giá toàn diện hơn việc học tập của sinh viên, môn học có những yêu cầu về
tiêu chuẩn được dự thi lần 1 như sau:
- Dự lớp: phải tham dự tối thiểu 80% các buổi học;

2


- Tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động học tập trên lớp;
- Chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ;
- Nộp bài tập đúng hạn.
12. Thang điểm:
Thang điểm 10 (mười), điểm đạt từ điểm 4 trở lên.
13. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Khái quát về ngôn ngữ học đối chiếu
1.1. Sự xuất hiện ngôn ngữ học đối chiếu
1.2. Đối tượng, phạm vi của ngôn ngữ học đối chiếu
1.3. Phương pháp đối chiếu và các phương pháp khác của ngôn ngữ học
1.4. Ngôn ngữ học đối chiếu và các bộ môn khoa học hữu quan
1.5. Ngôn ngữ học đối chiếu và việc dạy-học ngoại ngữ, dịch thuật
1.6. Những thuật ngữ quan trọng
Chương 2. Cơ sở, nguyên tắc và phương pháp đối chiếu
2.1. Cơ sở đối chiếu
2.2. Nguyên tắc đối chiếu

3.3. Phương pháp đối chiếu
Chương 3. Các cấp độ miêu tả ngôn ngữ
3.1. Các mô hình ngôn ngữ
3.2. Các cấp độ ngôn ngữ
3.3. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Chương 4. Đối chiếu cấp độ ngữ âm-âm vị
4.1. Cơ sở đối chiếu
4.2. Đối chiếu nguyên âm
4.3. Đối chiếu phụ âm
4.4. Đối chiếu các yếu tố siêu đoạn
4.5. Đối chiếu chữ viết
4.6. Một vài thử nghiệm
Chương 5. Đối chiếu cấp độ ngữ pháp
5.1. Đối chiếu hình vị
5.2. Đối chiếu từ
5.3. Đối chiếu cụm từ
5.4. Đối chiếu câu
5.5. Các phạm trù từ vựng, phạm trù ngữ pháp, chức năng ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp
trong đối chiếu
5.6. Một vài thử nghiệm
Chương 6. Đối chiếu cấp độ từ vựng-ngữ nghĩa
6.1. Những lưu ý trong đối chiếu từ vựng-ngữ nghĩa
6.2. Hệ thống từ vựng-ngữ nghĩa của một ngôn ngữ
6.3. Các quan hệ từ vựng-ngữ nghĩa trong đối chiếu ngôn ngữ
6.4. Tương đồng và dị biệt của hệ thống từ vựng-ngữ nghĩa: đặc tính dân tộc của
ngôn ngữ
6.5. Một vài thử nghiệm
Chương 7. Các thao tác cải biên ngôn ngữ
7.1. Nguyên tắc khả biểu trong giao tiếp
7.2. Thao tác cải biên vị trí

7.3. Thao tác diễn đạt tương đương

3


7.4. Thao tác giải thích
7.5. Thao tác loại suy
7.6. Thao tác mở rộng
7.7. Thao tác rút gọn
7.8. Nguyên tắc đệ quy
14. Kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể
Buổi Số
Nội dung Yêu cầu đối với sinh viên
tiết
1
3
Chương 1 Đọc tài liệu chuẩn bị cho chương 2
2

3

Chương 2

3

3

Chương 3

4


3

Chương 4

5

3

Chương 4

6

2

Chương 5

1
7

3

Chương 5

8

3

Chương 6


9

3

Chương 6

10

2
1

Chương 7
Ôn tập

Ghi
chú

Thuyết trình trước lớp nội dung chương 2
Đọc tài liệu chuẩn bị cho chương 3
Thuyết trình trước lớp nội dung chương 3
Đọc tài liệu chuẩn bị cho chương 4 (các phần 4.1,
4.2, 4.3)
Thuyết trình trước lớp nội dung phần 4.1, 4.2, 4.3
Đọc tài liệu chuẩn bị cho các phần 4.4, 4.5, 4.6
Chuẩn bị tư liệu thực hành đối chiếu chương 4
Thuyết trình trước lớp nội dung các phần 4.4, 4.5
Thực hành đối chiếu chương 4
Đọc tài liệu chuẩn bị cho các phần 5.1, 5.2, 5.3
Thuyết trình trước lớp nội dung các phần 5.1, 5.2,
5.3

Đọc tài liệu chuẩn bị cho các phần 5.3, 5.4, 5.5
Chuẩn bị tư liệu thực hành đối chiếu chương 5
Kiểm tra giữa kì
Thuyết trình trước lớp nội dung các phần 5.3, 5.4,
5.5
Thực hành đối chiếu chương 5
Đọc tài liệu chuẩn bị cho các phần 6.1, 6.2
Thuyết trình trước lớp nội dung các phần 6.1, 6.2
Chuẩn bị tư liệu thực hành đối chiếu chương 6
Đọc tài liệu chuẩn bị cho các phần 6.3, 6.4
Thuyết trình trước lớp nội dung các phần 6.3, 6.4
Thực hành đối chiếu chương 6
Đọc tài liệu chuẩn bị chương 7
Làm bài tập chương 7
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2011

Lãnh đạo Học viện

Đặng Đình Quý

Trưởng PĐT

Nguyễn Thị Thìn

4

Trưởng Khoa

Người biên soạn


Hoàng Văn Hanh

Phạm Văn Lam


5



×