Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu tư xây dựng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.63 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN THI
CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIẸP
MÃ SỐ : 62.58.02.08

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – 2017


Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. Lê Kiều
2. PGS.TS. Lê Anh Dũng

Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Đăng Quang
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
Phản biện 3: TS. Trần Hồng Mai

Luận án này được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ


cấp trường tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Vào hồi: .........giờ.........ngày........tháng.........năm........

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện quốc gia, Thư viện
trường Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình đổi mới đất nước, nhiều công trình có qui mô lớn,vốn đầu tư cao được đầu
tư xây dựng đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên do đặc điểm của quá trình đầu tư và
đặc điểm của sản xuất xây dựng có tính đa dạng, cá biệt cao, chi phí phục vụ cho đầu tư xây dựng
công trình lớn, thời gian kéo dài, chịu nhiều tác động của các yếu tố tự nhiên và nhiều đặc tính
khác, nên rủi ro luôn là yếu tố tiềm ẩn nó có thể xuất hiện và gây hậu quả khó lường bất cứ lúc nào.
Các rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng: Chủ đầu
tư, các nhà thiết kế, các nhà thầu, các nhà khai thác,…. Đặc biệt trong một vài năm gần đây, trên
thế giới và cả ở nước ta không ít công trình xây dựng kể cả những công trình hiện đại, phức tạp đã
bị sự cố. Có thể kể ra những sự cố điển hình như sập đổ bể bơi AquaPark ở Matxcơva; sập ga Hàng
không sân bay S. Đơ Gôn ở Pari; sập 2 nhịp neo cầu Cần Thơ đang thi công; vỡ 50m đập chính
đang thi công của công trình hồ chứa nước Cửa Đạt ; sụp toàn bộ trụ sở Viện KHXH miền Nam do
tác động của việc thi công tầng hầm cao ốc Pacific tại TP. Hồ Chí Minh; hay là sự phá hoại công
trình khi xảy ra động đất, lũ lụt và bão;… Thực tế cho thấy, nhiều sự cố xảy ra trong những năm
qua có chung nguồn gốc là sự hiểu biết của chúng ta còn chưa đầy đủ về những tác động đặc biệt
của thiên nhiên. Điều này đặt ra một câu hỏi: liệu những công trình càng hiện đại, phức tạp thì càng
ẩn chứa nhiều rủi ro? Hay những nhận thức và các quy định kỹ thuật hiện có đã không tiếp cận
được các tiến bộ trong kỹ thuật xây dựng ngày nay? Trước thực trạng này, việc xác định rõ nguyên
nhân của sự cố, rút ra các bài học để quản lý an toàn công trình xây dựng là nội dung hết sức quan
trọng trong tiến trình đổi mới hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng ở nước ta. Chúng ta

chỉ có thể tránh khỏi các rủi ro khi đã xác định rõ các nguyên nhân rủi ro để chủ động có các giải
pháp phòng ngừa trong quản lý chất lượng công trình được quán xuyến suốt các giai đoạn chuẩn bị
đầu tư, thực hiện đầu tư và khai thác sử dụng. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu và phân
tích các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu tư xây dựng”, kết quả nghiên cứu
của luận án sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho công tác dự báo và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn,
hoặc có thể lường trước được rủi ro và có biện pháp phòng tránh để đảm bảo chất lượng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các yếu tố rủi ro gây ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng, từ đó đề xuất
biện pháp lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro hoặc hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Đề xuất, lựa chọn biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công
cọc Barret tại TPHCM.
- Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố trong quá trình
thi công cọc barret đến rủi ro chi phí thi công phần cọc.


2
- Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố trong quá trình
thi công cọc barret đến rủi ro thời gian thi công phần cọc.
- Đề xuất các biện pháp lập kế hoạch quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn cho quá trình quản
lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại TPHCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố sự cố gây rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi
công cọc Barret tại khu vực TPHCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng có phần ngầm sử dụng cọc barret tại khu
vực TPHCM.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào lý thuyết độ tin cậy để đưa ra các hệ số đánh giá mức độ an toàn khi đầu tư một
dự án. Kết hợp phương pháp điều tra thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phân tích, phương
pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề xuất, lựa chọn biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công
cọc Barret tại TPHCM để việc đầu tư dự án đạt được hiệu quả là lớn nhất.
+ Xây dựng được các phương trình hồi quy là cơ sở để dự báo mức độ của rủi ro.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án có tính khả thi, phù
hợp với tình hình kinh tế xã hội của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung. Có thể ứng dụng
trong việc xét duyệt các kế hoạch và các dự án đầu tư.
6. Đóng góp mới của luận án
Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố trong quá trình
thi công cọc barret đến rủi ro chi phí dự án.
Xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố trong quá
trình thi công cọc barret đến rủi ro thời gian dự án.
Đề xuất, lựa chọn biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc
Barret tại TPHCM.
Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình quản lý rủi ro kỹ thuật thi công cọc
Barret tại TPHCM.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về tác động của các yếu tố rủi ro đến dự án đầu tư xây dựng.
Chương 2: Cơ sở khoa học để giảm thiểu rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng.
Chương 3: Các vấn đề sự cố gây rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret
tại khu vực TPHCM.


3
Chương 4: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc
Barret tại khu vực TPHCM.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO ĐẾN DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Những nghiên cứu về rủi ro tác động đến dự án
1.1.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là sự tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên tác động lên sự vật, hiện tượng làm thay
đổi kết quả của sự vật, hiện tượng (thường theo chiều hướng bất lợi) và những tác động ngẫu nhiên
đó có thể đo lường được bằng xác suất.
1.1.2. Phân loại rủi ro
Có thể tóm tắt các cách phân loại rủi ro như hình 1.1 dưới đây.

Hình1.1. Phân loại rủi ro
1.1.3. Khái niệm quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro (QLRR) được định nghĩa là một sự cố gắng có tổ chức để nhận ra và lượng
hoá các khả năng xảy ra rủi ro đồng thời đề xuất các kế hoạch nhằm loại trừ hoặc giảm bớt các hậu
quả mà rủi ro có thể gây ra.
1.1.4. Phân biệt rủi ro và bất định


4
Tình huống rủi ro: không chắc chắn về kết quả sẽ đạt được trong tương lai nhưng có thể
ước tính được xác suất xảy ra của các biến cố sẽ đạt được trong tương lai hoặc các viễn cảnh mà
chúng ta mong muốn (nếu chúng ta tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học).
Tình huống bất định: không chắc chắn về kết quả sẽ đạt được trong tương lai đồng thời
không thể ước tính được xác suất xảy ra của các biến cố trong tương lai.
1.2. Quá trình hình thành một dự án
1.2.1. Điều tra kinh tế xã hội để khẳng định vai trò của dự án
Khâu đầu tiên để lập được một dự án là khâu điều tra kinh tế xã hội để khẳng định sự cần
thiết của dự án cho đời sống kinh tế xã hội. Việc điều tra kinh tế xã hội để nắm thật rõ yêu cầu của
xã hội đối với đối tượng của dự án theo nhiều khía cạnh là hết sức cần thiết.
1.2.2. Xác định công nghệ của dự án, công nghệ xây dựng nhà
Công nghệ thường được cân nhắc trên những gì hiện có của thị trường, cải tiến, chỉnh sửa

cho phù hợp với yêu cầu mới của khách hàng. Hoặc cũng có thể là công nghệ sản xuất mới hoàn
toàn theo ý tưởng của một phát minh, sáng chế nào đó.
1.2.3. Xác định địa điểm xây dựng
Địa điểm đặt dự án phải được nghiên cứu thật cụ thể, chi tiết khi lập dự án. Hiện nay nhiều
dự án được lựa chọn địa điểm theo thuyết tiên đề, thiếu luận cứ kinh tế, kỹ thuật. Tùy theo nhu cầu
và đòi hỏi thực tế của thị trường, từ đó sẽ xác định địa điểm đặt dự án.
1.2.4. Đánh giá giải pháp công trình và đánh giá tác động môi trường:
Việc đánh giá giải pháp tổng mặt bằng công trình làm rất sơ sài, không căn cứ vào tình
hình thực tế của địa phương, cứ thấy có dự án là cho đầu tư làm phá vỡ qui hoạch ngành, vùng lãnh
thổ, không đảm bảo lợi ích cho địa phương.
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích dự báo các tác động đến môi trường của dự
án đầu tư cụ thể, đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
1.2.5 Dự toán – Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình xác định không chính xác, chỉ làm
qua loa dẫn đến phải thay đổi, điều chỉnh tăng trong quá trình thực hiện đầu tư, nguyên nhân chủ
yếu là do trong quá trình tính toán đơn giá tại thời điểm đang tính là giá khác, đến khi thi công giá
tăng, hoặc là lúc tính làm không chính xác.
1.2.6. Phân tích, đánh giá sự đáng giá của dự án:
Phân tích dự án nhằm đánh giá tính kinh tế của DA với dòng tiền thu, chi và năm hoàn
vốn, hiệu quả đầu tư và khả năng đáp ứng của dự án với nhu cầu xã hội.
1.2.7. Dự kiến mô hình tổ chức thực hiện dự án
Trong thời gian vừa qua chúng ta cũng làm theo đúng quy định của luật xây dựng những
rủi ro thường gặp ở đây là chủ đầu tư không đủ năng lực để quản lý dự án, các nhà thầu hiện nay đa
phần là không đủ năng lực để thực hiện dự án, bằng cấp chủ yếu là đi mượn, đi thuê, muốn có dự


5
án làm có khi còn hạ giá tùy tiện sau đó là thua lỗ, ngoài ra còn rất nhiều dự án chủ đầu tư, nhà
thầu, đơn vị tư vấn giám sát... bắt tay nhau để chiếm dụng ngân sách nhà nước còn rất nhiều,
1.2.8. Các yếu tố nước ngoài có ảnh hưởng, tác động đến dự án:

Những thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh
khiến các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của chất lượng trong những năm cuối
thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Đến nay, chất lượng đã thực sự trở thành vấn đề hàng đầu và trở
thành ngôn ngữ phổ biến chung trên toàn cầu.
1.3. Rủi ro của một số dự án xây dựng lớn trên thế giới
Trong lịch sử thế giới cận đại và hiện đại có rất nhiều dự án trong quá trình triển khai đầu
tư đã gặp phải những rủi ro đã làm cho việc xây dựng công trình bị kéo dài hay chi phí xây dựng
tăng lên.
- Điển hình việc xây dựng nhà thờ thánh Sophia ở Contantinop (Thổ Nhĩ Kỳ) đã gặp 1 rủi
ro lớn về thiết kế, do thiếu kiến thức về kết cấu công trình người ta đã xây một mái vòm quá lớn
làm cho nó bị đổ sụp ngay trong khi đang thi công.
- Công trình xây dựng nhà thờ thánh Martin ở Etan (Pháp) vào năm 1110 cũng vậy, Tháp
Hùng của nhà thờ đã bị nghiêng dần ngay cả trong khi xây dựng. Và sau 4 lần tạm ngừng thi công
để xử lý thì đến 67 năm sau công việc xây dựng mới kết thúc được.
- Tháp nghiêng Piza nổi tiếng (Italia), năm 1233 sau khi xây cao được 11m tháp đã bị
nghiêng và sau nhiều lần thi công, tổng cộng là 164 năm tháp mới được xây xong.
- Nhà hát Dân tộc (Mêxico), đã bắt đầu lún ngay khi thi công và đến nay đã lún 3m so với
cao độ thiết kế và vẫn còn tiếp tục với tốc độ 2,8cm/năm.
- Nhà hát Opera Sidney (Autralia) đã phải kéo dài hơn 7 năm và với chi phí tăng lên nhiều
lần do gặp phải rủi ro về thiết kế.
Như vậy, rủi ro có thể xảy ra ở nhiều nơi và nhiều thời kỳ khác nhau trên thế giới do đó có
thể thấy rủi ro là một phần không thể loại trừ được hoàn toàn trong quá trình thực hiện dự án mà
người ta phải tiến hành nghiên cứu để có thể đề xuất những cơ sở để quản lý rủi ro, làm hạn chế
việc xảy ra rủi ro và nếu xảy ra thì hạn chế tới mức thấp nhất các thiệt hại do rủi ro gây ra cho dự
án.
1.4. Tổng thể về một số nghiên cứu rủi ro của dự án xây dựng
1.4.1. Những nghiên cứu về rủi ro ở trong nước:
Ở nước ta từ rất lâu các rủi ro đã được xem xét đến như là một bộ phận không thể thiếu của
các dự án, tuy nhiên rủi ro mới chỉ được xem xét ở góc độ những khái niệm chung trong một số bài
báo, tạp chí và cũng chưa có ứng dụng rõ ràng.

- Trong bài báo của Nguyễn Viết Trung – Vũ Thị Nga trình bày “Phân tích rủi ro kỹ thuật
xây dựng công trình cầu ở Việt Nam qua một số sự cố gần đây”.


6
- Bài báo của Phạm Thị Trang: nghiên cứu về các giải pháp kiểm soát rủi ro trong quá trình
thi công xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp đồng xây dựng, vừa đem lại lợi ích
cho doanh nghiệp nhận thầu vừa đem lại lợi ích cho Nhà nước.
- Trong luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Liên Hương [15] chủ yếu đề cập đến như: Đề
xuất một số biện pháp giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo an toàn theo các giai đoạn sản xuất kinh doanh
và theo các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp xây dựng.
- Luận án tiến sĩ kỹ thuật của Vũ Thế Khanh nghiên cứu: Xây dựng chương trình tính cho
các bài toán thực tế để đánh giá tuổi thọ và giá trị tổng hợp của công trình, trong đó có kể đến đồng
thời hai yếu tố vật thể và phi vật thể.
- Luận án tiến sĩ Kinh tế của Trịnh Thuỳ Anh nghiên cứu: Về các vấn đề về quản lí rủi ro,
phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và quản lí rủi ro ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp quản
lý rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ kỹ thuật của Phạm Hoàng nghiên cứu: các biện pháp thi công cọc khoan
nhồi cho nhà cao tầng tại Việt Nam, tổng hợp những rủi ro gặp phải đối với từng biện pháp thi
công của một số công trình. Phân tích lựa chọn các tham số ảnh hưởng đến phương pháp thi công,
sau đó sử dụng một trong các phương pháp dự báo mô phỏng nhằm đánh giá độ tin cậy của các
biện pháp thi công. Từ đó rút ra những tiêu chí để xác định tính khả thi của mỗi biện pháp thi công.
- Tác giả Lê Anh Dũng – Bùi Mạnh Hùng: nghiên cứu về quản lý rủi ro trong doanh
nghiệp xây dựng....
1.4.2. Những nghiên cứu về rủi ro trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu viết về đề tài này, về cơ bản cách tiếp cận vấn
đề là không có gì sai khác lớn, nhưng phương pháp luận để giải quyết vấn đề thì có thể khác biệt.
Đa phần chỉ dừng lại ở chỗ phân tích và tìm ra các rủi ro ở các khâu như thi công xây lắp, đấu thầu
… hoặc chỉ đưa ra được các rủi ro và biện pháp quản trị rủi ro một cách định tính chứ chưa có dự
báo được rủi ro

1.5. Quản lý rủi ro của một số dự án xây dựng trong nước thời gian qua
Hiện nay các nhà quản lý chưa áp dụng công cụ cũng như quá trình quản lý rủi ro dự án.
Mặt khác thông tin giữa các đối tác tham gia dự án, giữa các thành viên dự án không được trao đổi
và cập nhật thường xuyên cũng là một yếu tố hạn chế.
1.6. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro xây dựng trong nước
Công tác quản lý rủi ro trong xây dựng hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất cập.
Ngay từ khâu chuẩn bị lập dự án, công tác quản lý không dự đoán được hết những tình huống có
thể xảy ra trong thực tế, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án kéo dài, khó khăn, lúng túng giải quyết
những phát sinh xảy ra. Trong thiết kế, thi công bộc lộ nhiều hạn chế về chất lượng, do việc không
kiểm soát chặt chẽ từ đầu, khi bắt tay vào thi công, những khối lượng phát sinh phải dành thời gian


7
để chỉnh sửa thiết kế và sửa chữa phần đã thi công nên thời gian kéo dài và chi phí thi công tăng
lên, chi phí đầu tư cho dự án tăng lên.
1.6.1. Những điểm đạt được
Ở Việt Nam một dự án xây dựng luôn đi kèm với các hợp đồng và quy định, điều lệ bắt
buộc cần được quản lý riêng rẽ, chặt chẽ và phối hợp trong một tổng thể. Hợp đồng xây dựng là
một công cụ pháp lý quyết định các mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ cũng như đưa ra các yếu tố rủi
ro cho các bên liên quan.
1.6.2. Những điểm tồn tại
Tại Việt Nam, những hạn chế đối với quản lý rủi ro đó là sự thiếu hụt về tổ chức, thiếu hụt
về điều kiện yêu cầu như thời gian, tài nguyên và giá thành, các nhà quản lý không quen thuộc với
quản lý rủi ro. Ngoài ra, khách hàng lại không có nhu cầu về quản lý rủi ro, thêm việc thiếu hụt
chuyên gia và kinh nghiệm về quản lý rủi ro, thông tin trao đổi giữa các đối tác bị giới hạn.
1.7. Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu về khái niệm của rủi ro, phân loại rủi ro, những rủi ro xảy ra trong lĩnh vực
xây dựng của thế giới và ở Việt Nam có thể khẳng định rằng nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi
ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu tư xây dựng là cần thiết và quan trọng đối với sự phát
triển của ngành xây dựng Việt Nam.

Thực trạng vấn đề quản lý rủi ro ở Việt Nam còn yếu kém, chưa được quan tâm đúng mức
vì vậy nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu tư xây dựng
là đáp ứng yêu cầu với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ DỰ BÁO RỦI RO
TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.1. Khái niệm về độ tin cậy khi xem xét thực hiện dự án
Độ tin cậy là tính chất phức tạp và gồm tổ hợp các tính chất: Tính an toàn (không có sự
cố), tính lâu dài (tuổi thọ hay thời hạn phục vụ), tính sửa chữa và tính bảo toàn.
2.2. Một số phương pháp phân tích rủi ro chính đã được nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích định tính và định lượng
Phân tích định lượng rủi ro thường đi kèm sau phân tích định tính rủi ro. Hai quá trình
phân tích này mang tính độc lập và kết hợp với nhau;
2.2.2. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn
Với phương pháp phân tích này, các nhà sản xuất kinh doanh luôn có thể xác định được số
lượng sản phẩm phải sản xuất và tiêu thụ trong một năm là bao nhiêu hoặc mức doanh thu cần đạt
được hàng năm là bao nhiêu để doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro do không thu được lợi nhuận
khi sản xuất hàng hóa trên cơ sở các định phí và biến phí đã biết.
2.2.3. Phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng


8
Đây là một kỹ thuật phòng tránh rủi ro bằng cách phân tích đầy đủ các hoạt động SXKD
của doanh nghiệp để tìm ra tất cả các rủi ro có thể xảy ra, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra rủi ro,
các điều kiện làm tăng, giảm hoặc phát sinh rủi ro và sắp xếp các rủi ro đó theo một trật tự nhất
định (thường xếp theo thứ tự ưu tiên cần phải đối phó, phòng ngừa), từ đó đề xuất các biện pháp
phòng tránh thích hợp.
2.2.4. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng nhiều trong việc phân tích các rủi ro khi lựa chọn
phương án, đánh giá các dự án đầu tư trong XD. Phương pháp này có ưu điểm lớn là lường trước

được các yếu tố rủi ro tác động làm biến đổi chỉ tiêu lợi nhuận của dự án để từ đó giúp các nhà đầu
tư có biện pháp chuẩn bị đối phó nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận của phương án.
2.2.5. Phương pháp phân tích an toàn tài chính của dự án đầu tư
Phương pháp phân tích an toàn tài chính giúp các nhà phân tích xác định khả năng hoàn
vốn (thông qua chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn và khả năng trả nợ) của một dự án. Phương pháp này
được áp dụng khi phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư
XD.
2.2.6. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu kỳ vọng toán học
Phương pháp sử dụng chỉ tiêu kỳ vọng toán học là phương pháp phân tích, đánh giá khả
năng đạt được giá trị lợi nhuận mong muốn trên cơ sở dự kiến xác suất xảy ra các tình huống hoặc
các biến cố ảnh hướng đến giá trị lợi nhuận đó.
2.2.7. Phương pháp phân tích Markov
Khác với các phương pháp khác, xác suất xảy ra các biến cố trong tương lai được dự kiến
phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của con người phân tích, phương pháp phân tích Markov
cho phép xác định các xác suất tương lai thông qua các xác suất xảy ra trong quá khứ hoặc hiện tại,
vì vậy các xác suất được xác định với độ tin cậy cao hơn.
2.2.8. Phương pháp áp dụng lý thuyết mô phỏng
Các bước tính toán, thực hiện có thể tóm tắt như sơ đồ dưới đây:


9

Hình 2.3. Quy trình Mô phỏng Monte Carlo
2.2.9. Phương pháp xác suất
Phương pháp xác suất có nhược điểm là khó thu thập được tập hợp số liệu quá khứ đầy đủ
để có thể áp dụng nguyên tắc xác suất khách quan. Vì vậy, thường dựa trên ý kiến chủ quan để đưa
ra xác suất xảy ra các sự kiện nằm trong mức hợp lý chấp nhận được.
2.2.10. Phương pháp Hedging
Hedging được định nghĩa là mua hoặc bán sản phẩm nào đó (kể cả cổ phiếu, chứng khoán)
nhằm tạo lập một tình thế ngược lại với hiện tại, từ đó tránh được rủi ro do có biến động lớn về giá

cả mà ta không lường trước được, không tiên đoán được.
2.3. Các phương pháp dự báo
2.3.1. Khái niệm về dự báo
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai,
trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được.
2.3.2. Đặc điểm của dự báo
- Không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc chắn (tính không chính xác
của dự báo).
- Luôn có điểm mù trong các dự báo.
- Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác
của dự báo.
2.3.3. Các phương pháp dự báo
Có nhiều học giả có cách phân loại phương pháp dự báo khác nhau. Tuy nhiên theo học giả
Gordon, trong 2 thập kỷ gần đây, có 8 phương pháp dự báo được áp dụng rộng rãi trên thế giới:
1. Tiên đoán


10
2. Ngoại suy xu hướng
3. Phương pháp chuyên gia
4. Phương pháp mô phỏng (mô hình hóa)
5. Phương pháp ma trận tác động qua lại
6. Phương pháp kịch bản
7. Phương pháp cây quyết định
8. Phương pháp dự báo tổng hợp
2.4. Lựa chọn phương pháp dự báo
Việt Nam hiện chủ yếu sử dụng 3 phương pháp (trong một phương pháp có thể có nhiều
mô hình khác nhau) dự báo sau đây.
2.4.1. Phương pháp ngoại suy
Bản chất của phương pháp ngoại suy là kéo dài quy luật đã hình thành trong quá khứ để

làm dự báo cho tương lai.
2.4.2. Phương pháp chuyên gia
Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết
quả dự báo.
2.4.3. Phương pháp mô hình hoá
Bản chất của phương pháp này là kế thừa hai phương pháp nói trên.
2.5. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính là một phương pháp phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y
với một hay nhiều biến độc lập X. Mô hình hóa sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1). Các tham số của
mô hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu.
2.5.1. Phân tích sự tương quan
Bảng 2.1 sau đây là những qui ước chung về cách diễn dịch hệ số tương quan.
Bảng 2.1. Ý nghĩa của hệ số tương quan

2.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản
Quan hệ đơn giản nhất là mô hình đường thẳng:
yi = β0 + β1xi + εi
Trong mô hình này, β0 và β1 là tham số chưa biết và phải được ước tính từ dữ liệu quan sát,
εi là sai số ngẫu nhiên hoặc số hạng chệch (departure term) biểu thị cho mức độ không thống nhất
có mặt trong các quan sát lặp đi lặp lại trong những điều kiện thí nghiệm tương tự.


11
2.5.3. Phân tích phương sai
Chúng ta có thể lắp ráp những dữ liệu này thành một bảng ANOVA như sau:
Bảng 2.2. Bảng ANOVA
Nguồn

df


Tổng các BP (SS)

Hồi quy

1

SSR   ( yˆ i  y ) 2

BP trung bình (MS)

n

MSR=SSR/1

i 1
n

Sai số dôi

SSE   ( yi  yˆ i ) 2

n-2

MSE=SSE/(n-2)

i 1

n

Tổng


n-1

SSTO   ( yi  y ) 2
i 1

2.5.4. Phân tích phần dôi và chẩn đoán của mô hình hồi quy
Trong trường hợp hồi quy tuyến tính đơn giản, số dôi chuẩn hóa ri được định nghĩa là:

r i

ei
MSE

2.6. Phần mềm R trong phân tích hồi quy
- R là một ngôn ngữ phân tích thống kê, cho phép phát triển những phân tích của người sử
dụng.
- Có thể làm được tất cả các mô hình phân tích thống kê mà chúng ta nghĩ đến.
- Có thể mô phỏng (Simulation).
- Vẽ được biểu đồ từ đơn giản đến phức tạp, và vẽ rất đẹp.
- Cho phép lập trình và triển khai một phương pháp mới.
2.8. Kết luận chương 2
Để nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu tư xây
dựng phải đưa ra được các phương pháp nghiên cứu từ đó chọn lựa phương pháp phù hợp với luận
án.
Trong luận án tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích quan
hệ giữa biến phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X. Xây dựng hàm tuyến tính (bậc 1). Các
tham số của mô hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu. Tác giả sử dụng phần mềm R trong
nghiên cứu vì R không những có các phương pháp phân tích phổ biến mà còn có các phương pháp
phân tích chuyên dụng mà có lẽ các phần mềm khác không có.


CHƯƠNG 3
CÁC VẤN ĐỀ SỰ CỐ GÂY RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ KỸ THUẬT THI
CÔNG CỌC BARRET TẠI KHU VỰC TPHCM
3.1. Một số nguyên nhân gây ra rủi ro


12
Có thể tóm tắt theo dạng sơ đồ sau:

Hình 3.1. Một số nguyên nhân gây rủi ro trong dự án xây dựng
3.2. Quá trình thi công cọc Barret
3.2.1. Khái niệm chung về cọc Barret
Cọc barrette có tiết diện chữ nhật, chữ thập, chữ I, chữ H…và được tạo lỗ bằng gầu ngoạm.
Cọc Barrette được người Pháp cải tiến từ cọc nhồi để tạo ra sức chịu tải lớn hơn với cùng một thể
tích bê tông sử dụng. Tuy nhiên cọc barrette thi công phức tạp hơn, khó hơn, trong quá trình thi
công có thể gặp nhiều rủi ro hơn để đảm bảo chất lượng cần có những biên pháp thi công, phòng và
tránh các rủi ro là hết sức cần thiết.
3.2.2. Tóm tắt qui trình thi công cọc Barret
Kỹ thuật thi công cọc Barret bê tông cốt thép là việc thi công theo trình tự: đào hố trong đất
sử dụng dung dịch giữ thành, làm sạch đáy cọc, hạ lồng thép và đổ bê tông. Khi bê tông dâng lên
trong hố đào, dung dịch giữ thành tràn ra sẽ được bơm về và chứa vào các bồn chứa hoặc bể chứa
để tái sử dụng hoặc loại bỏ.
3.3. Vài nét về địa chất Thành Phố Hồ Chí Minh
Cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu là yếu tố quan trọng, trên quan điểm địa chất công
trình, cấu trúc địa chất của thành phố HCM được chia làm 3 tầng cấu trúc: tầng cấu trúc trên, tầng
cấu trúc giữa và tầng cấu trúc dưới.
3.4. Các sự cố thường gặp trong quá trình thi công Cọc Barret tại khu vực Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Từ phân tích trên ta thấy địa chất Thành Phố Hồ Chí Minh tương đối yếu, các tầng địa chất

đều có chứa cát, theo nghiên cứu và điều tra từ thực tế (kết quả phỏng vấn), khi thi công cọc Barret
thường xảy ra các sự cố sau:
- Sập thành hố đào: Thường xảy ra nhiều ở các vùng đất nhiều cát, hang các-tơ, đơn vị thi
công sử dụng dung dịch bentonite không tốt.
- Gặp vật cản khi đào: Rất ít gặp, nếu có gặp thì thường là phế thải của xây dựng, đá mồ
côi, neo của tường chắn đất của các công trình lân cận.


13
- Hố đào không thẳng: Phần lớn do thợ điều kiển, do thiết bị đào (thuỷ lực ở 2 bên gầu đào)
rất hiếm xảy ra vì trước khi đào giám sát đã loại bỏ ngay từ đầu.
- Đào xong không hạ đươc lồng thép: Do gia công lồng thép không đúng với thiết kế, do
thiết kế, khi tổ hợp lại lồng thép lớn hơn hố đào, do hố đào không thẳng.
- Tắc ống đổ bê tông: do bịt đầu ống không dùng bóng, trong ống có không khí (lắp không
khít), thời gian chờ đổ lâu dẫn đến chất lượng bê tông kém, độ sụt không đảm bảo (do chủ quan của
năng lực chỉ huy).
- Rơi ống đổ bê tông: thường chỉ rơi lúc thổi rửa hố khoan, khi tổ hợp ống lại để chuẩn bị
đổ bê tông công nhân vô tình tháo bàn giữ ra làm rơi ống.
- Mùn khoan lẫn vào bê tông: Sự cố này thường chỉ phát hiện khi siêu âm (bê tông không
đạt yêu cầu). Sự cố mùn khoan lẫn vào trong bê tông làm giảm chất lượng của bê tông hiện nay vẫn
chưa có biện pháp khắc phục.
- Bê tông bị phân tầng: Do khi đổ giữa các ống không đều.
- Không rút được ống đổ lên: Do cắt ống đổ muộn, sự cố này thường xảy ra đối với những
công ty mới làm chưa có kinh nghiệm.
3.5. Các rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret trong điều kiện đất nền
TPHCM do các sự cố mang lại.
Khi sự cố xảy ra trong quá trình thi công cọc Barret điều kiện đất nền TPHCM sẽ mang
đến một số rủi ro cho dự án như:
3.5.1. Rủi ro chi phí dự án
Khi sự cố xảy ra không chỉ làm tăng chi phí cho dự án mà còn ảnh hưởng đến thời gian dự

án bị kéo dài, chất lượng công trình, dư luận xã hội, ảnh hưởng danh tiếng của các đơn vị liên
quan...
3.5.2. Rủi ro thời gian thực hiện dự án
Thông thường các dự án đều được vạch sẵn tiến độ thực hiện nên nếu không dự trù được
thì khi sự cố xảy ra sẽ gây kéo dài thời gian thực hiện dự án và làm giảm thời gian khai thác sử
dụng dự án. Thời gian kéo dài cũng đồng nghĩa với việc phát sinh thêm chi phí đầu tư xây dựng.
3.5.3. Rủi ro chất lượng công trình
Chi phí có thể tăng thêm, thời gian có thể kéo dài nhưng nếu chất lượng công trình không
đảm bảo thì nó sẽ là nơi cư ngụ lý tưởng của các rủi ro tiềm tàng để rồi khi đưa vào khai thác sử
dụng có thể sẽ xảy ra những hậu quả rất khôn lường đối với xã hội kèm theo là chi phí cho việc sửa
chữa, tăng cường, bảo dưỡng, thậm chí có khi phải phá bỏ để xây dựng mới.
3.5.4. Rủi ro an toàn khi sử dụng
Như phần rủi ro chất lượng công trình đã trình bày chất lượng cọc không đạt mặc dù đã có
gia cố, sửa chữa để tiếp tục sử dụng được cái cọc đó, khi công trình được hoàn thành và đưa vào sử
dụng thì không ai dám chắc công trình hay dự án có thể sử dụng an toàn như thiết kế ban đầu hay
không?.


14
3.5.5. Rủi ro về môi trường
Khi sự cố sập thành hố đào xảy ra ở mức độ xử lý bằng cách tăng tỷ trọng dung dịch
bentonite thì phải luân chuyển bentonite, hút phần dung dịch lẫn đất lên có khi phải thay dung dịch
bentonite mới hoàn toàn, vì sự cố xảy ra bất ngờ nên đơn vị thi công có khi cũng không chuẩn bị đủ
thùng chứa bentonite bẩn, dẫn đến cho thải vào đường cống thoát nước chung gây ô nhiễm môi
trường.
3.5.6. Rủi ro mức độ ý nghĩa đồi với xã hội
Một đơn vị khi thi công mà có xác xuất xảy ra sự cố lớn thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín, sự
phát triển bền vững và an toàn của đơn vị đó.
3.6. Quy trình quản lý rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret trong
điều kiện đất nền Thành Phố Hồ Chí Minh.

Quy trình quản lý rủi ro gồm 4 bước cơ bản sau:
3.6.1. Nhận diện rủi ro:
Nhận diện rủi ro là việc xác định các đe doạ hoặc các cơ hội có thể xảy ra trong suốt thời
gian thi công cọc barret. Có thể nhận diện rủi ro bằng nhiều cách khác nhau nhưng những cách nào
có thể xác định nhanh và hiệu quả nhất thì cần được sử dụng.

Hình 3.2.Các kỹ thuật nhận diện rủi ro
3.6.2. Định lượng và đánh giá tác động của rủi ro:
Mục tiêu của định lượng rủi ro là thay thế các khái niệm mơ hồ bằng các dẫn giải xác thực
và các số liệu cụ thể việc định lượng rủi ro có kết quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ
của thông tin (số lượng thông tin và mức độ tin cậy của các thông tin) phục vụ cho công việc
nghiên cứu rủi ro.
Tuỳ theo thể loại rùi ro, mức độ rủi ro, đối tượng chịu rủi ro...mà người ta sẽ đánh giá tác
động của rủi ro khác nhau và từ đó cũng sẽ có các cách phản ứng với rủi ro khác nhau. [9]
3.6.3. Kiểm soát rủi ro:
Kiểm soát các rủi ro bao gồm: Theo dõi các rủi ro đã và sẽ xảy ra (có thể mới xảy ra, có thể
sẽ xảy ra); Cố gắng làm thay đổi xác suất và tác động của các rủi ro này; Xây dựng một hệ thống
báo cáo các rủi ro đã gặp phải.


15
3.6.4. Xử lý rủi ro:
Mỗi cá nhân, tổ chức khác nhau sẽ có các cách phản ứng với rủi ro khác nhau. Tuy nhiên,
tựu chung lại đều cần phải đưa ra kế hoạch để phản ứng lại với rủi ro.
Xử lý rủi ro là quá trình làm một việc gì đó với rủi ro.Việc xử lý rủi ro bao gồm:
- Bỏ qua rủi ro, để mặc rủi ro xảy ra;
- Theo dõi những rủi ro trong quá trình thi công;
- Làm gì đó trước khi rủi ro xảy ra.
- Chấp nhận rủi ro.
3.7. Kết luận chương 3

Mỗi dự án XD, mọi tình huống đều có thể xảy ra với rất nhiều các rủi ro khác nhau đe doạ
đến quá trình thực hiện dự án. Các rủi ro đó có thể nhận dạng dưới 1 số nguyên nhân sau: Rủi ro do
các tác động từ bên ngoài; Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật; Rủi ro do thủ tục hành chính pháp
lý; Rủi ro khác...
Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật cũng do nhiều nguyên nhân gây ra như: Thiết kế sai,
thiếu vốn đầu tư, sự cố trong thi công, do thủ tục hành chính, thiên tai.... Sự cố trong thi công là
nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho yếu tố kỹ thuật, tìm cách giảm bớt sự cố chính là giảm bớt rủi ro
cho các vấn đề kỹ thuật nói riêng cho dự án nói chung.
Phân tích tài liệu địa chất Thành Phố Hồ Chí Minh ta thấy địa chất tương đối yếu, các tầng
địa chất đều có chứa cát, khi thi công cọc Barret thường xảy ra các sự cố là điều khó tránh khỏi.
Nghiên cứu và phân tích để giảm thiểu sự cố là giảm thiểu rủi ro trong thi công.
CHƯƠNG 4
XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ KỸ THUẬT THI CÔNG CỌC BARRET TẠI KHU VỰC
TPHCM
Như đã trình bày ở chương 3 các sự cố trong thi công cọc Barret ảnh hưởng đến rủi ro cho
các nguyên nhân kỹ thuật, tìm cách loại trừ/giảm bớt sự cố chính là loại trừ/giảm bớt rủi ro cho dự
án.
4.1. Xác định cỡ mẫu
Trong lý thuyết điều tra chọn mẫu đã định ra nhiều công thức xác định cỡ mẫu cho các
hình thức tổ chức chọn mẫu khác nhau như: chọn giản đơn không hoàn lại, chọn giản đơn có hoàn
lại, chọn xác suất đều, chọn xác suất không đều, chọn hệ thống, chọn phân tổ, chọn cả khối… Dù
có dùng bất cứ công thức xác định cỡ mẫu nào và với công sức bỏ ra nhiều bao nhiêu thì kết quả
cũng chỉ là ước lượng để các cơ quan tổ chức điều tra chọn mẫu tham khảo và có quyết định phù
hợp. Cũng vì lẽ đó, trên thực tế người ta căn cứ vào tiềm lực tài chính và yêu cầu cần đáp ứng để
chọn cỡ mẫu cho phù hợp.
4.2. Điều tra thu thập và xử lý số liệu


16

Sau khi nghiên cứu quá trình thi công cọc Barret, kết hợp điều kiện thi công thực tế của
TPHCM tác giả đã xây dựng phương pháp phân tích các sự cố và đánh giá mức độ tác động của các
sự cố đến rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret nói riêng, rủi ro cho dự án nói
chung. Quá trình phân tích, đánh giá các sự cố và công tác quản lý các sự cố được minh hoá cụ thể
trong hình 4.1.

Hình 4.1. Quy trình điều tra thu thập & xử lý số liệu
4.2.1. Lập bản điều tra
Bản điều tra phác thảo được tác giả thiết kế dựa trên kiến thức chuyên môn của bản thân và
tham khảo một số tài liệu liên quan đến thi công cọc barret.
4.2.2. Tiến hành điều tra và phân tích số liệu điều tra
Để thu thập được các thông tin trung thực và tranh thủ tối đa sự nhiệt tình của các chuyên
gia, cũng như phỏng vấn được đúng đối tượng có kinh nghiệm đã tham gia nhiều vào quá trình thi
công cũng như giám sát cọc Barret tại TPHCM, tác giả lựa chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
4.2.3. Xử lý số liệu điều tra
Sau khi áp dụng phương pháp chuyên gia để thu thập số liệu về phần trăm xảy ra sự cố khi
thi công cọc Barret địa chất TPHCM và mức độ ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thi công của
phần cọc Barret (ở đây tác giả chỉ xét ảnh hưởng đến chi phí và thời gian), tác giả đã tổng hợp số
liệu điều tra thành bảng (phụ lục C).
4.3. Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố đến rủi ro trong
quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret địa chất TPHCM
4.3.1. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính
Gọi phần trăm xảy ra sự cố là biến độc lập, ký hiệu: X, mỗi số liệu điều tra được là xi.


17
Gọi phần trăm ảnh hưởng của sự cố đến chi phí là biến phụ thuộc, kí hiệu: Y, mỗi số liệu
điều tra được là yi.
i: là số liệu điều tra từ phiếu 1 đến phiếu 39
Khảo sát sự liên hệ giữa biến được giải thích Y và biến giải thích X trên một tổng thể, mô

hình:

E  Y X  x   0  1x

(4.2)

với mỗi một giá trị xác định x của X, ký hiệu

E  Y X   0  1X

(4.3)

được gọi là một mô hình hồi quy tuyến tính đơn của Y theo X, trong đó 0 và 1 được gọi là các
hệ số hồi quy, 0 là hệ số chặn và 1 là hệ số góc.
Ứng với bộ dữ liệu  x i , yi  , i = 1,2...39, của tổng thể, đẳng thức (4.3) có thể viết lại thành

yi  0  1x i  i ,

(4.4)

hay

Y  0  1X   ,

(4.5)






trong đó  đại lượng sai số ngẫu nhiên, với E  X  x i  0 , với mọi i = 1,2...39. (4.2)hay (4.5)
được gọi là hàm hồi quy tổng thể. Sau khi tính toán, phân tích ta được

ˆ 0  Y  ˆ 1X ,
n
 n  n 
n  x i yi    x i    yi 
 i 1   i 1  
ˆ 1  i 1
2
n
 n 
2
n xi    xi 
i 1
 i1 

n

x

i

 X  yi  Y 

i 1

.

n


x

i

 X

2

i 1

trong đó X  1n  in1 x i và Y  1n  in1 yi . Thế vào (4.13), ta suy ra

 2 

2
1 n 
yi  ˆ 0  ˆ 1x i  .


n i 1 





Lưu ý: n = 39




2
Ta kiểm chứng được rằng ˆ 0 , ˆ 1 , 



 cực tiểu hóa hàm hợp lý nên nó là ước lượng hợp lý



cực đại của 0 , 1 ,  2 .
4.3.2. Sử dụng phần mềm R dự báo sự ảnh hưởng của sự cố đến rủi ro trong quản lý kỹ thuật
thi công cọc Barret địa chất TPHCM
Từ kết quả phân tích trong phần mềm ta xây dựng phương trình tuyến tính:
^

yi  0,02457  0,75243 xi


18
Phương trình này có ý nghĩa là khi % sự cố tăng lên 1% thì % chi phí sẽ tăng thêm khoảng
0,75 %.
^

^

^

Mỗi giá trị yi được tính từ ước số  0 và 1 , mà các ước số này đều có sai số chuẩn, nên
^


^

giá trị dự đoán yi cũng có sai số. Nói cách khác, yi chỉ là trung bình, nhưng trong thực tế có thể
cao hơn hay thấp hơn tuỳ theo chọn mẫu. Khoảng tin cậy 95% có thể ước tính qua R như sau:

Hình 4.4. Giá trị dự đoán và khoảng tin cậy 95%
^

Biểu đồ trên vẽ giá trị dự đoán trung bình yi (đường thẳng màu đen), và khoảng tin cậy
95% của giá trị này là đường màu đỏ.
b. Ứng dụng phần mềm R để dự báo ảnh hưởng của sự cố đến thời gian thực hiện dự án:
Tương tự tính toán như mục 1 (trình bày trong phụ lục) ta có phương trình
^

y i  8,921  2,038 xi


19

Hình 4.5. Giá trị dự đoán và khoảng tin cậy 95% và giá trị mới
^

Biểu đồ trên vẽ giá trị dự đoán trung bình yi (đường thẳng màu đen), và khoảng tin cậy
95% của giá trị này là đường màu đỏ. Ngoài ra, đường màu xanh là khoảng tin cậy của giá trị tiên
đoán % thời gian cho % xảy ra sự cố mới trong quần thể.
c. Quy trình dự báo

Hình 4.6. Qui trình dự báo



20
Sau khi dự báo được phần trăm xảy ra rủi ro bằng phương pháp hồi quy tuyến tính, nếu
đơn vị thi công thấy với % xảy ra rủi ro như thế, đơn vị mình không đủ khả năng để giải quyết thì
ngay từ đầu không nên nhận thầu.
Nếu đơn vị thi công thấy với phần trăm có thể xảy ra rủi ro là như thế, nếu quyết định nhận
thầu thì ta sẽ có phương pháp ứng phó với rủi ro và biện pháp phòng ngừa như phần trình bày trong
mục 4.4 và 4.5 của luận án.
4.4. Phương pháp ứng phó với rủi ro trong quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret địa chất
TPHCM:
Chống đỡ rủi ro thường rơi vào 3 dạng:
- Sự tránh né: Sử dụng những biện pháp thích hợp để chắc chắn rằng sự cố sẽ không xảy ra,
thường bằng cách loại trừ nguyên nhân của chúng cụ thể ở đây là loại trừ nguyên nhân gây ra sự
cố. Các sự cố có thể không loại trừ hết được nhưng có thể loại trừ một số sự cố nhất định.
- Giảm nhẹ: Đối với một số sự cố không thể né tránh được thì ta tìm cách giảm nhẹ khả
năng xảy ra. Sự cố sập thành hố đào là sự cố không thể né tránh đối với nền đất TPHCM, do đó
phải tìm cách giảm nhẹ.
- Chấp nhận hậu quả: Đối với một số sự cố không thể né tránh, không thể giảm nhẹ được
thì ta phải chấp nhận hậu quả.
4.5. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret địa chất
TPHCM
4.5.1. Lý luận chung về phòng ngừa và khắc phục rủi ro:
a. Phòng ngừa rủi ro
Để tránh được rủi ro trình trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret địa chất
THCM là phải:
- Nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý của chỉ huy trên công trường.
- Nâng cao tay nghề của công nhân.
- Tìm hiểu lại địa chất và tìm hiểu biện pháp thi công của những công trình lân cận trước
khi thi công.
- Lựa chọn vật tư, máy móc thiết bị hợp lý từ đầu.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thi công.

* Dự báo rủi ro
Mục đích của dự báo rủi ro chính là dự báo sự sảy ra của sự cố, dự báo sự sảy ra của sự cố
là để các đơn vị thi công tìm giải pháp né tránh hoặc hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của
sự cố đến quá trình quản lý kỹ thuật trên công trường.
Tất cả các sự cố được dự báo đều được quản lý bằng cách: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu.


21
* Né tránh sự cố: là một biện pháp kiểm soát sự cố của các chỉ huy trên công trường, từ đó
có các quyết định để chủ động né tránh khi sự cố xảy ra và loại bỏ những nguyên nhân gây ra sự
cố.
* Ngăn ngừa sự cố: Ngăn ngừa thiệt hại là xác định trước được khả năng xảy ra sự cố và
chấp nhận với một sự chuẩn bị và khả năng hoàn thành công việc với chi phí phù hợp để vẫn được
lợi nhuận tiềm tàng trong tương lai.
Có thể áp dụng các phương pháp ngăn ngừa sự cố tuỳ theo từng nguyên nhân dẫn đến sự
cố.
Để hạn chế được sự cố sập thành hố đào, ngay từ đầu phải khảo sát kỹ địa chất, sử dụng
dung dịch giữ thành hố đào có chất lượng, rút ngắn thời gian thi công...
Đối với sự cố hố đào không thẳng: trước khi đào phải kiểm tra thuỷ lực ở 2 bên gầu đào,
chọn thợ điều khiển có tay nghề cao, giám sát chặt chẽ quá trình đào,sau khi đào xong kiểm tra
bằng máy Koden.
Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa là làm giảm bớt những tổn thất xảy ra hoặc giảm mức
thiệt hại khi sự cố xảy ra.
* Giảm thiểu sự cố: có nghĩa là giảm giá trị hư hại khi sự cố xảy ra hoặc giảm nhẹ sự
nghiêm trọng của sự cố.
* Chấp nhận sự cố:
Có nghĩa là đơn vị thi công đã phân tích, đánh giá và tìm biện pháp phòng ngừa sự cố. Đơn
vị thi công chỉ có thể né tránh sự cố và hạn chế sự cố chứ không bao giờ loại trừ hẳn được sự cố.
Đó chính là chấp nhận sự cố.
Đối với một số sự cố như: sập thành hố đào, mùn khoan lẫn vào trong bê tông, gặp vật cản

khi đào, chỉ có thể chấp nhận. Đơn vị thi công phải tìm cách san xẻ hoặc ứng xử phù hợp khi sự cố
xảy ra.
* San xẻ sự cố:
Sự cố có thể được san xẻ bằng cách:
- Thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp thực hiện đối với những vị trí mà các sự cố luôn rình
rập.
- Bảo hiểm: Đây là phương pháp an toàn nhất vì mọi tổn thất do sự cố gây ra sẽ một phần
nào đó được bảo hiểm.
Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình, điểm h khoản 2 Điều 76 Luật Xây dựng
quy định: “Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ mua các loại bảo hiểm theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm”
- Tự bảo hiểm: là biện pháp ứng xử của đơn vị thi công trước khi sự cố có thể xảy ra.
Thông thường đơn vị thi công thành lập quỹ dự phòng tài chính để tự khắc phục các sự cố.
b. Khắc phục sự cố:


22
Mỗi loại sự cố phát sinh trong một (hoặc một số) hoàn cảnh cụ thể. Tuy vậy việc khắc phục
thường được triển khai trên các mặt chính sau:
Khắc phục rủi ro về chi phí (tài chính); Khắc phục rủi ro thời gian thực hiện; Khắc phục rủi
ro chất lượng công trình; Khắc phục rủi ro an toàn khi sử dụng; Khắc phục rủi ro về môi trường;
Khắc phục rủi ro mức độ ý nghĩa đồi với xã hội.
4.5.2. Lập kế hoạch và chỉ đạo đối phó với sự cố:
Lập kế hoạch đối phó với sự cố bắt đầu bằng sự nhận ra các sự cố có thể xảy ra trong quá
trình thi công và kết thúc bằng cách hoàn thành kế hoạch đối phó sự cố.
Việc chỉ đạo đối phó với sự cố bắt đầu bằng việc tìm cách giảm bớt đi bất cứ khả năng xảy
ra sự cố hoặc các hoạt động giảm thiểu ảnh hưởng đến sự cố.
4.5.3. Biện pháp phòng ngừa bằng cách tăng độ đa dạng quản lý trong quá trình thi công cọc
Barret
Có thể nêu tóm tắt một số biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng của các chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh gồm:
- Coi trọng công tác chỉ đạo điều hành thực hiện và kiểm tra, giám sát.
- Coi trọng công tác kiểm tra, tổng kết.
4.5.4. Biện pháp phòng ngừa mang tính san sẻ rủi ro
Biện pháp phòng ngừa rủi ro mang tính san sẻ bao gồm một số biện pháp sau:
Biện pháp san sẻ rủi ro bằng hình thức công ty cổ phần
Biện pháp san sẻ rủi ro áp dụng hình thức liên doanh, liên kết
Biện pháp mua bảo hiểm
4.5.5. Biện pháp phòng ngừa bằng cách mua bảo hiểm
Khi mua bảo hiểm tuân theo thông tư 65-TC/ĐTPT của bộ tài chính hướng dẫn về việc
tham gia bảo hiểm cho công trình xây dựng.
4.5.6. Biện pháp quản lý rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong thi công
cọc barret địa chất TPHCM
Nội dung biện pháp quản lý rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong thi
công cọc barret địa chất TPHCM tác giả tập trung đề xuất các biện pháp:
- Đảm bảo tốt khâu chuẩn bị trước khi thi công
- Tăng cường kiểm tra, giám sát.
- Thường xuyên bồi dưỡng và đao tạo nhân lực.
- Có biện pháp quản lý tốt chi phí phục vụ thi công.
- Lựa chọn tiến độ thi công hợp lý
4.6. Kết luận chương
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích ở các chương trên, luận án đã giải quyết được các nội
dung sau:


23
- Điều tra thu thập số liệu từ những nhà quản lý thi công cọc barret chuyên nghiệp, từ đó có
được bộ số liệu là đầu vào để dự báo mức ảnh hưởng của sự cố đến các rủi ro.
- Tác giả đã xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố
trong quá trình thi công cọc barret đến rủi ro chi phí dự án.

- Tác giả đã xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố
trong quá trình thi công cọc barret đến rủi ro thời gian dự án.
- Đề xuất, lựa chọn biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi cộng
cọc Barret tại TPHCM.
- Đề xuất các biện pháp lập kế hoạch quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn cho quá trình quản
lý kỹ thuật thi cộng cọc Barret tại TPHCM.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Do rủi ro có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng:
Chủ đầu tư, các nhà thiết kế, các nhà thầu, các nhà khai thác,…. Nên kết quả nghiên cứu của luận
án sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho công tác dự báo và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, hoặc có thể
lường trước được rủi ro và có biện pháp phòng tránh để đảm bảo chất lượng.
Những đóng góp mới và nội dung khoa học mà luận án đạt được có thể tóm tắt được trong
một số kết quả sau:
Từ phân tích tài liệu địa chất Thành Phố Hồ Chí Minh luận án đã nghiên cứu và phân tích
các sự cố khi thi công cọc Barret gây ra rủi ro cho quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret.
Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để điều tra thu thập số liệu từ những người có
nhiều kinh nghiệm trong thi công cọc barret, từ đó có được bộ số liệu là đầu vào để dự báo mức
ảnh hưởng của sự cố đến các rủi ro.
Luận án đã xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố
trong quá trình thi công cọc barret đến rủi ro chi phí dự án và xây dựng được phương trình hồi quy
tuyến tính dự báo sự ảnh hưởng của sự cố trong quá trình thi công cọc barret đến rủi ro thời gian dự
án.
Đề xuất, lựa chọn biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý kỹ thuật thi công cọc
Barret tại TPHCM. Những đề xuất của luận án giúp các đơn vị liên quan như chủ đầu tư, tư vấn
giám sát, tư vấn thiết kế, đơn vị thi công có sự chuẩn bị trước, nhắc nhở, quản lý tốt quá trình thi
công.
Luận án đề xuất các biện pháp lập kế hoạch quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn cho quá
trình quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại TPHCM.
Các kết quả cụ thể tác giả đã nêu trên có ý nghĩa khoa học và khả thi trong vận dụng vào

quản lý kỹ thuật thi công cọc Barret tại TPHCM.


×