Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

thế giới nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.37 KB, 6 trang )

Thế giới nghệ thuật
1.
2.

-

-

Khái niệm thế giới nghệ thuật? Giáo trình
Đặc điểm của thế giới nghệ thuật.
Bản chất
Thế giới nghệ thuật xét về mặt bản chất chỉ tồn tại trong tác phẩm, có tính hư cấu
và không đồng nhất với thế giới khách quan.
Thế giới kì ảo trong truyện đường rừng của nhà văn Lan Khai mang tính hư cấu, không
đồng nhất với thế giới khách quan, đó là một thế giới nghệ thuật có không thời gian
riêng. Như trong truyện không gian – thời giàn gắn với màu sắc kì ảo đậm đặc, thời gian
đêm bao trùm không gian khu rừng miền núi trở nên bí hiểm, hoang sơ, lạnh lẽo, âm u,
tĩnh mịch gắn liền với những câu chuyện kì dị, quái lạ, ma mị như con ma Thuồng
Luồng, đôi vịt con,…. Lan Khai đã mượn cái kì ảo để lý giải hiện tượng con người miền
núi đó là đời sống tâm linh ẩn sâu trong tiềm thức con người miền núi, thấy được tính
cách tâm lý của họ, họ cũng biết lên tiếng bảo vệ đấu tranh cho tình yêu, hạnh phúc như
nhân vật Lô Hli và Tô Đay chấp nhận cùng nhau tự sát để mãi mãi được ở bên nhau
trước Tsi Nèng cậy thế đồng tiền, những hủ tục lạc hậu của miền núi. Chính vì thế mà
thế giới nghệ thuật hoàn toàn khác với thế giới vật chất, ta không thể so sánh nó có thật
hay không.
Thế giới nghệ thuật thể hiện quan niệm sáng tác của tác giả, quan niệm về chân –
thiện- mĩ và những vấn đề nhân sinh.
+ Thế giới nghệ thuật trong văn học thời kì hậu chiến cũng có quy luật riêng như trong
tác phẩm nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh quan niệm về con người trong văn
học hậu chiến không còn là con người sử thi, người anh hùng được ngợi ca một chiều
nữa mà hướng đến con người thế sự đời tư với cái nhìn phức tạp, đa chiều. Con người


hiện lên vừa cao cả vừa thấp hèn. Nhân vật Kiên – một cựu chiến binh may mắn trở về
sau chiến tranh, sống cuộc sống hòa bình nhưng vẫn luôn bị những kí ức chiến tranh từ
quá khứ ám ảnh cái chết của những người đồng đội đã hy sinh, chấp nhận quy luật chiến
tranh “mình chết thì bạn mình sống”, bi kịch tình yêu vò xé , kiên cảm thấy mình
“không phải như mình đang sống mà đang bị mắc kẹt giữa cõi đời này”, ký ức xa vời,
“âm thầm chậm rãi duyệt lại quá khứ”, càng đáng thương hơn khi anh cách đễ tồn tại
trong hòa bình là sống với tiếng bom rơi đạn nổ của quá khứ. Những hệ giá trị hiện lên
trong tác phẩm: ca ngợi sự hy sinh, oanh liệt của các nhân vật như Hòa – cô bé giao
liên, Oanh ,… chấp nhận chết để đồng đội – Kiên được sống, nhưng đâu đó trong tác
phẩm những cái thấp hèn, cuộc sống con người trong hòa bình được đánh đổi bằng
xương máu chất thành thây của đồng đội ngã xuống nay xuất hiện nhởn nhơ những con
người trụy lạc, phí thời gian tuổi trẻ như Phương, một anh hùng từng lái xe T54 như
Dương Thị Thùy Nhung

1


Thế giới nghệ thuật

-


-

Vượng cũng trở nên bét bét rượu chè, , nhân tính con người bị chiến tranh hủy diệt ở cả
hai bên chí tuyến.
+ Thế giới nghệ thuật trong văn học trung đại, đặc biệt trong thơ Hồ Xuân Hương có quy
luật riêng, nếu không gắn với mã văn hóa thì ta rất khó khám phá được hệ giá trị phồn
thực trong thơ bà, nếu không thì ta chỉ phê phán thơ HXH tục. Đúng Thơ HXH tục mà
thanh nên mới tạo nên cả một hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương trong tiến trình văn học

trung đại Việt Nam.
+ Thế giới nghệ thuật trong truyện cổ tích, thần thoại của văn học dân gian có quy luật
riêng, không thể đem so sánh với đời sống thực tại như con người, loài vật có thể trò
chuyện, làm bạn với nhau.
Thế giới nghệ thuật là thế giới chứa đựng thế giới tinh thần của con người, của chủ
thể cảm xúc.
+ Quan niệm về xây dựng hình tượng người phụ nữ và rất nhiều độc giả xếp Y Ban vào
thế hệ nhà văn “nữ quyền” văn học của nhà văn Y Ban. Trong truyện của Y Ban thế
giới hình tượng nhân vật trở đi trở lại là người phụ nữ với những câu chuyện đi sâu vào
khám phá đời sống tinh thần, khai thác cái bên trong của chủ thể. Đó là nỗi bi kịch, nỗi
đau, vẻ đẹp của người đàn bà niềm khát vọng trong truyện và cũng là khát vọng cho
những người phụ nữ ngoài đời thực như nhân vật trong truyện.

Tính chất
Tính chất của thế giới nghệ thuật thì theo quan niệm của nhà văn, người sáng tác.
+ Mặc dù cùng trong nhóm Tự lực văn đoàn nhưng quan niệm về con người của Thạch
Lam hoàn toàn khác so với Khái Hưng, Nhất Linh và thậm chí có những nét tiến bộ
nhân đạo đặt trong khuynh hướng văn học lãng mạn giai đoạn 30- 45. Nếu Khái Hưng,
Nhất Linh quan niệm về con người từ trên nhìn xuống để khám phá họ thì ngược lại
Thạch Lam lại đứng ở góc nhìn từ dưới nhìn lên, quan niệm về con người của Thạch
Lam là những con người nhỏ bé, thấp hèn, cuộc sống tối tăm được diễn đạt bằng giọng
văn trong sáng, trữ tình, thơ mộng, đầy chất thơ. Trong tác phẩm nhà mẹ Lê dựng lên
khung cảnh gia đình nghèo đói với hình ảnh bà mẹ phải nuôi mười một đứa con bằng cái
nghề mò cua bắt ốc, móc hạt lúa bữa no bữa đói. Cái hay của truyện là Thạch Lam qua
cái chết của người mẹ vì đi vay gạo cho con ăn mà bị chủ xua chó cắn chết hiện lên một
cách thật đau đớn, xót xa, phê phán xã hội bất công khi người lao động muốn làm thuê
làm mướn để nuôi con nhưng không có việc để làm. Cái chết của người mẹ chỉ là màn
mở ra cho cái chết ngầm của đàn con mười một đứa. Ngòi bút của Thạch Lam đã đi đến
Dương Thị Thùy Nhung


2


Thế giới nghệ thuật

3.
-

-

soi chiếu tận cùng nỗi oán than, cái “khoảng tối” của người lao động trước cách mạng
tháng tám. Nhưng lời văn rất nhẹ nhàng, êm ái, chạm đến đáy hồn con người.
+ Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân cũng có sự chuyển biến trước và sau cách
mạng. Nguyễn Tuân trước cách mạng đi sâu vào tìm kiếm những nhân vật tài hoa, nghệ
sĩ như trong tác phẩm vang bóng một thời. Sau cách mạng cái đẹp được khám phá trong
những con người lao động bình thường nhưng rất cao cả như tác phẩm Người lái đò trên
sông Đà.
+ Quan niệm về không gian của Huy Cận trước cách mạng. Không gian trong thơ Huy
Cận là không gian lấy cảm hứng từ vũ trụ, thiên nhiên, không gian buồn mênh mang, nỗi
sầu thiên cổ, làm nổi bật sự cô độc, lạc loài, bế tắc của thân phận nhỏ bé của con người
giữa dòng đời trước cách mạng như trong bài thơ Tràng Giàng ta thấy:
“Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”.
Không gian mở ra đa chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều sâu, chiều cao.
+ Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu là thời gian chảy trôi, bước mòn thời gian làm
tuổi trẻ.
+ Quan niệm về không gian kì ảo trong truyện Đường rừng của Lan Khai.
Không – thời gian nghệ thuật.
Không thời gian nghệ thuật thể hiện quan niệm của tác giả và những hướng giá trị
thẩm mĩ chứa đựng trong đó.

a. Cách dạng không gian nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật là sự kết hợp của các tiểu không gian thành mô hình không
gian của thế giới nghệ thuật.
Không gian trong văn học dân gian như không gian thần thoại, không gian sử thi,
không gian truyện cổ tích.
+ Không gian trong thần thoại là khó xác định cụ thể, nơi chốn, vị trí. Không gian trong
thần thoại chia làm ba cõi: cõi trời, cõi đất và cõi nước. Ba cõi này luôn biến chuyển,
hòa nhập với nhau như cõi trời thì có Thiên Lôi, thần Sấm, Thần gió,… cõi nước thì có
thần Biển, thần rùa,…, cõi đất thì có thổ công, con ếch,..
+ Không gian trong truyện cổ tích là không gian đời thường, không gian sinh hoạt, chủ
yếu diễn ra trong phạm vi gia đình, không gian bao quanh hoạt động của các nhân vật
chính. Không gian trong truyện cổ tích Tấm Cám là không gian gia đình với quan hệ có
gia cấp mẹ ghẻ - con chồng.
+ Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, không gian bao gồm : không gian
thiên nhiên như núi rừng, cây cỏ, chim muông,…, không gian xã hội như không gian lao
Dương Thị Thùy Nhung

3


Thế giới nghệ thuật
động, không gian sản xuất và chiến đấu. Không gian trong sử thi Đăm Săm là không
gian chiến đấu diễn ra trận chiến giành lại vợ của hai tù trưởng để bảo vệ quyền lực của
người tù trưởng, phản ánh chế độ mẫu hệ, tập tục nối dây của người Ê Đê.
-











Không gian trong văn học viết như không gian trong văn học trung đại, không gian
trong văn học hiện đại.
+ Không gian hiện thực – môi trường sống, in đậm dấu ấn của nhân vật như không gian
thành thị, không gian nông thôn, không gian miền núi, đường rừng, không gian hầm mỏ,
không gian chiến trường,…
Không gian thành thị của Mùa lá rụng trong vườn nhà văn Ma Văn Kháng
Không gian hầm mỏ trong lầm than của Lan Khai
Không gian chiến trường trong nỗi buồn chiến tranh, ăn mày dĩ vãng.
Không gian chiến trường trong nỗi buồn chiến tranh, trong ăn mày dĩ vãng của
Chu Lai. Không gian chiến trường trong nỗi buồn chiến tranh được thể hiện qua không
gian chiến trường B37 tức là không gian chiến tranh khốc liệt, bốn bề núi rừng mù mịt
ảm đạm, tiếng hú vang vọng đêm khuya, cái đói cái khổ và cả cái chết đeo bám, tiếng
súng bom đạn nổ rền dữ dội của những trận càn máu lửa, mưa ở rừng “bốn bề mù mịt
chỉ một màu mưa trĩu lòng” càng tăng thêm cái sầu, cái chết khốc liệt, đầy đau đớn của
những người đồng đội ngã xuống mà Kiên chứng kiến thậm chí ngay đến gần ngày giải
phóng đến cái tên man rợ như sườn đồi Xáo Thịt “nom y hệt một mái nhà lợp bằng thây
người” , Truông Gọi Hồn “ dưới đất kia người nằm đã đông chật cả rồi”. Không gian
chiến trường hiện lên tàn bạo, khóc liệt, đầy ghê rợn, u uất nặng trĩu ám khí oan hồn tử
trận ám ảnh triền miên dai dẳng trong Kiên ngay cả khi anh đã sống trong thời bình
những cũng mỗi đêm phải “duyệt lại quá khứ”.
Không gian ảo trong Truyện đường rừng của Lan Khai được nhà văn khai thác xen
lẫn cái kì ảo và cái thực.
Không gian nông thôn nghẹt thở, đói nghèo và cái ăn, cái đói bám lấy trong tắt đèn
của Ngô Tất Tố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Bước đường cùng của Nguyễn Công
Hoan,..

+ Không gian sinh hoạt đời thường.
Không gian trong phiên chợ Dát của Nguyễn Minh Châu là không gian sinh hoạt
đời thường với sự xuất hiện của những hình ảnh không gian “con đường”, con đường ấy
đã chứng kiến biết bao nhiêu cuộc đời đi qua, không gian “phố chợ cầu Dát” hiện lên
đông vui, náo nhiệt nhưng lại khơi dậy nỗi sợ hãi lớn lao đến mức lão phải chạy trốn khi
nhìn thấy những con bò chết treo lên để bán. Không gian “ngôi nhà” quen thuộc với cái
chuồng bò, nhà bếp, cái sân,… tất cả đều trở nên gần gũi với lão.
Dương Thị Thùy Nhung

4


Thế giới nghệ thuật


a.
-

+ Không gian tâm tưởng
Không gian những giấc mơ trong đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính
Các dạng thời gian nghệ thuật.
Thời gian hiện tại
Thời gian quan trọng trong sáng tác nghệ thuật tác phẩm.

-






-

Thời gian quá khứ
+ Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao có sự đồng hiện giữa quá khứ - hiện tại đan
xen nhau. Nam Cao đặc biệt quan tâm đến thời gian hiện tại, không dễ bị chìm đi trong
quá khứ mà càng hiện ra rõ ràng hơn vì mang theo trong nó cả chiều sâu thời gian quá
khứ.
Thời gian hiện tại của Chí chìm ngập trong những cơn say rượu, Chí bị biến hình
về nhân dạng lẫn nhân tính. Chí tại thời gian hiện tại mở rộng giác quan lắng nghe thấy
tiếng mái chèo, tiếng của cuộc sống thường nhật và kết hợp với hiện tại Chí nghĩ đến bát
cháo hành của Thị Nở làm khơi dậy khát vọng làm người lương thiện của hắn, một con
quỷ dữ thì bát cháo hành như một liều thuốc làm thức dậy trong hắn tình yêu thương,
nhân tính con người.
Không chỉ dừng lại ở đó, Nam Cao còn xây dựng thời gian quá khứ qua những
dòng hồi tưởng về cuộc đời Chí trước khi vào tù. Chí hiện lên là một đứa con bị bỏ
hoang bên cạnh cái lò gạch cũ, là anh nông dân hiền lành, chất phát, Chí nhớ lại ước mơ
hạnh phúc gia đình giản dị “Hình như đã có một thời gian hắn đã có ước ao có một gia
đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”.
Thời gian lịch sử, vũ trụ, thời gian xã hội, thời gian tâm lý,… mỗi thời gian có một
độ đo riêng, năm tháng phút giờ, mùa, thế kỷ, thời đại,…
Trong lý luận hiện đại, người ta phân biệt thời gian trần thuật và thời gian được
trần thuật .
+ Thời gian trần thuật trong nỗi buồn chiến tranh được chia làm hai loại là thời gian trần
thuật và thời gian được trần thuật. Thời gian trần thuật là thời gian của truyện kể. Thời
gian được trần thuật là thời gian của cốt truyện. Lý thuyết thời gian của Genette:

Tru Truyện kể = Cốt truyện + Sự trần thuật

Dương Thị Thùy Nhung


5


Thế giới nghệ thuật



Ông đã sử dụng khái niệm thời sai để chỉ độ chênh giữa thời gian của truyện kể và
thời gian của cốt truyện. Thời gian sai chia làm hai dạng : đảo thuật và dự thuật.
Trong nỗi buồn chiến tranh tác giả đã xử lý rất tốt kỹ thuật thời gian đảo thuật,
điều này làm cho quá khứ - hiện tại – tương lai luôn đồng hiện trong tác phẩm. Các sự
kiện xảy ra trong truyện như chiến trường B3, tiểu đoàn 27, kỉ niệm về Phương,…. Đều
xuất hiện một cách rời rạc, không theo logic trật tự nhất định, Nó chỉ theo logic trong
những tâm trạng giấc mơ hồi tưởng về quá khứ của nhân vật Kiên. Điều này làm cho
những sự kiện mặc dù có vẻ rời rạc, không liên quan với nhau nhưng lại kết dính chặt
chẽ vào nhau. Từ đó nhân vật Kiên đứng từ hiện tại trong hòa bình để nhìn về đánh giá
quá khứ trong chiến tranh, tìm thấy được những giá trị con người, nhân tính con người.

Dương Thị Thùy Nhung

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×