Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thuốc lá tại cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH PHÚC

ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU CHE PHỦ
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CÂY THUỐC LÁ TẠI CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH PHÚC

ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU CHE PHỦ
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CÂY THUỐC LÁ TẠI CAO BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN ÍCH TÂN

HÀ NỘI - 2015

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Phúc

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của cơ quan, các
thầy, các cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS.Nguyễn Ích Tân
– Học viện Nông nghiệp Việt Nam và TS.Hoàng Tự Lập – Trưởng phòng sinh học
Viện KTKT Thuốc lá là những người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và
định hướng giúp tôi trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện luận văn!
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo

Bộ môn Canh tác học - Khoa Nông học, Ban Quản lý Đào tạo, các thầy cô Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này!
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Viện Kinh tế Kỹ thuật thuốc lá, các phòng chức
năng, chuyên môn của Viện, Chi nhánh Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tại Cao
Bằng, các đồng nghiệp và bà con nông dân tại thôn Yên Luật, xã Xuân Hoà,
huyện Hà Quảng và thôn Nà Khao, xã Nam Tuấn, huyện Hoà An. Đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn!
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, gia đình và người thân đã
luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn!
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thanh Phúc

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii

Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục hình ....................................................................................................x
Danh mục ảnh ................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..........................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài............................................................................................2
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................4
1.1. Khái quát về cây thuốc lá ..............................................................................4
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật cây thuốc lá .....................................4
1.1.2. Lịch sử hình thành - phát triển thuốc lá ...............................................5
1.1.3. Sinh học cây thuốc lá .........................................................................7
1.2. Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên đến sinh trưởng và phát triển cây thuốc lá ....... 15
1.2.1. Ảnh hưởng khí hậu thời tiết đến sinh trưởng và phát triển cây
thuốc lá ............................................................................................. 15
1.2.2. Ảnh hưởng của đất đai đến sinh trưởng và phát triển cây thuốc lá .... 16
1.3. Một số biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng thuốc lá ............................................................................................. 17
1.3.1. Phân bón ........................................................................................... 17
1.3.2 Khoảng cách - mật độ trồng ............................................................... 19
1.3.3. Tưới nước ......................................................................................... 20
1.3.4. Ngắt ngọn – Diệt chồi thuốc lá ......................................................... 21
1.4. Tình hình nghiên cứu về che phủ đất trồng cây thuốc lá và các cây trồng
khác ở nước ngoài, Việt Nam ..................................................................... 22
1.4.1. Cơ sở lý luận của che phủ luống cho cây trồng.................................. 22
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về che phủ luống trồng cây thuốc lá ở ngoài nước .... 23
iv



1.4.3. Tình hình nghiên cứu về che phủ đất trồng các cây trồng khác và
thuốc lá ở Việt Nam.......................................................................... 24
1.4.4. Tình hình sản xuất thuốc lá nguyên liệu tại Cao Bằng ....................... 29
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 32
2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu .................................................. 32
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 32
2.1.2. Thời gian nghiên cứu vụ Xuân 2014 ................................................ 32
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 32
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 32
2.2.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của
cây thuốc lá ...................................................................................... 32
2.2.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến năng suất và cấp loại thuốc lá ......... 32
2.2.3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thành phần hóa học, tính
chất hút thuốc lá ............................................................................... 32
2.2.4. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến hiệu quả kinh tế ....................... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp phân tích ..................................................................... 32
2.3.2. Phương pháp phân cấp và lấy mẫu thuốc lá nguyên liệu ................... 33
2.3.3. Phương pháp đánh giá cảm quan thuốc lá nguyên liệu ..................... 33
2.3.4. Nội dung thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm..................... 33
2.3.5. Phân tích hiệu quả kinh tế ................................................................ 39
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 40
3.1.Tình hình khí hậu thời tiết, đặc điểm đất của địa điểm nghiên cứu ............... 40
3.1.1. Tình hình khí hậu, thời tiết tại Cao Bằng vụ Xuân 2014 .................... 40
3.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khả năng sinh trưởng phát triển,
trên các công thức thí nghiệm vụ Xuân 2014 .............................................. 41
3.2.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến độ ẩm của của cây thuốc lá....... 41

3.2.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây thuốc lá . .............................................................................. 44

v


3.2.3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến động thái tăng trưởng số lá
của cây thuốc lá. ............................................................................... 48
3.2.4. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thời gian từ trồng đến 10%
và 90% cây ra nụ của các công thức tại các điểm thí nghiệm vụ
Xuân 2014 ........................................................................................ 50
3.2.5. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thời gian lá đầu chín và lá
cuối cùng chín của các công thức tại các điểm thí nghiệm vụ
Xuân 2014 ........................................................................................ 51
3.2.6. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều cao ngắt ngọn của cây
thuốc lá. ............................................................................................ 53
3.2.7. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến số lá kinh tế của cây thuốc lá. ... 54
3.2.8. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến đường kính thân cách gốc
20cm của cây thuốc lá. ..................................................................... 56
3.2.9. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến kích thước lá của cây thuốc lá.......... 57
3.2.10. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khối lượng lá của cây thuốc lá. ...... 60
3.2.11. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sâu bệnh hại của cây thuốc lá. ....... 63
3.3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến năng suất tươi, năng suất khô, tỷ lệ
lá cấp 1+2 của cây thuốc lá. ........................................................................ 65
3.4. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thành phần hoá học và bình hút
cảm quan mẫu nguyên liệu của cây thuốc lá vụ Xuân 2014......................... 68
3.4.1 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thành phần hoá học mẫu
nguyên liệu của cây thuốc lá. ............................................................ 68
3.4.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến kết quả bình hút cảm quan
mẫu nguyên liệu của cây thuốc lá. .................................................... 71

3.5. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá. ...... 73
3.6. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thành phần hoá học đất trước và sau
thí nghiệm che phủ nilon tại các điểm thí nghiệm vụ Xuân 2014 ................ 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 78
Kết luận ............................................................................................................. 78
Kiến nghị........................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 80
vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Ký hiệu chữ viết tắt
BVTV
C1
C2
C3
C4
CT
DC
DT
ĐVT
Đ/c
KTKT
KHCN


N.N

NST
PB
PTNT
QT
QTKT
QTCN
SL
TB
TLNL
TV
TS
Th.s
TN
TBKT
T
UBND

vii

Giải thích chữ viết tắt
Bảo vệ thực vật
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 4
Công thức
Diệt chồi
Diện tích
Đơn vị tính
Đối chứng

Kinh tế kỹ thuật
Khoa học công nghệ
Lao động
Mật độ
Nông nghiệp
Ngày sau trồng
Phân bón
Phát triển nông thôn
Qui trình
Qui trình kỹ thuật
Qui trình công nghệ
Số lá
Trung bình
Thuốc lá nguyên liệu
Thời vụ
Tiến sỹ
Thạc sỹ
Thí nghiệm
Tiến bộ kỹ thuật
Tháng
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang


1.1 Ảnh hưởng của ngắt ngọn - diệt chồi nách đối với năng suất, giá bán và
hàm lượng nicotin của thuốc lá vàng sấy .................................................. 21
1.2 Ảnh hưởng của che phủ nilon đến năng suất và chất lượng lá sấy giống
C7-1 trong điều kiện vụ Xuân sớm tại Cao Bằng, năm 2005 [8] ............... 27
3.1 Đặc trưng các yếu tố khí hậu, thời tiết tại Cao Bằng vụ Xuân năm 2014 ..... 40
3.2 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến độ ẩm đất của các công thức tại
các điểm thí nghiệm vụ Xuân 2014 .......................................................... 41
3.3 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây thuốc lá tại các địa điểm thí nghiệm vụ Xuân 2014 ............................ 45
3.4 Ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến động thái tăng trưởng số lá của
các công thức tại các địa điểm thí nghiệm. ............................................... 48
3.5 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thời gian từ trồng đến 10% và 90%
cây ra nụ................................................................................................... 51
3.6 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thời gian từ trồng đến lá đầu chín và
lá cuối chín............................................................................................... 52
3.7 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều cao ngắt ngọn, số lá kinh tế và
đường kính thân của các công thức tại các điểm thí nghiệm ..................... 53
3.8 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến kích thước lá của các công thức tại
các điểm thí nghiệm. ................................................................................ 57
3.9 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khối lượng lá của các công thức tại
các điểm thí nghiệm ................................................................................. 60
3.10 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sâu bệnh hại của các công thức tại
các điểm thí nghiệm. ................................................................................ 64
3.11 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến năng suất tươi, năng suất khô, tỷ lệ
lá cấp 1+2 của các công thức tại các điểm thí nghiệm............................... 65
3.12 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến thành phần hoá học mẫu nguyên
liệu của các công thức tại các điểm thí nghiệm. ........................................ 69
viii



3.13 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến kết quả bình hút cảm quan mẫu
nguyên liệu của các công thức tại các điểm thí nghiệm............................. 71
3.14 Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm tại các điểm thí nghiệm
trong vụ Xuân 2014.................................................................................. 74
3.15 Kết quả phân tích thành phần hóa học đất trước và sau thí nghiệm che
phủ nilon tại điểm TN Nà Khao – Nam Tuấn, Yên Luật – Xuân Hoà vụ
Xuân 2014................................................................................................ 76

ix


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

3.1

Độ ẩm tại điểm TN Nà Khao – Nam Tuấn............................................... 42

3.2

Độ ẩm tại điểm TN Yên luật – Xuân Hoà ................................................ 43

3.3

Động thái tăng trưởng chiều cao cây ....................................................... 46


3.4

Động thái tăng trưởng số lá trung bình của 2 điểm thí nghiệm ................. 50

3.5

Chiều cao cây ngắt ngọn trung bình của các công thức thí nghiệm ...........54

3.6

Số lá kinh tế trung bình của các công thức thí nghiệm ............................. 55

3.7

Đường kính thân trung bình cách gốc 20cm của các công thức thí nghiệm. 56

x


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hình

Tên hình ảnh

Trang

1

Đo độ ẩm các thí nghiệm tại Nà Khao – Nam Tuấn .................................. 44


2

Đo độ ẩm các thí nghiệm tại Yên Luật – Xuân Hoà................................... 44

3

Phủ rơm rạ các thí nghiệm tại Nà Khao – Nam Tuấn ................................ 47

4

Thí nghiệm sau trồng 50 ngày tại Yên Luật – Xuân Hoà ........................... 47

5

Phủ Nilon và đối chứng tại Nà Khao – Nam Tuấn..................................... 47

6

Phủ Nilon và đối chứng tại Yên Luật – Xuân Hoà..................................... 47

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây thuốc lá (Nicotinana tabacum. L), đặc biệt là thuốc lá vàng sấy là một
cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu, ngoài yếu
tố giống, cần phải nghiên cứu đồng bộ các biện pháp kỹ thuật khác như: Thời vụ,
mật độ, khoảng cách, phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, để khai thác tối
đa điều kiện sinh thái và tránh được những điều kiện bất thuận của môi trường

nhằm đạt năng suất và chất lượng thuốc lá tốt nhất.
Cây thuốc lá được trồng tại Cao Bằng vào những năm đầu của thập kỷ 60.
Trong giai đoạn từ 1960 – 1980 được sự quan tâm của Nhà nước, trực tiếp là nhà
máy thuốc lá Thăng Long một số giống thuốc lá vàng sấy đã được đưa vào trồng
thử nghiệm như: Trung hoa bài, Đại kim tinh, Bắc lưu. Do điều kiện khí hậu, đất
đai thích hợp với giống thuốc lá vàng, vì vậy chất lượng được đánh giá là tốt nhất
trong các vùng trồng thuốc lá phía Bắc. Trong giai đoạn này do chưa áp dụng
nhiều TBKT vì vậy năng suất thấp (Từ 7 - 8 tạ/ha), tỷ lệ lá cấp 1+2 đạt từ 10 –
15% (Hoàng Văn Phiệt, 1998).
Từ năm 1993 đến nay được sự giúp đỡ của Tổng công ty thuốc lá Việt
Nam, trực tiếp là Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá nhiều giống thuốc lá mới cùng
với các TBKT đã được ứng dụng trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu. Năng suất
đã được tăng lên đáng kể, bình quân của năng suất đại trà đã đạt được từ 18 -20
tạ/ha. Tỷ lệ lá cấp 1+2 bình quân đạt từ 40 - 50%. Nếu so sánh với các nước có
nền sản xuất thuốc lá nguyên liệu tiên tiến thì năng suất và tỷ lệ lá cấp 1+2 của
Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riệng còn thấp. Lý do là các TBKT
được ứng dụng vào sản xuất chưa đồng bộ, chưa triệt để.
Cây thuốc lá là cây trồng chủ lực trong vụ Xuân tại Cao Bằng. Thu nhập
từ trồng cây thuốc lá với năng suất 20 tạ/ha sẽ đạt khoảng 100 triệu đồng/ha/vụ.
Trừ các chi phí vật tư và khấu hao lò sấy, thu nhập thực tế đạt 60 – 65 triệu
đồng/ha/vụ. Nếu so sánh với cây trồng khác gấp 3 – 4 lần. Vì vậy, cây thuốc lá
đã được xác định là cây mũi nhọn xóa đói, giảm nghèo và được đưa vào Chương

1


trình phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Cao Bằng (Báo cáo Đại hội Đảng bộ
tỉnh Cao Bằng khóa XVII ngày 16/12/2013).
Do tập quán canh tác, đồng thời quĩ đất vụ Xuân khá dồi dào, lực lượng
nông nhàn lớn. Theo kết quả nghiên cứu quĩ đất thích hợp trồng thuốc lá trong vụ

Xuân của các huyện trong tỉnh là 13.266 ha (Hoàng Văn Phiệt, 1998). Vì vậy cây
thuốc lá được trồng tại Cao Bằng chủ yếu là trà Xuân chính vụ, một phần nhỏ là
trà Xuân sớm.
Tuy nhiên trong vụ Xuân, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, rét và hạn hán
kéo dài vào đầu vụ trồng đã làm giảm thấp tới mức ngừng sinh trưởng của cây
thuốc lá vụ Xuân được xem là vụ chính của tỉnh Cao Bằng và các tỉnh miền núi
phía Bắc, dẫn đến cây sinh trưởng yếu trong thời kỳ đầu và các quá trình sinh
trưởng tiếp theo, xu thế làm giảm và không ổn định về năng suất, chất lượng
thuốc lá nguyên liệu.
Để có năng suất cao, đặc biệt là chất lượng thuốc lá tốt, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân trồng thuốc
lá, việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao sản
lượng và chất lượng thuốc lá vụ Xuân của tỉnh Cao Bằng nói riêng và các tỉnh
miền núi phía Bắc nói chung là hết sức cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng cây thuốc lá tại Cao Bằng”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến sinh trưởng, năng
suất, chất lượng thuốc lá vàng vụ Xuân 2014 tại Cao Bằng và đề xuất vật liệu che
phủ thích hợp cho cây thuốc lá vụ Xuân tại Cao Bằng.
3. Yêu cầu của đề tài
– Tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp phủ rơm rạ, che phủ nilon đến hàm
lượng khoáng dinh dưỡng, độ ẩm đất.
– Tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp phủ rơm rạ, che phủ nilon tự hủy và
không tự hủy đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây thuốc lá.

2


– Tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp phủ rơm rạ, che phủ nilon đến tình

hình sâu, bệnh hại của cây thuốc lá.
– Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa phủ rơm rạ, che phủ nilon trong sản xuất
thuốc lá vàng sấy điều kiện vụ Xuân tại Cao Bằng.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về cây thuốc lá
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật cây thuốc lá
Thuốc lá (Tiếng Anh: Tobacco; Tiếng Pháp: Tabac; Tiếng Đức: Tabak;
Tiếng Tây Ban Nha: Tabaco; Tiếng Italia: Tabacco; Tiếng Nga: Tabak) là loại
cây công nghiệp ngắn ngày có tầm quan trọng về kinh tế trên thị trường thế giới
không chỉ đối với trên 33 triệu nông dân của nhiều Quốc gia (Những người coi
cây thuốc lá là nguồn thu nhập chính) mà còn cho cả toàn bộ nền công nghiệp.
Từ các nhà máy chế biến, cuốn điếu, sản xuất phụ gia, phụ liệu đến cả hệ thống
phân phối tiêu thụ, thậm chí cả một phần ngành sản xuất các vật tư nông nghiệp
phục vụ cho cây thuốc lá như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (Akehurt B. C.
1981)... Với tổng diện tích trồng trọt khoảng 4,0 – 5,0 triệu ha trải khắp từ 600 vĩ
Bắc đến 400 vĩ Nam và tổng sản lượng nguyên liệu thu được khoảng 5,0 – 6,0
triệu tấn (Trong đó khoảng 3,5 – 4,5 triệu tấn thuốc lá vàng; 0,6 – 0,8 triệu tấn
thuốc lá Burley; 0,2-0,3 triệu tấn thuốc lá Oriental; còn lại là các loại khác) để
sản xuất khoảng 6.000 tỷ điếu hàng năm (Davis D. L.; Nielsen M. T. 1999) .
Theo Goodspeed; Smith; Wilson & Loomis và các tác giả khác, thuốc lá
được phân loại thuộc giới thực vật (plant), phụ giới có phôi (Embryophyta),
ngành có mạch dẫn (Tracheophyta), phụ ngành Dương xỉ (Pteropsida), lớp thực
vật hạt kín (Angiosperma), lớp phụ 2 lá mầm (Dicotyledonae), Phân lớp Cúc
(Asteridae), Bộ Cà (Solanales), họ cà (Solanaceae). Họ này có tới trên 85 chi với
tổng số trên 1800 loài. Một số loài trong họ này được trồng rộng rãi như khoai

tây, cà chua, ớt, các loại cà và trong đó có chi Nicotiana. Đặc trưng của các loài
trong họ này là trong thân và quả thường chứa 1 loại alcaloid nào đó như
Solanin, Atropin, Scopalamin, Nicotine... (Alcaloid là nhóm các phân tử hữu cơ
cấu tạo vòng có đạm và có tác động dược lý với người và động vật).
Chi Nicotiana được chia làm 3 chi phụ, 14 nhóm với tổng số tới 66 loài.
Trong số này có 45 loài có nguồn gốc ở Bắc và Nam Mỹ, 20 loài ở Australia và 1
4


loài ở Châu Phi. Phần lớn những loài này là cây thân bụi hàng năm, một số là cây
lâu năm và 2 loài là cây bụi thân gỗ. Đặc trưng của chi này là thân không phân
nhánh, lá mọc theo hình xoắn trên thân, phản ứng trung tính với ánh sáng nhưng
vẫn có thể ra hoa sớm khi gặp một số điều kiện bất lợi như hạn, rét...
Trong số 66 loài thuốc lá, có 2 loài chưa tìm thấy ở dạng hoang dại nhưng
lại được trồng phổ biến làm thuốc lá là Nicotiana tabacum và N. rustica.
Loài Nicotiana tabacum có số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội (Dihaploid =
4n), có biến động lớn về kích thước lá, dạng ngọn lá, góc đóng lá so với thân,
kiểu tai cuống lá, mầu sắc lá. Hoa tự chùm lưỡng tính mọc trên đỉnh sinh trưởng,
hoa dài khoảng 5 cm, có 5 cánh với mầu từ hồng đến đỏ (Nicotiana tabacum) hay
mầu vàng đến vàng hơi xanh (Nicotiana rustica). Hoa thường tự thụ phấn trước
khi nở (Kiểu Chasmogamy) và tỷ lệ tự thụ phấn đến 95%. Mỗi cây có thể cho
200 - 400 quả và mỗi quả có khả năng cho khoảng 2000 - 4000 hạt. Trong hạt
chứa 32 - 42% dầu (Chủ yếu là Linoleic acid và Oleic acid), 20 - 30% protein.
Trong 1 gr hạt có từ 10.000 - 15.000 hạt và hạt có khả năng sống rất lâu (Akehurt
B. C. 1981)(Davis D. L.; Nielsen M. T. 1999).
1.1.2. Lịch sử hình thành - phát triển thuốc lá
Trong lịch sử, cây thuốc lá được trồng đầu tiên ở châu Mỹ từ hơn 6000 năm
trước công nguyên và được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, làm thuốc chữa
bệnh (Akehurt B. C. 1981)(Davis D. L.; Nielsen M. T. 1999).
Thuốc lá là loài cây trồng có nguồn gốc Nhiệt đới và Á nhiệt đới, hương

vị đặc biệt của nó đã được biết đến ở vùng Trung Mỹ có lẽ cách đây trên hai
nghìn năm và trở nên phổ biến từ thế kỷ 15. Tổ tiên người da đỏ đã để lại những
hình ảnh khắc trên đá về những thầy tu đang hút thuốc lá như một phần của sự
tôn thờ thần Mặt trời. Bức tranh đầu tiên, mô tả hình ảnh hút thuốc lá có tên là
“Old Man of Palanque” đã được khắc trên đá trong một ngôi đền ở Mexico và
bức tranh này đã được phát hiện vào khoảng thời gian 600 năm sau công nguyên
(Akehurt B. C. 1981),(Davis D. L.; Nielsen M. T. 1999), (Collins W. K ; Hawks
S. N. Jr.: Principles of the Flue - cured Tobacco Production. N. C. State
University 2nd Ed. 1993).
5


Sử viết về cây thuốc lá bắt đầu vào ngày 12 tháng 10 năm 1492, khi đó
Christopher Columbus đặt chân lên bãi biển San Salvado ở Tây Ấn Độ
Dương. Các thổ dân ở đó đã mang tới hoa quả và cả những nắm lá khô cho
mùi thơm quyến rũ khi chúng được châm hút để mời đoàn thám hiểm (Akehurt
B. C. 1981).
Người Tây Ban Nha bắt đầu trồng thuốc lá ở Haiti vào năm 1531 với
nguồn hạt giống từ Mexico và sau đó việc trồng thuốc lá lan rộng tới các hòn đảo
lân cận khác. Trồng trọt thuốc lá bắt đầu ở Cu Ba vào năm 1580 và sau đó, sớm
phát triển sang Guiana và Brazil (Trần Đăng Kiên, 2009).
Năm 1612, John Rolfe là người đầu tiên trồng thuốc lá xuất khẩu ở
Jametown, Virginia - Mỹ. Vùng trồng thuốc lá đã lan rộng tới Maryland khoảng
năm 1631. Cả 2 bang này là những nhà sản xuất thuốc lá xuất khẩu chủ yếu trong
suốt thế kỷ 18. Cuối thế kỷ 18, thuốc lá bắt đầu được trồng ở Kentucky và ngay
sau đó, bang này trở nên nổi tiếng về trồng thuốc lá và sản xuất chiếm 1/2 sản
lượng cả nước. Các bang khác của Mỹ cũng lần lượt sản xuất thuốc lá nguyên
liệu, tạo ra khung cảnh trồng trọt và trao đổi thương mại thuốc lá sôi động cho
đến ngày nay (Akehurt B. C. 1981).
Giữa lúc ấy, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã mở mang việc trồng

thuốc lá sang các nước khác. Cây và hạt thuốc lá đã được du nhập vào Châu Âu
giữa thế kỷ 16. Dạng thuốc lá được du nhập lúc đó vẫn chưa xác định được,
nhưng tài liệu tham khảo cho biết dạng thuốc lá này đã nhanh chóng thích nghi
với điều kiện trồng trọt ở đây và sau đó còn lan tới vùng Địa Trung Hải. Ngày
nay, thuốc lá trồng ở vùng này có hình dạng, màu sắc lá và hương vị hút khá đặc
biệt mà không thể tìm thấy ở bất kỳ một vùng trồng nào khác trên thế giới
(Akehurt B. C. 1981).
Thuốc lá du nhập vào Ấn Độ khoảng năm 1605 và được trồng đầu tiên ở
quận Deccan. Ngay sau đó, Ấn Độ trở thành nhà sản xuất thuốc lá hùng mạnh
trên thế giới và cũng đóng góp đáng kể cho thị trường thuốc lá thế giới.
Thuốc lá đã di thực tới Trung Quốc và Nhật Bản khoảng giữa thế kỷ 16
và cũng nhanh chóng giúp các nước này trở thành những nhà sản xuất lớn với
6


sản phẩm chủ yếu là thuốc lá sáng màu dành cho tiêu dùng nội địa. Cùng thời
gian này, thuốc lá được thực dân Hà Lan đưa vào Inđônêxia. Kể từ đó đất
nước này được biết đến với sản phẩm thuốc lá xì gà khá nổi tiếng được trồng
ở quần đảo Sumatra.
Trồng trọt thuốc lá ở Nam Phi bắt đầu vào năm 1657, ở Đông Phi khoảng
năm 1560. Thuốc lá đã vươn tới Trung Phi cùng thời gian như ở Đông Phi, song
trồng trọt thuốc lá ở đây trong một thời gian dài chỉ để tiêu dùng nội địa. Đầu thế
kỷ 20, Malawi đã trở thành nhà cung cấp thuốc lá lá có tiếng với cả 2 chủng loại
thuốc lá sấy lửa và thuốc lá vàng sấy. Cùng với đà phát triển đó, Zimbabwe đã
xây dựng nền kinh tế đất nước dựa trên xuất khẩu thuốc lá vàng sấy từ những
năm 1926 - 1927 cho đến nay.
Lịch sử trồng trọt thuốc lá ở Australia có sự pha trộn giữa tập quán trồng
loài Nicotiana suaveolens của thổ dân với các giống thuốc lá thuộc loài Nicotiana
tabacum do dân di cư Châu Âu đưa vào hồi đầu thế kỷ 19. Trồng trọt thuốc lá ở
Australia phát triển nhanh chóng nhờ sự nỗ lực của người Châu Âu nhập cư.

Thuốc lá được du nhập vào Việt Nam thời gian nào, đến nay chưa được
khẳng định. Một số tài liệu đáng tin cậy cho rằng thuốc lá được trồng từ thời vua
Lê Thần Tông (1660) bằng nguồn hạt giống của các thương nhân Tây Ban Nha.
Năm 1876, nghề trồng thuốc lá ở Việt Nam chính thức khởi sự tại Gia Định, tiếp
theo là Tuyên Quang (1899) và thuốc lá điếu bắt đầu được sản xuất tại Hà Nội
cùng thời gian này. Năm 1935, giống thuốc lá vàng sấy Blond cash đầu tiên được
du nhập và trồng thử ở An Khê (Gia Lai), đến năm 1940 trồng thử ở Tuyên
Quang, Ninh Bình...(Zhang Xiao lin 2001).
1.1.3. Sinh học cây thuốc lá
Thuốc lá là một trong những cây trồng rất nhạy cảm với điều kiện sinh
thái để sinh trưởng, phát triển, thay đổi hàm lượng vật chất trong cây và do đó
chất lượng sản phẩm biến động mạnh dưới tác động của điều kiện tự nhiên và các
biện pháp kỹ thuật nông nghiệp.

7


Tính mẫn cảm với điều kiện sinh thái của cây thuốc lá đã giúp con người
có khả năng điều khiển được năng suất và chất lượng thuốc lá trồng. Đồng thời,
với đặc tính như thế, đòi hỏi người sản xuất phải có kiến thức nhất định về các
quá trình sinh lý diễn ra qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây thuốc
lá trên đồng ruộng. Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về bản chất sinh học của
cây thuốc lá, có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp để thâm canh, cụ
thể cho từng giống, từng loại đất và từng điều kiện tự nhiên.
Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây thuốc lá có những đòi
hỏi cụ thể về môi trường, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác. Sự thoả mãn
đầy đủ nhất cho cây ở từng thời kỳ, giai đoạn là nhiệm vụ cơ bản nhất của kỹ
thuật trồng thuốc lá.
1.1.3.1. Các đặc điểm thực vật học cây thuốc lá
* Rễ thuốc lá

Rễ thuốc lá là một hệ thống bao gồm: Rễ cái (rễ trụ), rễ nhánh (rễ bên) và rễ
hấp thu. Ngoài ra, thuốc lá còn có rễ bất định mọc ở cổ rễ, phần trên sát mặt đất.
- Rễ cái (rễ trụ) được hình thành từ phôi rễ trong hạt thuốc lá, nó thường
ăn sâu xuống đất. Trong điều kiện tự nhiên, đất đai tơi xốp, mực nước ngầm thấp,
rễ cái có thể ăn sâu vào đất 1-1,2 m. Do đặc điểm của trồng thuốc lá là phải di
chuyển cây con từ vườn ươm ra ruộng sản xuất nên rễ cái thường bị đứt, không
phát triển thẳng sâu vào đất được.
- Rễ nhánh được phát sinh từ trục của rễ cái, thường có độ xiên 30-400.
- Rễ hấp thu được phát triển trên các rễ nhánh, có nhiệm vụ cung cấp nước
và dinh dưỡng cho cây.
- Thân thuốc lá có nhiều rễ bất định, nhưng rễ bất định ở phần sát gốc dễ
phát sinh thành rễ hút khi độ ẩm không khí cao. Vì vậy, biện pháp vun gốc là tạo
điều kiện cho rễ bất định phát triển tốt, tăng cường tính chống đổ cho cây.
Rễ thuốc lá mà đặc biệt là rễ hấp thu tập trung dày đặc ở lớp đất 0-30 cm,
chúng phát triển theo các hướng, toả rộng hơn và càng ở phía trên gần mặt đất, hệ
rễ càng tập trung nhiều hơn vì rễ thuốc lá rất háo khí, ưa ẩm nhưng sợ úng ngập

8


nước. Do đặc điểm này, khi trồng thuốc lá vào vụ khô nắng cần tạo điều kiện để
cho rễ ăn sâu để chống hạn và trồng vào vụ mưa cần phải thoát nước tốt. Khi bị
ngập nước 2 ngày rễ bị hư hại và kéo dài hơn 3 ngày, cây thuốc lá không còn khả
năng để phục hồi sinh trưởng.
Khi bị tác động cơ học làm đứt rễ trụ, rễ nhánh do nhổ cây con đem trồng,
do xới xáo, do động vật cắn vào rễ… Cây thuốc lá có khả năng phát sinh rễ
nhánh rất mạnh. Vì thế, việc làm tơi đất, xới xáo theo quy trình kỹ thuật, vun
gốc, bón các loại phân hữu cơ… đều có tác động tích cực đến bộ rễ. Thuốc lá
được xếp vào loại cây ưa xới xáo và biện pháp kỹ thuật này đã góp phần không
nhỏ vào việc tăng năng suất và chất lượng thuốc lá.

Rễ thuốc lá là cơ quan sinh tổng hợp nicotin. Nicotin được vận chuyển từ
rễ và tích tụ trên thân, lá thuốc lá.
Người ta thấy rằng, ở hạt non thuốc lá có nhiều nicotin, nhưng khi hạt già
chín, hàm lượng nicotin không còn nữa. Khi hạt nảy mầm, bộ rễ xuất hiện và
tăng trưởng, đồng thời diễn ra quá trình sinh tổng hợp nicotin.
* Thân cây
Các dạng thuốc lá trồng có dạng thân đứng, tiết diện thân tròn, chiều cao
thân cây có thể đạt từ 1-3 m tuỳ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ
thuật canh tác. Thân thuốc lá được chia làm nhiều đốt, mỗi đốt mang một lá.
Đường kính thân đạt 2-4 cm, phụ thuộc vào giống, kỹ thuật trồng trọt chăm sóc,
đồng thời thể hiện khả năng sinh trưởng của cây. Ở nách lá trên thân có chồi sinh
trưởng gọi là chồi nách. Có 2 loại chồi nách: chồi nách chính và chồi nách phụ.
Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh do ưu thế đỉnh mà các chồi nách ở trạng thái
tiềm sinh hoặc phát triển rất hạn chế. Khi nụ hoa xuất hiện hoặc tác động cơ học
như ngắt ngọn hoặc sâu cắn ngọn,.. hiện tượng kìm hãm chồi nách của các auxin
bị phá vỡ, các chồi nách phát triển rất mạnh. Khi chồi nách chính bị ngắt thì các
chồi nách phụ tiếp tục hình thành và phát triển.
Khi các lá trên chồi nách phát triển, chúng tiêu hao một lượng dinh dưỡng
khá lớn từ các lá trên thân chính. Vì thế các vật chất tích luỹ trên lá bị giảm, dẫn

9


đến năng suất giảm, chất lượng kém. Do vậy, sau khi ngắt ngọn cần tiến hành
loại bỏ các chồi nách.
* Lá thuốc lá
Trên thân chính của cây thuốc lá có nhiều lá. Số lượng lá trên cây thay đổi
tuỳ theo giống, nhưng trong thực tế sản xuất, người ta thường khống chế số lá
kinh tế từ 20-22 lá/cây.
Hình dạng lá thuốc lá thay đổi rất lớn chủ yếu phụ thuộc vào giống, ngoài

ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Lá thuốc lá có
các hình dạng chủ yếu là: Hình trứng, hình tim, hình elip, hình mũi mác. Độ dày,
màu sắc lá có thể thay đổi.
Lớp ngoài của biểu bì có tầng cutin trong suốt và có lớp phấn sáp khi lá
bắt đầu chín kỹ thuật. Lớp tế bào mô dậu và tế bào mô khuyết trong cấu trúc lá
quyết định độ dày mỏng, độ đàn hồi của lá thuốc. Ở trên mặt lá còn có nhiều
tuyến lông đa bào, có hình dạng và kích thước khác nhau. Các tuyến này chứa
nhựa, hợp chất thơm tự nhiên và tích luỹ nhiều khi lá chín kỹ thuật.
Trên mặt lá có gân chính và nhiều gân phụ. Tỷ lệ gân chính của lá phụ
thuộc vào giống và các điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác,..
* Cơ quan sinh sản của cây thuốc lá
- Hoa thuốc lá thuộc loại hoa tự hữu hạn, được hình thành do sự phân hoá
của đỉnh sinh trưởng thân. Chính giữa chùm hoa có hoa trung tâm và có các
nhánh hoa mọc từ trục chính của chùm hoa.
Hoa thuốc lá thuộc loại hoa đơn, lưỡng tính, có năm cánh. Nhị cái ở giữa,
xung quanh có 5 nhị đực thường mọc cao hơn nhị cái.
Phương thức thụ phấn của thuốc lá là tự phối (97-98%), còn lại có thể do
thụ phấn chéo do gió hoặc côn trùng,..
- Quả thuốc lá được hình thành trên đài hoa. Khả năng đậu quả của thuốc
lá là rất lớn. Bình thường mỗi cây có 100-150 quả trên mỗi chùm hoa, có những
cây hoặc những giống có tới 400-500 quả trên chùm hoa. Khi chưa chín, vỏ quả
có màu xanh, còn khi chín vỏ quả chuyển màu nâu. Mỗi quả có hai ngăn, khi
chín chúng thường tách ra.
10


- Hạt thuốc lá rất nhỏ, ở điều kiện nước ta, trọng lượng 1000 hạt của các
giống thuốc lá nâu là 0,03 - 0,05 gam, các giống thuốc lá vàng sấy lò là 0,07 0,10 gam. Như thế trong mỗi gam hạt có từ 10.000 đến 15.000 hạt.
Cấu tạo của hạt thuốc lá gồm: Lớp vỏ ngoài, lớp tế bào vách dày, lớp tế
bào vách mỏng, tầng tế bào cutin và nhân hạt gồm có phôi mầm, phôi rễ và nội

nhũ. Hạt thuốc lá rất cứng vì có lớp bảo vệ bên ngoài. Hạt thường có kích thước
rộng 450 -650µ, dài 650 - 850µ. Bề mặt của vỏ hạt xù xì, nhiều nếp nhăn để tăng
diện tích tiếp xúc với môi trường khi tiến hành quá trình sinh trưởng.
Lớp vỏ ngoài của hạt có tầng cutin trong suốt, khó thấm nước nhằm bảo
vệ hạt. Vì thế, để thúc đẩy quá trình nảy mầm, khi gieo hạt phải xử lý hạt bằng
tác động cơ học.
Lớp tế bào vách dày chứa nhiều lignin vừa có tác dụng bảo vệ vừa có tác
dụng thẩm thấu chọn lọc và một phần dự trữ dinh dưỡng. Lớp tế bào vách mỏng
có nhiệm vụ chủ yếu là dự trữ chất dinh dưỡng.
Phần nhân của hạt gồm phôi nhũ tạo thành hai lá nhỏ sau khi nảy mầm,
phôi mầm tạo thành thân và phôi rễ.
1.1.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng của cây thuốc lá
Đời sống của cây thuốc lá được quyết định bởi các yếu tố bên trong và
yếu tố bên ngoài.
Yếu tố bên trong là bản chất di truyền quy định các quá trình sinh lý, sinh
hoá để thực hiện các chức năng trao đổi, tích luỹ và phân giải vật chất. Các yếu
tố này quyết định hình thái của giống khi phát triển ở những điều kiện nào đó.
Yếu tố bên ngoài còn gọi là yếu tố sinh thái là sự tác động toàn diện của
môi trường và quyết đinh tồn tại của cây thuốc lá. Những yếu tố đó là điều kiện
tự nhiên, sự tác động của con người và một sự tương tác của hệ sinh vật xung
quanh cây thuốc lá.
Cây thuốc lá, xét về hình thái có 2 giai đoạn sinh trưởng: sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Đứng trên quan niệm di truyền thì giới hạn giữa
2 giai đoạn trên chỉ là tương đối.

11


Do đặc điểm sinh lý, đặc điểm sinh trưởng, cây thuốc lá phải được gieo
hạt trong vườn ươm, sau đó đem trồng ra đồng ruộng. Do đó người ta chia các

giai đoạn sinh trưởng ra nhiều thời kỳ nhỏ, mỗi thời kỳ yêu cầu tác động một số
biện pháp kỹ thuật.
* Giai đoạn phát triển trong vườn ươm
Thời gian cây con trong vườn ươm có thể kéo dài từ 45 - 70 ngày, tuỳ
thuộc vào điều kiện khí hậu trong giai đoạn vườn ươm và thời vụ trồng. Có thể
chia giai đoạn vườn ươm thành một số thời kỳ sau:
+ Thời kỳ nảy mầm
Sau khi gieo, hạt hút nước và độ ẩm tăng dần lên 30 - 32%. Đến thời điểm
này, các quá trình sinh hoá diễn ra mãnh liệt trong hạt thuốc lá. Đó là quá trình
hô hấp của hạt để tiến hành phân giải các vật chất phức tạp sang dạng đơn giản
để phục vụ cho sự nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt nảy mầm là 22 - 28
0

C, hạt nứt nanh trong khoảng 16 - 18 giờ. Nhiệt độ thấp 12 - 17 0C, hạt nảy mầm

rất chậm, thời gian có thể kéo dài từ 5 - 7 ngày. Nhiệt độ cao hơn 30 0C, hạt nảy
mầm và sinh trưởng chậm. Khi nhiệt độ vượt quá 35 0C, mầm hạt sẽ chết.
Để giúp cho hạt nảy mầm tốt, trước hết phải đủ độ ẩm, nhưng nếu độ ẩm
quá cao, lớp vỏ hạt bị nước bao phủ, làm không khí khó thấm qua vỏ vào hạt làm
cản trở quá trình trao đổi chất, quá trình sinh hoá trên cơ sở các phản ứng oxy
hoá khử.
Khi hạt nảy mầm, nhu cầu về ánh sáng không lớn. Chỉ cần cho hạt tiếp
xúc vài phút với ánh sáng là hạt nảy mầm bình thường.
Trong suốt thời kỳ nảy mầm, cây mầm được nuôi dưỡng bằng chất dự trữ
trong hạt, không phụ thuộc vào môi trường dinh dưỡng bên ngoài. Do vậy, độ
lớn của phôi hạt, kích thước, trọng lượng hạt có ý nghĩa đối với sự phát triển bình
thường của cây. Rễ mầm ở thời kỳ này rất yếu ớt và cần có ẩm độ thích hợp. Khi
khô hạn hoặc đất bí nước, lớp đất mặt bị dí chặt.. đều làm cho rễ kém phát triển.
Khi cặp lá mầm xuất hiện trên mặt đất là lúc cây đã sử dụng hết chất dinh dưỡng
dự trữ trong hạt, cây mầm chuyển qua hoạt động tổng hợp tự dưỡng.


12


Khi có lá, cây thuốc lá rất cần ánh sáng và rất mẫn cảm với các chất dinh
dưỡng, mặc dù cần với khối lượng rất nhỏ. Các chất khoáng đậm đặc bón cho
cây hoặc lượng phân khoáng cao ở trong vườn ươm đều không có lợi cho cây
con thuốc lá.
+ Thời kỳ ra rễ
Thời kỳ này được phát triển mạnh khi cây con có hai lá thật. Cùng với 2
tử diệp chúng tạo thành chữ thập nên gọi là thời kỳ "chữ thập". Khoảng 4 - 5
ngày chúng ra được một lá, thân cây sinh trưởng chậm nhưng rễ phát triển mạnh,
rễ cái có thể dài 8 - 10 cm.
Vào cuối thời kỳ ra rễ (Khoảng 15-20 ngày sau khi gieo) bộ phận trên đất
phát triển mạnh.
+ Thời kỳ hình thành "con thuốc"
Thời kỳ này được xác định từ lúc cây có bộ rễ phát triển mạnh đến khi cây
có 6 - 7 lá thật.
Sau khi có bộ rễ phát triển tốt, khoẻ mạnh, cây con bắt đầu phát triển thân
lá. Cây cần ánh sáng trực tiếp, đủ ẩm, đủ dinh dưỡng để thân lá phát triển tốt.
Việc sản xuất cây con khoẻ mạnh, đúng tiêu chuẩn là tiền đề để đạt năng
suất cao. Khi gặp điều kiện không thuận lợi cho việc trồng ra ruộng như rét đậm,
khô hạn kéo dài hoặc mưa nhiều không chuẩn bị kịp đất trồng có thể trồng cây
con 70 - 80 ngày tuổi vẫn đạt năng suất bình thường. Ngược lại cũng có thể thúc
đẩy cây con sinh trưởng nhanh và tạo cây con 45 - 50 ngày tuổi đem trồng.
* Giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở đồng ruộng
Từ khi trồng ra ruộng đến khi thu hoạch xong, cây thuốc lá có thời gian sinh
trưởng trên đồng ruộng 90 - 120 ngày. Có thể chia ra các thời kỳ: Phục hồi sinh
trưởng, phát triển bộ rễ, phát triển thân lá và thời kỳ thu hoạch.
+ Thời kỳ phục hồi sinh trưởng

Khi nhổ cây con ở vườn ươm để đem trồng ra đồng ruộng, nhiều rễ cây bị
đứt nên sau khi trồng cần có thời gian bén rễ, phục hồi khả năng sinh trưởng của

13


×