Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGUYỄN THỊ NAM

QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGUYỄN THỊ NAM


QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ

: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Nam

ii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Dương Nga đã định hướng, chỉ bảo, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đối với tất cả các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng cùng tất các các thầy cô giáo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kế
huyện, Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm, UBND, HTX, các hộ
sản xuất rau an toàn tại xã Đặng Xá, Văn Đức, Yên Viên các cơ sở kinh doanh và
những người tiêu dùng rau an toàn đã cung cấp số liệu khách quan, tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc nhất xin dành cho cơ quan, gia đình,
bạn bè đã giúp đỡ rất nhiều về vật chất và tinh thần để bản thân tôi hoàn thành
được chương trình học tập cũng như đề tài nghiên cứu.
Tác giả

Nguyễn Thị Nam

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn


iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục sơ đồ

ix

Danh mục hình

ix

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài


1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


4

2.1

4

1.3

Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

4

2.1.2 Đặc điểm sản xuất, tiêu thụ rau an toàn

6

2.1.3 Nội dung quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

9

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

16

2.2

17


Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực tiễn quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại một số nước trên thế giới 17
2.2.2 Thực tiễn quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Việt nam

20

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

26

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

26

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

30

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

36

3.2


37

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

37

iv


3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

37

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

38

3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích

39

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

41

4.1


Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm 41

4.1.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn

41

4.1.2 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm

50

4.2

Thực trạng công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn
huyện Gia Lâm

53

4.2.1 Cơ chế tổ chức quản lí sản xuất rau an toàn trên địa bàn

53

4.2.2 Thực trạng hệ thống quản lý bên ngoài đối với việc sản xuất và tiêu thụ
RAT trên địa bàn

57

4.2.3 Hệ thống quản lý sản xuất nội bộ

75


4.2.4 Quản lí tiêu thụ nội bộ

82

4.2

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí sản xuất và tiêu thụ RAT trên
địa bàn huyện

87

4.3.1 Trình độ, nhận thức của người sản xuất

87

4.3.2 Trình độ, năng lực của các cán bộ trong mạng lưới tổ chức

89

4.3.3 Yếu tố về công tác tổ chức

92

4.4.4 Yếu tố về mặt chính sách

92

4.4.5 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

94


4.4

Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí sản xuất và
tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Gia Lâm

96

4.4.1 Định hướng

96

4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu

97

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

105

5.1

Kết luận

105

5.2

Kiến nghị


106

5.2.1 Đối với Nhà nước

106

5.2.2 Đối với huyện Gia Lâm

107

5.2.3 Đối với người dân

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

109

PHỤ LỤC

111

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ


BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

DV

: Dịch vụ

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FAVRI

: Viện nghiên cứu rau quả

GTSX

: Giá trị sản xuất

HQKT


: Hiệu quả kinh tế

HTX

: Hợp tác xã

ISPARD

: Viện Chính sách và Chiến lược phát triên Nông nghiệp Nông thôn

KTSX

: Kỹ thuật sản xuất



: Lao động

NN

: Nông nghiệp

PTNT

: Phát triển nông thôn

RAT

: Rau an toàn


SL

: Số lượng

TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

TCCL

: Tiêu chuẩn chất lượng

TTXVN

: Thông tấn xã Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng


Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích và sản lượng RAT của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013

24

3.1

Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2011 - 2013

30

3.2

Biến động dân số và lao động đoạn 2011 – 2013

32

3.3

Mẫu điều tra

38

3.4


Tổng hợp số mẫu phỏng vấn chuyên sâu

4.1

Diện tích, năng suất và sản lượng rau trên địa bàn huyện Gia Lâm
từ năm 2012 đến 2014

4.2

42

Diện tích, chủng loại rau an toàn được Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Chi cục BVTV Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện RAT cho các xã trong huyện Gia Lâm trong 2 năm 2013 và 2014

43

4.3

Một số thông tin cơ bản của các hộ sản xuất được điều tra

44

4.4

Đất trong sản xuất rau của các hộ điều tra năm 2014

46

4.5


Chi phí đầu tư sản xuất RAT của các hộ điều tra

47

4.6

Năng suất RAT của các hộ phân theo loại rau

48

4.7

Sản lượng sản xuất từng loại rau

49

4.8

Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra

50

4.9

Tổng hợp xu hướng lựa chọn tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng

52

4.10


Kết quả công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ
nông dân trên địa bàn xã trong 3 năm 2012 – 2014

4.11

Tình hình tập huấn kỹ thuật của các cơ quan nhà nước cho các hộ
nông dân được điều tra

4.11

60

Các hỗ trợ hộ nông dân đã nhận được trong quá trình sản xuất rau
an toàn

4.12

62

Kết quả thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đối với cửa hàng
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.13

64

Tình hình kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước trên ruộng
rau của các hộ nông dân được điều tra


4.14

59

65

Tình hình kiểm tra lấy mẫu nước, đất phục vụ sản xuất rau của các
cơ quan chức năng tại các hộ sản xuất

vii

66


Số bảng
4.15

Tên bảng

Đánh giá của các hộ sản xuất về công tác sản xuất rau an toàn tại
ruộng của các cơ quan chức năng

4.16

68

Số lần kiểm tra lấy mẫu rau an toàn của các cơ quan quản lí trên địa
bàn huyện

4.18


67

Đánh giá của người tiêu dùng, người kinh doanh và người sơ chế về
công tác sản xuất rau an toàn tại ruộng của các cơ quan chức năng

4.17

Trang

69

Số lần thành kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước tại các cơ
sở sơ chế, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn huyện

69

4.19 Bảng kết quả giám sát và chỉ đạo gắn tem nhãn nhận diện RAT
Huyện Gia Lâm trong hai năm 2012 – 2014
4.20

Tình hình quản lí rau an toàn trước khi đưa đi tiêu thụ của các hộ
điều tra

4.21

72

Đánh giá của các hộ sản xuất về công tác quản lí chất lượng RAT
của các cơ quan chức năng


4.22

71

73

Đánh giá của người tiêu dùng về công tác quản lí tiêu thụ rau an
toàn trên địa bàn huyện

74

4.23

Đất và giá thể trong sản xuất RAT của các hộ điều tra

76

4.24

Nước tưới RAT của các hộ điều tra

77

4.25

Phân bón và thuốc BVTV sử dụng trong sản xuất RAT của các hộ
điều tra

78


4.26

Tự đánh giá về sự tuân thủ các điều kiện sản xuất RAT của các hộ

80

4.27

Đánh giá của các hộ sản xuất về chất lượng RAT

81

4.28

Hình thức, địa điểm và đối tượng bán RAT của các hộ điều tra

82

4.29

Các hoạt động của các hộ sơ chế rau an toàn trên địa bàn

84

4.30

Hoạt động kinh doanh rau an toàn của các hộ kinh doanh

85


4.31

Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lí sản xuất và

4.32

tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm

90

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của các hộ điều tra

95

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

4.1

Kênh tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm 2014

4.2


Hệ thống tổ chức quản lí sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa

50

bàn huyện Gia Lâm

53

DANH MỤC HÌNH
Số hình
4.1

Tên hình

Trang

Nhận thức của hộ về nguyên nhân tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,
nồng độ kim loại nặng và các chất độc hại trên rau

ix

87


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là thực phẩm thiết yếu của con người và là món ăn không thể
thiếu đối với khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam nói chung. Hiện trạng

an toàn thực phẩm trong tiêu dùng nói chung và rau nói riêng là vấn đề được cả
xã hội quan tâm. Tại thành phố Hà Nội và các huyện lân cận, phát triển sản xuất
rau an toàn phục vụ người tiêu dùng đã được quan tâm từ khi có quyết định số
04/2007/QĐ-BNN về Ban hành Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau
an toàn. Trong khi người tiêu dùng có nhu cầu về rau an toàn, việc sản xuất và
kinh doanh rau an toàn chưa đáp ứng và tạo được niềm tin của người tiêu dùng.
Theo Xuân Lộc (2015), trong 6 tháng đầu năm 2015, thành phố Hà Nội đã kiểm
tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh rau, thực phẩm và kết quả cho thấy ngay cả
các cơ sở sản xuất rau an toàn (RAT) cũng cho ra sản phẩm không an toàn. Ví dụ
như kiểm tra hợp tác xã RAT Đạo Đức (ở xã Vân Nội huyện Đông Anh), cơ sở
có xuất trình giấy chứng nhận sản xuất RAT nhưng một số mặt hàng tại đây lại
không có trong danh mục đăng ký của cơ sở sản xuất. Thậm chí, các cơ quan
chức năng còn phát hiện một số loại rau có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng lại
đóng gói nhãn mác rau Đạo Đức rồi chuyển vào các siêu thị lớn. Hoặc kết quả
kiểm tra cũng cho thấy khi kiểm tra các cơ sở sản xuất RAT tại 6 quận, huyện
(gồm huyện Thanh Trì, Ba Vì, Mỹ Đức, Hà Đông, Bắc Từ Liêm và Nam Từ
Liêm), cơ quan chức năng đã phát hiện 36 trường hợp vi phạm quy trình, quy
định sản xuất RAT, trong đó có 26 trường hợp vi phạm quy định vệ sinh đồng
ruộng, 1 trường hợp sử dụng thuốc ngoài danh mục, 3 trường hợp sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trên lúa cho rau, 6 trường hợp phun phối trộn 3 loại thuốc/bình
phun điều này càng làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm rau an
toàn, ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển sản xuất RAT và thu nhập của người
nông dân tại các vùng rau an toàn.

1


Huyện Gia Lâm là địa bàn sản xuất và cung cấp rau cho thành phố Hà
Nội, các vùng lân cận. Cho tới năm 2014, tổng diện tích RAT của cả huyện đạt
trên 450 ha (Phòng Kinh tế UBND huyện Gia Lâm, 2014). Trong những năm

qua, huyện Gia Lâm luôn quan tâm chú trọng đến công tác phát triển sản xuất rau
an toàn, đặc biệt là tại vùng rau an toàn trọng điểm đã được Sở Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Hà Nội cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn
tập trung như xã Văn Đức (250 ha) và Đặng Xá (117 ha), Yên Viên (22 ha).
Trong khi nhu cầu rau an toàn sẽ có xu hướng gia tăng khi thu nhập người dân
tăng và nhận thức cao hơn về vấn đề VSATTP của người tiêu dùng, người tiêu
dùng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng rau an toàn. Điều này gây ra
nghịch lý vừa thừa vừa thiếu rau an toàn cho người tiêu dùng. Câu hỏi lớn đặt ra
ở đây là cần phải quản lý việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn như thế nào để tạo
dựng niềm tin cho người tiêu dùng, phát triển sản xuất rau an toàn, nâng cao lợi
ích cho nông dân và cả xã hội? Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề
này được thực hiện tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội- một trong các vùng
cung cấp rau cho thành phố. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm,
Thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, từ
đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
đảm bảo chất lượng sản phẩm tại địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sản xuất và
tiêu thụ rau an toàn.
- Đánh giá thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn
huyện Gia Lâm.

2



- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Các khía cạnh liên quan đến quản lý sản xuất
và tiêu thụ rau an toàn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT chủ yếu ở cấp độ huyện Gia
Lâm, các xã trọng điểm về trồng rau an toàn của huyện và các hộ nông dân.
1.3.2.2

Phạm vi không gian
RAT được sản xuất ở một số xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, tập trung sản

lượng lớn ở mô hình tại 3 xã Đặng Xá, xã Văn Đức và xã Yên Viên là vùng sản
xuất RAT trọng điểm, tập trung của huyện Gia Lâm. Đề tài tập trung nghiên cứu
thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại 3 xã Đặng Xá, xã Văn Đức
và xã Yên Viên huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3.2.3

Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời

gian từ năm 2011 đến năm 2014; định hướng, giải pháp đến năm 2020.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 02/2014 đến tháng 8/2015.


3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Sản xuất có thể được hiểu một cách đơn giản là một quá trình chuyển hóa
các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra hay các sản phẩm (Khuyết danh,
2014). Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay dịch
vụ nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao
gồm nguyên liệu đầu vào, lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, năng lượng.
Đầu ra của quá trình sản xuất là hàng hóa và dịch vụ. Trong sản xuất, công nghệ
là một yếu tố quan trọng làm tăng năng suất với chi phí đầu vào không đổi. Công
nghệ thể hiện cách thức để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ đơn vị sản xuất
kinh doanh nào. Đặc điểm cơ bản của sản xuất hàng hóa là sản xuất ra để bán, mà
thông qua quá trình này giá trị và giá trị sử dụng được thực hiện. Người sản xuất
thu hồi lại được vốn và một phần thu nhập được tạo ra, người sử dụng được
hưởng các giá trị mà sản phẩm và dịch vụ mang lại.
Tiêu thụ sản phẩm thường đi qua kênh hàng hóa. Một sản phẩm/dịch vụ
có thể được chuyển trực tiếp từ người sản xuất tới người tiêu dùng, song có thể
được phân phối qua các trung gian khác nhau. Phân phối trực tiếp là kênh tiêu
thụ ngắn nhất, đảm bảo rõ ràng nhất nguồn gốc của sản phẩm tuy nhiên quy mô
nhỏ và nhiều hạn chế của loại kênh này. Sản xuất hàng hóa cần có các tác nhân
đảm nhận chức năng chuyên biệt từ sản xuất tới tay người tiêu dùng sao cho sản
phẩm được tiêu thụ nhiều nhất với chi phí thấp nhất và mang lại giá trị sử dụng
cao nhất cho người tiêu dùng. Trong kênh hàng hóa này, các tác nhân trung gian
có thể là người thu gom, chế biến, bán buôn , bán lẻ. Việc có nhiều tác nhân tham

gia vào kênh phân phối hàng hóa cũng sẽ khiến cho tính truy nguyên nguồn gốc
xuất xứ và đảm bảo chất lượng hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng
4


khó khăn hơn. Do vậy, việc quản lý chất lượng hàng hóa sản phẩm từ sản xuất
qua khâu tiêu thụ là công việc cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho người sản xuất
và người tiêu dùng (Bạch Thanh, 2015).
Quản lý: Quản lý là một khái niệm khá rộng. Trong tiếng Anh,
Administration vừa có nghĩa quản lý theo tính chất hành chính. Ngoài ra còn có
từ khác được sử dụng là Management vừa có nghĩa quản lý, vừa có nghĩa quản
trị, Trên thực tế, thuật ngữ "quản lý" và "quản trị" vẫn được dùng trong những
hoàn cảnh khác nhau để nói lên những nội dung khác nhau, nhưng về cơ bản hai
từ này đều có bản chất giống nhau (Đại học Cần Thơ, 2013). Nhìn chung, thuật
ngữ "quản lý" thường gắn liền với quản lý ở cấp độ vĩ mô nhà nước, quản lý xã
hội, quản lý ở khu vực công hơn là thuật ngữ administration.
Có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về quản lý. Mary Parker Follet:
cho rằng "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua
người khác" (Tripati and Reddy, 2008). Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cs. (2012)
định nghĩa “Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và
hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn
lực của tổ chức”. Như thế quản lý về cơ bản gồm các chức năng chính là lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức. Theo Nguyễn
Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra”.
Liên quan tới quản lý chất lượng và an toàn cho rau quả, theo FAVRI and
FAO (2011) cho rằng ‘Quản lý chất lượng là một quá trình liên tục từ lập kế
hoạch, đào tạo, kiểm tra, giám sát và cải thiện mọi hoạt động của tất cả mọi
người liên quan. Quản lý chất lượng là tiềm năng để mang lại lợi ích cho việc
kinh doanh đạt hiệu quả an toàn và chất lượng với những thông tin minh chứng

rõ ràng được ghi chép trong suốt quá trình sản xuất, khiến cho người bán lẻ có đủ
tin cậy đối với hàng hóa. Hay nói một cách khác, là một hệ thống quản lý chặt
chẽ cho từng khâu/công đoạn xuyên suốt từ đầu vào, tiến trình trong hệ thống sản
xuất cho đến đầu ra của sản phẩm trước khi bán ra thị trường.

5


Chất lượng sản phẩm. Theo Ipsard (2013), Chất lượng là mức độ của
một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu, trong đó yêu cầu là Nhu
cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Chất lượng
là toàn bộ các tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng
đáp ứng nhu cầu đề ra. Nó có thể được đo lường thông qua sự hài lòng của khách
hàng và nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn.
FAVRI và FAO (2011) định nghĩa “Chất lượng là sự kết hợp các đặc tính
của một sản phẩm, rất cần thiết để đáp ứng mong đợi và nhu cầu của khách
hàng”. Chất lượng bao gồm các nhân tố dinh dưỡng (ví dụ thành phần vitamin),
cảm quan (như: mùi, vị) hình dáng bên ngoài (như màu sắc, kích thước, độ cứng
của quả...) cân nhắc về mặt xã hội (như thực phẩm văn hóa, thực phẩm truyền
thống), sự thuận tiện (dễ gọt...) và an toàn thực phẩm. Các yêu cầu về chất lượng
sản phẩm có liên quan chặt chẽ đến chất lượng về bảo quản, vận chuyển, thị
trường, ăn và chế biến..
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm/dịch vụ hàng hóa, bao
gồm: nguyên vật liệu, công nghệ, con người… trong đó có yếu tố quản lý (Đỗ
Đức Phú, 2012). Quản lý chất lượng sản phẩm thường phải thực hiện thông qua
một hệ thống quản lý, trong đó thiết lập chính sách và mục tiêu và để đạt được
các mục tiêu của hệ thống quản lý. Theo Ipsard (2013), một hệ thống quản lý của
một tổ chức có thể bao gồm các hệ thống quản lý khác nhau, ví dụ như hệ thống
quản lý chất lượng, hệ thống quản lý tài chính, hay hệ thống quản lý môi trường.
Trong đó, hệ thống quản lý chất lượng là Hệ thống quản lý để định hướng và

kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Chất lượng phản ánh trình độ và phương
pháp của nhà quản lý.
2.1.2 Đặc điểm sản xuất, tiêu thụ rau an toàn
2.1.2.1 Khái niệm rau an toàn và quy định về sản xuất RAT
Đại học Cần Thơ (2012) định nghĩa “ Những sản phẩm rau tươi (bao gồm
tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặc tính giống
của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới
mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường,
6


thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn"
(Quy chuẩn được trình bày ở Phụ lục 1)“. Khái niệm rau an toàn (viết tắt là RAT) là
những sản phẩm rau tươi (bao gồm các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt; rau
mầm; nấm thực phẩm) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản
xuất RAT. Trong đó, Quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng GAP (viết tắt là
QTSXRAT) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan có thẩm quyền
thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh, thành phố) ban hành,
được xây dựng theo Hướng dẫn thực hành Nông nghiệp tốt (Good Agricultural
Practices - GAP) (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007).
Về nhân lực: Có ít nhất một cán bộ chuyên ngành trồng trọt hoặc BVTV
từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất RAT (cán bộ của cơ sở
sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên
hoặc không thường xuyên). Người sản xuất RAT được Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về quy định quản lý và
quy trình sản xuất RAT (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007).
Đất trồng và giá thể: Có đặc điểm lý, hoá tính phù hợp với sự sinh
trưởng, phát triển của cây rau. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công
nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc
tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn. Hàm lượng một số kim loại nặng

trong đất hoặc giá thể không vượt quá mức cho phép tại Phụ lục 1 của Quy định
này (Xem Phụ lục 1 kèm theo).
Nước tưới : Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ bệnh
viện, khu dân cư, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc chưa qua xử lý; nước
phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau. Nước tưới cho
rau không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hoá chất độc hại, hàm lượng một số hoá
chất không vượt quá mức cho phép
Quy trình sản xuất RAT: Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải cam kết
thực hiện các quy trình sản xuất RAT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hoặc tỉnh, thành phố nơi tiến hành sản xuất ban hành. Trong thời gian chờ soát
xét, chuyển đổi các quy trình sản xuất RAT hiện có cho phù hợp với Luật Tiêu
7


chuẩn và Quy chuẩn và Hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), các tổ
chức, cá nhân được phép sử dụng các quy trình sản xuất RAT hiện có do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh, thành phố đã ban hành (Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 2007).
2.1.2.2 Đặc điểm tiêu thụ rau an toàn
Tiêu thụ rau nói chung và rau an toàn nói riêng thường qua các phân phối
trung gian. Tại nước ta, kênh phân phối rau tới tay người tiêu dùng thường qua
các trung gian sau:
Người thu gom, mua buôn: tác nhân này mua buôn rau của hộ nông dân
và bán buôn rau/bán lẻ cho tác nhân bán lẻ và tiêu dùng. Họ có thể mua rau ngay
tại ruộng hoặc mua rau của nông dân mang tới chợ bán buôn, hoặc mua qua một
tác nhân thu gom.
Trong một số trường hợp, HTX có thể đứng ra thu gom rau của hộ nông
dân và bán lại cho các tác nhân tiếp theo.
Người bán lẻ: là những người bán rau trực tiếp cho người tiêu dùng. Tác
nhân bán lẻ bao gồm siêu thị, cửa hàng, quầy hàng, người bán lẻ (tại chợ, bán

rong). Người bán lẻ thường mua rau trực tiếp từ nông dân, người bán buôn để
bán lại cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng rau: là những người có nhu cầu tiêu dùng rau, thường
mua rau từ tác nhân bán lẻ. Người tiêu dùng cuối cùng có thể là tổ chức (các bếp
ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn..) và cá nhân hộ gia đình.
Tổn thất/hao hụt trong quá trình tiêu thụ rau diễn ra khá lớn. Do rau, đặc
biệt rau ăn lá thường cồng kềnh, dễ hư hỏng dẫn đến hao hụt số lượng và chất
lượng. Trong điều kiện giao thông và hạ tầng cho kinh doanh nông sản nói chung
và rau nói riêng ở Việt Nam hiện nay thì hao hụt về số lượng và chất lượng là
đáng kể, có thể lên tới 25-30% (Gia Hưng, 2014). Hao hụt hay tổn thất sau thu
hoạch này giảm đáng kể hiệu quả kinh tế và tính đáp ứng cho nhu cầu của người
tiêu dùng.
Khó kiểm soát chất lượng và truy nguyên nguồn gốc rau. Rau nói riêng và
nhiều thực phẩm khác có nhiều đặc tính chất lượng mà người tiêu dùng không
8


thể quan sát được. Rau an toàn khác với rau được sản xuất không theo quy trình
an toàn ở chất lượng đặc tính bên trong sản phẩm mà người tiêu dùng không
nhận biết và phân biệt được. Đặc biệt tính an toàn cảu sản phẩm rau quả như
FAVRI và FAO (2011) định nghĩa “Thực phẩm được coi là an toàn khi mà
không có những độc hại do bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thực
phẩm an toàn là một tiêu chuẩn của chất lượng sản phẩm. An toàn là một chỉ tiêu
“ẩn”, rất khó quan sát. Một sản phẩm có thể có chất lượng cao, chẳng hạn như
màu sắc hấp dẫn, hương vị đậm đà, ăn rất ngon miệng, v.v. nhưng vẫn không an
toàn bởi nó có thể nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như E. coli, Salmonella; ô
nhiễm hóa chất độc hại như Cadimi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng
cho phép; mối nguy vật lý vv... Ngược lại, một sản phẩm có thể có những chỉ tiêu
chất lượng nhìn thấy được không tốt lắm nhưng có thể nó lại an toàn. Do đó, việc
quản lý chất lượng rau từ sản xuất- tiêu thụ sản phẩm tới tay người tiêu dùng rất

quan trọng.
2.1.3 Nội dung quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản
phẩm RAT đảm bảo chất lượng đúng như quy định – đó là sự “an toàn”, mà
thông thường các đặc tính chất lượng không quan sát được và người tiêu dùng
ít/không có khả năng tự kiểm tra được. Do đó, vấn đề an toàn thực phẩm này cần
có sự tham gia của cả khu vự tư nhân và khu vực công.
Theo FAVRI và FAO (2011) cho rằng “hệ thống quản lý chất lượng và an
toàn trên rau quả bao gồm có hai hệ thống quản lý, hệ thống quản lý chất lượng
nội bộ và Hệ thống quản lý giám sát ngoại vi. Trong đó, hệ thống quản lý nội bộ là
yếu tố chính để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và an toàn còn hệ thống
quản lý giám sát ngoại vi chủ yếu là quản lý Nhà nước về việc thực hiện các Chính
sách, Quy định đảm bảo chất lượng và VSATTP trong sản xuất rau quả của các cơ
sở sản xuất và nông dân; cấp chứng chỉ về sản xuất rau quả an toàn”.
Hệ thống quản lý chất lượng nội bộ trong sản xuất và kinh doanh rau quả
an toàn bao gồm: i) Chính sách chất lượng: được công bố với chữ ký của lãnh
đạo cao nhất để chứng tỏ sự cam kết của tổ chức đối với chất lượng, và được coi
9


như thông điệp gửi tới mọi cấp trong hệ thống tổ chức của mình. (ii) Hệ thống tài
liệu quản lý: bao gồm sổ tay chất lượng, các quy trình thực hiện, Các văn bản
hướng dẫn công việc ; các hồ sơ; và (iii) Nhân sự liên quan đến hệ thống quản lý
chất lượng, ví dụ như giám đốc/chủ cơ sở, nhân viên kỹ thuật, người sản xuất
(FAVRI và FAO (2011),
Theo FAVRI và FAO (2011) cũng nêu rõ “Hệ thống quản lý chất lượng
bên ngoài/ngoại vi: là các tổ chức kiểm tra, giám sát và cấp chứng nhận rau, quả
an toàn theo VietGAP được Nhà nước Trung ương (Bộ Nông nghiệp &PTNT)
hoặc địa phương (Tỉnh, Thành phố) chỉ định. Các tổ chức do cấp Bộ chỉ định có
chức năng kiểm tra, giám sát và cấp chứng chỉ trên phạm vi cả nước, còn các tổ

chức do địa phương chỉ định chỉ kiểm tra, giám sát và cấp chứng chỉ trong phạm
vi tỉnh, thành phố. Cơ sở sản xuất phải thuê cơ quan kiểm soát bên ngoài để kiểm
tra đánh giá và cấp chứng chỉ đảm bảo chất lượng, an toàn theo tiêu chuẩn đã công
bố. Hệ thống kiểm soát bên ngoài chỉ thực hiện khi có Hợp đồng giám sát của cơ sở
sản xuất. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang chỉ đạo các Cơ
quan, Tổ chức chứng nhận đánh giá cấp chứng nhận sản xuất rau an toàn theo
VietGAP”.
Như thế quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, trong luận văn này được
hiểu như FAVRI và FAO (2011), bao gồm hai hệ thống quản lý. Và quản lý sản
xuất, tiêu thụ RAT cần thực hiện theo chuỗi để đảm bảo chất lượng và truy
nguyên nguồn gốc cho sản phẩm:
Thứ nhất, hệ thống quản lý nội bộ của chính người/cơ sở sản xuất, sơ chế
và kinh doanh nhằm đảm bảo các yêu cầu quy chuẩn về sản xuất và kinh doanh
RAT như đã được quy định bởi quyết định số 104/2009/QĐ-UBND của thành
phố Hà Nội như sau:
Quy định đối với người sản xuất rau an toàn
i) Nhân lực:
a. Người sản xuất phải được huấn luyện, đào tạo qua các lớp huấn luyện
IPM rau (nếu sản xuất theo VietGAP thì phải được huấn luyện về kỹ thuật sản

10


xuất RAT theo VietGAP) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đào tạo và cấp
Giấy chứng nhận (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).
b. Người sản xuất phải thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT.
c. Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải có cán bộ chuyên ngành trồng trọt
hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất RAT.
ii) Đất trồng và giá thể:
a. Vùng đất sản xuất RAT phải ở trong Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản

xuất RAT. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa
trang, đường giao thông lớn.
b. Giá thể sản xuất RAT phải làm từ những vật liệu an toàn, phù hợp với
sản xuất rau, không bị nhiễm bẩn, không được pha trộn các loại hóa chất và phân
bón độc hại, ngoài danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam.
c. Hàm lượng một số kim loại trong đất, giá thể trước khi sản xuất và
trong quá trình sản xuất phải dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy định
hiện hành. Trường hợp có kim loại trong đất vượt ngưỡng cho phép thì phải được
cơ quan chuyên môn lấy mẫu rau đại diện để kiểm tra kim loại nặng đó trong rau.
Nếu hàm lượng kim loại nặng trong rau dưới mức quy định tối đa cho phép thì vẫn
công nhận vùng đất đó đảm bảo để sản xuất RAT nhưng định kỳ hàng năm phải
lấy mẫu rau phân tích kiểm tra (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).
iii) Nước tưới:
a. Chỉ sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm đạt tiêu chuẩn theo quy định
hiện hành. Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải từ
bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới rau.
b. Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước trước khi sản
xuất và trong quá trình sản xuất nằm dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy
định hiện hành.
c. Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh
hoạt cho người theo quy định hiện hành.

11


iv) Phân bón:
a. Chỉ sử dụng phân hữu cơ hoại mục, tuyệt đối không được sử dụng phân
tươi. Nghiêm cấm xây các bể chứa phân tươi trên đồng, ruộng để bón, tưới cho rau.
b. Sử dụng hợp lý, cân đối tỷ lệ các loại phân vô cơ, hữu cơ theo quy định

cụ thể trong quy trình kỹ thuật sản xuất RAT.
v) Thuốc BVTV:
Sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép
sử dụng trên rau theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ưu
tiên sử dụng thuốc BVTV sinh học, nguồn gốc sinh hoạt. Nghiêm cấm sử dụng
thuốc ngoài danh mục, thuốc hóa học có độ độc cao và thuốc BVTV cấm. Hạn
chế sử dụng chất kích thích sinh trưởng trên rau. Đảm bảo thời gian cách ly theo
quy định trên nhãn thuốc khi thu hái sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, 2009).
vi) Quy trình sản xuất RAT:
Người sản xuất RAT phải tuân thủ Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT do cơ
quan có thẩm quyền ban hành đối với từng loại rau. Trường hợp loại rau chưa
được ban hành Quy trình thì áp dụng tương tự theo Quy trình sản xuất RAT của
loại rau khác cùng nhóm (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).
vii). Người sản xuất phải thực hiện nghiêm túc Quy trình sản xuất RAT và
cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy định đối với cơ sở sơ chế rau an toàn
i) Vị trí, thiết kế nhà xưởng sơ chế, chế biến; dụng cụ sơ chế, chế biến;
phương tiện vận chuyển RAT phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực
phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng rau.
ii) Rau cung cấp cho sơ chế, chế biến phải được lấy từ cơ sở đủ điều kiện
sản xuất RAT hoặc cơ sở được chứng nhận sản xuất RAT theo VietGAP. Trường
hợp mua nguyên liệu rau để sơ chế, chế biến thì phải có Hợp đồng thu mua rau với
cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, Giấy chứng nhận
sản xuất RAT theo VietGAP (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).

12


iii) Người trực tiếp tham gia thực hiện Quy trình sơ chế, chế biến RAT

phải được tập huấn về các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh RAT, vệ sinh
an toàn thực phẩm. Được khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh
truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
iv) Nước dùng rửa rau trong sơ chế, chế biến phải đạt tiêu chuẩn nước
sinh hoạt cho con người theo quy định hiện hành.
v) Nhà kho bảo quản rau phục vụ chế biến phải đảm bảo theo quy định:
khô sạch, thông thoáng, xa nguồn gây ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng hoặc vi
sinh vật có hại. Bao bì bảo quản rau kín và bền chắc, khô sạch, không có mùi lạ.
vi) Sản phẩm rau sau khi sơ chế, chế biến phải được bao gói trong bao bì
hợp vệ sinh, chất liệu không gây ô nhiễm, có nhãn mác, niêm phong ghi rõ thông
tin của nhà sản xuất (tên, địa chỉ, điện thoại, thương hiệu, hạn sử dụng).
vii) Cơ sở sơ chế, chế biến phải có bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm theo quy trình sơ chế, chế biến RAT. Có hồ sơ ghi chép quá trình sơ
chế, chế biến.
viii) Rau sau khi sơ chế, chế biến được đóng gói, bao bì và có nhãn mác
bằng tem hoặc mã vạch đã đăng ký.
Quy định đối với cơ sở kinh doanh rau an toàn
i) Đối với tổ chức, cá nhân mở cửa hàng, quầy hàng, đại lý kinh doanh
RAT phải thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện theo quy định của pháp luật
hiện hành, đồng thời phải có các điều kiện sau đây:
a. Địa điểm kinh doanh: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
chủ sở hữu địa điểm hoặc hợp đồng thuê địa điểm tối thiểu 1 năm. Có đầy đủ các
trang thiết bị và dụng cụ phù hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng RAT do cơ quan có
thẩm quyền cấp.
c. Có hợp đồng cung ứng rau với cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất RAT hoặc sản xuất RAT theo VietGAP (có bản sao
hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện RAT, Giấy chứng nhận sản xuất RAT theo
VietGAP hoặc Thông báo tiếp nhận bản công bố RAT của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nơi sản xuất). Phải có hóa đơn hoặc phiếu nhập, xuất RAT

13


hàng ngày ghi đầy đủ các thông tin về chủng loại, khối lượng, nguồn gốc xuất
xứ, thời gian nhập xuất hàng (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).
d. Sản phẩm RAT phải có bao bì, nhãn mác và niêm phong theo quy định.
Trên bao bì hoặc nhãn sản phẩm phải có đủ các thông tin: Tên, địa chỉ của nhà
sản xuất rau; …(Khuyến khích in mã số, mã vạch; logo VietGAP; logo, thương
hiệu của nhà sản xuất, của tổ chức chứng nhận và các thông tin khác trên bao bì
hoặc nhãn).
e. Người trực tiếp bán hàng không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy
định hiện hành của Bộ Y tế.
g. Niêm yết giá bán rõ ràng và thực hiện bán theo giá niêm yết.
ii) Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh RAT theo hình thức cung ứng trực tiếp
cho khách hàng hoặc bán buôn tại chợ đầu mối phải có các điều kiện sau đây:
a. Có Giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất RAT (nếu tự sản xuất)
hoặc có Hợp đồng thu mua rau với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất RAT, sản xuất RAT theo VietGAP.
b. Có Hóa đơn nhập, xuất RAT hàng ngày ghi rõ chủng loại, khối lượng,
nguồn gốc RAT và thời gian nhập, xuất.
c. Sản phẩm RAT phải có bao bì, thùng chứa, dây buộc,… được niêm
phong và vận chuyển trên phương tiện hợp vệ sinh.
iii) Tổ chức, cá nhân xuất khẩu RAT phải đảm bảo chất lượng theo yêu
cầu của bên nhập khẩu. Trường hợp rau không xuất khẩu được và đưa vào lưu
thông trong nước thì phải tuân thủ các yêu cầu quản lý của Quy định này và các
quy định khác của pháp luật.
iv) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu RAT để tiêu thụ trong nước phải tuân thủ
các yêu cầu quản lý của Quy định này và các quy định khác của pháp luật.
Thứ hai, hệ thống quản lý chất lượng bên ngoài/ngoại vi: là các tổ chức
kiểm tra, giám sát và cấp chứng nhận rau, quả an toàn được Nhà nước Trung

ương (Bộ Nông nghiệp &PTNT) hoặc địa phương (Tỉnh, Thành phố) chỉ định.
Theo quyết định số 104/2009/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội, các cơ quan sau
đây có trách nhiệm trong quản lý sản xuất, sơ chế, kinh doanh, rau an toàn:
14


i) Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và kinh doanh RAT;
- Ban hành Quy trình sản xuất RAT phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương;
- Đào tạo, tập huấn sản xuất, sơ chế, bảo quản RAT, thông tin tuyên
truyền góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh RAT;
- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định các điều kiện và cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT cho các tổ chức, cá nhân
tham gia sản xuất, sơ chế RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Tổng kết hàng năm về tình hình triển khai, kết quả và những khó khăn
vướng mắc trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, đồng thời đề xuất chỉnh
sửa, bổ sung các quy định khi không còn phù hợp, báo cáo kịp thời UBND
Thành phố để xem xét, giải quyết.
ii) Sở Công thương:
Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh RAT cho các cửa hàng, quầy hàng RAT; Quản lý hoạt động kinh doanh
RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
iii) Sở Y tế:
Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế
biến RAT; Quản lý chất lượng RAT tại các cơ sở chế biến, chợ, siêu thị trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
iv) Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã:
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc và
giám sát các tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện “Quy định về quản lý sản

xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội”; đồng thời chịu
trách nhiệm về quản lý chất lượng trong các khâu sản xuất, sơ chế, kinh doanh
RAT tại địa phương và cơ sở.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác quản lý nhà
nước về sản xuất, tiêu thụ RAT trên địa bàn theo Quy định này.

15


×