Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

thiết lập mô hình toán học để xác định độ tuổi sinh học của quả giống cà chua savior trồng vụ thu đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.46 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ HIỀN

THIẾT LẬP MÔ HÌNH TOÁN HỌC ĐỂ XÁC ĐỊNH
ĐỘ TUỔI SINH HỌC CỦA QUẢ GIỐNG CÀ CHUA SAVIOR
TRỒNG VỤ THU ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ HIỀN

THIẾT LẬP MÔ HÌNH TOÁN HỌC ĐỂ XÁC ĐỊNH
ĐỘ TUỔI SINH HỌC CỦA QUẢ GIỐNG CÀ CHUA SAVIOR
TRỒNG VỤ THU ĐÔNG

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH


MÃ SỐ

: 60.54.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ ĐỊNH

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này
là trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Luận văn này
đã được cám ơn và các thông tin được trích dẫn trong luận văn này đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại Bộ môn Công nghệ chế biến, khoa Công
Nghệ thực phẩm và Viện nghiên cứu Rau Quả, được sự quan tâm, giúp đỡ và dìu
dắt tận tình của các thầy cô giáo, các cán bộ tại khoa và viện nghiên cứu, cùng sự
cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Định –

Bộ môn Công nghệ chế biến - Khoa Công nghệ thực phẩm - Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam, người đã luôn tận tình hướng dẫn, dìu dắt và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Phòng, Ban của
khoa Công Nghệ Thực Phẩm và Viện nghiên cứu Rau quả đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các em khóa 57 trong nhóm sinh viên nghiên
cứu khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân
trong gia đình và tất cả bạn bè đã luôn bên cạnh đông viên, giúp đỡ và tạo động
lực cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng song bản luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi
rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của thầy cô cùng các bạn để bài luận văn
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Hiền

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan....................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục bảng ................................................................................................. vi
Danh mục hình ................................................................................................. vii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................3
1.1. Giới thiệu về cây cà chua ..............................................................................3
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây cà chua ...................................................3
1.1.2. Phân loại ...............................................................................................4
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây cà chua .................................................5
1.1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh đối với cây cà chua ............................6
1.1.5. Quá trình chín của quả cà chua .............................................................7
1.2. Giới thiệu về cà chua Savior .........................................................................8
1.3. Giới thiệu về mô hình toán............................................................................9
1.3.1 . Phân loại mô hình toán.........................................................................9
1.3.2. Ứng dụng mô hình toán trong công nghệ thực phẩm: ............................9
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về xây dựng mô hình toán học để
xác định độ tuổi sinh học của quả. ..................................................................... 12
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 12
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 13
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 14
2.1. Vật liệu ....................................................................................................... 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 14
2.1.2. Địa điểm thực hiện đề tài ..................................................................... 14
2.1.3. Thời gian thực hiện ............................................................................. 14
2.1.4. Thiết bị ............................................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 14
iii


2.2.1. Thiết lập mô hình toán học để xác định độ tuổi sinh học của quả giống
cà chua Savior trồng ở nhà lưới vụ thu đông. ................................................ 14
2.2.2. Thiết lập mô hình toán học để xác định độ tuổi sinh học của quả giống
cà chua Savior trồng ở ngoài đồng ruộng vụ thu đông. ................................. 14

2.2.3. Kiểm định mô hình toán học dự đoán tuổi sinh học cho quả cà chua
Savior ........................................................................................................... 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 14
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................ 14
2.3.2. Mô hình toán học để xác định tuổi sinh học của quả giống cà chua
Savior trồng trong nhà lưới vụ thu đông ....................................................... 15
2.3.3. Kiểm định mô hình toán xác định độ tuổi sinh học cho quả cà chua .... 18
2.3.4. Phương pháp phân tích........................................................................ 19
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 20
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 21
3.1. Mô hình toán xác định độ tuổi sinh học quả cà chua trồng trong nhà lưới ... 21
3.1.1. Diễn biến tăng trưởng khối lượng của quả cà chua trong quá trình phát
triển và chín .................................................................................................. 21
3.1.2. Sự biến đổi màu sắc của quả cà chua trong quá trình phát triển và chín
..................................................................................................................... 24
3.1.3. Sự chuyển đổi sinh học của quả cà chua trong quá trình phát triển và
chín .............................................................................................................. 26
3.1.4. Xây dựng mô hình để xác định tuổi sinh học cho quả giống cà chua
Savior ........................................................................................................... 28
3.2. Mô hình toán xác định độ tuổi sinh học quả cà chua trồng ở ngoài đồng ..... 32
3.2.1. Diễn biến tăng trưởng khối lượng của quả cà chua trong quá trình phát
triển và chín .................................................................................................. 32
3.2.2. Biến đổi màu sắc của quả cà chua trong quá trình phát triển và chín ... 35
3.2.3. Sự chuyển đổi sinh học của quả cà chua trong quá trình phát triển và
chín .............................................................................................................. 37
3.2.4. Mô hình toán xác định tuổi sinh học quả cà chua trồng ở ngoài đồng .. 39

iv



3.3. Kiểm định mô hình xác định độ tuổi sinh học cho quả cà chua ................... 44
3.3.1. Kiểm định mô hình xác định độ tuổi sinh học cho quả cà chua trồng
trong nhà lưới ............................................................................................... 44
3.3.2. Kiểm định mô hình xác định độ tuổi sinh học cho quả cà chua trồng
ngoài đồng .................................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 51
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 54

v


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Kế hoạch thực hiện đo mẫu quả trên cây ................................................. 15

3.1.

Các thông số ước lượng từ mô hình nhà lưới .......................................... 28

3.2.

Các thông số ước lượng từ mô hình ngoài đồng ...................................... 39


3.3.

Các thông số ước lượng từ kiểm định mô hình cho quả cà chua trồng
trong nhà lưới ......................................................................................... 44

3.4.

Các thông số ước lượng từ kiểm định mô hình cho quả cà chua trồng
ngoài đồng .............................................................................................. 46

vi


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

3.1a. Sự biến đổi khối lượng của quả cà chua trồng trong nhà lưới trong quá
trình phát triển và chín (đợt 1) ................................................................ 21
3.1b. Sự biến đổi khối lượng của quả cà chua trồng trong nhà lưới trong quá
trình phát triển và chín (đợt 2) ................................................................ 22
3.1c. Sự biến đổi khối lượng của quả cà chua trồng trong nhà lưới trong quá
trình phát triển và chín (đợt 3) ................................................................ 22
3.2a. Sự biến đổi màu sắc của quả cà chua trồng ở nhà lưới trong quá trình
phát triển và chín (đợt 1) ......................................................................... 24
3.2b. Sự biến đổi màu sắc của quả cà chua trồng ở nhà lưới trong quá trình

phát triển và chín (đợt 2) ......................................................................... 24
3.2c. Sự biến đổi màu sắc của quả cà chua trồng ở nhà lưới trong quá trình
phát triển và chín (đợt 3) ......................................................................... 25
3.3a. Diễn biến phát triển của quả cà chua trong không gian khối lượng màu sắc (đợt 1) ....................................................................................... 26
3.3b. Diễn biến phát triển của quả cà chua trong không gian khối lượng màu sắc (đợt 2) ....................................................................................... 27
3.3c. Diễn biến phát triển của quả cà chua trong không gian khối lượng màu sắc (đợt 3) ....................................................................................... 27
3.4a. Đồ thị histodiagram thể hiện phân bố của giá trị dt ước lượng từ mô
hình ........................................................................................................ 29
3.4b. Đồ thị histodiagram thể hiện phân bố của giá trị khối lượng ước lượng
từ mô hình .............................................................................................. 30
3.5a. Mối tương quan giữa số liệu thí nghiệm và số liệu mô hình của °Hue ..... 31
3.5b. Mối tương quan giữa số liệu thí nghiệm và số liệu mô hình của khối
lượng ...................................................................................................... 31
3.6a. Sự biến đổi khối lượng của quả cà chua Savior trồng ở ngoài đồng
trong quá trình phát triển và chín (đợt 1) ................................................. 33

vii


3.6b. Sự biến đổi khối lượng của quả cà chua Savior trồng ở ngoài đồng
trong quá trình phát triển và chín (đợt 2) ................................................. 33
3.6c. Sự biến đổi khối lượng của quả cà chua Savior trồng ở ngoài đồng
trong quá trình phát triển và chín (đợt 3) ................................................. 34
3.7a. Sự biến đổi màu sắc của quả cà chua trồng ở ngoài đồng trong quá
trình phát triển và chín (đợt 1) ................................................................ 35
3.7b. Sự biến đổi màu sắc của quả cà chua trồng ở ngoài đồng trong quá
trình phát triển và chín (đợt 2) ................................................................ 36
3.7c. Sự biến đổi màu sắc của quả cà chua trồng ở ngoài đồng trong quá
trình phát triển và chín (đợt 3) ................................................................ 36
3.8a. Diễn biến phát triển của quả cà chua trong không gian khối lượng màu sắc (đợt 1) ....................................................................................... 37

3.8b. Diễn biến phát triển của quả cà chua trong không gian khối lượng màu sắc (đợt 2) ....................................................................................... 38
3.8c. Diễn biến phát triển của quả cà chua trong không gian khối lượng màu sắc (đợt 3) ....................................................................................... 38
3.9a. Đồ thị histodiagram thể hiện phân bố của giá trị dt ước lượng từ mô
hình ngoài đồng ...................................................................................... 40
3.9b. Đồ thị histodiagram thể hiện phân bố của giá trị khối lượng ước lượng
từ mô hình ngoài đồng ............................................................................ 41
3.10a. Mối tương quan giữa số liệu thí nghiệm và số liệu mô hình của °Hue .... 42
3.10b. Mối tương quan giữa số liệu thí nghiệm và số liệu mô hình của khối
lượng ...................................................................................................... 42
3.11a. Đồ thị histodiagram thể hiện phân bố của giá trị dt kiểm định cho mô
hình nhà lưới .......................................................................................... 45
3.11b. Đồ thị histodiagram thể hiện phân bố của giá trị khối lượng kiểm
định cho mô hình nhà lưới ...................................................................... 45
3.12a. Đồ thị histodiagram thể hiện phân bố của giá trị dt kiểm định cho mô
hình ngoài đồng ...................................................................................... 47
3.12b. Đồ thị histodiagram thể hiện phân bố của giá trị khối lượng kiểm
định cho mô hình ngoài đồng ................................................................................. 48

viii


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình bao gồm đồng
bằng trung du và miền núi, đây là điều kiện thuận lợi để trồng nhiều rau quả, loại
thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của con người nói chung và người
Việt Nam nói riêng. Rau quả là nguồn thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng và
chất xơ ... cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, thuộc họ Cà
(Solanaceae), có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả có chứa nhiều

vitamin, chất khoáng và nhiều chất có hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe,
được dùng phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo bảng
thành phần thực phẩm Việt Nam do Viện Dinh dưỡng biên soạn năm 2007 thì cà
chua chứa nhiều vitamin C (40mg/100g), beta-caroten (393 µg/100g), lycopen
(3.025 µg/100g), vitamin K (7,9 µg/100g), một lượng đáng kể các chất khoáng
cần thiết như Kali, Mangan, Magie, đồng, sắt, kẽm và chất xơ hòa tan. Ngoài ra
cà chua còn có giá trị kinh tế cao, là một trong những loại rau ưu tiên cho sự phát
triển mạnh cả về lượng và chất (Viện dinh dưỡng Việt Nam, 2007).
Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao,
diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và
trung du phía Bắc. Hiện nay có một số giống mới có khả năng chịu nhiệt, được
lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện
tích trồng ngày càng mở rộng. Một trong số đó là giống cà chua Savior, sau hơn
ba năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Công ty Sygenta đã chọn ra được
giống cà chua Savior chống chịu tốt với virus xoăn vàng lá. Một kết quả thử
nghiệm ở địa phương cho thấy giống Savior khi được trồng chung với 21 giống
cà chua khác thì các giống khác đều nhiễm bệnh vàng xoăn lá nặng, không thu
hoạch được, nhưng giống cà chua Savior vẫn sinh trưởng tốt và cho năng suất
cao. Đây cũng là giống cà chua chịu nhiệt tốt, có thể trồng vào các tháng nóng
nhất ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung khi mà hầu hết các giống cà chua khác

1


không thể trồng được. Đây là ưu điểm vượt trội của giống này vì nếu trồng trái
vụ, người trồng sẽ bán được sản phẩm với giá cao hơn chính vụ (Trang Trần,
2014).
Tuy có tiềm năng lớn nhưng tổn thất sau thu hoạch của cà chua vẫn ở mức
cao. Nguyên nhân chính là do người trồng chỉ dựa trên kinh nghiệm để xác định
thời điểm thu hái cà chua, chủ yếu căn cứ vào số ngày kể từ khi ra hoa, đặc điểm

vai quả và màu sắc vỏ quả. Những biểu hiện hình thức bề ngoài chỉ mô tả một
cách tương đối sự thành thục sinh lý bên trong của quả, đặc biệt là màu sắc vì
hiện nay việc phân loại độ chín dựa trên màu sắc của cà chua nói chung thường
chia thành 6 loại (từ độ chín 1 đến độ chín 6), có phân đoạn đều như nhau trong
khi trên thực tế cà chua có bản chất sinh học nên có sự dao động về sinh lý giữa
các quả có cùng ngày tuổi ra hoa. Hơn nữa, tốc độ chuyển độ chín trong hệ phân
loại màu sắc không như nhau. Do đó, nếu chỉ dựa trên những đặc điểm trên thì
chất lượng cà chua thu hái trong nhiều trường hợp sẽ không đáp ứng được yêu
cầu thị trường. Vì vậy, việc xác định thời điểm thu hái tối ưu cho cà chua một
cách khách quan và khoa học là thực sự cần thiết. Thời điểm thu hái tối ưu có
liên quan mật thiết tới thông tin về tuổi sinh học của quả. Chính vì lý do đó,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Thiết lập mô hình toán học để xác định độ tuổi sinh
học của giống cà chua Savior trồng vụ thu đông”.
Mục đích
Thiết lập được mô hình toán học để xác định độ tuổi sinh học của quả cà
chua giống Savior nhằm giúp người nông dân xác định được thời điểm thu hái tối
ưu cho sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường và mục đích sử dụng.
Yêu cầu
- Thiết lập được mô hình toán học để xác định độ tuổi sinh học của quả
giống cà chua Savior trồng trong nhà lưới vụ thu đông.
- Thiết lập được mô hình toán học để xác định độ tuổi sinh học của quả
giống cà chua Savior trồng ở ngoài đồng ruộng vụ thu đông.
- Kiểm định được mô hình toán học dự đoán tuổi sinh học cho quả cà chua
Savior

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây cà chua

1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây cà chua
Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Bằng chứng di truyền cho thấy cà chua
được tiến hóa từ loài cây nhỏ quả màu xanh phổ biến ở vùng cao nguyên Peru.
Một loài có tên Solanum lycopersicum được vận chuyển đến Mexico, nơi nó
được trồng và tiêu thụ bởi dân cư Trung Mỹ. Loại cà chua được thuần hóa đầu
tiên có thể là trái cây màu vàng, tương tự như cà chua anh đào, được trồng
bởi người Aztec miền Trung Mexico. Từ cà chua bắt nguồn từ tomatl trong tiếng
Nahuatl, có nghĩa trái cây sung.
Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Cortés có thể là người đầu tiên
chuyển loại cà chua nhỏ màu vàng tới Châu Âu. Người Tây Ban Nha đã đem
giống cà chua đi phân phối ở khắp các thuộc địa của họ trong vùng
biển Caribbean. Họ cũng mang đến Philippines, từ đó lan sang Đông Nam Á và
toàn bộ lục địa Á châu. Người Tây Ban Nha đem cà chua đến châu Âu, nó sinh
trưởng một cách dễ dàng ở vùng khí hậu Địa Trung Hải, việc trồng trọt ở đây bắt
đầu trong năm 1540. Cà chua được sử dụng làm thực phẩm ngay sau khi nó được
giới thiệu. Sách dạy nấu ăn đầu tiên với công thức có cà chua xuất bản
ở Naples vào năm 1692. Một số vùng ở Ý chỉ mới dùng cà chua vào mục đích
trang trí trong bàn ăn trước khi nó được kết hợp với các món ăn địa phương vào
cuối thế kỷ 17 hoặc đầu thế kỷ 18.
Ngày này, cà chua được trồng phổ biến trên toàn thế giới với sản lượng và
năng suất ngày càng tăng. Theo số liệu của tổ chức nông lương thế giới (FAO)
diện tích trồng cà chua năm 2010 trên thế giới là 3,58 triệu ha và sản lượng trên
90,8 triệu tấn (FAO, 2011). Ở Việt Nam cà chua được đưa trồng khoảng 100 năm
trước đây. Cà chua được coi là một trong các loại rau xuất khẩu chủ lực cùng với
dưa chuột, đỗ quả, ngô. Trồng cà chua còn mang lại thu nhập cao gấp 4-5 lần so
với trồng lúa. Chính vì vậy, trong các thập kỉ gần đây diện tích trồng cà chua đã
tăng lên đáng kể. Diện tích trồng hàng năm khoảng 15,000 – 17,000 ha (Tran

3



Duc Vien, 2006) với năng suất 45-60 tấn/ha, cao hơn so với các nước trong khu
vực như Thailan, Malaysia, Philipin, Bangladesh.
1.1.2. Phân loại
Tên Việt Nam: Cây cà chua
Tên khoa học: Lycopesicon esculentum Mill
Loài: S.lycopersicum
Họ cà: Solanaceae
Phân loại cà chua đã được nhiều các tác giả phân loại, nhưng sự phân loại
của Muller được sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay. Theo Muller chi
lycopersicon Tour được phân làm hai chi phụ.
* Chi phụ eriopersicon: Chi này gồm các loài dại, cây dại một năm hoặc
nhiều năm. Quả thường có lông, vỏ xanh hoặc vàng nhạt, có các vệt màu với các
sắc tố Anthocyanin, hạt nhỏ, chùm hoa có lá bao. Chi này gồm các chi phụ:
L.peruvianumm. Mill; L.cheesmanii; L.hirsutum; L.glandulosum.
* Chi phụ Eulycopersicon: thuộc dạng cây hàng năm, quả không có lông,
khi chín có màu đỏ hoặc đỏ vàng, hạt to, chùm hoa không có lá bao, trong nhóm
này gồm hai loài:
L.pimpinellifolium: Đặc trưng bởi thân yếu và mảnh, quả nhỏ màu đỏ, hoa
mọc thành chùm từ 15-20 quả/chùm, quả có hai ngăn.
L.esculentum: Là dạng cà chua trồng trọt, loại hình sinh trưởng từ hữu
hạn, đến vô h
Chi này bao gồm 5 biến chủng:
L.esculentum var. Commune - là giống cà chua thông thường. Hầu hết cà
chua trồng hiện nay thuộc dạng biến chủng này. Thân lá rậm rạp, sum sê phải cắt
tỉa cành, hoa, quả có khối lượng từ trung bình đến lớn
L.esculentum var. Cerasiforme: Cà chua anh đào, lá nhỏ, mỏng, hoa mọc
thành chùm dài, khoảng 10 quả/chùm, có màu đỏ hoặc vàng.
L.esculentum var.Pyriforme: Cà chua hình quả lê, thuộc loại hình sinh
trưởng vô hạn. Có khoảng 10 quả/chùm, quả màu vàng hoặc da cam.


4


L.esculentum. var. Grandifolium – lá của biến chủng này to giống lá khoai
tây, mặt lá rộng và láng bóng , số lá trên cây từ ít đến trung bình
L.esculentum var. Vadium - cà chua anh đào, thuộc loại sinh trưởng hữu
hạn cây đứng, mập, mọc thẳng và lùn, lá màu xanh đậm, quăn và nhiều lá.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây cà chua
* Rễ: Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất
lớn. Trong điều kiện tối ưu những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 - 1,5m
và rộng 1,5 - 2,5m vì vậy cà chua chịu hạn tốt. Khi cấy rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ
phát triển và phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ
ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển
của bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ
thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự nhiên.
* Thân: Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn
gốc thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách. Chồi
nách ở các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường
chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát
dục sớm so với các chồi nách gần gốc.
Tùy khả năng sinh trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia làm
4 dạng chính:
- Dạng sinh trưởng hữu hạn (determinate)
- Dạng sinh trưởng vô hạn (indeterminate)
- Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (semideterminate)
- Dạng lùn (dwart)
Thân cây cà chua thay đổi trong quá trình sinh trưởng phụ thuộc vào
giống, điều kiện ngọai cảnh (nhiệt độ) và chất dinh dưỡng v.v…
Ở thời kỳ cây con, thân tròn, có màu tím nhạt, có lông tơ phủ dày, thân

giòn dễ gãy, dễ bị tổn thương
Khi trưởng thành cây có màu xanh hơi tối, thường có tiết diện đa giác, cây
cứng, phần gốc hóa gỗ

5


* Lá: Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1
lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến
lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây
có chùm hoa đầu tiên.
* Hoa: Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ
phấn chéo ở cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid
độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Số lượng
hoa trên chùm thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5 - 20 hoa.
* Quả : Quả thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục
đến dài. Vỏ trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều
kiện thời tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ qủa và thịt trái.
1.1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh đối với cây cà chua
1.1.4.1. Nhiệt độ
Cà chua là cây ưa ấm, một trong những điều kiện cơ bản để có được sản
lượng cao và sớm ở cà chua là tạo chế độ nhiệt tối hảo cho cây 21 - 24ºC, nếu
nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4 - 5ºC thì cây cho nhiều hoa. Các thời kỳ sinh
trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ không khí và đất nhất
định (Tạ Thị Cúc, 2003).
1.1.4.2. Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây non ở nơi bóng râm, cường độ
ánh sáng tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng
quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn, hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị
hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra

được bởi sự quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém (Tạ Thị Cúc, 2003).
1.1.4.3. Nước
Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau. Khi
cây ra hoa đậu quả và quả đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất
quá khô thì hoa và quả non dễ rụng, nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại
và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Lượng nước tưới thay đổi tùy thuộc vào
liều lượng phân bón và mật độ trồng (Tạ Thị Cúc, 2003).

6


1.1.4.4. Đất và chất dinh dưỡng
Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất
vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt
và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ. Cà chua trồng tốt nhất sau vụ bắp cải hay
dưa leo, những loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và đạm. Cà chua thích hợp cho
trên đất có pH = 5,5 - 7,0. Đất chua hơn phải bón thêm vôi (Tạ Thị Cúc, 2003).
1.1.5. Quá trình chín của quả cà chua
Tùy đặc trưng giống và điều kiện thời tiết, quả cà chua chín ở độ tuổi 30-35
ngày. Trong quá trình chín cà chua phải qua các thời kỳ sau đây:
- Thời kỳ quả xanh: quả và hạt phát triển chưa hoàn chỉnh. Màu quả xanh
hoàn toàn. Nếu thu hái quả ở thời kỳ này và thông qua các phương pháp thúc
chín thì quả chín không bình thường, quả không có hương vị, không có màu sắc
đặc trưng của giống nên không thích hợp cho việc thu hái và bảo quản.
- Thời kỳ chín xanh: chất keo bao quanh hạt được hình thành. Quả phát
triển đầy đủ về kích thước, quả chưa có màu hồng hoặc màu vàng. Nếu đem thúc
chín thì quả sẽ thể hiện màu sắc của giống.
- Thời kỳ chín vàng: Đỉnh quả xuất hiện màu vàng hoặc màu hồng với diện
tích bề mặt chiếm khoảng 10%.
- Thời kỳ chuyển màu: Diện tích bề mặt từ 10 – 30% có màu vàng hoặc đỏ

- Thời kỳ chín hồng: 30-60% diện tích bề mặt quả có màu hồng nhạt hoặc
màu vàng. Quả đạt độ chín cao nên đã trải qua các giai đoạn sinh lý quan trọng
nên rất khó đánh giá hiệu quả của bảo quản thông qua các chỉ tiêu có liên quan
tới các quá trình sinh lý như hô hấp, biến đổi màu sắc...
- Thời kỳ quả hồng hoặc đỏ: 60-90% diện tích bề mặt quả có màu vàng
hoặc đỏ.
- Thời kỳ quả chín đỏ: trên 90% diện tích bề mặt có màu đỏ.
Trên đây là những thời kỳ quan trọng của quá trình chín. Từ khi chín xanh
đến chín tổng hợp khoảng 10 – 12 ngày.

7


1.2. Giới thiệu về cà chua Savior
Ở Việt Nam, cà chua được trồng phổ biến khắp cả nước, và diện tích ngày
càng được tăng lên. Tuy nhiên tập trung chủ yếu vẫn là các tỉnh miền núi phía
Bắc, và đồng bằng Sông Hồng. Giống cà chua được trồng phổ biến ở đây là các
giống F1 nhập nội như: Red Crom 250, TN52, F1 607, hay các giống lai tạo như
HP5, XH2, MV…Và thời vụ chính cho năng suất cao nhất vẫn là vụ thu đông
(tháng 9 - tháng 12). Còn đối với vụ xuân hè (tháng 3- tháng 7) thì cho năng suất
thấp, và đòi hỏi chọn giống chịu nóng tốt.
Cà chua Savior được các nhà khoa học của Công ty Sygenta Đài Loan
nghiên cứu tạo ra. Đây là giống được biến đổi bằng cách sử dụng kỹ thuật di
truyền, tạo ra giống khả có năng kháng sâu hại và thích nghi với môi trường cao,
đây được coi là giống chịu nhiệt tốt nhất hiện nay [30]. Savior được nhập vào
Việt Nam năm 2005 và được trồng thử nghiệm ở tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc đã
cho năng cao và khả năng chống bệnh vàng xoăn lá hiệu quả. Quả có dạng tròn
dẹt, khi chín quả cứng đặc thịt, nếu để chín tại ruộng quả ít bị dập nát và rất được
thị trường ưa chuộng (Bản tin ứng dụng khoa học, 2007).
Năm 2007, Trung tâm kỹ thuật rau quả tỉnh An Giang đã trồng thử

nghiệm thành công 4 giống cà chua nhập nội có năng suất và chất lượng cao
TN5F1 của Hàn Quốc, giống Perfect 89F1 của Thái Lan, giống VL2004 ( Mỹ),
và giống Savior ( Đài Loan). Kết quả cho thấy giống cà chua Savior cho năng
suất ổn định 31.3 tấn/ ha, cao hơn TN5F1 và VL2004 (Bản tin ứng dụng khoa
học, 2007).
Năm 2010 phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tĩnh Vĩnh Tường –
tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và ứng dụng thành công mô hình trồng cà chua
ghép trái vụ. Ba giống cà chua Savior, Emural và TN267 được ghép trên gốc cà
tím EG203 kết quả nghiên cứu cho thấy giống cà chua ghép Savior đạt năng suất
cao nhất, gần 700 tạ/ha, giá trị sản xuất 1 ha đạt trên 500 triệu đồng. Cà chua
Emural năng suất đạt 472 tạ/ha, giá trị sản xuất 1 ha đạt 350 triêụ đồng. Cà chua
TN267 năng suất đạt 300 tạ/ha, giá trị sản xuất đạt 230 triêụ đồng. Bên cạnh đó,
các giống cà chua ghép còn có khả năng kháng bệnh tốt hơn, nhất là hai bệnh

8


xoăn lá và héo rũ. Mô hình này đến nay vẫn đang được áp dụng ở một số tỉnh có
diện tích trồng lớn như: Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang…và cho hiệu quả về
kinh tế và chất lượng cao (Bản tin khoa học, 2015).
Hiện nay cà chua Savior đã được trồng và tiêu thụ phổ biến ở các vùng
miền trên cả nước. Trồng và thu hoạch quanh năm giúp nâng cao hiệu quả kinh tế
cho người nông dân, tạo ra sản lượng ổn định để đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng và nền công nghiệp chế biến thực phẩm.
1.3. Giới thiệu về mô hình toán
Mô hình toán học là một mô hình trừu tượng sử dụng ngôn ngữ toán để
mô tả về một hệ thống. Mô hình toán được sử dụng nhiều trong các ngành khoa
học tự nhiên như vật lý, kĩ thuật điện tử, sinh học và khoa học xã hội như kinh tế,
xã hội học, khoa học chính trị.
1.3.1 . Phân loại mô hình toán

Có nhiều loại mô hình toán học nhưng có thể phân loại theo các cách sau:
Tuyến tính và phi tuyến tính:
1. Xác định và xác suất (ngẫu nhiên):
2. Tĩnh và động: Mô hình tĩnh không xét đến yếu tố thời gian, trong khi mô
hình động có xét đến. Vì thế, mô hình động thường dùng phương trình vi phân để
biểu diễn.
3. Các tham số tập trung và các tham số phân bố: Nếu mô hình mà đồng
nhất (trạng thái ổn định trên toàn hệ thống) thì các tham số là tập trung. Nếu mô
hình là không đồng nhất (trạng thái thay đổi bên trong hệ thống) thì nó là tham số
phân bố. Các tham số phân bố thường được biểu diễn bởi phương trình vi phân
riêng phần.
1.3.2. Ứng dụng mô hình toán trong công nghệ thực phẩm:
Trên thế giới mô hình toán trong công nghệ thực phẩm cũng đã được ứng
dụng lâu đời, và rộng rãi, một số mô hình như:
“Mô hình hóa quá trình tái tạo hương thơm sau thời gian dài bảo quản quả
táo ở môi trường khí quyển điều chỉnh” của nhóm cộng sự Hertog, Maarten,
Saevels, Stijn, Lammertyn, Jeroen, Nicolai, Bart M. – Phòng thí nghiệm cộng nghệ

9


sau thu hoạch của Katholieke Universiteit Leuven, W. de Croylaan 42, 3001
Heverlee, Bỉ. Mô hình được đề xuất bao gồm ba phản ứng liên tiếp mô tả về thay
đổi bề mặt, thông qua một hợp chất trung gian isdegraded thành một hợp chất thơm
mà sau đó bốc hơi từ trái cây vào không khí xung quanh (Hertog et al., 2004).
Mô hình được xây dựng trên 2 công thức toán. Các giả định cơ bản của
cách tiếp cận mô hình là các chất bay hơi hương thơm (Æ) kết quả từ một số
lipid và acid amin từ con đường phân hủy, trong đó tối đa sản xuất hương thơm
được giới hạn bởi kích thước hạn chế của các hợp chất có sẵn của các chất nền.
Mô hình đề xuất bao gồm ba phản ứng liên tiếp mô tả chất nền (S), thông qua

một hợp chất trung gian (I) được phân hủy thành một hợp chất thơm Æprod và sau
đó bốc hơi từ trái cây vào không khí xung quanh Æair
(Eq.1)
Mô hình 2 mô tả tổng thể quả trình lữu trữ ULO, CA, RA với giả định các
hằng số phụ thuộc vào biến đổi khí quyển MA

(Eq.2)
Sau đó các thông số được ước tính bằng phần mền tối ưu hóa MatLab
(MatLab v. 6.5, 2002, The MathWorks, Inc., Natick, MA, USA). Và cho ra các
thông số kết quả của mô hình.
Tiếp đến có “Mô hình hóa enzim làm mền táo trong mối tương quan từ giống
cây trồng, hệ thống phát triển, chọn ngày và mùa” của nhóm cộng sự Erika Ro'th,
Maarten L.A.T.M. Hertog, Etelka Kova'cs & Bart Nicola. Phòng thí nghiệm cộng
nghệ sau thu hoạch của Katholieke Universiteit Leuven, Leuven, Bỉ và Viện nghiên
cứu thực phẩm trung ương Budapest, Hungary (Erika et al., 2006).

10


Mô hình này thí nghiệm trên 4 giống táo Idared, Liberty, Pilot và Pinova,
nghiên cứu để so sánh tác động của giống cây trồng, hệ thống phát triển và ngày
mùa thu hái. Các hoạt động

của

các enzim ofb-galactosidase (b-Gal) và

polygalacturonaza (PG) tồn tại trọng tế bào quả táo đã được phân tích trong quá
trình thu hoạch và bảo quản. Mô hình được xây dựng trên 5 công thức toán thể
hiện sự biến đổi của các enzim ở bốn giống cà chua trong quá trình phát triển và

bảo quản:

Ngoài ra cũng còn có nhiều mô hình toán như “Mô hình biến đổi màu của
quả cà chua trong quá trình bảo quản sau thu hoạch” của L.M.M. Tijskens, R.G.
Evelo.1994. Hà Lan. Hay “Mô hình toán đánh giá sự trưởng thành sau thu hoạch
của quả xuân đào” của nhóm cộng sự L.M.M. Tijskens, P. Eccher Zerbinic, R.E.
Schouten, M. Vanoli, S. Jacob, M. Grassic, R.Cubeddud, L. Spinellid, A.
Torricellid '. 2007.Italy…

11


1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về xây dựng mô hình toán
học để xác định độ tuổi sinh học của quả.
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cà chua là loại rau ăn quả được dùng phổ biến ở khắp thế giới, với năng
suất và sản lượng ngày càng tăng, nên rất được các nhà khoa học quan tâm và
nghiên cứu. Đến thời điểm hiên tại, chỉ có rất ít nhóm nghiên cứu về xác định
thời điểm thu hái tối ưu cho cà chua. Nhóm nghiên cứu Perry và cộng sự., 1997
và Machado và cộng sự., 2004, cả 2 nhóm đều đã sử dụng kỹ thuật tích tụ nhiệt
để dự đoán thời điểm thu hái tối ưu. Kỹ thuật này tuy đơn giản và rẻ nhưng lại
yêu cầu thời gian dài để thu thập các số liệu thủy văn, thời tiết và vật hậu.
Năm 1993 một nghiên cứu của Tijskens và Evelo về mô hình hóa màu sắc
của cà chua trong quá trình bảo quản sau thu hoạch. Thí nghiệm tiến hành trên
giống cà chua Momotoro của Nhật Bản (1990), cà chua được phân thành bốn lớp
màu từ xanh lá cây đến chín hồng, sau đó cà chua của từng loại màu được đặt
trong những hộp kín riêng biệt sau đó được lưu trữ trong môi trường nhiệt độ
được kiểm soát. Mỗi ngày, hai loại trái cây đã được gỡ bỏ từ mỗi hộp cho các
phép đo màu sắc. Màu sắc trái cây được đo bằng một colourmeter Nippon
Denshoku tại ba điểm (mm đường kính 6) cách đều nhau tại đường xích đạo của

quả cà chua. Kết quả cho rằng sự thay đổi màu sắc trong quá trình chín quả cà
chua dưới nhiệt độ không đổi có thể được mô tả bằng một công thức toán học gọi
là Hunter b / a tỷ lệ và Hunter là một chỉ số giá trị đơn giản nhưng đánh giá hiệu
quả sự phát triển bình thường của màu sắc. Công thức này được sử dụng như một
mô hình toán để áp dụng xác định tuổi sinh học cho quả. Ứng dụng của nó phần
lớn là độc lập về giống hoặc nước xuất xứ, nó được thử nghiệm trên Nhật Bản
(nghiên cứu này), Mỹ (Shewfelt và cộng sự năm 1988,;.. Thai và cộng sự, 1990)
và châu Âu (Hobson và cộng sự, 1983; Stork, 1984).
Năm 2001 một nghiên cứu của F. Hahn về dự đoán quang phổ cho quả cà
chua chưa chín. Thí nghiệm được tiến hành bằng việc đo 300 quả cà chua ở độ
tuổi trưởng thành với các độ chín khác nhau, được lưu trữ trong điều kiện nhiệt
độ 20 °C trong 10 ngày. Đo màu cà chua đã được thực hiện hàng ngày với máy

12


đo màu CR 330 (Minolta Konica, Nhật), được hiệu chỉnh với các chỉ tiêu đo màu
L*, a*, b*, hiệu chuẩnvới các tiêu chuẩn màu đen và trắng. Nghiên cứu đã cho
những kết quả đánh giá về sự phát triển màu sắc của quả cà chua, đồng thời
thông qua các thông số kỹ thuật có thể phát hiện quả cà chua chưa chín và cho đi
vào dòng phân loại (Hahn, F., 2002).
Năm 2011, một nhóm các nhà khoa học của Bỉ (Van de Poel et al., 2012)
đã nghiên cứu thành công mô hình có khả năng phân loại cà chua theo độ già
sinh lý của cà chua. Thí nghiệm được tiến hành trên 60 quả cà chua giống
Bonaparte trong quá trình phát triển và chín. Nghiên cứ đã đưa ra 14 độ tuổi khác
nhau từ khi quả bắt đầu phát triển, sinh trưởng, chín và giai đoạn sau thu hoạch
như sau: trái nhỏ; trái cây có kích thước trung bình; quả xanh chưa trưởng thành;
quả có màu xanh lá cây trưởng thành; quả bắt đầu giai đoạn chín; quả có màu
cam ánh sáng; quả màu da cam; quả màu đỏ; quả chín đỏ; quả chín đỏ sau 3 ngày
lưu trữ, quả chín đỏ sau 6 ngày lưu trữ; quả chín đỏ sau 9 ngày lưu trữ; quả chín

đỏ sau 12 ngày lưu trữ. Lưu trữ ở điều kiện 18°C và độ ẩm là 80%.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, các đề tài nghiên cứu về cà chua
thường tập trung vào vấn đề chọn giống, trồng trọt hay vấn đề bảo quản, chế biến
một số sản phẩm từ cà chua. Hiện chưa có nghiên cứu nào về xác định độ tuổi
sinh học cho quả cà chua mà mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của người trồng. Xuất
phát từ thực tế này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đưa ra được mô hình
toán học để xác định tuổi sinh học cho giống cà chua Savior vụ thu đông, một
giống cà chua rất có tiềm năng phát triển ở nước ta, nhằm năng cao giá trị chất
lượng, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất và tiêu dùng cũng như tránh được những tổn
thất, thiệt hại sau thu hoạch.

13


Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Là giống cà chua Savior trồng vụ thu đông 2014.
2.1.2. Địa điểm thực hiện đề tài
Địa điểm thực hiện đề tài: Viện nghiên cứu Rau quả- Trâu Quỳ- Gia Lâm
2.1.3. Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 10 năm 2015
2.1.4. Thiết bị
Thước kẹp điện tử Pamme (Mitutoyo Corporation, Nhật Bản)
Máy đo màu Minolta CM2500d (Konica Minolta, Tokyo, Nhật Bản)
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Thiết lập mô hình toán học để xác định độ tuổi sinh học của quả giống

cà chua Savior trồng ở nhà lưới vụ thu đông.
2.2.2. Thiết lập mô hình toán học để xác định độ tuổi sinh học của quả giống
cà chua Savior trồng ở ngoài đồng ruộng vụ thu đông.
2.2.3. Kiểm định mô hình toán học dự đoán tuổi sinh học cho quả cà chua
Savior
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành song song trên hai điều kiện trồng cà chua:
Điều kiện 1: Cà chua trồng ở nhà lưới.
Điều kiện 2: Cà chua trồng ở ngoài đồng ruộng.
Từ 600 cây cà chua trồng trong nhà lưới và ngoài đồng, chúng tôi tiến hành
đeo biển cho 800 hoa cà chua ở mỗi điều kiện và chia làm 3 đợt. Sau đó chọn 340 quả
ở điều kiện nhà lưới và 360 quả ở điều kiện ngoài đồng để theo dõi sự phát triển khối
lượng và màu sắc ở trên cây. Kế hoạch được thực hiện như bảng 3.1.

14


Bảng 2.1. Kế hoạch thực hiện đo mẫu quả trên cây
NHÀ LƯỚI
Số lượng quả

Ngày bắt đầu theo

Ngày kết thức theo

theo dõi

dõi


dõi

Đợt 1

100

15/11/2014

22/1/2015

Đợt 2

160

20/11/2014

23/1/2015

Đợt 3

80

23/11/2014

26/1/2015

Đợt đeo hoa

NGOÀI ĐỒNG
Đợt 1


90

14/11/2014

19/1/2015

Đợt 2

200

19/11/2014

24/1/2015

Đợt 3

70

28/11/2014

02/2/2015

Sau 10 ngày kể từ khi ra hoa, sự tăng trưởng về khối lượng và biến đổi
màu sắc của quả được theo dõi định kỳ 3 ngày/ lần trong giai đoạn phát triển của quả.
Sau đó, quả được theo dõi định kỳ 2 ngày/lần khi chuyển sang giai đoạn chín.
Khi đeo biển cho hoa ta chú ý các điểm sau: đối với cây, loại bỏ các cây
đầu tiên và cuối cùng mỗi luống và hai luống ngoài cùng bên phải và bên trái.
Đối với hoa, loại bỏ các chùm hoa trên ngọn và dưới cùng. Trong mỗi chùm
được đeo loại bỏ bông hoa ở ngọn.

2.3.2. Mô hình toán học để xác định tuổi sinh học của quả giống cà chua
Savior trồng trong nhà lưới vụ thu đông
Quá trình phát triển và chín của quả cà chua Savior được đặc trưng bởi sự
mô tả kết hợp của hai chỉ tiêu khối lượng và màu sắc tương ứng. Trong quá trình
phát triển, khối lượng của quả cà chua tăng dần cho đến khi đạt giá trị tối đa. Khi
quả gần đạt được khối lượng tối đa sẽ bắt đầu quá trình chín, phản ánh bởi sự
thay đổi màu sắc từ màu xanh lá cây đến màu đỏ đặc trưng của giống cà chua.
Bởi việc sử dụng dữ liệu về sự thay đổi màu sắc và đường kính trong quá trình
phát triển và chín mà mô hình toán học mô tả sự gia tăng khối lượng cùng với sự

15


×