Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hội Thảo Quốc Tế Việt Nam Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.23 KB, 58 trang )



ICVS 2016

HỘI THẢO QUỐC TẾ

VIỆT NAM HỌC
LẦN THỨ 5
“PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI TOÀN CẦU”

BÁO CÁO TÓM TẮT

Hà Nội, ngày 15-16/12/2016



ICVS 2016 | NỘI DUNG CHÍNH | 5

NỘI DUNG CHÍNH
Thư chào mừng của Ban Tổ chức..........................................................................................6
Thông tin về Hội thảo.............................................................................................................7
- Giới thiệu chung............................................................................................................7
- Đơn vị Tổ chức.............................................................................................................7
- Ban Chỉ đạo...................................................................................................................8
- Ban Cố vấn....................................................................................................................8
- Ban Chuyên môn và các tiểu ban chuyên môn.............................................................8
- Ban Chương trình và xuất bản....................................................................................11
Mục lục.................................................................................................................................12
Nội dung các tóm tắt............................................................................................................60



6 | ICVS 2016

Thư chào mừng của Ban Tổ chức
Ban Tổ chức xin được hân hạnh chào đón Quý vị đến tham dự Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5.
Hội thảo quốc tế về Việt Nam được thực hiện bốn năm một lần theo các chủ đề khác nhau - đã trở thành một
diễn đàn học thuật lớn và có uy tín trong nước và quốc tế. Hội thảo đã thiết lập được một diễn đàn lớn dành các
nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam đến từ khắp nơi trên thế giới. Hội thảo cũng đã trở thành nơi gặp gỡ,
chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong các lĩnh vực như văn hóa, lịch sử, kinh tế,
chính trị, xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường.
Với chủ đề "Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu", mục tiêu của Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về
Việt Nam học là thiết lập một diễn đàn học thuật quốc tế để thảo luận và đề xuất các giải pháp cụ thể cho các
vấn đề đương đại mà Việt Nam đang phải đối mặt trong bối cảnh biến đổi toàn cầu. Bên cạnh đó, hội nghị
cũng hướng đến việc xúc tiến và hình thành một mạng lưới các nhà nghiên cứu về Việt Nam trên quy mô toàn
cầu.
Hội thảo lần này do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, trên cơ sở phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
Bộ Công thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; và Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhân dịp này, Ban Tổ chức
được trân trọng cảm ơn Quý vị vì sự hợp tác quý báu.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn các nhà khoa học quốc tế và nhà khoa học Việt Nam, đặc biệt là 25 diễn giả có
báo cáo chính, đã nhận lời mời của chúng tôi trình bày nghiên cứu về Việt Nam và Việt Nam học tại Hội thảo.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các học giả quan tâm gửi bài và đăng ký tham dự Hội thảo, đặc biệt là
các các đại biểu trực tiếp tham dự Hội thảo với vai trò là diễn giả, chủ tọa các tiểu ban, và tham gia thảo luận
tại Hội thảo.
Hội nghị sẽ không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của rất nhiều cá nhân và tập thể đã cùng sát cánh với
Ban Tổ chức trong việc lên kế hoạch và tổ chức xây dựng chương trình và sắp xếp công tác hậu cần cho Hội
thảo. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn Hội đồng Tư vấn Quốc tế đã tư vấn Ban Tổ chức trong việc xây dựng và
hoàn thiện chương trình của Hội thảo. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các tiểu ban chuyên môn đã rà soát kỹ lưỡng
nội dung và chất lượng các bài viết. Xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các thành viên Ban Tổ chức Hội

thảo, những người đã làm việc hết sức nỗ lực trong việc triển khai chương trình và các hoạt động liên quan tại
Hội thảo.
Xin cảm ơn các nhà tài trợ, các tình nguyện viên đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi vì sự thành công chung của Hội
thảo.
Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn Giáo sư Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Phó Giáo sư
Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn đồng hành, hỗ trợ, khuyến khích chúng tôi
trong suốt quá trình tổ chức Hội thảo.
Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, tôi xin chúc Hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp. Tôi hy vọng Hội thảo
sẽ đem đến cho Quý vị những cơ hội, hoạt động học thuật quý báu và hữu ích để thúc đẩy nghiên cứu và hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực Việt Nam học. Kính chúc Quý vị có có khoảng thời gian thú vị và thưởng thức vẻ
đẹp kiến trúc, văn hóa, tự nhiên trong thời gian ghé thăm Thủ đô Hà Nội của chúng tôi.
Trưởng ban Tổ chức Hội thảo
Nguyễn Hữu Đức


ICVS 2016 | THÔNG TIN VỀ HỘI THẢO | 7

Thông tin về Hội thảo
Giới thiệu chung
Mục đích
Tạo ra diễn đàn học thuật thảo luận và đề xuất giải pháp góp phần giải quyết các vấn đề đương đại của Việt
Nam.
Đẩy mạnh sự phát triển mạng lưới Việt Nam học toàn cầu, quy tụ đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam
thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tiến tới hình thành một tổ chức quốc tế về Việt Nam học.
Chủ đề
Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu
Đơn vị tổ chức: Đại học Quốc gia Hà Nội
Các đơn vị phối hợp tổ chức: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam; Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và
Truyền thông.
Nội dung chuyên môn
Tiểu ban 1: Ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế
 Việt Nam và các nước trong trật tự khu vực
 Việt Nam trong cộng đồng ASEAN
 Việt Nam và vấn đề chủ quyền ở Biển Đông
 Ngoại giao văn hóa
 Việt Nam và các tổ chức, diễn đàn quốc tế
 Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
 Việt Nam và hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Tiểu ban 2: Nguồn lực văn hóa
 Thực trạng đời sống văn hóa Việt Nam
 Cấu trúc, dạng thức và phương thức phát huy nguồn lực văn hóa
 Giao lưu và tiếp biến văn hóa
 Sự phát triển của hệ giá trị Việt Nam
 Công nghiệp văn hoá Việt Nam
 Nhân cách, lối sống người Việt và các xu hướng phát triển.
Tiểu ban 3: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
 Chính sách và nguồn lực giáo dục
 Hệ thống giáo dục quốc dân
 Khung trình độ quốc gia và năng lực hội nhập của nguồn nhân lực
 Giáo dục sáng tạo và khởi nghiệp
 Công nghệ cho giáo dục tích hợp
 Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
 Xây dựng xã hội học tập.
Tiểu ban 4: Chuyển giao tri thức và công nghệ
 Chính sách và nguồn lực phát triển thị trường khoa học và công nghệ
 Công nghệ chiến lược của Việt Nam
 Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia

 Hệ sinh thái khởi nghiệp.
Tiểu ban 5: Kinh tế và sinh kế
 Kinh tế vĩ mô Việt Nam
 Kinh tế ngành và lĩnh vực ở Việt Nam
 Doanh nghiệp Việt Nam


8 | ICVS 2016 | THÔNG TIN VỀ HỘI THẢO

 Lao động và việc làm ở Việt Nam
 Thu nhập và công bằng xã hội
 Môi trường, di dân, đô thị hóa, kinh tế xanh và kinh tế bao trùm.
Tiểu ban 6: Biến đổi khí hậu
 Hiện trạng, xu thế, tác động, tổn thương và cơ hội
 Đánh giá, dự báo khả năng và giải pháp thích ứng, chống chịu; kinh tế và các mô hình sinh kế thích
ứng
 Đánh giá và dự báo phát thải khí nhà kính, các giải pháp, mô hình và kinh tế giảm nhẹ biến đổi khí
hậu
 Ứng phó biến đổi khí hậu và mô hình phát triển bền vững
Ban chỉ đạo
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Ông Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐHQGHN
Ông Phạm Công Tạc – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Ông Huỳnh Thành Đạt – Phó Giám đốc ĐHQGTpHồ Chí Minh
Ông Nguyễn Quang Thuấn – Phó Chủ tịch Viện HLKHXH Việt Nam
Ông Phan Văn Kiệm, Phó Chủ tịch Viện HLKHCN Việt Nam
Ông Vũ Minh Giang – Chuyên gia cao cấp, ĐHQGHN
Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN

Ban tư vấn quốc tế
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

GS. Paul Chan – Đại học HELP, Malaysia
GS. Vũ Minh Giang – ĐHQGHN, Việt Nam
GS. Jeffrey Gross – Arizona State University, Hoa Kỳ
GS. Nguyễn Đức Khương, IPAG Business School, Pháp
GS. Phan Huy Lê – Hội khoa học Lịch sử Việt Nam
GS. Furuta Motoo – Trường Đại học Việt Nhật, Nhật Bản
GS. Charles C. Nguyen – The Catholic University of America, Hoa Kỳ
GS. Lưu Trần Tiêu – Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, Việt Nam
GS. Trần Văn Thọ – Đại học Waseda, Nhật Bản

Ban chuyên môn và các tiểu ban chuyên môn

Ban chuyên môn
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

GS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN, Trưởng ban
PGS. Trần Thị An – Viện HLKHXHVN, Phó trưởng ban
PGS. Vũ Văn Tích – ĐHQGHN, Phó trưởng ban
GS. Phạm Hồng Tung – ĐHQGHN, Phó trưởng ban
PGS. Phạm Quang Minh – Trưởng tiểu ban chuyên môn 1
GS. Vũ Minh Giang – Trưởng tiểu ban chuyên môn 2
PGS. Lê Kim Long – Trưởng tiểu ban chuyên môn 3
PGS.TS. Phạm Bảo Sơn – Trưởng tiểu ban chuyên môn 4
PGS. Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng tiểu ban chuyên môn 5
GS. Mai Trọng Nhuận – Trưởng tiểu ban chuyên môn 6
TS. Nghiêm Xuân Huy – ĐHQGHN, Ủy viên thư ký

Tiểu ban chuyên môn 1 - Ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế


ICVS 2016 | THÔNG TIN VỀ HỘI THẢO | 9


Ông Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Trưởng ban
Ông Nguyễn Văn Kim, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN - Ủy
viên thường trực
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Bà Nguyễn Thái Yên Hương, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao
Ông Hoàng Khắc Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Ông Bùi Thành Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Ông Nguyễn Duy Dũng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Ông Nguyễn An Hà, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Ông Nguyễn Vũ Tùng, Học viện Ngoại giao
Ông Hoàng Văn Luân, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQGHN, Ủy viên thư ký
Tiểu ban chuyên môn 2 - Nguồn lực văn hóa
Ông Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN, Trưởng ban
Ông Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Uỷ viên
thường trực
Bà Từ Thị Loan, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ông Nguyễn Chí Bền, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ông Lê Hồng Lý, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXHVN
Ông Vũ Văn Quân, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VH&TT&DL
Ông Nguyễn Văn Kim, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
Ông Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học, Viện HLKHXHVN
Ông Phạm Đức Anh, Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQGHN, Trưởng ban thư ký
Bà Nguyễn Thị Phương Anh, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Ủy viên thường
trực ban thư ký
Ông Đỗ Kiên, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Uỷ viên ban thư ký
Ông Đặng Ngọc Hà, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Uỷ viên ban thư ký
Bà Đinh Thị Thùy Hiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Uỷ viên ban thư ký

Bà Trương Thị Bích Hạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Uỷ viên ban thư

Ông Phạm Văn Lợi, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Uỷ viên ban thư ký
Bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Uỷ viên ban
thư ký
Bà Đỗ Thị Thanh Loan, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, ủy viên ban thư ký
Hoàng Thị Hồng Nga, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Uỷ viên ban thư ký
Bà Nguyễn Thị Bình, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Uỷ viên ban thư ký
Tiểu ban chuyên môn 3 - Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
Ông Lê Kim Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Trưởng ban
Ông Nguyễn Văn Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Uỷ viên thường trực
Ông Vũ Xuân Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học dạy nghệ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội
Bà Nguyễn Hoàng Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ông Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Ông Phạm Văn Quân, Vụ phát triển nguồn nhân lực, Bộ Công thương
Bà Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN
Ông Nguyễn Hữu Châu, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN
Ông Trần Công Phong, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Bà Phạm Thị Thanh Hải, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN


10 | ICVS 2016 | THÔNG TIN VỀ HỘI THẢO

Tiểu ban chuyên môn 4 - Chuyển giao tri thức và công nghệ
Ông Phạm Bảo Sơn, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, Trưởng ban
Ông Trần Xuân Tú, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, Uỷ viên thường trực
Ông Lê Quang Thành, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ
Ông Phạm Quốc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển nguồn nhân lực, Bộ Công thương
Ông Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn
Ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và
Truyền thông
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến Điện, Bộ Thông tin và Truyền thông
Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viên Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công thương
Ông Chu Văn Thiện, Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ Xây dựng Nông thôn
mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ông Phan Tuấn Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Ông Trương Vũ Bằng Giang, Phó Trưởng Ban Khoa học Công nghệ, ĐHQGHN
Ông Lê Trọng Hùng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ông Phạm Bảo Sơn, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
Ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử
Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội tin học Việt Nam
Ông Phạm Minh Triển, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, Trưởng ban thư ký
Ông Trần Đức Tân, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN- Ban Thư ký
Ông Phan Xuân Hiếu, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN- Ban Thư ký
Bà Chu Thị Minh, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN Ban thư ký
Tiểu ban chuyên môn 5 - Kinh tế và sinh kế
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Trưởng ban
Bà Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Uỷ viên thường trực
Ông Hà Văn Hội, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Ông Nguyễn Quốc Việt, Khoa Kinh tế phát triển Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam
Ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ông Lê Quốc Hội, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ông Lê Trung Thành, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác phát triển, Trường Đại học Kinh
tế, ĐHQGHN, Trưởng ban thư ký
Bà Nguyễn Thị Vũ Hà, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Phó trưởng ban thư ký
Ông Nguyễn Đức Lâm, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN- Ban Thư ký

Tiểu ban chuyên môn 6 - Biến đổi khí hậu
Ông Mai Trọng Nhuận, Chuyên gia cao cấp, ĐHQGHN, Trưởng ban
Ông Phan Văn Tân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Phó trưởng ban
Ông Hoàng Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN Uỷ viên
thường trực
Ông Trần Hồng Thái, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia
Ông Nguyễn Văn Tuệ, Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ông Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Ông Nguyễn Ngọc Ngoạn, Viện trưởng Viện Địa lý và Nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam
Bà Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ
Tài nguyên và Môi trường


ICVS 2016 | THÔNG TIN VỀ HỘI THẢO | 11

Ông Đỗ Minh Đức, Trưởng phòng Hành chính-Đối ngoại, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội
Ông Hoàng Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN, Trưởng
ban thư ký
Ông Đỗ Minh Đức, Trưởng phòng Hành chính-Đối ngoại, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội,
Phó trưởng ban thư ký
Ông Vũ Thanh Sơn, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN - Ban Thư ký
Bà Lê Thị Thanh Huệ, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN - Ban Thư ký
Ông Phạm Việt Dũng, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN - Ban Thư ký
Bà Nguyễn Thị An Hằng, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN - Ban Thư ký
Ông Võ Thanh Giang, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – ĐHQGHN - Ban Thư ký
Ban Chương trình và Xuất bản
Ông Vũ Văn Tích – Đại học Quốc gia Hà Nội
Ông Nghiêm Xuân Huy – Đại học Quốc gia Hà Nội

Ông Phạm Hồng Tung – Đại học Quốc gia Hà Nội
Bà Trần Thị An – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Ông Trương Vũ Bằng Giang - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ông Trần Việt Dũng - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ông Đinh Trọng Hoàng - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ông Vũ Việt Đức - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ông Nguyễn Đức Phường - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ông Đào Văn Huy - Đại học Quốc gia Hà Nội


12 | ICVS 2016 | MỤC LỤC

MỤC LỤC
Thư chào mừng của Ban Tổ chức..........................................................................................................................6
Thông tin về Hội thảo.............................................................................................................................................7
MỤC LỤC............................................................................................................................................................12
TIỂU BAN 6. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.................................................................................................................145
Tác động của cú sốc sức khỏe đến thu nhập của nông hộ Việt Nam.................................................................146
Biến đổi khí hậu: ảnh hưởng, nhận thức, và lựa chọn thích ứng của nông dân – trường hợp đồng bằng sông
Cửu Long............................................................................................................................................................146
Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống kinh tế xã hội của người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
............................................................................................................................................................................146
Tiếp cận tri thức bản địa và tiếp cận hệ sinh thái để đánh giá thực trạng thích ứng với biển đổi khí hậu trong sử
dụng đất lúa nước dựa vào cộng đồng tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang............................................147
Năng lực thích ứng của cộng đồng đối với Biến đổi khí hậu.............................................................................147
Phân bố mưa lớn Việt Nam theo không gian và thời gian giai đoạn 1961 - 2010.............................................148
Dự báo diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn do tác động của biến đổi khí hậu Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
............................................................................................................................................................................148
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao khả năng nhận thức và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho
người khuyết tật..................................................................................................................................................149

Nghiên cứu, tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền Trung, Việt
Nam....................................................................................................................................................................149
Đánh giá quá trình đô thị hóa và quy hoạch đô thị của thành phố Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu....150
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của lễ hội Ok Om Bok (Trà Vinh) trước tác động biến
đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long..........................................................................................................150
Xây dựng mô hình thích ứng biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam theo các cách tiếp cận.......................150
Ước tính lượng khí thải từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và đề xuất
biện pháp giảm thiểu..........................................................................................................................................151
Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển Việt Nam phát triển bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển
dâng....................................................................................................................................................................151
Japan and Vietnam’s Cooperation for the Promotion of Renewable Energy in the Mekong Delta: Solar Power
and Anaerobic Digestion....................................................................................................................................152
Đất ngập nước đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Trường hợp nghiên cứu ở hồ Tây, Hà Nội..................152
Một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu.........................153
Social Differentiation and Access to Clean Water: A Case Study from Bacninh..............................................153
Applying Dynamical Downscaling Method with a High-Resolution Regional Climate Model for Local Climate
Projection in Greater Hanoi City........................................................................................................................154
Urban Climate Projection In 2050s For Greater Ho Chi Minh City Metropolitan Area....................................154
Thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:100.000....................................................................155


ICVS 2016 | MỤC LỤC | 13

Đô thị sinh thái thông minh trong phát triển đô thị bền vững: các thách thức đặt ra cho thành phố Hồ Chí Minh
trong bối cảnh di cư nông thôn – đô thị hiện nay...............................................................................................155
Climate Change and Environment Protection....................................................................................................156
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước trong khu công nghiệp ở Việt Nam..........................................156
Belowground Carbon Sequestration in Planted Mangroves in Xuan Thuy National Park, Nam Dinh Province,
Vietnam..............................................................................................................................................................157
Nghiên cứu lựa chọn mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại miền Trung Việt Nam và

đề xuất nhân rộng...............................................................................................................................................157
Hiểu các sự kiện lũ lớn ở Việt Nam, 1985-2015 trong bối cảnh biến đổi khí hậu.............................................157
Cơ chế điều chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp................................................................158
Mô hình cấu trúc không gian đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu cho các đô thị vùng ven biển Tây Nam, Việt
Nam....................................................................................................................................................................158
Đánh giá hệ thống bãi biển – đảo ở Quảng Nam bằng phương pháp thang điểm tổng hợp phục vụ quản lý và
phát triển du lịch.................................................................................................................................................158
Association between Climate Change and Male: Female Ratios of Fetal Deaths and Newborn Infants in Hanoi
during the Period of 2005 – 2015.......................................................................................................................159
Các đới đứt gãy hoạt động và tiềm năng khai thác năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại
bồn Uva, Điện Biên Phủ.....................................................................................................................................159
Kịch bản mới sản xuất Diesel sinh học cạnh tranh với Diesel dầu mỏ..............................................................160
Energy, Environment and Ecosystems (3E) Nexus Initiative: Towards Building Sustainable Society in AsiaPacific Region....................................................................................................................................................162
An Integrated Indicator Framework of Sustainability, Prosperity, Liveability and Adaptation to Climate
Change for Urban Areas.....................................................................................................................................162
Lessons Learned from Flood Damage in Kinu River During the Kanto-Tohoku Localized Torrential Downpour
in 2015................................................................................................................................................................163
Tracing Organic Carbon Dynamics in Mangrove Ecosystems Using Stable Isotope Analysis.........................163
Cost Analyses of Coastal Dyke Based on the Socio-Economic Scenarios in Vietnam.....................................164
Ground LiDAR for Assessing Structural Damages and Soil Liquefaction Caused by 2016 Kaohsiung
Earthquake..........................................................................................................................................................164
Characteristics of Soil Grain Size and Critical Erosion Velocity InRed River Bank, Hanoi Area....................165
An Initial Assessment of Tuy Hoa City, Vietnam by Means of Environmental Sustainability Indicators........165
Real-Time Impact Estimation of Large Earthquakes Using USGS ShakeMaps................................................165
Conserving Mangrove Forests for Better Human Resilience, Food Security, and Climate Change Response in
Vietnam..............................................................................................................................................................166
The Adaptive Urban Model in the Urban Metabolism and Climate Change.....................................................167
Modeling Spatial - Temporal Distribution of Total Suspending Solid Concentrations in Day Estuary Water
Using Landsat 8 Imagery....................................................................................................................................167
Sustainable Transport Solutions for Olympic Town in Tokyo Bay 2020..........................................................167

Urban Geotechnics Systemand Environmental GeotechnicsProblems..............................................................168


14 | ICVS 2016 | MỤC LỤC

Coastal Adaptation to Climate Change in Vietnam and Japan: A Socioeconomic Analysis.............................168
Investigation of Sloped Surface Subsidence During Inclined Seam Extraction in a Blocky Rock Mass Using
DDA and Empirical Method..............................................................................................................................170
Research on Super Lightweight EPS Material for Soft Soil Improvement........................................................170
Selection of Natural Materials for Treatment of Wastewater Contaminated with Heavy Metals from Mining
and Mineral Processing in Northern Vietnam....................................................................................................171
Identifying Characteristic Fracture Systems by Using the Borehole Scanning Method at the Left Bank of Ban
Ve Dam - Nghe An Province - Viet Nam...........................................................................................................171
Socio-Economic Condition and Adaptive Capacity of Households in Landslide Prone Area: A Case Study of
Nam Dan, Northern Vietnam.............................................................................................................................172
Carbon Footprint of Vietnam's Small Urban Areas (Case Study of Ha Dong District, Hanoi).........................172
Effect of Bentonite Content on Barrier Performance for Waste Landfill in Vietnam........................................173
Landfill Site Selection Using GIS and AHP: A Case Study of Coastal Communes in Hai Hau District, Nam
Dinh Province.....................................................................................................................................................173
Sustainable Use of Natural Resources in Coastal Communes of Kim Son District, Ninh Binh Province.........173
Modeling Spatial Distribution of Total Suspended Solids Concentration in Ha Long Bay Water During the
First Quarter of 2016 Using Co-Kriging Interpolation and Auxiliary Data from Landsat 8 Imagery...............174
Fixed Bed Column Sorption of Heavy Metals on Modified Iron Mine Drainage Sludge, Bac Kan Province. .175
Web-Based Multi-Criteria Evaluation for Flood Susceptibility Assessment in Quang Binh Province, Vietnam
............................................................................................................................................................................175
Energy Development in the Vietnamese Mekong River Delta: "Green" Or "Grey" Outlook?..........................176
Establishing ESI Maps for Coastal Shoreline in Cat Ba Island, Vietnam..........................................................176
Tu Bong mineral Water Resource (Khach Hoa Province) and Orienting for Sustainable Exploration and Use
............................................................................................................................................................................176
Enhancing Water Flooding Performance for Oil and Gas Sustainable Development in Fractured Basement

Reservoirs- Cased Study Bao Den Oil Field, Viet Nam Continental Shelf.......................................................177
Anthracite AndAbility To Guarantee of National Energy Security...................................................................177
The Potentials of Energy of Bach Long vi Island..............................................................................................178
Transition Towards Renewable Energy: A Review of Biopower Technologywith Some Implications for
Vietnam..............................................................................................................................................................178
Geological Structure of the Cua Dat Reservoir Basement (Thanh Hoa Province), Stable Sustainability on
Hydro-Power and Environment..........................................................................................................................178
Discharge Management of Drilling Muds and Cuttings to Minimize the Impact on the Marine Environment.179
Assessing Impacts of Land Use Change on Water Resources in the La Vi Catchement, Binh Dinh Province.179
Landslide in Vietnam, Measures of Prevention and Mitigation.........................................................................180
Influence of Heating Temperature on Removal of Heavy Metals from Water Solutions by Iron Mine Drainage
Sludge.................................................................................................................................................................180
Towards a Sustainable Aquacultural Development in Lower Mekong Delta: Water Resource Management
Using GIS, Remote Sensing and Modeling........................................................................................................181


ICVS 2016 | MỤC LỤC | 15

Radon Concentration in Rong Cave in Dong Van Karst Plateau Geopark........................................................181
Sources of Sedimentary Organic Carbon in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, Vietnam........................182
Change in Sources of Sedimentary Organic Carbon During Mangrove Restoration in Thanh Hoa Province,
Vietnam..............................................................................................................................................................182
The Impact of Slag Weathering on Heavy Metal Pollution...............................................................................183
Monitoring Agriculture, Forestry and Other Land Uses....................................................................................183
Disentangling Climate History from Human Impact: Novel Approaches from Wetland Records....................184
Towards Specifying Steam Spots Suitable for Power Generation and Promoting Use of Geothermal Resources
............................................................................................................................................................................184
Potentials of phytoremediation of radiogenic Cs-polluted soil and water by aquatic macrophyte Eleocharis
acicularis.............................................................................................................................................................185
Toward Resilient Society under Climate Change..............................................................................................186

Tác động của đập Ba Lai đến môi trường và kinh tế xã hội Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.......................186
Vai trò của báo chí Việt Nam với vấn đề Biến đổi khí hậu................................................................................186


ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT | 145

TIỂU BAN 6. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


146 | ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT

ID: VS6.002P

Tác động của cú sốc sức khỏe đến thu nhập của nông hộ Việt Nam
Hạ Thị Thiều Dao, Trường Đại học Ngân hàng TPHồ Chí Minh, Việt Nam,
Nguyễn Thị Mai, Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II, Việt Nam,
Bài viết phân tích tác động của cú sốc sức khỏe đến thu nhập của nông hộ Việt Nam. Nghiên cứu này dùng
phương pháp định lượng, phân tích 1.167 nông hộ Việt Nam gặp cú sốc sức khỏe, được trích từ 3 bộ dữ liệu
điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình (VARHS) giai đoạn 2010 – 2014 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh
tế Trung ương chủ trì thực hiện. Kết quả hồi quy mô hình cố định (FEM) cho dữ liệu bảng cho thấy mức độ tổn
thương của các hộ khác nhau theo các mức thu nhập và đặc tính của hộ. Ngoài ra, sự chuẩn bị của hộ để giảm
thiểu tác động của cú sốc này tác động tích cực đến khả năng phục hồi của hộ. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một
số gợi ý chính sách để giảm thiểu tác động của cú sốc sức khỏe và nâng cao khả năng phục hồi của hộ.
ID: VS6.003P

Biến đổi khí hậu: ảnh hưởng, nhận thức, và lựa chọn thích ứng của
nông dân – trường hợp đồng bằng sông Cửu Long
Ngô Quang Thành, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), Việt Nam,
;
Bài viết này nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhận thức và lựa chọn thích ứng thông

qua mẫu gồm 330 hộ nông dânở Đồng bằng Sông Cửu Long.Kết quả hồi quy cho thấy BĐKH ảnh hưởng
chung đến sản xuất lúa, đặc biệt là các biểu hiện cụ thể của BĐKH như bão, ngập lụt, ngập mặn, và nắng nóng.
Bên cạnh đó, mức độ trầm trọng của BĐKH (cụ thể: nắng nóng và sâu bệnh) cũng ảnh hưởng tiêu cực đến
năng suất lúa.Kết quả hồi quy cũng cho thấy BĐKH ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập nông nghiệp, đặc biệt là
bão. Mức độ nghiêm trọng của bão cũng được thấy có ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập từ thủy sản, trong khi
mức độ trầm trọng của sâu bệnh và nắng nóng được tìm thấy có ảnh hưởng đến thu nhập từ trồng trọt, và thu
nhập từ thủy sản một cách tương ứng. Kết quả hồi quy còn chỉ ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức
BĐKH như đặc điểm của chủ hộ (tuổi, giới tính, nghề nghiệp), đặc điểm hộ (tiếp cận tín dụng chính thức, máy
móc sản xuất, tỷ lệ nữ, nguồn thu nhập của hộ), đặc điểm đất canh tác.Mô hình hồi quy xác định các yếu tố
quyết định đến lựa chọn các biện pháp thích ứng cho thấy chủ hộ là nam, trình độ học vấn của chủ hộ, tình
trạng hôn nhân của chủ hộ, tài sản sản xuất, quy mô đất đai, tiếp cận tín dụng, tiếp cận thị trường, nhiệt độ và
lượng mưa có tác động đáng kể đến sự lựa chọn thích ứng. Kết quả hồi quy cũng cho thấy những kinh nghiệm
quá khứ về khí hậu là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến các lựa chọn thích ứng. Nghiên cứu đề xuất một
số hàm ý chính sách để gia tăng mức độ nhận thức và khả năng ứng phó BĐKH của hộ nông dân.
ID: VS6.006P

Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống kinh tế xã hội của
người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Nguyễn Thị Hồng Xoan, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam,
Là một đất nước ứng chịu nhiều thiệt hại do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực ứng phó thiết thực.
Cụ thể vào tháng 12 năm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu được phê chuẩn. Đây là
động thái quan trọng của nhà nước, cùng với sự tài trợ quốc tế nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khi hậu ở
Việt Nam. Ngoài ra, nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu vẫn còn rất hạn chế và một chiều, chủ yếu


ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT | 147

tập trung vào tác động tiêu cực nhưng không phù hợp với phong cách sống, mô hình sản xuất và tiêu thụ với
định hướng các-bon thấp và tăng trưởng xanh. Những thách thức này thúc giục Việt Nam phải có những nỗ lực
lớn hơn trong các chính sách và biện pháp của mình để nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi

khí hậu đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước và tình
trạng quốc gia trên trường quốc tế công cộng. Sử dụng kết quả của cuộc nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí
hậu đến đời sống kinh tế xã hội của người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và những ứng phó của
người dân và chính quyền địa phuơng (địa bàn nghiên cứu tỉnh An Giang, Việt Nam)” do Khoa Xã hội học,
trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG Hồ Chí Minh thực hiện vào năm 2015 với 600 hộ gia đình, sử dụng phương
pháp kết hợp định lượng và định tính, bài viết này tập trung phân tích tác động xã hội và khả năng ứng phó với
biến đổi khí hậu của người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như sự đáp ứng về mặt chính sách để
từ đó có những kiến nghị cho các cơ quan ban ngành liên quan.
ID: VS6.008P

Tiếp cận tri thức bản địa và tiếp cận hệ sinh thái để đánh giá thực
trạng thích ứng với biển đổi khí hậu trong sử dụng đất lúa nước
dựa vào cộng đồng tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
Hà Văn Định, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam,
Lê Diên Dực, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam
Hoàng Văn Thắng, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam
Thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của toàn xã hội và của cộng đồng, trong sử dụng đất lúa nước có 5
cộng đồng liên quan chính là: Cộng đồng các nhà ra quyết định, cộng đồng các nhà khoa học, cộng đồng
những người sản xuất, cộng đồng các nhà doanh nghiệp và cộng đồng các nhà công nghiệp. Tại chiến lược
Quốc gia về biến đổi khí hậu (Thủ tướng Chính phủ 2011, 12) đã nêu rõ “Tăng cường năng lực và sự tham gia
của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh sử dụng kiến thức bản địa trong
ứng phó với biến đổi khí hậu”. Cách tiếp cận tri thức bản địa và tiếp cận hệ sinh thái được nhóm nghiên cứu sử
dụng để đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, bất cập hạn chế của thích ứng với biến đổi khí hậu trong
sử dụng đất lúa nước dựa vào năng lực của các cộng đồng liên quan trên địa bàn huyện Gò Công Đông, tỉnh
Tiền Giang.
ID: VS6.009P

Năng lực thích ứng của cộng đồng đối với Biến đổi khí hậu
Mạc Thị Huyền, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam,
Nguyễn Tuấn Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam,

Phạm Thu Thủy, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam,
Bài viết này bàn về năng lực thích ứng của cộng đồng đối với biến đổi khí hậu qua một nghiên cứu cụ thể tại
xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Bài viết sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
được sử dụng để thực hiện nghiên cứu tại hiện trường. Dựa trên những dữ liệu thu thập được tại địa bàn nghiên
cứu, bài viết trình bày ba phát hiện chính. Thứ nhất, các hiện tượng thời tiết cực đoan có những tác động tiêu
cực lên nhiều mặt khác nhau của đời sống cộng đồng cư dân xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn, nhất là
đối với sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, ở mức độ nhất định, cộng đồng cư dân ở đây đã
vận dụng kết hợp các nguồn vốn như: vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn con người, vốn xã hội để
tạo nên năng lực thích ứng đối với biến đổi khí hậu. Thứ ba, mặc dù cộng đồng cư dân xã Phúc Lộc, huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Cạn đã vận dụng được các loại vốn khác nhau, nhưng điểm đáng lưu ý là: những loại vốn này chủ
yếu chỉ giới hạn trong phạm vi của cộng đồng nên khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng chưa


148 | ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT

cao. Điều này đặt ra những vấn đề cụ thể đối với việc mở rộng các loại vốn vượt ra ngoài phạm vi của cộng
đồng để cộng đồng thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
ID: VS6.011P

Phân bố mưa lớn Việt Nam theo không gian và thời gian giai đoạn
1961 - 2010
Thái Thị Thanh Minh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt Nam,
Nguyễn Thị Hằng, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Việt Nam,

Mưa lớn là một trong những hiện tượng thời tiết nguy hiểm có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế - xã
hội và đời sống con người. Hiện tượng mưa lớn được xem như một trong những hiện tượng khí hậu cực đoan,
có nghĩa xác suất xuất hiện nhỏ và có tác động xấu đến sản xuất và đời sống nói chung. Bài báo này trình bày
kết quả đánh giá xu thế biến đổi hiện tượng mưa lớn, dựa trên nguồn số liệu quan trắc tại trạm khí tượng bề
mặt, trên 7 vùng khí hậu Việt Nam. Hiện tượng mưa lớn được xác định theo hai ngưỡng: R ≥ 25mm/ngày và R
≥ 50mm/ngày (Phan Văn Tân và cộng sự, 2008). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các ngày đạt tiêu chuẩn mưa

lớn thường tập trung vào thời kỳ mùa mưa. Mùa mưa vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường kéo
dài hơn so với vùng Tây Bắc. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ số ngày mưa lớn giảm và rút
ngắn so với mùa mưa. Vùng khí hậu Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ số ngày mưa lớn đạt 25mm/ngày
tập trung vào tháng 7, riêng Bắc Trung Bộ tập trung vào tháng 10. Các vùng khí hậu phía Nam, số ngày mưa
lớn thường trùng vào thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam. Tuy nhiên, với ngưỡng mưa đạt 50mm/ngày, số
ngày mưa giảm đáng kể, ngoại trừ các tâm mưa lớn như trung tâm mưa Bắc Quang, bắc Lai Châu – Hoàng
Liên Sơn, Tam Đảo, Móng Cái, nam Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế-bắc Tây Nguyên, nam Tây Nguyên, tây nam
Nam Bộ. Xu thế biến đổi ngày mưa lớn trên 25mm/ngày giảm nhẹ giai đoạn 1961-1990 ở miền Bắc và ngược
lại đối với miền Nam. Thời kỳ 1991-2000 số ngày mưa lớn đạt 25mm/ngày đều tăng trên khắp cả nước. Song
giai đoạn 2001-2010, lượng mưa có xu thế giảm ngoại trừ vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Xu thế biến đổi
lượng mưa ngày lớn 50mm/ngày giảm vùng khí hậu phía bắc nhưng tăng lên vùng khí hậu phía nam. Đặc biệt
trong giai đoạn 2001-2010, có sự giảm mạnh ở vùng Tây Nguyên với tốc độ 2,51mm/1 thập kỷ.
ID: VS6.012P

Dự báo diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn do tác động của
biến đổi khí hậu Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Mai Hạnh Nguyên, Viện Nghiên cứu quản lý đất đai, Việt Nam,
Trần Văn Thụy, Đại học Quốc gia, Việt Nam,
Võ Tử Can, Hội Khoa học đất Việt Nam, Việt Nam,
Mai Văn Trịnh, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Việt Nam,
Biến đổi khí hậu với biểu hiện hiện nay và trong tương lai là sự gia tăng nhiệt độ đã, đang và sẽ gây ra nhiều
tác động đến việc sử dụng đất nông nghiệp, trong đó hạn hán là một trong những yếu tố giới hạn quan trọng
nhất và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên 4.437.653 ha,
trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 76%. Hiện nay diện tích đất bị khô hạn của Vùng chiếm một
diện tích đáng kể trong đất nông nghiệp (1.160.306 ha, chiếm 34,21%), dự báo vào năm 2020 là 1.360.745 ha;
năm 2030 là 1.366.519 ha; năm 2050 là 1.489.193 ha. Trong nghiên cứu này, chỉ số khô hạn được tính toán từ
số liệu khí tượng theo các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau (với sự hỗ trợ của phần mềm CROPWAT tính
khả năng bốc thoát hơi tiềm năng) làm cơ sở cho việc dự báo diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn dưới tác
động của biến đổi khí hậu cho vùng Duyên hải Nam trung bộ. Đây là một nghiên cứu thực sự cần thiết, góp
phần đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.



ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT | 149

ID: VS6.013P

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao khả năng nhận thức và
năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho người khuyết tật
Nguyễn Thị Phương Loan, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam,
Lê Trọng Cúc, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
Đào Thị Hồng Vân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thùy Linh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng và không cân đối đến các đối tượng khác nhau, trong đó
người khuyết tật nằm trong nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Nghiên cứu được thực hiện đối với nhóm người khuyết tật Việt Nam vẫn có khả năng tự phục vụ và mưu sinh,
bằng phương pháp thu thập phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp và phỏng vấn phi cấu trúc, bán chính thức người
khuyết tật và các tổ chức vì người khuyết tật.
Kết quả cho thấy mặc dù người khuyết tật có quyền được đảm bảo các điều kiện cần để thích ứng với biến đổi
khí hậu nhưng lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin về biến đổi khí hậu và mưu sinh trong
những vùng nhạy cảm tổn thương đối với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong những nỗ lực phổ biến kiến thức
và nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay thì người khuyết tật chưa thực sự được quan tâm.
Để giải quyết được vấn đề này cần phải có các biện pháp truyền thông đặc thù, phù hợp với từng dạng khuyết
tật, trong đó các phương tiện truyền thanh, truyền hình, mạng internet v.v... có vai trò đặc biệt quan trọng. Các
nội dung truyền thông về biến đổi khí hậu và bài học kỹ năng giúp người khuyết tật thích ứng trong những tình
huống thiên tai cụ thể tại những vùng địa lý cụ thể, cần được xây dựng với sự đa dạng nguồn cung cấp tri thức,
nhân lực, vật lực và tài chính. Các tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ thúc đẩy việc đảm bảo quyền của
người khuyết tật trong việc được trợ giúp để nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.
ID: VS6.014P

Nghiên cứu, tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động

chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền Trung, Việt Nam
Nguyễn Huy Anh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hồ Chí Minh, Việt Nam,

Nguyễn Trịnh Minh Anh, Đại học Okayama, Nhật Bản
Việc phát sinh khí CH 4 từ chăn nuôi đóng góp một lượng lớn trong tổng lượng khí phát thải toàn cầu (khoảng
37%). Trong tổng lượng khí CH4 phát thải ra môi trường từ chăn nuôi thì giai súc nhai lại (trâu, bò, dê, cừu)
đóng góp khoảng 74% và nguy cơ phát thải CH 4 vẫn tiếp tục tăng lên do số lượng gia súc tăng và thay đổi
phương thức chăn nuôi để tăng khả năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Miền Trung Việt
Nam (không bao gồm các tỉnh Tây Nguyên) kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận bao gồm 14 tỉnh/thành là
khu vực có hoạt động chăn nuôi gia súc phát triển mạnh, theo số liệu thống kê năm 2015 khu vực này có
803.461 con trâu chiếm 31,86% cả nước, 2.119.691 con bò chiếm 40,50% cả nước và 5.207.484 con lợn chiếm
19,46% cả nước. Ngoài lợi ích về kinh tế thì hàng năm lượng khí nhà kính phát sinh từ hoạt động này đã ảnh
hưởng xấu đến môi trường, tăng lượng phát thải khí nhà kính nói chung và CH 4 nói riêng. Bài báo giới thiệu
kết quả ước tính lượng phát thải khí CH 4 từ hoạt động chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền Trung, Việt Nam trên
cơ sở sử dụng phương pháp tính của IPCC. Đây là cơ sở quan trọng để kiểm kê lượng phát thải khí nhà kính,
đề xuất giải phát phát triển ngành chăn nuôi ở địa bàn nghiên cứu theo hướng giảm lượng phát thải khí nhà
kính. Trong khuôn khổ bài báo này tác giả chỉ tính toán lượng phát thải khí CH 4 từ hoạt động chăn nuôi của
một số loại gia súc chính là: trâu, bò, lợn.


150 | ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT

ID: VS6.015P

Đánh giá quá trình đô thị hóa và quy hoạch đô thị của thành phố
Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Vũ Kim Chi, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Việt Nam,
Nguyễn Đức Minh, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Việt Nam,
Trong quá trình phát triển, đô thị Hà Tĩnh được công nhận là đô thị loại III năm 2006 và được chính thức công
nhận thành phố trực thuộc tỉnh năm 2007. Với lộ trình quyết tâm trở thành thành phố đô đô thị loại II trước

năm 2018, Thành phố Hà Tĩnh đã và đang có nhiều chuyển biến đặc biệt về xây dựng và mở rộng đô thị.
Nghiên cứu này đi sâu về vấn đề đô thị hóa của thành phố Hà Tĩnh trong 15 năm trở lại đây, đồng thời khảo sát
vấn đề quy hoạch đô thị và phát triển bền vững của thành phố trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Biến động diện
tích các loại hình sử dụng đất cũng như sự mở rộng đô thị của thành phố Hà Tĩnh được thực hiện qua việc khai
thác tư liệu viễn thám. Quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số đô thị cùng với các vấn đề bất cập trong phát
triển đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu được thảo luận nhằm xây dựng mô hình phát triển đô thị cho thành
phố Hà Tĩnh với khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cũng thảo luận về các vấn đề trong quy
hoạch đô thị nhằm đảm bảo tính thích ứng và giảm thiểu thiệt hại trong điều kiện gia tăng về quy mô và cường
độ thiên tai và các hiện tượng thời tiết bất thường và cực đoan trong khu vực
ID: VS6.016P

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của lễ hội
Ok Om Bok (Trà Vinh) trước tác động biến đổi khí hậu ở Đồng
bằng sông Cửu Long
Trương Thị Kim Thủy, Đại học Cần Thơ, Việt Nam,
Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia vào năm 2014 tại Ao Bà Om, thành phố Trà Vinh. Các nghi lễ trong lễ hội Ok Om Bok
phần nhiều liên quan đến nước và mặt trăng nhằm cảm ơn và tạ lỗi với thiên nhiên trong quá trình sản xuất
nông nghiệp. Vì vậy, nội dung bài viết tập trung phân tích những giá trị lịch sử, văn hóa và sinh thái học tâm
linh trong việc bảo vệ nguồn nước và môi trường của lễ hội Ok Om Bok. Mặt khác, bài viết cũng đề cập đến
những nguy cơ mai một những giá trị của lễ hội Ok Om Bok trước tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay ở
đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể là hiện tượng biến đổi khí hậu đã làm khô cạn nguồn nước tại Ao Bà Om –
không gian văn hóa diễn ra lễ hội Ok Om Bok tại Trà Vinh; hay việc thay đổi giống lúa thích ứng với biến đổi
khí hậu đã làm cho giống lúa nếp truyền thống có thể bị lãng quên. Là di sản văn hóa phi vật, lễ hội Ok Om
Bok cũng là tài nguyên du lịch hấp dẫn cần khai thác, phát huy giá trị văn hóa. Vì vậy bài viết cũng đề xuất
những định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của lễ hội Ok Om Bok (Trà Vinh)
trong phát triển du lịch sinh thái học tâm linh trước bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay.
ID: VS6.017P

Xây dựng mô hình thích ứng biến đổi khí hậu ở miền Trung

Việt Nam theo các cách tiếp cận
Lê Văn Thăng, Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế, Việt Nam,
Nguyễn Đình Huy, Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế, Việt Nam,


ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT | 151

Với quan điểm tiếp cận khi nghiên cứu xây dựng mô hình thích ứng biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam
là: i) Đi từ tổng thể đến từng mô hình cụ thể của mỗi địa phương; ii) Coi trọng hiểu biết kinh nghiệm và các bài
học thực tiễn của cư dân địa phương trong việc phát hiện ra các quy luật tự nhiên, cách ứng phó với từng hoàn
cảnh môi trường cụ thể; iii) Các mô hình phải vừa là điều kiện phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đồng thời phải
đáp ứng được việc thích ứng với biến đổi khí hậu trên quan điểm phát triển bền vững; iv) Việc nghiên cứu, đối
chiếu, so sánh để đi đến xây dựng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững luôn diễn
ra trong suốt quá trình nghiên cứu. Theo đó, các cách tiếp cận, gồm: Tiếp cận sinh thái hệ thống; Tiếp cận theo
hệ quy chiếu không gian và thời gian; Tiếp cận tích hợp, liên ngành; Tiếp cận tương tác cộng đồng - cơ quan
chức năng; Tiếp cận theo hướng phát triển bền vững đã được sử dụng để nghiên cứu xây dựng một số mô hình
thích ứng biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam.
ID: VS6.019P

Ước tính lượng khí thải từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và đề xuất biện pháp giảm
thiểu
Võ Thị Nho, Trường đại học Quảng Bình, Việt Nam,
Nghiên cứu này nhằm xác định khối lượng và biện pháp xử lý rơm, rạ sau thu hoạch của người nông dân tại
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2015. Kết quả cho thấy lượng rơm, rạ thu hoạch được năm 2015 là
khoảng 74.109 tấn, chiếm 85% so với sản lượng lúa (87.068 tấn). Theo kết quả khảo sát đối với 200 hộ nông
dân, có 4 hình thức xử lý rơm rạ: đốt, ủ phân, chăn nuôi, cho người khác. Các hình thức xử lý rơm rạ thay đổi
theo mùa. Trong đó, việc đốt rơm, rạ ngoài đồng ruộng phổ biến nhất vào vụ Hè Thu (chiếm 72 %). Dựa vào
lượng rơm, rạ đốt ngoài đồng ruộng, ước tính lượng khí thải nhà kính: CO2, CH4, CO... Kết quả cho thấy,
lượng CO2 phát thải vào môi trường không khí là lớn nhất với 29.958,03 tấn/năm, lượng khí CO là khoảng

712,02 tấn/năm, lượng khí CH4 là 24,62 tấn/năm. Nghiên cứu đã thực hiện mô hình ủ phân hữu cơ từ rơm, rạ,
phân trâu bò có sử dụng chế phẩm sinh học tại huyện Lệ Thủy. Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng của
phân ủ: giá trị pH (7,8), hàm lượng hữu cơ (20,9 %) và hàm lượng chất lượng dinh dưỡng K2O (1,36 %),
P2O5 (0,60%), tổng N (2,28%). Chứng tỏ mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ, phân trâu bò đạt hiệu quả.
Do đó, đây là hướng đi thích hợp để giảm lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng tại huyện Lệ Thủy trong thời
gian tới.
ID: VS6.020P

Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển Việt Nam phát triển bền vững
ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Phạm Trọng Mạnh, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Việt Nam,
Việt Nam là một trong các nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Đô thị ven biển Việt Nam chịu
ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của BĐKH, nhất là yếu tố nước biển dâng (NBD). Quy hoạch xây dựng đô thị
sắp xếp, tổ chức sử dụng đất đai hợp lý theo chức năng: nhà ở, khu công nghiệp và kho tàng, khu công cộng
(trường học, bệnh viện, bảo tàng,…) và các chức năng khác, trên cơ sở sử dụng và khai thác hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn như: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật,
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… Trên thực tế, điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng đô thị có những điểm
có lợi cho xây dựng đô thị nhưng cũng có nhiều yếu tố bất lợi cho xây dựng đô thị. Vì vậy, quy hoạch đô thị có
các giải pháp hạn chế tiêu cực từ thiên nhiên như: phòng tránh ngập úng đô thị, phòng tránh trượt lở đất. Ngày
nay, với nhiều nguyên nhân khác nhau mà BĐKH ngày càng sâu sắc, các tai biến thiên nhiên xảy ra càng nhiều


152 | ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT

và khốc liệt. Đây là thách thức lớn với việc phát triển đô thị. Vì vậy, quy hoạch đô thị cần lồng ghép chức năng
của đô thị với giải pháp hạn chế rủi ro từ BĐKH & NBD. Tác giả đề xuất quy hoạch xây dựng đô thị ven biển
Việt Nam theo mô hình ba cấp đối với vấn đề BĐKH. Cấp thứ nhất: giảm thiểu; cấp thứ hai: thích nghi và cấp
thứ ba: ứng phó. Mô hình ba cấp hạn chế rủi ro do BĐKH & NBD được lồng ghép khi quy hoạch xây dựng đô
thị ven biển Việt Nam phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế biển có kiểm soát. Đây là giải pháp “đô thị hài
hòa với thiên nhiên” và chủ động kiểm soát rủi ro từ BĐKH & NBD.

ID: VS6.021P

Japan and Vietnam’s Cooperation for the Promotion of Renewable
Energy in the Mekong Delta: Solar Power and Anaerobic
Digestion
Megumi Sakamoto, University of Fukushima, Japan,
Nguyen Thanh Phong, University of Hoa Sen, Vietnam,
Bui Xuan An, University of Hoa Sen, Vietnam,
Nowadays, Viet Nam is challenging and tackling with the dramatic reduction of Greenhouse Gas Emission to
reply for the International standard which COP 21 Paris 2015 shows. On the other hand, sustainable
development of Viet Nam’s economy needs the enough electricity supply for both the industrial sections and
the people’s daily living. University of Fukushima, after the serious atomic power accidents in March 2011,
has developed the technology of Renewable Energy including Solar Solar Power Generation and Wind Power
Generation. Fukushima local government also targets 100 % Renewable Energy supply in 2040. In 2016,
University of Fukushima and Hoa Sen University in Hồ Chí Minh, had Academic Agreement to promote
Renewable Energy in the Mekong Delta using Solar Power and Anaerobic Digestion. Mega Solar Farm already
started in Hồ Chí Minh and Quang Ngai (19.2MW, on grid). This Farm will be the core Renewable Energy
supply in the near future. Japanese leading retail shop group, AEON, also introduced sample Solar Power
system into 10 Junior High Schools in Hồ Chí Minh including Tan Nhut Junior High School. Our first
research target is to introduce 50-100kw small scale Solar Generation Units on the roofs of 100 households in
local villages in Mekong Delta. People of the village construct the unit and do the maintenances of the system
by themselves, and they can use the electricity or sell the electricity for Electricity of Vietnam company (EVN)
to get profits. If Feed-in Tariff (FIT) is also introduced for Solar Power generation, each village can earn their
money for their selling the electricity. This model of power generation is popular in Germany, Spain, Holland
and Japan. This undoubtedly also leads to the solution of local poverties. Moreover, anaerobic digestion for
treatment of animal slurry and organic waste is rapidly gaining interest in both developed and developing
countries. The biological process includes anaerobic fermentation or combined anaerobic fermentation and
aerobic composting. The largest advantage of anaerobic digestion is energy recovery. Biogas collected from
anaerobic fermenter is used as a substitute for fossil fuels to produce electricity and heat; whereas fermenter
effluent can be used as a fertilizer or soil conditioner. In the Mekong Delta, anaerobic bacteria can work

efficiently under tropical conditions where temperatures vary from 25-40 oC which would make additional
heating redundant. The paper will show the details of small scale Solar Power generation and anaerobic
digestion which not only lead to the reduction of Greenhouse Gas Emission but also lead to the poverty
reduction in villages in Mekong Delta.
ID: VS6.025P

Đất ngập nước đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Trường hợp
nghiên cứu ở hồ Tây, Hà Nội
Hoàng Văn Thắng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam,


ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT | 153

Bùi Thị Hà Ly, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
Hoàng Tuấn Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
Đất ngập nói chung, đất ngập nước đô thị nói riêng, với các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái của chúng có vai
trò rất quan trọng trong hệ sinh thái đô thị. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đất ngập nước đóng góp quan
trọng cho việc giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu lên các đô thị, trong đó có Hà Nội.
Hà Nội là một thành phố lớn đang phát triển nhanh cả về cơ sở hạ tầng cũng như dân số của Việt Nam. Tuy
nhiên, cũng từ các phát triển đó mà các vùng đất ngập nước của Hà Nội (các ao, hồ và sông) ngày càng bị thu
hẹp, trong đó có Hồ Tây. Việc quản lý các vùng đất ngập nước của Hà Nội nói chung, Hồ Tây nói riêng cũng
còn nhiều bất cập và thách thức. Các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái mà Hồ Tây có thể cung cấp cho đô thị
Hà Nội ngày càng bị suy giảm. Vì thế mà Hà Nội đang phải chịu những tác động không nhỏ của biến đổi khí
hậu, và các tác động của thời tiết cực đoan, chẳng hạn như ngập lụt, mất đa dạng sinh học và các dịch vụ điều
hòa không khí và nơi nghỉ ngơi, giải trí...
Bài báo tập trung vào các kết quả nghiên cứu về chức năng và dịch vụ hệ sinh thái của Hồ Tây để đề xuất các
giải pháp quản lý và bảo tồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu là cấp thiết trong tình hình hiện tại.
ID: VS6.026P

Một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững của Việt Nam trong

bối cảnh biến đổi toàn cầu
Trương Quang Học, Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam,

Trong hơn 20 năm phát triển theo hướng bền vững, Việt Nam đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy
nhiên, những thành tựu đạt được chưa xứng tầm với tiềm năng của đất nước: Phát triển chưa bền vững trong cả
ba trụ cột: Kinh tế, Xã hội và đặc biệt là về Môi trường. Năm 2015 là một điểm quay của thế giới trong PTBV
và ứng phó với BĐKH: 4 hiệp định toàn cầu của Liên Hiệp Quốc đã được thông qua (Khung Hành động
Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai, Chương trình Hành động Addis Ababa, Chương trình nghị sự 2030 về
phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu). Các hiệp định khu vực quan trọng cũng đang
được triển khai và xây dựng (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, Hình thành Cộng đồng
ASEAN…). Trong bối cảnh mới đó, Việt Nam, bên cạnh những cơ hội, cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách
thức, nhất là về mặt môi trường: Biến đổi khí hậu gia tăng, Môi trường và tài nguyên suy thoái; Gia tăng về
nhu cầu sử dụng năng lượng… Trên cơ sở phân tích thực trang, tồn tại, thách thức của PTBV trong bối cảnh
biến đổi toàn cầu và đổi mới của đất nước hiện nay, Báo cáo đã đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược
đề giải quyết vấn đề theo hướng tăng trưởng xanh, bao gồm: Đổi mới tư duy; Hoàn thiện thể chế chính sách;
Đổi mới công tác quy hoạch; Xây dựng và vận hành hê thống cơ sở dữ liệu quốc gia; Phát triển cách tiếp cận
hệ thống-liên ngành/dựa trên hệ sinh thái trong hoạch định chính sách và quản lý phát triển; Phát triển hệ thống
Giám sát-đánh gía khách quan, đảm bảo tính minh bạch trong toàn hệ thống xã hội; Phát triển giáo dục-đào tạo
và khoa học-công nghệ/đổi mới sáng tạo, để tạo ra các động lực mới cho sự phát triển của đất nước, để xây
dựng và triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền
vững của Liên Hợp Quốc.
ID: VS6.027P

Social Differentiation and Access to Clean Water: A Case Study
from Bacninh
Lisa Drummond, Dept of Social Science, York University, Canada,
Le Thi Van Hue, VNU Hanoi, Vietnam


154 | ICVS 2016 | NỘI DUNG BÁO CÁO TÓM TẮT


Bac Ninh, a province adjacent to the Hanoi Capital Region, has long been renowned for its craft villages whose
feudal-era products were sold in the eponymously-named streets of what is now Hanoi’s Old Quarter. Today,
Bac Ninh is becoming, like other provinces of the Red River Delta, renowned for the toxic environments
produced by its contemporary craft industries, such as the recycling of electronic waste. Based on household
survey data from Van Mon commune in Bac Ninh province, the paper will analyze household strategies for
accessing clean water for household use and consider the ways in which such strategies are outcomes and
markers of social differentiation as well as examining their gendered use or implications.
ID: VS6.028P

Applying Dynamical Downscaling Method with a HighResolution Regional Climate Model for Local Climate
Projection in Greater Hanoi City
Doan Quang Van, University of Tsukuba, Japan,
Hiroyuki Kusaka, University of Tsukuba, Japan
Nguyen Minh Truong, Hanoi University of Science, Vietnam
Doan Hong Duc, University of Engineering and Technology, Vietnam
Nguyen Dinh Duc, University of Engineering and Technology, Vietnam
This is well known that urbanization can increase the urban heat island effect and modify localized rainfall
system, especially, in cities where urbanization is fast proceeding. For the Greater Hanoi city, the problem
could be more complicated in the future when the city will be facing both effects of global warming and rapid
urbanization. This study attempts to project the local climate of the city in considering the impacts of global
warming and the local urban expansion by using the dynamical downscaling (DDS) method. In fact, there were
some previous studies using DDS to project the climate forthe Vietnam region; however, at a low spatial
resolution, these studies cannot capture the localized meteorological events such as urban heat island (UHI) or
urbanization-related heavy rainfall. In this study, DDS is applied with 2-km horizontal-resolution regional
climate model (RCM) coupled with urban canopy model (UCM) to simulate and project the UHI phenomena
as well as the localized heavy rainfall. The outputs from multiple global climate models (GCM) for two global
warming scenarios Representative Concentration Pathways are used to create the initial and boundary
condition for RCM. The future urban-expansion scenario, according to the future master plan of Hanoi City, is
taken into account, so that the impact of future urbanization can be reflected in the DDS results. The

performance of the model is evaluated by comparing the simulated results for atmospheric variables of air
temperature, humidity and rainfall versus those ofobservation. The projected results are analyzed and the
impact of future urbanization and global warming on the change in localized UHI and heavy rainfall are
quantified.
ID: VS6.029P

Urban Climate Projection In 2050s For Greater Ho Chi Minh City
Metropolitan Area
Doan Quang Van, University of Tsukuba, Japan,
Hiroyuki Kusaka, University of Tsukuba, Japan
Urban climate in the future is influenced not only by the global climate change, but also by urban expansion,
especially in fast growing cities. This study aims to examine the climatic responses to these coupled effects
over one from fast-growing mega-cities in Vietnam, Greater Ho Chi Minh City metropolis (Hồ Chí Minh), up
to 2050s. A 1-km horizontal resolution regional climate model coupled with an urban canopy model is


×