Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nghiên Cứu Tình Hình Dịch Tễ Và Kiến Thức Về Đái Tháo Đường Ở Đối Tượng 30-69 Tuổi Tại Xã Tam An Huyện Long Thành Năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.55 KB, 14 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH DỊCH TỄ VÀ KIẾN THỨC
VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở ĐỐI TƯỢNG 30-69 TUỔI TẠI XÃ TAM AN
HUYỆN LONG THÀNH NĂM 2010
Bs. Phạm Thị Thi – Khoa ATVSTP
Cn. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh – Khoa YTCC
Trung tâm Y tế huyện Long Thành
Studying Diabetic Epidemiological Situation And Knowledge Of Subjects
From 30-69 Years Of Age In Tam An Village, Long Thanh District in 2010
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa
cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức
đường trong máu luôn cao. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm
nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,
v.v… Có một số yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường có thể thay đổi được như cân nặng, ăn uống, vận động
thể lực… bằng cách thay đổi lối sống.
Mục tiêu: Điều tra kiến thức, yếu tố nguy cơ và tình hình dịch tễ đái tháo đường ở đối tượng 30-69
tuổi tại xã Tam An huyện Long Thành.
Đối tượng nghiên cứu: Những người có tuổi đời từ 30-69, sinh sống tại xã Tam An, huyện Long
Thành năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp cắt ngang mô tả.
Kết quả và bàn luận: Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở người 30-69 tuổi tại xã Tam An là
8,91%. Trong đó, nữ chiếm 77,8%, nam 22,2%. Số mới được chẩn đoán qua nghiên cứu là 6,93%, số
bệnh nhân cũ đã được chẩn đoán và điều trị là 1,98%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường là 11,88%. Trong đó, tỷ
lệ nam là 8,3% và nữ là 91,7%. Có 6% người được khảo sát trong gia đình có người bị ĐTĐ. Có 20,4%
người tăng huyết áp. Nhóm có BMI ≥ 23 là 24,75%. Tỷ lệ béo phì vùng bụng khá cao 39,60%, trong đó ở
nữ cao hơn nam (95,0% và 5,0%). Lao động nhẹ chiếm đa số 72,2% và ít hoạt động thể lực 55,44%. Các
kiến thức, sự hiểu biết của người dân về bệnh ĐTĐ còn thấp, các yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ và tiền ĐTĐ
chưa được biết nhiều và đầy đủ.
Từ khóa: đái tháo đường.

SUMMARY


Background: Diabetes mellitus, often simply referred to as diabetes—is a group of metabolic
diseases in which a person has high blood sugar, either because the body does not produce enough
insulin, or because cells do not respond to the insulin that is produced. Diabetes is one of the main causes
of many diseases, especially coronary heart disease, cerebral vascular accident, blindness, kidney failure,
impotence, gangrene, ect… Diabetes is often diagnosed lately due to hyperglycemia silently without
symptoms, so patients with complications as soon as it is diagnosed. There are some risk factors of
diabetes can be changed such as weight, diet, physical activity ... by changing the lifestyles.
Objective: Investigating diabetic knowledge, risk factors and epidemiological situation of subjects
from 30-69 years of age in Tam An village, Long Thanh district.
Subject: People with age from 30-69 years old, living in Tam An village, Long Thanh district.

1


Method: Cross-sectional description.
Results and conclusions: The incidence of diabetes in people 30-69 years of age in Tam An village
is 8.91%. In particular, female accounted for 77.8%, 22.2% male. The number of newly diagnosed
through the study was 6.93%, older patients have been diagnosed and treatment is 1.98%. The rate of
pre-diabetes is 11.88%. In particular, the rate of male is 8.3% and 91.7% of female. There is 6% of those
surveyed in a family of people with diabetes. There is 20.4% of hypertension. The group with BMI ≥ 23 is
24.75%. Abdominal obesity rate is high 39.60%, including in women higher than men (95.0% and 5.0%).
Labor slight majority is at 72.2% and 55.44% of rarely physical activity. The knowledge and
understanding of the population with diabetes is low, the risk factors of diabetes and pre-diabetes is not
fully known.
Keywords: diabetes.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt
đối hoặc tương đối, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn
quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, và chất khoáng. Các rối loạn này có thể đưa đến các

biến chứng cấp tính, các tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng ở
mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.
ĐTĐ ở Việt Nam đang tăng lên với tốc độ nhanh, theo điều tra quốc gia năm 2002 tỷ lệ
ĐTĐ là 4,4%. Trong đó tỷ lệ ĐTĐ typ 2 là 90%.
Tiền đái tháo đường cũng phổ biến, tỷ lệ là 5,7%, tiền ĐTĐ tiến triến lên ĐTĐ typ 2 trong
vòng 10 năm. Tiền ĐTĐ có thể kiểm soát và trong một số trường hợp có thể đẩy lùi được bằng
điều chỉnh lối sống.
Các yếu tố nguy cơ đã được xác định của ĐTĐ gồm: tuổi cao, thừa cân béo phì, ít vận động
thể lực, thói quen ăn uống, các rối loạn chuyển hóa lipid, cao huyết áp, sử dụng một số loại
thuốc…
ĐTĐ thường được chẩn đoán muộn do tình trạng tăng đường huyết âm thầm không triệu
chứng, vì vậy người bệnh có biến chứng ngay khi mới được chẩn đoán. Việc chẩn đoán sớm và
có biện pháp tác động đối với người tiền ĐTĐ có thể giảm nguy cơ chuyển thành ĐTĐ và giảm
nguy cơ biến chứng đối với người ĐTĐ. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này.
Tên đề tài: “Nghiên cứu tình hình dịch tễ và kiến thức về đái tháo đường ở đối tượng 3069 tuổi tại xã Tam An huyện Long Thành năm 2010”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Khảo sát kiến thức về ĐTĐ và một số yếu tố nguy cơ của các đối tượng nghiên cứu.
2. Điều tra dịch tễ tình hình ĐTĐ và tiền ĐTĐ (rối loạn đường huyết đói, rối loạn dung nạp
đường huyết) tại xã Tam An.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
2


- Những người có tuổi đời từ 30-69 tuổi, sinh sống tại xã Tam An, huyện Long Thành.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Những đối tượng được chọn nhưng từ chối tham gia nghiên cứu.
+ Những đối tượng đồng ý tham gia nhưng vắng mặt trong ngày điều tra.
+ Những đối tượng ăn muộn trong đêm hoặc có ăn uống trước khi đi khám, chúng tôi
không lấy thông tin của những đối tượng này.

Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu: Sử dụng công thức dịch tễ học mô tả:

Cỡ mẫu:

z12−α / 2 p (1 − p)
n=
d2

* Với:
- p là tỷ lệ ước đoán mắc bệnh ĐTĐ tính chung toàn quốc cho các đối tượng từ 30 đến 69
tuổi là 4% [4,12], (p=0,04);
- d là độ chính xác mong muốn, lấy bằng 0,05;
- Z1-α/2 là hệ số tin cậy, bằng 1,96 với độ tin cậy 95%;
* Ta tính được n = 59, chọn xấp sỉ 60 đối tượng.
* Hệ số thiết kế là 2. Như vậy, tổng số mẫu điều tra sẽ là 2 x 60 = 120 đối tượng.
Quy trình chọn mẫu (chọn mẫu 2 giai đoạn):
- Giai đoạn 1: Chọn ấp để điều tra
- Giai đoạn 2: Chọn đối tượng điều tra
Phương pháp điều tra:
- Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra với sự hỗ trợ của cán bộ y tế.
- Trong quá trình điều tra:
+ Trọng lượng cơ thể được đo bằng cân đồng hồ.
+ Chiều cao được đo bằng thước đo chiều cao đứng. Từ đó tính ra chỉ số BMI.
+ Vòng bụng được xác định bằng thước dây và đo ngang mức rốn.
3


+ Huyết áp được đo bằng huyết áp kế đồng hồ.

+ Đo đường huyết bằng máy xách tay Surestep của hãng Johnson & Johnson. Các đối
tượng được xét nghiệm glucose máu ít nhất sau ăn là 8 tiếng tại trạm y tế xã Tam An vào buổi
sáng (5-11h). Nếu có đường huyết >7,0mmol/l giới thiệu tiếp đến bệnh viện Đa khoa Long Thành
để khám. Nếu đường <7mmol/l sẽ làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết, xét nghiệm đường
huyết sau 2h và đánh giá kết quả theo các tiêu chí sau (Tiêu chuẩn WHO – 1999):
Bảng 1: Tiêu chí đánh giá bệnh đái tháo đường
Đường huyết lúc
đói (mmol/l)

Đường huyết sau
nghiệm pháp (mmol/l)

<5,6

<7,8

Bình thường

5,6 – 6,9

<7,8

Rối loạn đường huyết lúc đói

5,6 – 6,9

7,8 – 11,0

<7,0


> 11,1

>7,0

Đánh giá

Rối loạn dung nạp đường
Đái tháo đường
Đái tháo đường

* Rối loạn đường huyết lúc đói và rối loạn dung nạp đường gọi chung là tiền ĐTĐ.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
- Phiếu điều tra được thu lại và nhập vào máy tính bằng phần mềm EpiData.
- Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 8.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Những thông tin chung:
Tháng 7/2010 tại xã Tam An chúng tôi thống kê danh sách các ấp trong xã, chọn ngẫu
nhiên 2 ấp là ấp 1 và ấp 5. Lập danh sách những người có tuổi đời từ 30-69 tuổi ở 2 ấp này, tổng
cộng có 2.546 người, chọn mời 120 người để phỏng vấn và xét nghiệm đường huyết. Thực tế có
101 đối tượng tham gia và được thăm khám.
Qua phân tích thông tin đối tượng nghiên cứu chúng tôi có các kết quả sau:
Giới
Bảng 2: Tỷ lệ nam/nữ ở các đối tượng điều tra
GIỚI

TẦN SỐ

TỶ LỆ (%)

Nam


22

21,8

Nữ

79

78,2

4


Tổng cộng

101

100

Nhận xét: Tỷ lệ nữ được khám cao hơn nam, 78,2% nữ và 21,8% nam.
Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi
Bảng 3: Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi
LỨA TUỔI

TẦN SỐ

TỶ LỆ (%)

30 – 34


16

15,8

35 – 44

16

15,8

45 – 54

26

25,8

55 – 64

26

25,8

65 – 69

17

16,8

Tổng


101

100

Nhận xét: Lứa tuổi được khám nhiều nhất là trung niên, từ 45-54 tuổi (chiếm 25,8%) và 5564 tuổi (25,8%), lứa tuổi 30-34 và 35-44 chiếm tỷ lệ thấp nhất (chỉ có 15,8%).
Trình độ học vấn của các đối tượng được khảo sát
Bảng 4: Trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

TẦN SỐ

TỶ LỆ (%)

Không biết chữ

11

10,9

Tiểu học

64

63,3

Trung học cơ sở

14


13,9

Trung học phổ thông

8

7,9

Cao đẳng, đại học hoặc cao hơn

4

4,0

Tổng cộng

101

100%

Nhận xét: Những người được khảo sát có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (63,3%),
trong khi cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 4,0%.
Thói quen vận động của đối tượng được khảo sát
Tiêu chí phân loại dựa vào mức tiêu hao năng lượng:
- Lao động rất nhẹ (tĩnh tại): dưới 120 Kcalo/giờ
5


- Lao động nhẹ: 120-240 Kcalo/giờ
- Lao động trung bình: 240-360 Kcalo/giờ

- Lao động nặng: 360-600 Kcalo/giờ
Bảng 5: Thói quen vận động
THÓI QUEN VẬN ĐỘNG

TẦN SỐ

TỶ LỆ (%)

Tĩnh tại

14

13,9

Lao động nhẹ

73

72,2

Lao động trung bình

14

13,9

Lao động nặng

0


0

Cộng

101

100

Nhận xét: Người lao động nhẹ chiếm đa số (72,2%) trong khi số người lao động nặng chiếm
tỷ lệ thấp nhất (0%).

Chỉ số nhân trắc của đối tượng khảo sát
Bảng 6: Chỉ số nhân trắc
CHỈ SỐ NHÂN TRẮC

NAM

NỮ

CHUNG

Chiều cao trung bình (cm)

160,14±1,01

152,58±0,63

154,23±6,26

Cân nặng trung bình (kg)


54,59±1,54

49,71±1,00

50,77±0,87

BMI trung bình (kg/m2)

21,30±0,58

21,29±0,36

21,29±0,31

Nhận xét: Chiều cao trung bình của nam là 160,14cm, nữ là 152,58cm. Cân nặng trung bình
của nam là 54,59kg, nữ là 49,71kg. Có ý nghĩa thống kê với mức p<0,05.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) của đối tượng được khảo sát
6


BMI là thương số giữa cân nặng (kg) và bình phương chiều cao (m²).
Tiêu chuẩn phân loại BMI trong nghiên cứu của chúng tôi dựa vào Khuyến nghị của cơ
quan khu vực Tây Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WPRO) và Hội nghiên cứu
béo phì quốc tế phối hợp với Viện nghiên cứu bệnh ĐTĐ quốc tế (IDI) đề ra tiêu chuẩn phân loại
thừa cân - béo phì dành cho những người trưởng thành châu Á.
Bảng 7: Chỉ số khối cơ thể
BMI

Gầy


Bình
thường

Béo phì
Nguy cơ
béo phì

Béo phì
độ 1

(23-24,9)

Tổng
chung
Cộng

(25-29,9)

Béo phì
độ 2
(>=30)

Tần suất

12

64

14


10

1

25

101

Tỷ lệ

11,88

63,37

13,86

9,90

0,99

24,75

100

Nhận xét: 11,88% có thể trạng gầy, 24,75% thuộc dạng nguy cơ béo phì, béo phì độ 1và 2,
còn lại đa số BMI bình thường (63,37%).
Tình trạng béo phì vùng bụng của đối tượng được khảo sát
- Bình thường: vòng bụng nam <90cm, nữ <80cm
- Béo phì vùng bụng: vòng bụng nam >90cm, nữ >80cm

Bảng 8: Tình trạng béo phì vùng bụng
Tình trạng

Nam

Nữ

Tổng cộng

Tỷ lệ (%)

Bình thường

20

41

61

60,40

Béo phì vùng bụng

02

38

40

39,60


Tổng cộng

22

79

101

100

Nhận xét: Tỷ lệ béo phì vùng bụng khá cao 39,60%.

80
60

48,10%

40
9,09%

20
0
Số người khám
Số béo phì vùng
bụng

Nam

?

N

22
2

79

7

38


Biểu đồ 1: Tỷ lệ béo phì vùng bụng theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ béo phì vùng bụng ở nữ cao hơn nam, nam là 9,09%, nữ là 48,10%. Khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tình trạng huyết áp của đối tượng được khảo sát
79,6%

20,4%

Biểu đồ 2: Tình trạng huyết áp của đối tượng được khảo sát
Nhận xét: Có 20,4% đối tượng được khảo sát có tăng huyết áp.
Tình hình mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường
Tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường

8


Biểu đồ 3: Tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường
Nhận xét: Tỷ lệ đái tháo đường là 8,91%, tiền ĐTĐ là 11,88%.

Tỷ lệ mắc đái tháo đường theo giới

Biểu đồ 4: Tỷ lệ đái tháo đường theo giới
9


Nhận xét: Tỷ lệ đái tháo đường ở nam là 9,1%, nữ là 8,9%. Khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p=0,69>0,05).
Tỷ lệ tiền đái tháo đường theo giới

Biểu đồ 5: Tỷ lệ tiền đái tháo đường theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nam là 4,54%, ở nữ là 13,92%. Khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p=0,41>0,05).
Tỷ lệ đái tháo đường theo nhóm tuổi

Biểu đồ 6: Tỷ lệ đái tháo đường theo nhóm tuổi
10


Nhận xét: Tỷ lệ ĐTĐ theo nhóm tuổi 30-34, 35-44 và 55-64 là 0%, 45-54 là 44% và cao
nhất là 65-69: 56%.
Tỷ lệ tiền đái tháo đường theo nhóm tuổi

Biểu đồ 7: Tỷ lệ tiền đái tháo đường theo nhóm tuổi
Nhận xét: Tỷ lệ tiền ĐTĐ theo nhóm tuổi 30-34: 17%, 35-44: 0%; 45-54: 33%; 55-64: 17%
và 65-69: 33%.
Tỷ lệ đái tháo đường mới được chẩn đoán

Biểu đồ 8: Tỷ lệ đái tháo đường mới được chẩn đoán
Nhận xét: 7/9 bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán trước khi được khảo sát.

Kiến thức của người dân về bệnh đái tháo đường
Hiểu biết về triệu chứng của đái tháo đường
Bảng 9: Hiểu biết về triệu chứng của đái tháo đường
Triệu chứng của ĐTĐ

Tần số

Tỷ lệ (%)

Biết triệu chứng của ĐTĐ

45

44,55

Đái nhiều

11

10,89

Khát nhiều, uống nhiều

6

5,94

Sụt cân

7


6,93

11


Nhìn mờ

8

7,92

Nhiễm trùng da, bộ phận sinh dục, tàn phế

29

28,71

* Người được phỏng vấn có thể kể ra nhiều triệu chứng nếu trả lời là biết triệu chứng của
ĐTĐ.
Nhận xét: Số người biết các triệu chứng của ĐTĐ là 45, tỷ lệ 44,55%. Các triệu chứng
nhiễm trùng, tàn phế được biết nhiều nhất, tỷ lệ 28,71%.
Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường
Bảng 10: Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường
Yếu tố nguy cơ

Tần số

Tỷ lệ (%)


Biết yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ

27

26,73

Trong gia đình có người ĐTĐ

5

4,95

Cao huyết áp

0

0

Béo phì

15

14,85

Cao tuổi

2

1,98


Stress

0

0

Ít rèn luyện thể lực

4

3,96

Nhận xét: Yếu tố béo phì được biết đến nhiều nhất (14,85%), yếu tố stress và cao huyết áp
không được biết đến.
Hiểu biết về phòng bệnh đái tháo đường
Bảng 11: Hiểu biết về phòng bệnh đái tháo đường
Tần số

Tỷ lệ (%)

Bệnh ĐTĐ có thể phòng được

60

59,40

Dinh dưỡng hợp lý

42


41,58

Luyện tập thể lực

16

15,84

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

11

10,89

Nhận xét: Đa số đối tượng được khảo sát biết bệnh ĐTĐ có thể phòng được (59,40%) và tỷ
lệ biết cách dinh dưỡng hợp lý là cao nhất 41,58%.
Lối sống và thói quen ăn uống của các đối tượng khảo sát
12


Bảng 12: Thói quen của người dân có nguy cơ dẫn đến đái tháo đường
Thói quen

Tần số

Tỷ lệ (%)

Thích ăn ngọt

9


8,91

Uống rượu bia

19

18,8

Hút thuốc lá

14

13,86

Ít hoạt động thể lực

56

55,44

Nhận xét: Có 55,44% người được khảo sát ít hoạt động thể lực.
Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường

Biểu đồ 9: Tỷ lệ tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường
Nhận xét: 6% (6/101) người được khảo sát cho biết trong gia đình đã có người mắc bệnh
đái tháo đường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường:

- Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người 30-69 tuổi tại xã Tam An là 8,91%. Trong đó, nữ
chiếm 77,8%, nam 22,2%.
- Số mới được chẩn đoán qua nghiên cứu là 6,93%, số bệnh nhân cũ đã được chẩn đoán và
điều trị là 1,98%.
- Tỷ lệ tiền đái tháo đường là 11,88%. Trong đó, tỷ lệ nam là 8,3% và nữ là 91,7%.
Các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường của người dân:
- Có 6% người được khảo sát trong gia đình có người bị đái tháo đường.
13


- Có 20,4% người tăng huyết áp.
- Nhóm có BMI ≥ 23 là 24,75%. Tỷ lệ béo phì vùng bụng khá cao 39,60%, trong đó ở nữ
cao hơn nam (95,0% và 5,0%). Lao động nhẹ chiếm đa số 72,2% và ít hoạt động thể lực 55,44%
- Các kiến thức, sự hiểu biết của người dân về bệnh đái tháo đường còn thấp, các yếu tố
nguy cơ gây ĐTĐ và tiền ĐTĐ chưa được biết nhiều. Có 44,55% người biết triệu chứng của đái
tháo đường và 26,73% người biết yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường nhưng chưa biết đầy đủ hết
tất cả các triệu chứng và yếu tố nguy cơ.
Kiến nghị:
- Các kiến thức, sự hiểu biết của người dân về bệnh đái tháo đường còn thấp, các yếu tố
nguy cơ gây ĐTĐ và tiền ĐTĐ chưa được biết nhiều. Cần tăng cường công tác truyền thông để
người dân nâng cao hiểu biết về sự nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng ngừa bệnh đái
tháo đường bằng cách thay đổi lối sống trước khi quá muộn nhằm hạn chế sự gia tăng tỷ lệ mắc
mới của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, giảm tỷ lệ chết, giảm gánh nặng về kinh tế cho cá nhân,
gia đình người bệnh và cho toàn xã hội.
- Thành lập phòng tư vấn để tư vấn và khám sàng lọc, phát hiện người tiền đái tháo đường
và đái tháo đường, giúp bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nâng cao số lượng và
chất lượng mạng lưới y tế quản lý bệnh đái tháo đường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Tuấn, Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Sydney, Australia. Chiều cao của người Việt, trang
web Ngày truy cập 05/11/2010.

2. Nguyễn Vinh Quang (2009), Hướng dẫn sàng lọc và quản lý bệnh đái tháo đường. Nhà xuất bản Y học
Hà Nội.
3. Tạ Văn Bình (2002), Phòng và quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam - Phần 1: Những vấn đề cơ bản
trong chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
4. Tạ Văn Bình (2004), Phòng và quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam - Phần 2: Thực hành lâm sàng
chăm sóc bệnh đái tháo đường. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
5. Viện Nội tiết Trung ương (2009), Tài liệu Dự án Mục tiêu Quốc gia Phòng chống bệnh đái tháo đường.

14



×