Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Luận án tiến sĩ ngữ văn phi trung tâm trong truyện ngắn raymond carver

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẠNH

PHI TRUNG TÂM TRONG
TRUYỆN NGẮN RAYMOND CARVER

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẠNH

PHI TRUNG TÂM TRONG
TRUYỆN NGẮN RAYMOND CARVER
Chuyên ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Mã số: 62.22.02.45

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. LÊ HUY BẮC
PGS.TS. LÊ NGUYÊN CẨN

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công
trình nào khác
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hạnh


Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: GS.TS. Lê Huy Bắc và
PGS.TS. Lê Nguyên Cẩn - những nhà khoa học đã tận tình hướng
dẫn để Luận án được hoàn thành.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Trường Đại học sư phạm Hà
Nội; Trường Đại học Hồng Đức, Khoa Khoa học xã hội, Bộ môn
Văn học nước ngoài - Trường Đại học Hồng Đức - những cơ quan,
đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................5
1.1. Những nghiên cứu về lí thuyết phi trung tâm .................................................5

1.1.1. Nghiên cứu về lí thuyết phi trung tâm ở nước ngoài ....................................5
1.1.2. Nghiên cứu về phi trung tâm ở Việt Nam ...................................................10
1.1.3. Những vấn đề đặt ra ...................................................................................12
1.2. Những công trình nghiên cứu về Raymond Carver......................................14
1.2.1. Nghiên cứu về Raymond Carver ở nước ngoài ..........................................14
1.2.2. Nghiên cứu về Raymond Carver ở Việt Nam..............................................32
Tiểu kết .....................................................................................................................36
Chương 2: PHI TRUNG TÂM NHÂN VẬT ........................................................37
2.1. Đa trung tâm trong tổ chức nhân vật .............................................................37
2.1.1. Tính chất “đồng thời” trong thế giới nhân vật trung tâm ..........................37
2.1.2. Dịch chuyển nhân vật trung tâm .................................................................47
2.2. Phá vỡ sự độc tôn về giới .................................................................................50
2.2.1. Phi trung tâm nam giới ...............................................................................50
2.2.2. Phi trung tâm nữ giới..................................................................................56
2.3. Nhân vật là những “mảnh vỡ” ........................................................................62
2.3.1. Nhân dạng bất toàn sau mảnh ghép ...........................................................63
2.3.2. Nhân vật là những mảnh vỡ không thể kết nối ...........................................69
Tiểu kết .....................................................................................................................73
Chương 3: PHÂN TÁN ĐIỂM NHÌN....................................................................75
3.1. Đa điểm nhìn song hành và lắp ghép..............................................................75
3.1.1. Nhiều điểm nhìn cùng hướng về một sự kiện ..............................................76
3.1.2. Các điểm nhìn song hành và lắp ghép xuyên suốt câu chuyện...................80
3.2. Đối thoại và hoán vị điểm nhìn .......................................................................87
3.2.1. Khách quan hóa điểm nhìn .........................................................................88
3.2.2. Trò chơi luân chuyển điểm nhìn .................................................................93


3.3. Giọng trung tính và vật hóa điểm nhìn ........................................................101
3.3.1. Giọng điệu nước đôi của người kể ...........................................................101
3.3.2. Vật hóa điểm nhìn .....................................................................................105

Tiểu kết ...................................................................................................................110
Chương 4: PHÂN MẢNH CỐT TRUYỆN .........................................................112
4.1. Cốt truyện đa tầng và song song ...................................................................112
4.1.1. Phân tầng cốt truyện không đồng bộ ........................................................113
4.1.2. Phân tầng cốt truyện theo lớp lang ..........................................................121
4.2. Cốt truyện đứt đoạn và tái sinh ....................................................................126
4.2.1. Đứt đoạn và tái sinh được tạo bởi sự sắp xếp phi logic ...........................127
4.2.2. Cốt truyện gián đoạn và kết nối ................................................................134
4.2.3. Đứt đoạn và dư thừa trong cốt truyện tổng - phân - hợp .........................136
4.3. Cốt truyện kết nối tự do và ngẫu nhiên .......................................................138
Tiểu kết ...................................................................................................................146
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...... 151
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Raymond Carver (1939 - 1988) là nhà thơ, nhà văn viết truyện ngắn và thơ,
được xem là “một Chekhov của nước Mỹ hậu hiện đại” [18,215], người đã “thổi
một luồng gió mới vào thế giới truyện ngắn Mỹ, và ngay lập tức trở thành một bậc
thầy về hình thức” (Philadelphia Inquire) [17,trang bìa cuối] có nhiều ảnh hưởng
đến văn chương đương đại thế giới. Là nhà văn của khuynh hướng tối giản
(“minimalism”, còn được dịch là chủ nghĩa cực hạn, chủ nghĩa thiểu tố), Carver
nhất quán với lối viết nghệ thuật đơn giản hóa tới mức tối đa và hết sức kiệm lời
trong trần thuật. Trong văn học, nhờ có ông mà “khái niệm cực hạn được dùng rộng
rãi” (Lê Huy Bắc) và truyện của ông được xem là “cuốn ngụ ngôn cho cả thập kỉ

này” (Jayne Anne Phillips, New York). Nghiên cứu sáng tác của Raymond Carver
làm sáng tỏ hơn về khuynh hướng văn chương tối giản và góp phần minh định vị trí
của nhà văn trong dòng chảy văn học thế giới.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu sáng tác văn chương của Carver trên thế
giới, nhưng đi sâu xem xét và nghiên cứu truyện ngắn của ông từ góc nhìn của nghệ
thuật phi trung tâm - một trong những lí thuyết cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại,
đến nay vẫn còn là khoảng trống. Đề tài nghiên cứu truyện ngắn cực hạn của Carver
dựa trên những định đề của lí thuyết hậu hiện đại và nền tảng của khuynh hướng tối
giản sẽ là hướng tiếp cận có tính khoa học và có tính thực tiễn cao. Mặc dù, Carver
chưa bao giờ và không thích nhận mình là “nhà văn của chủ nghĩa tối giản”, song
sáng tác của ông là minh chứng hiển nhiên không thể chối cãi cho khuynh hướng tối
giản qua những nguyên tắc đặc trưng. Vì vậy, đề tài của luận án góp thêm một
hướng tiếp cận và nghiên cứu về tác phẩm của Raymond Carver.
Kế thừa truyền thống nghệ thuật kể chuyện của A. Chekhov, E. Hemingway,…
Raymond Carver đem lại một hình thức tự sự mới cho văn học Mỹ nửa sau thế kỷ
XX. Bằng lối viết của khuynh hướng tối giản kết hợp với nguyên lí phi trung tâm,
Carver xóa bỏ đặc tính một trung tâm duy nhất trong văn học trước đây, kiến tạo
những trung tâm mới trên nhiều phương diện nghệ thuật, từ nhân vật, điểm nhìn cho
đến cốt truyện,… tạo ra phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng ông, góp phần làm
nên tính chất dân chủ hóa trong đời sống văn chương. Từ đó, tác giả đem lại cơ hội
cho bạn đọc nhập cuộc và nhận ra một diễn ngôn mới của nước Mỹ dưới “thời đại


2
Reagan”, những hoài nghi, bất ổn, những nguy cơ và sự tan vỡ “giấc mơ Mỹ” mà
con người hậu công nghiệp đang hàng ngày, hàng giờ đang phải đối mặt và tìm
kiếm lối đi.
Ở Việt Nam, việc giới thiệu và nghiên cứu Carver cũng như tác phẩm của
ông chưa nhiều. Cho đến nay, ngoài một số luận văn thạc sĩ, chưa có một công
trình nghiên cứu chuyên sâu nào xem xét truyện ngắn Carver từ những đặc trưng

cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại. Hơn nữa, trong nhà trường hiện nay, nhất là
trường đại học, việc tiếp cận với những vấn đề mới của văn học như văn học hậu
hiện đại bên cạnh cơ hội bổ sung kiến thức, trau dồi hoạt động nghiên cứu khoa
học, tích lũy kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đang là một nhu
cầu cần thiết. Nghiên cứu truyện ngắn của một trong số các nhà văn hậu hiện đại
tiêu biểu như Raymond Carver, ở một phạm vi nhất định, đề tài sẽ đóng góp được
nhu cầu trên.
Tất cả những lí do trên là căn cứ khoa học cho phép chúng tôi thực hiện đề
tài: Phi trung tâm trong truyên ngắn Raymond Carver.
2. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, Luận án đặt ra những mục đích cơ bản sau đây:
2.1. Chỉ ra một cách hệ thống những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật phi
trung tâm, về sự tan rã của kiểu nhân vật trung tâm, nghệ thuật phân tán điểm nhìn
và phân mảnh cốt truyện trong truyện ngắn của Raymond Carver.
2.2. Nhận diện những đóng góp của nghệ thuật phi trung tâm trong truyện
ngắn Raymond Carver trong xu hướng dân chủ hóa văn chương thế giới và cảm
quan thời đại của sự đổ vỡ những “giấc mơ Mỹ dưới thời Reagan”, không những
tạo ra dấu ấn riêng cho nhà văn mà còn góp phần làm nên diện mạo của văn học Mỹ
nửa sau thế kỷ XX.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung tìm hiểu nghệ thuật phi trung tâm trong truyện ngắn của
Raymond Carver dựa trên ba phương diện: nhân vật, điểm nhìn và cốt truyện.
3.2. Phạm vi tác phẩm nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của Raymond Carver. Những
trích dẫn tác phẩm đưa vào luận án được chúng tôi trực tiếp dịch từ cuốn Raymond
Carver (2009), Collected stories (Will you please be quiet, please?, What we talk


3


about when we talk about love, Cathedral, Stories from Furious seasons, Fire and
Where I`m calling from, Beginners, Other stories and Selected Essays), The Library
of America (gồm 82 truyện ngắn và 4 tiểu luận), tham khảo một số bản dịch Em làm
ơn im đi được không? (Lâm Vũ Thao dịch (2012), Nxb Văn học), Mình nói chuyện
gì khi mình nói chuyện tình (Dương Tường, Nguyễn Hạnh Quyên dịch (2012), Nxb
Văn hoá Sài Gòn), Thánh đường (Phạm Minh Điệp dịch (2013), Nxb Văn học), một
số truyện ngắn được tuyển chọn trong Truyện ngắn Hậu hiện đại thế giới (Nxb Hội
nhà văn, Trung tâm Văn hoá Đông Tây, 1999).
4. Phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận: Chúng tôi dựa vào nền tảng lí thuyết phê bình
giải cấu trúc trong mối tương quan với mĩ học hậu hiện đại để triển khai đề tài.
* Các phương pháp cụ thể: Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng phối hợp
các phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp lịch sử - loại hình: dùng để khảo sát sự hình thành và vận
động của lý thuyết truyện ngắn hậu hiện đại, đặc trưng và các quan niệm riêng của
các nhà lý luận và Raymond Carver trong các lĩnh vực triết học, văn học, và các
phương diện nghệ thuật trần thuật.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: dùng để tìm hiểu, nghiên cứu một cách
hệ thống các mô hình trần thuật phi trung tâm như nhân vật, điểm nhìn và cốt truyện
theo nguyên tắc hậu hiện đại của Raymond Carver.
- Phương pháp văn hóa - lịch sử: dùng để khảo sát quá trình hình thành
truyện ngắn Raymond Carver (điều kiện triết học, kinh tế - xã hội, văn hóa - nghệ
thuật) và nghiên cứu đặc thù lịch sử, văn hóa, văn học dân tộc trong truyện ngắn
Raymond Carver.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: dùng để nghiên cứu những tương đồng
và riêng biệt trong tư duy nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver với tác giả văn
xuôi theo xu hướng cổ điển, hiện đại và hậu hiện đại trong văn học thế giới.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: dùng để nghiên cứu những biểu hiện
làm nên giá trị nội dung cũng như hình thức nghệ thuật các tác phẩm của Carver.

5. Đóng góp của luận án
5.1. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu truyện ngắn của Raymond Carver
- một nhà văn của khuynh hướng cực hạn dưới góc nhìn của lí thuyết phi trung tâm,
từ đó chỉ ra xu hướng dân chủ hóa trong lối viết truyện ngắn làm nên sức hấp dẫn


4
của văn chương Mỹ những thập niên cuối thế kỉ XX và có sức lan tỏa đến văn
chương đương đại thế giới ở ba bình diện lớn: nhân vật phi trung tâm, nghệ thuật
phân tán điểm nhìn và phân mảnh cốt truyện.
5.2. Từ việc nghiên cứu nghệ thuật phi trung tâm trong truyện ngắn của
Carver, luận án chỉ ra sự tương tác hai chiều giữa sáng tác và cảm quan thời đại. Phi
trung tâm không chỉ làm nên diện mạo, đặc trưng phong cách nghệ thuật của Carver
mà hơn thế, nó góp phần làm nên diễn ngôn về “mặt trái của nước Mỹ dưới thời
Reagan”, một nước Mỹ “ngập ngụa trong sự phân hủy, bế tắc, mất niềm tin và
những đổ vỡ”. Từ đó, hình ảnh nước Mỹ - trung tâm một thời của thế giới, giấc
mộng của con người Mỹ những thập niên cuối thế kỷ XX được thay thế bằng hành
trình kiếm tìm một thế giới mới, thế giới của những cái bình dị, đời thường.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được
cấu trúc thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Phi trung tâm nhân vật.
Chương 3. Phân tán điểm nhìn.
Chương 4. Phân mảnh cốt truyện.


5

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Raymond Carver là nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong phạm vi
nước Mỹ thế kỉ XX mà đến nay, sáng tác cũng như cuộc đời, tiểu sử... của ông vẫn
tiếp tục gây nhiều tranh cãi và là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều
nước. Tuy nhiên, do điều kiện sưu tầm cũng như khả năng tập hợp, xử lí tư liệu nên
bước đầu chúng tôi mới chỉ khảo sát được một số tài liệu nhất định dưới đây.
1.1. Những nghiên cứu về lí thuyết phi trung tâm
1.1.1. Nghiên cứu về lí thuyết phi trung tâm ở nước ngoài
Khái niệm hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại, đến nay, không còn mới
mẻ, tuy vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của chúng là
có thật. Từ Jean-François Lyotard (1924-1998) với Hoàn cảnh hậu hiện đại, J.
Derrida (1930-2004) với Cấu trúc, kí hiệu và trò chơi trong diễn ngôn các khoa học
nhân văn cho đến Liviu Petrescu (1941-1999) với Thi pháp chủ nghĩa hậu hiện
đại,... chủ nghĩa hậu hiện đại đã được bàn luận một cách thấu đáo và hệ thống từ
hoàn cảnh ra đời cho đến những vấn đề về thuật ngữ, thi pháp...
Không phải ngay từ đầu, khi khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại được xác lập
thì các khái niệm mang tính định đề như phi trung tâm, liên văn bản, đa trị, trò
chơi... cũng xuất hiện. Trải qua quá trình phân tích, chứng minh trên nhiều bình
diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, thông tin, công nghệ,... nghĩa là có sự tác
động tổng hợp nhiều yếu tố, các nhà nghiên cứu hậu hiện đại đã rút ra được những
khái niệm mang tính bản chất nhất, đặc thù nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhà
nghiên cứu hậu hiện đại quan niệm thế giới là một khối hỗn độn (chaos). Các sự vật,
hiện tượng đan bện, gắn kết vào nhau, chúng tồn tại không theo một trật tự nào mà
mang tính ngẫu nhiên (contigency). Thừa nhận có sự tồn tại hỗn độn ấy nghĩa là
thừa nhận sự xuất hiện có tính ngẫu nhiên. Do vậy, không có gì là trung tâm hoặc có
xu hướng trở thành trung tâm trong thế giới ấy. Và đặc tính “phi trung tâm” ngay
lập tức có mặt, thế chân cho tính “trung tâm” vốn tồn tại trong quan niệm trước kia.
Đặc biệt, nguyên tắc trò chơi xuất hiện chính thức loại bỏ quan niệm cấu
trúc có tính trung tâm - được trung tâm hoá, đồng thời xác lập sự tồn tại của khái
niệm phi trung tâm bên cạnh khuynh hướng từ bỏ quan niệm tổng thể của tác

phẩm và xác lập quan niệm mới về tính đa trị của văn bản cùng một số nguyên tắc


6
đặc thù khác của chủ nghĩa hậu hiện đại như: mảnh vỡ (phân mảnh), hỗn độn, hư
vô, rễ chùm... Chặng mốc này có thể được xem là một cuộc cách mạng của chủ
nghĩa hậu hiện đại về nhận thức cũng như trong lí luận và khơi mở cho thực tiễn
tiếp nhận văn bản sau này.
Khái niệm “trung tâm” vốn xuất hiện trong chủ nghĩa cấu trúc như là một sự
định danh, định tính của chủ nghĩa hiện đại. J. Derrida cho rằng: “trung tâm là phần
cốt lõi có tính chất sinh tử của mọi hệ thống: đó là nơi mà chúng ta sẽ không có một
phương cách nào thay thế nếu bị khiếm khuyết. Tại trung tâm, một nhân tố duy nhất
có thể hiện hữu là yếu tố trung tâm: không có bất cứ một thành tố nào trong hệ
thống có thể thay thế được nó - trung tâm bao giờ cũng mang tính tuyệt đối” (Dẫn
lại theo Lã Nguyên) [172]. Từ việc phân tích đặc điểm của vai trò trung tâm trong
hệ thống thần học Thiên Chúa giáo La Mã (lấy Thượng Đế làm minh hoạ) cho đến
khuôn mẫu của lí thuyết ngôn ngữ Saussure, Derrida đi đến kết luận: “trung tâm của
một hệ thống là yếu tố không có giá trị tương đương và không có bất cứ một yếu tố
nào trong hệ thống có thể thay thế hay hoán đổi, nó là khởi thuỷ và cũng là chung
cục cho mọi yếu tố trong hệ thống quy chiếu đến”. Từ đó, ông chỉ ra, “trung tâm là
một phần tạo nên hệ thống mà không thuộc về hệ thống, không phải là một thành
phần của tính toàn thể, tính chất trung tâm tự bản chất của nó đã bị phi trung tâm
hoá (decentralization) (Bằng chứng là Thượng Đế sáng tạo thế giới và vũ trụ, điều
hành vũ trụ nhưng không phải là một yếu tố của vũ trụ). Thậm chí là “không thể và
không bao giờ có một hệ thống lí thuyết mang tính chất toàn trị vì trong bất cứ một
hệ thống nào cũng đều có những nhân tố tự do vượt thoát ra ngoài sự chi phối của
trung tâm mà ông gọi đó là trò chơi của ngôn ngữ (play of language)” [171].
Derrida đã tư duy về “trò chơi” từ phía không hiện hữu, phi trung tâm. Ông
viết: “Đã đến lúc phải nghĩ rằng không có trung tâm nào cả, không thể hình dung
về trung tâm trong hình thức của một hữu thể hiện hữu, trung tâm không phải là

thứ tự nhiên, cũng không phải một tiêu điểm cố định mà là một chức năng, một
phi tiêu điểm (nonfocus) cho phép vô số sự thay thế của các kí hiệu hoạt động. Đó
chính là lúc ngôn ngữ xâm lấn khắp cái phổ quát, là lúc mà, trong sự vắng mặt của
một trung tâm hay nguồn gốc, mọi sự đều trở thành diễn ngôn - giả định như
chúng ta có thể đồng ý về từ này - nghĩa là, một hệ thống, trong đó, cái được biểu
đạt trung tâm, cái được biểu đạt khởi nguyên hay siêu nghiệm không bao giờ nằm
hoàn toàn bên ngoài một hệ thống của những khác biệt. Sự vắng mặt của cái được


7
biểu đạt siêu nghiệm đã mở rộng phạm vi và trò chơi của sự biểu đạt nghĩa đến vô
tận” [Dẫn lại 15,119-120].
Tiếp đến, trong Cấu trúc, kí hiệu và trò chơi trong diễn ngôn các khoa học
nhân văn (Structure Sign and Play in the Discourse of Human Sciences), từ việc
nhận thấy trung tâm vừa chi phối cấu trúc đồng thời vừa thoát khỏi cấu trúc tính, J.
Derrida viết: “Trung tâm là điểm mà tại đó sự thay thế các nội dung, các thành tố
hoặc các thuật ngữ không còn có thể nữa. Tại trung tâm, phép hoán vị của sự thay
đổi các thành tố (dĩ nhiên chúng có thể là những cấu trúc bao bọc bên trong một cấu
trúc) bị ngăn cấm. Ít nhất, phép hoán vị này luôn chứa đựng cái bị ngăn cấm. Vì thế,
nó có thể được cho là, trung tâm được tạo nên từ sự xác định duy nhất là ngay chính
cái ở bên trong một cấu trúc mà nó trong khi thống trị cấu trúc thì vượt thoát ra khỏi
cấu trúc. Điều này cắt nghĩa vì sao quan điểm cổ điển về cấu trúc cho rằng: thật
nghịch lí, trung tâm ở bên trong cấu trúc và bên ngoài nó. Trung tâm nằm tại trung
tâm của tổng thể (không phải là một phần của tổng thể), tổng thể có trung tâm của
nó ở một nơi nào khác”. Từ đó, Derrida đi đến khẳng định: “Trung tâm không phải
là trung tâm” (“Center is not the center”) [93,279]. Khi ông đưa ra tiên đề
(axiomatic) này, thực chất là cách ông khẳng định một điều trở thành hiển nhiên,
không có “trung tâm” mà luôn là “phi trung tâm”. Do vậy, phần cuối cùng ở trang
này, J. Derrida tiếp tục nhấn mạnh: “toàn bộ lịch sử của khái niệm cấu trúc phải
được coi như là một chuỗi những thay thế của trung tâm cho trung tâm” (“the entire

history of the concept of structure must be thought of as a series of substitutions of
center for center”) [93,279]. Và khi đề cập đến sự cần thiết phải giải trung tâm trong
cấu trúc, J. Derrida đã mở rộng khái niệm và vai trò của “trung tâm”, trong lịch sử
tư duy phương Tây: “Chức năng của trung tâm không chỉ là định hướng, giữ cân
bằng, và tổ chức cấu trúc - cái không thể hình thành một cấu trúc không được tổ
chức trong thực tế - mà hơn hết, nó tạo ra một sự chắc chắn rằng những nguyên tắc
tổ chức của một cấu trúc sẽ giới hạn những gì chúng ta vẫn gọi là trò chơi tự do của
cấu trúc” [93,278]. Và Derrida phân biệt đặc thù của chủ nghĩa hiện đại là sự đồng
nhất của trung tâm bằng tư tưởng về chủ thể hay tư tưởng về tác giả thì đến chủ
nghĩa hậu hiện đại là khuynh hướng giảm thiểu vai trò sáng tạo của tác giả trong
tính độc đáo của văn bản văn học, dẫn tới tuyên bố sự biến mất của người kể
chuyện. Đồng thời, Jacques Derrida khi phê phán cơ sở của chủ nghĩa cấu trúc dựa
vào nền tảng một trung tâm đã chỉ ra những hạn chế của quan niệm một trung tâm


8
đối với trò chơi tự do, và tác giả so sánh, theo chủ nghĩa cấu trúc, trung tâm là
không thể thay thế được, là “sự đóng khung” mang tính bền vững và giới hạn những
khả năng của “trò chơi tự do” (“free play”), trong khi đó, thực tế là, ông chứng
minh một trung tâm đã được thay thế cho một trung tâm khác, từ đó tạo nên sự thay
đổi nhận thức luận.
Khái niệm phi trung tâm trong cuốn Postmodern terms - Absence to Curtain
Wall (Thuật ngữ hậu hiện đại - Sự thiếu vắng để che phủ bức tường) được định
nghĩa là “nhìn thế giới qua những đôi mắt khác hoặc tập hợp các quan điểm khác về
thế giới qua tầm nhìn của riêng mình” [182]. Nghĩa là khái niệm đã chú ý đến người
viết và người đọc khi đặt quan điểm riêng và chung ngang nhau. Theo Từ điển
Oxford, mục từ “phi trung tâm” lại được chú ý ở phạm vi chủ thể con người (mở
rộng ra có thể là nhân vật, tác giả, bạn đọc...) với việc “loại bỏ hoặc thay đổi chủ thể
cá nhân con người, chẳng hạn như tác giả của một văn bản khỏi một vị trí chính
hoặc khỏi vai trò trung tâm” [184]. Cũng có ý kiến cho rằng: “Tuy vậy, phi trung

tâm hậu hiện đại được xác định không phải bằng sự vắng mặt của tất cả trung tâm
mà bằng đa trung tâm như là sự nổi bật của nhiều trung tâm và sự khẳng định trung
tâm này hoặc trung tâm khác, bao gồm những nhóm và khu vực trước đây được
xem là thứ yếu” [183].
Trong Encyclopedia of Contemporary Literary Theory: Approaches,
Scholars, Terms (Bách khoa toàn thư về lí thuyết văn học đương đại: trường phái,
học giả và thuật ngữ), khái niệm phi trung tâm không được định nghĩa riêng biệt
mà được đưa ra trong sự đối sánh với khái niệm “trung tâm”, như sau: “Mỗi xã hội
có xu hướng nhận thức hiện thực theo những cách ít hoặc nhiều mạch lạc và duy trì
những giá trị hệ thống và giá trị mang tính hệ thống phổ quát. Những giá trị này tạo
thành các nền tảng hoặc các trung tâm của nó và thường được xem như những cấu
trúc bền vững, là một phần của một hệ thống đóng kín. Nếu giả định có sự tồn tại
của một trung tâm, thì những cách nhận diện khác về hiện thực và những giá trị
khác hẳn là phải bị bỏ qua, bị đàn áp hoặc bị loại ra ngoài lề. Nói cách khác, hiện
thực và giá trị (hiện tồn) không mang tính phổ quát mà phụ thuộc vào quan điểm
văn hóa, xã hội, kinh tế, và chính trị đặc thù. Thông qua việc xem xét lại theo các
quan điểm này, một trung tâm đang tồn tại có thể trở nên bất ổn, bị biến chất, bị giải
cấu trúc, tức là bị phi trung tâm” [127,518].
Xuất phát từ quan điểm nhìn nhận cấu tạo của một xã hội không phải chỉ có


9
một nền tảng, một trung tâm mà là tầng tầng lớp lớp các khả năng trung tâm cùng
tồn tại và hoàn toàn có thể chi phối lẫn nhau, nhà nghiên cứu đã khẳng định sẽ
không có sự tồn tại của một trung tâm duy nhất khi con người sống trong trung tâm
đó nhận diện lại mọi thứ, về hiện thực cũng như về các giá trị đang được tôn thờ.
Vẫn trong phần trình bày này, tác giả còn chỉ rõ: “Phê bình hậu cấu trúc xem việc
phi trung tâm các giá trị và các quan điểm trong văn học và trong các ngữ cảnh khai
sinh ra nó như là nhiệm vụ cốt tử của nó” [127,518].
Và ngay sau đó, để làm rõ hơn quan điểm phi trung tâm, cuốn sách còn dẫn

quan điểm của Michel Foucault, “không có trung tâm mà luôn có những hành động
giải trung tâm, là chuỗi hành động ghi nhận sự chuyển tiếp ngập ngừng từ hiện hữu
sang vắng mặt, từ thừa thãi sang thiếu hụt” [127,518].
Từ đó, có thể hiểu, khái niệm phi trung tâm là sự phủ nhận quan niệm tồn tại
một trung tâm trước đó và khẳng định, tồn tại xã hội, hay tồn tại văn học lẫn các
ngữ cảnh luôn được xác lập bởi đặc tính “phi trung tâm” bởi trong một hệ thống các
giá trị, bản thân chúng đã có nhiều trung tâm tồn tại và chiếm giữ chức năng như
nhau, chưa kể đến hệ thống ấy lại cũng mới chỉ là một phần của một hệ thống khác
có vai trò tương đương hoặc rộng lớn hơn.
Trong cuốn A Dictionary of Literary and Thematic Terms (Từ điển thuật ngữ
theo chủ đề và văn học) của Edward Quinn có mục “center / decenter” đã đưa ra sự
đối sánh giữa hai khái niệm này như sau: “Đây là những thuật ngữ cơ bản trong giải
cấu trúc và chủ nghĩa hậu cấu trúc. Theo những lí thuyết này, “trung tâm” là một
nền tảng vững chắc dựa trên một sự nhận thức, một quan niệm, hoặc đơn giản là
một trật tự các từ. Nhiệm vụ của chủ nghĩa hậu cấu trúc là chỉ ra “trung tâm” này
không phải là một điều kiện tự nhiên như thế nào mà là một cấu trúc xã hội có
nguồn gốc trong một hệ thống nhị nguyên của những thuật ngữ đối lập, trong đó
thuật ngữ này có sức mạnh hơn thuật ngữ kia, ví dụ, sự thiên vị mang tính truyền
thống coi trọng nam hơn nữ hoặc văn nói hơn văn viết.
Trong sự phân tích những giá trị này, chủ nghĩa hậu cấu trúc cố gắng phi
trung tâm chúng, phá bỏ chúng từ địa vị cao của chúng như là một chân lý “để nó ra
đi mà không cần phải nói”. Mặc dù, vấn đề phi trung tâm, một lần nữa bắt đầu mà
không có sự kết thúc, bởi vì nó không thể giản đơn là sự thay đổi vị trí một trung
tâm này sang một trung tâm khác. Vì thế, giải cấu trúc của văn bản văn học là sự vô


10
tận, nó không bao giờ đạt tới SỰ KẾT THÚC (CLOSURE), mà chỉ sự bế tắc có đặc
điểm giống như SỰ KHÓ KHĂN NAN GIẢI ” [139,70-71].
Tiếp đó, tác giả còn khẳng định: “Tác nhân của trung tâm/phi trung tâm

không phải là tính trung tâm truyền thống nội tại, mà là chủ thể phi trung tâm,
người mà không có sức mạnh mà cũng không tự do” [139,71].
Căn cứ vào những nguồn tư liệu trên, chúng tôi nhận thấy, tất cả các tác giả
đều khẳng định phi trung tâm là nguyên tắc nổi trội của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Song, cụ thể, nguyên tắc này được biểu hiện trên những phương diện nào trong văn
bản thì chưa thấy được đề cập tới. Có lẽ, không có ngoại lệ cho những biểu hiện
được gắn với khái niệm “trung tâm” trước kia như nhân vật, nhà văn, bạn đọc, cốt
truyện, điểm nhìn... Do đó, khi đối lập với nguyên tắc “trung tâm”, nguyên tắc phi
trung tâm phủ nhận các biểu hiện trước đó đã có, nghĩa là sẽ có phi trung tâm nhân
vật, phi trung tâm tác giả (phi trung tâm điểm nhìn, giọng điệu, ngôi kể...), phi trung
tâm bạn đọc,... dẫn tới tính đa trị khi tiếp nhận văn bản tác phẩm.
1.1.2. Nghiên cứu về phi trung tâm ở Việt Nam
Tác giả Phương Lựu phân biệt rất sáng rõ khái niệm hậu hiện đại, tính hậu
hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại trong cuốn Lý thuyết văn học hậu hiện đại.
“Hậu hiện đại là một khái niệm lịch sử xã hội, có ý kiến cho đó là xã hội hậu
công nghiệp hoặc xã hội thông tin xuất hiện sau Thế chiến II, có người cho đó là
một giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản phát triển. Tính hậu hiện đại chỉ tính đặc
trưng của thời kì hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu văn hóa
kết tinh những đặc trưng của xã hội hậu hiện đại” [40,56]. Ở Việt Nam, nếu khái
niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại có sự định hình ổn định hơn thì khái niệm phi
trung tâm tuy không nhiều nhưng đã được một số nhà nghiên cứu bàn tới. Một
trong những người đầu tiên nghiên cứu khá sâu về “hiện tượng phi trung tâm
hóa” là tác giả Lê Huy Bắc. Từ năm 1999, công trình Ernest Hemingway - Núi
băng và hiệp sĩ của ông khi tìm hiểu về kiểu nhân vật trung tâm (phần hai) đã
dành toàn bộ chương hai (54 trang) để làm rõ kiểu nhân vật trung tâm và hiện
tượng phi trung tâm hóa trong sáng tác của Hemingway. Chúng tôi đặc biệt quan
tâm tới hai vấn đề mà cuốn sách đưa ra: Một là, tác giả khẳng định trước
Hemingway, hiện tượng phi trung tâm đã có từ truyện ngắn của A. Chekhov, tiểu
thuyết Nông dân của O. Balzac, Tội ác và hình phạt của Dostoievski, sau
Hemingway có Trăm năm cô đơn của Marquez, Sự bất tử của Kundera, Ulysses



11
của J. Joyce, Âm thanh và cuồng nộ của Faulkner,… “chứng tỏ phi trung tâm
nhân vật là một trong những nét thi pháp được nhiều nhà văn thế kỉ XX kế thừa
và phát huy” [6,180] nhưng điểm khác nhau giữa phi trung tâm thế kỉ XX với
trước kia là, đến thế kỉ XX, “dung lượng các tác phẩm thường ngắn” [6,179].
Trong đó, với “kiểu nhân vật trung tâm gắn với ngôn từ đối thoại, Hemingway
xứng đáng là một trong những bậc thầy của nghệ thuật phi trung tâm” [6,181].
Hai là, về khái niệm phi trung tâm, công trình khẳng định: “việc tăng nhân vật
trung tâm trong một tác phẩm nhìn từ góc độ khác ta có thể xem đấy chính là
hiện tượng phi trung tâm hóa nhân vật trong văn chương” [6,178].
Sau này, Lã Nguyên, trong bài viết Giải cấu trúc luận theo cách hiểu của tôi,
diễn đạt và thâu tóm lại một cách dễ hiểu và khái quát. Ông không đưa ra khái niệm
mà chỉ ra: “Quan điểm hiện đại đề cao tư duy lí tính, tinh thần hợp lí và nguyên tắc
“hướng tâm”, “tập quyền”... Quan điểm giải cấu trúc luận, hậu hiện đại đề cao
nguyên tắc “phi trung tâm”, nguyên tắc “tản quyền”... không thể nào có một hệ
thống tri thức theo kiểu bách khoa, tổng hợp vừa toàn diện lại vừa nhất quán. Tri
thức chỉ có thể là những “mảnh”, những “trích đoạn” của vô số ngữ cảnh văn hoá
mang tính cục bộ” [171].
Tiếp đến, vào năm 2012, trong chương bốn của cuốn Văn học hậu hiện đại
- lí thuyết và tiếp nhận, Lê Huy Bắc tuy không bàn tới khái niệm phi trung tâm
nhưng tiếp tục chỉ ra rằng: “Hemingway là bậc thầy của nghệ thuật phi trung tâm
hoá. Trong sáng tác của mình, Hemingway đi ngược lại truyền thống hiện đại khi
ông dành số trang rất ít để kể về nhân vật chủ chốt. Toàn bộ truyện, ông dành cho
một câu chuyện hấp dẫn nhưng chủ đích của ông không nằm ở nội dung được kể
mà nằm trong sự quan sát từ một nhân vật khác trong truyện. Nhân vật này sau đó
hiện lên với tư cách là “trung tâm”, đầu mối của mọi suy luận về nghĩa của
truyện” [14,50]. Nghĩa là, tác giả khẳng định có hơn một nhân vật trung tâm tồn tại
trong tác phẩm. Hướng phân tích này gợi mở và định hướng cụ thể cho chúng tôi

khi triển khai lí luận phi trung tâm vào thực tiễn tiếp nhận tác phẩm.
Đến năm 2013, bản chất của khái niệm này tiếp tục được Lê Nguyên Cẩn đề
cập trong bài viết Về một vài khái niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại như sau: “phi
trung tâm hoá nghĩa là tạo ra nhiều trung tâm, mỗi nhân vật trong tác phẩm trở
thành một trung tâm của một câu chuyện nào đó; giữa các câu chuyện này có thể
hoặc không có mối liên hệ nào và không có khả năng kết hợp lại với nhau; tất cả tạo


12
thành mảnh vỡ được khớp nối theo sở thích của tác giả. Vì thế, khi đọc tác phẩm
hậu hiện đại, người đọc sẽ phải phiêu lưu trôi dạt theo các mảnh vỡ mà không nắm
bắt được câu chuyện vả lại cũng không có một câu chuyện nào theo mô hình kể
chuyện truyền thống được đưa ra ở đây” [48,18]. Và như vậy, theo tác giả, trong
văn học, chỉ khi nào vừa có phi trung tâm vừa có mảnh vỡ thì khi ấy mới tạo ra dấu
ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại. Cách giải thích cụ thể, dễ hiểu này thực sự hữu ích
giúp chúng tôi thông tỏ hơn bản chất của khái niệm.
Theo Lê Văn Trung, trong bài Nhân vật hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1986, “phi trung tâm hóa nhân vật nghĩa là trong tác phẩm, đôi khi người
đọc khó xác định được đâu là nhân vật trung tâm, hoặc cùng một lúc xuất hiện
nhiều nhân vật có khả năng trung tâm đứng cạnh nhau, đối thoại nhau. Mỗi nhân vật
phải gánh vác một hoặc nhiều chủ đề chính” [45,92].
Tóm lại, khi nghiên cứu về khái niệm phi trung tâm, cho đến nay, các công
trình nghiên cứu thường quy về bốn phương diện cơ bản:
1. Làm rõ khái niệm phi trung tâm (có nhiều trung tâm) và chỉ ra sự gắn kết
của nó với tính đa trị và đa chủ đề trong tác phẩm.
2. Hiện tượng phi trung tâm mới được xem xét ở phương diện nhân vật và
phương diện này đã có từ các tác phẩm văn chương thế kỉ XIX chủ yếu ở thể loại
tiểu thuyết, ngoại trừ thể loại truyện ngắn có Chekhov.
3. Gắn với xu hướng phi trung tâm ở thế kỉ XX là đặc tính: dung lượng tác
phẩm ngắn và chủ yếu ở những tác phẩm có lời đối thoại chiếm ưu thế.

4. Khẳng định nguyên tắc phi trung tâm chỉ trở thành dấu ấn riêng của chủ
nghĩa hậu hiện đại khi nó gắn liền với nguyên tắc mảnh vỡ (theo tính chất sóng đôi).
1.1.3. Những vấn đề đặt ra
Dựa vào tất cả những khảo cứu trên, theo chúng tôi, phi trung tâm là hiện
tượng phân tán trung tâm (phá vỡ chỉnh thể, không có tính đồng nhất, nguyên
phiến) để tạo thành các trung tâm mà mỗi trung tâm mang một nghĩa độc lập, có
sức sống nội tại và có khả năng tương tác với nhau.
Từ đó, vấn đề đặt ra là, đa trung tâm có phải là phi trung tâm không? Khi
trao đổi Về một vài khái niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại, Lê Nguyên Cẩn khẳng
định: “Các nhà hậu cấu trúc dùng cách diễn giải phá hủy (destructif), chẳng hạn, J.
Derrida thay tư tưởng về một trung tâm bằng sự phi trung tâm hóa, chỉ ra khả năng
không thể tích hợp lại của sự vật hiện tượng, trong khi đó các nhà giải thích học


13
đưa ra cách giải thích xây dựng (constructif), tạo ra đa trung tâm (le pluricentrisme)
nghĩa là các trung tâm đều tồn tại đồng thời, không loại trừ nhau… Chủ nghĩa
hậu hiện đại tiếp nối sửa chữa các “khiếm khuyết” bằng các đặc điểm trái ngược,
mà đầu tiên là quan niệm về giải trung tâm hóa mà không phải là giải cấu trúc
hóa” [45,12]. Theo đó, đa trung tâm hay phi trung tâm là cách gọi tên khái niệm
của các nhà nghiên cứu theo những hướng nghiên cứu khác nhau. Về bản chất,
chúng có điểm giao thoa. Theo chúng tôi, đa trung tâm là phi trung tâm khi nó có
khả năng tương tác. Về nguyên tắc, muốn tạo nghĩa phải có trung tâm, do đó, vấn
đề phi trung tâm không phải là phủ nhận trung tâm mà nó hướng tới một hoặc
nhiều trung tâm mới.
Cũng liên quan đến cách dịch khái niệm, chúng tôi xin được làm rõ thêm
vấn đề lựa chọn từ dùng làm khái niệm trong luận án. Những Từ điển mà chúng
tôi hiện có và tham khảo (A Dictionary of Literary and Thematic Terms (Từ điển
thuật ngữ theo chủ đề và văn học) của Edward Quinn, Postmordern terms Absence to Curtain Wall (Thuật ngữ hậu hiện đại - Sự thiếu vắng vách ngăn),
Encyclopedia of Contemporary Literary Theory: Approaches, Scholars, Terms

(Bách khoa toàn thư về lí thuyết văn học đương đại: trường phái, học giả và thuật
ngữ), Từ điển Oxford đều sử dụng khái niệm decenter. Đáng chú ý là, khái niệm
decenter được dùng trong các Từ điển thuật ngữ hầu hết đều được đặt trong tương
quan so sánh: center và decenter với mục đích chỉ rõ xu hướng dịch chuyển khái
niệm này trong nghiên cứu phê bình văn học. Center vốn được dùng với chức
năng từ loại vừa là danh từ vừa là động từ, cho nên chúng tôi cho rằng, trong mối
tương quan giữa chúng, khi thêm tiền tố de vào trước danh từ/động từ center thì
decenter được sử dụng với chức năng vừa là động từ vừa có thể được hiểu như
danh từ. Do đó, trong luận án, chúng tôi thống nhất cách lựa chọn thuật ngữ
decenter cho cả hai cách sử dụng từ loại này.
Hai là, decenter nên dịch là phi trung tâm hay giải trung tâm? Thực ra, cách
chuyển dịch nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng tôi nghĩ, bản chất thuật ngữ
không thay đổi, chỉ là cách chuyển dịch tên gọi sang tiếng Việt. Bấy lâu, ở Việt
Nam, vẫn dịch deconstruction là giải cấu trúc hoặc “cái chết của chủ thể còn được
các nhà nghiên cứu gọi là phản chủ thể, phi tôi, giải tôi” [2,26], nghĩa là giải được
dùng giống như phi… Các nhà hậu hiện đại, khi đề xuất các định đề triết học của
mình, “thường sử dụng với số nhiều thậm phồn, đa (hyper, multy) như đa nguyên,


14
đa trị, đa điểm nhìn… Và đương nhiên để phát lộ được những cái đa đó, cần phải
xuất hiện một phạm trù giải, đả phá (tiếp đầu ngữ de, giải cấu trúc, giải trung
tâm,…), hiệu quả kéo theo là những cái độc tôn đều chết (dead, cái chết của tác giả,
cái chết của chủ thể…). Đặc tính phi trung tâm xuất hiện” [14,35-36]. Theo cách
lí giải này, giải trung tâm là một phạm trù, còn phi trung tâm là đặc tính. Chúng
tôi nhận thấy, ranh giới trong cách dịch tiền tố de là phi hay giải thực ra cũng
chưa hoàn toàn phân định một cách rõ ràng, đôi khi, chúng vẫn được dùng theo
nghĩa tương đương, có thể thay thế cho nhau. Vì vậy, theo chúng tôi, tiền tố de
trong decenter có thể được dịch là phi hoặc giải cùng hiểu theo nghĩa, chúng
không phải là sự phủ nhận mà là xóa bỏ tính duy nhất của một trung tâm để thay

thế và xác lập thêm những trung tâm mới. Trong luận án, chúng tôi thống nhất
cách gọi là phi trung tâm.
Như vậy là, khi bàn về phi trung tâm, ngoài việc làm rõ khái niệm, cách hiểu
(có thể được hiểu là tạo ra nhiều trung tâm cùng tồn tại song hành trong tác phẩm,
không chỉ phi trung tâm về nhân vật mà còn về nhiều các phương diện nghệ thuật
khác như cốt truyện, giọng điệu, điểm nhìn, tác giả, bạn đọc...) thì cần thấy được phi
trung tâm cùng với tính chất mảnh vỡ tạo nên dấu ấn đặc trưng của chủ nghĩa hậu
hiện đại. Vấn đề này được manh nha từ thế kỉ XIX nhưng thực sự đến thế kỉ XX, nó
mới được cắt nghĩa rõ nét trên nền tảng của các định đề triết học, chính trị, xã hội,
kinh tế… Và sự phát triển của nó cũng mang những dấu ấn mới (dung lượng, mức
độ phổ biến - trở thành một xu hướng, khả năng tiếp nhận…).
1.2. Những công trình nghiên cứu về Raymond Carver
1.2.1. Nghiên cứu về Raymond Carver ở nước ngoài
Trên thế giới, nhiều công trình cung cấp cái nhìn toàn diện và hệ thống về
Raymond Carver, từ cuộc đời cho đến tác phẩm của ông trên nhiều bình diện khác nhau.
Từ góc độ tiểu sử học, William Stull, giáo sư Đại học Hartford, chuyên gia
về Raymond Carver ở Mỹ đã giới thiệu tương đối đầy đủ về con người, cuộc đời, sự
nghiệp, khuynh hướng, phương pháp sáng tác và những nỗ lực cách tân nghệ thuật
của nhà văn qua tiểu luận Raymond Carver: Biographical Essay (Tiểu luận tiểu sử
Raymond Carver). Bài này, ban đầu, được công bố trên Từ điển tiểu sử văn học, cho
đến nay được coi là cuốn tiểu sử chính xác nhất về Carver. Sau này, khi tái bản
cuốn Tuyển tập truyện ngắn của Carver, năm 1999, phần cuối tuyển tập là 62 trang
viết của William L. Stull và Maureen P. Carroll về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp


15
của nhà văn (từ trang 957 – 1019) hết sức cụ thể, giúp bạn đọc có thể tiếp cận một
cách chính xác và hệ thống những thông tin về Carver.
Ngay sau khi Carver mất (1988), người ta ngày càng ngạc nhiên trước sức
hấp dẫn của những truyện ngắn của ông. Nhà phê bình Phillip Carson đi sâu vào các

chi tiết rất riêng tư trong đời sống của nhà văn, đã cung cấp cho bạn đọc nhiều
thông tin thú vị về quan niệm sống và viết của Carver trong Nhãn quan của
Raymond Carver (gồm hai kỳ). Khái quát một cách trọn vẹn nhất về Carver, Phillip
viết: “Tuổi trẻ lạc quan, lập gia đình sớm, nghiện rượu, suýt chết, hồi phục, bình
tâm – tất cả đều không đơn giản, và tất cả đều có trong tác phẩm của ông” [167].
Tác giả công trình chỉ ra sự nhất quán trong xu hướng vận động và thay đổi từ
cuộc đời sang sáng tác của nhà văn theo hai giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất
gắn liền với cảm quan bế tắc, bi quan, chán nản của Carver khi chìm đắm trong
giai đoạn nghiện rượu. Giai đoạn thứ hai là sự thay đổi bất ngờ và quyết liệt trong
cả cuộc đời và sáng tác gắn liền với Điều tốt lành nho nhỏ. Đây chính là truyện
ngắn “được giới phê bình khen ngợi, nhận giải thưởng văn học năm 1983 và giải
Pushcart cùng năm” [167,3].
Và cùng với Marshall Bruce Gentry, năm 1990, William Stull tiếp tục biên
soạn cuốn Conversations With Raymond Carver (Trò chuyện với Raymond Carver).
Cuốn sách này là công trình tập hợp 18 bài viết của 18 tác giả hoặc phỏng vấn hoặc
nghiên cứu về Carver và tác phẩm của ông như Schumacher, Francesco Durante,
Mono Simson and Lewis Buzbee, Kay Bonetti, Patricia Morrison... Những công trình
này hé lộ cho bạn đọc nhiều thông tin quan trọng về cuộc đời cũng như lối viết truyện
ngắn và thơ của nhà văn. Đáng chú ý là trong bài After the Fire, into the Fire: An
Interview with Raymond Carver (Sau đám lửa, vào trong lửa: Một cuộc phỏng vấn
với Raymond Carver), Michael Schumacher đã khẳng định: “Trong hai thập niên gần
đây, Raymond Caver là một trong những ẩn số được lưu giữ tốt nhất trong thế giới
văn chương. Hầu hết truyện ngắn và thơ của ông được tạp chí văn học và những tờ

báo nhỏ xuất bản, được đông đảo bạn đọc đón nhận đầy hứng thú, và dường như
những tác phẩm ấy đều thu được rất nhiều sự chú ý” [154,214].
Trong khi đó, đến năm 1990, Francesco Durante trong bài Raymond Carver
and His World (Raymond Caver và thế giới của ông) lại gọi Carver là “nhà luyện
kim, người đã chưng cất ở một mức độ cao nhất của sự hoàn hảo, một thể loại văn
học được xem là tinh hoa vốn chỉ mười năm trước đó dường như chẳng được



16

mấy sự quan tâm …” [154,192]. Tác giả này còn chỉ ra tiêu chí quan trọng bắt
buộc duy nhất mà Carver đã từng tuyên bố khi viết văn là: “viết về cái thường nhật,
và nói không phải về những nhóm giai tầng mà về con người”, từ đó đi đến kết
luận: “Carver là người đàn ông sở hữu những tác phẩm có giá trị” [154,193].
Năm 1995, trường Đại học Iowa cho tái bản cuốn sách Raymond Carver An
Oral Biography (Raymond Carver – Bản tiểu sử bằng lời nói). Cuốn sách này dựa
trên cuốn Khi chúng ta nói về Raymond Carver (When We Talk About Raymond
Carver - Gibbs Smith, 1991) thêm vào nhiều cuộc trò chuyện bằng hình thức phỏng
vấn với các nhà văn là bạn của Carver (như Dick Day, Donald Justice, Richard
Ford, Tobias Wolff…) và vợ đầu của ông, Maryann. Từ đó, bạn đọc có cái nhìn đa
chiều về Raymond Carver.
Năm 1997, Gary William trong bài Raymond Carver đã giới thiệu khái quát
và hệ thống các tác phẩm của Carver cùng một số ảnh hưởng quan trọng trong cuộc
đời riêng của nhà văn (con đường học vấn, hôn nhân, ảnh hưởng của một số nhà
văn đến Carver...). Đặc biệt, khi nghiên cứu tập truyện Em làm ơn im đi được
không? của Carver, tác giả chỉ ra hệ thống nhân vật trong hầu hết các truyện trở
thành “những nhân vật đặc trưng của Carver là những nữ tiếp viên, người đưa thư,
nhân viên bán hàng, công nhân sữa, thợ cơ khí, bộ sưu tập của những người thất
nghiệp” [160,27] bên cạnh một vài người làm nghề được chú ý hơn trong xã hội
như giáo viên, nhà văn, bác sĩ... Do vậy, khá nhiều công trình đã khẳng định, thế
giới nhân vật của Carver phản chiếu được “mặt tối của nước Mỹ thời Reagan”.
Mười năm sau cái chết của Raymond (năm 1998), Richard Ford, nhà văn
người Mỹ chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết, đã ghi lại những ấn tượng của
mình về lần đầu tiên gặp Raymond Carver vào năm 1977, khi Raymond Carver
chưa phải là nhà văn nổi tiếng và cảm nhận của bản thân về con người cũng như
tác phẩm của Carver qua bài viết Good Raymond. Người đã có quá trình dài gắn

bó và thân thiết với Carver đã nhận xét: “Với tôi, chất lượng lớn nhất của những
truyện ngắn của Raymond Carver không phải là chúng đã vẽ ra cuộc sống của con
người được bao nhiêu, hoặc làm thế nào với cuộc sống của họ mà là làm thế nào
để lay chuyển được sự lựa chọn của họ từ những tác phẩm nghệ thuật - ấy là sự
tiếp nhận cuộc sống từ những sẻ chia tích cực…” [100,70]. Ông còn giả định rằng:
“Nếu trong những năm tới, Raymond trở thành nhà văn được mọi người yêu thích
là do những truyện ngắn của Raymond đã chia sẻ với bạn đọc một sự hiểu biết


17
rằng, cuộc sống đôi khi có thể làm cho bạn muốn cắn vào chiếc ly rượu Scoth,
nhưng rốt cục ta đều có thể hóa giải được những điều mà nó mang lại. Đây là một
trong những lí tưởng nghệ thuật lâu đời nhất và có vẻ như rất đơn giản nếu được
thực hiện hoàn hảo” [100,72].
Theo một hướng nghiên cứu khác, vào năm 2002, Harold Bloom trong công
trình Bloom’s Major Short Story Writers: Raymond Carver (Những nhà văn viết
truyện ngắn tiêu biểu của Bloom: Raymond Carver), tập trung vào sáu truyện ngắn
tiêu biểu của Carver bao gồm: Mình đang gọi từ đâu, Nhà thờ, Cơn sốt, Dây cương,
Bọn mình nói chuyện gì khi bọn mình nói chuyện tình theo hướng trình bày: tóm tắt
cốt truyện, hệ thống lại các nhân vật trong truyện và tập hợp lại các bài nghiên cứu
phê bình của các nhà nghiên cứu về truyện ngắn này. Cuốn sách là nguồn tư liệu
được tập hợp có hệ thống, giúp chúng tôi định dạng dễ dàng hơn một số vấn đề
đang được quan tâm như Carver và chủ nghĩa tối giản, nhân vật trong mối quan hệ
với người kể chuyện, điểm nhìn… mà đây đó chúng tôi đã có được từ một số tạp
chí, bài báo nhưng chưa hệ thống và đầy đủ.
Năm 2003, Kristin Dota trong Raymond Carver: Life and Works (Raymond
Carver: cuộc đời và tác phẩm) không chỉ giới thiệu khái quát về cuộc đời nhà văn
mà còn dành phần lớn để trao đổi về các tác phẩm cùng những quan điểm phê bình
của các nhà nghiên cứu khác về Carver. Ngay từ những dòng giới thiệu đầu tiên, tác
giả nhấn mạnh: “Raymond Carver được coi là một trong những nhà văn viết truyện

ngắn và nhà thơ Mỹ quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Tác phẩm của ông phản
ánh hai giai đoạn riêng biệt trong cuộc sống của mình”[94,2]. Phần trao đổi về tác
phẩm, Dota cũng thừa nhận một số ý kiến phê bình trước đó rằng nhân vật của
Carver ở tập Thánh đường đã có sự thay đổi so với những sáng tác trước kia. Nếu
trước kia “nhân vật thường im lặng và hoang mang trước những biến cố…” thì sau
này “nhân vật nói ra suy nghĩ hoặc hy vọng, dù cho cuộc sống của những con người
lao động có khó khăn và phải tranh đấu. Đến cuối truyện, nhân vật đang lập kế
hoạch thay thế một cách có hiệu quả…” [94,14].
Đến năm 2006, cuốn What it Used to Be Like: A Portrait of My Marriage to
Raymond Carver (Cái nó luôn giống là: Bức tranh hôn nhân của tôi với Raymond
Carver) của Maryann Burk Carver - người vợ đầu tiên của R. Carver ra mắt, cung
cấp cho bạn đọc nhiều thông tin về cuộc hôn nhân của họ cùng những nỗ lực mà
Carver đã trải qua trong cuộc sống và sự nghiệp.


18
Cùng năm, cuốn The Heath Anthology of American Literature (Tuyển tập văn
học Mỹ Heath), do Paul Lauter chủ biên đã dành 5 trang, từ trang 886 đến 890 để giới
thiệu về Raymond Carver. Phần về Carver, bên cạnh việc giới thiệu tác giả, cuốn sách
đặc biệt chú ý đến nhân vật: “Nhân vật của Raymond Carver được gọi là mất mát,
thiếu hụt. Những nghiên cứu của Carver về nhân vật cho thấy một cái nhìn sắc lạnh
về đời sống nội tâm phức tạp của người nghèo làm việc tại Hoa Kỳ những năm 1970
và 1980: bất cứ lúc nào, bất cứ ai đều có thể mất tất cả mọi thứ: không chỉ bị mất địa
vị hiện tại mà còn bị mất cả lòng tin, tình yêu và sự thật” [121,886].
Sau này, tạp chí The New York Times đã tập hợp tương đối hệ thống những
bài giới thiệu tiêu biểu các công trình nghiên cứu về Raymond Carver và tác phẩm
của ông từ những năm 1988 cho đến năm 2007 như: For Raymond Carver, a
Lifetime of Storytelling (Với Raymond Carver, suốt cuộc đời kể chuyện); Raymond
Carver: A Still Small Voice (Raymond Carver:Một giọng điệu thì thầm); Media
Talk, Esquire Editor Helps Uncover Carver Stories (Cuộc nói chuyện truyền thông,

biên tập viên Esquire giúp khám phá truyện ngắn của Carver); The Real Carver:
Expansive or Minimal?(Carver thực sự: mở rộng hay tối giản?)... Trong đó, các tác
giả chủ yếu viết về cuộc đời và những ảnh hưởng từ cuộc đời của ông lên trang viết,
về giọng điệu văn chương và lối kể chuyện nhẹ nhàng, ngắn gọn mà chính xác, cụ
thể của Carver…
Sự vinh danh nhà văn không chỉ dừng lại ở đó. Năm 2009, cuốn Raymond
Carver, A Writer’s Life (Raymond Carver, cuộc sống một nhà văn) của Carol
Sklenicka được tạp chí New York Times bình chọn là một trong mười cuốn sách
hay nhất của năm, gồm 538 trang, viết về cuộc đời gắn liền với quá trình sáng tác
của R. Carver rất cụ thể, đặc biệt nhiều chương mục được lấy tên từ tác phẩm của
ông. Trong đó, tác giả cuốn sách còn trao đổi nhiều ý kiến với các nhà nghiên cứu
khác khi bàn về sáng tác của Carver.
Năm 2012, Chad Wriglesworth (Regent College) nghiên cứu mối quan hệ
giữa Raymond Carver và Hiệp hội tự cai rượu: truyện bên dưới “bề mặt sự vật”
(Raymond Carver and Alcoholics Anonymous: The narative under the “Surface of
things”) và khẳng định mục tiêu của bài viết này là “để cung cấp một nghiên cứu
minh hoạ so sánh các giai đoạn khác nhau của Alcoholics Anonymous (A.A) với đặc
điểm và mô hình giải thích trong các tác phẩm sau khi cai rượu của Carver... cuộc
sống và tác phẩm của Carver song song với mô hình A.A cho thấy rằng chương


19
trình phục hồi đã góp phần đáng kể vào sự thay đổi tinh thần và tác phẩm của
Carver” [164,167]. (A. A là một tổ chức quốc tế hỗ trợ lẫn nhau được thành lập
năm 1935 với hai người sáng lập là Bill Wilson và Dr. Bob Smith ở Akron, Ohio,
với mục đích chính là để giúp đỡ người nghiện rượu đạt được sự tỉnh táo. Carver đã
tham gia tổ chức này và hoàn thành việc cai rượu vào tháng 6 năm 1977). Cũng
trong công trình này, tác giả khi phân tích tác phẩm của Carver làm rõ cho mục đích
của mình đã nhiều lần gọi nhân vật người chồng trong truyện Thánh đường là người
kể chuyện (“narrator”): “Người kể chuyện bất ngờ nhận thức được khoảng cách

giao tiếp trong một loạt câu hỏi nhanh chóng, ông đã yêu cầu người mù bằng một
loạt câu hỏi...” [164,168]. Ở đây đã có sự đồng nhất giữa nhân vật và người kể
chuyện. Chúng tôi cũng nhận thấy có sự đồng nhất này và sẽ bàn sâu ở chương 3.
Từ góc độ xã hội học, các công trình nghiên cứu đã bàn đến nhiều vấn đề
như tình yêu và sự không thấu hiểu, nước Mỹ hậu công nghiệp, nước Mỹ thời
Reagan, thời đại khủng hoảng truyền thông, sự hoài nghi, tôn giáo, vấn đề bạo lực,
tính nam, chứng nghiện rượu và mất ngủ của nhà văn… Đáng chú ý là, trong bài
phỏng vấn của Mona Simson và Lewis Buzbee, năm 1983, Carver đã trao đổi và đề
cập đến nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống riêng tư của nhà văn, lí do học đại học,
việc xuất bản, về thói quen uống rượu và lí do cai rượu, về kiểu nhân vật, về công
việc “vứt bỏ” số trang viết sau này so với dự thảo, quan niệm về tôn giáo... Trong đó,
chúng tôi đặc biệt quan tâm tới hai điều mà Carver đã chia sẻ. Một là về kiểu nhân
vật luôn cố gắng nhưng không thành công bởi ông cho rằng “cố gắng và thành công
là hai vấn đề khác nhau...” dẫu “hầu hết các nhân vật của tôi đều thích những hành
động của họ đạt được một điều gì đó” [150,41-42]. Và hai là khi được hỏi về những
đổi thay trong lối viết của mình, Carver cho rằng tập truyện Bọn mình nói chuyện gì
khi bọn mình nói chuyện tình và tập Thánh đường có những thiên hướng viết khác
nhau. Ông nói: “Trong một bài nhận xét về những cuốn sách sau này, một số người
gọi tôi là nhà văn của chủ nghĩa tối giản. Với nhà phê bình, nó giống như một lời
khen. Nhưng tôi không thích nó. Có gì đó về tính chất tối giản mà có chút hơi hướng
của một tầm nhìn và việc thực hiện hạn hẹp nên tôi không thích” [150,44].
Cuốn Stories of Raymond Carver: A Critical Study (Truyện ngắn của
Raymond Carver: Một nghiên cứu quan trọng) của Kirk Nesset, do Ohio University
ấn hành năm 1995, bàn tới nhiều vấn đề quan trọng trong truyện ngắn của nhà văn:
việc “phản ánh một thế giới hậu công nghiệp với những nhân công làm thuê rẻ


×