Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Truyền thông với bạo lực xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.61 KB, 24 trang )

TRUYỀN THÔNG VỚI BẠO LỰC VÀ KHIÊU DÂM

Với sự bùng nổ thông tin của Internet, phát sóng toàn cầu, phát sóng trực tiếp,
truyền thông đã trở thành công cụ tiện lợi nhất để chuyển tải một số lượng thông
tin lớn với tốc độ nhanh nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người
mà hàng triệu người trong thế giới rộng mở không còn cách biệt địa lý. Chức
năng, cũng như vai trò, nhiệm vụ của truyền thông không chỉ chuyển tải những
thông tin đến cho công chúng mà còn phải bám sát những vấn đề xã hội nóng
bỏng, bức xúc, tạo ra dư luận và định hướng dư luận theo hướng tích cực. Tuy
nhiên cũng vì những thuận lợi đó mà truyền thông cũng xuất hiện không ít mặt
trái, đặc biệt là vấn đề bạo lực và khiêu dâm.
I. TRUYỀN THÔNG VỚI BẠO LỰC
1. Khái niệm, phân loại và các hình thức bạo lực
a) Khái niệm
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn
hại một ai đó.
b) Phân loại và các hình thức
- Bạo lực thân thể: Bất cứ sự đụng chạm thân thể nào mà bạn không muốn ;
Ngăn trở bạn bằng bất cứ cách nào ; Ngăn bạn lại không cho đi ; Giữ hoặc ôm
chặt bạn khi bạn không muốn ; Bóp cổ, đá, đấm, tát, đánh bạn.
- Bạo lực tình dục: BẤT CỨ sự đụng chạm nào vào BẤT CỨ chỗ nào trên cơ thể
bạn mà bạn không muốn ; BẤT CỨ sự bình luận về tình dục không được yêu cầu
nào hay những nhận xét khêu gợi nào nói ra với bạn ; Cưỡng ép bạn quan hệ tình
1


dục (cưỡng dâm) ; Đối xử với bạn như một đối tượng tình dục ; Cưỡng ép bạn
xem sách báo khiêu dâm ; Thiếu sự riêng tư ; Ngủ ở quanh bạn mà bạn không
muốn ; Đối xử thô lỗ với bạn ; Săn lùng bạn vì mục đích tình dục.
- Bạo lực xã hội: Làm bạn bẽ mặt hoặc phớt lờ bạn ở những nơi công cộng ;
Không cho bạn gặp gỡ bạn bè ; Không cư xử tốt với bạn bè của bạn ; Gây


chuyện cãi lộn ; Thay đổi nhân cách với những người khác
- Bạo lực tình cảm/Lời nói/Tâm lý: Đe doạ bạn, làm bạn sợ hãi ; Phớt lờ tình
cảm của bạn hoặc cười giễu bạn khi bạn cố nói cho anh ta/cô ta điều gì đó quan
trọng ; Doạ nạt bạn bằng lời nói ; Gọi tên để chế giễu bạn ; Hét lên, cao giọng,
lớn tiếng quát tháo với bạn ; Chế nhạo hoặc chỉ trích ; Làm mất thanh thế của
bạn và gia đình bạn ; Buộc tội sai cho bạn, đổ oan, vu cáo bạn ; Bới móc và nói
ra những lỗi của bạn ; Nhận xét tiêu cực về ngoại hình của bạn ; Nói đùa theo
kiểu ác ý nhằm mục đích bới móc những khiếm khuyết của bạn.
2. Thực trạng của bạo lực trên truyền thông
Tính chất bạo lực trên các văn hóa phẩm ngày càng đáng báo động
Điện ảnh
Bật ti vi là thấy cảnh đấm đá, bắn giết thường xuyên trên các kênh Star Movies,
HBO, Cinemax,… chưa kể phim từ băng đĩa lậu, phim chiếu rạp. Một nhóm các
nhà nghiên cứu đến từ các trường Đại học của Mỹ và Hà Lan đã tiến hành phân
tích 945 bộ phim, được lựa chọn từ 30 phim có doanh thu cao nhất mỗi năm
trong giai đoạn 1950 - 2012. Theo đó, tần suất những cảnh bạo lực súng đạn xuất
hiện trong các bộ phim PG-13 đã tăng hơn gấp 3 lần kể từ năm 1985 và tỷ lệ này
còn cao hơn so với những bộ phim được xếp loại R - phim hạn chế khán giả dưới
17 tuổi. Kể từ năm 2009, các cảnh chiến đấu bằng súng trong những phim xếp
2


loại PG-13 bắt đầu có xu hướng tăng và thậm chí còn tăng cao hơn những phim
xếp loại R. Một số bộ phim "bom tấn" được đánh giá dày đặc cảnh bạo lực súng
đạn có thể kể đến là The Dark Knight ("Hiệp sĩ bóng đêm" - 2008), Terminator
Salvation ("Kẻ hủy diệt" - 2009), Inception ("Đánh cắp giấc mơ" - 2010),
Transformers: Dark of the Moon ("Rôbốt đại chiến: Vùng tối của mặt trăng" 2011), Captain America: The First Avenger ("Đội trưởng Mỹ: Kẻ báo thù đầu
tiên" -2011), Mission Impossible: Ghost Protocol ("Nhiệm vụ bất khả thi: Chiến
dịch bóng ma" - 2011), The Avengers ("Biệt đội siêu anh hùng" - 2012), The
Amazing Spiderman ("Người nhện phi thường" - 2012), và Taken 2 ("Cưỡng

đoạt" - 2012).
Ở Việt Nam, không chỉ có sex, bạo lực cũng đang trở thành một trong những chủ
đề được giới làm phim Việt đặc biệt chú ý. Đã có rất nhiều bộ phim dù đã sản
xuất xong như Bụi đời Chợ Lớn, Đường đua nhưng không được cấp phép bởi
những cảnh bạo lực ngập tràn trong phim. Mặc dù không được cấp phép nhưng
Bụi đời Chợ Lớn vẫn được phát tán trên mạng Youtube và thu hút hàng triệu lượt
xem trước sự “bất lực” của đoàn làm phim cũng như các cơ quan quản lý. Một số
bộ phim được công chiếu như Ngôi nhà trong hẻm, Bẫy cấp ba, Lấy chồng người
ta…cũng khiến người xem thót tim với những cảnh hành động có phần thái quá.
Việc đẩy cảnh hành động lên mức thái quá nhằm mục đích doanh thu khiến cho
những phim hành động Việt có phần thiếu tính giáo dục và tính thẩm mỹ. Đôi
khi, những hành động đánh đấm, giết chóc trong phim có phần phản cảm. Rất
khó để có thể tìm kiếm được một bộ phim hành động chuẩn mực trong sự phát
triển của điện ảnh nước nhà.
Báo chí
Cùng với sự tác động mạnh mẽ của trò chơi trực tuyến, phim ảnh bạo lực, các
thông tin mang tính bạo lực, giật gân liên tục xuất hiện trên các trang báo mạng,
3


các video bạo lực, đặc biệt là những vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe được
các báo mạng khai thác, mô tả chi tiết và có sức truyền bá nhanh chóng gây ra
một sự lan truyền tiêu cực, phản ứng ngược đối với dư luận đặc biệt là người
chưa thành niên.
Game online
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với sự lỏng lẻo trong quản lỹ của các cơ
quan chức năng đã khiến các trò chơi trực tuyến có yếu tố bạo lực ngày càng lan
tràn trên Internet. Theo ghi nhận của một nhóm nhà báo, trong số 10 game
online đã được cấp phép trong khoảng thời gian từ tháng 8-2011 đến tháng 22012, chỉ có 4 game do Việt Nam sản xuất, còn lại có xuất xứ từ nước ngoài, đặc
biệt hầu hết là game của Trung Quốc. Cụ thể, ngoài game Chinh phục vũ môn và

3 game khác do Việt Nam sản xuất có nội dung giải trí nhẹ nhàng, phần lớn các
trò chơi do nước ngoài sản xuất đều không phải “thuần túy giải trí, giáo dục”.
Cụ thể, game Võ lâm chi mộng của Trung Quốc, do Công ty Cổ phần VNG
(trước đây là Vina Game) phát hành là một trò chơi trực tuyến mang màu sắc
kiếm hiệp thực sự với rất nhiều binh khí, ác thú cùng hàng loạt chiêu thức sát
thương cơ bản, chém giết loạn xạ trong tiếng hung khí chạm nhau, máu tung tóe.
Trong khi hầu hết các game trực tuyến bắn súng và kiếm hiệp có tính chất bạo
lực bị cấm kinh doanh hoặc phải cắt bỏ yếu tố đối kháng buộc phải dẹp bỏ, Võ
lâm chi mộng khi trình làng, lập tức thu hút đông đảo game thủ tìm kiếm, mua
tài khoản để chơi.
Một game có nguồn gốc từ Trung Quốc khác là Hồng hoang thần thoại (phát
hành bởi Công ty Cổ phần Dịch vụ Truyền thông và Phần mềm Mặt Trời) cũng
đầy rẫy hình ảnh giao tranh tàn khốc giữa con người với con người bằng binh khí
hạng nặng, những chiêu phòng ngự, công kích, bạo kích mang tính tàn sát cao.
4


Game duy nhất đến từ Hàn Quốc trong đợt cấp phép này có tên Truyền thuyết
rồng thiêng,tuy chỉ là một trò chơi hoạt hình nhưng chứa đựng nhiều hình ảnh
ghê sợ với nhiều trận cận chiến giữa loài người và những ác thú mang hình thù
kỳ dị.
Theo ông Nguyễn Thành Nhân - Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miền
Nam, các game bắn súng như Đột kích của VTC, Biệt đội thần tốc của
Vinagame, Đặc nhiệm anh hùng của FPT online,... là những trò chơi tập trung
vào việc bắn giết vô tội vạ, giết càng nhiều càng tốt. Tính bạo lực quá nhiều và
dễ dàng kích thích tính “anh hùng”, “độc tôn” của giới trẻ...
YouTube
YouTube ngày càng trở thành phương tiện cho các nhà báo công dân, các nhà
làm phim tài liệu và những người dùng khác xuất bản bài tường thuật về những
sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật của họ. Có một điều không thể

tránh khỏi là một số video trong số này sẽ chứa nội dung có tính chất bạo lực
hoặc đẫm máu. Hơn nữa trên YouTube có một lượng lớn những sản phẩm âm
nhạc và những hình ảnh bạo lực giờ đây còn lan sang cả môi trường âm nhạc với
những đoạn clip không thua kém gì phim hành động.
Trước đây theo thị hiếu của một số người, những đĩa nhạc ngoài luồng thường
tích hợp theo kiểu “2 trong 1” nghĩa là vừa cho khán giả nghe nhạc vừa chiếu
những đoạn phim bạo lực vào trong đó để thêm phần sinh động thì nay trong
những album nhạc trẻ khi phát hành các ca sĩ thường yêu cầu đạo diễn quay
phim cho dựng những cảnh, đoạn bạo lực vào để minh họa thêm nội dung của ca
khúc. Khi xem những đĩa nhạc này, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cảnh đuổi
đánh, đâm chém đầy máu me do ghen tuông, hận thù, mâu thuẫn với nhau trong
tình bạn, tình yêu,… Các bạn trẻ khi xem những cảnh ấy chắc chắn cũng dễ dàng
5


bị tiêm nhiễm vào đầu những kiểu hành xử một cách bạo lực vào những mối
quan hệ về tình bạn, tình yêu mỗi khi có vấn đề, mâu thuẫn.
Facebook
Ngày nay, bạo lực không chỉ được thể hiện thông qua truyền thông mà còn sử
dụng truyền thông như một hình thức bạo lực. Năm 2014, báo chí quốc tế đưa tin
về nhiều cái chết thương tâm của vị thành niên cả trai lẫn gái; các em quyên sinh
sau một thời gian bị miệt thị, chửi bới, đe dọa trên mạng xã hội hoặc ngoài đời
thực. Ở Anh hồi tháng 6/2014, nữ sinh 17 tuổi Lauren Johnson để lại thư tuyệt
mệnh, nhảy từ trên tường bãi đỗ xe xuống đất, tử vong trong bệnh viện. Mẹ
Johnson nói rằng, con gái bà học giỏi, nhưng hay lo âu, bị bạn bè “bắt nạt kinh
khủng và có hệ thống” từ khi Johnson 14 tuổi. Cũng tại Anh, Callum MoodyChapman trầm mình dưới biển vì bị một nam sinh 17 tuổi khác liên tục đe dọa
trên tài khoản Facebook với các nội dung như: “Tao thề có Chúa, nếu mày không
ngậm miệng lại, tao sẽ cắt môi mày, bắt mày ăn”, “Tao chắc là mày sắp được
nhìn thấy nhiều đồng bọn của tao. Tao đã có bốn gã muốn giẫm chân lên đầu
mày”… Mẹ Chapman, bà Nikki Moody, kiến nghị sửa luật liên quan bắt nạt

online để ngăn những thảm kịch tương tự. Các nghị sĩ Ý kêu gọi các tổ chức, cá
nhân tích cực phòng chống nạn bắt nạn trên mạng, sau khi một thiếu niên 14 tuổi
tên trên mạng là Amnesia nhảy lầu tự tử. Sau khi chia tay với bạn trai, Amnesia
vào mạng xã hội Ask.fm để tâm sự, tìm sự cảm thông. Nhưng những lời em nhận
được chủ yếu là: “Đi chết đi!”, “Mày không bình thường”, “Chả ai thèm mày
cả”,… Ở một số thành phố lớn ở Việt Nam cũng diễn ra tình trạng bắt nạt bạn
cùng lớp, cùng trường qua các trang mạng xã hội. Hình thức bắt nạt, bạo lực tinh
thần phổ biến là lập hội Facebook, tập trung nói xấu, bêu riếu một bạn nào đó
trong lớp.

6


II. TRUYỀN THÔNG VỚI KHIÊU DÂM
1. Khái niệm và các loại khiêu dâm
Khiêu dâm là danh từ chung dùng để chỉ những động tác, cử chỉ của con người
dùng nhằm mục đích quyến rũ, lôi cuốn bản năng tình dục của đối phương.
Khiêu dâm có thể phân ra nhiều loại:
- Khiêu dâm bằng động tác: Người thực hiện hành vi khiêu dâm (thường là nữ)
sẽ ăn mặc hở hang, gợi cảm, hoặc làm nhiều động tác kích thích như tự xoa khắp
thân thể mình, cởi bỏ hay hé mở quần áo ở những vùng kín đáo. Mạnh hơn,
người khiêu dâm có thể kích thích đối tượng mình muốn đạt mục đích bằng cách
va chạm nhẹ hay mạnh vào thân thể của họ.
- Khiêu dâm bằng hình ảnh: Là những bức ảnh chụp (thường thấy ở các cô gái)
trong tư thế hở toàn bộ hoặc hở một phần kín đáo nhạy cảm trên thân thể.
- Khiêu dâm bằng lời nói: Quyến rũ đối tượng bằng những ngôn từ liên quan đến
tình dục ở nhiều mức độ nặng hoặc nhẹ khiến đối phương mất tự chủ.
2. Thực trạng khiêu dâm trên truyền thông
a) Truyền thông cá nhân
Chat sex cũng đang bùng phát trên mạng. Bất cứ điện thoại thông minh nào cũng

tích hợp những phần mềm, mạng xã hội như Zalo, Facebook, Wechat, Viber,…
Những phần mềm này cho phép người dùng gửi ảnh, âm thanh (voice chat), gửi
video, gọi video,… miễn phí. Nhờ đó, một bộ phận giới trẻ đang lợi dụng những
chức năng trên để chat sex nhằm thỏa mãn bản năng, môi giới mua bán dâm
hoặc kiếm tiền qua thẻ cào điện thoại. Theo PGS. Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội
học, dù nhìn nhận ở bất cứ góc độ nào thì chat sex vẫn luôn được coi là một hành
7


vi lệch chuẩn. Chat sex bắt nguồn từ tâm lý chung của giới trẻ là thích tò mò,
thích khám phá những cái hay, cái mới lạ, và đặc biệt là càng những thứ bị cấm
đoán thì càng kích thích họ.
b) Truyền thông đại chúng
Báo chí
Bên cạnh những vụ án về bạo lực, những vụ án có liên quan đến khiêu dâm cũng
dược xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều trên báo. Đặc biệt là báo mạng,
những tin này thậm chí còn được sử dụng như những tin giật gân, hình ảnh được
đưa dể to trang chính nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng. Hơn nữa đối
tượng quan tâm nhiều tới vấn đề phần lớn và các bạn trẻ với sự tò mò, hiếu kì
của mình. Lợi dụng điều này, nhiều trang báo mạng dành cho các bạn tuổi teen
luôn cập nhật, đua tin về những scandal của ca sĩ thần tượng, diễn viên mà phần
lớn là lộ hàng, khoe thân… nhằm câu lượng theo dõi.
Xuất bản
Sách báo khiêu dâm có thể dễ nhầm lẫn với tác phẩm nghệ thuật có nội dung về
tình dục. Thực chất việc phân biệt sách báo khiêu dâm rất khó và hiện nay vẫn
chưa có chuẩn mực chung nhất nào để phân biệt nó. Một số quốc gia cấm xuất
bản sách báo khiêu dâm vì chúng vi phạm thuần phong mỹ tục. Việt Nam cũng
cấm phát hành sách báo khiêu dâm dưới mọi hình thức. Một số quốc gia cho
phép tự do xuất bản sách báo khiêu dâm bởi vấn đề nhân quyền (cho rằng đó là
quyền tự do của con người, có nhu cầu đọc, xem thì có xuất bản). Tuy nhiên các

quốc gia này đều yêu cầu các loại sách báo khiêu dâm hoặc có nội dung khiêu
dâm, hoặc dính dáng chút ít đến khiêu dâm thì phải có dấu hiệu riêng để các bậc
phụ huynh cấm con cái mình đọc, hoặc xem. Trên các trang web tuân thủ quy
định này đều phải có phần cam kết người xem trên 18 tuổi. Phần nhiều sách báo
8


khiêu dâm ngày nay xuất bản qua Internet, phần còn lại in trên giấy dưới dạng
tạp chí. Playboy là một tạp chí khiêu dâm nổi tiếng trên thế giới dành cho nam
giới.
Bên cạnh điện ảnh, thời gian gần đây còn xuất hiện hàng loạt sai phạm của các
nhà xuất bản không biết hay vô tình để lọt lưới các trang sách có hình ảnh phản
cảm, dung tục. Điển hình như bộ truyện tranh rất “hot”: “Shin – Cậu bé bút chì”
được NXB Kim Đồng phát hành. Truyện xoay quanh cậu bé 5 tuổi đang học mẫu
giáo và bạn bè, gia đình, cô giáo của cậu. Trong quyển này có những đoạn thoại
với cách nói ẩn dụ, ám chỉ đến sex cùng những hình ảnh nhạy cảm không hợp
với trẻ. Gần đây nhất là sai phạm của NXB Hồng Đức khi xuất bản cuốn sách
“Tổng hợp màu sắc trong Manga”. Trong cuốn sách có rất nhiều hình ảnh bạo
lực và hở hang, đặc biệt là các chú giải sử dụng những từ ngữ “người lớn”. Trang
bìa cuốn sách cũng là hình ảnh của một cô gái ăn mặc rất hở hang. Trong khi đó,
môn vẽ tranh Manga chủ yếu phục vụ cho lứa tuổi từ 8 – 14 tuổi. Họ dạy trẻ điều
gì khi có rất nhiều bức hình với nội dung mô tả là: “Động tác vắt chân cũng tạo
cảm giác dễ thương vô cùng” hay “Trang phục bơi để lộ đường cong cơ thể, khi
vẽ cần thể hiện các đường nét ở phần ngực hay mông của nhân vật”. Chưa kể là
có nhiều hình ảnh hở hang và những từ ngữ không phù hợp như: nhìn trộm khi
tắm, chỉ một chiếc khăn tắm quấn trên cơ thể,…
Điện ảnh
Đặc biệt, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng ở Việt Nam đã làm cho
khiêu dâm có cơ hội được tiến dần đến công chúng. Về điện ảnh, những bộ phim
gắn mác 16+, 18+ xuất hiện ngày một nhiều trong các rạp chiếu phim. Hầu hết

các bộ phim được quảng cáo rầm rộ như Mùa hè lạnh, Hương Ga, Mỹ nhân kế,
Đẻ mướn, Cánh đồng bất tận, Bi! Đừng sợ,… đều xuất hiện những cảnh sex. Đặc
biệt, bộ phim “Hoa nắng”, được hiếu trên kênh VTV3 cách đây không lâu còn
9


khiến khán giả “té ghế” với những cảnh sex táo bạo. Những cảnh hôn hít thái
quá xuất hiện tràn lan trong phim. Thậm chí, diễn viên nam còn “liếm ngực”
diễn viên nữ ngay trên sóng truyền hình.
Quảng cáo truyền hình
Sự xuất hiện của những đoạn quảng cáo trên truyền hình không còn là điều xa lạ
gì với chúng ta. Đặc biệt vào những khung giờ vàng hay những chương trình
được nhiều người quan tâm thì tần suất xuất hiện của chúng càng nhiều hơn.
Phần lớn những quảng cáo đó đều có những hình ảnh về những chàng trai, cô gái
có thân hình đẹp, gợi cảm, thậm chí có phần khiêu gợi đặc biệt liên quan đến
những sản phẩm làm đẹp.
Web đen
Nếu như trước đây, khiêu dâm chỉ xuất hiện với những sản phẩm như sách báo
khiêu dâm, băng đĩa khiêu dâm với mức độ ít thì ngày nay với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin như sự ra đời của Internet, điện thoại di động,
công nghệ phát sóng trực tiếp, phủ sóng toàn cầu thì khiêu dâm đã “phủ sóng”
rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, tiêu biểu phải kể đến web có nội
dung khiêu dâm (web đen), chat sex.
Web đen là nơi chứa đựng những sản phẩm khiêu dâm như phim khiêu dâm
(phim con heo, phim cấp ba, phim sex, phim xxx, phim đen, phim kích dục), clip
khiêu dâm, hình ảnh khiêu dâm, truyện tranh khiêu dâm (truyện tranh hentai)…
Chỉ cần gõ từ “sex” hay những cụm từ trên, Google sẽ cho ta một loạt những
trang web này, đăng tải cảnh “phòng the”, chuyện ăn chơi thác loạn tại vũ
trường, ảnh nude cá nhân, nude tập thể,... Bên cạnh đó, còn có những link web
sex “núp bóng” dưới các trang giải trí như trang xem phim, nghe nhạc trực

tuyến. Những trang web với tên miền rất đỗi bình thường, nhưng chỉ cần click
10


vào 2 – 3 đường link dẫn nối, người xem đã có thể tiếp cận được với một website
đồi trụy. Cũng từ những trang web này, những hình ảnh hớ hênh, lộ hàng của
giới nghệ sĩ, người nổi tiếng được đăng tải rõ ràng nguyên xi, thêm vào đó là
những clip sex được sưu tầm từ nhiều nguồn. Nghiêm trọng hơn là những trang
web sex chiếu những bộ “phim người lớn” của Nhật Bản, Châu Âu,… được thực
hiện bởi dàn diễn viên chuyên nghiệp. Đây là những bộ phim mang tính chất
khiêu dâm, dung tục, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và có ảnh
hưởng đến tâm sinh lý người xem. Với máy tính hoặc thậm chí là điện thoại di
động kết nối được mạng Internet, người ta đã có thể dễ dàng truy cập những
trang web này mà không gặp phải rào cản hay bị luật pháp ngăn cấm.
YouTube
Mới đây nhất, bộ phim gắn mác 18+ Căn nhà số 69 được công bố trên mạng
youtube khiến không ít người sửng sốt bởi những cảnh nhạy cảm đến trần trụi
được coi như điểm nhấn tạo nên sức hút của bộ phim. Căn hộ số 69 không chỉ
thể hiện sự sex hóa một cách thô thiển đang trở thành một xu hướng đáng buồn
của phim Việt mà nó còn cho thấy sự lúng túng của các cơ quan chức năng trong
việc tìm ra hướng xử lý những bộ phim ngập tràn sex như vậy. Điều đáng lo ngại
là, xu hướng sex hóa được manh nha ngay từ các sản phẩm đầu tay của các sinh
viên trường điện ảnh. Các sinh viên trường điện ảnh luôn mong muốn có được
một vài thước phim “sex nghệ thuật” để làm kỷ niệm và để trải nghiệm. Chính vì
vậy, những cảnh nóng “made in sinh viên” xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội
youtube.
Bên cạnh những hình ảnh bạo lực xuất hiện trong các album nhạc thì một xu
hướng mới của các ca sĩ để thu hút khách hàng là cho xuất hiện những cảnh tình
tứ nóng bỏng và nhạy cảm không thua gì những cảnh phim mà ngành chức năng
11



hạn chế cho xuất hiện một cách rộng rãi ngoài cộng đồng. Và YouTube là nơi các
ca sĩ “chọn mặt gửi vàng” để quảng bá những sản phẩm âm nhạc đó
Facebook
Facebook giúp việc chia sẻ thông tin trở nên rất nhanh chóng và thuận tiện.
Những hình ảnh hay những clip khiêu dâm cũng nhờ thế mà dược phát tán đi
rộng rãi. Dù facebook đã quản lý chặt chẽ hơn dể hạn chế những hình ảnh, clip
khiêu dâm nhưng những hình ảnh hay clip này lại được phát tán qua dạng những
đường link. Do dó chỉ cần một cú click chuột là người xem có thể được lập tức
dẫn dến “thiên đường đen”.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẾN BẠO LỰC, KHIÊU DÂM
Với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, con người có thể tiếp cận mọi
loại thông tin từ tin tức, sự kiện diễn ra trong nước cho đến quốc tế một cách
nhanh chóng, thuận tiện. Điều này đã mang những thông tin về bạo lực, khiêu
dâm đến với rộng rãi công chúng và kèm theo đó là những ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực
1. Ảnh hưởng tích cực
- Truyền thông đưa tin những vụ án liên quan đến bạo lực và khiêu và nhận thức
của cộng đồng đối với chúng và từ đó định hướng mọi người có thái độ và hành
xử phù hợp. Những vấn đề về bạo lực và khiêu dâm đã tồn tại từ lâu nhưng chỉ
đến khi chúng được đăng tải nhiều trên các phương tiện truyền thông, nhiều
người mới giật mình. Đặc biệt gần đây những tin tức này lại liên quan phần lớn
đến các bạn trẻ, khiến các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội không khỏi lo lắng
và xem xét lại cách thức giáo dục của mình.

12


- Truyền thông giúp tuyên truyền, mang đến những kiến thức về bạo lực, khiêu

dâm để mọi người có nhìn nhận đúng đắn và những cách phòng tránh, ngăn chặn
và lên án những hàng động bạo lực, khiêu dâm gây nguy hại cho xã hội.
Như việc cung cấp những thông tin và kiến thức về Bạo lực gia đình đến với mọi
người thì hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng giữ một vai trò quan
trọng. Từ năm 2008, Trung tâm Sáng kiến Sức khoẻ và Dân số (CCIHP) bắt đầu
hợp tác với các tổ chức khác như Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (MoCST),
các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các Tổ chức Hợp tác Quốc tế, các Tổ chức Phi
chính phủ trong và ngoài nước và các Tổ chức quần chúng khác ở Việt Nam để
triển khai Chiến dịch truyền thông phòng chống bạo lực gia đình gọi tắt là JCC.
Với niềm tin rằng “Nếu nam giới là một phần của vấn đề thì họ sẽ là một phần
của giải pháp”, chiến dịch hướng đến nâng cao nhận thức của mọi người dân nói
chung và nam giới nói riêng trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình.
Chiến dịch Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam với chủ đề
“Mình là đàn ông” (I am a man) được chính thức phát động vào ngày 25/11/2009
nhân dịp kỉ niệm ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Chiến dịch này
do Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - MOCST), Tổ chức Hòa bình
và Phát triển( PyD) - tổ chức phi chính phủ vì sự phát triển của Tây Ban Nha,
các tổ chức quần chúng, Liên hợp quốc, và rất nhiều các tổ chức phi chính phủ
trong nước và quốc tế khác phối hợp thực hiện. Mục tiêu của chiến dịch là kêu
gọi nam giới tham gia một cách tích cực vào các hoạt động phòng chống bạo lực
gia đình, khiến họ trở thành hình mẫu người đàn ông không sử dụng bạo lực gia
đình, một người đàn ông nhận thức được vấn đề bình đẳng giới và có thể nói
rằng: “I am a man. I am against domesticviolence!”: “Mình là đàn ông, mình
chống bạo lực gia đình”.

13


Các hoạt động bao gồm: trình chiếu các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình
và các tin quảng cáo trên đài phát thanh, các buổi tọa đàm, các tấm áp phích

quảng cáo ngoài trời và trên xe buýt, trang web của chiến dịch, đăng quảng cáo
trên các website lớn, tạp chí, tờ rơi và tranh ảnh. Địa chỉ trang web chính thức
của chiến dịch là: www.minhladanong.com - nơi chia sẻ toàn bộ thông tin tài liệu
của chiến dịch, các phần quảng cáo, các nguồn thông tin quan trọng về vấn đề
Bạo lực gia đình, thông tin thành viên cũng như địa chỉ hỗ trợ các trường hợp
bạo lực gia đình.
Từ đó đến nay đã diễn ra rất nhiều hoạt động để hưởng ứng chiến dịch ở các địa
phương, tỉnh thành trong cả nước: Hội trại truyền thông về “Bình đẳng giới và
Phòng chống bạo lực giới trong học đường” (Đà Nẵng), Sự kiện truyền thông về
Bạo lực trên cơ sở giới học đường do học sinh khởi xướng và tổ chức (Hà Nội),
Liên hoan kịch truyền thông về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và phòng
chống bạo lực gia đình (Gia Lai), Giao lưu văn hóa nghệ thuật với vận động viên
và sinh viên Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh nhằm tuyên truyền
phòng chống bạo lực gia đình, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cho
các sinh viên và vận động viên, Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa bỏ
bạo lực chống lại phụ nữ 25/11/2014 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với chủ đề
“Hành động vì gia đình không bạo lực”, Ngày hội thanh niên hưởng ứng chiến
dịch truyền thông xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (Hà Nội), Chiến dịch
truyền thông “Hãy hành động để xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” (cả
nước),…
Riêng đối với các trang báo mạng điện tử, kể từ sau khi chiến dịch này được
nhen nhóm từ năm 2008 và khởi xướng cuối năm 2009 thì hầu hết các trang báo
đều đăng tải một cách thường xuyên những thông tin liên quan đến chiến dịch
cũng như Bạo lực gia đình. Với ưu thế nhanh chóng và tính tương tác cao, cùng
14


với lợi thế sự dụng các yếu tố đa phương tiện của mình, báo mạng điện tử đã và
đang tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, nhận thức, hành động của công
chúng báo chí đối với Bạo lực gia đình.

2. Ảnh hưởng tiêu cực
- Chính truyền thông đã đem bạo lực, khiêu dâm đến gần với mọi người hơn.
Những thông tin, hình ảnh về những vấn đề này dễ dàng được tìm kiếm trên
mạng. Đối với giới trẻ người sử dụng Internet vừa là để giải trí vừa để thu thập
thông tin thì tần suất tiếp xúc những vấn đề này khá thường xuyên. Đặc biệt đối
với nhiều bạn bè chưa có những kĩ năng tìm kiếm thông tin, kiểm chứng thông
tin, cùng với trí tò mò, phông kiến thức không vững nên dễ có những nhận thức
lệch lạc, sa ngã, bị cuốn hút bởi các hình ảnh, clip bạo lực, khiêu dâm và thậm
chí còn trở thành kẻ tiếp tay phát tán chúng rộng rãi.
Chính việc đăng tải thường xuyên những câu chuyện, vụ án về các băng nhóm xã
hội đen và đưa tin chi tiết, giật gân về những hoạt động băng đảng này trên một
số phương tiện truyền thông đã kích thích tính tò mò, bắt chước của một số em.
Những bộ phim, những trò chơi điện tử mang tính bạo lực cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng xấu đến tính cách của thanh thiếu niên.
Và với sự ám ảnh thường xuyên của phim, truyện, trò chơi bạo lực đã làm suy
nghĩ, nhân cách của giới trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ những ảnh hưởng
này, người xem trẻ tuổi ngày càng hung hăng hơn, dữ dằn hơn, khó kiềm chế
hơn. Tuổi trẻ luôn thích được khám phá, dễ bị kích động và hành động một cách
tự do để khẳng định mình. Liên tiếp những vụ giết người dã man xảy ra trong
thời gian ngắn chỉ vì những nguyên nhân… lãng xẹt khiến xã hội lo lắng về tình
trạng bạo lực đang ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ. Cách đây hai năm,
dư luận không khỏi bàng hoàng vì vụ giết hại dã man sinh viên Vũ Ngọc Cương
15


ngay trên giảng đường của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngày
19 - 12 chỉ vì “nhìn đểu”. “Sự kích động, không kiềm chế được mình đã khiến
bạn học của Vũ Ngọc Cương rủ người vào trường hành xử theo cách côn đồ, dẫn
đến cái chết oan ức của em” – TS. Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Phát triển nói.

Theo các chuyên gia tâm lý, tiếp xúc nhiều với phim ảnh bạo lực, bắn giết, đấm
đá man rợ sẽ khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, chìm đắm trong một thế giới
xa lạ dẫn đến rối loạn tâm lý và gây hậu quả khôn lường. Chưa đủ kỹ năng để
làm chủ cảm xúc bản thân, nhiều game thủ mang chính những “kỹ năng” của
mình trong trò chơi điện tử hoặc những gì nhìn thấy trên phim ảnh áp dụng vào
cuộc sống thực ngoài đời. Nước Mỹ từng rúng động vì vụ thảm sát tại buổi chiếu
phim The Dark Knight Rises (Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy) khiến 14 người chết và
khoảng 50 người bị thương. Thủ phạm James Holmes hoang tưởng mình là nhân
vật The Joker trong Người dơi nên đã ra tay thảm sát, rõ ràng vụ việc có mối
liên hệ trực tiếp với tác động của điện ảnh Mỹ. Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm
(Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội ), “Đời sống tinh thần tăm tối cùng với
hoàn cảnh vật chất khó khăn đã cùng nhau tạo ra tội ác. Điều này lý giải tại sao
tội ác cũng xảy ra mà không nhất thiết phải bắt nguồn từ một nguyên cớ hoặc
phải trả thù”.
Có một việc không thể phủ nhận rằng số lượng vụ án có liên quan đến “nghiện
game” đang có xu hướng tăng lên. Chỉ cần lên Google và gõ từ khóa này, hàng
loạt kết quả đều dẫn đến những bài viết về cướp của, giết người, trộm cắp,... mà
nghi phạm chính là một người nghiện game, thường hay thức đêm để cày game
online. Cháu lấy tiền của ông để đi tiệm net, con giết mẹ vì mẹ không cho tiền
chơi game, cháu 13 tuổi giết bà ngoại để lấy tiền chơi game,… các đối tượng

16


phạm tội đều thuộc đủ loại tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi và có một điểm chung duy
nhất là rất nghiện game.
Không chỉ ở Việt Nam, tại các quốc gia khác như Trung Quốc, Đài Loan, thậm
chí các nước phát triển như Mỹ, Anh, Hàn Quốc... đều xảy ra những việc tương
tự. Từ những sự kích động “nhẹ nhàng” như chia tay bạn gái, bỏ việc làm, cho
đến những hành động phạm tội nặng nề đều có thể xảy ra. Ngày 2-2-2013, cậu

bé 14 tuổi cố gắng đầu độc cả gia đình mình vì họ đã giới hạn đường truyền chơi
game của cậu (theo TechInAsia, 26/2/2013); ngày 15-9-2013, cậu trai 15 tuổi
người Quảng Tây đâm mẹ mình vì bà đã càu nhàu trong lúc cậu đang luyện cấp
(theo GameInAsia, 20/9/2013); một ngày khác, chỉ vì hàng net bị rớt mạng mà 2
gamer tức giận chém người, đốt cháy luôn cửa tiệm (theo GameInAsia,
27/1/2013). Tại Mỹ, tình hình cũng không khả quan hơn khi nhiều vụ tấn công,
cướp cửa hàng, bạo lực đường phố... cũng có liên quan đến những game thủ suy
nghĩ nông cạn.
- Không những vậy, do những tin tức, sự kiện về bạo lực, khiêu dâm được đăng
tải rộng rãi cũng như thường xuyên cập nhật nên vô tình bình thường hóa chúng.
Điều này dẫn đến nhiều người cho rằng bạo lực, khiêu dâm là những vấn đề vẫn
xảy ra thường ngày trong cuộc sống, chỉ là do các phương tiện truyền thông
phóng đại lên mà thôi. Thậm chí không ít người chấp nhận bạo lực, khiêu dâm
như một hệ lụy của sự phát triển xã hội, không thể tránh khỏi. Nguy hiểm hơn,
nhiều bạn trẻ còn tỏ ra thờ ơ khi chứng kiến những cảnh bạo lực hay bị kích
thích quá độ với những cảnh khiêu dâm gây ra những hậu quả khó lường
Ví dụ như nghiện phim khiêu dâm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
Ở góc độ y học – tâm lý, phim khiêu dâm mang tính kích dục, vì thế người coi nó
sẽ bị kích dục (các biểu hiện như thèm muốn được quan hệ như trong phim…).
17


Nhiều quý ông sau khi xem xong phim đen đã muốn “sao y bản chính” với người
bạn đời của mình. Thậm chí nhiều phụ nữ sau khi cùng chồng làm như phim
nhưng không được đâm ra nghi ngờ chồng có thể muốn tìm cảm giác lạ bên
ngoài. Nhiều vụ hiếp dâm được xuất phát từ nguyên nhân coi phim khiêu dâm.
Phim khiêu dâm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ em dưới 18 tuổi. Có thể
gây cho độ tuổi này bị ám ảnh tình dục, hoặc nghiện tình dục, và nặng hơn có thể
mang trong mình máu hiếp dâm. Theo TS. Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện trưởng
Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, nghiện chat sex, nghiện xem phim

đen không đem lại lợi ích gì cho sức khỏe, sự phát triển tâm sinh lý của thanh
thiếu niên, mà trái lại đó là một nếp sống bệnh hoạn, ngày càng làm con người
trở nên tự kỷ, suy đồi và què quặt, dẫn đến các nguy cơ trong vấn đề sức khỏe
tình dục, sinh sản và sức khỏe tâm thần. Trong gia đình, có những người vợ
ngoài 40 tuổi còn khóc lóc chia sẻ nỗi lo sợ, ám ảnh khi bị chồng ép thực hành
các tư thế trong phim. Có ông chồng sau khi xem phim còn không muốn gần gũi
với vợ hoặc làm cho có khi người vợ chủ động đòi hỏi.
Ở góc độ văn hóa – xã hội, nghiện xem phim khiêu dâm, nghiện chat sex là sự
phá hoại nghiêm trọng thuần phong mỹ tục, khiến đạo đức suy đồi, làm băng
hoại những giá trị tốt đẹp truyền thống. Sự sai lệch về chuẩn mực dẫn đến hiện
tượng thiếu kiểm soát hành vi cá nhân và nhóm, gia tăng tệ nạn xã hội và nguy
cơ vi phạm pháp luật, trong đó có cả thanh niên, giới trẻ. Không ít gia đình bị tan
vỡ vì một trong hai người nghiện những thứ này.
IV. GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA
TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI BẠO LỰC, KHIÊU DÂM
- Nhà nước, cơ quản lý cần đặt ra những quy định, chế tài về đăng tải tin tức
cũng như kiểm duyệt những nguồn thông tin đó; ngăn chặn sự phát tán của các
hình ảnh bạo lực, khiêu dâm mang mục đích xấu, gây nguy hại cho xã hội
18


+ Trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải đặt ra các chế tài ngăn cấm các cửa
hàng kinh doanh bán game hoặc cung cấp dịch vụ chơi game dán nhãn bạo lực
(theo phân loại quốc tế hoặc nội địa) cho các trẻ em dưới 18 tuổi mà không có
người lớn đi cùng; (Ngày 29/12/2014, Bộ Thông tin - Truyền thông đã ban hành
Thông tư 24 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng trò chơi
điện tử trên mạng (game online). Đây là một trong những văn bản hướng dẫn
thực hiện Nghị định 72/2013/NĐ-CP (ngày 15-7-2014) của Chính phủ về về
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Thông tư này
có hiệu lực thi hành từ ngày 12-2-2015).

- Gia đình, nhà trường vã xã hội phải thường xuyên giám sát, quản lý, giáo dục
giúp con em mình có nhận thức, thái độ đúng đắn về vấn đề bạo lưc, khiêu dâm
Trước hết về phía gia đình cần phải quan tâm chăm lo đến con em mình. Gia
đình là môi trường đầu tiên có thế mạnh và vai trò quan trọng trong việc giáo
dục giới tính cho giới trẻ. Bên cạnh đó, sự giáo dục từ nhỏ cũng góp phần rất
quan trọng, nó sẽ dần tạo nên một phông kiến thức chuẩn, giúp giới trẻ tự biết
mình cần làm gì, hiểu rõ mình muốn làm gì, cái gì phù hợp với mình,… Giải
pháp cơ bản nhất là cần có những định hướng và tổ chức thực hiện giáo dục giới
tính, tình dục lành mạnh trên diện rộng cho thanh thiếu niên. Hiện nay, cả ba
thiết chế gia đình, nhà trường và xã hội còn khá lúng túng trong vấn đề này, nhất
là chúng ta vẫn chưa xây dựng được chương trình giáo dục đồng bộ với các
chuẩn mực chung về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp cho từng lứa tuổi,
cấp học. Về lâu dài, cần củng cố hệ thống các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong
thanh niên thông qua tăng cường giáo dục và tuyên truyền một cách có hiệu quả
về giá trị truyền thống, tích cực kết hợp với các giá trị sống hiện đại lành mạnh,
tiến bộ. Trong vấn đề này, việc xây dựng các biểu tượng văn hóa mới là quan

19


trọng nhất. Sự thiếu hụt về văn hóa thanh niên hiện nay so với các thế hệ trước
đây chính là sự thiếu vắng các biểu tượng văn hóa.
- Các phương tiện truyền thông phải tuyên truyền các kiến thức chính xác và có
cơ sở khoa học về bạo lực, khiêu dâm. Bên cạnh đó cũng phải có những hình
thức ngăn chặn hình ảnh, clip phản cảm về bạo lực, khiêu dâm. Ví dụ: Facebook
hay YouTube đều có những chính sách, biện pháp ngăn chặn hình ảnh bạo lực và
khiêu dâm
- Mỗi cá nhân phải trau dồi những kiến thức, kĩ năng tìm kiếm thông tin, tiếp
nhận thông tin một cách có chọn lọc.
Mỗi cá nhân cần phải tự ý thức tác hại từ những trang web đen, những bộ phim

sex, tự biết giữ mình, không truy cập vào những trang web hay đường link đen,
dùng những công cụ hoặc phần mềm để chặn web xấu, chặn (block) hoặc hủy
hết bạn (unfriend) những người thường gửi nội dung xấu cho mình trên các
mạng xã hội,…

20


*** Chú giải: Hệ thống phân loại phim của MPAA- Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ
(Motion Picture Association of America)
Biểu tượng

Nội dung phân loại

phân loại
G

G - General Audiences/ Có thể công chiếu rộng rãi
Mọi người đều có thể xem.
Không có hình ảnh khỏa thân, không có cảnh (hoặc dấu hiệu khác
như âm thanh, ngôn ngữ...) liên quan đến tình dục, sử dụng chất
kích thích (gồm rượu bia, thuốc lá, ma túy...). Bạo lực và các lời lẽ
thô tục hầu như không có.

PG

PG - Parental Guidance Suggested/ Cha mẹ nên có hướng dẫn cho
con khi xem
Một số hình ảnh có thể không thích hợp cho trẻ em.
Không có cảnh khỏa thân, các cảnh (hoặc dấu hiệu khác như âm

thanh, ngôn ngữ...) liên quan đến tình dục rất ít, cảnh sử dụng chất
kích thích nhẹ nhàng (như thuốc lá, rượu) rất ít và chỉ thoáng qua.
Bạo lực và lời lẽ tục tĩu rất ít. Phân loại này không ghi rõ độ tuổi
có thể xem song thông thường chỉ có trẻ 9 tuổi trở lên mới có thể
được xem phim thuộc nhãn phân loại này mà thôi.

PG – 13

PG-13 - Parents Strongly Cautioned/ Các bậc cha mẹ đặc biệt chú
ý
Một số hình ảnh không thích hợp cho trẻ em dưới 13 tuổi.
Phim có thể có các lời tục tĩu (chửi thề) ở mức nhẹ ("stupid",
"idiot"...), các cảnh liên quan đến tình dục chỉ ở mức nhẹ (ví dụ
21


như ôm hôn), có cảnh khỏa thân dù không rõ ràng (ví dụ như cảnh
nam nữ vuốt ve nhau trên giường và được đắp ngoài bởi một tấm
chăn), có cảnh bạo lực ở mức thấp (đánh lộn, gây hấn nhưng
không làm ai bị thương nặng) và/ hoặc sử dụng chất kích thích
nhẹ như thuốc lá, rượu.
R

R - Restricted/ Phim có giới hạn người xem
Không dành cho người dưới 16 tuổi mà không có cha mẹ hoặc
người giám hộ đi cùng do có thể gây hoảng loạn hoặc ảnh hưởng
xấu đến tư duy, đạo đức của trẻ em.
Có các lời tục tĩu, dâm dục ở mức vừa (ví dụ như chửi thề với từ
"shit", "damn"...), có những cảnh liên quan đến tình dục ở mức
vừa (không đặc tả quan hệ tình dục và chỉ ngắn hơn 3 giây), có

cảnh khỏa thân nhưng được che khuất các bộ phận nhạy cảm
(không lộ ra các cơ quan sinh dục ngoài như mông, ngực, âm
vật...). Có cảnh bạo lực ở mức cao (sát nhân, bắn súng, đâm dao)
nhưng không mô tả chi tiết xác chết, vết thương hoặc máu me; có
cảnh sử dụng các chất kích thích bị cấm như ma túy, cần sa...
nhưng ở mức thời lượng ngắn và không đặc tả.
Mức này ở nhiều nước khác (nhất là các nước châu Á) sẽ bị xếp ở
hạng "cấm trẻ em dưới 18 tuổi", đồng thời phải cắt bớt một số
hình ảnh, nội dung không phù hợp với văn hóa bản địa. Ví dụ như
phim điện ảnh Sex and the city ở Mỹ được dán nhãn R, nhưng khi
chiếu ở Singapore thì bị xếp ở mức "cấm trẻ em dưới 18 tuổi",
đồng thời phải cắt bỏ hết các cảnh khỏa thân, lộ ngực hay văng
tục do "không phù hợp với văn hóa của người Hoa, người Mã Lai
22


và người Ấn" (3 dân tộc chính của Singapore).
NC - 17

NC-17 - No Children 17 or Under Admitted/ Không dành cho trẻ
em dưới 17 tuổi do có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến nhân
cách, đạo đức, khuyến khích hành vi phạm tội.
Có cảnh, lời lẽ tục tĩu, dâm dục ở mức cao (ví dụ như chửi thề với
từ "fuck", "bitch"...), có những cảnh liên quan đến tình dục ở mức
cao (mô tả rõ ràng cảnh quan hệ tình dục hoặc cảnh quay kéo dài
hơn 3 giây), có những cảnh khỏa thân rõ ràng (quay từ phía trước
hoặc lộ ra các cơ quan sinh dục ngoài như mông, ngực, âm vật...),
đặc tả bạo lực ở mức ghê gớm (bạo dâm, tra tấn, sát nhân hàng
loạt, kinh dị, cảnh máu me vung vãi, tội phạm chia phe chém giết
nhau...), đặc tả chi tiết cảnh sử dụng các chất kích thích bị cấm

(ma túy, cần sa) trong phim. Có các yếu tố gây tranh cãi, nội dung
đả kích, châm biếm, xúc phạm... liên quan đến lịch sử, tôn giáo,
dân tộc.
Mức này ở rất nhiều nước khác (ngoài Mỹ), đặc biệt ở châu Á thì
sẽ bị xếp là phim cấm trình chiếu.

*** Hệ thống ESRB:
Hệ thống Phân loại Phần mềm Giải trí (ESRB) là một tổ chức độc lập và phi lợi
nhuận chuyên phân loại các sản phẩm phần mềm giải trí và game cho khu vực
Bắc Mỹ, nổi tiếng nhất trong các tổ chức phân loại bởi sự phát triển công nghiệp
game ở khu vực này. Mặc dù việc phân loại về lý thuyết là tự nguyện và tùy
chọn, nhưng gần như mọi game phát hành bởi các nhà phát hành game chuyên
nghiệp đều nộp cho ESRB phân loại. Các nhãn phân loại ESRB trở thành tiêu
23


chí quan trọng để các bậc phụ huynh quyết định chọn game cho con cái của
mình, bao gồm: EC (trẻ 3 tuổi hoặc nhỏ hơn), E (6 tuổi trở lên), E10+ (10 tuổi
trở lên), T (13 tuổi trở lên), M (17 tuổi trở lên) và AO (18 tuổi trở lên). Mặc dù
mức M và AO thỉnh thoảng có những nhập nhằng gây tranh cãi nhưng nhìn
chung việc phân loại của ESRB là rất nghiêm khắc giữa mức T (hành động ít bạo
lực) và M (bạo lực), nhằm bảo đảm sự an toàn cho trẻ nhỏ trước các yếu tố bạo
lực.

24



×