Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tài Liệu Giảng Dạy Lịch Sử Địa Phương Cấp Trung Học Phổ Thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 35 trang )

TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY
TỔ SỬ - ĐỊA - CÔNG DÂN
—&œ–

TÀI LIỆU
GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Lưu hành nội bộ

9/2012

1


BÀI 1:
QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐẢNG BỘ TRÀ MY TRONG 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP - CHỐNG MĨ
MỞ ĐẦU
Khi nói về mảnh đất và con người nhân dân huyện Trà My, đồng chí Võ Chí CôngNguyên cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng đánh giá: “Trà My là một trong những
huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam bao phủ núi rừng trùng điệp, có nhiều lâm, đặc
sản nổi tiếng như quế, sâm Ngọk Linh, cá niên sông Tranh.(...)Đồng bào các dân tộc Trà
My có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất bằng mọi hình thức chống lại áp
bức, bóc lột, đàn áp của bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đất nước ta.[1,tr3].
Lời đánh giá của đồng chí Cố vấn đã khái quát cho chúng ta thấy được tinh thần đấu
tranh không biết mệt mỏi của nhân dân các đồng bào dân tộc nơi đây.
Trên tinh thần yêu nước nồng nàn, đấu tranh mạnh mẽ. Quá trình đấu tranh ấy đã
tích lũy điều kiện cho sự ra đời của chi bộ Đảng. Năm 1949, khi số lượng Đảng viên tăng
đáng kế và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, Đảng Ủy tỉnh Quảng Nam
đã quyết định thành lập chi bộ Trà My tại thôn 4 Đồng Trầu, đánh dấu bước trưởng thành


toàn diện cho cuộc kháng chiến của nhân dân nơi đây.
Căn cứ Đồng Trầu hiện nay đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận
là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là một quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để lưu
giữ một dấu ấn của cuộc kháng chiến của nhân dân Trà My. Tìm hiểu về di tích này giúp
chúng ta hiểu hơn về di tích lịch sử được xếp hạng này. Đồng thời như một lời nhắc nhở
thế hệ trẻ biết trân trọng những chiến công của cha ông, phấn đấu xây dựng quê hương
hôm nay.
NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh, sự thành lập căn cứ cách mạng Đồng Trầu:
Sau chiến thắng năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước sang giai
đoạn mới, cách mạng Việt Nam phát triển có lợi cho mục tiêu thắng lợi cuối cùng của dân
tộc. Theo đó, tinh thần cách mạng cũng được dâng cao trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam
nói chung và địa bàn Trà My nói riêng. Sự phát triển của số lượng Đảng viên cho phép
thành lập chi bộ mới. Năm 1948, “ Trà My có 18 đảng viên, sang quí II có 35 đảng viên,
quí III có 67 đảng viên”(3) là một minh chứng cụ thể. Với số lượng Đảng viên tăng lên như
Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng: Đồ biểu tổ chức Đảng (1949,1950,1951), tài liệu
Phòng khoa học- Công nghệ- Môi trường Quân khu 5, bản sao hiện lưu tại của Ban Tuyên giáo
(3)

2


vậy, yêu cầu thành lập Đảng bộ được đặt ra. Qua theo dõi, Tỉnh ủy Quảng Nam thấy rõ sự
trưởng thành của công tác xây dựng phát triển Đảng ở Trà My và cho rằng đủ điều kiện
để thành lập Đảng bộ huyện.
Quan trọng hơn, điều kiện cách mạng lúc này cần thiết phải có chi bộ mới để tập
hợp đồng bào các dân tộc ít người trên địa bàn thực hiện những mục tiêu cách mạng. Và
ngay trong năm 1949, Tỉnh uỷ quyết định thành lập Đảng bộ huyện Trà My. “Ngày
28.10.1949, tại xã Trà Giang, lễ tuyên bố thành lập Đảng bộ huyện Trà My được tiến
hành trọng thể. Trong không khí trang nghiêm, trước cờ búa liềm của Đảng và chân dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phan Tốn- ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thừa uỷ
nhiệm của Tỉnh uỷ Quảng Nam công bố quyết thành lập Đảng bộ huyện Trà My và công
bố quyết định chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ gồm các đồng chí: Trần Mịch,
Phạm Diệu, Đoàn Ngọc Bích, Nguyễn Hữu Hoằng và Lê Đàn. Đồng chí Trần Mịch được
chỉ định làm Bí thư Huyện ủy. Trong giờ phút thiêng liêng, tất cả đảng viên phấn khởi,
cảm động, ghi lòng tạc dạ trách nhiệm nặng nề, to lớn với Đảng, với địa phương”.
[1;tr26]

Trần Mịch Bí thư đầu tiên Đảng bộ Trà My
Sự ra đời của chi bộ Đảng Trà My đánh dấu một bước ngoặt hết sức quan trọng
của công cuộc kháng chiến của nhân dân các đồng bào dân tộc nơi đây, đánh dấu một
bước trưởng thành, chuyển biến cả về lượng và chất trong công tác xây dựng Đảng và
Thành uỷ Đà Nẵng, ký hiệu 22.III.E, tr. 21.
3


phong trào cách mạng trong toàn huyện. Từ nay nhân dân Trà My kháng chiến dưới sự
chỉ đạo của chi bộ. Đó là sự khởi đầu cho những thành quả cách mạng mang dấu ấn của
nhân dân và Đảng bộ Trà My. Cũng từ đây, căn cứ Đồng Trầu đi vào dấu ấn lích sử với
vai trò là cơ sở chi bộ đầu tiên của chi bộ Đảng Cộng sản Trà My. Sau ngày thành lập,
Huyện ủy họp phiên đầu tiên. Hội nghị phân tích, đánh giá tình hình và xác định nhiệm vụ
xây dựng kinh tế, văn hoá, chính trị quân sự và nhấn mạnh phải xây dựng huyện thành
căn cứ địa kháng chiến của tỉnh.
2. Vai trò căn cứ Đồng Trầu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ
(1949 - 1975)
Ngay sau khi thành lập không lâu, từ căn cứ Đồng Trầu, chi bộ Đảng cộng sản Trà
My đã bắt tay lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ,
việc nâng cao trình độ nghiệp vụ Đảng viên là một việc làm hết sức quan trọng. Yêu cầu
thực tế đó, chi bộ Trà My đã phối hợp với chi bộ cấp trên để tháo gỡ. “Vào năm 1949, Uỷ
ban Kháng chiến- Hành chính Quảng Nam mở lớp đào tạo cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ

quản lý hành chính và tổ chức cấp xã cho các huyện. Trà My đã gửi cán bộ tham gia học
khóa này. Khi các đồng chí dự học mãn khóa trở về địa phương, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính huyện lập kế hoạch mở lớp đào tạo cho cán bộ các xã. Theo dự định ban
đầu, trong năm 1949, huyện mở 3 lớp với tổng số 60 học viên” [1; tr27.] Kế hoạch đó đã
giải quyết phần nào những khó khăn về mặt lực lượng ban đầu của chi bộ Đảng Trà My.
Trên cơ sở lực lượng ban đầu, từ căn cứ Đồng Trầu, Huyện Ủy Trà My dưới sự
lãnh đạo của Bí thư huyện Ủy Trần Mịch và các đồng chí trong Ban Chấp hành đã lãnh
đạo nhân dân thực hiện thành công xuất sắc các mục tiêu cách mạng, những nhiệm vụ
cấp trên đề ra, hoàn thành tốt các phong trào thi đua. Đạt được những thành tích đáng kể,
cụ thế là: “Về chính trị: Cơ sở quần chúng phát triển rộng rãi, nhân dân có ý thức mạnh
mẽ chính quyền, biết phổ thông đầu phiếu. Về văn hóa: Tinh thần hiếu học của nhân dân
lên rất cao, đã tự tìm giáo viên để học, có triển vọng thanh toán nạn mù chữ. Về kinh tế:
Đã chuyển làm rẫy sang làm ruộng, làm vườn kiểu mẫu, chứng tỏ sự định canh, định cư
đã có mầm móng. Về xã hội: Phong trào đời sống mới được quan niệm rộng rãi và thực
hiện rộng rãi và thực hiện có kết quả, đã cải cách nhiều phong tục tập quán" [1; tr 28].
Những thành quả mà nhân dân và Chi bộ đạt được đã được cấp trên ghi nhận và tuyên
dương. “Tại Đại hội Mặt trận Liên Việt liên tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng cuối năm 1949,
đồng chí Hồ Nghinh, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phụ trách Mặt trận Liên Việt đã
đọc bản tuyên dương công trạng, trao cờ “Huyện miền núi gương mẫu” cho Trà My” [1;
tr. 28]. Hay một thí dụ khác là tại Đại hội Đảng bộ liên tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng tháng
2.1950, đồng chí Cao Sơn Pháo, Phó bí thư Tỉnh ủy, khi nhận định tình hình xây dựng và
phát triển Đảng toàn tỉnh, đã phát biểu: “Sở dĩ việc phát triển Đảng của chúng ta thành
công như thế là do nhận thức đúng đắn của các cấp bộ vào khoảng cuối năm lại đây (tức
4


cuối năm 1949 - Người biên soạn) đã thấm nhuần trong cấp bộ, trong quần chúng, đảng
viên". “Ta cũng không quên khen huyện Trà My, một huyện tiền phong gây cơ sở Đảng
trong đồng bào thượng du"[4;tr36]. Điều đó có thể nói là thành quả của sự sáng tạo trong
công tác chỉ đạo và thực hiện của Đảng bộ và nhân dân Trà My. Hay nói cách khác,
những thành công của Đảng bộ cho chúng ta suy luận một điều là căn cứ Đồng Trầu đã

đảm bảo tốt vai trò căn cứ cách mạng của mình.
Sau chiến thắng Biên Giới năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp đã bước sang
một bước tiến mới, ta nắm thế chủ động tiến công trên chiến trường. Những nhân tố mới
cũng xuất hiện trong sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Trà My. “Nhằm đáp ứng yêu
cầu chỉ đạo trong khi cuộc kháng chiến của địa phương đang thu nhiều kết quả, tháng
3.1951, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Trà My lần thứ I đã họp tại thôn 4 (Đồng Trầu),
xã Tiên Trà ( nay thuộc xã Trà Giang). 30 đại biểu đại diện cho toàn thể đảng viên trong
Đảng bộ huyện về dự Đại hội”. [1;32]. Đồng Trầu, tiếp tục đảm nhiệm tốt vai trò căn cứ
địa cách mạng của mình. Đại hội thành công tại Đồng Trầu vạch ra những định hướng
quan trọng cho công tác chỉ đạo của Chi bộ Trà My trong giai đoạn mới, giai đoạn cùng
cả nước tiến công đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. “Đại
hội bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ mới gồm có 9 đồng chí, trong đó có 3 uỷ viên Ban
Thường vụ. Đồng chí Trần Mịch được bầu lại làm Bí thư và đồng chí Võ Lễ làm Phó Bí
thư Huyện uỷ. Đây là lần đầu tiên Đảng bộ huyện Trà My tiến hành Đại hội. Phương
hướng và nhiệm vụ mà Đại hội đề ra phù hợp với chủ trương của Liên khu ủy V, Tỉnh uỷ
Quảng Nam về công tác miền núi”. [1; tr33]. Sự thành công của Đại hội đầu tiên tại cơ
sở Đồng Trầu cũng là thắng lợi mang tính khởi đầu cho những thành công trong giai
đoạn mới. Giai đoạn chuẩn bị lực lượng cho sự tiến công địch để chiến thắng. Bên cạnh
các công tác chỉ đạo sản xuất, xây dựng lực lượng chính trị đông đảo. Đảng bộ Trà My
mà trụ sở vẫn là thôn 4 Đồng Trầu đã xậy dựng các kế hoạch xây dựng lực lượng vũ
trang cho “cuộc tiến công cuối cùng”. Và “ đến đầu năm 1954, Trà My đã xây dựng một
đại đội lực lượng vũ trang huyện, trong đó hai trung đội người Kinh và một trung đội là
thanh niên các dân tộc thiểu số”.[1; tr39]
Tháng 2.1954, trong dịp Tết Nguyên đán, bộ đội địa phương Trà My và bộ đội chủ
lực Liên khu V tiêu diệt đồn Ngok Spanh. Tin chiến thắng bay về các thôn, nóc, quần
chúng rất phấn khởi.
Trước khi bộ đội địa phương Trà My và bộ đội chủ lực Liên khu V đánh đồn Ngok
Spanh, nhân dân các dân tộc thiểu số vùng cao Trà My, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
đoàn xây dựng vùng cao của huyện, nổi dậy giải tán gum, bắt quản thúc số ngụy tề trước
đây ta chưa nắm được, cả số tề đã từng quan hệ với ta, nhằm đề phòng chúng có thể gây

rối khi bộ đội ta tiến công tiêu diệt đồn Ngok Spanh.
5


Khi bộ đội tấn công đồn Ngok Spanh, thì ở Nam Bền, Bắc Bền cũng như Tây và
Nam Trà Tak Rây, ta tiếp tục truy quét tề điệp, ra lệnh cho các gum phải nộp tất cả súng,
đạn mà thực dân Pháp đã trang bị cho chúng trước đây. Địa điểm giao nộp là Mường
Lươm (Nam Bền), Mô Mau (Bắc Bền), Mân Ri (Tây Rây, Nam Rây). Số súng- cả súng
trường và tiểu liên- ta thu được hơn 200 khẩu. Thời điểm đồn Ngok Spanh bị hạ thì cuộc
nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Trà My cũng cơ bản hoàn thành; 27
tên tề đầu sỏ đã bị nhân dân bắt đi cải tạo, trong đó có một tên ngoan cố bị ta tiêu diệt.
Vùng cao Trà My, từ nhiều năm nay bị địch uy hiếp, nay được giải phóng. Đến đây,
trên toàn huyện, kẻ thù của đồng bào bị quật ngã. Đồng bào các xã phấn khởi tổ chức lễ
chiến thắng và rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo không khí phấn khởi và tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ trong nhân dân. Huyện ủy và Ủy ban Kháng chiến- hành
chính huyện nhanh chóng củng cố và xây dựng mới một số Hội đồng nhân dân cấp thôn
và xã, lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất và phát triển phong trào dạy và học văn hoá...
nhằm tạo nên một bước chuyển biến mới. Uỷ ban Kháng chiến- Hành chính huyện đã đưa
ra khỏi hội đồng nhân dân các xã 60 hội viên yếu kém trong tổng số 150 hội viên hội
đồng nhân dân xã và lựa chọn đưa vào chính quyền những cán bộ tích cực thuộc thành
phần cơ bản. Do việc làm tích cực này, nên “vai trò của ủy ban, hội đồng trội hơn, nhân
dân đã tham gia phê bình cán bộ ủy ban nhân dân và bắt đầu hiểu vai trò của chính
quyền". Sinh hoạt của Hội đồng bắt đầu đi vào nề nếp: sinh hoạt, kiểm thảo, bàn bạc công
tác... Vai trò của cán bộ địa phương được phát huy hơn trước. Riêng đối với Nam Bền,
Bắc Bền, Tây và Nam Trà Tak Rây, trước là vùng bị địch uy hiếp, nay ta gấp rút xây dựng
mới Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã.[1; tr41]
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình có nhiều thay đổi, đế quốc Mỹ thực hiện âm
mưu thế chân Pháp ở Đông Dương, Trà My thuộc quyền kiểm soát của Mỹ và đồng
minh. Điều kiện khó khăn hơn rất nhiều, lực lượng Đảng viên giảm, quân địch bắt đầu
lăm le các vùng núi Quảng Nam trong đó có huyện Trà My.“Thời điểm ký kết Hiệp định

Giơ- ne- vơ, Huyện ủy Trà My còn lại 6 đồng chí. Đồng chí Châu Cự Hải làm quyền Bí
thư Huyện ủy. Ngày 25.8.1954, quân địch lên tiếp quản Tiên Phước và lần mò lên Trà
My để nắm tình hình. Huyện ủy Trà My đang đứng chân tại Tiên Trà phải dời cơ quan về
xã Nú” (1). Qua đó, chúng ta có thể thấy, lúc này Đồng Trầu không còn là căn cứ trụ sở
của huyện ủy Trà My nữa. Tuy nhiên, Đồng Trầu tiếp tục cùng với xã Tiên Trà (Trà
Giang) nói riêng và toàn huyện Trà My nói chung tiếp tục chiến đấu đánh bại các âm
mưu của Mỹ và đồng minh Mỹ. Để đến năm 1975, cùng nhân dân cả nước hát vang khúc
khải hoàn ca.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tên xã được gọi gọn lại, cụ thể chỉ gọi
chữ cuối cùng, như Trà Tak Nú, gọi là Nú..
(1)

6


3. Di tích Đồng Trầu và ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ hôm nay:
Căn cứ Đồng Trầu hôm nay còn đó như hiện thân của một thời kỳ đấu tranh oanh
liệt của Đảng bộ và nhân dân huyện Trà My. Nhằm lưu giữ những năm tháng hào hùng
đấu tranh của quê hương, hai huyện Nam Bắc Trà My đã tiến hành xây dựng bia di tích
Đảng bộ Trà My. Theo đánh giá của tác giả Văn Bình thì: “Bia di tích Đảng bộ Trà My
là một địa chỉ đỏ, tái hiện sự kiện lịch sử quan trọng về thành lập tổ chức Đảng ở vùng
núi cao Trà My để lãnh đạo bà con đồng bào các dân tộc kháng chiến giải phóng đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây còn là công trình biểu trưng của sự đoàn kết, tri
ân của Đảng bộ và đồng bào Trà My”[2]. Qua đó, bia tưởng niệm còn có vai trò giáo
dục thế hệ trẻ hôm nay về những giá trị truyền thống mà cha ông đã để lại. Bên cạnh đó,
như là sự tri ân những cán bộ Đảng viên tiền bối đã đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển của chi bộ Đảng Trà My. Đồng thời đó còn là lời nhắc nhở thế hệ trẻ biết trân
trọng những thành quả mà cha ông đã đổ xương máu để dành lại.

Hình ảnh di tích Căn cứ lich sử Đảng bộ Trà My ( Đồng Trầu – xã Trà Giang)

Bia di tích Đảng bộ Trà My, là hiện thân của chi bộ Đảng năm xưa – “địa chỉ đỏ” để
nhắc nhớ các Đảng viên và các thế hệ nhân dân tự kiểm điểm mình, học tập phấn đấu, ra
sức xây dựng quê hương. Xuất phát từ tầm quan trọng của bia di tích, UBND tỉnh Quảng
Nam đã cũng vừa có quyết định công nhận công trình bia di tích Đảng bộ huyện Trà My
là di tích cấp tỉnh.

7


Bia di tích Đảng bộ Trà My
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, việc tiếp tục bảo vệ và lưu giữ cho các thế hệ mai
sau là một điều vô cùng cần thiết, để những giá trị lích sử và những giá trị văn hóa của
bia di tích trường tồn cùng với sự phát triển của mảnh đất Trà My (Bao gồm Nam Trà
My và Bắc Trà My) và sự lớn mạnh của chi bộ Đảng Trà My.
KẾT LUẬN
Sự ra đời của chi bộ Trà My tại Đồng Trầu vào năm 1949, chính là thành quả tích
lũy của quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Trà My dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Bác Hồ. Sự ra đời đó, được xem như một mốc son đánh dấu cho sự trưởng thành toàn
diện cả về chất và lượng của quá trình kháng chiến của nhân dân Trà My.
Ngay từ khi thành lập, từ trụ sở Đồng Trầu, chi bộ Đảng Trà My đã lãnh đạo quần
chúng nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ việc phát triển lực lượng đảng
viên, đến lãnh đạo nhân dân thực hiện các mục tiêu cách mạng do Đảng cấp trên đề ra.
Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và được chi bộ Đảng cấp trên khen thưởng.

8


Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sa, sang tạo, hợp lý để nhân dân phối hợp với lực lượng vũ
trang giải phong quê hương Trà My.
Đồng Trầu hôm nay, như một minh chứng của một thời hào hùng Đảng bộ và

nhân dân Trà My cùng nhân dân cả nước ra trận diệt thù. Nhận thấy được tầm quan trọng
của di tích, Nam –Bắc Trà My đã chung sức xây dựng bia di tích như sự tri ân những
“người mở đường” cho những thành quả hôm nay của Trà My. Đặc biệt, bia di tích Đảng
bộ Trà My đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.
Đây là quyết định quan trọng để tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống kiên trung của
Chi bộ Đảng đấu tiên tại căn cứ Đồng Trầu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tuyên giáo huyện ủy Bắc Trà My, Ban tuyên giáo huyện ủy Nam Trà My
(2003), Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My (1945 -2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
2. Văn Bình, “Bắc Trà My: Khánh thành Nhà bia di tích Đảng bộ Trà My”,
/>3. Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng: “Đồ biểu tổ chức Đảng (1949, 1950, 1951)”,
Tài liệu khoa học công- nghệ môi trường Quân khu V, bản sao lưu tại Ban tuyên
giáo Thành ủy Đà Nẵng, kí hiệu 22.III.E, tr 21,22,23.
4. Đảng bộ Quảng Nam –Đà Nẵng: “Bản thuyết trình của đồng chí Cao Sơn Pháo”
trong Đại hội Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng năm 1950, kí hiệu 117.E, tr 36.

9


10


Bài 1:
Tiết 1: QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐẢNG BỘ TRÀ MY TRONG 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP - CHỐNG MĨ
( Dùng giảng dạy cho LSĐP khối 11)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:

Hs nắm được:
- Hoàn cảnh, sự thành lập căn cứ lịch sử Đảng bộ Trà My
- Vai trò của căn cứ Lịch sử Đảng bộ huyện trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ
- Di tích Đồng Trầu và ý nghĩa giáo dục của Thế hệ trẻ
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sing kỹ năng phân tích và nhận định các sự kiện các vấn đề Lịch
sử
- Kỹ năng khai thác nguồn sử liệu của Lịch sử huyện
3. Thái độ:
- Giúp các em hiểu hơn tinh thần yêu nước yêu làng của nhân dân trong huyện
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước yêu quê hương, sự tự hào về làng bản, tinh thần đấu
tranh chống kẻ thù của thế hệ đi trước
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án. Tài liệu về huyện Bắc Trà My, slide một số hình ảnh về căn cứ Lịch sử
Đảng bộ Trà My, hình ảnh Đồng Chí Trần Mịch . Đọc tài liệu và chuẩn bị bài
Hs : Tìm hiểu tài liệu về Căn cứ lịch sử Đảng bộ Trà My
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức lớp:
2.Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh:
3. Giới thiệu bài mới: Cho học sinh xem đoạn video về căn cứ Lịch sử Đảng bộ Trà
My sau đó giáo viên đặt câu hỏi( slide 1)? Những hình ảnh trên nói về cái gì? Học sinh
trả lời? Giáo viên tiếp tục hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Căn cứ lịch sử Đảng bộ Trà
My – 1 căn cứ cách mạng có vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh của nhân dân vùng
cao Trà My
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần đạt

11



Hoạt động 1: Cá nhân tập thể
- Giáo viên đặt câu hỏi: Căn cứ Lịch sử
Đảng bộ Trà My nằm ở đâu?
-Hs suy nghĩ trả lời
-Giáo viên bổ sung : Căn cứ Lịch sử Trà
My nằm ở thôn Đồng Trầu Xã Trà Giang
( chiếu hình ảnh bản đồ hành chính Trà My
slide 2)
Hoạt động 2: Cá nhân tập thể
- Giáo viên đặt câu hỏi :Căn cứ Đảng bộ
Trà My được thành lập trong hoàn cảnh
nào?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên nhận xét bổ sung thêm

Hoạt động 3: Cá nhân tập thể :
- Giáo viên ghi bài tập lên bảng. Điền từ
khuyết thiếu vào chỗ trống ?
- Ngày ……………tại Đồng Trầu xã Trà
Giang tuyên bố thành lập……………
Gọi 1 học sinh lên bảng làm đồng thời nhắc
nhở các học sinh còn lại làm vào giấy nháp
GV đi kiểm tra .Khi học sinh trên bảng làm
xong giáo viên chữa đồng thời chuẩn lại
kiến thức và bổ sung thêm ( giới thiệu hình
ảnh đồng chí Trần Mịch slide 3)
Hoạt động 4: Nhóm, cá nhân
Giáo viên sẽ chia 3 hs làm 1 nhóm tìm hiểu:
Vai trò căn cứ Đồng Trầu trong cuộc kháng

chiến chống Pháp( nhóm thảo luận và ghi
vào giấy của mình thời gian 5 phút)
- Giáo viên đi xuống lớp theo dõi quá trình
hs thảo luận nhóm
- Giáo viên thu bài các nhóm kiểm tra đồng
thời chuẩn lại kiến thức cho học sinh
- Giáo viên có thể hỏi thêm: Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện Trà My lần thứ nhất

1.Hoàn cảnh, sự thành lập căn cứ Lịch
sử Đảng bộ Trà My

a.Hoàn cảnh
- Số lượng Đảng viên ở Trà My tăng lên
nhanh chóng
+ Năm 1948, “ Trà My có 18 đảng viên
sang quí II có 35 đảng viên, quí III có 67
đảng viên”
- Cần thiết lúc này phải có chi bộ mới để
tập hợp đồng bào các dân tộc ít người trên
địa bàn thực hiện những mục tiêu cách
mạng
b. Sự thành lập
- Ngày 28.10.1949, tại Đồng Trầu xã Trà
Giang, tuyên bố thành lập Đảng bộ huyện
Trà My

2.Vai trò căn cứ Đồng Trầu trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ
(1949 - 1975)

a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp
- Từ căn cứ Đồng Trầu, chi bộ Đảng cộng
sản Trà My bắt tay lãnh đạo nhân dân
kháng chiến
- Lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công
các mục tiêu cách mạng
- Đảm bảo tốt vai trò căn cứ cách mạng của
mình.
12


có ý nghĩa gì?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên nhận xét

-Giáo viên đặt câu hỏi : Căn cứ Đảng bộ
Trà My phải dời đi nơi mới vào thời gian
nào? ở đâu? Tại sao?
- Hs suy nghĩ trả lời
- Gv nhận xét
Hoạt động 5: Cá nhân tập thể
-Giáo viên đặt câu hỏi: Cho biết vai trò của
căn cứ Đồng Trầu trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ?
- Hs suy nhĩ trả lời
- Gv nhận xát bổ sung

Hoạt động 6: Cá nhân tập thể
- Giáo viên cho hs xem hình ảnh về di tích
căn cứ

Lịch sử Trà My ngày hôm nay( slide 4)
đồng thời giới thiệu về bia tưởng niệm
- Giáo viên đặt câu hỏi: Đồng Trầu có ý
nghĩa như thế nào trong việc giáo dục thế
hệ trẻ hôm nay?
- Hs suy nghĩ trả lời
- Giáo viên nhận xét
(Cho hs xem video slide 5)

- 3.1951, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện
Trà My lần thứ I họp tại thôn 4 (Đồng
Trầu), xã Tiên Trà ( nay thuộc xã Trà
Giang). 30 đại biểu đại diện cho toàn thể
đảng viên trong Đảng bộ
+ Vạch ra những định hướng quan trọng
cho công tác chỉ đạo của Chi bộ Trà My
trong giai đoạn mới.
=> Thắng lợi mang tính khởi đầu cho
những thành công trong giai đoạn tiếp theo
-1954, Trà My được giải phóng
- Ngày 25.8.1954, quân địch lên tiếp quản
Tiên Phước và lần mò lên Trà My =>Căn
cứ Đảng bộTrà My phải dời cơ quan về xã


b. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Tuy không còn là căn cứ trụ sở của Đảng
bộ Trà My nhưng Đồng Trầu tiếp tục cùng
với xã Tiên Trà tiếp tục chiến đấu đánh bại
các âm mưu của Mỹ và đồng minh.


3. Ý nghĩa của Đồng Trầu trong việc
giáo dục thế hệ trẻ hôm nay
- Nhắc nhở các Đảng viên và các thế hệ
nhân dân tự kiểm điểm mình, học tập phấn
đấu, ra sức xây dựng quê hương.
- Nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau tiếp
tục lưu giữ và bảo tồn giá trị lịch sử và
những giá trị văn hóa của di tích.

4. Củng cố:
Học sinh trả lời 1 số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1:Căn cứ Đảng bộ Trà My được thành lập vào ngày tháng năm nào?
a.Ngày 27/10/1949
13


b. Ngày 28/10/1949
c.Ngày 29/10/1949
d. Ngày 30/10/1949
Câu 2: Căn cứ Đồng Trầu có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến chống
Pháp?
a. Từ căn cứ Đồng Trầu, chi bộ Đảng cộng sản Trà My bắt tay lãnh đạo nhân dân kháng
chiến
b. Lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công các mục tiêu cách mạng
c. Đảm bảo tốt vai trò căn cứ cách mạng của mình.
d. Tất cả các ý trên
Câu 3: Đại hội đại biểu Đảng bộ Trà my lần thứ I diễn ra vào thời gian nào?
a. Tháng 2/1951
b. Tháng 3/1951

c. Tháng 4/1951
d. Tháng 3/1952
Câu 4: Căn cứ Đảng bộ Trà My phải dời từ Đồng Trầu sang Trà Tak Nú vào thời
gian nào?
a.Ngày 25/8/1954
b. Ngày 26 /8/1954
c. Ngày 25/9/1954
d. ngày 26/9/1954
5 Bài tập: Em hãy viết cảm nhận của mình về căn cứ Lịch sử Đồng Trầu xã Trà Giang
6.Rút kinh nghiệm bài dạy…………………………………………………………

14


BÀI 2
KHU ỦY KHU V "NƯỚC OA" TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ.
(Xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam)
Lời nói đầu.
Khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ (Nước Oa) nằm trong hệ thống di
tích lịch sử của tỉnh Quảng Nam và cả miền Trung nước ta. Đây là một trong ba di tích
lịch sử cách mạng quan trọng của cả nước, sánh ngang với di tích An Toàn Khu ( Định
Hóa, Thái Nguyên) và Di tích lịch sử Trung ương cục miền Nam (Tân Biên, Tây Ninh)
Quảng Nam là vùng đất có truyền thống yêu nước, trung dũng, kiên cường trong
đấu tranh cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Quảng Nam là một
trong những cái nôi của phong trào đấu tranh giành độc lập và là vùng chiến trường vô
cùng ác liệt. Cùng với các khu di tích Phước Trà (Hiệp Đức), địa đạo Kì Anh (Tam Kì),
Giếng Nhà Nhì (Điện Bàn) và các cứ điểm Tam Nghĩa ( Núi Thành), Cấm Dơi (Quế
Sơn), Thượng Đức (Đại Lộc), khu di tích lịch sử Nước Oa được xem là một trong những
chứng tích ghi dấu một thời oanh liệt và hào hùng trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc

của quân và dân đất Quảng
I/ Hoàn cảnh ra đời
Năm 1954, sau khi chế độ bù nhìn tay sai ở miền Nam Việt Nam được quan thầy
Mĩ dựng nên ở miền Nam nước ta, Ngô Đình Diệm liền đưa ra nhiều chính sách phản
động nhằm đàn áp phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân, điển hình nhất là luật
10/59. Bọn chúng bê máy chém đi khắp miền Trung Trung Bộ và miền Nam với chính
sách “Tố cộng, diệt cộng” cực kì dã man dựa trên phương châm: “Thà giết nhầm còn hơn
bỏ sót”. Hành động phát xít đó đã gây bao tội ác khắp từ thành thị đến nông thôn, từ đồng
bằng đến miền núi, đâu đâu cũng thấy cảnh bắt bớ, tra tấn , tù đày và chém giết những
người dân vô tội.
Riêng tại các vùng của tỉnh Quảng Nam , ngoài việc bắt bớ, tra tấn, giam cầm và
chém giết đồng bào ở các vùng thành thị, nông thôn, địch còn thực thi chiến dịch
15


“Thượng du vận” tại các vùng miền núi, nhằm tìm và tiêu diệt các cơ sở cách mạng, đồng
thời đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc khác nơi đây.
Để kịp thời ngăn chặn âm mưu đen tối của địch, bên cạnh đó giữ vững địa bàn
hoạt động cho toàn miền Nam Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Đảng đã tiến hành
hội nghị và đề ra nghị quyết 15, xác định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng
Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân... Con đường đó
là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực
lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính
quyền của nhân dân.”
Tại khu V để nhanh chóng triển khai nghị quyết 15 của Trung ương Đảng một
cách có hiệu quả, trước tiên phải tiến hành xây dựng căn cứ địa ở miền núi để kịp thời chỉ
đạo phong trào đấu tranh cách mạng trong toàn khu.
Tháng 12 năm 1959, Khu ủy và ban quân sự Liên khu V tiến hành lập khu căn cứ tại
Nước Là (Tak – Pok, Nam Trà My ngày nay). Đây chính là địa điểm đầu tiên của căn cứ
cách mạng Trung Trung Bộ, mật danh là chiến khu Đổ Xá.

II/ Từ căn cứ Nước Là đến căn cứ Nước Oa - Quá trình phát triển.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, huyện ủy Trà My cũng như
hầu hết các huyện miền núi của Quảng Nam bị đứt liên lạc với tỉnh ủy, cho đến cuối năm
1954 mới móc nối lại được liên lạc, Đảng bộ Trà My đã lãnh đạo đồng bào trong huyện
tham gia các cuộc đấu tranh chống lại âm mưa thôn tính của chính quyền Ngô Đình
Diệm.
Tháng 1 năm 1959, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XV họp tại
Hà Nội ra nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong tình
hình mới.
Để thực hiện nghị quyết XV, Liên khu ủy và Ban Quân sự khu V tìm địa điểm
thích hợp để trú đóng, chỉ đạo phong trào. Cuối năm 1959, bộ phận tiền trạm của khu từ
Hiên (Đông Giang và Tây Giang) vào Trà My khảo sát và xây dựng kho tàng, cơ quan,
giữa năm 1960 toàn bộ cơ quan Liên khu ủy và Ban Quân sự khu V chuyển vào đóng tại
Nước Là (Tak – Pok, Nam Trà My).
Tháng 8 năm 1962, vì sự bất cẩn của bộ phận hậu cần để lửa khói lan ra, địch phát
hiện cho máy bay ném bom, đồng thời cho biệt kích lần theo, cơ quan Khu phải chuyển
xuống Dốc Voi, gần nóc Ông Một (Xã Tong), cách Nước Là khoảng hai ngày đường.

16


Tháng 4 năm 1963, địch cho biệt kích tràn vào mật khu Đổ Xá và cho máy bay
ném bom xuống Nà Niêu, Nước Là, Nhưng cơ quan khu đã biết trước và dời đi nơi khác.
Cuối năm 1964, cơ quan khu chuyển xuống đồng bằng đóng ở thôn 4 xã Kì Sơn
(Tam Sơn, Núi Thành). Tháng 5 năm 1965, địch phát hiện cho máy bay ném bom trúng
vào văn phòng khu, nhưng không thiệt hại về người. Tháng 8 năm 1965, B52 địch ném
bom xuống cụm điện đài của khu làm 10 đồng chí hy sinh, 03 đồng chí bị thương. Lúc
này, văn phòng khu phải di chuyển lên Nước Trắng để họp chuẩn bị cho Hội nghị Khu.
Đồng thời, các cơ quan ban ngành của khu cũng chuyển về lại miền núi ở A4, dưới dốc
ông Đồi, còn cụm điện đài về đóng ở Nước Vin.

Năm 1966, cơ quan khu dời lên A5 ở Nước Leng, sông Tranh.
Năm 1967, cơ quan dời đến A7, vùng B Đại Lộc. Địch phát hiện cho máy bay ném
bom bộ phận điện đài, cơ quan Khu phải chuyển xuống sông Tranh A9 Khu Tây Bắc Đại
Lộc.
Năm 1969, cơ quan Khu chuyển lên A10 ở làng Rô, sau đó dời về A11 ở thôn 4 xã
Trà Bui, Nước Leng. Tiếp đó dời về A12 Hố Vũ, thôn 4 xã Íp giáp Kon Tum. Một thời
gian sau,cơ quan Khu dời xuống Nước Oa, Trà My (xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My). Tại
đây, với địa hình thuận lợi, lại nữa tình hình chiến sự ở toàn Khu có nhiều thuận lợi cho
cách mạng, nhất là sau khi Mĩ thất bại trong chiến lược ném bom miền Bắc, địch buộc
phải ngồi lại bàn đàm phán để giải quyết chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, căn cứ địa
Nước Oa đáng kể vào việc phát triển phong trào cách mạng ở Trà My, vùng miền núi
Quảng Nam nói chung.
III/ Giá trị lịch sử - Đóng góp của căn cứ địa Nước Oa trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước.
Khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ - Nước Oa có ý nghĩa lịch sử đặc
biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của dân tộc ta. Chính tại khu di
tích này, Khu ủy và bộ tư lệnh Quân khu V đã cùng nhau vạch ra đường lối chiến lược cụ
thể để chỉ đạo quân dân Khu V đánh Mĩ. Nơi đây đã từng diễn ra các hội nghị đại hội
quan trọng, là địa điểm tập huấn cho các cán bộ Trung đoàn, sư đoàn, cán bộ các tỉnh
trong đoàn khu V về học tập nghị quyết của Đảng, góp phần cùng miền Nam Việt Nam
giành thắng lợi trong việc kí Hiệp định Pari năm 1973.
Sau khi căn cứ cách mạng Trung Trung Bộ dời về Nước Oa, Khu Ủy và bộ tư lệch
Quân khu V đã Họp bàn triển khai các hoạt động trên toàn khu: Chống lai sự lấn chiếm
của địch, nhất là đầu năm 1973 ngăn chặn địch giành dân chiếm đất. Cũng tại Nước Oa,
Khu ủy và bộ tư lệnh Quân khu V sau khi về trú đóng đã chỉ đạo và chi viện cho Đảng bộ
17


và nhân dân Trà My đánh chiếm đồn Trà Đốc, trận đánh Mĩ cuối cùng giải phóng hoàn
toàn Trà My vào ngày 27 tháng 3 năm 1971.

Căn cứ cách mạng Trung Trung Bộ đóng tại Nước Oa trong một thời gian tương
đối dài và khá ổn định. Tại nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại trong toàn
Khu như đại hội Khu ủy lần thứ III, chỉ đạo các hoạt động quân sự 1971 – 1972, các trận
đánh lịch sử trên khắp chiến trường khu V đã góp phần vào việc cùng cả nước buộc Mĩ
phải chiu thất bại nặng nề trong chiến lược Quân sự của mình, cùng với thất bại trong
chiến dịch ném bom đánh phá miền Bắc thất bại 1972, buộc đế quốc Mĩ phải ngồi vào
bàn hội nghị và chịu rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Với những giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn trên, Khu căn cứ địa Nước Oa còn được
bảo tồn và gìn giữ, để nó mãi mãi là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện thực, là minh
chứng hùng hồn của một thời oanh liệt mà quân dân Trà My đã đi qua, góp phần vào
những mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam.

18


Bài 2
Tiết 2: KHU ỦY - KHU V “ NƯỚC OA”
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ
( BÀI GIẢNG NÀY CÓ THỂ VỪA CHO HS ĐI THAM QUAN VỪA NÓI CHUYỆN)
( Dùng dùng dạy LSĐP khối 12)
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: giúp học sinh nắm được sơ lược về căn cứ khu ủy - khu V Nước
Oa và ý nghĩa to lớn khu ủy trong công cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của quân và
dân Quảng Nam nói chung và nhân dân huyện Trà My nói riêng.
2. Tư tưởng: Tự hào về truyền thống cách mạng ở địa phương, các em sẽ ra sức
học tập để xây dựng đất nước, nối tiếp truyền thống này.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, phân tích, đánh giá, tư duy logic.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Huyện Trà My

- Tư liệu - hình ảnh về khu ủy- khu V Nước Oa.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp, điểm danh 1’
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 2’
Trà My là một trong sáu huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam.Nơi đây không chỉ nổi
tiếng là xứ sở của “ cao sơn ngọc quế” mà còn là một trong những cái nôi của phong
trào cách mạng của đất Quảng. Hôm nay, trên cơ sở những hiểu biết ban đầu qua buổi
tham quan khu di tích lịch sử Nước Oa, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về sự ra đời, quá
trình phát triển và đóng góp của khu di tích này đối với phong trào cách mạng ở quê
hương Trà My nói riêng, tỉnh nhà nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
b. Bài mới:
Thời
gian

Hoạt động thầy và trò
1/ Khái quát chung:
- Hoạt động 1 : Tìm hiểu những nét

Kiến thức cơ bản
1/ Khái quát chung:

19


8’

3’

chung về khu ủy- khu V:

GV có thể mở đầu bài dạy bằng cách cho học
sinh hát một bài hát nào đó về quê hương Trà My
và học sinh có thể giới thiệu vài nét về huyện
Bắc Trà My .
GV giới thiệu những di tích lịch sử nổi tiếng
tại huyện Bắc Trà My, trong đó nổi tiếng là Khu
di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ ( Nước
Oa)
- Gv hỏi học sinh: Em xác định vị trí của khu ủy
- khu V Nước Oa trên Bản đồ địa giới hành
chính , hiện nay thuộc xã nào tại huyện Bắc Trà
My?
- Hs trả lời: Gv nhận xét
- Gv cung cấp hình ảnh trên bản đồ và thuyết
trình cho các em .
+ Di tích Nước Oa nằm ở xã Trà Tân huyên
Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, đây là khu căn cứ
của cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V
trong kháng chiến chống Mỹ ( 1960-1973), mà
nhân dân thường quen gọi căn cứ Nước Oa hay
Vườn Cam.
+Khu di tích gồm có: Cơ quan Khu uỷ và
BTL Quân khu, doanh trại, nhà ở làm việc của
các đồng chí lãnh đạo như: đồng chí Võ Chí
Công, Chu Huy Mân, Võ Thứ...
+ Khu di tích Nước Oa được công nhận Di
tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia ngày 04 tháng 8
năm 1992, theo Quyết định số 983/VH-QG của
Bộ Văn hóa – Thông tin
2.Quá trình hình thành:

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về quá trình hình
thành
Gv tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Chia
cả lớp làm 4 nhóm :
+ Nhóm 1: Hoàn cảnh ra đời của khu ủy- khu V
“ Nước Oa”
+ Nhóm 2: Tìm hiểu khái niệm căn cứ địa cách
mạng.
+ Nhóm 3: Vì sao Nước Oa được chọn làm căn
cứ địa ?
+ Nhóm 4: Sơ lược tiến trình phát triển từ Nước
Là đến Nước Oa .

+ Di tích Nước Oa nằm ở xã Trà
Tân huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam, đây là khu căn cứ của
cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh
Quân khu V trong kháng chiến
chống Mỹ ( 1960-1973)
+ Khu di tích Nước Oa được
công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa
Quốc gia ngày 04 tháng 8 năm
1992

2. Quá trình hình thành:

20


5’


5’

5’

- Hs hoạt động và ghi vào bảng phụ.
- GV nhận xét và chốt ý. Nhận xét hoạt động
từng nhóm.
+Gv nêu rõ cho học sinh tinh thần nghị
quyết 15: “ Con đường phát triển cơ bản của của
cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa
giành chính quyền về tay nhân dân...Con đường
đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực
lượng quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng
vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc
và phong kiến dựng nên chính quyền của nhân
dân”.

a.Hoàn cảnh ra đời:
+Chính quyền Ngô Đình
Diệm thi hành chính sách “tố
cộng”, “diệt cộng” , tiêu biểu nhất
là ra luật 10/59.
+ Quán triệt tinh thần nghị
quyết 15 của TƯ Đảng, đồng thời
nhằm ngăn chặn âm mưu đen tối
của địch. Khu ủy và Tỉnh uỷ
Quảng Nam đề ra nhiệm vụ: đẩy
mạnh công tác xây dựng miền núi
thành căn cứ địa cách mạng...

b. Căn cứ địa cách mạng:
+ Khu vực lãnh thổ có đầy đủ các
yếu tố “ địa lợi, nhân hòa” .
+ Có cơ sở vững chắc về
chính trị và quân sự, được dùng
làm nơi xây dựng lực lượng cách
mạng .
+ là nơi cung cấp về sức mạnh
vật chất, quân sự, nguồn cỗ vũ về
tinh thần, chính trị trong cách
mạng và kháng chiến.
c.Nước Oa được chọn làm căn cứ
địa vì :

+ Đây là một vùng rừng núi hiểm
- GV có thể giảng giải thêm :
trở, phía trước có con sông Trường
và sông Nước Oa tạo nên triền đất
+ Khu căn cứ Nước Oa nằm cách thị trấn Trà My bồi liên kết các thung lũng
khoảng 8km đường chim bay, có địa hình sông
+ Thuận lợi cho việc tiến thoái, ẩn
suối, núi cao, rừng sâu hiểm trở, thuận lợi cho
trú, cất giấu vũ khí, xuất quân; ém
việc đóng quân, di chuyển vào Nam ra Bắc, tiếp
quân và di chuyển, khai thác nguồn
cận với đồng bằng, nhưng điều quan trọng hơn cả lương thực, thực phẩm, thuốc men
là căn cứ được bà con các dân tộc anh em Trà My tại chỗ để tồn tại lúc ngặt nghèo.
đùm bọc, chở che một cách thủy chung, dũng
d. Sơ lược tiến trình phát triển từ
cảm đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến Nước Là đến Nước Oa:

ác liệt nhất.
+ 12/ 1959 , Khu ủy và Ban quân
sự Liên khu V tiến hành lập khu
căn cứ tại Nước Là ( Tak- por,
-Gv có thể giới thiệu thêm về tiến trình phát
Nam Trà My)
21


5’

8’

triển :
+ Giai đoạn 1960-1964: Khu căn cứ ở Nước Là.
+ Giai đoạn 1964- 1973: Khu căn cứ đóng tại
Nước oa.

+ Trải qua nhiều lần thay đổi căn
cứ, đến năm 1964 căn cứ được
chuyển về Nước Oa( Xã Trà Tân,
Bắc Trà My)
3. Đóng góp của khu ủy- khu V
Nước Oa trong kháng chiến
3.Đóng góp của khu ủy- khu V Nước Oa trong chống Mỹ:
kháng chiến chống Mỹ:
+ Khu ủy đã chỉ đạo chi viện cho
Hoạt động 3 :
Đảng bộ và nhân dân Trà My đánh
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nêu được chiếm đồn Trà Đốc , giải phóng

những đóng góp của khu ủy- khu V Nước Oa : Trà My ( 27/3/1971)
Hs trả lời, nêu ý kiến của mình
+ Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu
Gv chốt ý và giảng giải cho các em:
V đã cùng nhau vạch ra đường lối
-Khu ủy đã đóng góp rất lớn cho phát triển chiến lược cụ thể để chỉ đạo Quân
phong trào cách mạng ở Trà My, vùng núi Quảng dân khu V đánh Mỹ, nơi đây đã
Nam nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
từng diễn ra các Hội nghị, Đại hội
-Đối với địa phương Trà My, Khu ủy đã chỉ quan trong.
đạo chi viện cho Đảng bộ và nhân dân Trà My
+ Là nơi triển khai nghị quyết 15
đánh chiếm đồn Trà Đốc , giải phóng Trà My
của Đảng, góp phần thắng lợi cách
( 27/3/1971)
mạng miền Nam chống Mỹ
-Căn cứ đã góp phần trong kháng chiến
chống Mỹ: nơi cư trú, cất giấu vũ khí, xuất quân,
ém quân
-Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu V đã cùng
nhau vạch ra đường lối chiến lược cụ thể để chỉ
đạo Quân dân khu V đánh Mỹ, nơi đây đã từng
diễn ra các Hội nghị, Đại hội quan trong, là địa
điểm tập huấn cho cho các cán bộ trung đoàn, sư
đoàn, cán bộ các tỉnh trong toàn Khu về học tập
nghị quyết của Đảng ...góp phần cùng cách mạng
miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong việc
ký Hiệp định Paris năm 1973 .

4.Củng cố và dặn dò:3’

- HS có thể tìm thêm một số tư liệu về khu ủy- khu V Nước Oa
- HS tìm hiểu nhân dân Trà My đã che chở và bảo vệ, ủng hộ khu ủy như thế nào
trong kháng chiến chống Mỹ.

22


NHÀ TRƯNG BÀY DI TÍCH KHU ỦY- KHU V NƯỚC OA.

23


NHÀ LÀM VIỆC CỦA BAN LÃNH ĐẠO KHU ỦY

Bài 3
CHIẾN THẮNG ĐỒN XÃ ĐỐC- GIẢI PHÓNG TRÀ MY
(27.3.1971)
LỜI NÓI ĐẦU
Dạy học lịch sử địa phương nhằm góp phần vào việc bồi dưỡng tình cảm, ý thức
trách nhiệm đối với quê hương, làm cho “ giáo dục phổ thông gắn liền với lịch sử, thiên
nhiên, xã hội, con người ở địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường
thắm đậm hơn cuộc đời thực, học sinh ngay từ lúc đầu đi học đã sống thực với xã hội
xung quanh ”.
NỘI DUNG
1. Khái quát quá trình phát triển của cách mạng Trà My (1965 - 1971)
Nhằm cứu vãn sự sụp đổ của ngụy quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ đã đưa quân trực
tiếp vào miền Nam, chuyển từ “ Chiến tranh đặc biệt” sang “ Chiến tranh cục bộ” chống
lại nhân dân miền Nam, đồng thời tăng cường đánh phá bằng không quân đối với miền
Bắc. Ngày 8.3.1965, quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng; ngày 7.5.1965, đổ bộ lên Kỳ Hà – Chu
24



Lai, xây dựng Chu Lai thành một trong những căn cứ không quân lớn nhất miền Nam.
Quân Mỹ tiến hành chiến lược quân sự “Tìm diệt” và “ Bình định”, với âm mưu giành lại
thế chủ động trên chiến trường chậm nhất đến cuối năm 1967 có thể ổn định cơ bản tình
hình miền Nam Việt Nam.
Đối với Trà My, khi quân Mỹ vào thì mức độ bắn phá bằng pháo và máy bay của
địch tăng lên. Địch tăng cường gián điệp, biệt kích, rải truyền đơn, kêu gọi chiêu hồi,
chiêu hàng. Đáng kể là chúng dùng máy bay ném bom trên các đồi cao, dọc hành lang
của ta. Thâm độc hơn, địch còn dùng bom napan thả xuống xã Ngheo làm 13 em học sinh
bị bỏng da.
Đứng trước tình hình quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam, thực hiện các
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11,12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban thường vụ
Khu ủy V chỉ đạo mở đợt sinh hoạt chính trị trong toàn khu nhằm phát động tinh thần yêu
nước, chí căm thù địch, quyết đánh và quyết thắng quân viễn chinh Mỹ. Chiến thắng Núi
Thành, Vạn Tường…càng củng cố tinh thần quyết đánh Mỹ và thắng Mỹ của cán bộ,
nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Nam Trà My và huyện Bắc Trà My.
Tháng 7.1965, Huyện ủy Nam Trà My và Huyện ủy Bắc Trà My tổ chức đợt sinh
hoạt chính trị tư tưởng. Đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức học tập tài liệu Đường lối
chính trị của Đảng trong cuộc chiến tranh yêu nước ở miền Nam; Tình hình và nhiệm vụ
mới. Qua học tập, cán bộ, đảng viên đều thấy được âm mưu của địch, khả năng của ta và
xác định ta sẽ giành được thắng lợi cuối cùng. Trong học tập, cũng liên hệ tình hình địa
phương, giải quyết tư tưởng hữu khuynh, ngại khó, ngại khổ. Ngoài nhân dân, tổ chức
học thư Đảng. Số người tham gia học tập đạt cao nhất so với các đợt học tập trước đây.
Qua học tập, mọi người thấy được công lao to lớn của Đảng đối với đất nước, với các dân
tộc, đồng thời nguyện đoàn kết chung quanh Đảng, nhớ các điều Đảng dạy là phải học,
phải nhớ, phải làm, quyết tâm đi theo Đảng bằng các hành động cụ thể… Đây là đợt sinh
hoạt tư tưởng có ý nghĩa chính trị sâu sắc và có giá trị lớn nhất từ trước đến nay đối với
Đảng bộ và nhân dân địa phương. Quần chúng rất phấn khởi. Mỗi người đều xác định
quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Phong trào tình nguyện lên đường tòng quân giết giặc

được thanh niên hưởng ứng sôi nổi.
-Về công tác xây dựng Đảng: ngày 20.11.1966, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành
chỉ thị Ra sức đẩy mạnh cuộc vận động gây dựng chi bộ, tổ Đảng và đảng viên “4 tốt”,
phát huy hơn nửa vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ xã, quyết tâm đánh bại đế quốc
Mỹ trong cuộc “chiến tranh cục bộ” của chúng ở Miền Nam nước ta. Chỉ thị đã nêu ra
yêu cầu và tiêu chuẩn của từng đối tượng để trở thành “4 tốt”. Nhiệm vụ trung tâm của
chi bộ là lãnh đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng, chăm lo đời sống quần chúng, vận

25


×